KÍNH NHỚ TỔ TIÊN …
Biết lấy gì đền đáp nghĩa mẹ, biết lấy gì đến đáp ơn cha,
Bao la ví như đại dương, sâu thẩm tựa như đáy biển …
H |
àng năm, Giáo Hội dành riêng tháng 11 để cầu nguyện cho các tín hữu đã qua đới. Đây cũng là dịp để chúng ta tưởng nhớ đến tổ tiên ông bà cha mẹ đã khuất núi để xin lễ, cầu nguyện, viếng mộ … trong tâm tình hiếu thảo của bổn phận làm con, không quên công ơn của những đấng sinh thành đã nặng công dưỡng dục chúng ta khôn lớn nên người.
Ngay thời tiền cổ, con người đã tổ chức lễ an táng cho người
quá cố vì họ không xem con người như một loài thú vật chết rồi không còn giá trị
gì nữa. Họ tôn trọng thân xác người quá cố dù không còn sinh khí qua việc chôn
cất như ngôi mộ của El Tabun ở Do thái được xác định có từ 120 000 năm trước.
Về sau, qua các di tích tìm thấy trong các quan tài được khai quật, người ta hiểu
ngay là từ xa xưa, con người đã tin vào sự sống bên kia thế giới, và theo các
nhà nhân chủng học, đã có những nghi lễ tiễn đưa người hấp hối bước qua ngưỡng
cửa của sự chết. Nói cách khác, con người tin là người quá cố vẫn sống dù thân
xác của họ có trở thành tro bụi dưới lòng đất. Vì thế, với những nghi lễ tiễn đưa
và an táng, họ vừa thể hiện sự kính trọng yêu mến dành cho người quá cố, vừa biểu
hiện niềm tin vào sự trường tồn của đới sống con người. Chết không phải là hết.
Dù cho có từ giã cỏi đời nầy, người quá cố vẫn sống và họ sống ở một nơi nào đó
mà mắt người không thấy được.
Người Việt Nam chúng ta không những tôn trọng thi hài của
người quá cố mà còn tôn kính họ qua việc lập bàn thờ tổ tiên trong gia đình. Đây
là một truyền thống và cũng là một tín ngưỡng lâu đời của người Việt Nam, xuất
phát từ chữ « hiếu ».
« Uống nước
nhớ nguồn, làm con phải hiểu :
Công cha như núi
thái sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. »
Thờ kính tổ tiên cũng là một nét đẹp văn hóa Việt Nam khi
những người con, người cháu trong gia đình luôn nhớ đến công ơn ông bà, cha mẹ đã
không quản ngại gian lao nuôi nấng dưỡng dục để họ nên người và xây dựng tình yêu
thương đoàn kết giữa những người cùng huyết thống. Vì thế, trong các gia đình
Việt Nam, kể cả các gia đình Công giáo, đều có bàn thờ tổ tiên với di ảnh của
những người quá cố. Ngày ngày một nén nhang được thấp lên để nói lên lòng thành
của con cháu. Cữ chỉ nầy cũng biểu hiện sự hiệp thông giữa những người đã khuất
và những người sống trong gia đình. Cái chết không cắt đứt được mối giây thiêng
liêng của tình yêu thương dành cho nhau.
« Theo quan niệm
truyền thống của người Việt Nam, con người có hồn và xác. Xác chết đi, nhưng hồn
vẫn sống và tồn tại mãi ở bên kia thế giới. mà hồn mới là yếu tố cao quý của
con người. Với quan niệm « dương sao âm vậy », con người sau khi chết
vẫn có một cuộc sống nơi suối vàng giống như cuộc sống nơi trần thế với những
nhu cầu ăn, mặc, chi tiêu và cả tích lũy phòng khi bát trắc. Vì thế, những người
thân cần cùng giỗ để tổ tiên không bị thiếu thốn nơi chín suối. Với quan niệm
như vậy, người Việt Nam coi việc cúng giỗ là một đạo hiếu và họ không bao giờ bỏ
cúng giỗ ông bà cha mẹ, cúng giỗ tổ tiên của mình. » (Lê Đức Hạnh – Báo Mục
vụ Thụy sĩ số 380).
