VOTHAN
THUYẾT VÔ THẦN
Lm Mai Ðức Vinh
THUYẾT VÔ THẦN
Ði từ những kinh nghiệm mục vụ và muốn thể hiện giáo huấn của các Nghị Phụ Công Ðồng Vatican II : « Thuyết vô thần phải được kể là một trong những sự kiện quan trọng nhất trong thời đại này và cần phải được quan tâm tìm hiểu » (MV 19), tôi mạo muội trình bày với qúy anh chị Cursillistas về ‘THUYẾT VÔ THẦN’ qua những điểm sau đây :
1. Cần nắm vững mấy cụm từ chuyên môn.
2. Giáo huấn của Công Ðồng Vatican II
3. Nguồn gốc Thuyết Vô Thần.
4. Khai sinh Thuyết Vô Thần.
5. Niềm tin ngoài luật pháp.
6. Aâu Châu của những người vô thần xác tín.
7. Không tôn giáo tại Pháp.
8. Phong trào chống Thiên Chúa.
9. Tâm tình của hai nhà vô thần
10. Tình hình tại các nước từ bỏ chế độ cộng sản.
11. Ðôi lời kết.
I. Cần nắm vững mấy ngữ vựng chuyên môn.
. Thuyết hoài nghi (Scepticisme) cho rằng không thể đạt được một sự hiểu biết toàn túc về bất cứ sự vật nào. Những người theo thuyết hoài nghi thích lý luận từ kinh nghiệm mẫn cảm về các sự vật và không muốn phán đoán những gì vượt ra ngoài sự phán đoán của họ. Ðề cập đến sự hiện hữu của các thần linh, ngày nay họ là những người theo thuyếtø bất khả tri (agnostiqies).
. Thuyết thần luận hay thuyết hữu thần (Théisme, Déisme) là quan niệm về một thần tính siêu viêït, vô ngôi vị và hoàn toàn ở ngoài thế giới thụ tạo. Quan niệm này về Thượng Ðế loại bỏ quan niệm về quan phòng, bởi lẽ Thượng Ðế không can thiệp vào số mệnh của nhân loại và chỉ đảm nhiệm việc tuần hành của vũ trụ mà thôi. Thuyết này còn chối bỏ thần khải và các tín điều tôn giáo. Phong trào tư tưởng này có một ảnh hưởng rất lớn ở Pháp vào thế kỷ XVIII. Người tiêu biểu của phong trào này là Voltaire. Ða số các thủ lãnh cách mạng Pháp theo thuyết này, tiêu biểu là Robespierre, nên họ thờ ‘Thực thể tối cao’ thay thế cho Thiên Chúa bản vị.
. Phiếm thần (Panthéisme) chủ trương một Thiên Chúa vô ngôi vị, tan biến vào cả thế giới và tồn tại trong mọi vật. Chủ thuyết này gần với giáo thuyết Ấn Ðộ, nhưng đậm đà hơn về tính chất triết học phái khắc kỷ (Stoicisme), thần tính không còn siêu việt nữa. Ông Spinoza đã biến phiếm thần thuyết thành một lý thuyết có luận lý (logique) : Mọi vật đều tồn tại trong Thiên Chúa và Thiên Chúa hiện hữu trong mọi vật.
. Thuyết bất khả tri (Agnosticisme) : Cụm từ ‘bất khả tri’ được dùng trước tiên bởi ông Thomas Huxley, một nhà thiên nhiên học (naturaliste) người Anh, năm 1869. Theo ông, tất cả những cái gì vượt ra ngoài phạm vi khinh nghiệm đều không thể biết đến được. Ðây cũng là một quan niệm triết học cho rằng người ta không thể biết gì về sự hiện hữu của Thiên Chúa, cả khi Thiên Chúa hiện hữu. Họ dựa trên sự quyết đáp của Thánh Kinh rằng ‘Thiên Chúa là Ðấng hoàn toàn khác’ (Tout-Autre) (có thể xem chữ ‘Transcendance’ (siêu việt tính) trong cuốn Table pastorale de la Bible). Sách Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo dạy rằng : «Thuyết này mặc nhiều hình thức. Trong một số trường hợp, người theo thuyết này không chối bỏ Thiên Chúa, nhưng lại giả định có một Ðấng Siêu Việt không thể tự mạc khải mình cho chúng ta và người ta không thể nói gì về Ðấng ấy. Trong những trường hợp khác, người theo thuyết này không thể phát biểu gì về Thiên Chúa, bởi vì người ta không thể chứng minh sự hiện hữu của Ngài (Ð 2127). Ðôi khi thuyết bất khả tri bao hàm một sự tìm kiếm nào đó về Thiên Chúa, nhưng nó cũng tượng trưng cho thuyết dửng dưng, một thái độ trốn chạy trước vấn đề tối hậu của cuộc đời, một thứ lười biếng của lương tâm. Nhiều khi thuyết bất khả tri chỉ là một thuyết vô thần thực hành (Ð.2128)
. Thuyết vô thần (Athéisme) : Cụm từ này xuất hiện vào nửa thế kỷ XVI. Những người theo thuyết vô thần chối bỏ sự hiện hữu của Thiên Chúa. Sự chối bỏ này nhiều khi không tuyệt đối, không đồng nhất, tuy nhiên có mẫu số chung là ‘chối bỏ mọi nguyên lý chủ đạo của vũ trụ’, và do đó ‘chối bỏ sự hiện hữu của Thiên Chúa’. Họ chống lại mọi tin tưởng vào Thiên Chúa vì đối với họ tin vào Thiên Chúa là ‘xúc phạm đến tự do của con người’. Thuyết vô thần rất gần với thuyết bất khả tri, vì cả hai đều cho rằng con người không thể tìm hiểu được những thực tại siêu việt. Ngày nay những người vô thần tự xưng là những người tự do tư tưởng, tự giới hạn vào một thái độ hoài nghi nào đó đối với mọi tôn giáo. Phật Giáo nguyên thủy và đạo Jaina (Jainisme), tuy có tổ chức tôn giáo, đã không nhận có Thượng Ðế. Lấy lại giáo huấn của Công Ðồng Vatican II trong Hiến Chế Mục Vụ (số 19+20), Sách Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo dạy : «Danh từ ‘thuyết vô thần’ trùm lên những hiện tượng rất khác nhau. Hình thức thông thường nhất là chủ nghĩa duy vật thực hành, giới hạn các nhu cầu và các tham vọng của nó vào không gian và thời gian. Thuyết nhân bản vô thần đã sai lầm khi cho rằng con người là cùng đích cho chính mình nó, là người xây dựngvà là vị tạo thành lịch sử của nó. Một hình thức khác của thuyết vô thần hiện nay là chủ nghĩa cho rằng con người phải trông đợi sự giải thoát của mình nơi sự giải phóng kinh tế và xã hội, và tôn giáo luôn nghịch với sự giải phóng này trong chính bản chất của tôn giáo, vì tôn giáo đạt niềm hy vọng của con người nơi ảo ảnh của một đời sau, cho nên tôn giáo khiến người ta xoay lưng lại với công việc kiến thiết quê hương trần thế » (Ð 2123). Thường khi thuyết vô thần được đặt nền trên quan niệm sai lầm về quyền tự chủ của con người, một quyền tự chủ đẩy tới chỗ khước từ bất cứ sự lệ thuộc nào vào Thiên Chúa… (Ð2126).
. Tha hóa, vong thân (aliénation). Những triết gia vô thần như Nietzsche, Ludwig Feurbach, nhất là Karl Marx đã dùng từø này để thóa mạ tôn giáo, coi tôn giáo như là nguyên nhân mọi thảm cảnh vong thân của con người, để chối bỏ Thuợng đế, coi Thượng Ðế là sản phẩm của người bị tha hoá tạo nên… Phải bài trừ tôn giáo để giết chết Thượng Ðế (và các thần linh), cần giết chết Thượng Ðế (và các thần linh) để tiêu diệt tôn giáo. Và đây là công trình của triết học và của khoa học thựïc chứng. Nhờ đó mới giải thoát được con người khỏi kiếp vong thân hay tha hóa vì tôn giáo, vì Thần linh, vì Thượng Ðế. !
II. Giáo huấn của Công Ðồng Vatican II.
Hiến Chế Mục Vụ về ‘Giáo Hội trong thế giới ngày nay’, ban hành 07.12.1965, có mục đích chủ yếu là trình bày sự hiện diện và sinh hoạt của Giáo Hội trong thế giới : Giáo Hội hiện diện giữa xã hội nhân loại, hòa mình vào mọi thực tại của xã hội, để Giáo Hội tìm hiểu, chia sẻ và xây dựng xã hội con người, hầu đem đến cho cả xã hội và cho từng người giáo huấn Tin Mừng Cứu Ðộ. Vì thế đối tượng ưu tiên sinh hoạt của Giáo Hội giữa trần thế là con người, con người trọn vẹn sống trong xã hội của mọi thời, mọi văn minh, mọi văn hóa, mọi cảnh huống, mọi ước vọng, mọi suy tư, mọi chủ đích muốn vươn tới… Do đó, hai chủ đề hay hai phần chính của Hiến Chế là Con Người và Thế Giới. Trong phần I, khi trình bày ‘Phẩm giá của con người’, Công đồng đã dành ba sốá đề cập đến ‘những hình thức và căn nguyên của thuyết vô thần’ (19), đến ‘Thuyết vô thần có hệ thống’ (20) và đến ‘Thái độ của Giáo Hội đối với chủ nghĩa vô thần’ (21). Dựa vào ba số trên đây, chúng ta tìm hiểu giáo huấn của Công Ðồng về thuyềt vô thần.
Những dạng thức khác nhau của thuyết vô thần.
Cụm từ ‘vô thần’ chỉ những hiện tượng rất khác nhau:
. Có người phủ nhận Thiên chúa cách tỏ tường,
. Có người lại nghĩ rằng con người hoàn toàn không thể quả quyết gì về Thiên Chúa cả.
. Có người cứu xét Thiên Chúa theo một phương pháp làm cho việc cứu xét trở thành thiếu hẳn ý nghĩa.
. Vượt quá phạm vi khoa học một cách phi lý, nhiều người hoặc chủ trương giải thích mọi sự chỉ bằng khoa học này hoặc trái lại, hoàn toàn không chấp nhận một chân lý nào là tuyệt đối.
. Có người lại quá đề cao con người đến nỗi sự tin tưởng vào Thiên Chúa trở nên như vô nghĩa. Những người này xem ra muốn đề cao con người hơn là muốn chối bỏ Thiên Chúa.
. Có người hình dung một Thiên Chúa theo trí tưởng tượng riêng của họ đến nỗi họ bài xích Thiên Chúa theo Phúc Aâm.
. Có người vô tư không có tâm thức gì về tôn giáo, không bận tâm gì về việc tìm kiếm Thiên Chúa.
. Có người, vì quá thất vọng bởi những biến cố hay tai ương xẩy ra trong thế giới mà chối bỏ Thiên Chúa.
. Có người không nhận ra được Thiên Chúa vì họ quá bám víu vào các thực tại trần thế.
Ngày nay, những dạng thức vô thần như trên lại được hệ thống hóa: - a) Hệ thống vô thần ‘nhấn mạnh đến khát vọng được tự lập của con người đến nỗi không muốn chấp nhận bất cứ sự lệ thuộc nào vào Thiên Chúa: chỉ khi con người là cùng đích của chính mình, tự tạo lấy lịch sử của chính mình, lúc đó con người mới có tự do thật. - b) Hệ thống vô thần chủ trương giải phóng con người về đời sống vật chất, về phương diện kinh tế và trong phạm vi xã hội. Theo họ, tôn giáo là ‘con cờ cản sự giải phóng này’, vì thế muốn thực hiện sự nghiệp giải phóng, nhất thiết phải tiêu diệt tôn giáo.
Thái độ của Giáo Hội đối với thuyết vô thần.
Vô thần là chủ thuyết trái với lý trí, ngược kinh nghiệm chung của cả nhân loại, và không tương hợp với phẩm giá con người, nên :
. Một đàng từ đầu Giáo Hội đã liên tục phi bác bởi Ðức Piô XI trong thông điệp Divini Redemptoris ban hành ngày 19.03.1937, Ðức Piô XII trong thông điệp Ad Apostolorum principio ban hành ngày 19. 06. 1956, Ðức Gioan XXIII trong thông điệp Mater Magistra ban hành ngày 15. 5. 1961, Ðức Phaolô VI trong thông điệp Ecclesiam Suam ban hành ngày 15.5.1964.
. Ðàng khác Giáo Hội muốn đối thoại với người vô thần, chứng tỏ cho họ thấy thuyết vô thần thiếu nền tảng vững chắc, vì phẩm giá con người đòi hỏi con người phải phục tùng Thiên Chúa, và đức tin vào Thiên Chúa không ngăn cản con người lo cho công việc phải làm để xây dựng thế giới hay sống trọn vẹn phẩm tính cao cả của con người như lương tâm, tự do… (như được trình bày trong các số 11-18 của Hiến chế Mục Vụ
. Hơn thế, Giáo Hội muốn các tín hữu dấn thân vào việc tìm hiểu thuyết vô thần, và đối thoại với người vô thần, hầu giúp người vô thần kính trọng tự do của con người, đặc biệt của các tín hữu, đồng thời mong người vô thần thành tâm tìm hiểu các giá trị của Tin Mừng.
Trách nhiệm của người Kitô hữu:
. Ðành rằng, những người không nghe theo tiếng nói của lương tâm, cố tình loại trừ Thiên Chúa ra khỏi lòng mình và tránh né những vấn đề tôn giáo, chắc chắn họ mắc lỗi.
. Qua những dạng thức khác nhau của thuyết vô thần, chúng ta thấy: chủ nghĩa vô thần nói chung không phải do một nguyên nhân duy nhất, nhưng do nhiều nguyên nhân. Trong những nguyên nhân ấy, phải kể đến phản ứng chỉ trích tôn giáo nói chung và Kitô giáo nói riêng.
. Vậy trước tiên người Kitô hữu phải khiêm tốn nhận phần trách nhiệm nhiều hay ít của mình trong việc phát sinh và triển nở thuyết vô thần, hoặc do sao lãng việc giáo dục đức tin, hoặc vì trình bày sai lạc giáo lý, hoặc bởi thiếu sót trong đời sống đức tin, luân lý và xã hội.
