DI SẢN TÌNH YÊU
Hàng năm, Giáo Hội dành tháng 11 để cầu nguyện cho các tín
hữu đã qua đời và ban Ơn Toàn xá cho những ai thực hiện những điều qui định như,
từ ngày 01 đến 08/11, đi viếng nghĩa trang và cầu nguyện cho những người qua cố.
Riêng ngày 02/11, ngày cầu cho các tín hữu qua đời, Ơn Toàn xá được ban cho những
ai sốt sắng đọc kinh « Lạy Cha » và kinh « Tin kính » khi đi
viếng nhà thờ hay nhà nguyện. Ơn Toàn xá này, các tín hữu có thể dành cho các
linh hồn nơi Luyện ngục để nhờ vào lòng Thương xót Chúa, họ sớm được hưởng nhan
thánh Chúa. Năm nay, vì bệnh dịch Covid-19 đang lan tràn khắp nơi trên thế giới,
Giáo Hội cho phép dời vào một ngày khác trong tháng 11 tùy theo sự lựa chọn của
mỗi tín hữu để thực hiện những điều kiện lãnh nhận Ơn Toàn xá.
Điều này
đã nói lên tình yêu của Giáo Hội dành cho các tín hữu đã qua đời và cách riêng,
cho những linh hồn đang còn phải trải qua giai đoạn thanh luyện trước khi hưởng
vinh phúc Nước Trời. Nhưng phải chăng chỉ đến tháng 11 Giáo Hội mới cầu cho các
tín hữu qua đời thôi sao ? Không ! Mỗi lần một thánh lễ được cử hành
trên thế giới là mỗi lần Giáo Hội cầu cho họ. Đó là mầu nhiệm các Thánh thông công.
Các Thánh trên trời cầu bàu cho Giáo Hội còn đang lữ thứ trên trần gian là chính
chúng ta đây, và chúng ta cầu nguyện cho Giáo Hội trầm luân là những linh hồn nơi
Luyện ngục, một sự hiệp thông trong niềm tin và trong tình yêu.
-
Trong niềm tin, vì chúng ta tin vào mầu nhiệm Chúa Kitô phục sinh từ cõi chết. Ngài vẫn
sống và Ngài sẽ trở lại trong ngày cánh chung. Chính mầu nhiệm này là căn bản của
niềm tin và lời cầu nguyện của chúng ta, vì nhớ đó, chúng ta tin chết không phải
là hết, chết không phải là về với hư vô, mà chết là về với Thiên Chúa, nghĩa là
bên kia cuộc đời này còn có cuộc sống vĩnh hằng. Thiên Chúa không thể tạo dựng
con người để cuối cuộc đời, họ tan biến vào hư không. Từ đó, với ánh mắt của niềm
tin, sự chết là cánh cửa được mở ra để con người bước vào thế giới của Thiên
Chúa. « Sự sống không mất nhưng chỉ
đổi thay. Đã qua bao ngày trọn một kiếp người, Dù sống hay chết tin còn ngày
mai. Sự sống không mất nhưng chỉ đổi thay. » (lời thánh ca của tác giả
Phanxicô)
Thánh Phao lô cũng đã viết trong thư thứ nhất gửi giáo đoàn
Thê-xa-lô-ni-ca : « Thưa anh
em, về những ai đã an giấc ngàn thu, chúng tôi không muốn để anh em chẳng hay
biết gì, hầu anh em khỏi buồn phiền như những người khác, là những người không
có niềm hy vọng. Vì nếu chúng ta tin rằng Đức Giê-su đã chết và đã sống lại,
thì chúng ta cũng tin rằng những người đã an giấc trong Đức Giê-su, sẽ được
Thiên Chúa đưa về cùng Đức Giê-su. Dựa vào lời của Chúa, chúng tôi nói với anh
em điều này, là chúng ta, những người đang sống, những người còn lại vào ngày
Chúa quang lâm, chúng ta sẽ chẳng đi trước những người đã an giấc ngàn thu đâu.
