TÌNH YÊU HUYỀN NHIỆM
Lá Thư Mục Vụ Tháng 6 – 2021
Lm Gilbert Nguyễn Kim Sang Csf
C |
ó
một câu chuyện kể rằng: Vào năm 1597 lệnh cấm đạo Công giáo trên đất Nhật xảy
ra gắt gao. Chỉ trong một tuần lễ, mọi cơ sở công giáo đều bị triệt hạ, giáo sĩ
bị bắt gần hết, giáo dân bị phân tán và khủng bố. Tại vùng Odawara, Kamakura,
người ta bắt được hai linh mục trẻ tuổi là Simauchi và Uzawa cùng nhiều ảnh tượng
và giải về Tokyo. Quan đại thần Tsukamoto lấy từ trong đống ảnh đạo một bức ảnh
Thánh tâm Chúa Giê-su. Ông nói : "Người gì đâu lại để trái tim ra ngoài
!" Tsukamoto là một nhà nho uyên bác có óc thực tế và thích tìm hiểu. Ông
cầm bức ảnh Thánh tâm Chúa coi qua rồi vứt vào trong sọt rác. Nhưng đến tối khi
đi ngủ, ông nhớ lại và nghĩ bức ảnh kỳ lạ kia hẳn phải có một ý nghĩa nào đó.
Ông ra nhặt lại bức ảnh trên để trên bàn và suy nghĩ. Trời đã về khuya mà ông vẫn
ngồi bất động một mình với bức ảnh trước mặt. Mãi đến gần một giờ sáng, vị đại
thần mới thở ra nhẹ nhàng khoan khoái, tay cầm bút lông ghi dưới bức ảnh mấy chữ
sau: “đối ngoại hữu kỳ tâm – đối nội vô tâm giả” – “Người có trái tim ở bên ngoài,
bên trong lại không có tim”.
Từ
đó Tsukamoto đặt bức ảnh Thánh tâm Chúa trên bàn làm việc cách kín cẩn. Một hôm
có ông bạn tên Osaki đến chơi, thấy bức ảnh liền hỏi : "Này anh bạn. Anh lại
thích ảnh tượng của bọn tả đạo rồi sao ?". Tsukamoto trả lời : "Đứng
về mặt chính trị của triều đình thì tôi không dám phản kháng. Nhưng về mặt văn
hóa và nhân đạo thì tôi lại thấy rất thích bức ảnh này. Phải chăng bức ảnh này
đã nói lên chương trình, hành động cùng lối xử thế của Kitô giáo. Tôi xin tạm
giải thích như sau : Đối với tha nhân bên ngoài thì “Hữu Tâm”, còn với bản thân
mình thì “Vô Tâm”. Cho nên người theo đạo mới vẽ trái tim ra ngoài cơ thể…
Nghĩa là phải đem hết tình yêu nơi trái tim mà phục vụ xã hội và giúp ích cho đời;
còn về phần mình thì chấp nhận hy sinh, không lo riêng cho bản thân, diệt trừ
cái ngã vị kỷ. Đem hết tình thương ra giúp đời giúp người. Trong bức ảnh này
tôi nhận thấy đầy đủ hơn cả cái học Từ Bi của Đức Phật, khoan dung hơn cái Nhân
Thứ của Khổng Tử, cao siêu hơn cái Vô Ngã của Lão Tử, mạnh mẽ hơn cái Dũng thuật
của Thần Đạo Nhật bản chúng ta. Một tôn giáo dạy phải phụng sự nhân loại, yêu
thương mọi người, không quan tâm đến tư lợi, thì quả là sự ngay chính của cả
Thiên hạ vậy." Osaki cảm phục sự diễn đạt tinh thông của ông bạn. Ông không
ngờ Đạo Công giáo lại hàm chứa một triết lý nhân sinh cao siêu đến như vậy. Từ
đó hai ông đã trở nên những người bạn chí thân và đã âm thầm đón nhận phép Rửa
tội, và vận động triều đình thả hai linh mục ra.
