NHỮNG CÁI NHÌN MỚI VỀ TÔN GIÁO
Lm Mai Đức Vinh
NHỮNG CÁI NHÌN MỚI VỀ TÔN GIÁO
I. LỜI MỞ, DÀN BÀI VÀ MỤC ĐÍCH
1. Lời mở.
Báo La Croix ra ngày 18. 08. 2011 cho tin rằng: Kể từ tháng 10.2011, trái đất sẽ có bảy tỷ dân cư (La Terre aura sept milliards d'habitants en octobre). Nếu tính từ năm 2011 đến năm 2050, thì: Á châu sẽ từ 4.216 triệu tăng lên 5.284 triệu, Phi châu từ 1.051 triệu tăng lên 2.300 triệu, Mỹ châu latinh từ 596 triệu tăng lên 746 triệu, Âu châu từ 740 triệu trụt xuống 725 triệu, Bắc Mỹ châu từ 346 triệu tăng lên 470 triệu và Úc châu từ 37 triệu tăng lên 62 triệu. Tóm lại, trên mặt đất này, vào tháng 8.2011 có 6 tỷ 987 triệu dân cư. Qua tháng 10.2011, sẽ chẵn 7 tỷ dân cư. Và đến năm 2050, trái đất sẽ có 9 tỷ 587 triệu dân cư.
Nhiều hay ít, trực tiếp hay gián tiếp, vấn đề dân số tạo nên những ảnh hưởng lớn lao trên mọi sinh hoạt của xã hộ con người, trong đó chắc chắn có sinh hoạt tôn giáo. Nói đến sinh hoạt tôn giáo chúng ta không thể đề cập đến hết mọi khía cạnh, quá phức tạp và vượt khả năng chúng ta, nhất là những khía cạnh về thần học, về cơ cấu tổ chức… Vì thế, trong năm nay, tôi xin dựa vào một số tác giả đời (auteurs laics) chuyên về Tôn Giáo Học, cống hiến quý độc giả 'Những Cái Nhìn Mới Về Tôn Giáo' nói chung và về từng tôn giáo nói riêng. Tôi sẽ không đề cập đến các vấn đề 'nội tại của tôn giáo', như vấn đề thần học, giáo thuyết… mà chỉ quan tâm đến những 'vấn đề ngoại diện của tôn giáo', như vấn đề thay đổi lịch sử, con số tín đồ, địa thế và sức bành trướng của mỗi tôn giáo. Tài liệu cơ bản của loạt bài này nằm trong số báo đặc biệt Le Monde & La Vie (Hors-Série 2011).
2. Dàn bài.
I - NHÌN CHUNG VỀ CÁC TÔN GIÁO
I. Trở về với tôn giáo.
II. Kiểm điểm lại về số thống kê và về địa bàn tôn giáo trên thế giới hiện nay.
III. Tự do tôn giáo bị chà đạp.
IV. Đối thoại tôn giáo
V. Hành hương cũng là hình thức sống đạo
VI. Những tôn giáo thiểu số phải sinh tồn.
VII. Các tổ chức phi tôn giáo (ONG)
VIII. Bản đồ của những cuộc di dân lớn trong lịch sử.
IX. Quy chế người phụ nữ
X. Đối diện giữa Hồi giáo và Kitô giáo tại Phi châu.
XI. Kitô giáo Đông phương trong tình trạng nguy khốn.
II - NHÌN RIÊNG VỀ MỖI TÔN GIÁO
I. Do thái giáo
II. Kitô giáo
III. Hồi giáo
IV. Ấn giáo
V. Phật giáo.
3. Mục đích
Hoài vọng nhỏ bé của tôi khi viết loạt bài này là muốn giúp mỗi người đứng vững trong niềm tin giữa một xã hội đầy rẫy những phức tạp, dù chỉ ở trong phạm vi tôn giáo'. Tình trạng phức tạp tôn giáo tàng ẩn dưới những quan niệm đẹp đẽ của thời đại: đa tôn giáo, đối thoại tôn giáo, liên đới tôn giáo, phát triển tôn giáo… đa văn hóa, giao lưu văn hóa … con người tôn giáo, xã hội văn hóa … Chính các nghị phụ của công đồng Vatican II đã đề cập nhiều đến những vấn đề này. Vì thế quý đọc giả đừng bỡ ngỡ, khi thấy tôi không dựa sát theo các thần học gia, cũng không dựa trực tiếp vào giáo huấn của Giáo Hội… mà chỉ căn cứ vào những bài viết của những 'tác giả đời', của 'những chuyên viên tôn giáo đời'. Tôi muốn chúng ta có những cái nhìn tôn giáo khác với 'cái nhìn chúng ta thường có', mà tôi gọi là cái nhìn ngoại diện hay 'cái nhìn mới về tôn giáo' .
II. NHÌN CHUNG VỀ CÁC TÔN GIÁO
I. TRỞ VỀ VỚI TÔN GIÁO
Ngày nay, vấn đề tôn giáo chiếm một vị trí quan trọng trong những cuộc tranh luận công khai hay những buổi đàm luận riêng tư. Ngay cả trong nước Pháp là nước đã hơn một thế kỷ chủ trương tách biệt Giáo Hội và Nhà Nước. Sau những vụ khăn trùm tại trường học và sau luật cấm khăn trùm toàn thân (antiburka), cuộc tranh biện về thế tục (laicité) lại đặt ra những vấn đề khả nghi mới khác. Những tranh luận như vậy, không chỉ có tại Pháp, nhưng có nhiều trong các nước Âu Mỹ, như tại Gia Nã Đại, người ta tranh luận và cố tìm ra 'những thích ứng hợp tình lý', rồi tại Đức, bà thủ tướng Angela Merkel đã thú nhận 'sự thất bại trong chương trình đa văn hóa' (multiculturalisme), ám chỉ cộng đồng hồi giáo Thổ Nhĩ Kỳ thiếu tinh thần hội nhập. Hầu như khắp nơi, hồi giáo thành hiện tượng nóng bỏng của môi trường chính trị.
1. Thế hệ mới của tôn giáo.
Theo ông chủ nhiệm của tờ báo La Vie, tác giả của bài viết này, đã quả quyết: để tìm hiểu vấn đề tôn giáo của thế kỷ XXI cần phải có một cái nhìn mới và theo một phương thức mới. Ý kiến của ông dựa theo nhận định của ông Charles Taylor, nhà triết học Gia Nã Đại vốn chủ trương thuyết đa văn hóa và thuyết cộng đồng. Ông này đã khai triển bối cảnh tôn giáo vào thời hậu tân thời (postmodernes), trong một cuốn sách lớn cưu mang từ 10 năm, với tựa đề 'L'Âge Séculier' (Thế hệ trần tục). Chính ông cũng khẳng định: chúng ta đang đi vào một thế hệ mới về tôn giáo.
Trước tiên, ông Taylor gợi lên phong trào lịch sử về sự tách rời giữa Giáo Hội và Nhà Nước đã dần dần xâm chiếm toàn bộ các nền dân chủ tây phương. Nhưng ông không nhấn mạnh đên sự sa sút về đức tin và về việc sống đạo như là một hiện tượng rõ nét trong các nước phát triển. Thực tế, chúng ta đã đi vào một hình thức tương quan mới về tôn giáo và về đời sống tâm linh. Một tương quan chưa có cơ cấu rõ rệt và vững chắc. Sự thay đổi mà ông Taylor phân tích, dẫn chúng ta đi từ xã hội 'không thể không tin Thiên Chúa' đến một xã hội, mà trong đó, dù là người tin tưởng kiên trung nhất, cũng phải nhìn nhận 'còn có nhiều niềm tin khác nữa'. Trong xã hội như vậy, muốn nói về Thiên Chúa phải bắt đầu lại từ con số zérô. Những chìa khóa thô sơ trước đây không cho phép mở nhiều cánh cửa. Khăng khăng đối lập giữa vô thần và đức tin không cho phép chúng ta nắm bắt được những phong trào thiêng liêng đang lu mờ dần bởi cuộc sống mang nhiều sắc thái buông thả, mờ ảo, tương đối, do dự, bất định, hồi cố và tái định căn tính. Những nền văn hóa hậu tân thời không đi ra khỏi tôn giáo để ùa theo cái mà các giáo hội gọi là 'bội giáo' (apotasie) và các nhà xã hội học gọi là 'bất tín' (incroyance). Trong phạm vi này cũng như trong nhiều phạm vi khác, không còn có những tồn đọng (stock) nhưng có những thông lượng (flux). Người ta dám nói rằng những năng động tính đang dồn dập mất đi tập thể tính để thành cá nhân tính. Sự đơn giản hóa này hiện hình như một thực tại phức tạp. Dưới một số khía cạnh, sự đơn giản hóa này có thể trở nên một cội nguồn của những khắc khoải mới và do đó, những căng thẳng mới. Thế hệ tỉnh ngộ không phải là thế hệ đi ra khỏi lịch sử. Dưới đây là vài nguyên nhân tạo nên 'sự trở về của tôn giáo'.
2. Những vấn nạn cá nhân.
Càng ngày, những vấn nạn về ý nghĩa cuối cùng của đời sống càng ghi đậm vào các 'quỹ đạo' (trajectoires) cá nhân hơn là vào những gia sản tập thể hay cộng đoàn. Do đó phát sinh tầm quan trọng của các chủ đề mới: gặp gỡ, chứng từ, trải nghiệm, chân thành, xúc động. Những chủ đề mà người ta thấy thể hiện trong những phong trào thức tỉnh tôn giáo hay chống đối tôn giáo, nổi bật nhất trong Kitô giáo. Chúng ta phải công nhận rằng, ngày nay bản đồ tôn giáo không còn vẽ theo ranh giới các lục địa hay các quốc gia mà vẽ ngay nơi từng mỗi cá nhân.
