QUÀ TẶNG CỦA THIÊN CHÚA
N |
gười đời thường nói : Thế kỷ thứ 21 là thế kỷ của sự phát triển về mọi mặt như khoa học, kỹ thuật, công nghiệp, y khoa, nhất là về mặt vi tính, điện tử … Nhưng thế kỷ thứ 21 cũng là thế kỷ mà nhân loại ý thức hơn bao giờ hết về sự mỏng giòn môi trường sống. Thời tiết khắc nghiệt, hạn hán kéo dài, giông tố lũ lụt, làm đảo lộn sự tuần hoàn của thời tiết. Theo thống kê, năm 2020 là năm nóng nhất, giống như năm 2016. Băng tuyết ở Bắc Cực tan rã làm người ta sợ mực nước ở các đại dương dâng cao, nhận chìm nhiều thành phố. Vì khí « carbonique » quá nhiều nên lớp « ozone » trong bầu khí quyển mất đi, không còn bảo vệ Trái đất. Vì không được bảo vệ bằng lớp « ozone » nên tia tử ngoại của mặt trời có thể làm cho bệnh ung thư phát triển nơi con người. Từ đó, nhân loại ý thức là phải bảo vệ môi sinh, hạn chế đào thải khí độc « carbonique » để không hủy hoại lớp « ozone » trên trời, không làm ô nhiễm các nguồn nước, không phá rừng vì đó là các « lá phổi » của Trái đất vv …
Từ sự ý thức đó mà có các cuộc hội đàm quốc tế để cùng nhau suy nghĩ vế cách bảo vệ môi sinh, như cuộc hội đàm COP 21 (Conference Of Parties) ở Paris ngày 12/12/2015 nhằm giảm nhiệt độ Trái Đất xuống 2° Celsius bằng cách hạn chế đào thải khí « carbonique ». Cũng trong mục đích đó, nhiều đảng phái được thành lập tại nhiều quốc gia nhằm bảo vệ môi sinh như Đảng Xanh (Les Verts), Đảng Môi Sinh (L’Ecologie) ở Pháp. Nơi học đường, các em cũng được giáo huấn về việc bảo vệ môi trường sống, biết làm sạch thành phố và nhưng thắng cảnh thiên nhiên. Hơn bao giờ hết, nhân loại của thế kỷ 20 ý thức trách nhiệm của mình đối với môi trường sống và cách riêng cái giá trị quí báu của Trái đất, cần phải bảo vệ nó để nó không bị hủy họai do bàn tay con người.
Trong chiều hướng đó, ngày 18/05/2015, ĐTC Phanxicô đã ban hành Tông huấn « Laudato Si » kêu gọi mọi người luôn ý thức về kiếp sống của mình và bảo vệ trái đất, « ngôi nhà chung của chúng ta. » Theo Cha Trần Đức Anh (OP), Thông điệp lấy tên từ lời cầu của thánh Phanxicô: “Laudato sí, mí Signore” (Lạy Chúa của con, chúc tụng Chúa), trong bài ca của các thụ tạo có nhắc nhở rằng trái đất là căn nhà chung của chúng ta, “cũng như người chị chúng ta, chúng ta chia sẻ cuộc sống với chị ấy, và như người mẹ tươi đẹp đón nhận chúng ta trong vòng tay của mẹ”. Chính “chúng ta là đất” (xem Sáng thế 2,7). Chính thân thể chúng ta được cấu thành nhờ những yếu tố của trái đất, không khí là yếu tố mang lại cho chúng ta hơi thở và nước của trái đất làm cho chúng ta được sống và được bổ dưỡng”.
Giờ đây, trái đất, bị ngược đãi và cướp phá đang kêu than và những tiếng than trách của trái đất đang hiệp với những tiếng rên xiết của tất cả những người bị bỏ rơi trên thế giới này. ĐTC Phanxicô mời gọi hãy lắng nghe họ, ngài kêu gọi tất cả và từng người - cá nhân, gia đình, tập thể địa phương, quốc gia và cộng đồng quốc tế - hãy “hoán cải về môi sinh”, theo kiểu nói của Thánh GH Gioan-Phaolô 2, nghĩa là ”đổi hướng”, đón nhận vẻ đẹp và trách nhiệm dấn thân để 'săn sóc căn nhà chung'. Đồng thời ĐTC Phanxicô nhìn nhận rằng: “Người ta nhận thấy có sự nhạy cảm ngày càng gia tăng đối với môi trường và việc săn sóc thiên nhiên, và thành thực lo lắng vì những gì đang xảy ra cho hành tinh của chúng ta”, hợp thức hóa cái nhìn hy vọng mà toàn thể Thông Điệp làm nổi bật và gửi đến tất cả mọi người một sứ điệp rõ ràng và đầy hy vọng: “Nhân loại còn có khả năng cộng tác để xây dựng một căn nhà chung”; “con người còn khả năng can thiệp tích cực”; “không phải tất cả đã bị mất mát, vì con người, tuy có khả năng thoái hóa tột độ, nhưng vẫn còn có thể tự vượt thắng, tái chọn lựa điều thiện và tái tạo”.
