LỜI CHÚA & SUY NIỆM
CHÚA NHẬT THỨ IV THƯỜNG NIÊN - NĂM B
I. LỜI CHÚA
Bài
đọc 1 : Sách Đệ Nhị Luật
(18,15-20)
Khi ấy, ông Môsê nói với dân It-raen rằng : “Từ giữa
anh em, trong số các anh em của anh em, Đức Chúa,
Thiên Chúa của anh em, sẽ cho xuất hiện một ngôn sứ như tôi để giúp anh em ;
anh em hãy nghe vị ấy. Đó chính là điều mà anh em đã xin với Đức Chúa, Thiên Chúa của anh em, tại núi Khô-rếp, trong
ngày đại hội ; anh em đã nói : “Chúng tôi không dám nghe tiếng Đức Chúa, Thiên Chúa của chúng tôi nữa, chúng tôi không
dám nhìn ngọn lửa lớn
này nữa, kẻo phải chết.” Bấy giờ Đức Chúa phán với tôi : “Chúng nói phải. Từ giữa anh em
của chúng, Ta sẽ cho xuất hiện một ngôn sứ như ngươi để giúp chúng, Ta sẽ đặt
những lời của Ta trong miệng người ấy, và người ấy sẽ nói với chúng tất cả
những gì Ta truyền cho người ấy. Kẻ nào không nghe những lời của Ta, những lời
người ấy nói nhân danh Ta, thì chính Ta sẽ hạch tội nó. Nhưng ngôn sứ nào cả
gan nhân danh Ta mà nói lời Ta đã không truyền cho nói, hoặc nhân danh những
thần khác mà nói, thì ngôn sứ đó phải chết.”
Bài
đọc 2 : Thư 1 thánh Phao-lô
gửi tín hữu Cô-rin-tô (7,32-35)
Thưa anh chị em, tôi muốn anh chị em không phải bận tâm lo lắng điều gì. Đàn ông không có vợ thì chuyên lo việc Chúa : họ tìm cách làm đẹp lòng Người. Còn người có vợ thì lo lắng việc đời : họ tìm cách làm đẹp lòng vợ, thế là họ bị chia đôi. Cũng vậy, đàn bà không có chồng và người trinh nữ thì chuyên lo việc Chúa, để thuộc trọn về Người cả hồn lẫn xác. Còn người có chồng thì lo lắng việc đời : họ tìm cách làm đẹp lòng chồng. Tôi nói thế là để mong tìm ích lợi cho anh chị em, tôi không có ý gài bẫy anh chị em đâu, nhưng chỉ muốn đề nghị với anh chị em một điều tốt, để anh chị em được gắn bó cùng Chúa mà không bị giằng co.
Phúc Âm : Tin Mừng Chúa Giêsu theo thánh Mac-cô (1,21-28)
Tại thành
Ca-phác-na-um, ngày sabát, Đức Giê-su vào hội đường và giảng dạy. Thiên
hạ sửng sốt về lời giảng dạy của Người, vì Người giảng dạy như một Đấng có thẩm
quyền, chứ không như các kinh sư. Lập tức, trong hội đường của họ, có một người
bị thần ô uế nhập, la lên rằng : “Ông Giê-su Na-da-rét, chuyện chúng tôi can gì
đến ông mà ông đến tiêu diệt chúng tôi ? Tôi biết ông là ai rồi : ông là Đấng
Thánh của Thiên Chúa !” Nhưng Đức Giê-su quát mắng nó : “Câm đi, hãy xuất khỏi
người này !” Thần ô uế lay mạnh người ấy, thét lên một tiếng, và xuất khỏi anh
ta. Mọi người đều kinh ngạc đến nỗi họ bàn tán với nhau : “Thế nghĩa là gì ?
Giáo lý thì mới mẻ, người dạy lại có uy quyền. Ông ấy ra lệnh cho cả các thần ô
uế và chúng phải tuân lệnh !” Lập tức danh tiếng Người đồn ra mọi nơi, khắp cả
vùng lân cận miền Ga-li-lê.