Nếu những vấn nạn chỉ nằm trong phạm vi cá nhân hơn phạm vi đoàn thể, phạm vi 'tôi' (je) hơn phạm vi 'chúng tôi' (nous), thì chúng có một một giao điểm chính trị và địa-lý-chính-trị (géopolitique). Người ta ít quan tâm đến giao điểm này, mà chỉ quan tâm đến những cuộc tranh luận sôi nổi của xã hội về khăn trùm hay về luật chống phạm thượng ở Pakistan. Người ta cũng có thể nói rằng : những vấn nạn ấy nổi bật trong thời sự và làm cho truyền thông tôn giáo thêm thu hút và hiệu lực. Những câu hỏi trước kia là thứ yếu, chẳng hạn câu hỏi về việc trở lại của bản thân hay về sự tự do tôn giáo trong thế giới, thì nay trở nên quan trọng, khẩn trương và đồng thời khó nắm bắt.
3. Do kinh nghiệm hơn là nhờ gia sản
Những vụ bách hại các kitô hữu bên Đông Phương nhắc cho thế giới biết rằng các giáo hội và các cộng đoàn Kitô giáo Đông phương đã hiện hữu từ hai thế kỷ và gần hai thế kỷ trên lãnh thổ hồi giáo. Về những cuộc bàn cãi của Âu châu về chính sách đa văn hóa, hay về 'thế tục tích cực' theo kiểu nói của tổng thống Sarkozy, thì những cuộc bàn cãi ấy gặp phải một khó khăn là nhiều người chỉ phò Kitô giáo và những người khác lại đối kháng Kitô giáo.
Muốn hay không, chúng ta đang phải sống trong một sự tương đối hóa tổng quát về niềm tin tưởng mang nhiều hoài nghi. Trong văn hóa hiện đại và hậu tân thời, đức tin cũng như vô thần hiện hình như những lựa chọn cá nhân, còn do dự căn cứ trên những kinh nghiệm riêng tư hơn là trên những gia sản xã hội hay quy ước xử thế (normes de comportement). Người tín hữu đối đầu không những với người bất tín (incroyant), mà còn với người lãnh đạm hay người tin tưởng một cách khác. Xét theo một khía cạnh nào đó, từ nay họ phải đối diện với chính mình, đang lúng túng bị phân hóa giữa sự cần thiết phải tin tưởng và có thể không buộc tin tưởng, hay đối diện với đời sống giữa đức tin và hoài nghi, hay nữa, giữa thời gian tìm kiếm và thời gian đã nắm bắt. Về phía người không tin tưởng, họ phải đối diện với một khó khăn khác, ít được phân tích để biết rõ ràng, nhưng ít ra nhận thấy được trong mọi xuất hiện của cuộc khủng hoảng văn hóa mà xã hội chúng ta đang trải qua.
4. Tình trạng bất ổn thiêng liêng.
Khắp nơi, thế giới tôn giáo đã trải qua tình trạng bất ổn thiêng liêng. Phải chăng vì cảm nghiệm sâu xa tình trạng này, Tòa thánh Vatican đã tổ chức vào tháng ba 2011, tại Sorbonne, 'một tiền đường của chư dân' (Parvis des gentils). Nhân dịp này, Hội Đồng Giáo Hoàng về Văn Hóa đã quy tụ những người công giáo thực thụ và những người ngộ giáo (agnostiques) quan tâm về vấn đề đối thoại.
Charles Taylor đã miêu tả tình trạng bất ổn thiêng liêng như sau: "Không còn chỉ có đức tin truyền thống và thuyết nhân loại bản vị tân tiến theo trật tự nội tại nữa. Vì không được thỏa mãn với trật tự nội tại, người ta bị thúc đẩy không những chạy theo các hình thức tôn giáo mới, mà còn đưa ra những chú giải khác biệt với nội tại tính". Như vậy, câu kết luận thật bất ngờ: tinh thần là một vũ trụ đang bành trướng. Điều đó chắc chắn làm rung chuyển các tôn giáo đã được thành hình hay được thiết lập. Nói khác, nó gây nên tình trạng bất ổn thiêng liêng.
(Bài viết trên đây dựa theo ông Jean-Pierre Denis, chủ nhiệm và chuyên viết bài mở đầu của báo 'LA VIE'. Ông là chuyên gia về tôn giáo, đã viết nhiều bài báo chuyên môn, tham gia nhiều mục lớn trong ngành truyền thông. Nổi bật nhất là ông đã xuất bản cuốn 'Pourquoi le Christianisme fait scandale?' Ed. Seuil, 2010.( xem Le Monde & La Vie (hors-série), 'L'Atlas des Religions', 2011, tr.3-9)
II. KIỂM ĐIỂM LẠI VỀ SỐ THỐNG KÊ
VÀ VỀ ĐỊA BÀN TÔN GIÁO TRÊN THẾ GIỚI HIỆN NAY.
1. Số thống kê các tôn giáo (nguồn liệu: Internet Adherents.com (1)).
Tôn
giáo
|
Sô tín
đồ
|
Vùng
lãnh thổ chủ yếu
|
Kitô
giáo
|
2,1 tỷ
|
Khắp
thế giới (trừ Tây Phi, Bắc Phi, Bán đảo Ả rập, một phần Trung Á, Đông Á, Đông
Nam Á
|
Hồi
giáo
|
1,5 tỷ
|
Trung
Đông, Bắc Phi, Trung Á, Nam Á, Tây Phi,
một phần lãnh thổ Nga, Tây Trung Quốc
|
Ấn
giáo
|
900
triệu
|
Nam Á,
Đông Nam Á, Fiji, Guyana, Mauritus
|
Phật
giáo
|
365
triệu
|
Đông
Nam Á, Ấn Độ
|
Nho
giáo
|
150
triệu
|
Đông
Á, Cộng đồng người Hoa ở hải ngoại.
|
Do
Thái giáo
|
14
triệu
|
Do
Thái, Mỹ, châu Âu
|
Tôn
giáo dân gian
|
394
triệu
|
Trung Hoa,
Việt Nam
|
Tôn
giáo bộ lạc
|
300
triệu
|
Khắp
nơi trừ châu Âu
|
Tôn
giáo truyền thống
|
100
triệu
|
Châu
Phi
|
Đạo
Sikh
|
23
triệu
|
Ấn Độ,
Pakistan, Canada, Hoa Kỳ, Anh quốc
|
Đạo
Bahá'i
|
9
triệu
|
In đồ
phân bổ nhiều nơi trên thế giới
|
Đạo
Jain
|
1,2
triệu
|
Ấ Độ,
Pakistan, Canađa, Hoa Kỳ, Anh quốc
|
Thần
giáo
|
30
triệu
|
Nhật
Bản
|
Cao
Dài
|
5
triệu
|
Việt
Nam, châu Âu, Hoa Kỳ, Úc
|
Đạo
giáo
|
400
triệu
|
Trg
Hoa, Singapore, Malaysia, Ng. Hoa hải ngoại
|
2. Kiểm điểm lại về các danh xưng và vị trí của một tôn giáo.
Việc xử dụng từ tôn giáo, các con số và bản đồ tôn giáo đòi hỏi phải thận trọng về phương pháp và về các định nghĩa. Trên cả năm lục địa không hề có một chấp nhận phổ cập về từ 'tôn giáo' (religion), cũng không có một sự phân biệt rõ ràng giữa từ 'tôn giáo' (religion) và từ 'giáo phái' (secte).
Xếp vào đâu giáo hội Mormons, chứng tá Jéhovah, giáo hội Kimbanguiste (Congo)? Nào, có thể coi là các giáo hội Chính Thống những tín đồ của các giáo hội 'non-chalcédoniennes' (monophysites, nestoriennes)? Các giáo hội tin lành mới bên Phi Châu, đôi khi rất bình dân và thu hút dân chúng, nhưng ra đời chỉ một năm rồi chết yểu thì sao? Còn giáo hội Mardonienne suy tôn thần tượng bóng đá Argentin thì sao? Còn những 'người Do Thái của Chúa Giêsu' (những người Do Thái tin Chúa Giêsu là Đấng Thiên Sai) hay những 'người Do Thái Đen' (Black Hebrews: những người Mỹ đen tự xưng mình gốc Do Thái) thì xếp vào đâu?. Rồi những người Chàm, người Việt Nam, Cao Miên đã theo Hồi giáo nhưng chỉ cầu nguyện ngày thứ sáu, chỉ giữ chay (ramadan) ba ngày, uống rượu, không đi hành hương La Mecque và cũng cúng bái các thần linh ngoại giáo thì liệu có phải là hồi giáo hay không? Phải chăng muốn chứng tỏ mình thuộc vào một tôn giáo thì buộc lòng phải loại trừ các tôn giáo khác? Có biết chắc họ thuộc giáo hội công giáo, tin lành, chính thống hay phật giáo…, những cặp vợ chồng khác tôn giáo và việc giáo dục con cái mang màu sắc đại kết? Nào chúng ta không thể sống một trật là do thái giáo, kitô giáo và hồi giáo cho dù vẫn tôn thờ một Thiên Chúa? Trong thời cổ, các tín đồ Venus đã nhìn nhận nữ thần của họ trong thần Aprhodite (Hy Lạp), thần Astarté (Phénicienne) hay thần Ishtar (Babilonne). Trong nhiều kiểu nói người ta có thể thi hành một phụng tự cho nhiều thần tính khác nhau nhưng người ta lại không thể có một phụng tự duy nhất cho một Thiên Chúa độc nhất. Như vậy liệu có lý không?
