LẬP GIA ÐÌNH
Đồng tác giả LONG-HẰNG
LẬP GIA ÐÌNH
Sinh ra, lớn lên, rồi cũng tới lúc phải giã từ cha mẹ để bưĩc vào đời, để tự tạo cho mình một tương lai. Nam nữ đến tuổi lớn, nếu khơng cĩ chí hướng tu trì, ai cũng đều nghĩ đến chuyện lập gia đình. Trong chương này, chúng ta nĩi đến “Lập Gia Đình” nhằm nêu bật mấy khía cạnh về Văn Hố Gia Đình dướI những tiêu đề:
· Những nguyên tắc căn bản.
. Chọn lựa bạn đời.
. Gia lễ hôn nhân.
I. NHỮNG NGUYÊN TẮC CĂN BẢN VỀ HÔN NHÂN
1. Trong văn hóa cổ truyền việt nam:
Ở đây, chúng ta chỉ nhắc đến vắn gọn ba điểm then chốt sau đây:
* Tình yêu là cốt lõi.
Như mọi nền văn hóa, văn hóa gia đình Việt Nam từ xa xưa vẫn coi việc lập gia đình là kết quả của tình yêu đôi lứa, của mơ mộng tình duyên :
Đôi ta như lửa mới nhen,
Như trăng mới mọc, như đèn mới khêu.
hoặc nữa :
Một đàn cò trắng bay quanh,
Cho loan nhớ phượng, cho mình nhớ ta.
Mình nhớ ta như cà nhớ muối,
Ta nhớ mình như Cuội nhớ Trăng.
nhưng đôi khi cũng là từ duyên nợ, mối mai :
Thân em như hạt mưa rào,
Hạ rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa.
Thân em như hạt mưa sa,
Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày.
hoặc :
Trăm năm xe sợi chỉ hồng,
Buộc người tài sắc vào trong khuông trời.
Bao giờ tài sắc có lời,
Thì ta lại cởi khuông trời cho ra.
* Chung thủy, nhất phu nhất phụ.
Chính vì tình yêu là cốt lõi, nên nó đòi sự chung thủy vợ chồng. Một cách chung văn hóa gia đình Việt nam vẫn chủ trương một vợ một chồng. Chuyện thê thiếp, vợ lẽ, nàng hầu chỉ là một hình thức bao dung của phong tục và luật pháp cho một thiểu số. Tâm lý và não trạng dân chúng Việt Nam vẫn qúy trọng thể chế nhất phu nhất phụ, chung thủy trọn vẹn của vợ chồng. Thực tế, có quá nhiều thảm cảnh vợ lẽ hay chồng chung. Người đàn bà khi sinh ra đã bị thiệt thòi về quan niệm ‘nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô, khi lớn lên, lập gia đình lại bị cái cùm ‘tòng phụ, tòng phu, tòng tử ‘, nhưng còn bị hạ giá hơn nữa trong cảnh thê thiếp, nàng hầu. Vì thế :
Đói no ăn nắm lá sung,
Chồng một thì lấy, chồng chung thì đừng;
Bởi lẽ:
Lấy chồng làm lẽ khó thay,
Đi cấy đi cầy chị chẳng kể công.
Đến tốI chị giữ lấy chồng,
Chị cho manh chiếu nằm không nhà ngoài.
Đêm đêm gọi những bớ Hai,
Mau dậy nấu, thái khoai, băm bèo.
Sống cảnh hẩm hiu, bất công như vậy, thì dù có ở trong cung điện nhà vua, cũng:
Đang tay muốn dứt tơ hồng,
Bực mình muốn đạp tiêu phòng mà ra.
* Sinh con và giáo dục con.
Vì thưong nhau, quyết tâm ăn đời ở kiếp với nhau, thì vợ chồng nghĩ đến việc sinh con cái, giáo dục con cái là lẽ đương nhiên. Và đây là một điểm rất quan trọng trong văn hóa gia đình Việt Nam. Đứa con sinh ra không dành riêng cho vợ chồng, nhưng cho cả đại gia đình, tôn tộc, họ hàng. Trong quan niệm Nho giáo có hai diểm khắt khe, mà dần dần người Việt Nam đã sửa dịu lại: không có con bị coi là một tội, trọng con trai khinh con gái. Thời xưa cũng như thời nay hai điều cơ bản là:
Gia đình không con,
Như lồng không chim,
Nhưng khi đã có con, thì phải giáo dục con:
Dạy con từ tuổi còn thơ,…
Có con chẳng dạy chẳng răn,
Thà rằng nuôi lợn cho ăn lấy lòng.
Là người Việt Nam, với hơn bốn ngàn năm văn hiến, chúng ta được thừa hưởng rất nhiều những gia sản văn hóa, văn minh của các bậc tiền nhân để lại : những phong tục tập quán, những văn chương truyền khẩu, những nề nếp gia phong, xã hội, quốc gia. Nhưng cái gốc chính vẫn là gia đình, rường cột của xã hội mọi thời. Giáo hội công giáo đã rất nhiều lần lên tiếng để hướng dẫn, dìu dắc, và nhất là để cảnh tỉnh chúng ta trong những vấn đề liên quan đến cuộc sống gia đình và hạnh phúc lứa đôi.
2. Trong Tông huấn Sự sống con người – Humanitae vitae
Xưa ông bà ta có nói : “Nhà đông con là nhà có phúc”. Vì thế nên tại xứ ta, gia đình nào cũng từ hai đứa con trở lên, có khi đến tới 9, 10 người con. Ngày xưa, quan niệm đông con là để được nhờ vả khi già yếu, ốm đau. Nhưng với đà tiến văn minh càng ngày càng nhanh, nên con người bắt đầu thấy mình cần được tự do, thoát khỏi mọi ràng buộc, kể cả những ràng buộc tự nhiên, như tình cảm gia đình, sự lưu truyền sự sống của đời hôn nhân. Giáo hội nhận thức rõ vấn đề này nên năm 1965, Đức giáo hoàng Phaolô thứ 6 đã cho ra Tông huấn Sự sống con người (Humanitae vitae).
Ngài đã mở đầu bức tông thư như sau :
* “Sự lưu truyền đời sống
1. Nhiệm vụ lưu truyền đời sống là một nhiệm vụ trọng đại của đời phối ngẫu, một nhiệm vụ khiến họ trở nên những người tự động tham dự vào trách nhiệm tạo dựng của Đấng Tạo Hóa, một nhiệm vụ luôn luôn mang lại cho họ nhiều nguồn an ủi, vui sướng lớn lao, song đồng thời thỉnh thoảng cũng gây cho họ không biết bao nhiêu khó khăn, cực lòng.
Trong mọi thời đại, việc thi hành nhiệm vụ lưu truyền đời sống thường đặt các đôi phối ngẫu trước nhiều vấn đề thắc mắc, khó giải quyết ; và đặc biệt những tiến hóa của xã hội hiện đại đã gây rất nhiều biến chuyển, và tạo ra nhiều vấn đề mới, Giáo hội không thể không lưu tâm đến những vấn đề này, vì đây là một lãnh vực có liên hệ mật thiết với đời sống và hạnh phúc con người.
