Lá thư Mục vụ tháng 12
hời gian của Năm Thánh Lòng Chúa Thương Xót đã chấm dứt (08.12.2015 -20.11. 2016), nhưng Lòng Thương Xót của Thiên Chúa là vĩnh cửu và vô biên. Chúa Giêsu là hiện thân của Lòng Chúa Thương Xót. Vì thế, chúng ta hãy lợi dụng Lễ Giáng Sinh năm nay mà suy gẫm và đi sâu vào lòng thương xót của Thiên Chúa, được thể hiện trong đời sống trần thế của Chúa Giêsu. Chúa Giêsu đến trần gian để thể hiện lòng thương xót của Thiên Chúa. Vì thế chúng tôi dựa vào Thánh Kinh trình bày nội dung của bài viết này về hai điểm : - Lòng Thương Xót của Thiên Chúa. – Chúa Giêsu thể hiện Lòng Thương xót. 1. Lòng Thương Xót của Thiên Chúa. Thương xót là ‘danh xưng’ của Thiên Chúa. Điều này chúng ta đọc thấy nhều lần trong Thánh Kinh. Chẳng hạn Trong Thánh Vịnh 86, 103, 111, 145.: Lạy Chúa, Đấng giầu lòng thương xót. Danh Chúa là ‘thương xót’. Lòng thương xót của Chúa Cao như trời rộng như biển, Chúa giàu lòng thương xót, Vói kẻ kêu xin, với kẻ thấp hèn. Giàu lòng thương xót, Chúa chậm giận và luôn trung thành… (Tv 86). Thiên Chúa thương xót chúng ta, bằng tình thương của người cha, người mẹ. Quả thật Thiên Chúa vừa là Cha, vừa là Mẹ của chúng ta. * Là Cha : « Như người cha chạnh lòng thương con cái, Chúa cũng chạnh lòng thương những ai yêu mến ngài. Như trời xanh cao hơn mặt đất, Tình Cha của Chúa cũng cao xa vời vợi (Tv 103 12-13). * Là Mẹ : Người mẹ nào quên dược con thơ của mình, Đứa con mình đã mang nặng đẻ đau ? Mà cho dù người mẹ có quên đi nữa, Phần Ta, Ta chẳng quên con (Is 49,14) Như người mẹ hiền, Ta an ủi vỗ về con (Is 66,13). Thiên Chúa thương xót mọi người, không trừ ai. Đặc biệt, Thiên Chúa thương xót những người bạc nhược, yếu đuối, bất trung. * Với hết mọi người: Người phàm chỉ thương xót kẻ thân quen, Còn Thiên Chúa, Ngài thương xót hết mọi phàm nhân, Thương xót đặc biệt những ai yếu hèn, bất trung. (Hc 18,13) * Đặc biệt những người yếu đuối: Ta giàu lòng thương xót với kẻ mồ côi, yếu đuối. Ngay kẻ bất trung Ta cũng xót thương hết tình. Ta như sương mai, làm chúng vươn lên như bông huệ, như cây ôliu.(Os 14,4-6) Là Đấng trung tín, trọng lời giao ước, Thiên Chúa tỏ lòng thương xót đặc biệt đối với những ai sống theo luật truyền và giáo huấn của Ngài. Như lời tuyên chứng sau đây của người mẹ can đảm, khuyên đứa con út trong sách Macabêô : “Con út của mẹ ơi, con đừng sợ tên đao phủ; Con hãy tỏ ra xứng đáng với các anh con. Hãy can đảm chấp nhận cái chết vì luật Chúa truyền. Mẹ tin rằng : vào ngày chung thẩm Thiên Chúa