Trong các tôn giáo ở Viễn Đông, cái lý lẽ này hoàn toàn khác. Tại Nhật người ta không phải là phật tử hay thần đạo, nhưng người ta là phật tử và thần đạo (là phật giáo để được chết thanh thoát, là thần đạo để kết hôn và sinh ra). Tại Trung Hoa, Triều Tiên và Việt Nam người ta có thể bảo toàn một số điểm của Khổng giáo (tục lệ xã hội) và Lão giáo (chữa bệnh tự nhiên) mà vẫn hội nhập và sống theo Phật giáo. Tại Birmanie và Thái Lan chính việc thờ kính các thần linh đã tạo nên một khoảng biên giới giữa linh hồn giáo và phật giáo.
3. Kiểm điểm lại việc 'Thuộc về một tôn giáo'!
Cuộc sống chung (coexistence) nhiều hay ít an bình giữa linh hồn giáo và các tôn giáo lớn phổ cập khác đặt ra những vấn đề thật khó xử về con số 9/10 người Papous (thổ dân ở Nouvelle-Guinée) chịu phép rửa tội nhưng vẫn giữ một số thực hành đạo theo lối cổ truyền. Cũng vậy những người linh hồn giáo Phi châu thường lẫn lộn giữ Kitô giáo với Hồi giáo. Ngược lại, những người thủ cựu của mỗi tôn giáo lại muốn tách biệt hoàn toàn với các người tà giáo (herétiques), họ tìm mọi cách không nguyên để mở rộng mà còn thu hẹp địa bàn đức tin của họ hơn là nhìn thấy tín đồ của họ bị nhiễm trùng tà thần.
Và đây, còn một vấn đề mới nữa: Phải giữ các giới luật của một tôn giáo đến độ nào mới được gọi là 'thuộc về tôn giáo ấy'? Trong thời điểm mà đa số dân Pháp đi dâng lễ mỗi ngày chủ nhật, thì linh mục Bossuet vẫn giảng 'nước Pháp là nước ngoại giáo'. Ngài muốn nói rằng việc phụng tự không làm nên người tín hữu, cũng như 'bộ áo không làm nên thầy tu'. Đến triều đại vua Louis XIV, nước Pháp giảm bớt số kitô hữu, thì một cha sở miền Pyrénée lại bảo: 'giáo dân giữ đạo ít ỏi nhưng nghiêm túc hơn thời trước'. Vậy người ta có bị bó buộc phải dựa vào các tiêu chuẩn khách quan và tương đối đồng thuận, để xác định ai là người thuộc về hay không thuộc về một tôn giáo? Đàng khác trường hợp cuối cùng này còn khó khăn hơn: nói rằng 'không tôn giáo' (sans religion) có phải là cách nói quá tiêu cực không? Nhưng làm sao để phân biệt thuyết duy vật (matérialisme), thuyết vô thần (athéisme) và thuyết ngộ đạo (agnosticisme)?
4. Với tiêu chuẩn truyền thống nào để nói 'mình thuộc về một tôn giáo'?
Nói về mức độ thuộc về một tôn giáo ngay từ lúc sinh ra thì dễ dàng hơn. Hồi giáo trao truyền từ người cha, Do Thái giáo từ người mẹ và Ấn giáo từ đẳng cấp xã hội (caste sociale). Những xác định trên đây đôi khi còn bị bàn cãi (nhất là trong Do Thái giáo tự do). Tuy nhiên cũng có những bất lợi khi phải liệt kê trái ý những người không nhìn nhận mình 'sống trong một niềm tin đã được trao truyền nhưng không được chính mình đón nhận'. Tự thoát ra khỏi một truyền thống có phải là phạm tội phản bội không? Vấn đề này không có đối với Phật giáo, trong đó mỗi người có thể vào 'nấp bóng đức Phật (Bouđha), nấp bóng cộng đoàn (sangha), và nấp bớng phật pháp (Dharma) ngay khi vào tuổi biết dọc câu kinh này (quãng 7 tuổi) mà không có gì dứt khoát (définitif): người ta không sinh ra là phật tử, người ta có thể trở thành phật tử và người ta có thể bỏ rơi tùy ý. Nhưng như vậy thì làm sao những người chuyên về số thống kê có thể nắm được con số phật tử?
Người ta không sinh ra là kitô hữu. Người ta trở thành kitô hữu nhờ bí tích Rửa Tội ban cho con trẻ không kitô giáo, bí tích mà chính em bé đã không xin. Nhưng bí tích Rửa Tội là quyết định (définitif), và cho dù ra khỏi giáo hội (như tại nước Đức, luật cho phép người dân 'tuyên bố ra khỏi giáo hội để khỏi trả thuế tôn giáo') vẫn không làm mất dấu ấn bí tích. Trong một số Giáo Hội, như Pentecôtiste hay baptiste, người ta chỉ rửa tội cho người lớn, thì việc khó khăn là những so sánh con số tín đồ với các giáo hội Kitô giáo khác.
Sau cùng, một cách chung nếu coi bí tích Rửa Tội là dấu chỉ duy nhất thuộc về Kitô giáo, thì tại Hoa Kỳ chắc chắn số người được rửa tội đông hơn số kitô hữu, bởi lẽ các giáo hội Pentecôte, Baptiste đều rửa tội lại những người lớn gia nhập, dù những người này đã được rửa tội lúc còn nhỏ trong các giáo hội khác (công giáo, chính thống hay một giáo hội tin lành khác). Cũng vì thế, con số những người đã chịu phép rửa tội trong các giáo hội tin lành chỉ 'là những con số ước lượng' thôi. Còn nhiều điểm phải xét lại. Người công giáo thiếu linh mục ư? Đừng đồng hóa môi trường thôn dã với môi trường thành phố lớn. Tại Paris, thành phố thủ đô đã mất đi ¼ dân chúng và ¾ những người thực hành đạo trong 5 năm vừa qua. Cách đây 5 năm, có nhiều linh mục lo cho 1.000 giáo dân đi lễ hàng tuần. Tin lành anh giáo là của người anh? Phần lớn các phần tử của hội hiệp thông anh giáo là 'những người da màu' tại Hoa Kỳ và Phi châu. Nigeria là nước đông giáo dân tin lành nhất thế giới.
Tại Nam Triều Tiên người kitô giáo đông hơn người phật giáo. Phật giáo là tôn giáo bị mất tín đồ nhiều nhất trong thế kỷ XX, lý do chính yếu là chế độ cộng sản lan tràn. Nhưng liệu người ta có thể đóng khung mãi một tôn giáo trong những con số thống kê hay chỉ tính theo số lượng?. Ba nước hồi giáo đông nhất trên thế giới là Indonésie, Pakistan và Bangladesh, nhưng năm 1939 ba nước cột trụ này lại được hình thành bởi Anh quốc, Hòa Lan và Pháp theo chính sách thuộc địa của họ. Quan niệm tôn giáo dựa trên một xứ sở hay một dân tộc đã có trước đây, liệu có thể còn tồn tại không? Trong thời Luther và Calvin đã nổi bật nguyên tắc 'Nước nào thì đạo ấy' hay 'Vua theo đạo nào, dân theo đạo đó'. Dần dà, vì phong trào di tản, vì hiện tượng 'giao lưu văn hóa, bản đồ tôn giáo đã thay đổi nhiều, trở nên phức tạp rõ ràng…
Còn một ý tưởng sai lầm cuối cùng, thường được coi là 'có phần đúng' (demi-vérité): Từ nay tôn giáo là vụ việc (affaires) của các nước miền Nam (pays du Sud), vì nơi đây các cơ sở phụng tự còn đầy tín đồ, chứ không phải là vụ việc của các 'xú miền Bắc' (pays du Nord) vì nơi đây các cơ sở phụng tự đều trống vắng, tín đồ đến không đầy một nửa cơ sở!. Nguyên nhân là số sinh sản của miền Nam cao hơn số sinh sản ở miền Bắc nhiều, vì người ta không dùng các loai thuốc ngừa thai. Ngày nay người ta quen nói: Kẻ thù lớn nhất của việc bành trướng tôn giáo là bác sĩ Pincus, người đầu tiên chế ra thuốc ngừa thai, và 'thiên thần nhân lành' (bon ange) làm tăng tín đồ, chính là gia đình đông con (cụ thể là hồi giáo).
5. Thoáng nhìn về sức phát triển của các tôn giáo lớn.
Nhà thờ, thánh đường, nguyện đường, hội đường, chùa hay đình… là nơi tập trung các tín đồ để cử hành phụng tự. Tất cả đều là những dấu chỉ lớn mạnh của các tôn giáo đã được củng cố trong khoảng không gian có địa giới và cưu mang căn tính một dân tộc.