. Thứ đến, các tín hữu không những phải biết trình bày đức tin, nhất là phải sống với đức tin sống động và với đức mến nồng nàn, hầu mọi người có thể nhận thấy Chúa qua Giáo Hội.
. Lại phải coi thuyết vô thần là một trong những hiện tượng quan trọng của thời đại, cần phải được tìm hiểu kỹ càng hơn, để nhờ đó biết đối thoại với người vô thần và đem Tin Mừng đến cho họ.
III. Nguồn gốc thuyết vô thần
Bất tín, không tin hay vô tín ngưỡng là một lịch sử cũ xưa.
‘Không ai biết hay sẽ biết gì chắc chắn về các thần linh’, đó là lời quyết đoán luôn còn giá trị. Người khẳng định như vậy không phải là con người hiện đại, ông tên là Xénophane de Colophon, người Hy Lạp sống vào thế kỷ VI trước công nguyên. Ông cũng không phải là ‘người vô thần’ theo kiểu người ta nghĩ ngày nay. Bởi vì xét theo là một học thuyết chối bỏ Thiên Chúa, thì ‘thuyết vô thần là một sáng chế hiện đại. Ngược lại như sử gia George Minois đã nói, những tư tưởng hoài nghi và bất tín cũng cổ xưa như chính các tôn giáo. Về quan điểm này thì gốc rễ của vô thần tây phương đã xuấùt hiện thật xa xưa trong lịch sử chúng ta.
Ngay trước khi triết học Hy Lạp thịnh đạt, một vài nhà trí thức đã tỏ ra xa cách với các niềm tin tưởng của thời đại. Vào năm 415 trước kỷ nguyên, Protagoras, người hoài nghi ‘trước giờ’ đã viết bài mở đầu tập khảo luận về các thần minh bằng lời tuyên ngôn sau đây : « Nói về các thần minh, tôi không thể nào biết được các vị có hay không có. Những dữ kiện ngăn cản tôi nhận ra điều đó thì quá nhiều., phần vì vấn đề thật tăm tối, phần vì đời sống con người quá ngắn ngủi… ». Theo văn sĩ Diogène Laerce, người chủ trương lịch sử vô thần bắt đầu từ thế kỷ III sau đức Kitô, thì tư tưởng của Protagoras đã bị đào thải khỏi trường phái Athènes và sách vở của ông đã bị thiêu hủy…
Các triết gia Hy Lạp , trước tiên là những người theo thuyết hoài nghi.
Nhân vật tiêu biểu cho nền triết học Hy Lạp cổ thời là Socrate cũng bị tố cáo ‘nghịch đạo’ (impiété) và bị kết án tử hình… Nhưng trong văn hóa đa thần của thời đại, một vụ kết án như vậy mang sắc thái chính trị nhiều hơn là tôn giáo. Chính quyền ít sợ vì sự xúc phạm đến sự hiện hữu của các thần minh, nhưng sợ nhiều hơn vì những xáo trộn các quy luật xã hội mà họ phải bảo toàn. Nghịch đạo chính là nghịch văn minh (incivilité)… Ðiều sái tâm lý của Socrate là khui ra (débusquer) sự dốt nát ẩn tàng trong những điều mà người đương thời cho là chắc chắn, những điều tương quan đến những nền tảng của luân lý và công bằng. Những người cố chấp nêu vấn đề như vậy đều bị coi là người cản trở niềm tin trọn vẹn…
Theo gót ông, các triết gia Hy lạp trước tiên là những người hoài nghi. Cách chung, họ nhận định rằng tốt hơn nên gác về một bên hơn là bàn luận quá nhiều để hạ cấp chỗ đứng của các thần linh… Như vậy, các triết gia đầu tiên không loại bỏ thần thoại, nhưng không muốn dựa vào hoạt động của thần minh để tìm hiểu đến nơi về bản tính và minh triết (sagesse). Ông Sextus Empiricus, văn sĩ hoài nghi Hy lạp, quay về thế kỷ II, thứ III sau kỷ nguyên và tuyên bố : «Sự hiện hữu của Thượng Ðế không hiển nhiên. Quả vậy, nếu chúng ta cảm thấy được cách trọn vẹn, thì mọi tín điều sẽ đồng thanh nói lên Thượng Ðế là gì, là đấng nào, và ngự nơi nao… ».
Trong Cổ Thời, sự nghịch đạo chỉ có sắc thái tố cáo hơn là xác quyết một sự bất tín đích thực (une vraie incroyance). Một trật người ta tố cáo người Do Thái và người Kitô. Trong văn hoá đa thần hy lạp – roma, thuyết độc thần của Do Thái giáo và Kitô giáo luôn bị coi là dị đoan và tệ hơn là bị đồng hoá với vô thần. Ngoài ra việc người Do thái và người Kitô không tôn thờ các thần linh của nhà nước (divinités officielles) đều bị coi là từ chối các tôn giáo dân sự và đe dọa trật tự dân gian, an bình xã hội… Nhưng đồng thời, những Kitô đầu tiên lại tố cáo dân ngoại là không thờ thượng đế (atheos),ï không biết đến hay không tin nhận một Thiên Chúa duy nhất và chân thực….
Chân lý theo đức tin và chân lý theo lý trí.
Phê phán về giá trị được phát triển nhờ các Giáo phụ. Các ngài là những nhà trí thức đã xây dựng ngôi nhà giáo lý kitô trên nhiều quan điểm múc lấy từ kho tàng triết lý hy lạp. Dưới mắt các ngài, Protagoras là một nhà trí thức vô thần. Ông này khởi xướng quan niệm về sự bất tín, một quan niệm đã đánh dấu Thời Trung Cổ. Từ lâu, người ta đã không coi Trung cổ là thời đại kitô. Ðúng hơn đây là thời đại ghi đậm dấu vết sự ngu dốt (và chế nhạo) về các tín điều và sự tồn lưu dai dẳng của những dị đoan ngoại giáo. Nhưng nếu Giáo Hội gia tăng thật nhiều các vụ rút phép thông công khiến tạo nên một lực lượng đông đảo những người bị đánh phạt và không bao giờ biết đến Giáo Hội nữa… Về phạm vi trí thức, thì đây là thời điểm tái khám phá nền triết học cổ thời qua triết gia Aristote và nhà chú giải Averroes, tư tưởng gia Hồi giáo – Ả rập.
Sự kiện ‘tư tưởng kitô trở lại khuynh hướng triết học duy lý Hy Lạp’ đã tạo nên phong trào canh tân nền triết học duy lý và ảnh huởng nhiều đến sự hiểu biết về thiên nhiên cũng như về quan niệm thượng đế. Ðể thắng vượt những mâu thuẫn do nền triết học duy lý gây nên một nhà tư tưởng đã đề nghị phân biệt hai loại chân lý, một theo lý trí và một theo đức tin. Giáo quyền đã lên án mưu toan lấn lướt này. Theo Giáo quyền, sự bất tín chỉ dựa vào triết học để đề cập đến Thiên Nhiên có thể ngược lại những quan điểm nói về Thiên Chúa (khoa thần học) nguồn mạch duy nhất về chân lý….
Nhưng muốn minh chứng sự hiện hữu của Thiên Chúa bằng lý luận triết học, như thần học gia trứ danh Thomas d’Aquin đã làm, là trở lại việc ‘bỏ con sâu vào trái cây’ bởi vì loại bằng chứng triết học luôn bị chống đối. Ngay từ thế kỷ VI, Denys l’Aréopagite đã nhìn thấy rõ điều đó khi ông viết : « Những phủ nhận có tương quan với các mầu nhiệm thần linh đều hợp lý, nhưng mọi quyết đoán đều không tương xứng… ». Ðến thế kỷ XVI, tôn sư Eckart đã tóm tắt như sau : « Thiên Chúa trổi vượt trên tất cả những điều người ta có thể khẳng định về ngài». Vì thời Trung Cổ đã phục hồi nền ‘thần học phủ định’ (théologie négative) tức là một cách nói về ‘Thiên Chúa rỗng tuếch’ (Dieu en creux), hay đúng hơn là ‘không có Thiên Chúa’. Cách trình bày về Thiên Chúa như vậy đã bị Giáo Hội kết án là bất tín (incroyance).
Những đống củi đầu tiên.
Dù bị tố cáo và bị kết án, những mầm mống vô thần hay bất tín tiếp nhau mọc lên nhiều trong thời Phục Hưng (Renaissance). Cần nhắc lại, Phục Hưng chính là thời đại sáng chói những mầm non nghệ thuật và khoa học tân tiến với Galilée và Newton. Trong suốt thế kỷ XVI, thời Phục Hưng cũng là thời bị ám ảnh về ma qủy và đầy rẫy phù thủy. Ðây cũng là thời Canh Tân Tin Lành và chiến tranh tôn giáo, trong đó người tin lành và công giáo luôn tố cáo lẫn nhau là vô thần… Trong một bối cảnh như vậy, những người theo thuyết vô thần chính hiệu, hay theo những hình thức sống đạo xu thời, buộc lòng phải kín đáo, ẩn mặt. Cố chấp tỏ ra mình là vô thần có thể gặp nguy cơ là ‘bị đưa ra đống củi thiêu’. Như trường hợp nhà xuất bản Étienne Dolet, bị người công giáo thiêu đốt tại Paris năm 1546, hay Jacques Gruet bị nhóm Calvin xử tử tại Genève năm 1847…
Nhưng trong những nơi ít bị dòm ngó, những người chủ trương phân biệt giữa lý trí và đức tin vẫn tiếp tục hoạt động và phổ biến công trình nghịch đạo của họ ngay trước mắt Giáo Hội. Như tại đại học Padoue, chi nhánh của Venise, các nhà tư tưởng chối bỏ thực tại các phép lạ và sự bất tử của linh hồn, đồng thời khẳng định rằng tự do của con người không thể hòa hợp với một sự quan phòng thần linh nhằm quyết định bước tiến của thế giới… Tại Florence, Machiavel không muốn biện minh việc bao vây dân chúng là nhiệm vụ hữu ích của tôn giáo.… Tại Hòa Lan, Erasme tỏ ra hoài nghi chân lý lịch sử của Phúc Âm. Người kitô nhân bản này bị người công giáo cũng như người tin lành giáng cho nhiều roi đòn nên thân.
Những người vô tín ngưỡng và những nhà tư tưởng tự do (Libertins et libres-penseurs)
Trong thời Phục Hưng, những người bênh vực Kitô giáo đã thấy làn sóng bất tín dâng lên mà bầu khí đắc thắng (triomphaliste) của Kitô giáo không ngăn chặn nổi. Ðây là thời đại say mê thần thoại hy lạp, thuật chiêm tinh và thuật luyện kim, thời đại có nhiều triết gia hy lạp theo thuyết hoài nghi như Epicure. Thế kỷ này đã chứng kiến một phong trào vô tín ngưỡng phát triển đăïc biệt trong giới qúy phái trí thức và những người ngưỡng mộ Aristote. Hơn nữa, họ là những nhà tư tưởng tự do, những người theo thuyết hữu thần hay hoài nghi thuyết… mải mê tìm kiếm thú vui qua các họa phẩm lãng mạn… Họ khôn ngoan và muốn duy trì trật tự có sẵn, nên họ còn gắn bó phần nào với tôn giáo, kính trọng Kitô giáo, nhưng họ không tin gì vào các tín điều.
Hai triết gia thời danh của thế kỷ đòi hỏi giải phóng giới ưu tú ra khỏi quyền giám hộ của tôn giáo : Tại Pháp, Descarte nêu bật thuyết hoài nghi trong phương pháp suy tư và đòi hỏi triết lý phải độc lập đối với thần học, nhưng đức tin kitô của ông lại rơi vào thuyết hoài nghi một cách nghiêm trọng… Tại Hoà Lan, Spinoza đề nghị một cái nhìn về thế giới trong đó Thiên Chúa và Thiên nhiên trào lộn với nhau. Quá xa quan niệm do thái-kitô về một Thiên chúa bản vị, chủ trương phiếm thần của Spinoza gần với quan niệm của nhóm khắc kỷ hy lạp, và đã bị cộng đồng do thái tẩy chay… Spinoza còn từ chối ngưồn gốc thần linh của các văn bản Thánh Kinh. Ðó cũng là quan điểm của một người công giáo bị kết án tại pháp, là ông Richard Simon, tác giả cuốn Lịch Sử phê bình Cựu Ước (L’Histoire critique du Vieux Testament). Theo Bossuet, công trình này không nhằm gì hơn là phá hủy tôn giáo.
Ðối với đa số những người bảo vệ các chân lý Kitô giáo, từ nay, sự bất tín, cho dù thuộc phái hoài nghi, phái Descarte, phái Spinoza, hữu thần hay phiếm thần, đều bị coi như một hướng đi đang tiến dần về thuyết vô thần. Nhưng người tuyên xưng thuyết vô thần đến tận gốc, chính là một linh mục công giáo : cha Meslier. Ông đi xa hơn những người khác bằng cách nêu lên những bằng chứng cho thấy tôn giáo chỉ là do con người sáng chế ra mà thôi.
Ngài là cha sở xứ Etrépigny, một làng nhỏ trong tỉnh Ardennes, đã không muốn xuất bản những bài viết của ông trong thời bình sinh. Mãi đến khi ông qua đời năm 1729, Voltaire mới soạn lại và cho xuất bản một số bài của vị linh mục nổi tiếng này, làm thành cuốn sách ‘chống tôn giáo’ và mang tên là ‘Di chúc của Abbé Meslier’. Vậy, linh mục Meslier đã tiến xa bằng cách đưa ra những bằng chứng ‘dối trá’ về các tôn giáo mà theo ông chỉ là những sáng chế của loài người thôi. Coi đức tin như là ‘sự tin tưởng mù quáng’, linh mục Meslier khước từ mọi mạc khải thần linh và tố cáo các tôn giáo là nguyên nhân mọi khốn cùng và mọi áp bức. Không hài lòng việc chối bỏ sự hiện hữu của Thượng đế, ông còn khẳng định chỉ có một thực tại duy nhất là vật chất (matière). Tóm lại, linh mục Meslier vừa là người vô thần vừa là người duy vật chất (matérialiste).
