M |
ột trong những quan tâm lớn nhất hiện nay của thế giới, chắc hẳn là sức khỏe của con người. Làm sao không quan tâm được khi bệnh ung thư cũng như bao thứ bệnh nan y như bệnh Sida, bệnh dịch Ebola … đã cướp đi bao nhiêu mạng người. Theo báo cáo của WHO (Tổ chức Y tế Quốc tế), năm 2015, có hơn một triệu ngưới chết vì bệnh Sida, và vào những năm 2014, bệnh dịch Ebola đã lấy đi mạng sống của hơn năm ngàn người. Còn nạn nhân của bệnh ung thư thì ngày nào cũng có, cho dù ngành khoa học hiện đại cố tìm phương thức trị liệu, các chuyên viên y tế hết sức cố gắng chữa trị và chăm sóc, tuy nhiên cũng đều bất lực trước căn bênh này. Trước những thực trạng đó, con người mới ý thức được là cần phải bảo vệ sức khỏe để có thể sống lành mạnh và sống lâu dài. Thật đúng như cha ông chúng ta thường nói : « Sức khỏe là vàng, hay có sức khỏe là có tất cả ». Từ đó, chúng ta hiểu vì sao mà mội dịp Xuân về Tết đến, chúng ta thường chúc cho nhau « sức khỏe dồi dào ».
Vì « sức khỏe là vàng » nên ngày nay con người tìm mọi cách để bảo vệ nó như tìm ăn các thức ăn có nhiều chất hữu cơ (aliments bio) không được chăm sóc, vun trồng hay bảo vệ bằng hóa chất, tránh ăn những thức ăn có nhiều chất béo có thể gây ra bệnh mỡ trong máu (cholestérol), và từ đó, gây ra những bệnh khác như cao áp huyết, tai biến mạch máo não. Khắp nơi, Bộ Y tế luôn kêu gọi mọi người nên thận trọng trong đới sống sinh lý, hạn chế tối đa những thứ làm hại đến sức khỏe như rượu, thuốc lá, ma túy, … , cố gắng tập thể dục thể thao và có một nếp sống quân bình và thanh thản.
Bảo vệ sức khỏe cũng là mối ưu tư của ĐGH Phanxicô. Theo Thông tấn xã Vatican, ngày thứ bảy 28/4/2018, trước các đại biểu tham dự buổi bế mạc Hội nghị Quốc tế « Đoàn kết để Chữa trị », ĐGH đã khuyến khích mọi người từ các quan niệm sống, văn hóa, xã hội và tôn giáo khác nhau hãy suy tư và chia sẻ những kiến thức về chăm sóc sức khỏe của họ và cùng cam kết chăm sóc cho những người bệnh và đau khổ, đặc biệt là những người đang gặp khó khăn về văn hóa và xã hội. Theo lời ĐGH, điều quan trọng đầu tiên phải làm là phòng bệnh, vì đó là bước đầu tiên để chăm lo sức khỏe. Phòng bệnh không những bằng cách tránh tiêu thụ những loại có hại đến sức khỏe như thuốc lá, rượu, mà còn bằng cách tránh đào thải các độc tố vào không khí, trong nước và trong đất. Duy trì và bảo vệ thiên nhiên vì lợi ích nhân loại ngày nay cũng là cách để chuẩn bị cho tương lai. Chúng ta sẽ để lại gì cho con cháu chúng ta ngày mai ?
Trong Thông điệp « Laudato Sí» (Vinh Danh Thiên Chúa) được ban hành ngày 18/6/2015, ĐGH Phanxicô đã mời mọi người hãy chăm sóc căn nhà chung là trái đất mà Thiên Chúa đã trao ban cho chúng ta : « Việc đòi hỏi khẩn thiết để bảo vệ cho ngôi nhà chung của chúng ta, cũng đưa đến việc cả gia đình nhân loại phải kết hợp với nhau, tìm cách phát triển lâu dài và trọn vẹn, vì chúng ta biết, mọi vật đều có thể thay đổi. Đấng Sáng Tạo không bỏ rơi chúng ta, không bao giờ Người rút lại chương trình tình yêu của Người, Người cũng không hối hận khi sáng tạo nên chúng ta. Nhân loại có khả năng cộng tác với nhau để xây dựng ngôi nhà chung của chúng ta. Tôi muốn chào đón, động viên và cảm ơn tất cả mọi người hoạt động trong nhiều lãnh vực khác nhau, bảo vệ ngôi nhà chung mà chúng ta cùng chia sẻ. Tôi đặc biệt cám ơn những người can đảm giải quyết các hậu quả bi đát về vấn đề tàn phá môi trường ảnh hưởng trên đời sống những người nghèo nhất trên thế giới. Giới trẻ đòi buộc chúng ta phải thay đổi. Họ tự hỏi, có khả năng nào xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn, mà không nghĩ đến cơn khủng hoảng môi trường và đau khổ của những người bị loại ra bên ngoài xã hội. » (x.số 13)