Giáo hội đã nhận thức rõ ràng những thay đổi của thời đại, của tiến bộ khoa học kỹ thuật, của con người ngày nay. Và cũng đã tái khẳng định lại quyền hành của Giáo hội trong việc giải thích các luật lệ, nhất là các luật lệ có liên quan đến hạnh phúc và sự cứu rỗi của con người :
4. Những vấn đề trên đây đòi hỏi Giáo hội phải suy nghĩ cân nhắc lại một cách kỹ càng các nguyên tắc của học thuyết luân lý liên quan đến hôn nhân : một học thuyết tuy căn cứ trên các định luật thiên nhiên, song lại được Thiên Chúa mặc khải, soi sáng và phong phú hóa thêm.
….
Với sứ mạng trên, Giáo hội thường xuyên ban hành một nền giáo huấn mạch lạc liên quan đến bản chất của hôn nhân cũng như về phương pháp sử dụng một cách đứng đắn quyền lợi của hôn nhân, và về nhiệm vụ của các đôi vợ chồng. Đặc biệt, trong thế kỷ hiện đại, các giáo huấn thuộc loại này được ban hành và phổ biến nhiều hơn bao giờ hết (Catechismus Concilii Tridentini, Divini Illius Magistri của Đức Piô XI, các diễn văn của Đức Piô XII, Mater et Magistra của Đức Gioan XXIII...)
Giáo hội nhấn mạnh về vai trò của tình yêu trong hôn nhân và đại trách nhiệm trở thành cha mẹ của đôi bạn phối ngẫu :
* Tình yêu trong hôn nhân
8. Bản chất thực tiễn và sự cao quí của Tình yêu trong Hôn nhân được biểu lộ hoàn toàn khi người ta nhìn qua Nguồn gốc tối thượng của nó là Thiên Chúa Tình yêu (Ga 4,8), "là Cha toàn năng, nguồn mạch của mọi tình cha con, trên trời cũng như dưới đất" (Ep 3,15).
Chính vì thế nên hôn nhân không phải kết quả của ngẫu nhiên hay của các lực lượng tự nhiên, vô ý thức tạo thành. Trái lại, đó là một tổ chức khôn ngoan do Đấng Tạo Hóa vì tình thương đã thực hiện nơi nhân loại. Đôi vợ chồng cống hiến chính bản thân mình cho nhau, hòa đồng bản thể của đôi bên lại để hoàn thiện hóa cá nhân mình hầu cộng tác với Thiên Chúa trong việc lưu truyền sự sống và dưỡng dục các đời sống mới.
Hơn thế nữa, đối với những người đã chịu Phép Rửa tội. Hôn nhân còn mang sắc thái cao quý của Bí tích ơn nghĩa thánh, lý do vì hôn nhân tượng trưng sự kết hợp giữa Chúa Kitô và Giáo hội.
* Trách nhiệm trở thành cha mẹ
10. Vì lý do trên tình yêu trong hôn nhân đòi hỏi đôi vợ chồng phải ý thức sứ mạng "trách nhiệm trở thành cha mẹ" của mình, một trách nhiệm mà người hiện đại thường xuyên nhắc tới và hết thảy chúng ta cần phải thấu hiểu ý nghĩa xác thực của nó, trách nhiệm ấy cần được cân nhắc, thảo luận dưới nhiều khía cạnh khác biệt nhưng liên hệ với nhau.
Xét về phương diện sinh lý học, nhận "trách nhiệm trở thành cha mẹ" tức là thấu hiểu và tôn trọng các tiến trình hoạt động của sinh lý: trí thức giúp ta khám phá ra khả năng sinh sản, định luật luân lý nằm ngay trong bản chất con người (Summa Theologiae, I-II, q. 94, art. 2).
Xét về phương diện các khuynh hướng của bản năng về tình dục, trách nhiệm trở thành cha mẹ có nghĩa là phải dùng lý trí và lòng cương quyết để điều khiển chúng.
Xét về phương diện các điều kiện thể lý, kinh tế, tâm lý và xã hội, trách nhiệm trở thành cha mẹ có nghĩa là: biết cân nhắc suy nghĩ để rồi sẵn sàng làm cho gia đình mình tăng thêm nhân số, hoặc để rồi căn cứ vào những lý do xác đáng, và trong tinh thần tôn trọng lề luật luân lý quyết định tạm ngưng việc sinh sản trong một thời gian ngắn hay vô hạn định.
Chúng ta có thể đọc được những giáo huấn của Giáo HộI về hôn nhân trong các văn kiện của Công Đồng Vatican (Hiến chế Mục Vụ ‘Nguồn Vui và Hy Vọng’ số 46-52),
Như thế, Giáo hội đã tái khẳng định lại những luật lệ luân lý, và đã định nghĩa rõ những gì cần phải hiểu biết, khi đôi trai gái muốn cùng nhau dấn thân vào cuộc sống lứa đơi, tạo dựng một gia đình trong và cho cộng đồng nhân loại.
Giáo hội công giáo thì nhấn mạnh nhiều về ý nghĩa của hôn nhân và đời sống vợ chồng, nhưng thực tế gia đình trong lịch sử của chúng ta có phần xa với lý thuyết này.
3. Trong tiến trình lịch sử Việt Nam
Theo lịch sử và truyền thuyết, nước Việt ta bắt nguồn từ sự tích Lạc Long Quân lấy bà Âu Cơ, đẻ trăm trứng, sinh trăm con, 50 con theo cha lên núi, 50 con theo mẹ xuống biển, để ta có được nước Việt như ngày nay. Hình ảnh này cho ta thấy từ thời lập quốc, nước Việt ta đã được hình thành từ một cuộc hôn nhân, tạo nên một gia đình và sinh sản con cái … rất nhiều con cái. Thời này, người Việt ta chỉ một vợ một chồng như trong lịch sử còn truyền lại : “Trưng Trắc có chồng là Thi Sách, chồng bị quân Tàu giết nên cùng em đứng lên khởi nghĩa”.
Ngày xưa, việc lập gia đình là bổn phận, hay nói đúng hơn là quyền của cha mẹ, nên mới có câu : “Cha mẹ đặt đâu, con ngồi đó”, và trai gái thời xưa lập gia đình rất sớm : “nữ thập tam, nam thập lục.” (gái mười ba, trai mười sáu). Từ đó nảy sinh ra việc lạm dụng quyền làm cha mẹ, đã từng gây đau khổ cho không ít những đôi trai gái, lỡ yêu nhau nhưng gia đình không thuận nên đành gạt lệ chia tay.
Mẹ em tham thúng xôi dền,
Tham con lợn béo, tham tiền Cảnh Hưng.
Mẹ em tham thúng bánh chưng,
Tham con lợn đẻ, lưng em chịu đòn.
Xứ ta không theo chế mẫu hệ nên những quyết định trong gia đình phần đông đều do người đàn ông cả. Và với ảnh hưởng của Trung quốc qua lý thuyết Khổng Mạnh, những nhà phú quý lại đâm ra “năm thê bảy thiếp”.
Sông bao nhiêu nước cũng vừa,
Trai bao nhiêu vợ, cũng chưa bằng lòng.
hoặc :
Trai làm nên, năm thê bảy thiếp,
Gái làm nên, thủ tiết thờ chồng.
Rồi những tệ nạn sinh ra từ cái cảnh giàu nghèo : môn đăng hộ đối, tục tảo hôn, gả bán, v.v… vẫn còn tồn tại tới mãi thập niên 60-70, làm cho bao nhiêu cuộc sống phải thiếu đi cái vui tươi hạnh phúc của cuộc sống lứa đôi.