Ðà thoái hóa của Kitô giáo
Thật quá đáng, ngay đối với Voltaire, một nhà hữu thần xác tín, khi coi Thiên Chúa như một người giữ cân mực của vũ trụ, hay khi coi tôn giáo như một động lực hữu ích để bảo tồn luân lý cho dân chúng và duy trì trật tự xã hội. Vì thế, ông tuyên bố : « Nếu Thiên Chúa không hiện hữu, thì phải sáng chế ra Ngài’. Ðối với Voltaire, chỉ thuyết cuồng tín tôn giáo mới đáng kết án, bắt đầu từ các ‘ngụ ngôn’ trong Thánh kinh vốn nuôi dưỡng chủ thuyết cuồng tín. Trái lại, lập trường vô thần của ông không rõ ràng : Sánh với thuyết cuồng tín tôn giáo thì vô thần được bao dung hơn, nhưng đối chiếu với giáo lý thì vô thần nguy hiểm.
Thực tế, đa số những người có đầu óc của thời đại đều dao động ở giữa sự bất tín chân thành và thuyết hữu thần chỉ tin theo lý trí và khước từ mọi dị đoan. Nhưng hiếm có những người khẳng định một thuyết vô thần bình thản và xác tín về chính mình như bá tước Holbach, một triết gia chủ trương không có gì khác biệt giữa hữu thần và dị đoan. Ông viết : « Người vô thần là người phá hủy mọi ảo tưởng nguy hại cho nhân loại hầu đưa con người về với thiên nhiên, với kinh nghiệm, với lý trí ». Họ cũng là « một nhà tư tưởng không cần phải tưởng tượng ra những sức mạnh siêu phàm, những khối thông minh lý tưởng để cắt nghĩa các hiện tượng của thiên nhiên… ». Ông tóm lại : « Người vô thần là người không tin vào sự hiện hữu của Thượng Ðế ».
Người hữu thần hay người vô thần đều coi việc ‘bất tín có lý luận’ trước tiên là hoạt động của lớp người ưu tú. Tuy nhiên, bất tín không chỉ chiếm được các tầng lớp thượng lưu, nhưng cả những lớp bình dân trong xã hội. Trước cuộc cách mạng, Sébastien Mercier đã diễn tả sự lãnh đạm gia tăng nơi dân chúng Paris đối với vấn đề tôn giáo như sau : « Người ta chỉ nhìn thấy trong các nhà thờ những người muốn đi tới… , giới phụ nữ luôn chiếm ít ra ¾ cộng đoàn…. ». Theo ông, phần lớn dân Paris đã trở thành ‘coi tôn giáo như không có giá trị gì’ (riennistes), họ không thật sự là vô thần, nhưng ít hay nhiều họ đã tách rời khỏi tôn giáo.
Cách mạng đã đẩy mạnh chiều hướng thoái hoá của Kitô giáo, nhưng không phải để dồn vào thuyết vô thần. Những nhà cách mạng kịch liệt chống tôn giáo vẫn còn gắn bó với thuyết hữu thần kiểu Voltaire. Thiên Chúa chưa chết, nhưng Ngài không còn xuất hiện trong ưu thế tại nhiều nước Âu châu. Vào cuối thế kỷ XVIII bản địa và lý luận đã sẵn sàng đón nhận thuyết vô thần tân tiến.
IV. Khai sinh thuyết vô thần hiện đại
Những người dám nói ‘Thiên Chúa đã chết’.
« Phải chăng chúng ta không còn nghe gì từ những tiếng ồn ào inh ỏi của những người đào mồ chôn vùi Thiên Chúa? Nào chúng ta không còn ngửi thấy gì về mùi thối rữa của Thiên Chúa? Thiên Chúa đã chết, Thiên Chúa vẫn chết ! Và chính chúng ta đã giết chết Ngài !». Ðó là những lời táo bạo của Nietzsche được phổ biến năm 1882 trong Le Gai Savoir như là những lời tiên báo về một sự thay đổi sâu xa trong tâm trí người Aâu Châu suốt thế kỷ XIX. Ðồng thời thuyết hoài nghi đã phổ biến rộng rãi khắp nơivào cuối thế kỷ Aùnh Sáng, cũng như phong trào chống giáo sĩ, đặc biệt tại Pháp, đã thu hút thêm nhiều đồng chí trong đó có nhiều người công giáo, nhiều người theo thuyết thần luận (hữu thần), và một số tư tưởng gia đã chối bỏ hẳn sự hiện hữu của Thiên Chúa. Spinoza đã đưa ra một quan niệm phiếm thần và Voltaire còn tin vào ‘một đại kiến trúc sư của vũ trụ’. Quan niệm của ông khác xa với quan niệm của đa số các tư tưởng gia thế kỷ XIX. Những người này không còn tin vào Thiên Chúa, và coi tôn giáo như là sự vong thân hay tha hóa (aliénation). Một thuyết vô thần với ý nghĩa tròn đầy tự coi mình là hợp pháp nhân danh con người.
Ludwig Feuerbach chắc chắn là một nhà vô thần nhân bản. Khi xuất bản cuốn « Cốt lõi của Kitô giáo» (L’Essence du Christianisme), nhà triết học Ðức này quảng diễn luận đề : Các tôn giáo chỉ làm tỏa chiếu trên Thiên Chúa chính cái yếu tính của con người. Ông viết : «Bạn tin vào tình yêu như vào một đặc tính thần linh, vì chính anh yêu thương, anh tin tưởng rằng Thiên Chúa là Ðấng khôn ngoan và nhân hậu, bởi vì anh không biết gì về những thiện hảo tuyệt vời hơn ở trong anh là lòng nhân ái và khả năng hiểu biết». Như vậy con người từ bỏ chính bản thân, chính những đặc tính của mình để ‘khách thể hoá’ (objectiver) Thiên Chúa : Ðó chính là guồng máy tha hóa nhân loại (C’est le mécanisme de l’aliénation anthropologique) mà Fuerbach hăng say trình bày. Trong một viễn tượng phát triển mau lẹ của xã hội, nhà triết học Ðức viết rằng : «Tôn giáo là đặc tính ấu trĩ của nhân loại có trước thời gian trưởng thành của triết học, là yếu tố thức tỉnh con người và sau cùng xích gần con người lại, ý thức đến những cái mà con người chiếu tỏa một cách vô ý thức trên Hữu Thể tưởng tượng này ».
Sự tha hóa của tôn giáo
Tại Pháp, vào cùng thời, Auguste Comte trong cuốn «Giáo trình triết học thực chứng » (Cours de philosophie positive) (1830-1842) đã không nói gì khác. Ông lấy laị thuyết ba giai đọan lịch sử nhân loại để khẳng định rằng loài người đã tiến triển từ giai đoạn thần học (tuổi nhỏ) đến giai đoạn siêu hình (tuổi trẻ) rồi đến giai đoạn khoa học hay giai đoạn thực chứng (tuổi trưởng thành). Và chỉ khi đạt tới giai đoạn cuối cùng, loài người mới hết đặt những vấn đề ấu trĩ ‘tại sao’ ‘(pourquoi) để chỉ muốn nói ‘làm sao’ (comment) về các sự vật. Cho dù những tác phẩm sau cùng của Auguste Comte đều nêu bật sắc thái hoang đường huyền bí mà trong đó nhà triết học tự coi mình như vị giáo hoàng của một tôn giáo thực chứng mới với giáo lý, phụng tự và chư thánh , thì chính ông lại đánh dấu việc khai sinh một chủ nghĩa duy khoa học (scientisme) và tinh thần duy thực nghiệm (l’esprit positiviste) bằng việc liệt kê vào sổ các dị đoan tất cả những phương pháp và cách chú giải về thực tại khác với phương pháp và cách chú giải của khoa học thực nghiệm.
Sống đồng thời và chăm chú theo dõi tư tưởng của Fuerbach, Karl Mark còn muốn đẩy xa hơn công trình phân tích của quân sư và chủ trương cắt nghĩa tại sao con người tạo nên các thần linh và bị tha hóa trong các tôn giáo. Vậy, ông chú tâm vào công trình phân tích lịch sử và kinh tế của các xã hội gây nên sự tha hóa tôn giáo. Trong văn bản thời danh được phổ biến năm 1844, Karl Mark cắt nghĩa rằng : Tuy ảo tưởng, tôn giáo đã tạo nên một phản kháng thật sự chống lại áp bức của xã hội-kinh tế. Ông viết : «Sự tuyệt vọng tôn giáo là vừa phô diễn vừa phản kháng cảnh tuyệt vọng thực sự. Tôn giáo là tiếng thở ra não nề của thụ tạo bị áp chế, là linh hồn của thế giới không có trái tim, là tinh thần của những hoàn cảnh xã hội mà chính tinh thần đã bị khai trừ. Tôn giáo là thuốc phiện mê hoặc dân chúng ». Vậy Karl Mark chủ trương đi từ việc phê bình triết học của tôn giáo (Fuerbach) đến việc phê bình chính trị của xã hội bất công sản phẩm của tôn giáo , vì tôn giáo gây nên cảnh lầm than. Muốn tấn công tận gốc sự dữ, việc con người khai thác con người, thì ảo tưởng tôn giáo phải tự nó biến mất đi với những người bị khai thác sau cùng. Thiên Chúa sẽ bị tiêu diệt, sẽ phải chung kiếp với các hoàn cảnh lịch sử đã sản xuất ra Ngài !
Tôn giáo là một ảo tưởng.
Sigmund Freud đã viết ba cuốn sách, cuốn «Từ Vật Tổ và Húy Vật» (De Totem et Tabou) (1913), cuốn «Tương lai của một Aûo tưởng » (L’Avenir d’une illusion) (1927), và cuốn Maisen và Ðạo Ðộc Thần » (Moise et le Monothéisme) (1939) để phê bình rộng rãi và tận gốc các tôn giáo. Ông mượn chủ đề của Feuerbach về tính cách ấu trĩ và tha hóa của thái độ tôn giáo được quan niệm như một chiếu tỏa tâm lý con người trên các lực lượng thượng đẳng. Trong khi Karl Marx tìm cách cắt nghĩa về thái độ này bằng cách phân tích kinh tế của xã hội và những xung đột xã hội, thì Freud lại chủ trương đưa những xung đột ấy ra ánh sáng bằng việc nghiên cứu các xung đột ấy qua tâm lý con người. Ði từ kinh nghiệm thực tế (expérience empirique) về điều trị học (thérapeute), ông đã thuyết lý hoá dần dần các định luật về tiềm thức, và nhờ đó, ông có những lý chứng để khẳng định sắc thái ảo tưởng thật sâu đậm của tôn giáo. Sắc thái này có nhiều loại, và mỗi loại đều mặc một bộ mặt loạn thần kinh và tâm lý. Vì thế, để có sức chịu đựng và chống trả lại những xao xuyến trong đời sống, người ta phải tạo ra cho mình một Thiên Chúa nhân hậu, người thay thế thật sự cho sự che chở phụ tử mà người ta coi như đã thất bại. Họ còn tin tưởng, Thiên Chúa này sẽ cho họ sự sống đời đời. Freud muốn dựa vào những dữ kiện tâm lý mà ông khám phá ra hay kinh nghiệm được để trình bày tôn giáo như «những ảo tưởng, những hoàn thành nguyện ước cũ xưa nhất, mãnh lực nhất và dồn ép con người nhất. Bí mật của sức mạnh chính là sức mạnh của những nguyện ước này ». Phân tâm học là câu trả lời hay ho nhất mà Freud đem lại để giải phóng con người khỏi sự tha hóa tâm lý.
Bị thấm nhuần sâu xa bởi ý thức hệ lớn lao của hiện đại về những tiến bộ tất yếu của cá nhân và xã hội, tất cả những nhà tư tưởng vô thần này đã hứng khởi và xác tín rằng sau cùng con người sẽ đạt tới mức trưởng thành (tức không còn tin vào Thiên Chúa nữa). Trong khi con người trưởng thành của Kant hay của Voltaire chính là con người tôn giáo được giải phóng khỏi niềm tin vào Thiên Chúa.
Nhưng, lò thiêu Auschwitz, trại khổ sai Goulag và vụ bỏ bom nguyên tử ở Hirosima đã làm điêu đứng ý thức hệ về sự tiến bộ và niềm tin mù quáng vào khoa học hay vào chính tri như trên. Hơn thế, ngày nay, xuất hiện một hiện tượng rõ ràng, là phần lớn nhân loại sống theo tôn giáo, và hai phần ba người Âu châu tin vào Thiên Chúa. Người ta cũng nhận thấy, vào đầu thế kỷ XXI, có một thăng hoa rõ nét về tâm tình tôn giáo, dưới nhiều hình thức cá nhân và tập thể. Ðó là một thời điểm làm cho những người này khó chịu, và những người khác phấn khởi. Thời điểm đó chứng tỏ việc loài người dứt khoát với Thiên Chúa hay với tôn giáo là chuyện xa vời !
V. Niềm Tin ngoài Luật Pháp
Những chế độ chấp nhận vô thần như một triết lý sống của quốc gia.
Tháng mười năm 1917, cách mạng đã quét sạch chế độ xa hoàng (régime tsariste). Các thủ lãnh cách mạng đỏ của Nga đã bao vây nghiêm khắc mọi kẻ thù của xã hội mới : dân da trắng nghĩa là giới quân chủ, giới nông dân giầu có, và giới trí thức trưởng giả đều bị coi là ‘tư bản’. Trên danh sách đen này có cả các thành viên cao cấp của Giáo Hội Chính Thống.
Khi nhóm Bônsơvic (Bolchevique, bolcheviste) lên nắm quyền đã nhận thuyết vô thần như ý thức hệ của Nhà Nước (Eùtat). Bị ảnh hưởng bởi tác phẩm của nhà duy vật Tchernychevski, Lénine nghĩ rằng : «sau mỗi tấm ảnh icôn về Chúa Kitô hay mỗi ảnh về đức Phật, người ta chỉ nhìn thấy cử chỉ tàn bạo của tư bản ». Vậy phải tiêu hủy những ảnh tượng đó đi. Ngày 05. 02. 1918 chính phủ ra sắc lệnh tách biệt Giáo Hội với Quốc Gia. Ðó là bước đầu việc leo thang : Cộng sản tấn công các lễ nghi phụng tự, tục hoá các di tích thánh bằng chiêu bài ‘thí nghiệm’ và tổ chức các cuộc diễn hành (carnavals) chống tôn giáo vào các ngày lễ lớn theo phụng vụ. Không ai có thể cản ngăn phong trào chống tôn giáo này, và người ta được đà dám biến Tu viện Chúa Ba Ngôi ở tỉnh Serge gần Moscou thành bảo tàng viện vô thần. ‘Kinh hoàng đỏ’ tràn lan, không để sót một nơi nào.