Các tôn giáo phát triển, mở rộng hay bị thu hẹp, chỗ này được tự do hoạt động, chỗ khác bị cấm chế. Các giáo xứ của đạo công giáo hay các khu rừng thánh thiêng của linh hồn giáo đều mang dấu ấn việc phân chia về không gian nghĩa là chiếm đoạt các lãnh thổ. Giữa thế kỷ XV, đạo công giáo được coi là tôn giáo của Âu châu, trong khi đó hồi giáo trước tiên là tôn giáo của người Ả rập và của Thổ Nhĩ Kỳ. Vậy, kể từ thế kỷ XV, hai tôn giáo này bắt đầu nhiều làn sóng khuếch trương mới nhờ sự phát triển về hàng hải. Vào thế kỷ này, phần lớn nhất còn lại của thế giới là Mỹ châu, Úc châu và nhiều nước Phi châu. Dân chúng tại những nơi này tôn thờ các thần linh bản địa và sống xa cách với tôn giáo độc thần của các nhà thám hiểm và của các đoàn quân viễn chinh. Sự phát triển của hai tôn giáo lớn này biến đổi thế giới và tiêu diệt hầu như trọn vẹn các hình thức phụng tự địa phương. Vào thế kỷ mới đây, chủ nghĩa duy vật và chủ trương thế tục đã 'đụng chạm' đến các căn tính tôn giáo. Sự sụp đổ của chế độ cộng sản năm 1991 đã phát động một phong trào phục hưng đời sống tâm linh. Phong trào phục hưng tôn giáo này âm ỷ ngay cả khi chế độ cộng sản còn mạnh thế, như trường hợp Trung Hoa lục địa và Bắc Triều Tiên hiện nay. Sự phục hưng tinh thần tôn giáo không có nghĩa là người ta cố gắng tìm cách sống đạo theo thời cổ xa xưa, bởi lẽ chính kinh nghiệm sống đã mặc cho niềm tin những sắc thái mới. Nói khác: Cốt lõi của niềm tin vẫn còn, nhưng bao nhiêu sắc thái đã biến đổi theo kinh nghiệm sống.
6. Những làn sóng di dân cũng vẽ lại bản đồ các tôn giáo.
Hồi giáo và Kitô giáo vẫn là hai tôn giáo chiếm đa số. Nhưng những đợt sóng di dân đã mở rộng ảnh hưởng của hai tôn giáo, kể cả phật giáo và ấn giáo.
Bản đồ bị bóp méo nói lên sức mạnh về dân số của hai tôn giáo lớn ngay trong những 'lãnh thổ cố cựu của họ'. Một tôn giáo càng quan tâm đến vấn đề văn hoá của một dân tộc, càng thu hút được nhiều tín đồ. Tôn giáo đó còn tẩy sạch mọi phức tạp của các hoàn cảnh địa phương và sự hiện hữu của các thiểu số. Như trường hợp hồi giáo bên Ấn Độ, nơi có 170 triệu tín đồ hồi giáo đã nâng Ấn Độ lên hàng thứ ba trong các nước hồi giáo xét theo dân số.
Vào lúc bành trướng cao độ nhất, tức quãng năm 1900, kitô giáo chiếm 35% dân số thế giới, tức 1,65 tỷ tín đồ. Cũng trong thời điểm này, hồi giáo chỉ có con số ước lượng là 200 triệu tín đồ tức 12% dân số thế giới. Ngày nay hồi giáo đã tăng lên 1,3 tỷ, tức 23% dân số thế giới. Đồng thời kitô giáo tăng lên 2 tỷ giáo hữu mà 1,7 tỷ là công giáo được phân phối trên mọi quốc gia, đến độ có thể nói 'Công giáo là tôn giáo có tính cách toàn cầu bậc nhất'. Ngay tại Trung quốc, một nước đông dân nhất thế giới, trong đó khổng giáo, lão giáo và phật giáo sống chung hòa đồng, thế nhưng đạo công giáo cũng chen vào được với con số ước lượng hiện nay là 20-80 triệu tín đồ. Ấn giáo tụ trì từ xa xưa trên đất Án Độ là nước đông dân bậc nhì thế giới. Nhưng sau những đợt di cư, từ 500 ngàn đến 1 triệu 500 tín đồ ấn giáo đã lập nghiệp tại Anh quốc. Đây là quốc gia có nhiều dân Ấn giáo nhất tại Âu Châu. Còn Nigeria lại là nước Phi châu sầm uất nhất về cộng đoàn tin lành Anh giáo. Nguồn tài liệu trên đây là 'dân số thế giới 2009' (World Population Prospects, Nations unies, 2009).
(Bài viết trên đây dựa theo tài liệu của giáo sư Odon Vallet, tiến sĩ luật khoa và tiến sĩ khoa học tôn giáo, vẫn giảng dạy tại đại học Paris I và Paris VIII. Ông là tác giả nhiều cuốn sách: 'Petit lexique des idées fausses sur les religions' (Albin Michel, 2004), 'Hyme à la Terre mère' (Mercure de France,2000), 'Les Grandes Religions d'aujourdh'ui' (Flammarion, 1998), 'Les Religions dans le monde' (Flammario, 1995), 'Une autre histoire des relogions' (Gallimard,2000). Ông lập một 'Quỹ Vallet để giúp học bổng cho sinh viên nghèo'.( xem Le Monde & La Vie (hors-série, 'L'Atlas Des Religions' 2011, tr. 12-15).
III. TỰ DO TÔN GIÁO BỊ CHÀ ĐẠP
Điều 18 của Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế về Nhân Quyền, năm 1948, bảo đảm cho mỗi người quyền tự do tôn giáo. Nhưng đây là một trong những quyền ít được tôn trọng nhất.
Quyền lợi của mỗi người được tuyên chứng tôn giáo của mỗi người đã chọn lựa là một trong những quyền lợi bị chà đạp nhiều hơn cả trên thế giới. Đụng độ bùng nổ mỗi ngày giữa các tín đồ thuộc tôn giáo khác nhau. Chính các Nhà Nước cũng hạn chế việc xử dụng quyền tự do tôn giáo. Sự tách biệt giữa Giáo Hội với Nhà Nước tại Pháp là một ngoại lệ. Và các văn bản bảo đảm tự do phụng tự đôi khi chỉ là bình phong.
Hai quan niệm đối nghịch nhau. Quan niệm thứ nhất của Âu châu và Mỹ châu bảo vệ quyền lợi của từng cá nhân, chứ không bênh vực riêng một tôn giáo nào. Quan niệm thứ hai của Tổ chức Hồi giáo lại mang tính cách tương đối: các quyền cơ bản của con người phải thích ứng theo hoàn cảnh quốc gia nhất là theo luật hồi giáo. Đó là bản tuyên ngôn nhân quyền của khối Ả rập được biểu quyết năm 2004. Bản tuyên ngôn này xác định rằng: mọi người có quyền tự do tôn giáo nhưng trong giới hạn của mỗi quốc gia. Vì thế họ áp dụng quyền tự do tôn giáo theo luật charia (luật của hồi giáo) như các nước Arabie Saoudite, Pakistan, Indonésie, Iran. Tại các nước này, quyền tự do tôn giáo bị chà đạp hơn cả. Tại Trung Hoa, Bắc Triều Tiên và Việt Nam chính Nhà Nước bóp chẹt quyền tự do này. Tại Ấn độ, mối thù truyền kiếp của ấn giáo (Hindous) đối với các kitô hữu và dân hồi giáo đã tạo nên nhiều vụ đụng độ giết người. Tại Nigeria, hiến pháp bảo đảm quyền tự do tôn giáo, nhưng những đụng độ giữa các cộng đồng tôn giáo vẫn xảy ra liên tục. Kitô giáo là tôn giáo đông tín đồ nhất thế giới, nhưng cũng là tôn giáo hiện đang bị gây hấn nhiều nhất tại 133 quốc gia. Mức độ trầm trọng hơn cả là cấm dạy giáo lý cho con em, là tử hình những người 'bỏ đạo' (bỏ hồi giáo hay ấn giáo trở lại Kitô giáo). Sau đây là ba trường hợp cần nắm bắt:
. Chế độ thần quyền (Théocratie): Khi trong một nước mà quyền bính được coi như xuất phát trực tiếp từ một vị thần linh hay từ Thiên Chúa, và được thực thi bởi những người được phong ban uy quyền tôn giáo. Điển hình như Iran, Arabie Saoudite, Pakistan…
. Nước thế tục (Pays Séculier, Laique) là nước không nâng đỡ cũng không đối nghịch một tín ngưỡng nào hay một thực hành tôn giáo nào. Trong Hiến Pháp ghi rõ 'nguyên tắc thế tục': Như không cho phép dạy giáo lý trong các trường công của Nhà Nước, đồng thời áp dụng chính sách tách biệt giữa giáo hội (hay các tôn giáo) với Nhà Nước… Điển hình như Pháp.
. Quốc giáo hay tôn giáo quốc gia (Religion d'État): Một tôn giáo được gọi là quốc giáo hay tôn giáo quốc gia của một nước, là khi tôn giáo đó được Hiến Pháp của nước ấy tuyên dương trổi vượt trên các tôn giáo khác và hưởng một quy chế đặc ân. Nhưng không vì thế mà tạo nên chế độ thần quyền. Lúc đó quyền lợi của các tôn giáo thiểu số có thể bị dẹp bỏ hay bị hạn chế. Tiêu biểu là Bangdalesh nhận Hồi giáo là quốc giáo, Án độ nhận Ấn giáo là quốc giáo…
Hình vẽ dưới đây cho thấy:
+ Các nước trên thế giới: 48% ít bị hạn chế tự do tôn giáo, - 32% bị hạn chế nhiều hay không có tự do tôn giáo, - 20% bị hạn chế tự do tôn giáo mức độ trung bình.