Chị em ơi ! người ta trông thấy mặt chồng thì mừng,
Sao tôi trông thấy mặt chồng thì lại như gừng với vôi ?
Chị em ơi ! lấy chồng trước chẳng sánh đôi,
Từ ngày tôi lấy phải nó tôi chẳng nguôi trong lòng.
Ba bốn lần, tôi trả của chẳng xong !
Tiếc thay hạt gạo trắng ngần,
Đã vo nước đục, lại vần than rơm.
Như thế để thấy rằng chọn lựa bạn đời là một bước quan trọng trong việc đạt tới hạnh phúc lứa đôi.
II. CHỌN LỰA BẠN ĐỜI
1. Cần thiết.
Chuyện quan trọng nhất trong đời người có lẽ là tìm được cho chính bản thân mình người bạn đời xứng hợp, để cùng nhau xây dựng gia đình cho chính mình. Bởi lẽ vợ chồng không thể sống chung nhau hạnh phúc trong dị biệt về tư tưởng về mỹ quan… nên chi ai cũng chủ trương vợ chồng phải xứng đôi vừa lứa:
Màn hoa lại phải chiếu hoa,
Bát ngọc đũa ngà thì phải mâm son.
Hay:
Mua thịt thì chọn miếng mông,
Lấy chồng thì chọn con tông nhà nòi.
Mạch trong nuớc chảy ra trong,
Thế nào đi nữa, con dòng vẫn hơn
Lý do cần chọn lựa rất đơn giản:
Phải duyên thì bám như keo,
Trái duyên trái kiếp, như kèo đục vênh.
Tiếc rằng: dưới thời phong kiến, bị ảnh hưởng triết lý Khổng Mạnh, “Cha mẹ đặt đâu, con ngồi đó”, nên chuyện hôn nhân là chuyện của cha mẹ, con cái ít khi được có ý kiến và chọn lựa. Nhưng với ảnh hưởng của văn minh Tây phương, từ đầu thế kỷ 20, giới trẻ đã muốn tự mình là tác giả của đời mình, nhất là trong việc hôn nhân, muốn tự mình chọn lựa và quyết định. Điều này chúng ta đọc được dễ dàng trong nhiều cuốn tiểu thuyết, đặc biệt của tự Lực Văn Đoàn. Tất cả như muốn gióng lên một tiếng nói chung:
Ngày xưa ai cấm duyên bà,
Bây giờ bà già bà cấm duyên tôi ?
Và để có thể chọn lựa, điều trước tiên là cần gặp gỡ đối tượng.
2. Gặp gỡ
Trong những sinh hoạt hằng ngày, ai cũng có những gặp gỡ nơi đồng áng, học đường, công tư sở, nhà máy, xí nghiệp, văn phòng. Nhưng nhiều khi những gặp gỡ này không đáp ứng được nhu cầu tìm gặp được người bạn đời. Do đó, đã được lập ra những sinh hoạt, mà mục đích chính có thể là làm thăng tiến con người tuổi trẻ, nhưng cũng có thể là một cơ hội tốt để gặp được đối tượng yêu thương.
Cô kia cắt cỏ một mình,
Cho anh cắt với chung tình làm đôi.
Có còn cắt nữa hay thôi,
Cho anh cắt với làm đôi vợ chồng.
* Những tổ chức sinh hoạt vô tư
Trước tiên phải kể đến những buổi sinh nhật, đám cưới, cắm trại, họp mặt, khoá học… Rồi đến những tổ chức sinh hoạt hội đoàn như Thiếu nhi Thánh Thể, Hùng Tâm Dũng chí, Thanh niên Phật tử, Hướng đạo, Thanh thiếu niên Việt Nam, các hội đoàn sinh viên, học sinh, các hội ái hữu, v.v… tuy mục đích chính là gặp gỡ, trao đổi, tương trợ, nhưng qua những gặp gỡ đó, đôi khi người trẻ tìm gặp được đối tượng yêu và bạn đời của mình.
* Những tổ chức và sinh hoạt có ý
Ngoài ra, với sự hình thành của đời sống mới, có nhiều người không còn tham dự các sinh hoạt nào khác ngoài chỗ làm việc của mình. Từ đó sinh ra nhu cầu tìm bạn đời qua các tổ chức chuyên môn : các nhà mối lái tân thời. Hiện nay, hằng trăm công ty chuyên về việc mối lái trong hôn nhân đã mọc lên khắp nơi, và càng ngày càng có đông khách hàng. Điều này chứng tỏ con người càng ngày càng có ít thời giờ để tạo cho mình những cơ hội thuận tiện cho việc gặp gỡ người bạn đời tương lai của mình, nên phải cố gắng dùng những phưong pháp ít tự nhiên, những trung gian chuyên môn về dịch vụ mối lái. Trên báo chí thường có mục ‘tìm bạn bốn phương’, ‘Văn phòng hôn nhân’ ‘dịch vụ hơn phối‘…
Với Internet, lại có những công ty chuyên về việc này, như meetic, một công ty Âu châu đã dùng những site web để làm việc trung gian mối lái. Mục đích chính của họ vẫn là vấn đề lợi nhuận, nhưng qua sự thành công của các site này, chúng ta nhận thấy rằng việc gặp gỡ nhau để tìm đối tượng là một nhu cầu rất quan trọng trong đời sống cá nhân và cộng đồng.
Và khi đã gặp đối tượng yêu thương, muốn cùng nhau đi nốt quãng đường còn lại, hai người không khỏi bàn bạc với nhau về việc hôn nhân.
Nước ta xưa có nhiều nghi lễ trong tiến trình tác hợp đôi trai gái thành vợ chồng. Ngày nay những nghi thức này cũng đã được giản dị hoá rất nhiều.
3. Học hiểu:
Gặp gỡ chưa đủ để đôi bạn trai gái quyết định việc trăm năm. Cần phải có thời gian tìm hiểu nhau, mỗi người suy nghĩ chín chắn trước khi quyết định nên vợ nên chồng, ăn đời ở kiếp với nhau, hầu tránh những cảnh:
Vợ khôn lấy thằng chồng dại,
Tựa như hoa lài cắm bãi cứt tru.
Rồng vàn tắm vũng ao tù,
Chồng khôn ở với vợ ngu bực mình.
Có thể tìm hiểu bằng đọc các sách viết về Hôn nhân hay đi tham dự các Khoá học Hôn Phối. Là ngườI trẻ công giáo còn những phương pháp hữu hiệu là cầu nguyện và dự các tuần tĩnh tâm dành cho các bạn trẻ muốn lập gia đình.
III. GIA LỄ HÔN NHÂN
1. Nhận định tổng quát
Ở thời xa xưa, tục lệ về hôn lễ của nước Việt ta rất phức tạp, tiền nhân ta đã có đến sáu tiến trình về hôn lễ :
- Lễ Nạp Thái (kén chọn),
- Lễ Vấn Danh (hỏi tên tuổi và ngày sinh tháng đẻ của cô gái),
- Lễ Nạp Cát (so đôi tuổi được tốt),
- Lễ Nạp Tệ (ăn-hỏi),
- Lễ Thỉnh Kỳ (xin cưới),
- và Lễ Thân Nghênh hay Nghênh Hôn (lễ cưới).
Tuy nhiên, từ đầu thế kỷ thứ 20 đến nay, Nước Việt của chúng ta chỉ còn ba nghi thức về hôn lễ như sau :
- Lễ Chạm ngõ,
- Lễ Ăn hỏi (lễ đính hôn),
- Lễ Cưới.