Tháng ba năm 1922, chính phủ ra lệnh tịch thu tất cả đồ vật qúy bằng vàng, bằng bạc không trực tiếp dùng vào việc phụng tự. Các linh mục bị đòi lên ‘làm việc’ rồi bị bắt dẫn đến các trại tập trung. Giáo chủ Tikhon bị quản thúc tại nhà. Thảm cảnh đầu tiên diễn ra tại thành phố Couia : không muốn để nhà thờ bị cướp phá, dân chúng tập trung lại trước cửa nhà thờ cản lối vào, vì thế quân đội nổ súng bắn chết hơn mười giáo dân mà về sau bị kết tội là ‘các tên khủng bố’. Nhân vụ này, Lénine lên giọng mạt sát và đẩy mạnh chiến dịch chống tôn giáo, đăng tải trên báo chí những bài tuyên truyền ‘Bezbojnik’ (Không có Thiên Chúa), đồng thời tài trợ cho một số phong trào bình dân chuyên tố cáo các tu sĩ. Cả triệu tu sĩ bị đuổi ra khỏi tu viện, sống siêu bạt khắp nước và chạy ra ngoại quốc. Hội chiến sĩ ‘Không nhận có Thiên Chúa’ (UMSD) trở thành cảnh sát của Ngasô và tai mắt của Kremlin.
Cấm học giáo lý, tôn giáo bị đặt ra ngoài vòng luật pháp (hors-la-loi). Theo Georges Minois, sử gia chuyên viết về ‘các não trạng tôn giáo’, thì “một chế độ duy vật đương nhiên phải loại trừ tôn giáo, không nguyên vì họ chiến đấu nhân danh khoa học và triết lý, nhưng còn vì Giáo Hội luôn gắn bó với chế độ trưởng giả trước kia ».
Leo thang việc trừ diệt tôn giáo.
Dưới thời Staline, các cuộc bách hại còn dữ dằn gấp đôi. Ðối với vị cựu chủng sinh này, các thành phần giáo sĩ là ký sinh trùng (prasites) cần phải tiễu trừ. Song song với việc lưu đầy và hành hình, chính phủ lại phát động chiến dịch tuyên truyền chống tôn giáo, và chính thức khai trương Bảo Tàng Viện trung ương chống tôn giáo tại Moscou năm 1929. Cũng năm ấy, chính phủ ra lệnh bãi bỏ ngày chúa nhật như ngày lễ nghỉ, tịch thu các chuông nhà thờ với lý do ‘bảo vệ quyền nghỉ ngơi của giới lao động bình dân vô thần’, và tước quyền công dân trên bình diện hành chánh của các tu sĩ, cấm họ không được dạy học. Ðó là thời của các giáo trưởng ‘lang thang nay đây mai đó’: các thành viên của ‘Giáo Hội sa mạc’ cử hành các nghi lễ cách chui rủi (clandestinité) hầu tránh mắt cảnh sát của Staline. Một ký giả người Anh, ông Thomas Inskip, đã viết về chương trình ngũ niên ‘tiêu hủy hoàn toàn các tôn giáo’ của Staline.
Tổng kết của những năm đen tối này là : hàng ngàn linh mục bị giết chết, chỉ còn một phần ba các nhà thờ chính thống, các đền thờ hồi giáo, một số ít cơ sở phụng tự công giáo và tin lành không bị tiêu thổ. Theo lời viết của sử gia Stéphane Courtois, thì « Bản báo cáo chính thức cho biết : Giáo Hội chỉ còn là đống gạch vụn của giới trung lưu chờ chết».
Khối vô thần.
Các nước Pologne, Slovénie, Yougoslavie, Bulgarie, Hongrie… trở thành phong trào quốc tế chống tôn giáo đã phất cờ trên cả vùng Ðông Âu. Thuyết vô thần được công khai trình bày trên báo chí, truyền thông và chương trình học đường. Năm 1963, Moscou khởi sự thiết lập khoa giảng dạy về thuyết vô thần khoa học.
Năm 1950, chế độï Slovaque giải tán Giáo Hội Hy Lạp Công Giáo, cũng gọi là Giáo Hội Quy Nhất (uniate). Ít lâu sau, Ukraine cũng giải tán như vậy, trong khi chính quyền Tchèque tìm cách nhận chìm các tổ chức tôn giáo. Nhưng khi bị thất bại về chính sách này, các chế độ cộng sản lại đồng tâm thực thi những độc kế kinh hoàng hơn.
Tại Roumanie, cảnh sát chính trị gọi là ‘Cơ quan An ninh’ (Securitate) bố ráp các chủng sinh và sinh viên công giáo, bắt giam vào nhà tù Pitesti. Tại đây, một cựu tù nhân trở thành tên đao phủ. Nổi cơn điên khùng, y ép buộc chủng sinh và sinh viên cử hành ‘thánh lễ đen’ (messes noires), mặc những ‘bộ đồ lễ’ nặc mùi phân bón, hát và đọc ‘thánh vịnh’ là những bài ca ‘dâm dật’ trước những hình mỹ nữ lõa lồ… Chẳng bao lâu, nhà tù Pitesti trở thành ‘hỏa ngục đức tin’ (l’enfer de la foi).
Thoát khỏi cuộc thanh trừng các vua hồi giáo chống vô thần, Enver Hodja, một người mê chính sách của Staline đã thành nhà độc tài và thiết lập nước Albanie Dân Chủ Cộng Hoà năm 1945, trên nền tảng macxít. Ông chỉ mơ ước một điều là quét sạch mọi dấu vết tôn giáo. Năm 1967, người ta gọi ông là ‘vua hồi giáo đỏ’ (sultan rouge) bởi vì ông là người đầu tiên trên thế giới đã biến một nước hồi giáo thành quốc gia vô thần. Khởi đầu một cơn hấp hối lâu dài, Giáo Hội Chính Thống Albanie phải chịu nhiều nỗi thống khổ : Các việc củ hành phụng tự bị cấm chỉ. Các nhà thờ chung kiếp với các đền hồi giáo (mosquées) là bị biến thành nhà thể thao, rạp hát, toà án… Các linh mục bị bắt giam, tra tấn và hành quyết… Bị chặt mất đầu, tay chân, Giáo Hội bị tan rã mau chóng…
Hỏa ngục của các tăng sĩ Phật Giáo.
Thuyết vô thần lây qua Á Châu. Tại Trung Hoa, cờ đỏ phấp phới trên thủ đô Bắc Kinh. Mao Trạch Ðông (Mao Zedong) phát động cách mạng văn hóa và ngấp nghé xâm chiếm Tây Tạng (Tibet). Từ cuối năm 1950, Hồng quân đã thay thế tượng Phật bằng những hình ‘mã xa đại trượng’ (Gands Timoniers ) và hạ nhục các tăng sĩ bằng cách buộc họ phải ‘đấu vật’ với nhau. Mao Trạch Ðông không dám mơ ước trừ diệt các tôn giáo, nhưng muốn ‘giáo dục lại dân chúng’… để chính dân chúng từ bỏ tôn giáo. Thấy chính sách đó không thành công, ông đã lên giọng mạt sát, và cho quân lính bố ráp các đền chùa và tàn sát những người cư ngự trong đó.
Việtnam, Bắc Triều Tiên, Lào… cũng lập lại các màn chống giáo sĩ, chống tông giáo. Pol Pot và Khmers đỏ còn tiến xa hơn trong kinh hoàng. Jean Louis Margoulin viết : «Ðối với nhà độc tài Cambốt, các tăng sĩ Phật Giáo ‘đại diện cho một lực lượng đối lập không thể chấp nhận được : những tăng sĩ nào không hồi tục thì chỉ có một biện pháp là tiêu diệt ». Cơn điên khùng của Khmers đỏ đã đánh phá công giáo và hồi giáo một cách khác : vào năm 1974, Pol Pot đã tàn sát người Chàm và một cộng đoàn hồi giáo bản xứ sau khi ép buộc họ phải chọn ăn thịt hay chịu chết !
Biết bao nhiêu tàn bạo đã vấp phạm nhân danh lý trí… Tuy nhiên mọi chế độ tự xưng là vô thần, đều không tán thưởng chiến lược bài trừ đức tin cách có hệ thống. Tại Nicaragua, đảng Sandi chỉ ngăn cấm một số dòng tu, tại Cuba, Fidel Castro chỉ ra lệnh đóng cửa các trường tôn giáo, kể cả trường các cha dòng Tên tại Bélen nơi ông đã theo học từ nhỏ. Nhưng đổ máu hay không, các chiến sĩ vô thần vẫn luôn tìm cách bịt miệng các thần minh.
VI. Âu Châu của những người vô thần xác tín
Tuy hạn chế nhưng quan trọng.
Nhiều cuộc thăm dò được thực hiện lần đầu tiên vào năm 1981, rồi 1990 và 1999. Ðây là cuộc thăm dò quốc tế về sắc thái của người Âu châu (valeurs des Européens), nhưng cũng liên quan đến mọi quốc gia. Cuộc thăm dò này gồm 30 câu hỏi về tôn giáo, và về các phạm vi khác. Tuy nhiên chỉ có một câu hỏi rõ rệt về chủ thuyết vô thần : «Một cách khách quan, xin bạn cho biết bạn là người sống đạo hay không (pratiquant ou non), bạn là người có tín ngưỡng hay không tôn giáo hay một người vô thần xác tín (un athée convaincu)? ». Tổng kết tại nước Pháp, thì 43% có tôn giáo, 37% không tôn giáo, và 14% vô thần xác tín. Tuy chỉ giới hạn, thành quả trên cho phép chúng ta nhận diện ra nhân số quan trọng của thuyết vô thần. Ðem so sánh với câu hỏi «Bạn có tin vào Thiên chúa hay không tin ?, thì 56% người Pháp nói là tin và 35% không tin.
Sự khác biệt về những hình thức tin tưởng.
Thực tế, khi đề cập tới niềm tin, người ta thường nói ‘có lẽ’, ‘có thể’, và trong mỗi câu hỏi lại có nhiều chi tiết chọn lựa : 1) Bạn tin có môït Thiên Chúa ngôi vị không ? (21%) – 2) Bạn tin có một loại thần khí hay một loại sức mạnh ban sự sống không ? (31%) – 3) Tôi không suy nghĩ nhiều về chuyện đó ? (25%) – Tôi không nghĩ rằng có một cái gì như thần khí, một Thiên Chúa hay một sức mạnh ban sự sống (19%) – Tôi không biết (5%). Vậy, 19% làm nên một ước lượng trung gian giữa mức số ‘những người vô thần xác tín’ với mức số ‘những người trả lời ‘không’ – Người ta cũng tìm thấy mức số tăng như vậy ở các nước khác.
Trong 9 nước có người tham dự cuộc thăm dò năm 1981, người ta thấy 7% người vô thần xác tín năm 1999 (xem bảng 1) tăng hơn một chút sánh với năm 1981 (5%).
Nơi những người trẻ, mức số cao hơn một chút, như vậy cũng gia tăng. Những mức số cao nhất thường gặp tại những nước có một cơ cấu thế tục (laicité) hay nhân bản thế tục (humanisme laic) vững chắc : Thế tục ở Pháp, nhân bản ở Bỉ và Hòa Lan, xã hội dân chủ các nước Bắc Aâu, chống Franco Tây Ban Nha. Ðiều bỡ ngỡ là trong các nước cộng sản mức số không cao hơn (1999). Chế độ không thể ép người ta vô thần. Ngoại trừ Ðông Ðúc vì lý do có truyền thống vô sản (tradition prolétarienne) xa xưa, bắt ngưồn từ nghề nông.
Bảng 1 - Phần trăm những người tự xưng là ‘vô thần xác tín’ (athées convaincus) năm1999 tại các nước :
Ðông
Ðức
|
18%
|
Bulgarie
|
6%
|
Ý
|
3%
|
Pháp
|
14%
|
Hòa Lan
|
6%
|
Ukraine
|
3%
|
Bỉ
|
8%
|
Ðan Mạch
|
5%
|
Áo
|
2%
|
Nga
|
8%
|
Hung Gia Lợi
|
5%
|
Aùi Nhĩ Lan
|
2%
|
Tây Ban Nha
|
6%
|
Anh
|
4%
|
Ba Lan
|
1%
|
Thụy Sĩ
|
6%
|
Tây Ðức
|
4%
|
Lituanie
|
1%
|
Thụy Ðiển
|
6%
|
Slovaquie
|
4%
|
Roumanie
|
1%
|
Tchèquie
|
6%
|
Bồ Ðào Nha
|
3%
|
|
|
Những người vô thần : một phần tư là vô tôn giáo.
Trong số những người được thăm dò tự xưng mình là vô thần xác tín, thì chỉ có một phần tư quyết đáp mình vô tôn giáo, còn ba phần tư lại trả lời ‘đúng hơn là không tôn giáo’ (plutôt non religieux). Ngược lại, trong quá khứ thì đa số những người vô tôn giáo là vô thần. Những người vô tôn giáo mỗi ngày đông hơn : năm 1981 chỉ có 15% trong chín nước Aâu châu, qua năm 1999 đã tăng lên 25%. Sự kiện này rõ ràng nếu so sánh những ‘người không tôn giáo vô thần xác tín’, một đàng với ‘các kitô hữu sống đạo thường xuyên hay không thường xuyên hoặc không sống đạo’, đàng khác với ‘những người không tôn giáo nhưng không vô thần xác tín’ (xem bảng 2). Những người vô tôn giáo mà không vô thần xác tín giống như những người kitô hữu không sống đạo. Cả hai loại người này có ‘tâm tình tôn giáo’ thấp kém. Còn người ‘vô tôn giáo và vô thần xác tín’ thì rõ rệt là ‘không tôn giáo’ ((nettement areligieux)
Còn về sắc thái (valeurs), người ta ghi chú riêng sự gia tăng mở rộng mãi khi người ta đi từ những kitô hữu thực hành đạo đến những người ‘vô tôn giáo vô thần xác tín’ (xem bản số2). Nhưng quãng cách không đáng kể trừ trường hợp những đôi bạn không kết hôn (60% đối lại 20%) và trường hợp chối bỏ việc phá thai (66% chống lại 16%). Khuynh hướng chính trị phe hữu đi từ 51% xuống 19%, sắc thái về phe tả cố dịnh hơn, cởi mở đối với người ngoại quốc rộng rãi hơn, và thái độ sẵõn sàng tham dự một thỉnh nguyện thư, một vụ tẩy chay hay một cuộc biểu tình, đều gia tăng. Một sự kiện mới mẻ, năm 1999, ngưòi ta thấy rõ khuynh hưóng xích gần lại, bởi vì những kitô hữu sống đạo trở thành những người tự do chọn lựa lập trường (ly dị, chết không đau, phá thai), và ngược lại, những người ‘vô thần xác tín’ lấy lại giá trị về trật tự, uy quyền, gia đình, lòng trung tín, bổn phận công dân, và lập trường chính trị cũng đắn đo hơn. Sau khi đã tiên phong đòi hỏi ‘mở rộng ra’ trong những năm phản kháng (1968-1970), nhữõng người trẻ vô thần xác tín từ nay cũng là những người đứùng hàng đầu trong các vụ biểu tình đòi trở lại những giá trị nói trên. Những cuộc thăm dò nói đến ở đây đã thiếu những câu hỏi cho phép chúng ta nắm bắt những lý tưởng đặc thù của giới vô thần và quan điểm riêng của họ về các tôn giáo.
