NHÂN CHỨNG ĐỨC TIN
Thánh Oscar Romero
« Phúc cho những ai bị bách hại
vì lẽ công chính, vi Nước Trời là của họ. » (Mt 5 ; 10). Lời chúc
phúc của Chúa Giêsu trong bài giảng trên núi đã được thánh Matheu ghi lại trong
quyển Tin Mừng của mình. Một lời chúc phúc có giá trị ngàn đời để cổ vũ mọi người
sống công chính dù cho có bị bách hại vì lý tưởng sống của mình. Không chỉ là một
lời chúc phúc, nhưng còn là một lời hứa và là phần thưởng cho những ai đem ra
thực hành lời chúc phúc ấy.
Người
công chính là ngừời sống ngay lành, không giả dối, không nịnh bợ, không sống
theo kiểu « gió thổi chiều nào thì ta che chiều đó » mà sống theo
đúng tiếng gọi của lương tâm của mình. Người công chính còn được hiểu là họ sống
theo lý tưởng của đời mình, và nếu là kitô hữu, họ sống vì niềm tin, vì Đức
Kitô, và cố gắng thực thi Lời của Ngài. Vì họ ngay thẳng, nên nhiều khi gặp sự
chống đối, chỉ trích của người khác và cũng có thể bị sát hại vì lòng ghen
tương và thù hận. Lịch sử cho thấy đã có biết bao người công chính đã bị giết
chết như Gandhi, Martin Luther King … Kinh Thánh cũng đã ghi lại câu chuyện
Abel, người công chính đầu tiên đã bị anh mình là Caïn giết chết vì ghen tương
(Sáng thế 4,1-8). Và cũng đã có biết bao người công chính đã bị giết chết vì
không tuân theo lệnh vua từ bỏ luật Thiên Chúa và tôn thờ ngẫu tượng là thần Diônysos.
(x. Macabê II 6-7). Đến thời Chúa Giêsu, vị tử đạo tiên khởi của Giáo Hội là
thánh Stêphanô, cũng vì lòng ghen tương của các niên trưởng và ký lục mà bị ném
đá đến chết. (x. CV 6,8 - ,3).
Theo
suốt chiều dài lịch sử hơn hai ngàn năm của Giáo Hội, đã có biết bao người vì
niềm tin và tình yêu của mình vào Đức Ki tô mà phải đánh đổi mạng sống của mình
bằng cái chết. Giáo Hội Việt Nam cũng đã có 117 Vị Thánh Tử Đạo. Đó là bằng chứng
cụ thể về sự công chính mà các ngài đã sống và phần thưởng mà các ngài lãnh nhận,
chính là cành Thiên Tuế trong vinh quang Nước Trời.
Chiêm ngắm các Thánh Tử đạo, chúng ta liên tưởng về thời đại ngày nay. Tưởng rằng với sự tiến triển của các nền văn hóa dân tộc, sự phát triển của tâm lý xã hội có thể giải thoát con người khỏi những tư ttuởng, tập quán lạc hậu, người công chính sẽ được tôn trọng hơn, nhưng « dòng đời hôm nay vẫn còn đó, những con người công chính, lương thiện vẫn bị trù dập và cô lập giữa xã hội mà công bình bác ái đã không còn công minh. Đồng tiền và quyền lực đã làm cán cân công lý bị bẻ gẫy. Người công chính, kẻ lương thiện vẫn là nạn nhân của bất công, gian dối và tham lam. Biết bao người đã để cho bóng tối của lòng tham nổi loạn đến nỗi chà đạp lương tri và nhân phẩm của bản thân và đồng loại. Con người ngày nay vẫn nhân danh hạnh phúc của riêng mình để kết án tử hình người khác, nhất là các thai nhi vô tội. Biết bao cha mẹ đã viện ra nhiều lý do để loại trừ những đứa con trong lòng mình một cách dửng dưng đáng sợ. Con người chỉ vì lòng tham, chỉ vì tính ghen tỵ, chỉ vì thói kiêu căng giả hình vẫn đang tìm cách làm hại cuộc đời của nhau. Bao lâu chúng ta còn nuôi dưỡng những ý đồ bất chính, những thủ đoạn gian tham, những ích kỷ nho nhen là bấy lâu vẫn còn đó những con người lương thiện bị đe doạ, bị hành hạ và loại trừ. Và như thế, Đức Kitô vẫn lại phải chịu những bản án bất công mà con người dành cho Chúa. Đức Kitô vẫn tiếp tục bị cô đơn và khước từ giữa dòng đời này. » (Lm. Tạ Duy Tuyền – Bài giảng Lễ Lá)