Chắc hẳn tâm tình của ĐGH Phanxicô không khác gì tâm tình của Chúa Giêsu cách đây hơn hai ngàn năm : luôn ưu tư cho sự sống của con người và sức khỏe của họ. Lúc còn sinh tiền, sau khi rời bỏ mái ấm gia đình ở miền quê Nazareth, Chúa Giêsu đã bôn ba đi khắp nơi rao giảng Nước Trời và kêu gọi lòng thống hối. Ngài mạc khải cho mọi người biết chính Ngài là Đấng thiên sai, đến để cứu nhân loại. Và để chứng minh điều này, ở bất cứ nơi nào Ngài đi qua, Ngài cũng chữa lành các bệnh nhân đến với Ngài. Thánh Maccô đã ghi lại trong Phúc âm của mình như sau : « Khi ấy Chúa Giêsu ra khỏi hội đường. Người cùng với Giacôbê và Gioan đến nhà Simon và Anrê. Lúc ấy bà nhạc gia của Simon cảm sốt nằm trên giường, lập tức người ta nói cho Người biết bệnh tình của bà. Tiến lại gần, Người cầm tay bà, và nâng đỡ dậy. Bà liền khỏi cảm sốt và đi tiếp đãi các Ngài. Chiều đến, lúc mặt trời đã lặn, người ta dẫn đến Người tất cả những bệnh nhân, tất cả những người bị quỷ ám ; và cả thành tụ họp trước cửa nhà. Người chữa nhiều người đau ốm những chứng bệnh khác nhau, xua trừ nhiều quỷ … » (Maccô 1,29-34). Và ở một nơi khác, Ngài cũng đã chữa một người câm điếc được lành bệnh (xem Maccô 7,31-37). Phần thánh Mattêô, ngài đã ghi lại chuyện Chúa Giêsu chữa người đầy tớ của viên đại đội trưởng bị tê liệt và hai người bị quỷ ám (xem Mathêô 8). Ngài cũng đã chữa lành người bị bại liệt, người phong hủi hay người đàn bà bị bệnh băng huyết. (xem Mathêô 9).
Những phép lạ mà Chúa Giê su đã làm trên đây đã nói lên lòng ưu ái và xót thương của Chúa Giêsu dành cho những người bị bệnh tật, khổ đau dày vò xác thân. Những bệnh tật về thể xác đã làm chọ họ mất đi tất cả nhân phẩm, bị miệt thị, bị loại ra khỏi công đoàn tín hữu và bị bỏ rơi bên lề xã hội. Trước hoàn cảnh ác nghiệt đó, Chúa Giêsu đã phục hồi sức khỏe của họ, phục hồi nhân phẩm của họ và đưa họ trở về với cộng đoàn tín hữu. « Hãy đi trình diện với các tư tế » (Luca 17,14). Nhưng Chúa Giêsu không chỉ lo đến sức khỏe thân xác của con người qua việc chữa lành bệnh tật. Ngài còn nuôi dưỡng những ai đến nghe Ngài giảng dạy như khi Ngài hóa năm chiếc bánh và hai con cá ra nhiều để nuôi năm ngàn người, và đã được ghi lại trong Phúc âm theo thánh Maccô (xem Maccô 6,34-44). Và Chúa Giêsu cũng không chỉ nuôi dưỡng phần xác con người để họ có được một sức khỏe tốt hay nuôi dưỡng tinh thần của họ bằng lời giáo huấn của Ngài để họ có thêm niềm tin, Ngài còn quan tâm đến sự sống đời đời của họ. Chính vì thế, Ngài đã lập ra Bí tích Thánh Thể, Bí Tích của tình yêu viên mãn : « Này là Mình Thầy, hãy nhận lấy mà ăn … Này là Máu Thầy, hẫy nhận lấy mà uống … Ai ăn thịt và uống máu Thầy sẽ được sống đời đời. » (Gioan 6,59)
Với niềm tin của người Kitô hữu, mỗi khi họ tham dự thánh lễ, họ tin rằng bánh và rượu trên bàn thờ, một khi đã được truyền phép, trở thành Mình và Máu Chúa Kitô. Đó chính là sự sống và thân xác của Chúa Giêsu được dâng hiến cho Chúa Cha khi xưa trên thập giá và ngày nay được tái diễn trên bàn thánh. Sự sống của Chúa Giê su đã trở nên nguồn luơng thực thần linh và ban tặng cho những ai tin vào Ngài, vừa để nuỗi dưỡng họ, vừa để họ kết hiệp mật thiết với Ngài và sống trong Ngài hầu được sống đời đời. " Cũng như Cha, là Ðấng hằng sống đã sai Ta, nên Ta sống nhờ Cha, thì kẻ ăn Ta, chính người ấy cũng sẽ sống nhờ Ta. Ðây là bánh bởi trời xuống. Không phải như cha ông các ngươi đã ăn manna và đã chết, ai ăn bánh này thì sẽ sống đời đời." (Gioan, 6,57-58)
Như thế, là Kitô hữu, ngoài việc bảo vệ sức khỏe phần xác bằng một nếp sống điều độ, lành mạnh, chúng ta cũng phải quan tâm đến sức khỏe của tâm hồn bằng việc đạo đức thiêng liêng, và nhất là siêng năng đến với Chúa Giêsu Thánh Thể để được nuôi dưỡng bằng chính Mình và Máu của Ngài. Đó là luơng thực thần linh được trao ban nhưng không và được trao ban với tất cả tình yêu của Con Thiên Chúa. « Không có tình yêu nào lớn hơn tình yêu của người thí mạng vì bạn hữu mình.» (Gioan 15,13). Chính vì tinh yêu vô bờ bến của Ngài dành cho chúng ta mà Ngài đã « phát minh » một sự hiện diện độc đáo dưới hình bánh và rượu để ở lại với chúng ta – « Thầy ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thề » (Mathêô 18,20b) – và trở thành lương thực thần linh nuôi sống chúng ta.