Bảng 2 – Những người ‘không tôn giáo vô thần xác tín’ sánh với những nhóm khác tại các nước Tây Aâu vào năm 1999 (trên chín nước).
|
|
Kitô hữu
|
|
|
KhôngTôn giáo
|
|
Sống
đạo đều
|
Sống
đạo
không
đều
|
Không
sống
đạo
|
Không
vô thần
|
Vô thần
xáctín
|
Tôn giáo
|
|
|
|
|
|
Tôn
giáo đem lại sứcmạnh, thoải mái
|
89%
|
44%
|
23%
|
15%
|
1%
|
Ðôi khi
cầu nguyện, suygẫm, chiêmniệm
|
91%
|
56%
|
36%
|
31%
|
13%
|
Tha
thiết nghi lễ tôn giáo về an táng
|
96%
|
87%
|
72%
|
44%
|
14%
|
Tin vào
một thần linh ngôi vị
|
73%
|
37%
|
21%
|
13%
|
1%
|
- vào
một thần khí hay sức ban sự sống
|
21%
|
38%
|
35%
|
32%
|
16%
|
Không
nghĩ nhiều về chuyện đó
|
3%
|
16%
|
27%
|
20%
|
11%
|
Không tin có thần minh
|
1%
|
6%
|
13%
|
27%
|
66%
|
Tin vào đời sống sau khi chết
|
69%
|
40%
|
34%
|
27%
|
9%
|
Tin có
hỏa ngục
|
49%
|
22%
|
17%
|
7%
|
1%
|
Tin có Thiên đàng
|
65%
|
37%
|
28%
|
14%
|
3%
|
Các quy chế,
Chính trị
|
|
|
|
|
|
Hôn nhân: quy chế không lỗi thời
|
88%
|
75%
|
63%
|
59%
|
49%
|
Sống đôi bạn mà không kết hôn
|
20%
|
36%
|
55%
|
51%
|
60%
|
Phá thai:không thể biệnminh được
|
66%
|
39%
|
33%
|
27%
|
16%
|
Bỏ phiếu cho cánh hữu
|
51%
|
41%
|
28%
|
26%
|
19%
|
VII. Không tôn giáo tại Pháp
Căn cứ vào nhiều cuộc thăm dò đã được thực trên 20.000 người, với câu hỏi ‘Bạn có phải là người vô tôn giáo không?’, lần đầu tiên, chúng ta có thể dựng nên một hình ảnh xã hội của những người vô tôn giáo tại Pháp. Trong thời đại thế tục hóa và giảm sút các cơ cấu thiết lập (institutions) đã nhiều thế kỷ ‘đóng khung’ việc phát biểu đức tin bên trời Aâu, thì việc tuyên bố ‘mình vô tôn giáo’ có thể xem ra là một sự thú nhận dễ dàng và tổng quát hóa. Tuy nhiên chỉ có một trên bốn (24,5%) người Pháp tự tuyên xưng mình thuộc giới này. Những người khác tuyên bố thuộc về một tôn giáo mà đông nhất là công giáo (64,5%), nhưng cũng có Hồi giáo, Tin Lành và Do Thái… (9%). Nói ‘thuộc về một tôn giáo’ không nhất thiết là ‘tin’ hay ‘ít sống đạo’… Các biên giới đã trở nên lồi lõm giữa những quan niệm này mà từ lâu đã sát cạnh nhau. Từ nay, mọi trường hợp hầu như ‘hòa đồng với nhau’ (coexister): những người tin tưởng mà vô tôn giáo (6%), những người có tôn giáo nhưng không thực hành hay sống đạo (44%), những người không tin tưởng nhưng lại đòi thuộc về một tôn giáo (19%) v.v.
Hình thái xã hội
Ai là người vô tôn giáo? Bất ngờ đầu tiên: người ta tưởng hầu hết mọi người đàn ông, bởi vì người ta nhìn thấy trong các nhà thờ chỉ có đàn bà. Thực tế số đàn ông (55%) và số đàn bà (45%) tuyên bố vô tôn giáo cũng sát gần nhau, hầu như nủa nam nửa nữ. Nếu nhìn theo thế hệ, người ta thấy rõ hơn: số những người tuyên bố vô tôn giáo đông nhất là vào lứa tuỗi dưới 35 (36%) rồi cứ giảm bớt dần cho đến lứa tuổ trên 65, chỉ còn 12,5% (xem bảng 2).
Bảng 1- Sự tin tưởng có mầu sắc tôn giáo của những người vô tôn giáo (hỏi 100 người)
Tin có một cái gì sau khi chết
|
34%
|
Tin vào
phép lạ
|
22%
|
Tin vào Thiên Chúa
|
21%
|
Tin lời cầu nguyện đã được chấp nhậm
|
18%
|
Tin có sự hiệp thông với người chết
|
17%
|
Tin sự phán xét sau cùng
|
14%
|
Tin các vật thánh có hiệu lực giúp đỡ
|
12%
|
Tin có
ma qủy
|
10%
|
Sau cùng giới kitô hữu trưởng giả (hành nghề có lương cao) tuyên bố vô tôn giáo được kể là đông nhất, còn giới nông dân lại rất ít . Trình độ học vấn cũng tương tự : càng học nhiều càng không muốn nhận mình thuộc về một tôn giáo.
Tiêu chuẩn cuối cùng, theo cuộc điều tra của CSA (viện nghiên cứu về khuynh hướng chính trị), số người vô tôn giáo thuộc cánh tả (31%) hơn gấp đôi người vô tôn giáo thuộc cánh hữu (14%). Ði vào chi tiết thì trong cánh tả: 27,5% thuộc đảng xã hội, 36% thuộc đảng Xanh và Cực Tả, 45% thuộc đảng cộng sản. Về cánh hữu thì rất ít thành viên của UMP vô tôn giáo, UDF có 14%, nhưng FN (Front National) lại có tới 20% vô tôn giáo.
Những mâu thuẫn.
Các cuộc thăm dò đều cho thấy nhiều người tuyên bố công khai là vô tôn giáo nhưng lại tin vào nhiều điều phụ tùy quanh một tôn giáo : Tin sau khi chết vẫn còn cái gì, tin phép lạ, tin Phép lạ, tin ma qủy, tin hiệu lực của lời cầu, tin có phán xét chung … (xem bảng 1)
Bảng 2 – Những ai là người vô tôn giáo ? hỏi trên 100 người.
A - Giới hành nghề ngoài xã hội
|
|
Cán sự,
giáo sư, trí thức, cao cấp
|
32%
|
Giáo sư
trung cấp, hành nghề trung gian
|
32,5%
|
Làm công (employés)
|
26%
|
Công nhân
|
27%
|
Nông dân
|
13%
|
B. Trình độ học vấn
|
|
Không bằng cấp, có chứng chỉ
|
17%
|
BEPC, CAP, BEP
|
23%
|
Tú tài
|
26%
|
Tú tài +1+2
|
31%
|
Tú tài
+3+4
|
34%
|
C. Khuynh hướng chính trị
|
|
Giữa
cánh tả
|
37%
|
Ðảng Cộng sản
|
45%
|
Ðảng Xã hội
|
27,5%
|
Ðảng Xanh & Cực tả
|
36%
|
Không đảng nào
|
24%
|
UDF
|
14%
|
UMP
|
12%
|
FN
|
20%
|
D. Lứa tuổi
|
|
18-34
|
36%
|
35-49
|
27%
|
50-64
|
18%
|
65- +
|
12,5%
|
Vô tôn giáo từ đời cha đến đời con
Nếu có những dòng tộc tin tưởng thì cũng có những dòng tộc không tin tưởng và dòng tộc vô tôn giáo. Tuy có những thay đổi tù thế hệ này qua thến hệ khác, nhưng thực tế số người trong gia tộc bỏ tôn giáo hẳn đông hơn số người trở lại tôn giáo. Trên 100 người ngày nay tuyên bố là vô tôn giáo thì gần một nửa (46%) nói trước kia đã có tôn giáo. Họ đã bỏ tôn giáo khi hết tuổi trẻ hay khi họ trưởng thành và tự do chọn lựa theo lý luận riêng của họ. Mất niềm tin từ đời cha qua đời con thật đáng kể. Vì thế, ‘vắng tôn giáo’ thường cũng là lập trường đắc thủ như một lập trường thừa tự.
Nếu người ta nhìn từ phía con cháu chứ không từ phía tổ tiên, thì ai cũng nhận việc trao truyền niềm tin hay sự hiểu biết về tôn giáo à điều rất quan trọng, cả về những lý do căn hóa (47%). Do đó vấn đề cởi mở của tôn giáo thật dáng quan tâm.
VIII. Phong trào chống Thiên Chúa
Thuyết vô thần bao gồm nhiều thứ người.
Trong những phong trào chống giáo sĩ, duy vật, duy lý, tự do tư tưởng, nhân bản, thế tục không thiếu những người chống Thiên Chúa có thế giá về địa vị, giàu sang, về công trình khoa học, văn hóa, nghệ thuật . Bởi vì, cho dù có những phân biệt theo lịch sử tư tưởng, sức mạnh quyết đáp vẫn là những ý niệm dị biệt nhau lại dần dần quy về một thực tại là thực tại con người. Thường là không thay đổi (phi lý hay hữu lý, nhưng ít khi là vô vị lợi), những bảng hiệu trên xem ra đồng hóa với một thuyết vô thần không có danh xưng. Một ‘mặt trời đen’ có thể ý niệm được và mang tính cách xã hội thì các hành tinh khác nhau đều quy tụ chung quanh.
Thuyết vô thần phải chăng là một nhãn hiệu ít hấp dẫn đến độ người ta thích những cờ hiệu khác hơn?. Ông Georges Minois, chuyên gia về thuyết vô thần cắt nghĩa rằng: “Sự chọn lựa vô thần theo quan điểm triết học thì mạnh mẽ nhưng có tính cách cá nhân. Ngoài ra thuyết vô thần ít được vận động hơn những phong trào khác cụ thể và có tính cách quy tụ hơn, như phong trào ‘bênh vực tính cách thế tục’ hay ‘chiến đấu chống lại trật tự luân lý’. Tất cả những người vô thần là người đời, nhưng không phải mọi người đời là vô thần. Những người vô thần tiên khởi cực đoan hơn và có khuynh hướng quy tụ những nguời đến sau. Một khi đã vào mạng lưới rồi thì khó tách rời ra… Tính cách kiên trì thế tục của tờ báo châm biếm (Canard Enchainé, Charlie Hebdo. ect) hay thời kỳ nổi tiếng của Mạng lưới Voltaire làm chứng điều đó. Mạng lưới Voltaire là mũi đồng sắt chiến đấu cho ‘tự do ngôn luận’, nổi tiếng cực tả, chủ trương nam nữ bình quyền và bênh vực đồng tình luyến ái”.
Nêu rõ tính cách thế tục
Tháng bảy năm 2005, hội ‘Tự Do Tư Tưởng’ (Libre Pensée) tuyên bố có 5.000 hội viên tại Pháp, chia thành hơn một trăm chi hội địa phương và đã có tổ chức tại chừng 20 nước. Họ đã tổ chức đại hội hàng năm để phổ biến trên bình diện quốc tế về ‘tự do tư tưởng và thuyết vô thần’. Nhưng theo ông Christian Eyschen, tổng thư ký, thì: “Trong Ðại Hội, trước tiên là nêu rõ tính cách thế tục, còn thuyết vô thần là thuộc phạm vi riêng tư “. Cũng vậy, nhóm ‘Tam Ðiểm Pháp’ (Le Grand Orient de France) với 47.000 hội viên, chính thức là ‘bất khả tri’ (agnostique) và ‘khoan dung’ (tollérant), lại là nồng cốt trong sự nghiệp tranh đấu của người thế tục hiện nay. Họ chống đối kịch liệt mọi hình thức trung gian của giáo hoàng. Họ lôi kéo những chiến sĩ vô thần, như hội ‘Những người duy lý’ (Union des Rationalistes) với 800 thành viên, chuyên cổ võ tinh thần phê phán trong mọi phẩm trật. Không phải là không nói gì về thuyết vô thần trên nguyên tắc được chia sẻ bởi nhiều ‘gia đình’ xã hội-trí thức (familles socio-intellectuelles), như thuyết macxít, trotskisme, hay thế giới khoa học và phân tâm học. Tuy nhiên các ‘gia đình’ này, kể cả những người lãnh đạo hay vai vế, không còn chiến đấu hăng say như thời của Marx và Freud nữa. Cương quyết không Thiên Chúa, không cần tôn sư, chỉ mình những người chủ trương vô chính phủ (anarchistes, libertaires) còn tiếp tục chung một chiến tuyến : ‘vô tín ngưỡng’. Tháng 12.2006, chính những người này đã đơn phương biểu tình để bảo vệ và mở rộng luật 1905 (tách biệt Giáo Hội với Quốc gia).
Ngoài ra, kể từ 1970, những chiến sĩ vô thần, đặc biệt các thành viên của ‘Hội Vô thần Pháp Bỉ’ (L’Union des Athées franco – belge) đã lập một mạng lưới vừa để tuyên truyền, vừa để “qui tụ những người từ chối mọi sự tin tưởng và coi các thần minh chỉ là thần thoại’. Hiện nay ít hoạt động và ít được ai để ý đến.