+ Dân chúng trên thế giới: 15% ít bị hạn chế, - 70% bị hạn chế nhiều hay không có tự do tôn giáo, - 15% bị hạn chế tự do tôn giáo mức trung bình.
IV. ĐỐI THOẠI TÔN GIÁO.
Ngày nay có nhiều cố gắng xoá bỏ thảm cảnh chiến tranh tôn giáo, và tạo nên nhiều cơ hội gặp gỡ và đối thoại giữa các tôn giáo. Tại Chicago, năm 1893, mục sư thuộc giáo hội Trưởng lão (Presbytérien) là Fohn Henry Barrow thiết lập quốc hội đầu tiên của các tôn giáo và mở ra một phong trào đối thoại tân tiến giữa các truyền thống tôn giáo Đông phương và Tây Phương. Trong 18 ngày các đại biểu kitô giáo, do thái giáo, ấn giáo, phật giáo, đạo Jain, đạo Zoroastriens, đạo Shintoiste, khổng giáo và hồi giáo đã trao đổi với nhau về các mối tương quan giữa các tôn giáo, xã hội, gia đình, thế giới và khoa học. Sáng kiến hay ho này đã ghi đậm vào lịch sử của bao dung đã bắt đầu tại Ấn Độ từ thế kỷ III với lời kêu gọi đối thoại của hoàng đế Ashoka. Tiếp đến là những lần gặp gỡ tại Trung Hoa giữa những phật tử và các nho sĩ, rồi ít lâu sau giữa người hồi giáo và các kitô hữu tại Bagdad.
Ngày nay có nhiều phong trào dấn thân cho hòa bình . Hơn nữa còn có những cuộc gặp gỡ, trao đổi và đối thoại giữa các cộng đoàn tín đồ và các tổ chức của mỗi tôn giáo. Đặc biệt có nhiều tổ chức hỗ trợ cụ thể, như tổ chức Niwano (Nhật Bản) mỗi năm dành một giải thưởng và một tài khoản cho các hội đoàn cổ võ sự đối thoại tôn giáo. Năm 2006, một màng lưới của 'Văn phòng trực thuộc Tổ Chức Văn Hóa Quốc tế (Unesco) đã hoạt động hăng say nhằm cổ võ việc đối thoại giữa các tôn giáo, để từ đó hiểu biết về các nền văn hóa. Môi trường thuận lợi hơn cả là các trung tâm đại học đã trải nghiệm trong lãnh vực đối thoại. Tuy nhiên, từ biến cố phá hoại ngày 11. 09. 2001 và từ khi Anh Mỹ can thiệp quân sự vào Irak, công trình đối thoại trở nên phức tạp. Mọi lập trường trở nên cứng nhắc giữa hồi giáo và giáo hội công giáo. Tại Vatican, một từ hay được nhắc đến là từ 'hỗ tương' (réciprocité), ngụ ý cần có sự tự do tôn giáo và tôn trọng thiểu số. Đối thoại liên tôn liệu có thoát ra ngoài hai thử thách 'sợ hãi và bạo lực? Những sáng kiến và nỗ lực thực hiện:
. Đối thoại liên tôn: Tại Nhật Bản (1970): Hội thảo thế giới về các tôn giáo về hòa bình (Conférence mondiale des religions pour la paix) - Tại Hoa Kỳ (1983-1993): Đại nghị tôn giáo (Parlement des religions) - Tại Assise, Ý (1986): Gặp gỡ liên tôn đầu tiên tại Assise do sáng kiến của Đức Gioan-Phaolô II (Première rencontre interreligieuse) - Tại Anh quốc (1995): Giao Ước các Tôn Giáo (Alliance des Religion) - Tại Thụy Sỹ (2006) : Hội Đồng Đại Kết các Giáo Hội (Conseil œcuménique des Eglises) - Tại Úc (2009): Đại nghị các tôn giáo (Parlement des religions)- Tại Gia Nã Đại (2010) : Hội nghị thượng đỉnh về các tôn giáo (Sommet des religions).
. Trung gian chính thức của Vatican: Vụ Chili-Argentine (1982) - Vụ Bosnie (1993) - Vụ Irak (1990-2003).
. Trung gian của cộng đoàn Sant'Egidio: Vụ Mozambique : ký giao ước hòa bình (1990) - Vụ Bosnie (1993) – Vụ Algérie (1995) – Vụ Guatemala (1996) - Vụ Albanie (1997) - Burkina Fago (1998) - Vụ Burundi (2001) - Vụ Togo (2005) - Vụ Ouganda (2006) - Vụ Côte d'Ivoire (2007).
. Đại hội thảo liên tôn quốc tế: Tại Séville, Tây Ban Nha (2005): Đại hội thế giới lần I giữa các chức sắc hồi giáo và các giáo sĩ do thái (Ier congrès mondial des imams et des rabbins) - Tại Chicago, Hoa Kỳ (2005): Gặp gỡ quốc tế giữa Do Thái giáo và Công Giáo (Rencontres internationales judéo-catholiques) - Tại Quatar (2005): Đại hội ba tôn giáo độc thần (Congrès des trois religions monothéistes) - Tại Moscou, Nga (2006): Đại hội thượng đỉnh quốc tế liên tôn (Sommet international interreligieux) - Tại San-Francisco, Hoa Kỳ (2006): Đại hội 500 lãnh tụ tôn giáo (Rassemblement de 500 chefs religieux) - Tại Kazakhstan (2006): Đại hội các tôn giáo thế giới truyền giáo (Congrès des religions traditionelles) - Tại Bali, Indonésie (2007): Hội đàm về đối thoại tôn giáo (colloque sur la tolérance religieuse) - Tại Pháp (2008) Đại hội thế giới lần III giữa các chức sắc hồi giáo và các giáo sĩ do thái giáo về hòa bình (3e congrès mondial des imams et rabbins pour la paix).
. Giải thưởng hoà bình Niwano, một sáng kiến của phật giáo: Tại Ouganda (2004): cho tổ chức liên tôn ARLPI Ong (Arlpi Ong interreligieuse). - Tại Thụỵ Sỹ (2005): cho ông Hans Kung thần học gia công giáo (Hans Kung théologien catholique) - Tại Do Thái (2006): cho Hội giáo sĩ do thái về nhân quyền (Association Rabbins pour les droits de l'homme) - Tại Taiwan (2007): cho Chương Yến, một ni cô phật giáo (Chen Yen, religieuse boudhiste) - Tại Ouganda (2009): cho giáo sĩ Byamugisha ( Reverend Byamuisha).
. Qua các tổ chức khác: Nhờ trung gian của tòa giám mục Chiquinquira, Colombie (1990) người ta đã chấm dứt chiến tranh 'kim cương' (Évêché Chiquinquira, fin de la guerre du diamant). Nhờ mục sư Desmond Tutu, chủ tịch ủy ban Chân lý và Hoà giải (Desmond Tutu, président commission Vérité et Réconciliation), vấn đề Nam Phi châu được giải quyết ổn thỏa năm 1994.
. Cộng đồng Sant'Egidio (Roma, Ý) theo tinh thần Đại kết Assise (1986): Gây mạng lưới hữu nghị giữa các niềm tin và văn hóa dị biệt trên 60 quốc gia, như Bruxelles (1992), Rome (1987, 1988, 1996, 2006), Varsovie (1989), Bari (1990), Malte (1991), Florence (1995), Padoue (1997,), Bucarest (1998), Lisbonne (2000), Palerme (2002), Aix-la-Chapelle (2003), Milan (2004), Lyon (2005), Naple (2007) …
. Sáng kiến đại kết của Cộng Đồng Taizé (Pháp): Milan (1999,2005), - Budapest (Hongrie, 2002), - Barcelonne (Tây Ban Nha, 2001), - Paris (Pháp, 2003), - Hambourg (Đưc, 2004), - Lisbonne (Bồ Đào Nha, 2006), - Genève (Thuỵ Sĩ, 2007), - Bruxelles (Bỉ, 2008-2009), - Poznan (Ba Lan, 2010), - Rotterdam (Hòa Lan, 20010).
V. HÀNH HƯƠNG CŨNG LÀ HÌNH THỨC SỐNG ĐẠO.
Mỗi năm các trung tâm hay các linh địa thu hút hàng triệu khách hành hương. Mục đích của họ là cảm tạ về những ơn đã lãnh nhận, là cầu xin hạnh phúc đời này và phần rỗi đời sau.
Kể từ thời Trung Cổ, mỗi quốc gia, mỗi địa phương đôi khi còn mỗi thành phố Âu châu đều có những địa điểm hành hương. Trong những xã hội ít sôi động, người ta ngỡ ngàng nhìn thấy dân chúng thuộc mọi hoàn cảnh lại trẩy đi hành hương với hy vọng tiếp nhận được một ít hạnh phúc trên đời này và thật nhiều ở đời sau. Những cuộc viễn du này không phải là đặc hữu của kitô giáo. Ngay hồi giáo, ấn giáo và phật giáo cũng liệt kê hành hương vào số những sinh hoạt chính yếu của việc hành đạo.
