LỜI CHÚA & SUY NIỆM
LỄ CHÚA BA NGÔI- NĂM B
I. LỜI CHÚA
Bài đọc 1 : Sách Đệ Nhị Luật (4,32-34.39-40)
Khi ấy, ông
Mô-sê nói với dân It-ra-en rằng : “Anh em cứ hỏi những thời xa xưa, thời có
trước anh em, từ ngày Thiên Chúa dựng nên con người trên mặt đất ; cứ hỏi từ
chân trời này đến chân trời kia : có bao giờ đã xảy ra chuyện vĩ đại như thế,
hay có ai đã nghe điều giống như vậy chăng ? Có dân nào đã được nghe tiếng
Thiên Chúa phán từ trong đám lửa như anh em đã nghe, mà vẫn còn sống không ?
Hoặc có thần nào đã ra công đi chọn lấy cho mình một dân tộc từ giữa một dân
tộc khác, đã dùng bao thử thách, dấu lạ, điềm thiêng và chinh chiến, đã dang
cánh tay mạnh mẽ uy quyền, gây kinh hồn táng đởm, như Đức
Chúa, Thiên Chúa của anh em, đã làm cho anh em tại Ai-cập, trước mắt anh
em không ? Vậy hôm nay, anh em phải biết và để tâm suy niệm điều này : trên
trời cao cũng như dưới đất thấp, chính Đức Chúa
là Thiên Chúa, chứ không có thần nào khác nữa. Anh em phải giữ các thánh chỉ và
mệnh lệnh của Người, mà hôm nay tôi truyền cho anh em ; như vậy anh em và con
cháu anh em sau này sẽ được hạnh phúc, và anh em sẽ được sống lâu trên đất mà Đức Chúa, Thiên Chúa của anh em, vĩnh viễn ban cho anh
em.”
Bài đọc 2 : Thư thánh Phao-lô gửi tín hữu Rôma (8,14-17)
Thưa anh em, phàm ai được Thần Khí Thiên
Chúa hướng dẫn, đều là con cái Thiên Chúa. Phần anh em, anh em đã không lãnh
nhận Thần Khí khiến anh em trở thành nô lệ và phải sợ sệt như xưa, nhưng là
Thần Khí làm cho anh em nên nghĩa tử, nhờ đó chúng ta được kêu lên : “Áp-ba !
Cha ơi !” Chính Thần Khí chứng thực cho thần trí chúng ta rằng chúng ta là con
cái Thiên Chúa. Vậy đã là con, thì cũng là thừa kế, mà được Thiên Chúa cho thừa
kế, thì tức là đồng thừa kế với Đức Ki-tô ; vì một khi cùng chịu đau khổ với
Người, chúng ta sẽ cùng được hưởng vinh quang với Người.
Phúc Âm : Tin Mừng theo thánh Gio-an (28,16-20)
Khi ấy, mười một môn đệ đi tới miền
Ga-li-lê, đến ngọn núi Đức Giê-su đã truyền cho các ông đến. Khi thấy Người,
các ông bái lạy, nhưng có mấy ông lại hoài nghi. Đức Giê-su đến gần, nói với
các ông : “Thầy đã được trao toàn quyền trên trời dưới đất. Vậy anh em hãy đi
và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha,
Chúa Con và Chúa Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho
anh em. Và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế.”
II. SUY NIỆM : Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần
Hôm nay Giáo Hội
mừng trọng thể Lễ Chúa Ba Ngôi. Chúng ta tôn thờ Một Thiên Chúa duy nhất trong
Ba Ngôi Vị : Ngôi Cha, Ngôi Con và Ngôi Thánh Thần. Người ta thường gán cho mỗi
Ngôi Vị một trách nhiệm như Chúa Cha sáng tạo, Chúa Con cứu chuộc và Chúa Thánh
Thần thánh hoá.