Vô thần ? Có ở khắp mọi nơi.
Thuyết vô thần không chỉ bén rễ vào các nhóm tả khuynh mà còn cả các nhóm hữu khuynh nữa, quen gọi là ‘tân hữu’ (néo – droitiers): thuyết vô thần trở thành nhịp cầu nối kết hai khuynh hướng tả hữu. Muốn chứng tỏ mình vô thần hay vô tôn giáo, mới đây đã bắt đầu làn sóng mỗi ngày một mạnh, những người xin xé bỏ giấy rửa rội, hiện nay nhiều bố mẹ không muốn cho con cái chịu Bí Tích Rửa Tội (débaptisation). Hiện nay có thêm nhóm người tôn thờ ‘extra-terrestres’ (người ở ngoài trái đất) và ‘clonage reproductif’ (đúc người): họ lập thành thứ ‘tôn giáo vô thần’ (religion athée). Dưới nhiều danh xưng khác nhau, hiện có tới 15% dân Pháp là vô thần. Nhìn qua danh giới quốc tế, người thường nói: Vô thần là ‘Monsieur Tour-le-monde’ (ông vòng quanh thế giới). Vì thế, người ta gặp thấy vô thần hiện diện khắp nơi, đôi khi ngay cả những người thuần thục về một tôn giáo.
Những nhân vật vô thần tiêu biểu.
Không Thiên Chúa, không tôn sư,! Thậm chí… Như mọi nhóm người khác, các người vô thần nhìn nhận nhau là những nhà vô địch, từ Voltaire đến Jean Jaurès. Hiện nay người ta quen kể đến nhiều anh hùng vô thần: Vào tuổi 91, cựu thượng nghị sĩ Henri Caillavet chắc chắn được kể là một tiêu biểu của giới vô thần; cựu bộ trưởng Michel Charasse cũng thật quyến dũ. Nhất là các nhà trí thức trung gian rất thu hút những người chống Thiên Chúa (les anti–Dieu). Cũng thế, từ Michel Onfray đến các văn sĩ Danièle Sallenave và Taslima Nasréen. Các triết gia ít nguyền rủa André Comte-Sponville, Henri Pena-Puiz hay Julia Kristeva được nhiều người ái mộ. Ðó là chưa kể đến nhân vật bật thiệp ngoại hạng Pierre Berge…
IX. Tâm tình của hai nhà vô thần: André Comte-Sponville và Regis-Debray
Tại sao họ không có đức tin? Ông có lãnh nhận một nền giáo dục tôn giáo in hằn trong đời sống của ông không?
· André Comte Sponville: Trong gia đình tôi, không! Cha mẹ tôi có văn hoá công giáo, nhưng không sống đạo. Dầu vậy, cha mẹ tôi xin rửa tội cho cả ba đứa con và giục cả ba đi lễ mỗi chủ nhật, nhưng có lẽ chỉ vì những lý do xã hội hơn là vì những lý do tinh thần. Lúc còn nhỏ tôi cũng chỉ tin vào Thiên Chúa như người ta tin ông già Noel. Vào tuổi trẻ, tất cả đều thay đổi. Tôi đi lại sở tuyên úy nhà trường, liên tiếp tôi đã biết hai linh mục thật đáng phục: cha Jaffrès, cương nghị, quảng đại, nhiệm nhặt, rồi cha Bernard Feiller, dễ thương, thông minh, con người văn hóa, nhân bản, nhiệt tình và tự do… Tôi kính trọng vi thứ nhất và yêu mến, thán phục vị thứ hai. Cho tới nay, vị này vẫn coi tôi như một người bạn. Cả hai vị đã ghi ấn quá sâu đậm và qúa tích cực trong cuộc đời tôi đến nỗi khi mất đức tin, quãng 18 tuổi, tôi có thể trở thành người chống giáo sĩ. Tôi chống lại thuyết ngu dân (obscuratisme), thuyết cuồng tín và mọi hình thức dị đoan. Nhưng tôi không thù ghét, không khinh bỉ những người có niềm tin vì họ khoan dung. Và tôi kính trọng các linh mục khi họ tận tâm với chức vụ.
Ðối với ông, việc không tin vào Thiên Chúa còn là một câu hỏi hay đã là một sự chắc chắn tuyệt đối rồi?
· Regis Debray: Không phải một nghi vấn mà cũng không phải một sự quyết đáp tuyệt đối. Tình trạng của sự kiện không quan trọng nhiều. Ý kiến của tôi về sự hiện hữu của ‘Người Cha Vĩnh Cửu’ xem ra vừa phù phiếm vừa mâu thuẫn. Ý tưởng về ‘một Ðấng Tạo Hóa không được tạo dựïng’ (un Créateur incréé), ngôi vị và có phẩm tước (titulaire) là một phô trương thấp kém giữa hàng trăm ngàn phô trương khác của một cơ cấu thượng đẳng ảnh hưởng đến mọi người: tâm trí của con người có những biến chuyển tiêu biểu, chỉ ngài là không thay đổi, không thể bác bỏ và được công nhận từ 300.000 năm (tức là thời của những hầm mộ đầu tiên). Khi người ta sẽ lẫn lộn tôn giáo với niềm tin vào Thiên Chúa, người ta sẽ chạm vào bức tường, hiện đại hay hậu hiện đại. Những người Aán Ðộ khôn khéo hơn khi họ coi “người không tin vào Thiên Chúa là ‘người rất tôn giáo’ (a very religious man), trái hẳn với ‘một người vừa không có đức tin vừa không có kỷ luật”. Thật rõ ràng “có Thiên Chúa hay không có Thiên Chúa“, theo sự chuyển biến của nhân chủng học về siêu việt tính, chính là “có thịt hay có cá’ theo sự chuyển biến của sinh vật học về sự sinh dưỡng.: đó là giai thoại (anecdote) thâm thúy nhưng không phổ cập. “Thuyết vô thần là dấu chỉ của sức mạnh tinh thần nhưng chỉ đến một mức độ nào đó thôi”. Tôi đây vô thần, nhưng không phải là không có đức tin, không có luật pháp, tôi ký nhận công thức của Pascal với cả hai tay.
· André Comte Sponville: Không phải nghi vấn mà cũng chẳng chắc chắn tuyệt đối. Tôi là vô thần chứ không phải là bát khả tri. Tói không chấp nhận là chỉ tự vấn! Về sự hiện hữu của Thiên Chúa, tôi trả lời ‘không có’. Nhưng tôi là nhà vô thần không có tín điều: thuyết vô thần là một quan điểm, một xác tín, chứ không là một tri thức. Vì thế đối với tôi, thuyết vô thần thì chắc chắn hơn một nghi vấn nhưng chưa hoàn toàn dứt khoát. Tôi không biết Thiên Chúa hiện hữu hay không (chẳng ai biết điều đó), nhưng tôi tin chắc rằng ngài không hiện hữu.
Các tôn giáo có nhất thiết độc hại hay ảo tưởng?
· Regis Debray: Ðộc hại nhất là việc xử dụng từ ‘tôn giáo’. Con mồi ‘quy tâm-lamã’ (romanocentrique) này làm mờ rối cái nhìn của chúng ta, cả khi chúng ta nhìn vào sát cận. Tôi thấy đã có chừng mười tác giả, trong đó có Niertzsche và Freud, đã xác chứng tôn giáo nhất thiết là ảo tưởng tương quan đến cuộc sống và đến xã hội. Hơn thế, thứ ảo tưởng xấu xa này làm cho chúng ta không thể kham nổi đời sống.
· André Comte Sponville: Các tôn giáo thường là độc hại nhưng không luôn là độc hại. Tôi không thể khạc nhổ lên thánh Francois d’Assise, trên Bach, Pascal, trên Etty Hillesum hay trên Abbé Pierre. Tôi không muốn gạch bỏ 2000 năm lịch sử của Âu châu Kitô, nói khác trên nền văn minh của chúng ta hiện nay. Tôi là một người vô thần không theo giáo điều, nhưng là người vô thần trung tín: Từ rất lâu, tôi không tin vào Thiên Chúa nữa, nhưng luân lý do thái – kitô, cách riêng trong chiều kích phúc âm, vẫn tiếp tục đụng chạm đến tôi, soi sáng cho tôi, đồng hành với tôi. Tôi giống như Spinoza, hoàn toàn không tin Ðức Kitô là Thiên Chúa, là Con Thiên Chúa. Nhưng về luân lý đạo đức, tôi nhận Ngài là bậc Thầy ngoại hạng, không những ngang hàng với Boudha, vói Khổng tử mà có lẽ còn cao trọng hơn. Ngược lại, nếu tôn giáo không luôn luôn độc hại thì, tôi nghĩ: tôn giáo luôn là ảo tưởng. Nhưng ảo tưởng là gì? Theo Freud, ảo tưởng không phải là một sai lầm và mọi ảo tưởng không nhất thiết là sai lạc. Ảo tưởng chính là niềm tin thoát thai từ những ước vọng của con người. Vậy, theo định nghĩa, Thiên Chúa đáng ước mong, Ngài là chính cái người ta có thể thèm khát sống tốt hơn (tình yêu vô tận và quyền phép vô song). Vì ước nguyện, người ta mới tin tưởng. Nietsche đã tóm tắt cách tài tình điều đó trong công thức: “Ðức tin cứu rỗi, vậy là đức tin lừa dối”. Ðó không phải là lý do ném đứa trẻ thơ sinh (nói theo Spinoza ‘thần khí của Ðức Kitô’) vào nước tắm (tôn giáo). Như Nieztsche, tôi đã từ bỏ đức tin, nhưng như Spinoza và đối lập lại Nietzsche, tôi vẫn sống trung tín.
Thuyết vô thần có tương lai không?
· Régis Debray: Chắc chắn với điều kiện thuyết vô thần phải mau cô động lại vào một ‘bản tuyên tín lưỡng thế’ (un credo alternatif) cũng chắc chắn về phương diện huyền thoại như bản tuyên tín có trước. Bao lâu nó là bản tuyên tín xác thực thì không thể phá hủy hay thay thế được. Thuyết vô thần có một tương lai của những cái tôi (egos) nấp dưới mái nhà riêng hay dưới một mái đại học, để chuyên tâm sáng tác những cuốn sách, những bản nhạc, những tập thơ hay những bài báo. Với tư cách cá nhân, mọi sự đều có thể viết lên giấy tờ, cho dù không được nhiều người hưởng ứng. Sự hiện hữu lịch sử của ‘một chúng ta’ (d’un nous) có những đòi hỏi khác với sự hiện hữu lịch sử của ‘một cái tôi’ (d’un moi). Người ta có thể tiếc nuối, nhưng sự thể phải như vậy.
· André Comte Sponville: Chắc chắn là có! Con người là con vật siêu hình (l’animal métaphysique) : nó tự đặt ra cho mình nhiều câu hỏi mà không môn học nào trả lời được và sẽ không bao giờ trả lời nổi. Tôn giáo là môn học có thể trả lời một số câu hỏi nào đó thôi (vì sao có thế giới ? có đời sống sau khi chết không ?…) Thuyết vô thần là một trong những câu hỏi phải trả lời, hay đúng hơn nó mở ra một khoảng không gian để mọi người có thể tìm ra và nêu lên những câu trả lời riêng của mình. Thuyết vô thần sẽ tồn tại lâu dài như chính nhân loại văn minh này. Các tôn giáo cũng vậy.
X Tình hình tôn giáo tại các nước từ bỏ chế độ cộng sản.
Nhận định chung : Ðiều rõ ràng là ai biết đến chế độ cộng sản cũng sẽ đồng ý với nhận định của đức hồng y Jan Korec, người Tiệp Khắc. Ngài nói «Chúng ta đã thấy rõ hậu quả đau thương của chế độ cộng sản muốn vô thần hóa toàn thể đất nước. Hậu quả đó là sự tàn phá toàn diện từ con người đến môi sinh…. ». Riêng với Giáo Hội Công giáo thì đức tổng giám mục Miroslav Vik, người Tiệp Khắc, cũng nói : «Những người cộng sản đã bóc lột Giáo Hội : họ tước đoạt của chúng tôi những phương tiện vật chất, tài sản, mọi cơ cấu, mọi tổ chức và mọi ảnh hưởng của Giáo Hội, thậm chí họ cũng cướp mất các giám mục chủ chăn của Giáo Hội nữa » (Kipa,28.07.92). Thế nhưng sau 1990, thì ai cũng hồ hởi với nhận định của đức hồng y Wyszynski, giáo chủ Giáo Hội Ba Lan rằng : «Chỉ có đảng cộng sản, chế độ cộng sản chứ không có dân tộc cộng sản. Bằng chứng là giữa muôn hình thức tiêu diệt, dân chúng vẫn giữ niềm tin, lòng họ vẫn là một mảnh đất tốt ươm nuôi niềm tin… để khi được tự do, được công khai tuyên chứng niềm tin vào Thiên Chúa, họ hồ hởi phụng sự Thiên Chúa, phục vụ Tổ Quốc và xây dựng Xã Hội Con Người … » (André Martin, ‘La Pologne défend son âme’, tr. 24).
Từ những nhận chung trên đây, chúng ta điểm qua tình tình tôn giáo sau 1990, nghĩa là sau khi chế độ cộng sản bị giải thể, tại mấy nước Ðông Âu : Albanie, Ba Lan, Ðông Ðức, Roumanie, Hongrie, Lituanie, Lettonie, và Estonie.
Tại nước Albanie.