Quả
thật, mỗi khi chúng ta mừng lễ kính Thánh Tâm Chúa Giêsu. Chúng ta cùng chiêm
ngắm trái tim bị đâm thâu của Chúa Giêsu. Đó là trái tim của Thiên Chúa. Một
trái tim chất chứa tình yêu thương dành cho con người. Nhìn lại lịch sử của việc
tôn sùng Thánh Tâm Chúa Giê-su chúng ta thấy rằng. Ngay từ đầu, Giáo Hội luôn
tôn sùng Thánh Tâm Chúa Giê-su, biểu hiện tình yêu vô biên của Ngài. Vào năm
1779, ĐTC Pi-ô VI đã cho phép cử hành Đại Lễ kính Thánh Tâm Chúa Giêsu tại
Tây-Ban-Nha và tại Bồ-Đào-Nha. Vào năm 1765, ĐTC Clê-men-tê XIII đã chấp thuận
cho các Đức Giám Mục Ba-lan và cho các Đại Sư Huynh Thánh Tâm Chúa Giê-su tại
Rô-ma được cử hành một Đại Lễ để tôn kính Thánh Tâm Chúa Giê-su.
Trước
đó nữa, vào năm 1697, Đức I-nô-xen-tê XI đã cho phép cử hành một Đại Lễ để tôn
kính 5 Vết Thương Của Chúa cũng như để tôn kính Thánh Tâm Chúa Giê-su vào ngày
thứ Sáu đầu tiên sau tuần Bát Nhật kính Mình và Máu Thánh Chúa, tại Tu Viện Đức
Mẹ Thăm Viếng ở Paray le Monial (Pháp quốc). Vào năm 1819, Đức Pi-ô VII đã cho
phép cử hành Đại Lễ này ở Đất Thánh. Trước đó, tức năm 1804, cũng chính Ngài
cho phép cử hành Đại Lễ này tại Châu Mỹ. Nhưng phải chờ đến ngày 23.08.1856, với
một Tông Sắc, ĐTC Pi-ô IX mới ấn định Đại lễ kính Thánh Tâm Chúa Giê-su sẽ được
cử hành trong toàn Giáo hội.
Để
truyền bá việc tôn thờ Thánh Tâm Chúa, Chúa đã dùng một nữ tu khiêm hạ ẩn kín
trong Tu viện Đức Mẹ Thăm Viếng ở Paray-le Monial. Đó là nữ tu Magarita Maria
Alacoque (1647-1690). Trong sách truyện, Thánh nữ kể về gốc tích tôn thờ Thánh
Tâm Chúa như sau : "Năm 1678, một hôm, lúc tôi đang chầu Mình Thánh Chúa
trong tuần Tĩnh tâm với các chị em Dòng. Chúa Giêsu hiện ra cho tôi thấy Trái
Tim Chúa bừng cháy ngọn lửa tình yêu nhân loại, rồi Người phán: "Cha muốn
tỏ ra cho loài người biết Cha yêu thương chúng chừng nào. Trái Tim Cha là nguồn
mạch mọi ơn cứu rỗi chúng đời đời. Cha muốn chọn con để quảng bá lòng Tôn thờ
Trái Tim Cha cho loài người. Con hèn yếu, nhưng Cha muốn chọn con để mọi người
biết rằng việc này là của Cha chứ không phải của con. Con chỉ là dụng cụ hèn mọn
Cha dùng". Nghe những lời ấy, tôi rùng mình kinh khiếp, liền sấp mình kêu
van Chúa chọn người tài giỏi xứng đáng hơn, tôi vừa kém đức lại là phận đàn bà
yếu hèn sao làm nổi việc ấy. Nhưng Chúa Giêsu không nghe, Người phán rằng:
"Cha chọn con, chỉ vì con thấy mình yếu đuối hèn hạ. Tự sức riêng con, con
không làm gì được. Nhưng con hãy vững lòng, chớ sợ, Cha sẽ giúp sức cho con.