II. SUY NIỆM
Người giảng dạy như Đấng có quyền
T |
rong
Bài đọc 1, sách Đệ nhị luật cho chúng ta thấy trong thời Cựu Ước,
Thiên Chúa chọn ra các ngôn sứ để dẫn dắt và hướng dẫn dân Ngài.
Ngôn sứ hay tiên tri, theo Thánh Kinh, là người Thiên Chúa dùng để nói với dân về ý
định của Ngài, truyền thông cho dân những gì Thiên Chúa
muốn, chứ không phải là người biết trước những biến cố sẽ xảy ra trong tương lai và báo trước
cho dân. Dân Do Thái tin rằng Thiên Chúa sẽ cho xuất hiện một vị
ngôn sứ “lớn” như Môsê. Vì thế nên khi Đức Giêsu làm những dấu lạ cả thể, người
đương thời đã coi Ngài là một ngôn sứ. Nhiệm vụ
chính yếu của các ngôn sứ là chuyển tải sứ điệp Chúa trao phó. Những sứ điệp
này, có thể là lời cảnh báo, đe dọa, khiển trách, nhưng cũng là những lời khen
ngợi hay an ủi, khích lệ động viên. Vị ngôn sứ có một nhiệm vụ khó khăn, vì
nhiều khi phải tuyên bố những điều đi ngược lại với suy nghĩ của người đương
thời. Dù trong hoàn cảnh nào, ngôn sứ cũng phải trung thành với sứ mạng, nếu
không, ông sẽ bị chính Chúa trừng phạt
Một ngôn sứ xuất hiện, là dấu chỉ Thiên Chúa
đang ở với dân. Thiên Chúa đang thực hiện việc kỳ diệu qua vị ngôn sứ. Khi dân
chúng nhận ra Đức Giêsu là người của Thiên Chúa, là một ngôn sứ, thì họ nhận ra
Thiên Chúa đang hiện diện với họ. Thiên Chúa đang quan tâm và yêu thương họ.
Hôm nay, Tin mừng theo Mác-cô trình bày cho
chúng ta một cách khái quát sứ vụ của Đức Giêsu tại Ga-li-lê. Sứ vụ
đó gồm hai phần : Giảng dạy và chữa lành.
- Trước tiên là giảng dạy. Thánh Mác-cô tường
thuật việc Chúa Giê-su giảng dạy trong hội đường Ca-phác-na-um
ngày Sa-bát. Cảm nghĩ của
người Do Thái khi nghe Chúa Giêsu giảng dạy là kinh ngạc về giáo lý
của Ngài và Ngài giảng dạy như Đấng có uy quyền không như các Luật sĩ.
Lời giảng của Đức Giêsu đáng động người nghe, rất sâu sa và rất ngạc
nhiên, vì lời Người giảng rất thực tế gần gũi hơn những Kinh Sư.
Sự khác biệt lớn nhất là các Kinh sư giảng
dạy Lời Chúa dựa trên sự hiểu biết và kiến thức họ có rồi sau đó
họ bắt người khác thi hành, nhưng họ không thi hành và không sống Lời
Chúa. Các Luật sĩ và người Pha-ri-sêu nói mà không làm. Do đó, dân
chúng không cảm thấy sự uy quyền và không thuyết phục trong lời giảng
của họ. Còn Chúa Giêsu giảng dạy Lời Chúa, mà chính Ngài là Lời đó
; do dó lời Ngài giảng là Lời sống động chứ không phải là Lời được
giải thích lại. Lời giảng dạy của Chúa không bị giới hạn ở trong
hội đường mà Lời giảng dạy đó được lan rộng đến mọi nơi. Như
Ngài không những giảng dạy về sứ vụ yêu thương, mà Ngài còn sống sứ
vụ đó một cách triệt đễ. Khi nói về tha thứ, thì Ngài đã tha thứ
cho chính kẻ giết Ngài. Khi nói về khiêm nhường và phục vụ, Ngài
không chỉ nói mà Ngài còn cuối xuống rửa chân cho các môn đệ. Lời
giảng của Chúa Giêsu phát xuất từ trái tim yêu thương của Người.
Chúa
Giêsu còn chữa lành các người bệnh tật, trục xuất thần ô uế khỏi người
bị nó xâm nhập, làm cho con người này trở lại bình thường, tìm lại
sự tự do và ý chí mà Thiên Chúa đã ban cho người ấy lúc trước.