Cũng như mọi nước do đảng cộng sản cầm quyền, bản Hiến Pháp của nước Albanie đã ghi : «Quốc gia không tôn trọng một tôn giáo nào, trái lại ủng hộ và khuyến khích chủ nghĩa vô thần để làm cho con người ghi lòng tạc dạ quan niệm duy vật khoa học của thế giới » (Ð 37), và điều 55 của hình luật lên án gắt gao mọi hành động hay tuyên truyền… về tôn giáo và chống xã hội chủ nghĩa. Năm 1967, trong một bài diễn văn dài, chủ tịch nhà nước là ông Hodja tuyên bố cương quyết diệt cho hết mọi chướng ngại còn sót lại của tôn giáo bằng một chiến dịch khoa học nghiêm chỉnh chống lại tôn giáo. Ðể thực hiện chiến dịch, cùng năm đó, nhà nước Albanie ra luật số 4337 nhằm triệt hại tôn giáo tận rễ : Chỉ trong mấy tháng, họ đã phá hủy 740 nguyện đường Hồi giáo, 608 thánh đường Chính Thống giáo, 157 nhà thờ Công giáo. Tổng kết chiến dịch là 2.169 nơi thừa tự bị nhà nước triệt hạ, chưa kể đến nhiều nghĩa trang và nhiều cơ sở khác bị san bằng…Thế nhưng, trước khi chết, tháng 4.1985, Hodja đã thú nhận trong tờ báo của đảng Zeri Populit rằng : «Ðức tin Kitô giáo vẫn còn sống động ở Albanie, đặc biệt tại những họ đạo công giáo » ; Sau gần nửa thế kỷ bị bách hại khủng khiếp, người công giáo còn lại được bao nhiêu ? Trên một dân số hơn ba triệu người, sau 1990, theo nguồn tin Vatican, người công giáo là 150.000 người, theo một số chuyên viên là 300.000 người, theo cha Daniel tuyên Uùy người Albanie hải ngoại, là 500.000 người. Bản thống kê năm 2001 cho biết : hiện nay Albanie có 3.286.000 người dân, trong đó 50% là Hồi giáo, 18% Chính Thống giáo, 13% Công giáo, và 19% không tôn giáo (nhưng chưa hẳn là vô thần). Nói về nước Albanie, chúng ta không thể không nhắc đến một ngôi sao sáng ngoại hạng về đức tin và lòng nhân đạo, đó là chân phước Têrêsa thành Calcutta, vị sáng lâïp dòng ‘Thừa Sai Bác Aùi’.
Tại nước Balan
Balan là một nước đất đai trù phú, với diện tích 312.677 cây số vuông và giáp danh với nhiều nước : cộng hòa Tchéque va Slovaquies, Liên bang Sô Viết, Ðức và biển Baltique. Chính vì thế, nước Balan luôn bị ngoại bang dòm ngó, nhất là Nga Sô và Ðức, đặc biệt trong Ðệ Nhị Thế Chiến… Ngay sau Thế Chiến, nước Balan bị liệt vào khối các nước cộng sản dưới ảnh hưởng của Nga Sô. Ông Bierut, vừa là tổng thư ký đảng Lao Ðộng và đảng Xã Hội Hiệp Nhất, lên nắm chính quyền năm 1948. Ông đã đưa Giáo Hội Balan vào giai đoạn rùng rợn của một chính sách tiêu diệt tôn giáo đã được Lénine áp dụng bên Nga từ 1922. Ngày 8.5.1953, đức hồng y Stefan Wyszynki viết một bức thư gửi chủ tịch Biérut. Bức thư này được toàn thể các giám mục Balan ký vào để chống lại chính sách kinh hoàng của Staline. Bức thư dài 10 trang đã được kết thúc bằng ba chữ ‘Accipere non possumus’ (chúng tôi không thể chấp nhận). Bức thư đòi hỏi : «Vì ích lợi cho quốc gia và dân tộc, chúng tôi yêu cầu các vị thủ lãnh của đảng Maxít hãy xét lại nguyên tắc sắt đá bài trừ tôn giáo, bài trừ Giáo Hội và Thiên chúa. Hàng giám mục Balan luôn luôn đòi hỏi Hội Ðồng Bộ Trưởng hãy tôn trọng điều 32, khoản 7 của Hiến Pháp Cộng Hòa Dân Chủ và bảo đảm cho người Công giáo các quyền lợi đã cam kết ». Năm tháng sau, đức hồng y bị tống giam và Giáo Hội Balan tiếp tục bị bách hại… cho tới biến cố vĩ đại ‘năm 1979, khi đức hồng y Karol Jozel Wojtyla, người Balan được chọn làm Giáo Hoàng Gioan Phaolô II’, mới bắt đầu mở ra cho Giáo Hội Balan (và cả các Giáo Hội các nước Ðông Âu) một chân trời mới : chế độ cộng sản sụp đổ và tự do tôn giáo lên ngôi… Theo bản thống kê năm 1993, thì dân số của Balan là 38.200.000, trong đó 35.000.000 người công giáo (tức 94%), 600.000 người Chính Thống giáo và 117.000 người Tin Lành. Theo đó thì số người vô thần không có bao nhiêu, tối đa 2% thôi.
Tại Ðông Ðức
Ðại chiến thứ hai chấm dứt, nước Ðức bị chia đôi thành Ðông Ðức và Tây Ðức : Ðông Ðức nằm trong vùng kiểm soát của Nga Sô, và Tây Ðức và Tây Bá linh do Ðồng Minh Anh Pháp Mỹ kiểm soát. Vào ngày 30.05.1949, Ðông Ðức trở thành Cộng Hòa Dân Chủ Ðức với tân Hiến Pháp dựa theo bản Hiến Pháp năm 1919 của Cộng Hòa Veimar. Như những ông trùm vô thần, những người theo chủ thuyết cộng sản của Mác-Lênin cho rằng « Hạnh phúc thật sự của con người đòi hỏi phải hủy diệt tôn giáo như là hạnh phúc ảo tưởng ». Lời tuyên bố trên đây là đường hướng ‘chính trị tôn giáo’ của nhà nuớc Ðông Ðức kể từ năm 1945 đối với 16.600.000 người dân, trong đó có 1.000.000 công giáo. Về tôn giáo, Cộng Hòa Dân Chủ Ðức nhìn nhận nguyên tắc độc lập của Giáo Hội đối với quốc gia, tự do tín ngưỡng và lương tâm, quyền tự do và quyền điều hành tổ chức nội bộ của mỗi tôn giáo. Nhưng nguyên tắc là một đàng, thực tế là chuyện khác. Năm 1951, nhà nước ra sắc lệnh cấm nhập cảng các sách tôn giáo từ Tây phương, hạn chế và kiểm soát việc in ấn, báo chí tôn giáo; năm 1953 cấm dạy giáo lý trong các học đường; năm 1958 cấm luôn việc dạy giáo lý ngoài học đường. Năm 1954, nhà nước bày ra ‘nghi thức tuyên thệ’ tương tự Bí tích Thêm Sức của Công giáo. Tất cả các thiếu niên từ 14, 15 tuổi đều phải tuyên thệ trước bàn thờ Tổ Quốc: từ bỏ đức tin mê tín dị đoan, và tuyệt đối tin tưởng vào đảng và nhà nước. Thiếu niên nào không tuyên thệ sẽ bị loại ra khỏi sinh hoạt xã hội, nhất là không được thâu nhận làm việc. Ngày tháng trôi đi với bao nhiêu khó khăn vì phải đối đầu với chế độ vô thần, cho tới năm 1974, các giám mục Giáo Hội Ðông Ðức mới ra một lá thư mục vụ «cấm các tín hữu không được ghi danh và hoạt động trong bất cứ một Hội nào chống báng Thiên Chúa, từ bỏ đức tin và đi ngược giáo lý của Giáo Hội… ». Ðến năm 1986, Hội Ðồng Giám mục Ðông Ðức phổ biến một lá thư mục vụ khácï, trong đó các giám mục khẳng định : «Nhiệm vụ tiên quyết của các giám mục là bổn phận nhắc nhở cho nhà cầm quyền biết rằng những người kitô hữu muốn sống, muốn làm việc và hoạt động trong đất nước này. Nhưng ngược lại họ không muốn qụy lụy một ý thức hệ độc tài chuyên chế, ‘đăng ký’ họ dưới bóng cờ xã hội chủ nghĩa để xây dựng một xã hội vô tôn giáo, một xã hội vô thần… ». Ít ai ngờ, ngày 09.11.1989, bức tường Bá Linh sụp đổ và cáo chung chế độ cộng sản tại Ðông Ðức : từ nay Ðông Tây hòa hợp, chính quyền, nhân dân cũng như Giáo Hội : Không còn là hai, nhưng chỉ là một Liên bang Ðức, một chính phủ Ðức và một Giáo Hội Ðức sống trong tự do và độc lập ! Theo số thống kê năm 1993, thì Liên Bang Ðức có diện tích 3.637 cây số vuông, số dân cư 80.900.000, trong đó có 38% tin lành, 35,5% công giáo, 18% Hồi giáo và Do Thái giáo, 7% người không tin tưởng hay vô thần. Ðiều đó cho chúng ta thấy : mặc dầu chủ nghĩa vô thần được xướng xuất mạnh mẽ tại Ðức, nhưng đã ‘nở hoa’ tại chân trời khác mà không phải là tại Ðưc…
Tại nước Roumanie
Ngày 09.11.1989 bức tường Bálinh, thì ngày 22.11.1989, chủ tịch Ceaucescu còn tổ chức một cuộc diễn binh hùng hậu chưa từng có để phô trương lực lượng của chế độ, nhưng ngày 22.12.1989, tức một tháng sau quân đội quật khởi lật đổ ông chủ tịch và giải tán chế độ cộng sản. Như vậy lịch sử Roumanie (Lỗ mã ni) sang trang sau 42 năm nằm trong khối các nước cộng sản của Nga Sô… Năm 1947, đảng cộng sản nắm chính quyền, và năm 1948 bắt đầu một chiến dịch đại quy mô triệt haị tôn giáo, đặc biệt Giáo Hội Công giáo. Theo lệnh của Nga Sô, nhà nước Roumanie bắt buộc Giáo Hội Công Giáo phải sát nhập vào Giáo Hội Chính Thống (38 linh mục đã làm theo nhà nước) và đòi các Giáo Hội Ðông Phương phải từ bỏ Ðức Giáo Hoàng. Vì không tuân lệnh nhà nước nên tất cả các giám mục đã bị bắt trong hai ngày 7 và 8.10.1948… Nhân vật thuộc Giáo hội Công Giáo Roumanie nổi nhất trong những thập niên này là đức hồng y Todea bấy giờ là cha sở, thường bị công an gọi lên làm việc, nhưng năm 1950 cha được truyền chức giám mục lén lút. Và sau đó ngài tổ chức chủng viện bí mật và sau 25 năm, ngài đã huấn luyện và truyền chức chui được 65 linh mục. Sau nhiều lần vào tù, năm 1991 đức cha Todea được Tòa Thánh bổ nhiệm làm Tổng giám mục giáo phận Fagaras và Alba Julia, rồi được Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II nâng lên bậc Hồng Y. Theo số thống kê năm 2003, thì nước Roumanie có diện tích là 237.000 cây số vuông với dân số 23.000.000. Về tôn giáo thì 82% dân số là chính thống với 10.000 linh mục, 8.200 họ đạo và 2.000 tu sĩ nam nữ. Riêng Giáo Hội Công Giáo theo nghi lễ latinh và nghi lễ Ðông Phương chỉ có 10% dân số. Giáo Hội Tin Lành có 7% và 0,9% là Do Thái giáo. Như vậy, chỉ còn 0,1% là vô thần !
Tại nước Hung Gia Lợi (Hongrie).
Ðược Nga Sô yểm trợ đặc biệt ngay từ năm 1945, đảng Hiệp Nhất tức đảng Cộng Sản trá hình đã thắng cử với 95% số phiếu. Chiến dịch đầu tiên phủ đầu dân chúng và các tôn giáo là ‘công cuộc cải tạo lao động’ khiến nhiều người bị tù tội hay lưu đầy. Công trình cải tạo lao động chỉ là bước đầu trong chương trình tiêu diệt tôn giáo, đặc biệt Giáo Hội Công Giáo Hung Gia Lợi : Ngày 23.12 .1948 đức hồng y Josef Mindszenty bị bắt giam và ngày 03.08.1949 bi ra tòa lãnh án khổ sai chung thân. Tiếp vụ án này, nhà nước còn bắt giam và tuyên án chung thân cả mấy trăm linh mục và tu sĩ. Với những cú đánh tàn bạo này, nhà nước đã lôi kéo được một số linh mục và lập nên ‘Hội linh mục hòa bình’ hầu che đậy mưu độc triệt hại tôn giáo trong nước và lòe bịp dư luận thế giới bên ngoài… Ðức hồng y Mindzensty được giải thoát nhân biến cố năm 1956 khi quân nga với 2500 chiến xa tiến vào Budapest đàn áp dân chúng biểu tình đòi tự do bầu cử và đòi quân Nga rút khỏi Hung Gia Lợi, rồi năm 1957 hơn 20.000 người Hung bị tống giam hay đi lao động trong các trại tù của Nga Sô, 2.000 sinh viên bị tử hình và hơn 200.000 dân trốn qua các nước tự do. Từ đó chế độ Hung bị xuống dốc để chờ đợi ngày giải thể : ngày 23.10.1989 tổng tuyển cử tự do và ngày 31.07.1991 quân Nga rút khỏi Hung Gia Lợi… Nước Hung Gia Lợi tuy còn chậm tiến, nhưng hoàn toàn tự do với diện tích 93.000 cây số vuông, 10.600.000 dân (thống kê 1990) trong đo,ù 62% công giáo, 28% tin lành. Còn lại 10% là các tôn giáo khác hay vô thần.
Tại Lituanie
Trong chuyến công du mục vụ tại Lutianie, Lettonie và Estonie, năm 1993, Ðức Gioan Phaolô II đã long trọng tuyên bố: «Tự do của con người là nền tảng của mọi tự do khác thuộc về con người và của các tự do dân nghèo. Nhưng chế độ Maxít theo chủ thuyết vô thần đấu tranh, đã chà đạp con người và phẩm giá con người. Do đó đã biến con người thành nô lệ… Vậy, hãy trả lại cho Cesar cái thuộc về Cesar, cho Thiên Chúa cái thuộc về Thiên Chúa… ». Trong chuyến viếng thăm này, Ðức Thánh Cha đã đến tận nghĩa trang Antakalmis nơi an táng những chiến sĩ của tự do đã bị quân đội Nga Sô bắn chết ngày 13.01.1991. Ngài đã đăït vòng hoa trắng dưới chân cây Thánh Giá lớn trồng giữa nghĩa trang, tiêu biểu cho Giáo Hội Lituanie suốt 70 năm dưới chế độ vô thần (1917-1987). Từ điển Le Petit Robert, 2001, cho biết Litunanie rộng 65.200 cây số vuông với 3.720.000 dân cư, trong 77% là người Nga, còn lại là người tứ chiếng. Chúng ta không biết số người công giáo chiếm bao nhiêu phần trăm dân số, chúng ta biết rằng Cộng Ðồng Do Thái khá đông và người Do Thái quen gọi thủ đô Vilnius là ‘Giêrusalem của miền Bắc’ nơi đây Ðức Gioan Phaolô II đã dâng Thánh Lễ với 11 giám mục Lituanie đồng tế và 250.000 giáo dân tham dự. Ðiều khác nên biết : hiện nay đại học thủ đô Vilnius có 12 phân khoa, 2.000 giáo sư và 13.000 sinh viên.