Ngày nay, những lý do thúc đẩy các tín hữu lên đường, vừa có tính cách thiêng liêng vừa giấu ẩn những lợi ích phàm tục, và xem ra không khác biệt với những lý do của tiền nhân xa xưa. Một số người bị lôi kéo bởi những nhân đức của các vị ẩn tu Ai cập thời xưa, thì gắn bó với một linh địa, nơi họ đến để tìm kiếm một linh dược chữa bệnh. Phạm vi tôn giáo và những lợi ích buôn bán (thương mại) đôi khi chồng chéo lên nhau. Một số các tu viện, nhà thờ đã khai thác lợi nhuận từ công việc đạo đức bình dân này. Từ lâu, những người Panégyries hy lạp đã gom lại với nhau những ngày lễ tôn giáo, những ngày thể thao hay hội chợ. Ngày nay những cuộc hành hương thường xuyên giữ vai trò kinh tế quan trọng trong các khách sạn và quán ăn. Với 15 triệu khách hành hương đến viếng Đức Mẹ Guadalupe, tại Mê Tây Cơ vượt xa La Mecque (2,5 triệu) và Lộ Đức (6 triệu năm 2006), nhưng đứng sau Kumbh Mela, hành hương Ấn giáo có những 25 triệu người lên đường.
Dưới đây là những quốc gia có các trung tâm hành hương quan trọng, tiếp đón mỗi năm từ 1.000.000 khách hành hương trở lên.
Quốc
gia
|
Trung
tâm hành hương quan trọng
|
Khách
hành hương / 1 năm
|
Áo
|
Mariazell
|
từ 1
đến 5 triệu
|
Ấn Độ
|
*
Haridvar
*
Allahabad
*
Ujjan
*
Nazik
|
từ 5
đến 10 triệu
từ 5
đến 10 triệu
từ 5
đến 10 triệu
từ 5
đến 10 triệu
|
Arabie
Saoudite
|
La
Mecque
|
từ 1
đến 5 triệu
|
Ba Lan
|
Crestochowa
|
từ 1
đến 5 triệu
|
Brésil
|
Aparecida
|
từ 5
đến 10 triệu
|
Bồ Đào
Nha
|
Fatima
|
từ 5
đến 10 triệu
|
Bosnie
|
Medjugorje
|
từ 1
đến 5 triệu
|
Mễ Tây
Cơ
|
Guadalupe
|
từ 5
đến 10 triệu
|
|
|
|
Pháp
|
Lộ Đức
|
từ 1
đến 5 triệu
|
Ý
|
Lorette
|
từ 1
đến 5 triệu
|
|
|
|
Mấy điều nên biết:
Phật giáo: Trước khi viên tịch, đức Phật dạy các đồ đệ phải đi hành hương đến bốn linh địa đã được thánh hóa bởi những biến cố quan trọng đánh dấu đời sống của ngài: Làng Lumbani, sinh quán của ngài. – Bodhgaya, nơi ngài nhận mạc khải. – Samath, Thôn làng ngài khởi sự thuyết pháp. – Kushinagara, nơi ngài viên tịch.
Công giáo: Ngay trong Thánh Kinh Cựu Ước đã nhắc nhiều đến việc 'dân chúng hành hương đền thánh Giêrusalem' ( Xh 12,14; 1V12,28; Tb 1,6; TV 119?133). Đức giáo hoàng Piô XII đã ra thông điệp ngày 02. 07. 1957 kêu gọi giáo dân hành hương về Lộ Đức. Vì hành hương là nỗ lực chung đáp lại lời gọi của Đức Maria để canh tân tâm hồn kitô hữu và đổi mới chính Giáo Hội. Khi hiện ra lần thứ 13, ngày 2. 3. 1858, chính Đức Mẹ cũng cổ võ hành hương khi bảo Bernadette: "Con hãy đi nói với các linh mục tổ chức rước kiệu và xây một nhà thờ ở đây". Thực tế công giáo là tôn giáo có nhiều địa điểm hành hương nhất, và giáo dân luôn hành hương đông đảo với niềm tin sâu sắc…
Tin lành: Ghét bỏ việc hành hương. Từ thế kỷ XVI, người ta quen nhắc lại lời 'mạ lỵ hành hương' sau đây của ông Martin Luther: "Hành hương là loại ma trơi, vô bổ, bất ổn, nguy hại và ma quỷ". Cho đến nay, các đồ đệ của ông vẫn coi hành hương là một hành động đáng lên án. Vì khi đi hành hương, người tín hữu chỉ lo 'mót nhặt' (glaner) các ân xá!
Hồi giáo: Những người hồi giáo 'siêu bảo thủ' vốn từ chối mọi cải cách (quen gọi là Wahhabites), chủ trương rằng: ngoại trừ hành hương La Mecque, mọi thứ hành hương khác đều là tà giáo, ngoại đạo. Trái lại, những người hồi giáo Chìites cho rằng hành hương là phương thế đạt tới thần tính.
VI. NHỮNG TÔN GIÁO THIỂU SỐ PHẢI TRANH ĐẤU ĐỂ SINH TỒN
Một số tôn giáo thiểu số đã ra đời trên 2000 năm, như tôn giáo của người Samaritains hay người Zoroastriens. Ngày nay chẳng còn bao nhiêu, có lẽ chỉ quãng mấy ngàn hay mấy trăm tín đồ. Nhiều tôn giáo thiểu số khác lại xuất hiện chừng 200 năm, lại chiêu hồi được mấy chục triệu tín đồ. Đôi khi các tôn giáo thiểu số này mang danh ngoại lai (exotique), như Molokans, Karaites, Alaouites. Một số khác lại chào đời nhân một vụ ly giáo (schisme), như các 'tín đồ cổ thời bên Nga sô' (vieux-croyants russes) đã tách ra khỏi đạo chính thống vì không chấp nhận những cải tổ phụng vụ, và đã đến lập nghiệp tại vùng Taiga của Sibérie. Rồi còn có những cộng đồng khác, như cộng đồng Amish từ chối mọi du nhập tân tiến. Nhưng đàng sau hình ảnh của phong tục địa phương (folklorique), ngày nay hiện hình một 'thực tế thời sự', đó là thực tế bách hại, đôi khi thật tàn bạo, nhất là trong thế giới hồi giáo. Qua báo chí chúng ta biết những vụ bách hại mới đây đối với tôn giáo thiểu số Yézidites bên Irak, hay tôn giáo thiểu số Mandée trước kia bị Saddam Hussein đày đọa và ngày nay bị dân hồi giáo quá khích (islamistes) chà đạp. Nhiều nhóm tôn giáo thiểu số bị đầy ải đến độ không tìm ra một mảnh đất độ thân…
Dưới đây, chúng tôi nêu lên một phần những tôn giáo thiểu số:
. Samaritains: Còn chừng 300 tín đồ sống tại Cisjordanie, gần Naplouse. Họ có hai quốc tịch Palestine và Do Thái. Họ là con cháu của một dân tộc sống ở miền bắc nước Do Thái cổ thời. Một nửa, họ sống giữa biên giới hai nước, vì thế họ không ngả theo bên nào trong những vụ đụng độ xảy ra lâu nay. Một nửa khác họ sống ở ngoại ô thủ đô Tel-Aviv.
. Molokans: Bị coi là những người tà giáo của chính thống giáo. Ban đầu, họ sống tại các vùng quê của Nga Sô. Về sau, chỉ còn 20.000 lập nghiệp tại vùng Caucase của Nga, và 25.000 di cư qua Mỹ châu.
. Alaouites: Một hệ của khối hồi giáo Chìisme: cho rằng việc kế vị của Abu Bakr là bất hợp pháp và phải trở về với con cháu của Ali. Khối hồi giáo này sinh sống tại Iran. Tín đồ của nhóm thiểu số Alaouites nhiều khi bị coi là 'bỏ đạo, là phản hồi giáo'. Hiện nay nhóm này có 1 triệu rưỡi tín đồ sống tại Syrie (đảng Baas). Họ theo lễ điển hòa đồng (Rites syncrétiques) và thể chế trần tục (régime laique).
. Alévis: Gần gũi với khối hồi giáo Chiisme, ra đời năm 860. Hiện có từ 20 đến 30 triệu tín đồ bên Thổ Nhĩ Kỳ. Còn rất thiểu số tại các nước hồi giáo Iran, Irak, Albanie và Trung Á.
. Candomable: Tôn giáo thiểu số hiện hữu tại Brésil, Salvador, Paraguay, Ragentine. Chủ trương hòa đồng kitô giáo với các nghi lễ bản xứ.
. Cao đài: Được thành lập tại Việt Nam quãng năm 1920. Hòa đồng phật giáo, Khổng giáo, lão giáo và cả kitô giáo. Có chừng 4 triệu tín đồ.
. Ismaeliens: Thiểu số hồi giáo Chìite. Ra đời năm 765. Hiện có 15 triệu tín đồ rải rác tại các nước Ấn, Pakistan, Syrie, Yémen. Chức sắc nổi nhất là ông Aga Khan.
. Druzes: Ly khai từ Ismaélisme. Bị hồi giáo coi là tà giáo. Có chừng 1 triệu tín đồ, rải rác bên Liban, Syrie, Do Thái và Jordanie.
. Karaites: Là một nhóm thuộc Do Thái giáo, xuất hiện vào thế kỷ VIII, có từ 20 đến 25 ngàn tín đồ. Hiện sống tại Do Thái. Họ không chấp nhận chế độ giáo sĩ (rabbinique) và khẩu luật (loi orale) của Do Thái Giáo.