Lời
Chúa có quyền năng xua trừ thế lực ma quỷ đang ngày đêm rình rập xui khiến
chúng ta phạm tội, vì thế mong mọi người biết năng đọc và suy gẫm Lời Chúa mỗi
ngày. Lời Chúa còn có sức thánh hoá và tăng sức mạnh cho đời sống thiêng liêng
của chúng ta, vì thế, nếu chúng ta biết yêu mến, đọc, suy niệm và cầu nguyện bằng
Lời Chúa, thì Lời Chúa sẽ biến đổi chúng ta ngày một nên hoàn thiện.
Lạy Chúa Giê-su, xin cho chúng
con không chỉ biết Chúa bằng lý thuyết, mà còn biết kết hiệp với Ngài bằng cả
con tim yêu mến, và sự yêu mến Chúa trước hết được thể hiện bằng cách lắng
nghe và suy niệm Lời Chúa mỗi ngày. Amen.
Ptvv Michel Nguyễn Anh Hải
LỜI CHÚA & SUY NIỆM CHÚA NHẬT XXXII MÙA THƯỜNG NIÊN - NĂM B - Ngày 10/11/2024
LỜI CHÚA & SUY NIỆM CHÚA NHẬT XXXI MÙA THƯỜNG NIÊN - NĂM B - Ngày 03/11/2024
LỜI CHÚA & SUY NIỆM CHÚA NHẬT XXX MÙA THƯỜNG NIÊN - NĂM B - Ngày 27/10/2024
LỜI CHÚA & SUY NIỆM CHÚA NHẬT XXIX MÙA THƯỜNG NIÊN - NĂM B - Ngày 20/10/2024
LỜI CHÚA & SUY NIỆM CHÚA NHẬT XXVIII MÙA THƯỜNG NIÊN - NĂM B - Ngày 13/10/2024
LỜI CHÚA & SUY NIỆM CHÚA NHẬT XXVII MÙA THƯỜNG NIÊN - NĂM B - Ngày 05/10/2024
LỜI CHÚA & SUY NIỆM CHÚA NHẬT XXVI MÙA THƯỜNG NIÊN - NĂM B - Ngày 29/09/2024
LỜI CHÚA & SUY NIỆM CHÚA NHẬT XXV MÙA THƯỜNG NIÊN - NĂM B - Ngày 22/09/2024
LỜI CHÚA & SUY NIỆM CHÚA NHẬT XXIV MÙA THƯỜNG NIÊN - NĂM B - Ngày 15/09/2024
LỜI CHÚA & SUY NIỆM CHÚA NHẬT XXIII MÙA THƯỜNG NIÊN - NĂM B - Ngày 08/09/2024
LỜI CHÚA & SUY NIỆM CHÚA NHẬT XXII MÙA THƯỜNG NIÊN - NĂM B - Ngày 01/09/2024
SUY NIỆM LỜI CHÚA CHÚA NHẬT XVI MÙA THƯỜNG NIÊN - NĂM B - Ngày 21/07/2024
LỜI CHÚA & SUY NIỆM CHÚA NHẬT XIII MÙA THƯỜNG NIÊN - NĂM B - Ngày 30/06/2024
LỜI CHÚA & SUY NIỆM CHÚA NHẬT XII MÙA THƯỜNG NIÊN - NĂM B - Ngày 23/06/2024
LỜI CHÚA & SUY NIỆM CHÚA NHẬT XI MÙA THƯỜNG NIÊN - NĂM B - Ngày 16/06/2024
LỜI CHÚA & SUY NIỆM CHÚA NHẬT X MÙA THƯỜNG NIÊN - NĂM B - Ngày 09/06/2024
LỜI CHÚA & SUY NIỆM CHÚA NHẬT LỄ MÌNH VÀ MÁU THÁNH CHÚA - NĂM B - 02/06/2024
LỜI CHÚA & SUY NIỆM CHÚA NHẬT LỄ CHÚA BA NGÔI - NĂM B - 26/05/2024
LỜI CHÚA & SUY NIỆM CHÚA NHẬT CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG - NĂM B - 19/05/2024