Vì khi hiệu lệnh ban ra, khi tiếng tổng lãnh thiên thần và tiếng kèn của Thiên
Chúa vang lên, thì chính Chúa sẽ từ trời ngự xuống, và những người đã chết
trong Đức Ki-tô sẽ sống lại trước tiên ; rồi đến chúng ta, là những người đang
sống, những người còn lại, chúng ta sẽ được đem đi trên đám mây cùng với họ, để
nghênh đón Chúa trên không trung. Như thế, chúng ta sẽ được ở cùng Chúa mãi
mãi. Vậy anh em hãy dùng những lời ấy mà an ủi nhau. » (4,13-18)
-
Trong tình yêu, vì sự chết không cắt đứt mối giây yêu thương mà chúng ta đã nối kết với
nhau khi còn sống. Người Việt Nam chúng ta có « Đạo Ông Bà ». Theo Lm
Thiện Cẩm, « Nói tới "Ðạo Ông
Bà", trước tiên có lẽ chúng ta nghĩ ngay tới bàn thờ tổ tiên, tới cúng giỗ,
và tất cả những thực hành này diễn ra ngay trong nơi sinh sống hằng ngày, tại
nhà, chứ không phải trong đình chùa hay thành thất. Mỗi gia đình truyền thống,
ngoài Kitô giáo (trước đây), dù nghèo đến đâu, cũng dành riêng một chỗ, thường
là chỗ trang trọng nhất, làm bàn thờ tổ tiên. Cái linh thiêng như vậy rất gần
gũi, không cứ phải là bên ngoài, bên kia hay bên trên cuộc sống bình thường,
hay thậm chí tầm thường, của con người. "Ðạo bất viễn nhân", Khổng Tử
đã nói như thế, quả thật điều này rất đúng đối với người Việt Nam chúng ta. Ðây
cũng là một "tôn giáo không cần đến kinh điển hay tổ chức, chẳng cần đến
hàng giáo sĩ hay bất cứ một luật lệ nào thành văn, mà chủ yếu ở một tấm lòng
thành kính và những nghi lễ đơn giản, không rườm rà tốn kém, giàu nghèo đều thực
hành được cả : một chén cơm với quả trứng luộc, một nén nhang, một nải chuối, một
đĩa cam v.v... cũng đủ; một vài lần vái lạy đã là xong lễ, và ai làm cũng được,
già trẻ lớn bé, nam nữ cũng đều có thể "chủ lễ", dĩ nhiên là trong những
trường hợp chính thức và quan trọng thì thường phải là người trai trưởng, hay
người gia trưởng. »
Như thế, có thể nói là lòng tôn kính người quá cố đã có trong
huyết quản của chúng ta. Là người Việt Nam, chúng ta không thể quên ơn ông bà
cha mẹ là những đấng đã có công sinh thành dưỡng dục chúng ta, Khi các ngài khuất
núi, lòng yêu mến và biết ơn được bày tỏ qua bàn thờ tổ tiên với những nén hương
thắp lên và những lời cầu kinh sáng chiều. « Uồng
nước nhớ nguồn, làm con phải hiểu : Công cha như núi thài sơn, nghĩa mẹ
như nước trong nguồn chảy ra. » Lòng biết ơn, thảo kính mẹ cha cũng là
giới luật của Thiên Chúa trong 10 Điều răn : « Hãy thảo kính cha mẹ » (điều răn thứ
4) mà nguyên văn là « Ngươi hãy tôn kính cha mẹ, để được
sống lâu trên đất mà Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, ban cho ngươi. » Thảo kính cha mẹ khi các ngài còn sống cũng như khi các
ngài đã ly trần qua bàn thờ gia tiên với những nén hương và lời cầu nguyện.