Trong
Tông Huấn « Hãy Vui Mừng và Hoan Hỉ », GH Phanxicô cũng đã nói :
« Chính Chúa Giêsu cảnh báo rằng con đường mà Người đề nghị thi đi ngược
dòng, thậm chí bắt chúng ta thách thức xã hội ằng cách sống của mình, và vì thế
trở thành một sự quấy rầy. Người nhắc chúng ta về vô số người đã và đang bị
bách hại chỉ vi họ đấu tranh cho công lý, vì họ nghiêm túc dấn thân cho Thiên
Chúa và cho tha nhân […] Bách hại không phải là chuyện của quá khứ, vì hôm nay
chúng ta cũng kinh nghiệm nó, hoặc là qua việc đổ máu, như điều đã xãy ra với rất
nhiều người tuẫn đạo thời nay, hoặc bằng những cách tinh tế hơn, như bị vu khống
và bị lừa dối. Chúa Giêsu gọi chúng ta là « có phúc » khi người ta
« vu khống anh em đủ điều xấu xa vì Thầy » (Mathêô 5,11). Có những
lúc khác, bách hại có thể mang hình thức chế giễu, trong đó người ta tìm cách
phỉ báng đức tin của chúng ta và cố biến chúng ta thành như trò cười. » Và
ĐGH đã kết luận : « Chấp nhận sống con đường của Tin Mừng hằng ngày,
dù có thể phải trả giá : đó là thánh thiện. »
Sống
con đường của Tin Mừng là lời mời gọi trở nên thánh thiện và hoàn thiện như Cha
trên trời. Đó cũng là lời mời gọi hãy ra đi loan báo và làm chứng cho Tin Mừng,
xả thân cho Đức Kitô. Ngài là Lời Tin Mừng sống động cho mỗi người chúng ta ngày
nay. Ngày 14/10/2018, cùng với 5 vị Chân phước khác, trong đó có Chân phước GH
Phaolô IV, ĐGH Phanxicô đã phong Hiển thánh ĐC Oscar Roméro, Tồng Giám mục Giáo
phận San Salvador, bị bắn chết trong lúc cử hành thánh lễ cho bệnh nhân tại
nguyện đường Bệnh viện Chúa Quang Phòng (Divine Providence) ở thủ đô San
Salvador. Ngài là một giám mục đầy tình yêu thương dành cho người nghèo và
không nhần ngại tố cáo những tội ác, bất công do giới cầm quyền gây nên để bảo
vệ, bênh vực những người người bị áp bức khốn khổ. Chính vì lòng dũng cảm của
ngài mà ngài đã trở thành cái chướng ngại vật, một thứ gai nhọn trong mắt những
người có quyền thế tại El Salvador. Dù luôn bị đe dọa, luôn đối diện với hiểm
nguy, ngài vẫn không im lặng trước những bất công do những người « cậy quyền
ỷ thế » gây ra. Chiều ngày 24/3/1980, một tên giết người đã được thuê, hắn
đã vào nhà nguyện của bệnh viện bắn một phát vào tim của ĐC Romero khi ngài
đang nâng cao chén lễ vào lúc dâng lễ vật. Ngài đã hy sinh cho dân tộc của ngài
như ngài vừa nói trong bài giảng : « Ước gì thân xác được hiến tế và
máu đã hy sinh vì nhân loại cũng soi sáng cho chúng ta hiến dâng thân xáx và
máu vì nỗi đau đớn và khốn khổ như Chúa Giêsu Kitô ; không phải là vì
chúng ta nhưng để mang lại cho dân tộc chúng ta hoa trái của công lý và bình
an. » Ngày 13/09/1993, Giáo Hội nhìn nhận cái chết của ngài là sự tử đạo
vì Đức Tin và ngày 23/05/2015, tại guảng trường Đấng Cứu độ thế giới ở San
Salvador, ĐHY Angelo Amato đã chủ sự Thánh lễ tuyên phong ĐC Romero lên hàng
Chân phước.