Mang trong mình giòng máu Việt Nam, người công giáo chúng
ta cũng không quên cội nguồn và luôn tưởng nhớ đến ông bà tổ tiên, không chỉ vì
tình cảm sâu đậm trong lòng, mà còn vì niềm tin vì đó là giới luật của Thiên Chúa :
« Hãy thảo kính cha mẹ », giới luật thứ tư trong mười giới luật mà
Thiên Chúa đã ban cho dân của Ngài. Thảo kính cha mẹ không những khi cha mẹ còn
sống, mà cả khi cha mẹ đã qua đời. « Giáo Hội coi « gia đình là nền tảng
để từ đó xác định những tương quan khác trong thân tộc » (GLCG 2202). Dĩ
nhiên các tương quan này không chỉ nhất thời nối kết các phần tử của gia đình với
nhau và gia đình với họ hàng hôm nay, nhưng cũng tồn tại theo thời gian, thế hệ
trước nối với thế hệ sau thành tương quan tiền nhân với hậu duệ. Mọi phần tử
trong gia đình nối kết với nhau, với họ hàng bằng tình nghĩa và nối kết với ông
bà tổ tiên bằng lòng thảo hiếu. Chúng ta nhìn nhận truyền thống thảo hiếu với tổ
tiên nơi miền đất này đã được Chúa Thánh Thần gieo hạt, « Chính Thần Khí,
Đấng gieo những hạt giống Lời Chúa, hiện diện trong các tập quán và văn hóa khác
nhau, chuẩn bị cho chúng được trưởng thành đầy đủ trong Chúa Kitô. » (Văn
kiện của HĐGMVN về việc Thờ kính Tổ tiên 2019)
Cũng theo Văn kiện này, « theo đạo Chúa không là bất
hiếu với tổ tiên nhưng vẫn hiệp thông với các ngài qua mầu nhiệm « các thánh
thông công ». Với mầu nhiệm này, nhờ ơn cứu độ viên mãn của Đức Kitô, là vua
vũ trụ và là chủ dòng lịch sử, chúng ta thể hiện lòng biết ơn tổ tiên. Cũng như
con cháu của các tổ phụ Abraham, Isaac, Giacob luôn hy vọng được nhận lãnh ơn lành
của Chúa đổ tràn xuống qua các tổ phụ, chúng ta cũng cậy nhờ phúc lành Chúa ban
qua tổ tiên ông bà để con cháu được nhận phúc ấm của các ngài. »
Như thế, ngoài truyền thống dân tộc, việc thờ kính tổ tiên
cũng xuất phát ngay từ đạo lý Kitô giáo. « Con cái luôn phải biết công ơn
dưỡng dục sinh thành của cha mẹ, không ngoại trừ một lý do nào, bởi đó không chỉ
là bổn phận mà còn là việc đạo đức mà con cái dành tặng cha mẹ, cũng là việc làm
đẹp dâng lên Thiên Chúa. Kinh Thánh nhìn nhận niềm hạnh phúc của một gia đình là
cha mẹ biết yêu thương con cái và con cái biết vâng lời, hiếu thảo với cha mẹ. Đây
chính là cơ sở để người giáo dân Công giáo thực hành việc thờ kính tổ tiên. CĐ
Vatican II cũng đã nhấn mạnh đến sự hiệp thông giữa những người còn sống và những
người đã mất như sau : Tất cả những ai thuộc về Chúa Kitô và lãnh nhận Thánh
Thần đều họp thành Giáo Hội duy nhất và liên kết với nhau trong Ngài. Bởi vậy,
sự hiệp nhất giữa người còn sống nơi dương thế với các anh em đã yên nghỉ trong
bình an Chúa KItô không hề bị gián đoạn. Trái lại, Giáo Hội xưa nay luôn tin rằng
sự hiệp nhất đó còn được vững mạnh hơn nhờ việc truyền thông cho nhau. » (Lê
Đức Hạnh)
Tháng 11, tháng cầu cho những người tín hữu đã qua đời. Ngoài
việc lập bàn thờ để kính nhớ ông bà tổ tiên và nói lên lòng hiếu thảo của mình,
chúng ta không quên đọc kinh và xin lễ cho họ, vì thánh lễ là bí tích của
ơn cứu độ. Xin lễ cho những người thân đã qua đời là chúng ta cậy trông vào
tình yêu của Chúa Kitô để xin Ngài ban cho họ sớm hưởng hạnh phúc thiên đàng. Hơn
nữa, một khi đã nhắm mắt xui tay, những người quá cố chỉ còn biết trông vào lời
nguyện cầu của chúng ta để xin Chúa ban cho họ ánh sáng ngàn thu. Đó cũng là sự
giúp đỡ của chúng ta dành cho họ, nói lên sự hiệp thông trong gia đình dù cho có
ly biệt kẻ ở người đi.
Vì danh Chúa nhân
từ, chúng con cậy vì danh Chúa nhân từ
Xin cho các linh hồn
được lên chốn nghỉ ngơi.
Lm. Gilbert Nguyễn Kim Sang, csf
Lá Thư Mục Vụ Tháng 11 - 2024 - Lm Giuse Trần Anh Dũng
Lá Thư Mục Vụ Tháng 10 - 2024 - Lm Giuse Trần Anh Dũng
Lá Thư Mục Vụ Tháng 6 - 2024 - Lịch Sử Việc Tôn Thờ Thánh Tâm Chúa Giêsu
Lá Thư Mục Vụ Tháng 5 - 2024 - Lm Giuse Trần Anh Dũng
Lá Thư Mục Vụ Tháng 4 - 2024 - Lm Giuse Trần Anh Dũng
Lá Thư Mục Vụ Tháng 3 - 2024 - Lm Gilbert Nguyễn Kim Sang, csf
Lá Thư Mục Vụ Tháng 2 - 2024 - Lm Gilbert Nguyễn Kim Sang, csf
Lá Thư Mục Vụ Tháng 1 - 2024 - Lm Gilbert Nguyễn Kim Sang, csf
Lá Thư Mục Vụ Tháng 12 - 2023 - Lm Gilbert Nguyễn Kim Sang, csf
Lá Thư Mục Vụ Tháng 11 - 2023 - Lm Gilbert Nguyễn Kim Sang, csf
Lá Thư Mục Vụ Tháng 10 - 2023 - Lm Gilbert Nguyễn Kim Sang, csf
Lá Thư Mục Vụ Tháng 09 - 2023 - Lm Gilbert Nguyễn Kim Sang, csf
Lá Thư Mục Vụ Tháng 06 - 2023 - Lm Gilbert Nguyễn Kim Sang, csf
Lá Thư Mục Vụ Tháng 05 - 2023 - Lm Gilbert Nguyễn Kim Sang, csf
Lá Thư Mục Vụ Tháng 04 - 2023 - Lm Gilbert Nguyễn Kim Sang, csf
Lá Thư Mục Vụ Tháng 03 - 2023 - Lm Gilbert Nguyễn Kim Sang, csf
Lá Thư Mục Vụ Tháng 02 - 2023 - Lm Gilbert Nguyễn Kim Sang, csf
Lá Thư Mục Vụ Tháng 01 - 2023 - Lm Gilbert Nguyễn Kim Sang, csf
Lá Thư Mục Vụ Tháng 12 - 2022 - Lm Gilbert Nguyễn Kim Sang, csf