Chính Chúa Giêsu đã
mạc khải Thiên Chúa duy nhất có ba Ngôi, và cả ba là MỘT : "Ai thấy
Thầy là thấy Chúa Cha" (Ga 14,9), " Thầy sẽ xin Cha, và Người sẽ ban cho
các con một Đứng Phù Trợ khác, để Ngài ở với các con luôn mãi" (Ga 14,16). Tuy nhiên, lời mạc khải
hiển nhiên nhất về Chúa Ba Ngôi là, trước khi
rời khỏi các Tông đồ, Chúa Giêsu đã trao quyền tái tạo con người qua Bí tích
Rửa Tội : “Vậy anh em hãy đi và làm cho
muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và
Chúa Thánh Thần” (Mt 28,19). Và hình ảnh đặc trưng nhất về Chúa Ba
Ngôi là hình ảnh khi Chúa Giêsu chịu phép rửa. Lúc đó, Chúa Thánh Thần lấy hình
chim bồ câu ngự xuống trên Ngài, rồi từ trời có tiếng nói : "Này là con Ta
yêu dấu, đẹp lòng Ta mọi đàng." Tiếng nói, chim bồ câu và Chúa Giêsu, ba
hình ảnh này tạo nên một chân dung sống động về Chúa Ba Ngôi. Thánh Phaolô cũng bàn về Chúa Ba Ngôi khi ngài
viết : “Ân
sủng của Đức Kitô, tình yêu của Chúa Cha và ơn thông hiệp của Chúa Thánh Thần ở
cùng tất cả anh chị em”. (2 Cr 13,13)
Mầu nhiệm Một Chúa
Ba Ngôi là mầu nhiệm quan trọng trong Kitô giáo. Mầu nhiệm cao trọng nhất nhưng
cũng gần gũi với đời sống của các tín hữu. Chúng ta được lãnh nhận Bí tích
Thanh Tẩy, nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Mỗi khi làm Dấu
Thánh Giá, chúng ta tuyên xưng Mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi. Như thế, chúng ta có
thể tuyên xưng mầu nhiệm Ba Ngôi qua việc làm Dấu Thánh Giá nhiều lần trong
ngày. Đã có rất nhiều suy tư thần học về Mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi, nhưng con
người vẫn đắm chìm trong thao thức. Có rất nhiều nhà thần học đã dùng những
hình ảnh, tỉ dụ và ẩn dụ để giải thích một chút về Chúa Ba Ngôi, giúp chúng ta
dễ hiểu qua các biểu tượng như hình tam giác ba cạnh, ngọn lửa, ba thể khí,
lỏng và đặc và nhìn xem cây, cành và lá liên kết vv… Tất cả những giải thích
cũng chỉ như giọt nước trong đại dương bao la. Trí khôn con người chỉ còn biết
chìm đắm trong nhiệm mầu và quy phục bái lạy tôn thờ. Thiên Chúa là Tình yêu, nghĩa là Ngài
không đơn độc một mình. Nhưng Ngài là ba ngôi vị : Cha, Con và Thánh Thần. Là
ba, nhưng cả ba hoàn toàn yêu thương nhau, hiến tặng sự sống cho nhau, hoàn
toàn tương quan, hiệp nhất với nhau: Cha hoàn toàn là của Con, Con hoàn toàn là
của Cha và mối tương quan tình yêu và sự sống này giữa Cha và Con là chính Thánh
Thần.
Tình yêu Thiên Chúa không
khép kín lại nơi mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi, nhưng lan toả ra ngoài trên khắp vũ
trụ và đến nhân loại : “Thiên Chúa đã yêu
thương thế gian đến nỗi đã ban cho thế gian quà tặng quí giá nhất là Người Con
chí ái của Ngài, nghĩa là chính sự sống của Thiên Chúa”. Rồi đến lượt Người
Con ấy cũng vì yêu thương, đã trao ban Thánh Thần, nghĩa là chính sự sống của
Ngài, cho thế gian. Chính nơi người Con ấy, nơi bản thân, cuộc sống, cái chết
và sự phục sinh của Chúa Giêsu mà chúng ta nhận ra được Thiên Chúa là tình yêu
và thế nào là sống như con người được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa : “Ai không yêu thương anh em là không biết
Thiên Chúa” (1Ga 4,8), hay nói cách khác, đã biết Thiên Chúa thì phải yêu
thương anh em như Ngài đã yêu thương, “vì Thiên Chúa là Tình yêu”.