Thánh Oscar Romero đã để lại một gương sáng cho chúng ta và cho
toàn Giáo hội nói chung. : bênh vực người nghèo, bênh vực người « thấp
cổ bé họng » bị áp bức trong xã hội dù phải trả giá bằng mạng sống của
mình. Đó là con đường mà chính Chúa Giêsu đã đi qua. Cũng vì cứu chữa và bênh vực
những người bị loại trừ khỏi công đống tín hữu vì bệnh tật mà Ngài đã bị vu oan
để rồi vì lòng ghen tương mà bị kết án tử hình và đóng đinh trên Thập giá. «
Không có tình yêu nào cao quí hơn tinh yêu của người hiến mạng sống vì người
mình yêu. » (Gioan 15,13) Nhưng cũng vì sự hy sinh đó mà Ngài đã mang ơn cứu
dộ đến cho nhân loại.
“Ai
muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống mình vì Thầy,
thì sẽ tìm được mạng sống ấy". (Mathêô 16,25)
Lm. Gilbert Nguyễn Kim Sang, csf
Lá Thư Mục Vụ Tháng 11 - 2024 - Lm Giuse Trần Anh Dũng
Lá Thư Mục Vụ Tháng 10 - 2024 - Lm Giuse Trần Anh Dũng
Lá Thư Mục Vụ Tháng 6 - 2024 - Lịch Sử Việc Tôn Thờ Thánh Tâm Chúa Giêsu
Lá Thư Mục Vụ Tháng 5 - 2024 - Lm Giuse Trần Anh Dũng
Lá Thư Mục Vụ Tháng 4 - 2024 - Lm Giuse Trần Anh Dũng
Lá Thư Mục Vụ Tháng 3 - 2024 - Lm Gilbert Nguyễn Kim Sang, csf
Lá Thư Mục Vụ Tháng 2 - 2024 - Lm Gilbert Nguyễn Kim Sang, csf
Lá Thư Mục Vụ Tháng 1 - 2024 - Lm Gilbert Nguyễn Kim Sang, csf
Lá Thư Mục Vụ Tháng 12 - 2023 - Lm Gilbert Nguyễn Kim Sang, csf
Lá Thư Mục Vụ Tháng 11 - 2023 - Lm Gilbert Nguyễn Kim Sang, csf
Lá Thư Mục Vụ Tháng 10 - 2023 - Lm Gilbert Nguyễn Kim Sang, csf
Lá Thư Mục Vụ Tháng 09 - 2023 - Lm Gilbert Nguyễn Kim Sang, csf
Lá Thư Mục Vụ Tháng 06 - 2023 - Lm Gilbert Nguyễn Kim Sang, csf
Lá Thư Mục Vụ Tháng 05 - 2023 - Lm Gilbert Nguyễn Kim Sang, csf
Lá Thư Mục Vụ Tháng 04 - 2023 - Lm Gilbert Nguyễn Kim Sang, csf
Lá Thư Mục Vụ Tháng 03 - 2023 - Lm Gilbert Nguyễn Kim Sang, csf
Lá Thư Mục Vụ Tháng 02 - 2023 - Lm Gilbert Nguyễn Kim Sang, csf
Lá Thư Mục Vụ Tháng 01 - 2023 - Lm Gilbert Nguyễn Kim Sang, csf
Lá Thư Mục Vụ Tháng 12 - 2022 - Lm Gilbert Nguyễn Kim Sang, csf