Khi đã làm Lễ Cưới ở nhà, nghi thức tôn giáo sẽ được cử hành tại nhà thờ hay nhà chùa, chính thức làm Lễ Cưới. Cuối cùng thì phải đến khai báo tại cơ quan chính quyền địa phương để xin tờ giá thú (hôn thú hay hôn thư). Bên Âu châu thì nghi thức thuộc về tôn giáo chỉ được cử hành một khi thủ tục hành chánh đã xong.
2. Lễ chạm ngõ
* Mô tả tổng quát
Sau khi hai bên gia đình đã ưng thuận việc dựng vợ gả chồng cho con, lễ Chạm Ngõ mới được cử hành. Lễ Chạm Ngõ còn được gọi là lễ Xem Mắt, vì đây là dịp để trai gái biết rõ nhau hơn và thân nhân của gia đình nhà trai có cơ hội tìm hiểu tuổi tác, thái độ, và tư cách của cô dâu tương lai lúc còn ở nhà gái ra sao, rồi mới quyết định làm Lễ Ăn Hỏi và Lễ Cưới.
* Một nghi lễ cụ thể
Ở Việt-Nam trước đây, khi tổ chức Lễ Chạm Ngõ, nhà trai thường đem trầu cau, rượu, trà, và các loại bánh để nhà gái dâng cúng gia tiên, rồi sau đó đem biếu chú bác cô dì cậu mợ. Ở hải ngoại hiện nay, lễ vật Chạm Ngõ của người Việt ta thường gồm có những bó hoa, những mâm trái cây, những chai rượu, và những hộp trà, v.v. Sau khi đến nhà gái, vị đại diện nhà trai (thường là ông bố của chú rể tương lai) ngỏ lời với nhà gái về Lễ Chạm Ngõ. Sau đó, vị đại diện của nhà gái (thường là ông bố của cô dâu tương lai) đáp lời chào mừng và ưng thuận. Tiếp theo đó, việc cúng gia tiên của nhà gái được cử hành, các vị đại diện gia đình nhà trai và nhà gái cùng chú rể và cô dâu tương lai đều cùng nhau cúng bái. Sau khi cúng gia tiên nhà gái, mọi thân nhân của hai gia đình hiện diện trong buổi Lễ Chạm Ngõ đều được nhà gái mời dự tiệc trà ăn mừng Lễ Chạm Ngõ. Sau bữa tiệc trà, họ nhà trai ra về.
Từ Lễ Chạm Ngõ đến Lễ Ăn Hỏi không có khoảng thời hạn nhất định, tùy theo gia đình nhà trai và nhà gái định đoạt, có khi chỉ trong vòng 1 tháng, có lúc nửa năm, hoặc cả năm trời. Sau ngày Lễ Chạm Ngõ, nhà trai thường lui tới nhà gái vào những dịp lễ, tết, hoặc các ngày giỗ của nhà gái và mang các lễ vật đến để cúng lễ.
Nếu sau Lễ Chạm Ngõ mà mọi việc đều tốt đẹp giữa nhà trai nhà gái, nhất là gia đình nhà trai hoàn toàn ưng thuận nàng dâu tương lai, thì Lễ ăn hỏi sẽ được tiến hành.
3. Lễ Ăn hỏi
* Mô tả tổng quát
Lễ Ăn hỏi (còn được gọi là lễ đính hôn) là lễ rất quan trọng của việc hôn nhân. Theo phong tục của Việt Nam, nhà trai phải đáp ứng lời đòi hỏi của nhà gái về việc đưa đầy đủ những phần lễ vật vào ngày Lễ Ăn hỏi như những quả cau, những lá trầu, những hộp trà, những gói nem, bánh chưng, bánh dày, những hộp bánh quế, bánh bích quy, bánh ngọt, heo quay, xôi gấc, và rượu, v.v. để nhà gái làm lễ cúng gia tiên và biếu thân bằng quyến thuộc với mục đích báo tin mừng. Khi đem lễ vật đến nhà gái trong dịp lễ Ăn hỏi, nhà trai thường tổ chức dẫn lễ vật một cách thật trang trọng bằng cách để các lễ vật vào hộp, xếp vào mâm, và bao phủ bằng giấy bóng màu vàng và màu đỏ rồi cử người ăn mặc chỉnh tề để đi cùng với gia đình nhà trai đưa lễ vật đến nhà gái. Nếu nhà trai ở gần nhà gái thì đi bộ, nếu ở xa thì đi bằng xe hơi. Nếu đi bằng xe hơi thì khi gần đến nhà gái, mọi người phải xuống xe để đi bộ thành đoàn người mang lễ vật đến nhà gái một cách trang trọng và chỉnh tề.
Ở Việt Nam trước đây, trầu cau, trà, và rượu là các lễ vật chính yếu của Lễ Ăn hỏi. Hiện này ở hải ngoại này, những lễ vật ăn hỏi của người Việt ta thường gồm có những boá hoa, những trái cây, những chai rượu, những hộp bánh, và những hộp trà, v.v.
Khi các thân nhân của nhà trai đến nhà gái để làm Lễ Ăn hỏi, cả nhà trai và nhà gái phải cử người đứng ra giới thiệu các thân nhân của mình, trước khi cha mẹ của nhà trai ngỏ lời về Lễ Ăn hỏi. Sau đó, cha mẹ nhà gái đáp lời ưng thuận và chào mừng nhà trai. Tiếp đó, cha mẹ nhà trai và nhà gái cùng chú rể và cô dâu tượng lai đều cúng gia tiên của nhà gái. Sau khi cúng gia tiên tại nhà gái, mọi người hiện diện sẽ được cha mẹ nhà gái mời dùng tiệc trà ngay ở đó.
Khi nhà gái nhận Lễ Ăn hỏi tức là đã chính thức chấp nhận việc gả con gái cho nhà trai. Sau ngày Lễ Ăn hỏi, khi nhà gái đem các lễ vật ăn hỏi như quả cau đi biếu thân bằng quyến thuộc thì phải biếu mỗi phần 3 quả hay một quả chứ không bao giờ biếu hai quả vì hai quả có ý nghĩa thô tục, và lễ vật luôn được kèm theo một tấm thiệp báo hỷ để tặng thân bằng quyến thuộc.
Sau Lễ Ăn hỏi, chàng rể tương lai còn phải đem lễ vật đi lễ tết bố mẹ vợ tương lai vào những ngày tết và vào 4 mùa bằng cách mùa nào thức ấy. Điều này có nghĩa là vào dịp Tết Nguyên Đán, Tết Thanh Minh, Tết Đoan Ngọ, Tết Trung Nguyên, Tết Trung Thu, và những ngày giỗ chính của nhà gái, chàng rể tương lai phải mang đồ lễ tới gia đình nhà vợ tương lai để biếu và lễ bái, vào mỗi mùa có hoa quả bánh trái đặc biệt, chẳng hạn như vào tháng ba có quả vải vỏ đỏ vị ngon ngọt, vào tháng năm có dưa hấu, vào tháng bảy có quả na và quả nhãn, vào cuối tháng chín sang tháng mười có cốm, hồng, và gạo mới, v.v., và vào tháng chạp thì có cam có mứt. Sau khi chàng rể tương lai mang lễ vật lại, bao giờ nhà gái cũng lấy một nửa số lễ vật, còn một nửa lễ vật nhà gái biếu lại nhà trai, gọi là “lại quả.”