Cha sẽ ban ơn dư dật cho con. Con không biết Cha hay dùng sức yếu mà phá đổ cường
quyền ư? Cha thường dùng người yếu hèn để làm những công việc cao cả, vì người
khiêm hèn chỉ cốt làm vinh danh Cha". Tôi thưa lại : "Vậy lạy Chúa,
xin ban cho con những ơn cần để con có thể làm việc Chúa truyền dạy". Chúa
phán : "Chỉ có một sự rất cần là con phải khiêm nhượng và tin thật, nếu
không có Cha giúp, con chẳng làm gì được. Con hãy tin tưởng mạnh mẽ, Cha sẽ
giúp con thành công trong việc Cha truyền". Rồi Người mở trái tim cho tôi
xem, tôi thấy lửa ở trái tim bốc ra lan tràn. Lúc ấy lòng tôi nóng ran như lửa,
chịu chẳng được tôi phải kêu lên : “Lạy Chúa, xin cứu con, con yếu hèn
quá". Chúa ngọt ngào an ủi tôi: “Con đừng sợ, Cha sẽ thêm sức cho con, con
chỉ nên ghi lòng những mệnh lệnh của Cha. Đây là ơn trọng sau hết Cha ban cho
các tội nhân. Ai từ chối sẽ phải hư mất đời đời, vì Cha chẳng còn ban ơn nào
hơn được nữa". (https://tgpsaigon.net)
Ngoài thánh nữ
Magarita Maria Alacoque, còn ba sứ giả nổi bật của Thánh Tâm là nữ tu Bêninha
Consolata (1885-1916) người Ý thuộc Dòng Thăm Viếng, nữ tu Josefa Menendez
(1889-1923) người Pháp thuộc Dòng Thánh Tâm và Thánh nữ Maria Faustina Kowalska
(1905-1938) người Ba lan thuộc Dòng Nữ Tu Ðức Mẹ Thương Xót. Trong số các sứ giả
trên, chắc hẳn, thánh nữ Faustina là người
được biết đến nhiều nhất, nhất là từ khi Thánh GH Gioan-Phaolô II ấn định Chúa
nhật sau lễ Phục Sinh là Chúa Nhật Kính Lòng Thương Xót Chúa, như lời Chúa
Giêsu đã nhắn nhủ với thánh nữ : “Cha muốn Chúa Nhật thứ nhất sau Phục Sinh sẽ
là Lễ Kính Lòng Thương Xót. Hãy yêu cầu
vị tôi trung của cha [Cha Sopocko] là vào ngày lễ kính này, ngài ấy hãy nói cho
cả thiên hạ biết về lòng thương xót cao cả của Cha; để bất cứ ai đến tiếp cận
nguồn sống vào hôm ấy sẽ được tha hết mọi tội vạ và cả mọi hình phạt. Nhân loại sẽ chẳng được bình yên cho tới khi
nào chịu quay về tín thác vào lòng thương xót của Cha. ... Trái Tim Cha nhảy mừng theo danh hiệu Từ Bi
này. Tuyên xưng lòng thương xót chính là
đặc tính cao trọng nhất của Thiên Chúa.
Mọi công việc tay Người tạo nên đều đội bằng triều thiên thương
xót." (NK 300)
Nếu
Chúa Giêsu dùng những sứ giả để kêu gọi và phổ biến lòng tôn sùng Thánh Tâm của
Ngài, có lẽ vì con người chưa tin tưởng đủ vào tình yêu của Ngài để đáp đền cho
cân xứng. “Chính Cha là tình yêu và là Đấng từ bi-thương xót. ... Đừng để linh
hồn nào sợ đến gần Cha, cho dù tội lỗi của nó có đỏ thẫm đi nữa. ... Vì tình Thương Xót của Cha cao trọng hơn tội
lỗi của các con, và của cả thế gian. ... Cha đã để lưỡi đòng đâm thâu Trái Tim
Cực Trọng của Cha, cũng chỉ vì muốn mở toang nguồn mạch thương xót cho các
con. Các con hãy chạy đến tín thác cùng
hứng lấy nguồn phúc sủng này. ... Các ơn phúc của lòng thương xót Cha chỉ được
kín múc bằng một cái thùng, và cái thùng đó là sự tín thác. Càng có nhiều linh hồn tín thác, thì càng được
hưởng nhiều ơn phúc hơn.” (Nhật ký thánh Faustina số 1074, 699, 1485, 1578).