giàu lòng thương xót và trung tín, sẽ trả con và các anh con cho mẹ” (2Mc 7,29). Thiên Chúa còn tỏ lòng thương xót bằng muôn cách thế, bằng vô vàn ân huệ. Đó là lời tạ ơn của tiên tri Isaia: Con tạ ơn Chúa vì bao ân nghĩa Chúa đã thương ban. Vì lòng nhân từ và thương xót bao la dành cho nhà Ítraen. Vì tất cả những gì Chúa đã thực hiện để tỏ lòng thương xót. Qủa thật, Chúa đầy lòng thương xót và giàu ân nghĩa… (Is 63, 7-8) Vì thế để sống an vui, hạnh phúc chúng ta hãy náu mình vào lòng thương xót của Thiên Chúa, như trẻ thơ nép vào lòng mẹ. Chúa ơi, lòng con chẳng dám tự cao, Mắt con chẳng dám tự hào Chúa ơi! Chỉ mong sống mãi thanh bình, Trong lòng thương xót, cả đời an vui Như trẻ thơ nép vào lòng mẹ … (Tv 131). 2. Chúa Giêsu thực hiện lòng Thương Xót. Lòng thương xót của Thiên Chúa được tỏ hiện qua việc Chúa Giêsu đến trần gian, như lời tuyên xưng của ông Dacaria, thân sinh của Thánh Gioan Tẩy Giả: “Thiên Chúa ta đầy lòng thương xót, cho Vầng Đông, tự chốn cao vời viếng thăm ta, soi sáng những ai ngồi trong tăm tối, và trong bóng tử thần, dẫn ta bước vào đường nẻo bình an’ (Lc , 78-79). Chúa Giêsu đến trần gian là để thể hiện lòng thương xót của Thiên Chúa, muốn cứu đồ nhân loại. Thánh Phaolô đã khẳng định như vậy: ‘Qua Chúa Giêsu, Thiên Chúa thể hiện lòng thương xót và ơn cứu độ trần gian. Qua Chúa Giêsu và vì lòng thương xót của Thiên Chúa, chúng ta được nên công chính, được tái sinh và đổi mới nhờ Phép Rửa ban ơn Thánh Thần. Một khi được nên công chính nhờ ân sủng của Đức Kitô, chúng ta được thừa hưởng sự sống đời đời, như lòng chúng ta vẫn hy vọng’ (Tt 3,4-5). Chúa Giêsu thể hiện lòng thương xót đối với nhân loại bằng thái độ : ‘coi dân chúng là đàn chiên cần được chăn dắt’ giống như Thiên Chúa đã lo lắng cho dân Do Thái là đàn chiên của Ngài’. ‘Thiên Chúa phán: ‘Dàn chiên của ta đang bị tản mát, bị thú dữ cắn giết… Ta thương xót chúng, ta muốn tập trung chúng lại, chăm sóc chúng, dẫn chúng đến đồng cỏ xanh tươi để chúng ăn no nê thoải mái, rồi đưa chúng về chuồng yên ổn… ta sẽ chăm sóc đặc biệt những ai đi theo Ngài. Họ là đàn chiên tan tác, đói khát Tin Mừng: ‘Ra khỏi thuyền, Đức Giêsu thấy một đám người rất đông thì chạnh lòng thương xót, vì họ như bày chiên không người chăn dắt, và Ngài bắt đầu dạy họ nhiều điều’ (Mc 6,34). Chúa Giêsu thể hiẹn lòng thương xót bằng tình thương cụ thể: với những người bạc phước, đau yếu (Mt 8,17; 9,12), bị bệnh phong cùi (Mc 1,41), mù lòa, (Mt 20,44), tật nnguyền (Mt 9,1-8 Lc 5,17-26). với