Hình ảnh gia đình cũng có thể giúp
chúng ta tiếp cận phần nào với mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi. Gọi là phần nào,
vì mọi hình ảnh đều không thể diễn đạt hết về mấu nhiệm Ba Ngôi Thiên Chúa. Có
thể nói Thiên Chúa là một gia đình : Cha, Con và Thánh Thần. Yêu thương chính
là bản tính thần linh chung của Ba Ngôi Vị và là lời lý giải cho mầu nhiệm cao
cả mà chúng ta tuyên xưng. Thật vậy, đời sống kitô hữu được khai sinh nhờ Bí
tích Thánh Tẩy “Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần”. Lời cầu nguyện luôn luôn
là lời nguyện “với Chúa Cha, nhờ Chúa Con và trong Chúa Thánh Thần”.
Chúng ta hãy cầu xin tình yêu Thiên
Chúa Ba Ngôi cho chúng ta từ bỏ thái độ cô độc khép kín, cùng hiệp nhất trong
tình anh em, rao giảng cho nhân loại nhận biết Thiên Chúa là Cha chúng ta như
Ngài đã tỏ hiện trong Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa, Đấng hiển trị cùng với
Chúa Cha và Chúa Thánh Thần muôn đời. Nhân danh Cha
và Con và Thánh Thần AMEN.
Ptvv Michel Nguyễn Anh Hải
LỜI CHÚA & SUY NIỆM CHÚA NHẬT XXXII MÙA THƯỜNG NIÊN - NĂM B - Ngày 10/11/2024
LỜI CHÚA & SUY NIỆM CHÚA NHẬT XXXI MÙA THƯỜNG NIÊN - NĂM B - Ngày 03/11/2024
LỜI CHÚA & SUY NIỆM CHÚA NHẬT XXX MÙA THƯỜNG NIÊN - NĂM B - Ngày 27/10/2024
LỜI CHÚA & SUY NIỆM CHÚA NHẬT XXIX MÙA THƯỜNG NIÊN - NĂM B - Ngày 20/10/2024
LỜI CHÚA & SUY NIỆM CHÚA NHẬT XXVIII MÙA THƯỜNG NIÊN - NĂM B - Ngày 13/10/2024
LỜI CHÚA & SUY NIỆM CHÚA NHẬT XXVII MÙA THƯỜNG NIÊN - NĂM B - Ngày 05/10/2024
LỜI CHÚA & SUY NIỆM CHÚA NHẬT XXVI MÙA THƯỜNG NIÊN - NĂM B - Ngày 29/09/2024
LỜI CHÚA & SUY NIỆM CHÚA NHẬT XXV MÙA THƯỜNG NIÊN - NĂM B - Ngày 22/09/2024
LỜI CHÚA & SUY NIỆM CHÚA NHẬT XXIV MÙA THƯỜNG NIÊN - NĂM B - Ngày 15/09/2024
LỜI CHÚA & SUY NIỆM CHÚA NHẬT XXIII MÙA THƯỜNG NIÊN - NĂM B - Ngày 08/09/2024
LỜI CHÚA & SUY NIỆM CHÚA NHẬT XXII MÙA THƯỜNG NIÊN - NĂM B - Ngày 01/09/2024
SUY NIỆM LỜI CHÚA CHÚA NHẬT XVI MÙA THƯỜNG NIÊN - NĂM B - Ngày 21/07/2024
LỜI CHÚA & SUY NIỆM CHÚA NHẬT XIII MÙA THƯỜNG NIÊN - NĂM B - Ngày 30/06/2024
LỜI CHÚA & SUY NIỆM CHÚA NHẬT XII MÙA THƯỜNG NIÊN - NĂM B - Ngày 23/06/2024
LỜI CHÚA & SUY NIỆM CHÚA NHẬT XI MÙA THƯỜNG NIÊN - NĂM B - Ngày 16/06/2024
LỜI CHÚA & SUY NIỆM CHÚA NHẬT X MÙA THƯỜNG NIÊN - NĂM B - Ngày 09/06/2024
LỜI CHÚA & SUY NIỆM CHÚA NHẬT LỄ MÌNH VÀ MÁU THÁNH CHÚA - NĂM B - 02/06/2024
LỜI CHÚA & SUY NIỆM CHÚA NHẬT LỄ CHÚA BA NGÔI - NĂM B - 26/05/2024
LỜI CHÚA & SUY NIỆM CHÚA NHẬT CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG - NĂM B - 19/05/2024