Ngày xưa, sau Lễ Ăn hỏi, ở một vài nơi tại Việt Nam còn có tục lệ “gửi rể”. Chú rể tương lai phải đến ở nhà gái và đi học trong vòng bốn năm năm để thi đỗ rồi mới được cưới vợ. Chính vì thế mà ta mới có câu tục ngữ : “Phi cao đẳng bất thành phu phụ.” Sau Lễ Ăn hỏi và sêu tết, nhà trai phải bàn thảo và đề nghị với nhà gái đề ấn định ngày làm Lễ Cưới.
4. Lễ cưới
* Lệ thách cưới
Hồi trước đây ở Việt Nam, khi đồng ý để nhà trai làm Lễ cưới, nhà gái có lệ “thách cưới” nhà trai. “Thách cưới” có nghĩa là nhà gái đòi các thứ cho cô dâu và gia đình nhà gái, gồm các đồ trang sức và quần áo cưới cho cô dâu, và các đồ lễ cưới cho gia đình nhà gái như tiền bạc, trà rượu, trầu cau, bánh trái, thịt heo thịt bò, và gạo nếp gạo tẻ, v.v. để làm tiệc thiết đãi bà con và bạn hữu. Việc thách cưới này có khi làm cho nhà trai thật đau buồn ; nhiều khi, nhà trai phải yêu cầu nhà gái để giảm bớt việc thách cưới đi vì không có đủ tiền bạc để rước dâu. Nếu nhà gái khơng đồng ý thì nhà trai phải đi vay mượn tiền bạc để lo đám cưới. Việc thách cưới dường như là một tập tục không mấy được ưa chuộng, nên dân gian đã có các câu ca dao hài hước như sau :
“Em là con gái nhà giầu, Mẹ cha thách cưới ra màu xinh sao. Cưới em trăm tấm gấm đào, Một trăm hòn ngọc hai mươi tám ông sao trên trời.”
Ngày nay, việc thách cưới không là vấn đề quan trọng vì nhà trai và nhà gái thường cộng tác tích cực với nhau để làm Lễ Cưới cho cô dâu chú rể thật chu đáo.
* Chọn ngày làm đám cưới
Sau khi nhà trai và nhà gái đã thỏa thuận mọi việc, hai bên phải ấn định ngày làm đám cưới bằng cách chọn ngày tốt có ghi rõ trong âm lịch. Trong các tấm lịch ta (âm lịch), ở mỗi tờ lịch, các chi tiết sau đây đều được ghi rõ : ngày này là ngày nào trong năm, các tuổi nào kỵ với ngày này, ngày này nên làm những việc gì và nên kiêng cữ (không nên làm) những việc gì, giờ tốt là giờ nào, và giờ xấu là giờ nào, v.v. Tuy trong lịch có ngày được ghi là nên làm đám cưới (nên cưới gả) nhưng đồng thời cũng có ghi về việc kỵ (không hợp) tuổi cho một số tuổi. Nếu cô dâu chú rể có tuổi kỵ trong ngày đó thì không nên cử hành lễ cưới, dù là ngày đó được ghi là nên “cưới gả.” Tĩm lại, ngày làm Lễ Cưới phải không xung không kỵ với các tuổi của chú rể và cô dâu. Trước năm 1954, ở Miền Bắc Việt Nam, mọi người chỉ làm đám cưới vào các tháng mười, tháng một và tháng chạp, vì các tháng này có thời tiết rất tốt và thuận tiện cho đám cưới. Hầu hết các nơi ở Miền Bắc không tổ chức đám cưới vào tháng bảy ta vì tháng này có mưa dầm suốt tháng (mưa ngâu) và hay có gió bão. Ngoài ra, mọi người phải kiêng cữ tổ chức đám cưới trong tháng bảy ta vì theo sự tích, vợ chồng Ngưu Lang Chức Nữ bị trời phạt không cho sống gần nhau, vợ chồng chỉ được phép gặp nhau mỗi năm một lần vào ngày mưa ngâu, mùng 7 tháng 7 ta mà thôi :
Mỗi năm tháng bảy trời đổ mưa ngâu,
Yêu nhau xin hãy nhớ nhau một vài, …
Lất phất mưa ngâu ướt đẫm bờ vai,
Tơ-duyên chẳng trọn thương hồi nhớ lâu…
* Thiệp báo hỷ và thiệp mời
Hiện nay, sau khi ấn định ngày làm đám cưới, nhà trai và nhà gái còn cùng nhau làm những tấm thiệp báo hỷ và thiệp mời để gửi cho thân nhân, bằng hữu, và đăng báo. Muốn có tấm thiệp báo hỷ và thiệp mời đúng cách, chúng ta phải nhờ chuyên viên làm cho. Thông thường thì tấm thiệp báo hỷ và thiệp mời có nội dụng viết bằng song ngữ, tùy quốc gia nơi gia đình của cô dâu và chú rể sinh sống.
* Lễ rước dâu (đàng trai) và đưa dâu (đàng gái)
Sau khi đã ấn định ngày làm đám cưới và đã gửi thiệp báo hỷ và thiệp mời, nhà trai phải chuẩn bị Lễ cưới, tiệc cưới, tiệc trà, mua nhẫn cưới cho cả chú rể và cơ dâu, và chuẩn bị lễ rước dâu. Nhà gái cũng phải chuẩn bị việc đón tiếp nhà trai đến rước dâu, chuẩn bị lễ gia tiên, lễ Tế Tơ Hồng, tiệc trà, và lễ đưa dâu.
Hiện nay, tiệc cưới thường do nhà trai và nhà gái cùng tổ chức tại nhà hàng sau khi đã làm lễ cưới, để thiết đãi bà con và bằng hữu. Nếu nhà trai và nhà gái theo Đạo Phật hay Đạo Thiên Chúa, thì trước khi rước dâu về nhà chồng, hai gia-đình còn phải đến Nhà Thờ hay nhà Chùa để nhờ các cha hay các thầy chùa làm lễ cưới và ghi tên vào sổ bộ hôn phối tùy theo tôn giáo của mình.
* Rước Dâu
Nếu nhà trai ở gần nhà gái trong cùng làng xóm thì khi các thân nhân của nhà trai đem các lễ vật đi đón dâu, mọi người đi bộ thành đoàn người tề chỉnh ; nếu ở xa thì dùng xe hơi hay thuyền (ở vùng quê) để chở lễ vật và thân nhân đến nhà gái. Nếu dùng xe đi đón dâu, xe đón cô dâu phải được kết hoa ở phía ngồi xe cho đẹp vì “xe hoa” tượng trưng cho xe đám cưới. Người Việt ta thường tin là nếu đi ra ngõ mà gặp đàn bà con gái thì thật là xui xẻo. Chính vì thế mà khi gia đình nhà trai bắt đầu mang lễ cưới đi đón dâu, gia đình nhà trai phải nhờ người đàn ông vui vẻ và dễ tính ra đón ngõ để khi mọi người vừa đi ra đón dâu thì được gặp đàn ông con trai ngay trước ngõ cho may mắn.