người mẹ mất con (Lc 7,11-17), người chị mất em (Ga 11,33)…. Chúa động lòng thương xót vì thấy họ có lòng tin tưởng, lòng yêu mến và đáng thương. Thánh Luca kể: ‘…Trông thấy bà mẹ thành Naim khóc thảm thiết, Chúa Giêsu động lòng thương xót và nói :’Bà đừng khóc nữa…’ (Lc 7,13). Thánh Gioan ghi lại ‘Khi đến gần Chúa Giêsu, cô Maria quỳ sụp xuống và thưa:: ‘Thưa Thầy, nếu Thầy ở đây thì em con đã không chết’. Thấy cô và nhiều người khác cũng khóc, Chúa Giêsu thổn thức trong lòng … Rồi Ngài cho ông Lazarô đã chết chôn 4 ngày được sống lai’… (Ga 32-34). Cả đời của Chúa Giêsu là một thể hiện tròn đày về lòng thương xót của Thiên Chúa: Từ việc hạ mình xuống, nhập thể trong cung lòng đức trinh nữ Maria (Lc 1,38, Ga 1,14), việc sinh ra trong cảnh khó nghèo (Lc 2,1 tt), bị lùng giết ngay từ tuổi thơ sinh , việc tị nạn qua Ai Cập (Mt 2,13-18). .. đến việc miệt mài đi rao giảng (Lc 10,8), sống nghèo khó ‘không một viên đá gối đầu’ (Mt 8,20), và sau cùng chịu thương khó, hiến mình trong Bì tích Thánh Thể (Mt 26,26-28) và trên cây Thập Tự (Mac 15 , Lc 23, Ga 18…) Tất cả chỉ có một chủ đích : tràn đổ lòng thương xót của Thiên Chúa để cứu độ loài người …, cho những ai tin vào Ngài sẽ được chia phần Sống Lại: Khi ông Gioan sai hai môn đệ đến hỏi Chúa Giêsu :”Thầy có thật là Đấng phải đến không, hay là chúng tôi còn phải đợi ai khác?. Chúa Giêsu trả lời: “hai anh trở về và kể lại cho ông Gioan thấy những điều hai ông chứng kiến: người mù được thấy, kẻ què được đi, người cùi được sạch, kẻ điếc được nghe và người chết sống lại… “ (Lc 7,18-22). Vì thế, tất cả những ai sống thiện hảo, làm việc lành phúc đức đều được ơn sống lại’ (Ga 5,28), bởi lẽ Chúa Giêsu là sự sống lại và là sự sống (Ga 11,25). Khuôn khổ của bài báo không cho phép viết dài hơn. Tôi xin được kết thúc vắn tắt rằng: Lễ Giáng Sinh không chỉ là lễ kỷ niệm ngày sinh nhật của Chúa Giêsu mà thôi. Các trẻ em hiểu đơn sơ như vậy. Các kỹ nghệ gia và các thương gia chỉ khai thác lễ Giáng Sinh để thu hoạch nhiều lợi nhuận.. Phần chúng ta, những người tin rằng ‘Thiên Chúa là tình yêu, và vì tình yêu Ngài đã ban cho nhân loại Người Con Một chí ái’ (1Ga 4,7-10). Người Con ấy chính là Đức Giêsu Kitô. Ngài đến để cứu độ loài người theo chương trình của Thiên Chúa. Nhưng chúng ta cũng có thể nói như Đức Thánh Cha Phanxicô rằng: “Đức Giêsu đến trần gian, từ khi sinh ra đến lúc về trời, đã thể hiện tròn đầy lòng thương xót vô biên của Thiên Chúa “ (Chủ nhật 24.7.2016). Như vậy, chúng ta phải mừng lễ Giáng Sinh, đặc biệt năm nay, với tâm thức ‘đi sâu vào mầu nhiệm của lòng thương xót’. Mong được như vậy! |