Một cuộc sống lành mạnh, một sức khỏe dồi dào cả hồn lẫn xác, chắc hẳn đó phải là mục tiêu cần đạt tới cho mỗi người chúng ta trong Năm Mục vụ mới này.
Lm. Gilbert Nguyễn Kim Sang, csf
*** *** ***
TÂN BAN MỤC VỤ VÀ BAN KINH TẾ
Ngày Chúa nhật 16/9/2018, ĐÔ Xavier Rambaud, Đại diện ĐTGM Paris và phụ trách các CĐ Ngoại Kiều tại Paris, đã dâng lễ và công nhận các Ban Mục Vụ và Ban Kinh Tế vừa được thành lập.
a. Ban Mục Vụ
Ban Đại diện : Đại diện : A. Lê Đình Thông / Phó Đại diện : A. Võ Tri Văn / Thư ký : A. Loch Sotha Khoa.
Thành viên : Các Anh Chị Charles Hồng - Phạm Tay Hải - Nguyễn Minh Dương - Nguyễn Mạnh Hiếu - Nguyễn Đức Thiệp – Many Hùng - Trần Anh Dũng - Nguyễn thị Nhựt Thu – Đào Kim Phượng - Jean-Michel Souppaya – Dương Quỳnh Châu - Nguyễn Đình Chiểu - Nguyễn Xuân Chương - Nguyễn thị Tắc - Pierre Veaux – Trần thị Trúc Tiên.
Dự khuyết : Các Anh Chị Đỗ Duy Minh Trí – Lê thị Xiêm - Phạm Phú Thịnh – Chea Tâm - Nguyễn Trung Ánh - Huỳnh Công Thành - Trần thị Phúc - Huỳnh Bá Thu Cúc - Trần Thiệu Đức – Vũ Đình Khiêm - Trần thị Kim Uyên - Nguyễn Nhaty – Võ Thành Nhân - Nguyễn Anh Thơ.
Lá Thư Mục Vụ Tháng 11 - 2024 - Lm Giuse Trần Anh Dũng
Lá Thư Mục Vụ Tháng 10 - 2024 - Lm Giuse Trần Anh Dũng
Lá Thư Mục Vụ Tháng 6 - 2024 - Lịch Sử Việc Tôn Thờ Thánh Tâm Chúa Giêsu
Lá Thư Mục Vụ Tháng 5 - 2024 - Lm Giuse Trần Anh Dũng
Lá Thư Mục Vụ Tháng 4 - 2024 - Lm Giuse Trần Anh Dũng
Lá Thư Mục Vụ Tháng 3 - 2024 - Lm Gilbert Nguyễn Kim Sang, csf
Lá Thư Mục Vụ Tháng 2 - 2024 - Lm Gilbert Nguyễn Kim Sang, csf
Lá Thư Mục Vụ Tháng 1 - 2024 - Lm Gilbert Nguyễn Kim Sang, csf
Lá Thư Mục Vụ Tháng 12 - 2023 - Lm Gilbert Nguyễn Kim Sang, csf
Lá Thư Mục Vụ Tháng 11 - 2023 - Lm Gilbert Nguyễn Kim Sang, csf
Lá Thư Mục Vụ Tháng 10 - 2023 - Lm Gilbert Nguyễn Kim Sang, csf
Lá Thư Mục Vụ Tháng 09 - 2023 - Lm Gilbert Nguyễn Kim Sang, csf
Lá Thư Mục Vụ Tháng 06 - 2023 - Lm Gilbert Nguyễn Kim Sang, csf
Lá Thư Mục Vụ Tháng 05 - 2023 - Lm Gilbert Nguyễn Kim Sang, csf
Lá Thư Mục Vụ Tháng 04 - 2023 - Lm Gilbert Nguyễn Kim Sang, csf
Lá Thư Mục Vụ Tháng 03 - 2023 - Lm Gilbert Nguyễn Kim Sang, csf
Lá Thư Mục Vụ Tháng 02 - 2023 - Lm Gilbert Nguyễn Kim Sang, csf
Lá Thư Mục Vụ Tháng 01 - 2023 - Lm Gilbert Nguyễn Kim Sang, csf
Lá Thư Mục Vụ Tháng 12 - 2022 - Lm Gilbert Nguyễn Kim Sang, csf