Tháng
6, tháng kính Thánh Tâm Chúa. Đây là dịp để chúng ta chiêm ngắm tình yêu Chúa hầu
củng cố niềm tin và sự tín nhiệm nơi lòng thương xót của Ngài. Tình yêu huyền
nhiệm của Ngài sẽ giúp chúng "hoán cải đời sống, tiến bước trên đường
thánh thiện, tận hưởng ơn cứu độ" và sống quảng đại yêu thương phục vụ như
chính Ngài đã yêu thương phục vụ chúng ta.
"Trong
trái tim Chúa yêu muôn đời,
con
xin được một chỗ nghỉ ngơi,
nhỏ
bé thôi, nhỏ bé thôi
như nước mưa tan trong biển khơi.
Nhỏ bé thôi, nhỏ bé thôi,
trái
tim con trong trái tim Người,
nhỏ
bé thôi, nhỏ bé thôi
là
tình con trong khối tình người."
Lm. Gilbert Nguễn Kim Sang, csf
Lá Thư Mục Vụ Tháng 11 - 2024 - Lm Giuse Trần Anh Dũng
Lá Thư Mục Vụ Tháng 10 - 2024 - Lm Giuse Trần Anh Dũng
Lá Thư Mục Vụ Tháng 6 - 2024 - Lịch Sử Việc Tôn Thờ Thánh Tâm Chúa Giêsu
Lá Thư Mục Vụ Tháng 5 - 2024 - Lm Giuse Trần Anh Dũng
Lá Thư Mục Vụ Tháng 4 - 2024 - Lm Giuse Trần Anh Dũng
Lá Thư Mục Vụ Tháng 3 - 2024 - Lm Gilbert Nguyễn Kim Sang, csf
Lá Thư Mục Vụ Tháng 2 - 2024 - Lm Gilbert Nguyễn Kim Sang, csf
Lá Thư Mục Vụ Tháng 1 - 2024 - Lm Gilbert Nguyễn Kim Sang, csf
Lá Thư Mục Vụ Tháng 12 - 2023 - Lm Gilbert Nguyễn Kim Sang, csf
Lá Thư Mục Vụ Tháng 11 - 2023 - Lm Gilbert Nguyễn Kim Sang, csf
Lá Thư Mục Vụ Tháng 10 - 2023 - Lm Gilbert Nguyễn Kim Sang, csf
Lá Thư Mục Vụ Tháng 09 - 2023 - Lm Gilbert Nguyễn Kim Sang, csf
Lá Thư Mục Vụ Tháng 06 - 2023 - Lm Gilbert Nguyễn Kim Sang, csf
Lá Thư Mục Vụ Tháng 05 - 2023 - Lm Gilbert Nguyễn Kim Sang, csf
Lá Thư Mục Vụ Tháng 04 - 2023 - Lm Gilbert Nguyễn Kim Sang, csf
Lá Thư Mục Vụ Tháng 03 - 2023 - Lm Gilbert Nguyễn Kim Sang, csf
Lá Thư Mục Vụ Tháng 02 - 2023 - Lm Gilbert Nguyễn Kim Sang, csf
Lá Thư Mục Vụ Tháng 01 - 2023 - Lm Gilbert Nguyễn Kim Sang, csf
Lá Thư Mục Vụ Tháng 12 - 2022 - Lm Gilbert Nguyễn Kim Sang, csf