. Mennonites: Thoát thai từ đạo tin lành Đức với 1 triệu 3 tín đồ. Di tản qua các nước Gia Nã Đại, Hoa Kỳ, Congo, Ấn Độ, Belize.
. Vieux-Catholiques: Những người công giáo không chấp nhận công đồng Vatican I. Hiện diện ngày nay: 2 trăm ngàn tại Hoa Kỳ và 40 ngàn tại Âu châu.
. Sikhs: Ra đời năm 1500, hòa nhập hai tôn giáo hồi giáo và Ấn giáo. Tôn giáo thiểu số này có 22 triệu tín đồ mà 20 triệu tại Ấn Độ (Pendjab, Amritsan).
. Yézidis: Thiểu số tôn giáo hỗn hợp (syncrétisme) ra đời vào thế kỷ XII, có 1 trăm ngàn tín đồ mà đa số là dân Kurdes, sống rải rác bên Irak và Turquie.
. Vaudois: Thiểu số 'linh hồn giáo' (animiste) có mặt tại Bénin, Togo, Ghana, Nigéria. Về sau di tản qua Haiti và bây giờ tiến về mé biển nước Brésil.
. Jains: là một ngành thuộc Ấn giáo. Có mặt từ năm 800 trước kỷ nguyên, với 8 triệu tín đồ. Thường hành hương tới Maitre Abu. Chia làm 2 nhóm: nhóm Svetambaras và Digambaras.
. Vieux-Croyants: Ly khai từ chính thống giáo Nga vào thế kỷ XVII có từ 2 đến 4 triệu tín đồ chia thành 10 giáo phận và 250 giáo xứ.
. Amish: Cộng đồng tin lành được thiết lập năm 1692 tại Pennsylvanie. Từ chối mọi canh tân. Có chừng 2 trăm ngàn tín đồ.
. Zoroastrie: Đạo độc thần ba tư (Monothéisme perse) do Zarathoustra (1000 trước kỷ nguyên) thành lập. Hiện có 150 ngàn tín đồ mà đa số lập cư tại vùng Parsis bên Ấn Độ.
. Shintoistes: Tôn giáo lịch sử của Nhật Bản (religion historique du Japon), thuộc loại linh hồn giáo (animiste), hòa đồng với phật giáo và gắn liền với hệ thống chính trị của đế quốc.
. Mandée: Đạo độc thần cổ (ancien monothéisme) có chừng 50 ngàn tín đồ, rải rác miền Nam Irak. Vì bị bách hại nên tị nạn qua Syrie và Jordanie, rồi lại tản mát qua Âu châu, Áo và Hoa Kỳ.
. Les Bahais: Tôn giáo hỗn hợp do Baha Ullah khởi xướng năm 1844 tại Ba Tư, hiện có 6 triệu tín đồ. Cơ sở trung ương đặt tại Haifa (Do Thái). Được quốc tế công nhận năm 1848, nhưng liên tục bị bách hại, đặc biệt ở Iran sau cách mạng hồi giáo. Tại Ai Cập tín đồ Bahais bị mất quốc tịch.
VII. CÁC TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ
Hiện có 2719 Tổ Chức Phi Chính Phủ (xin viết tắt : TCPCP, tiếng Pháp Organisations Non Gouvernementales: ONG) được Hội Đồng Kinh tế và Xã hội của Liên Hiệp Quốc (ONU) (Conseil économique et social de l'Onu: Ecosoc) chính thức thừa nhận. Vì thế, 2719 TCPCP này đều có quy chế tư vấn được nhìn nhận, nhưng không có một cơ bản pháp lý nào cho phép họ tự xác định là TCPCP.
Hầu hết các TCPCP tại các nước Âu Mỹ đều bắt gốc từ môi trường và ảnh hưởng kitô giáo. Các TCPCP thường liên hệ gần kề với một tôn giáo hay giữ nguyên cơ chế thế tục (statut laic). Hiện nay có 162 tổ chức Caritas quốc tế như Ủy Ban Công Giáo chống đói và lo phát triển (Comité catholique contre la faim et pour le développement: CCFD) là một dịch vụ của Giáo Hội Công Giáo, trong khi tổ chức Emmaus được Abbé Pierre thành lập năm 1950 tại Pháp, trước khi bành trướng trên nhiều nước, là một tổ chức thế tục.
Gợi hứng từ tinh thần kitô giáo trong các nước la tinh, phong trào nhân bản của thế giới Aglo-saxon lại luôn dựa trên các giáo hội tin lành. Bên cạnh tổ chức Armée du Salut (Đoàn quân Cứu Độ) có mặt trên một trăm quốc gia với danh nghĩa 'Tổ Chức Phi Chính Phủ' Đức quốc, Anh quốc và Hoa Kỳ: Tất cả có một đường lối chung là 'thực hiện cụ thể tinh thần liên đới quốc tế'.
Trong thực hành, các hoạt động của TCPCP kitô chủ trương không 'mời gọi, quyến rũ' ai vào đạo Kitô. Đó là trường hợp của mạng lưới hoa kỳ World Vision (Bối cảnh thế giới), một trong TCPCP lớn mạnh nhất trên thế giới. Những TCPCP rất hiệu lực trong việc cứu trợ những người lâm cơn cùng khổ không phân biệt tôn giáo, chủng tộc và lứa tuổi… Tuy nhiên từ mấy năm nay, các phong trào 'truyền giáo' thường liên kết với các Giáo Hội Tin Mừng (Églises Évangéliques) vùng bắc Mỹ châu hay Á châu. Họ lợi dụng bình phong nhân đạo để phát động những chiến dịch Phúc Âm hóa trong các nước Miền Nam (Pays du Sud). Hành động này gây nhiều chấn động, đặc biệt trong các nước hồi giáo. Những mạng lưới nhân đạo hồi giáo chính yếu chỉ phục vụ các tín hữu hồi giáo, cũng trở thành đối tượng hoài nghi. Bên cạnh những TCPCP hùng mạnh đã được nhìn nhận như Cứu trợ Hồi giáo (Secours Islamique), các TCPCP hồi giáo cỡ nhỏ, sau biến cố phá hoại ngày 11. 09.2001, đã bị tố cáo là liên hệ tài chánh với các tổ chức khủng bố.
Xét về ngân khỏan thì mạng lưới hoa kỳ World Vision cho biết tài khỏan năm 2006 như sau:
. Ngân khoản chung là 1.512 triệu euros: - cứu trợ những người gặp khốn cùng : 100 triệu euros, - số quốc gia được cứu trợ: 102 nước (ngoài sổ cứu trợ của hồi giáo), - nhân viên làm việc trả lương 23 ngàn người.
. Những quốc gia được giúp trên 10 triệu euros: Việt Nam, Perou, Côte d'Ivoire, Togo, Congo, Rwanda, Senegal, Maroc, Ukraine, Russie, Ấn Độ.
. Những quốc gia được giúp từ 5 đến 10 triệu euros: Brésil, Haiti, Guatemala, Colombia, Cambodge, Scri Lanka, Ai Cập, Camerour, Ethiopie, Soudan, Tchad, Benin, Burkina, Mali, Mauritanie, Jerusalem, Liban, Pakistan, Bielorussie.
. Những quốc gia được giúp từ 1 đến 5 triệu: Kenya, Niger, Guinée, Cap Vert, Afghanistan, Tunisie …..
. Những quốc gia được cơ quan cứu trợ hồi giáo giúp: Mali, Soudan, Somalie, Malawi, Algére, Bosnie, Tchéchénie, Albanie, Afghanistan, Pakistan, Bangladesh.
Trái với những TCPCP cỡ lớn chuyên giúp đỡ 'cấp thời nhân đạo' như Médecins sans frontières (gốc Pháp), Oxfam (gốc Anh), Care (gốc Mỹ), các TCPCP kitô giáo một cách chung lại chuyên tâm lo việc phát triển và nhân quyền. Những tổ chức này dựa vào nhiều cơ sở địa phuơng (xứ đạo, giáo phận, dòng tu…) để mở rộng biên giới hoạt động và thu lượm được nhiều kết quả tốt. Điển hình là vụ động đất - thuỷ triều (tsunami) Indonésie tháng 11. 2004 và vụ động đất Haiti tháng . 2010.
VIII. BẢN ĐỒ CỦA NHỮNG CUỘC DI DÂN LỚN TRONG LỊCH SỬ.
Theo tài liệu của Liên Hiệp Quốc (ONU) thì đã có 214 triệu dân di tản quốc tế, mà thành phần căn tính của họ là văn hóa và tôn giáo. Quả vậy, trong dòng lịch sử, những đụng độ dưới mọi hình thức, cách riêng là nguyên nhân tôn giáo đã gây nên những cuộc di dân cưỡng bách. Chẳng hạn với phong trào Canh tân vào thế kỷ XVI, 300 ngàn người pháp theo tin lành Calvin (huguenots) đã phải tỵ nạn qua các xứ của các lãnh chúa theo phái canh tân tại các nước Anh, Áo, Đức, Hà lan. Để trốn thoát những cuộc bách hại của vua anh Jacques I, các tín hữu hành hương tại Mayflower phải vội vã đáp tàu trốn qua Tân Thế Giới năm 1620 và chính họ lập nghiệp đặt nền tảng cho nuớc Mỹ ngày nay. Cũng vì để trốn những cuộc bách hại bắt đầu từ cuối thế kỷ XIX, người Do Thái sống tại Âu châu đã phải tạo nên một cuộc di tản lớn qua Hoa Kỳ. Rồi kể từ năm 1948, họ trở về đất Do Thái, nối kết với người Do Thái lập cư tại các nước Ả rập. Cùng năm 1948, nước Ấn Độ chia làm hai, phần Ấn Độ trở thành nước Ấn giáo và phần Pakistan trở thành nước hồi giáo. Nhân vụ chia đôi này, 17 triệu dân Ấn phải di tản theo tôn giáo của mình.