Nếu đi bằng xe hơi để đón dâu thì khi đến gần nhà gái, cách khoảng độ 200 thước, mọi người phải xuống xe để xếp thành đoàn người đi cho chỉnh tề để dẫn lễ cưới đến nhà gái. Người đi đầu đám rước dâu phải là một ông già cầm hương hoa. Để có người chính danh dẫn đầu đám rước dâu này, nhà trai phải nhờ một ông già hiền lành, phúc hậu, có địa vị, có vợ chồng song toàn, có lắm con nhiều cháu, và không có tang, để dẫn đầu đoàn người đến nhà gái rước dâu về nhà trai. Sự lựa chọn này có ý mong cho cô dâu chú rể khi lấy nhau sẽ được bách niên giai lão (vợ chồng cùng sống với nhau trăm năm cho đến già), có lắm con nhiều cháu, và công thành danh toại. Ông già này mặc áo dài khăn đóng hay áo thụng xanh, che lọng, và cầm một bó hoa cùng một bó hương thắp cháy hay bưng một lư hương nhỏ có đốt trầm. Đi liền sau ông già này là bố của chú rễ và những người mang lễ vật dẫn cưới. Tiếp theo đó là chú rể, hai cậu phù rể, và chú bác cô dì cậu mợ của chú rể, v.v.
Chú rể mặc quần áo và đội khăn hay đội mũ rất lịch sự. Quần áo cưới của chú rể mặc vào ngày cưới không giống quần áo mặc thường ngày. Ở Việt Nam chú rể thường mặc quần trắng, áo the hay áo đoạn kép, đầu đội khăn đóng, khăn lượt, hay nón chóp quai tua, chân đi đôi giày Gia Định bóng ngời. Hiện nay ở hải ngoại, chú rể thường mặc quần áo theo kiểu Tây phương hay mặc áo dài khăn đóng theo phong tục Việt. Y phục của hai cậu phù rể cũng tương tự như y phục của chú rể.
Theo phong tục Việt, người mẹ của chú rể không bao giờ đi đón dâu tại nhà gái, người mẹ chỉ ở nhà chờ khi rước dâu về tới nhà thì bà mẹ chú rể mới ra đón con dâu vào nhà. Hiện nay ở hải ngoại, có một số gia đình khi đi rước dâu và đưa dâu về nhà chồng thì cả bố mẹ chú rể đều đi cho vui vẻ và trang trọng.
Khi đám rước dâu đến trước cửa nhà gái, có khi cả nhà trai nhà gái đều đốt pháo mừng. Khi vào trong nhà gái, xướng ngôn viên của nhà trai và nhà gái giới thiệu các thành viên của mỗi gia đình, kể cả chú rể và cô dâu tương lai. Sau khi trao lễ vật rước dâu, người chủ hôn, bố của chú rể, đứng ra ngỏ lời là đã chọn được ngày lành tháng tốt để xin đón dâu. Sau đó, gia trưởng nhà gái, bố cô dâu, đứng lên đáp lời chào mừng, ưng thuận, và cám ơn. Tiếp theo đó, gia trưởng nhà gái làm lễ cáo gia tiên và mời gia trưởng nhà trai cùng chú rể tương lai và con gái ông ta, cô dâu tương lai, đến lễ gia tiên nhà gái. Sau khi lễ gia tiên nhà gái, có đôi khi nhà gái yêu cầu chú rể và cô dâu làm lễ Tơ Hồng ngay tai nhà gái. Thường thường thì Lễ Tơ Hồng chỉ được tổ chức tại nhà trai mà thôi. Sau khi lễ gia tiên nhà gái, chú rể và cô dâu lại phải đến chào mừng ông bà và bố mẹ vợ cùng các thân nhân của nhà gái. Khi chú rể đến chào mừng ông bà, bố mẹ vợ, và chú bác cô dì cậu mợ nhà gái, các vị này thường tặng chú rể một món tiền hoâc vàng bạc hay các món quà.
Sau khi chú rể và cô dâu đã lễ gia tiên và chào mừng mọi thân nhân của nhà gái, nhà gái mời mọi người của nhà trai và nhà gái đến dự bửa tiệc trà. Sau bữa tiệc trà này và đến giờ hồng đạo (giờ tốt), nhà trai xin rước dâu. Lúc này cô dâu đã mặc quần áo và trang điểm thật chỉnh tề. Cô dâu thường mặc quần lĩnh hoa tranh, mặc áo dài, và đội khăn vành hay nón thúng quay thao và đi dép nhung cong. Ngày nay ở hải ngoại, cô dâu có thể mặc quần áo theo lối Tây phương cũng được. Đồng thời cô dâu cũng đã xếp những đồ của mình trong va-li để mang ra xe về nhà chồng. Những đồ của cô dâu gồm có áo quần, chăn gối, nữ trang, sách vở, và các dụng cụ cá nhân, v.v. Theo phong tục Việt, ở thôn quê, họ nhà gái cử một số người đi tiễn cô dâu về nhà chồng trong khi cha mẹ cô dâu không bao giờ đưa con về nhà chồng. Tuy nhiên, ở các tỉnh thành trong nước trước đây, nhất là ngày nay ở hải ngoại, cha mẹ cô dâu thường đi theo con gái về nhà chồng để cho vui vẻ và trang trọng. Trong số những người tiễn cô dâu về nhà chồng có hai cô phù dâu. Y phục của các cô phù dâu cũng na ná như y phục của cô dâu. Theo tục-lệ Việt, những cô phù dâu và những cậu phù-rể phải là những người độc thân, tức là chưa lập gia đình. Chính vì lý do này mà sau khi phù dâu phù rể, các cậu phù rể có thể kết duyên với các cô phù dâu. Trước khi đi về nhà chồng, cô dâu đến chào và lậy cha mẹ đẻ. Đã có nhiều cô dâu khóc sướt mướt khi rời cha mẹ để về nhà chồng vì thương nhớ cha mẹ.
* Lễ Vu Quy
Lễ đưa dâu cũng được gọi là Lễ Vu Quy, nghĩa là lễ đưa con gái về nhà chồng. Khi đưa dâu về nhà chồng, nhà gái cũng nhờ một ông già cầm hương hoa đi trước cùng với ông già dẫn cưới của họ nhà trai. Đoàn người đưa dâu về nhà chồng đông đảo gấp đôi vì có thêm nhiều người của họ nhà gái. Trước khi khởi hành, nhà trai và nhà gái cũng đốt pháo ăn mừng. Nếu đón dâu bằng xe thì sau khi đi bộ từ nhà gái ra xe, mọi người đều lên xe, xe đi đầu là xe của các cụ già cầm hương hoa, tiếp theo sau là xe hoa dành cho cô dâu chú rể. Cũng có nơi, xe hoa dành riêng cho cô dâu với các cô phù dâu, còn chú rể ngồi một xe khác với các cậu phù rể. Tiếp theo đó là các xe của thân nhân nhà trai và nhà gái. Ở Việt Nam trước đây có trường hợp là đôi khi nhà trai ở cùng một đường phố với nhà gái, chỉ cách nhau vài trăm thước, nhà trai vẫn dùng xe hơi để rước dâu để đi vòng vo qua những đường phố khác trước khi rước dâu về nhà. Đây là cách để phô trương cho mọi người biết. Trong khi rước dâu ngoài phố và khi làm lễ cưới ở nhà trai, bên cô dâu hoặc chú rể lo việc quay phim và chụp hình, để có hình ảnh làm kỷ niệm suốt đời cho cô dâu chú rể.