Tưởng nhớ đến ông bà cha mẹ, nhưng cũng không quên những
người đã chia sẻ cuộc sống của chúng ta nơi dương thế như vợ chồng con cái
trong gia đình, bạn hữu gần xa. Chắc hẳn, khi họ nhắm mắt lia đời, hình ảnh của
họ khắc ghi mãi trong con tim của chúng ta và chúng ta không bao quên những gì
họ đã mang lại cho chúng ta từ tình thương đến sự dấn thân hy sinh phục vụ đễ
cuộc sống của chúng ta được an vui hạnh phúc. Chính vì thế, nhiệm vụ của chúng
ta ngày nay là phải cầu nguyện và xin lễ cho họ để họ sớm được hạnh phúc thiên đàng.
Lòng thương tiếc không chỉ là một tâm tư thoáng qua trong phút chốc, mà còn cần
được thể hiện cụ thể qua việc thăm viếng mộ phần, thấp hương trước di ảnh của họ,
tụ họp gia đình trong ngày lễ giỗ và xin lễ cho họ, để hy lễ của Chúa Kitô trên
thầp giá khi xưa và được tái diễn trong mỗi thánh lễ trở thành nguồn suối thanh
tẩy mọi lỗi lầm khi còn sống và còn vướng bận khi nhắm mắt xuôi tay giã từ thế
trần, và nhờ đó mà được cứu độ.
Niềm tin và tình yêu : niềm
tin trong tình yêu và tình yêu trong niềm tin. Đó là di sản và cũng là lý do để
chúng ta hiệp ý cầu nguyện cho các tín hữu đã qua đời trong tháng 11 này, và cách
riêng cho ông bà cha mẹ và những người thân của chúng ta. Nhờ lời cầu bàu của Mẹ
Maria, các Thánh và của chúng ta, xin Chúa ban cho họ ánh sáng ngàn thu.
Lm. Gilbert Nguyễn Kim Sang, csf
Lá Thư Mục Vụ Tháng 11 - 2024 - Lm Giuse Trần Anh Dũng
Lá Thư Mục Vụ Tháng 10 - 2024 - Lm Giuse Trần Anh Dũng
Lá Thư Mục Vụ Tháng 6 - 2024 - Lịch Sử Việc Tôn Thờ Thánh Tâm Chúa Giêsu
Lá Thư Mục Vụ Tháng 5 - 2024 - Lm Giuse Trần Anh Dũng
Lá Thư Mục Vụ Tháng 4 - 2024 - Lm Giuse Trần Anh Dũng
Lá Thư Mục Vụ Tháng 3 - 2024 - Lm Gilbert Nguyễn Kim Sang, csf
Lá Thư Mục Vụ Tháng 2 - 2024 - Lm Gilbert Nguyễn Kim Sang, csf
Lá Thư Mục Vụ Tháng 1 - 2024 - Lm Gilbert Nguyễn Kim Sang, csf
Lá Thư Mục Vụ Tháng 12 - 2023 - Lm Gilbert Nguyễn Kim Sang, csf
Lá Thư Mục Vụ Tháng 11 - 2023 - Lm Gilbert Nguyễn Kim Sang, csf
Lá Thư Mục Vụ Tháng 10 - 2023 - Lm Gilbert Nguyễn Kim Sang, csf
Lá Thư Mục Vụ Tháng 09 - 2023 - Lm Gilbert Nguyễn Kim Sang, csf
Lá Thư Mục Vụ Tháng 06 - 2023 - Lm Gilbert Nguyễn Kim Sang, csf
Lá Thư Mục Vụ Tháng 05 - 2023 - Lm Gilbert Nguyễn Kim Sang, csf
Lá Thư Mục Vụ Tháng 04 - 2023 - Lm Gilbert Nguyễn Kim Sang, csf
Lá Thư Mục Vụ Tháng 03 - 2023 - Lm Gilbert Nguyễn Kim Sang, csf
Lá Thư Mục Vụ Tháng 02 - 2023 - Lm Gilbert Nguyễn Kim Sang, csf
Lá Thư Mục Vụ Tháng 01 - 2023 - Lm Gilbert Nguyễn Kim Sang, csf
Lá Thư Mục Vụ Tháng 12 - 2022 - Lm Gilbert Nguyễn Kim Sang, csf