CHÚA GIÊSU THỂ HIỆN LÒNG THƯƠNG XÓT Vào tuần trước lễ Giáng Sinh, Đèn sao, hang đá, lung linh điện màu. Cha mẹ, anh chị, tí nhau, Họp mặt mỗi tối, nguyện cầu Chúa Trên. Cho gia đình luôn vững bền, Sống Tin, Cậy, Mến là nền Phúc Âm… Ba em chuẩn bị âm thầm, Giúp cả gia đình suy gẫm, đào sâu. Lòng Thương Xót, ôi nhiệm mầu! Nhờ ba cắt nghĩa, em thâu nhiều điều: Giáng Sinh là lễ Tình Yêu, Lễ Lòng Thương Xót, cao siêu tuyệt vời. Nhưng khi đã đi vào đời, Giêsu Cứu Thế, vâng lời Chúa Cha, Đem Lòng Thương Xót bao la, Cho người dương thế, hải hà chứa chan . Mù, què, đói, khổ, lầm than, Phong cùi, câm điếc, cơ hàn, giàu sang, Không phân biệt, Chúa sẵn sàng, Thi ân ‘Thương Xót’ dịu dàng, ủi an, Miễn sao tin, mến, thành tâm, Đợi lòng ‘Thương Xót’, dấu ấn Tình Thương… Hồng ân ‘Thương Xót’ vô lường, Được ba dẫn giải, con thương ba nhiều. Tay con nhỏ bé bao nhiêu, Lòng con rộng mở mọi chiều thênh thang, Đón nhận ơn phúc thiên đàng, Giêsu Cứu Thế, mở toang kho trời, Lòng Thương Xót, ôi tuyệt vời, Thể hiện cụ thể cả đời dương gian … Trước hang đá, con than van: ‘Xin Lòng Thương Xót, đầy tràn đêm nay, Cho ba mẹ, cho hết thảy, Niềm vui Sinh Nhật, những ngày tiếp theo…
Du Sinh |
Lá Thư Mục Vụ Tháng 11 - 2024 - Lm Giuse Trần Anh Dũng
Lá Thư Mục Vụ Tháng 10 - 2024 - Lm Giuse Trần Anh Dũng
Lá Thư Mục Vụ Tháng 6 - 2024 - Lịch Sử Việc Tôn Thờ Thánh Tâm Chúa Giêsu
Lá Thư Mục Vụ Tháng 5 - 2024 - Lm Giuse Trần Anh Dũng
Lá Thư Mục Vụ Tháng 4 - 2024 - Lm Giuse Trần Anh Dũng
Lá Thư Mục Vụ Tháng 3 - 2024 - Lm Gilbert Nguyễn Kim Sang, csf
Lá Thư Mục Vụ Tháng 2 - 2024 - Lm Gilbert Nguyễn Kim Sang, csf
Lá Thư Mục Vụ Tháng 1 - 2024 - Lm Gilbert Nguyễn Kim Sang, csf
Lá Thư Mục Vụ Tháng 12 - 2023 - Lm Gilbert Nguyễn Kim Sang, csf
Lá Thư Mục Vụ Tháng 11 - 2023 - Lm Gilbert Nguyễn Kim Sang, csf
Lá Thư Mục Vụ Tháng 10 - 2023 - Lm Gilbert Nguyễn Kim Sang, csf
Lá Thư Mục Vụ Tháng 09 - 2023 - Lm Gilbert Nguyễn Kim Sang, csf
Lá Thư Mục Vụ Tháng 06 - 2023 - Lm Gilbert Nguyễn Kim Sang, csf
Lá Thư Mục Vụ Tháng 05 - 2023 - Lm Gilbert Nguyễn Kim Sang, csf
Lá Thư Mục Vụ Tháng 04 - 2023 - Lm Gilbert Nguyễn Kim Sang, csf
Lá Thư Mục Vụ Tháng 03 - 2023 - Lm Gilbert Nguyễn Kim Sang, csf
Lá Thư Mục Vụ Tháng 02 - 2023 - Lm Gilbert Nguyễn Kim Sang, csf
Lá Thư Mục Vụ Tháng 01 - 2023 - Lm Gilbert Nguyễn Kim Sang, csf
Lá Thư Mục Vụ Tháng 12 - 2022 - Lm Gilbert Nguyễn Kim Sang, csf