Khi về đến ngõ nhà trai, nhà trai thường đốt pháo để tỏ vẻ vui mừng đón cơ dâu vì tiếng pháo nổ là tượng trưng cho sự vui mừng. Tiếp đó là bà mẹ chồng ra đón tiếp con dâu và thân nhân nhà gái. Có nhiều nơi, khi cô dâu về nhà chồng, bà mẹ chồng không ra đón con dâu mà trước đó đã xách bình vôi đi lánh mặt một lúc rồi mới về để chào mừng và tiếp khách. Vì bình vôi tượng trưng cho sự coi sóc gia đình, nên bà mẹ mang bình vôi về để giao trách nhiệm cho cô dâu hoàn thành nhiệm vụ : “Lấy chồng thì gánh vác giang sơn nhà chồng.”
* Lễ Gia Tiên tại Nhà Chồng
Sau khi được đón tiếp về tới nhà chồng, cô dâu theo chú rể đến chào ông bà và cha mẹ chồng rồi vào lễ gia tiên. Sau khi lễ gia tiên xong, chủ hôn nhà trai và nhà gái đeo nhẫn cưới cho cô dâu chú rể. Có nhiều nơi, việc đeo nhẫn cưới cho cô dâu chú rể được thực hiện trong khi Lễ Tơ Hồng, và còn được đeo nhẫn cưới ở nhà thờ và ở nhà chùa nữa. Sau khi chào ông bà cha me chồng, lễ gia tiên nhà trai, và đeo nhẫn cưới, cô dâu và chú rể lại đến Lễ Tơ Hồng.
* Lễ Tơ hồng
Theo truyền thống người Việt ta, Nguyệt Lão là vị thần chủ của hôn sự nên các đám cưới đều có tục lệ lễ Tơ Hồng để tỏ lòng biết ơn Nguyệt Lão đã dùng dây tơ hồng xe cho cô dâu chú rể nên duyên vợ chồng. Bàn thờ Tơ Hồng có thể lập ở trong nhà hay giữa sân. Trên bàn thờ Tơ Hồng có lư hương, đèn, nến, hoa quả, xôi gà, ly rượu, và cơi trầu. Cô dâu chú rể đứng hàng ngang trên chiếu trải trước hương án để lạy 4 lạy, vái 3 vái, rồi quỳ nghe người đại diện nhà trai đọc văn tế Tơ Hồng. Khi người ta đọc xong văn-tế, chú rể cô dâu lại lễ tạ Nguyệt Lão rồi cùng uống chung một ly rượu và ăn một miếng trầu đã có sẵn trên bàn thờ Tơ Hồng. Uống chung ly rượu này có nghĩa là hai người sẽ là một và sống tới khi đầu bạc răng long.
Sau khi Tế Tơ Hồng, cô dâu chú rể đều đến chào mừng chú bác, cô dì, cậu mợ, thím, và anh chị em của chú rể. Khi đến chào mừng ông bà, cha mẹ, cô dì, bác, cậu mợ, chú thím, và anh chị em nhà trai, cô dâu chú rể đều được quý vị này tặng tiền hay quà và ngỏ lời khuyên mừng như : “ Ăn ở thuận hòa, trên kính dưới nhường, Sắt cầm hòa hợp, bách niên giai lão, Bằng rày sang năm có cháu cho bà bế, Đầu năm sinh con trai, cuối năm sinh con gái, v.v.”
* Tiệc Cưới Tại Nhà Trai
Sau khi cô dâu chú rể lễ bái và chào mừng mọi người, chủ nhà trai mời những người hiện diện của nhà trai và nhà gái trong đám cưới vào dự tiệc cưới tại nhà trai. Sau buổi tiệc cưới ở nhà trai, các thân nhân của nhà gái ra về.
Sau lễ cưới ở nhà và ở nhà thờ hay nhà chùa, các bằng hữu, thân nhân, và quan khách của hai họ đều được mời đi dự tiệc cưới tại tiệm ăn, hay cao lâu. Thiệp mời tiệc cưới này đã đã được gửi đến cho mọi người trước khi làm đám cưới.
* Lễ Động Phòng hay Giao Duyên
Ngay buổi tối hôm đám cưới, có lễ động phòng hay giao duyên cho ôơ dâu chú rể. Theo tục-lệ, trước khi động-phòng (phòng cưới tức là phòng của đêm tân hôn để cô dâu chú rể nằm ngủ với nhau lần đầu tiên sau đám cưới), một bà già vẫn còn có chồng và đông con nhiều cháu đứng ra phụ trách sắp đặt giường chiếu chăn gối màn, mâm rượu, cơi trầu cho cô dâu chú rể dùng. Sau đó cô dâu chú rể dắt nhau vào trong phòng làm lễ hợp cẩn, tức là cùng nhau uống chung một chén rượu và cùng ăn một miếng trầu trước khi ngủ với nhau trong đêm cưới. Sau đĩ uống rượu và ăn trầu, cơ dâu lạy chồng hai lạy và chồng đáp lại một vái. Trước khi vợ chồng ngủ với nhau trong đêm tân hôn, cô dâu thường kiếm cách ngồi trên đầu giường và vắt quần áo của mình lên trên quần áo của chồng. Việc làm này cô dâu có ý là làm cho chồng chiều-chuộng và phục tùng mình trong suốt cuộc đời làm vợ.
* Lễ Cưới Tại Nhà Thờ hay Nhà Chùa
Sau khi rước dâu về nhà chồng, ngay ngày hôm sau nhà trai và nhà gái còn có hẹn đến làm lễ cưới tại chùa hay nhà thờ. Mọi nghi lễ đều do vị hòa thượng của chùa hay đức cha của nhà thờ định đoạt. Lễ cưới ở nhà chùa hay nhà thờ cũng có nghi lễ đeo nhẫn cưới cho chú rể và cô dâu. Nếu chú rể và cô đâu đã đeo nhẫn cưới ở nhà thì trước khi đến nhà thờ hay nhà chùa, phải tháo nhẫn cưới đó ra trước khi lên gặp các cha hay các thầy để đeo nhẫn cưới cho.
* Lễ Từ Đường
Tại làng xóm Việt-Nam trước tháng 4 năm 1975, dân Việt đều có lập đền thờ cho mỗi họ với cái tên là “từ đường”. Như thế, họ nhà trai và họ nhà gái đều có từ đường riêng của họ. Chính vì thế mà ở làng xóm tại Miền Bắc Việt-Nam trước năm 1945, khi nhà trai đến nhà gái rước dâu thì chú rể và cô dâu đều phải đến từ đường của họ nhà gái để lễ xong rồi mới trở về nhà gái để lễ gia tiên nhà gái. Khi cô dâu về tới nhà trai thì chú rể và cô dâu cũng lại phải ra từ đường của nhà trai để lễ trước rồi mới về làm lễ gia tiên tại nhà chú rể.
Ở hải ngoại này, phần đông chúng ta khơng có từ đường cho mỗi họ nên cô dâu chú rể chỉ cần lễ gia tiên của nhà gái và nhà trai tại nhà mà thôi.
n. Tiệc cưới tại nhà hàng dành cho bằng hữu, thân nhân, và quan khách của nhà trai nhà gái
Khi làm lễ vu quy ở nhà gái và lễ cưới ở nhà trai, chỉ những thân nhân và những bằng hữu của hai họ đã tham dự lễ vu quy và lễ cưới ở nhà gái và nhà trai mới được mời tham dự tiệc trà hay tiệc cưới ngay sau buổi lễ gia tiên tại mỗi gia đình nhà trai và nhà gái. Còn đối với bằng hữu, thân nhân, và quan khách không đến tham dự lễ vu quy và lễ cưới thì sau khi làm lễ cưới ở nhà trai và nhà thờ hay nhà chùa, các bằng hữu, thân nhân, và quan khách của nhà trai và nhà gái kể các cha và các thầy đều được mời đến dự tiệc cưới tại nhà hàng, tiệm ăn, quán cơm, hay cao lâu. Trong tiệc cưới ở nhà hàng, ngoài bằng hữu và quan khách, mọi thân nhân của hai họ cũng được mời tham dự tiệc cưới tại nhà hàng này. Ngày tháng tổ chức tiệc cưới và địa điểm của nhà hàng dùng để tổ chức tiệc cưới này đã ghi trong thiệp mời gửi bằng hữu, bà con, và các quan khách trước khi làm lễ cưới cả tháng.