Cần phải bảo vệ trái đất, vì đó là món quà của Thiên Chúa ban tặng cho con người. Theo sách Sáng Thế, Thiên Chúa đã tạo dựng tất cả vũ trụ, trong đó có trái đất, trước khi tạo dựng con người theo hình ảnh Ngài. « Thiên Chúa phán : “Nước phía dưới trời phải tụ lại một nơi, để chỗ cạn lộ ra.” Liền có như vậy. Thiên Chúa gọi chỗ cạn là “đất”, khối nước tụ lại là “biển”. Thiên Chúa thấy thế là tốt đẹp. Thiên Chúa lại phán : “Đất phải sinh thảo mộc xanh tươi, cỏ mang hạt giống, và cây trên mặt đất có trái, ra trái tuỳ theo loại, trong có hạt giống.” Liền có như vậy. Đất trổ sinh thảo mộc, cỏ mang hạt giống tuỳ theo loại, và cây ra trái, trong trái có hạt giống tuỳ theo loại. Thiên Chúa thấy thế là tốt đẹp. Qua một buổi chiều và một buổi sáng : đó là ngày thứ ba. » (Sáng thế 1,9-13) Và Ngài đã ủy quyền con người trông coi và khai thác trái đất để mưu sinh. « Thiên Chúa ban phúc lành cho họ, và Thiên Chúa phán với họ : “Hãy sinh sôi nảy nở thật nhiều, cho đầy mặt đất, và thống trị mặt đất. Hãy làm bá chủ cá biển, chim trời, và mọi giống vật bò trên mặt đất.” Thiên Chúa phán : “Đây Ta ban cho các ngươi mọi thứ cỏ mang hạt giống trên khắp mặt đất, và mọi thứ cây có trái mang hạt giống, để làm lương thực cho các ngươi. Còn đối với mọi dã thú, chim trời và mọi vật bò dưới đất mà có sinh khí, thì Ta ban cho chúng mọi thứ cỏ xanh tươi để làm lương thực.” Liền có như vậy. Thiên Chúa thấy mọi sự Người đã làm ra quả là rất tốt đẹp ! Qua một buổi chiều và một buổi sáng : đó là ngày thứ sáu. » (Sáng thế 1,28-31)
Trái đất, một kỳ công của Thiên Chúa, một món quà quí giá mà Ngài ban tặng cho con người. Nhìn ngắm vẻ đẹp của thiên nhiên và sự kỳ diệu của vạn vật, con người có thể tìm ra Đấng đã sáng tạo nó là Thiên Chúa. Vì nó không thể tự nhiên mà hiện hữu và cũng không thể tự nhiên mà biến chuyển theo một định luật cố định trong không gian và vũ trụ. Ngày nay, Thiên Chúa vẫn còn tạo dựng. Công việc của Ngài chưa chấm dứt. Ngài mời gọi con người cộng tác với Ngài để bảo vệ trái đất theo chương trình sáng tạo của Ngài.
Ý thức được điều này, chúng ta cùng tán dương uy quyền của Thiên Chúa và cảm tạ Ngài đã tạo dựng trái đất cho chung ta, và hơn nữa đã trao ban, ủy thác, cho chúng ta trông coi. Đó là « căn nhà chung » của mọi người, một hòn ngọc cần được bảo vệ, một di sản cần được trân trọng cho thế hệ mai sau.
« Lạy Thiên Chúa toàn năng, Chúa luôn hiện diện trong vũ trụ; và ngay trong những thụ tạo nhỏ bé nhất của Chúa. Chúa đã phủ đầy lòng từ ái trên tất cả những gì hiện hữu, Xin gieo vào lòng chúng con sức mạnh của tình yêu Chúa, để chúng con bảo vệ cuộc sống và vẻ đẹp muôn loài. » (ĐTC Phanxicô)
Lm. Gilbert Nguyễn Kim Sang, csf
Lá Thư Mục Vụ Tháng 11 - 2024 - Lm Giuse Trần Anh Dũng
Lá Thư Mục Vụ Tháng 10 - 2024 - Lm Giuse Trần Anh Dũng
Lá Thư Mục Vụ Tháng 6 - 2024 - Lịch Sử Việc Tôn Thờ Thánh Tâm Chúa Giêsu
Lá Thư Mục Vụ Tháng 5 - 2024 - Lm Giuse Trần Anh Dũng
Lá Thư Mục Vụ Tháng 4 - 2024 - Lm Giuse Trần Anh Dũng
Lá Thư Mục Vụ Tháng 3 - 2024 - Lm Gilbert Nguyễn Kim Sang, csf
Lá Thư Mục Vụ Tháng 2 - 2024 - Lm Gilbert Nguyễn Kim Sang, csf
Lá Thư Mục Vụ Tháng 1 - 2024 - Lm Gilbert Nguyễn Kim Sang, csf
Lá Thư Mục Vụ Tháng 12 - 2023 - Lm Gilbert Nguyễn Kim Sang, csf
Lá Thư Mục Vụ Tháng 11 - 2023 - Lm Gilbert Nguyễn Kim Sang, csf
Lá Thư Mục Vụ Tháng 10 - 2023 - Lm Gilbert Nguyễn Kim Sang, csf
Lá Thư Mục Vụ Tháng 09 - 2023 - Lm Gilbert Nguyễn Kim Sang, csf
Lá Thư Mục Vụ Tháng 06 - 2023 - Lm Gilbert Nguyễn Kim Sang, csf
Lá Thư Mục Vụ Tháng 05 - 2023 - Lm Gilbert Nguyễn Kim Sang, csf
Lá Thư Mục Vụ Tháng 04 - 2023 - Lm Gilbert Nguyễn Kim Sang, csf
Lá Thư Mục Vụ Tháng 03 - 2023 - Lm Gilbert Nguyễn Kim Sang, csf
Lá Thư Mục Vụ Tháng 02 - 2023 - Lm Gilbert Nguyễn Kim Sang, csf
Lá Thư Mục Vụ Tháng 01 - 2023 - Lm Gilbert Nguyễn Kim Sang, csf
Lá Thư Mục Vụ Tháng 12 - 2022 - Lm Gilbert Nguyễn Kim Sang, csf