Tại Lettonie
Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã rời Lituanie đến thành phố Riga, thủ đô của Lettonie ngày 10.09.1993. Lettonie nhỏ hơn Lituanie, có diện tích 64.500 cây số vuông với 2.760.000 dân cư trong đó chỉ 52% là người bản xứ, còn 34% là người Nga, 8% người Bạch Nga và Ucraine và một số nhỏ người Balan. Về tôn giáo, chúng ta biết : Tin mừng của Chúa Kitô được rao giảng tại Lettonie cách đây hơn 8 thế kỷ bởi các đan sĩ dòng thánh Augustino người Ðức, đứng đầu là thánh giám mục Meinardo, vị giám mục tiên khởi của Lettonie được Tòa Thánh bổ nhiệm vào năm 1186. Ðến thời Canh Tân, người Lettonie ngả theo Tin Lành do ảnh hưởng của kiều dân Ðức. Vì thế theo thống kê trước Ðại Chiến II, 52% dân số Lettonie là Tin Lành, 20% Công Giáo và 9% Chính Thống Giáo. Hiện nay Giáo Hội Công Giáo Lettonie họp thành một giáo tỉnh với 2 giáo phận, do 3 giám mục coi sóc với 106 linh mục triều và dòng, 100 nữ tu, 45 chủng sinh và 552.000 giáo dân. Ðức Thánh Cha thăm viếng đại học Riga gồm 13 phân khoa, 800 giáo sư và 12.500 sinh viên. Ðại học này hoạt động từ năm 1911. Ngài cũng đến thành phố Anglona, nơi có di tích của một tu viện các cha Ðaminh xây cất vào thế kỷ XVIII, sau bị Nga Sô chiếm đoạt làm nơi giam giữ các linh mục và trại chăn nuôi súc vật. Nơi đây Ngài dâng Thánh Lễ với 20.000 giáo dân từ khắp nơi kéo về.
Tại Estonie
Ðến Tallinn, Ðức Gioan Phaolô II được tổng thống Lennard Meri đón tiếp nồng hậu. Estonie là một nước nhỏ chỉ với diện tích 45.100 cây số vuông, và 1.580.000 dân cư, trong đó 51% gốc Nga, 30% gốc Ucraine. Suốt 8 thế kỷ Estonie là đất bảo hộ của Ðức, rồiø từ 1940 bị Nga chiếm đóng và nằm trong liên bang Sôviết. Về tôn giáo, thì đây là nước tin lành với tỉ số 78% dân cư và 19% Chính thống giáo. Riêng đạo Công Giáo, trước 1940 số giáo dân khá đông do một giám mục và 24 linh mục coi sóc. Nhưng thời Staline, nhiều giáo dân và linh mục bị đầy qua các ‘trại tập trung lao động’ của Nga. Vì thế hiện nay Công giáo chỉ là một cộng đồng bé nhỏ với con số 5.000 giáo dân lập thành hai xứ đạo, được 3 linh mục và 6 nữ tu phục vụ. Cộng đồng tín hữu bé nhỏ này rất hãnh diện về cuộc viếng thăm của người Cha chung ! Họ lên tinh thần với nền độc lập quốc gia và quyền tự do tôn giáo không còn bị chèn ép…
XI. Ðôi lời kết
Sau khi đã cùng với qúy anh chị tìm hiểu nhiều khía cạnh về thuyết vô thần và người vô thần cũng như giáo huấn của Công Ðồng về vô thần, tôi nghĩ chúng ta còn bổn phận rút tỉa và nêu lên những điểm căn bản và thựïc tế khả dĩ ứng dụng vào đời sống đạo của chúng ta. Ðó là việc làm của phần kết bài này.
Vô thần không phải là chuyện mới mẻ. Ðọc Cựu Ước, nhất là Thánh Vịnh, chúng ta có thể nói : vô thần là một hình thức nổi loạn của con người : Ông Adong và bà Evà đã phạm tội chỉ vì ‘muốn trở nên thần minh, biết hết điều thiện điều ác’ (St 3,5). Abraham đã thưa cùng Giavê rằng ‘Trong xứ này người ta không còn kính sợ Thiên Chúa’ (St 20,11). Vua Pharaông đã nói với ông Aaron: ‘Ðức Chúa là ai, ta chẳng biết Ðức Chúa’ (Xh5,2). Chính dân Do Thái, lúc trong sa mạc đã thách thức Chúa Trời (Tv 135,14), họ đúc một con bê rồi phủ phục tôn thờ , họ đổi Chúa vinh quang lấy tượng bò ăn cỏ (Tv 135,19-20), họ từ chối Chúa Ðấng đã làm bao nhiêu việc kỳ diệu (Tv135,21). Thánh vương Davít quả quyết: ‘Kẻ thù của Chúa vẫn kiêu hãnh tuyên bố «không có Thiên Chúa!, Thiên Chúa chẳng phạt đâu, vì làm chi có Thiên Chúa !’ (Tv 9,25 ; 26,4 ; 52,2)… Quả thật, vô thần gắn liền với thân phận và lịch sử của con người. Chính vì thế Công Ðồng đã đề cập đến vô thần khi trình bầy về phẩm giá con người (MV 12-18).
Vô thần phát hiện do nhiều nguyên nhân và dưới nhiều hình thức : Công Ðồng dạy rất đầy đủ và rõ ràng về điểm này (MV 19-20). Kinh nghiệm cuộc sống cho chúng ta thấy : Nếu có những người khi gặp rủi ro liền đổ cho Chúa và từ chối Chúa, thì ngược lại nhiều người được may mắn lại phủ nhận sự quan phòng của Chúa, quay lưng lại với sự hiện diện của Ngài, tương tự như người kia gặp mùa tốt, tích trữ nhiều lúa trong Phúc Âïm (Lc 12,16-21). Nếu có những người ‘vô thần vì cố chấp trong những suy tư riêng của loài người’, thì cũng có những người ‘trở nên vô thần vì thiếu học hỏi Thánh Kinh, thiếu hiểu biết về giáo lý, họ là nhữõng người ‘vô tri bất tín’. Giáo Hội rất quan tâm đến việc học hỏi Giáo Lý của trẻ em, tìm hiểu và đào sâu Thánh Kinh của người lớn. Chung quanh chúng ta người ‘bỏ đạo, không tin nhận Thiên Chúa’ nữa vì những lý do tương tự… Có biết bao trường hợp mà Sách Giáo Lý Công Giáo gọi là ‘vô thần thực hành’ (Ð 2128).
Và do đó trước hiện tượng vô thần, Giáo Hội và mỗi kitô hữu đều mang một phần trách nhiệm : vì không biết cách trình bày giáo lý, vì chưa sống đủ, chưa sống đúng đức tin của mình, vì chưa quan tâm đủ đến giá trị nhân bản, đến nền tảng công bằng xã hội, đến hòa bình và liên đới huynh đệ…
Công đồng dạy : «Ðể đem lại phương thuốc chữa trị vô thần, người ta phải cậy nhờ vào giáo lý được trình bày một cách thích hợp và nhờ vào đời sống thánh thiện của Giáo Hội cũng như của các chi thể Giáo Hội. Bởi vì nhiệm vụ của Giáo Hội là làm cho Thiên Chúa Cha và Chúa Con nhập thể trở nên hiện diện và như thể thấy được bằng cách chính Giáo Hội tự đổi mới và không ngừng tinh luyện chính mình dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần . Ðiều đó trước hết nhờ bằng chứng của một đức tin sống động và trưởng thành, nghĩa là bằng đức tin đã được huấn luyện để có thể sáng suốt nhận định và thắng vượt mọi khó khăn… Ðức tin thúc đẩy người tín hữu sống công bằng, bác ái, nhất là đối với người nghèo khổ. Sau hết điều có thể làm chứng về sự hiện diện của Thiên Chúa hơn cả là đức bác ái huynh đệ của các tín hữu khiến họ đồng tâm nhất trí cộng tác vì đức tin phúc âm và dấu chỉ hiệp nhất họ tỏ cho nhau… (MV 21).
Cần tìm hiểu để đối thoại và trình bày cho người vô thần những giá trị Tin Mừng : Dù hoàn toàn bác bỏ thuyết vô thần, Giáo Hội vẫn thành thật tuyên bố rằng : - Thuyết vô thần phải được kể là một trong những sự kiện quan trọng nhất trong thời đại này và cần phải được quan tâm tìm hiểu. (MV 19), - Giáo Hội vẫn cố gắng tìm hiểu những nguyên nhân chối từ Thiên Chúa tiềm ẩn trong tâm trí những người vô thần, và ý thức được tầm mức quan trọng của những vấn đề do vô thần khơi nên và vì yêu thương mọi người, nên Giáo Hội thấy cần phải cứu xét những nguyên nhân ấy kỹ càng và sâu xa hơn. – Giáo Hội tha thiết mời gọi người vô thần hãy nghiên cứu Phúc Aâm Chúa Kitô với một tâm hồn cởi mở. – Giáo Hội luôn trung thành với sứ mệnh của mình là nêu bật giá trị con người đòi hỏi cho con người những quyền lợi cơ bản, như tự do, được kính trọng, sống bình đẳng – Do đó, mong mỏi rằng : mọi người, dù hữu thần hay vô thần, tin hay không tin, đều phải cộng tác vào công trình xây dựng thế giới này, nơi họ đang sống, làm sao cho hợp lý và tốt đẹp cho phẩm giá con người… Ðiều này không thể thực hiện được nếu không có sự đối thoại chân thành, kiên trì và khôn ngoan (MV 21).
Phải phân biệt đúng đắn ‘thuyết vô thần và người vô thần’, không được ngộ nhận đối với những người vô thần. Trung thành với Thiên Chúa cũng như với con người, Giáo Hội phải khổ tâm tiếp tục và cương quyết phi bác những chủ thuyết vô thần ‘thực hành hay hệ thống’, nhưng Giáo Hội luôn kính trọng những người vô thần, luôn muốn đối thoại với họ MV 21). Giáo Hội biết rằng người ta đi theo thuyết vô thần vì nhiều nguyên nhân khác nhau, nên không thể ‘vơ đũa cả nắm’. Thực tế, nhiều người theo thuyết vô thần hay cụ thể ghi tên vào đảng cộng sản, chỉ vì ‘miếng cơm manh áo’, vì ‘địa vị xã hội’, vì ‘muốn tránh một nguy cơ nào đó cho bản thân hay gia đình ruột thịt’, vì ‘xu thời’… Thực tế ‘có thuyết vô thần’, có ‘đảng cộng sản vô thần’, có ‘chế độ chính trị vô thần’, nhưng không có ‘dân tộc cộng sản’, không có ‘quốc gia cộng sản’, hơn thế, dù phải từ bỏ tôn giáo trước khi được nhận vào đảng cộng sản, nhưng đảng viên cộng sản chưa hẳn là người vô thần thực sự … Tình hình các quốc gia Ðông Âu sau năm 1990 chúng ta đề cập đến ở trên là một bằng chứng hùng hồn… Còn ai thâm niên về tuổi đảng và hăng say hoạt động theo chính sách của đảng cộng sản hơn ông Boris N. Yeltsin và ông Vladimir Poutin, thế mà cả hai ông mới đây đã chứng tỏ và thú nhật ‘họ không phải là người vô thần’ : Ôâng B.N.Yeltsin trước khi chết đã sống đạo nghiêm chỉnh và xin được mai táng theo nghi lễ Giáo Hội Chính Thống ; ông V. Poutin đã đến nhà thờ vào các dịp lễ và tâm sự là «hồi trẻ vẫn lén lút đi nhà thờ với thân mẫu’. Số đảng viên ‘cao cấp’ của đảng cộng Sản Việt Nam đã công khai hay âm thầm trở về đức tin công giáo từ nhiều năm nay không phải là it…
Can đảm và hãnh diện về Thiên Chúa chúng ta thờ : Ðừng nản sợ, hãy sống vững niềm tin, hãy hãnh diện tuyên chứng uy quyền và tình yêu của Thiên Chúa trong mọi hoàn cảnh, trước muôn người… Hãy vững vàng tin tưởng và hãnh diện chúc tụng Thiên Chúa với Tobia :
«Chúc tụng Thiên Chúa, Ðấng muôn đời hằng sống,
Chúc tụng Vương Triều Người,
Chính Người đánh phạt rồi lại xót thương,
Ðẩy xuống âm ty trong lòng đất sâu thẳm,
Rồi kéo ra khỏi đại họa tiêu vong,
Chẳng có chi thoát khỏi tay Người,
Vậy, hỡi anh em,
Nào xưng tụng Chúa trước mặt chư dân :
Người là Ðấng cao cả,
Là Chúa Tể, là Thiên Chúa chúng ta thờ,
Là Thân Phụ của ta, là Thiên chúa đến muôn thuở muôn đời…
Hãy chiêm ngưỡng việïc Chúa đã làm cho anh em,
Mà lớn tiếng tạ ơn Người,
Hãy chúc tụng Người là Chúa công minh chính trực,
Là Chúa đầy tình thương,
Hãy suy tôn Người là Vua hiển trị đầy vinh quang…»
(Tobia 13,1-9).
-------------------------------------
Tài liệu tham khảo :
· Thánh Công Ðồng Chung : Bản dịch của Giáo Hoàng học Viện Piô X, Ðà Lạt 1972
· Báo Dân Chúa Âu Châu : các số 94, 124, 223, 125, 126, 127, 128, 129, 132
· Michel Onfray : ‘Traité d’athéologie’, Grasset, 2005.
· Georges Minois : ‘Histoire de l’athéisme’, Fayard, 1998.
· André Lorulot : ‘Pourquoi je suis athée ?’ Libertaires, 2004.
· Revue: Le Monde des Religions : ‘Les Athées’, 01-02 2006.
· Théo, Paris 1989