Về việc tổ chức tiệc cưới tại nhà hàng, nhà trai và nhà gái phải nhờ thân nhân làm ban tổ chức để tiếp tân và điều khiển nghi lễ. Công việc của ban tiếp tân là ghi danh các quan khách, bằng hữu, và thân nhân đến dự, nhận quà do mọi người biếu cô dâu chú rể, và chụp hình cùng quay phim khi gặp mọi người đến tham dự. Việc chụp hình và quay phim còn thực hiện trong suốt buổi tiệc cưới tại nhà hàng để có tài liệu làm kỷ niệm cho cô dâu chú rể. Cần phải có ban nhạc để giúp thân nhân của hai họ cùng bằng hữu và cô dâu chú rể tình nguyện trong việc hát giúp vui cho tiệc cưới.
Trước khi bắt đầu tiệc cưới, cha mẹ cô dâu và cha mẹ chú rể phải đứng lên chào mừng và giớI thiệu quan khách, bằng hữu, cùng thân nhân hai họ nhà trai và nhà gái. Sau đó, ban tổ chức phải đặc biệt giới thiệu cô dâu và chú rể.
Ở hải ngoại này, nếu các gia đình người Việt dốc lòng tranh đấu cho tự do dân chủ và nhân quyền của đồng bào trong nước, họ đều tổ chức lễ chào cờ bản-xứ và cờ Việt Nam Tự Do trong các buổi tiệc cưới ở nhà hàng, vì đây là trường hợp mà tập thể của người Việt sum họp với nhau đông-đảo.
Trong khi mọi người đang ăn uống tại bữa tiệc cưới này, bố mẹ chú rể cùng với bố mẹ cô dâu phải dẫn cô dâu chú rể đi đến từng bàn ăn để chào mừng quan khách, bạn bè, và thân nhân. Trong lúc này, người phụ trách chụp hình và quay phim cần phải thực hiện cho chu đáo.
Trong tiệc cưới tại nhà hàng, có những gia-đình nhà trai và nhà gái tổ chức khiêu vũ hay nhảy đầm ngay tại đây để giúp cho kết quả tiệc cưới vui vẻ một cách hoàn hảo.
Khi quan khách và bằng-hữu cùng thân nhân bắt đầu ra về, bố mẹ cơ dâu cùng với bố mẹ chú rể cần phải ra đứng ở cửa để cám ơn và tiễn quan khách, bằng hữu, và thân nhân.
* Lễ Lại-Mặt
Theo lệ thường của dân Việt, sau khi cưới được 3 ngày, hai vợ chồng phải đem xôi, chè, rượu, và trầu cau về nhà bố mẹ vợ để cúng gia tiên. Lễ này được gọi là Lễ Lại Mặt hay Tứ Hỷ. Nếu vợ chồng đem lễ về nhà bố mẹ vợ ngay hôm sau ngày cưới thì tên lễ này cũng được gọi là Lễ Lại Mặt hay Nhị Hỷ. Sau khi cô dâu chú rể lễ gia tiên, bố mẹ vợ có lời dặn-dò cô con gái (cô dâu) phải đối xử trọn vẹn bổn phận với chồng và gia đình nhà chồng vì từ nay cô dâu sẽ là người của nhà chồng. Chính vì thế mà ca-dao Việt có câu :
“Con gái là con người ta,
Con dâu mới thật mẹ cha mua về.”
* Giấy giá thú
Giấy giá thú hay giấy hôn thú rất quan trọng để vợ chồng sống với nhau một cách hợp pháp hầu hưởng mọi quyền lợi dành cho gia đình.
Ở hải ngoại này, ngay sau khi làm đám cưới ở toà thị chính, cô dâu chú rể sẽ được cấp ngay một giấy giá thú. Còn ở Việt-Nam trước ngày 30 tháng 4 năm 1975, sau khi làm lễ-cưới, chủ nhà trai và nhà gái phải đến văn-phòng hộ-tịch tại địa-phương để làm giấy giá-thú cho con, nếu không thì việc hôn-nhân có thể bị tiêu-hủy.
* Tuần trăng mật
Sau khi cưới, vợ chồng thường nghỉ một tuần hay một tháng để đi chơi chung với nhau. Đi chơi chung với nhau một tuần gọi là hưởng tuần trăng mật, đi chơi chung một tháng với nhau gọi là hưởng tháng trăng mật. Suốt một tháng trời sau ngày cưới là tháng ngọt ngào tuyệt vời. Tuần trăng-mật hay tháng trăng-mật này rất quan-trọng cho hạnh-phúc của cuộc đời đội vợ chồng từ sau ngày cưới cho đến khi đầu bạc răng long.
* Cưới Chạy Tang
Trước đây, tiền nhân ta có luật pháp cấm nhà trai nhà gái không được làm lễ cưới gả trong khi gia đình để tang thân nhân kể từ tiểu tang cơ niên (để tang 1 năm) đến đại tang (để tang 3 năm). Chính vì thế mà sau Lễ Ăn Hỏi, nếu nhà trai hay nhà gái có ông, bà, cha, mẹ, hoặc chú bác bị bệnh nặng có thể qua đời thì gia đình phải lo làm lễ cưới cho con trước khi trong nhà có người chết. Khi gặp trường hợp bất đắc dĩ, gia đình phải làm lễ cưới ngay sau khi có ông, bà, cha, hay mẹ chết bất thình lình. Việc làm lễ cưới vội vã trước khi làm đám tang có tên là cưới chạy tang. Đám cưới chạy tang rất giản dị và nhanh chóng đối với cả hai gia đình, nhà trai và nhà gái vì mọi người còn phải dành thì giờ để lo đám tang cho thân nhân.
* * *
Ngày nay, vào đầu thế kỷ thứ hai mươi mốt này, việc cưới xin của người Việt ta đã trở nên rất giản dị, nhất là trong những gia đình đang sống tại hải ngoại. Phần đông chỉ còn lại nghi thức Làm đám cưới, còn những nghi thức khác thì hai bên nội ngoại cũng du di bỏ bớt đi cho giản tiện, hoặc nếu cò thì cũng chỉ cử hành một cách rất đơn sơ, không cầu kỳ như ngày xưa. Các phong tục tốt đẹp này cũng đã được tiến hoá theo thời gian, để không còn là một gánh nặng, một cái gì phô trương bên ngoài, mà trở nên một biểu tượng thâm sâu cho cả một cuộc sống “Bách niên giai lão” của đôi vợ chồng.
-------------------------------
Tài liệu tham khảo :
- Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim ;
- Tiếng hát đồng quê của Ngô Trọng Hiển ;
- Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam của Vũ Ngọc Phan ;