Nếu những cuộc bách hại tôn giáo vẫn còn đó, thì còn nhiều động lực to lớn khác khiến hàng triệu triệu người phải di tản hay tị nạn: động lực chính trị, kinh tế, việc làm, sức thu hút của nếp sống Tây phương, chiến tranh chủng tộc và bộ lạc, nạn đói kém vì khí hậu không thuận lợi cho mùa màng…
Làn sóng di dân vũ bão đã làm mất quân bình vừa của quốc gia nguyên quán vừa của quốc gia tiếp đón. Chẳng hạn nước Việt Nam, từ năm 1975, mấy triệu dân phải bỏ nước ra đi tìm tự do tôn giáo, tự do sinh sống…tại nhiều nước trên thế giới, đã khiến nước Việt Nam mất đi 'bao nhiêu chất xám trí thức và kinh tế…' mà tới nay chưa lấy lại được thế quân bình. Thật uổng cho quốc gia nguyên quán! Theo tài liệu của Liên Hiệp Quốc năm 2006, những tiểu quốc nằm quanh Vịnh Ba Tư đón nhận nhiều nhất 'kiều cư muốn tìm công ăn việc làm'. Tài liệu cho biết dân ngoại quốc chiếm 25% dân số của Oman và Arabie Saoudite, 62% dân số của Koweit, 71% dân số của các Émirats Arabes và 78% dân số của Qatar. Tuy cần người làm việc đặc biệt trong 'ngành dầu hỏa', các nước này không khỏi 'mất quân bình' khi sự hiện diện của dân ngoại quốc đông đảo như vậy. Chúng ta không quên rằng đây là những nước hồi giáo rất ngặt nghèo về 'quyền tự do tôn giáo'.
Trong những thập niên 1960-1970: chính sách đồng hóa (assimilation) bắt buộc người nhập cư phải xóa bỏ (labula rasa) văn hóa của họ, tôn giáo của họ, đang khi chính họ mong ước được sống căn tính văn hóa của họ, bảo toàn căn tính đức tin của họ… Sang thập niên 1970-1980: một khi đã chuyển đổi chỗ đứng dân sự, người nhập quốc tịch phải tranh đấu sự bình đẳng về quyền lợi chính trị và xã hội. Những biến chuyển trên mở cửa cho một thập niên mới, 1990-2000: tranh đấu chống bất công, bất bình đẳng, chống kỳ thị, đòi hỏi sự đối thoại với các nhóm kiều cư, đặc biệt với hồi giáo …
Ngày nay, hơn các bậc đàn anh trước họ, giới trẻ kiều cư nối kết lại với căn tính tôn giáo và văn hóa của họ, họ mong ước được nhìn nhận và được tự do sống theo niềm tin và văn hóa của họ. Sự hiện diện đông đảo của họ đặt ra cho xã hội hôm nay 'vấn đề phải chung sống'. Các tôn giáo và các tổ chức bác ái giữ một vai trò rất quan trọng trong việc cơ cấu hóa những tình trạng di dân này (diasporas). Bản bá cáo của Liên Hiệp Quốc mang tựa đề 'Di dân để thay thế' (Migration de remplacement) ra tháng 3. 2000 khẳng định rằng: 'Âu châu phải cần đến từ 47 triệu người di tản từ nay đến 2050'.
IX. QUY CHẾ NGƯỜI PHỤ NỮ
Quy chế người phụ nữ và chỗ đứng của họ trong các tôn giáo thăng tiến thật chậm chạp. Tại Maroc, cho đến nay chỉ có một trung tâm đào tạo phụ nữ thành giáo viên (morchidates): Phụ nữ có thể dạy giáo dân về những bổn phận tôn giáo, nhưng họ không được hướng dẫn giờ kinh ngày thứ sáu. Tuy nhiên tại Maroc cũng như tại Iran, phụ nữ được quyền đọc lịch sử các vị tử đạo. Tại Mã Lai, giáo quyền chấp nhận nữ giới làm quan tòa, nhưng họ bị cấm áp dụng các luật 'hudud', là luật ném đá, cắt chặt tay chân… và các luật 'gisas', là các tội bị cầm tù hay xử tử…
Trong đạo Do Thái, những bổn phận phụng tự, học hỏi Thora chỉ thuộc về phái nam, còn phái nữ chỉ lo việc gia đình, trao truyền mọi giá trị của đạo giáo cho con cháu. Tuy nhiên, ngày nay người ta thấy xuất hiện nhiều nữ giáo chức (femmes rabbins) tại Hoa Kỳ, Anh quốc, Do Thái, nhất là tại Pháp.
Trong đạo công giáo, người nữ chiếm một vai trò khá quan trọng trong việc trao truyền giáo lý và cử hành phụng vụ. Khi thiếu bóng linh mục, họ có thể chủ sự nghi thức an táng, hướng dẫn cộng đoàn phụng vụ và cho rước lễ. Tuy nhiên họ không được mang y phục linh mục. Từ năm 1994, giáo hội tin lành anh đã chấp nhận cho người nữ tiến tới chức linh mục. Hiện nay có chừng 2.000 'nữ linh mục' đang thi hành chức vụ.
Giáo hội chính thống, cũng như giáo hội công giáo, còn từ chối việc phong chức linh mục cho nữ giới.
Riêng Phật giáo, nữ giới tương tự giới nam, họ có thể trở nên nicô (moniales, lamas).
Chỉ những quốc gia trung thành với nguyên tắc thế tục, mới bảo đảm cho nữ giới một sự đối xử bình đẳng, ít ra là theo luật pháp.
Nữ giới đắc thủ quy chế quyền bính:
. Tại các nước công giáo, tin lành, chính thống giáo, Do thái, phật giáo, thần đạo (nhật).
. Tại các nước hồi giáo đa số (Turquie), hoặc thiểu số (Trung Hoa, Hoa Kỳ, các nước Âu châu, Úc châu…).
Quy chế nữ giới trong 12 nước mà đa số dân chúng là hồi giáo :
. Không có người giám hộ (tuteur): nữ giới được tự do đi làm, bỏ phiếu, du lịch: Turquie
. Không có người giám hộ, nhưng người cha hay người chủ gia đình là giám hộ trên con cái: Sénéga Mali, Nigeria, Tunisie.
. Phải có người giám hộ: Nữ giới, tuy có quyền bỏ phiếu, nhưng phải có phép mới được đi làm hay đi du lịch: Maroc, Algérie, Ai cập, Pakistan, Indonésie.
. Có người giám hộ: nữ giới phải có sự đồng ý của người cha hay người chồng mới được đi làm việc, du lịch, đi chơi với bạn bè: Irak, Iran, Arabie Soaudite, Soudan.
Quy chế phá thai của nữ giới:
. Cấm chỉ hay hạn chế (interdit ou restreint): Hầu hết tại Nam Mỹ, Á châu và Phi châu.
. Luật pháp cho phép với điều kiện (Légal sous conditions): Tại các nước Âu châu trừ Ba Lan và Ái Nhĩ Lan, - tại các nước Nam Phi, Malawi, Zambie ở Phi châu, - tại các nước Việt Nam, Cao Miên, Trung Hoa, Nhật thuộc Á châu, - tại các nước thuộc Úc châu.
Kỳ thị đối với nữ giới:
. Những nước hồi giáo không ký vào Điều ước (Convention) loại trừ mọi kỳ thị đối với nữ giới: Brunei, Syrie, Iran, Gatan, Bahreim, Oman, Emirats Arabes Unis, Soudan, Swaziland, Somalie.
. Những nước hồi giáo buộc nữ giới phải 'trùm khăn toàn thân': Brunei, Malaisie, Bangladesh, Nigeria, Algérie, Iran, Koweit, Afghanistan, Pakistan.
. Vấn đề ' khăn trong Coran': Chỉ tám lần nhắc đến từ 'hijab' có nghĩa là 'trùm khăn' (draperie) hay 'che màn' (rideau) có chủ đích 'phân biệt người tin (croyant) với người không tin (non-croyant). Tuy nhiên không nói rõ ràng là người nữ phải trùm khăn hay màn che kín cả khuôn mặt. Chỉ có một câu trong sách soucrate 33,59 liên quan tới 'các bà vợ của tiên tri Mahomed và các bà vợ của tín đồ (croyant), là yêu cầu các bà mang trên mình một 'jalalib', tức là áo tơi hay áo choàng (capes ou manteaux). Và sách Coran nói rõ: 'Sự đòi hỏi giữ nết na (pudeur) này không buộc khi đứng trước mặt người thân quen (Sourate 24,31).
X. ĐỐI DIỆN GIỮA HỒI GIÁO VÀ KITÔ GIÁO
TẠI PHI CHÂU
1. Những nguyên nhân đụng độ.
Không những có những yếu tố tôn giáo giáo đối nghịch giữa các tín đồ của hai tôn giáo độc thần, mà còn có những đụng độ khác tàng ẩn trong bối cảnh chính trị và văn hóa nữa. Con đường phân ranh mà lịch sử di dân và thuộc địa đã chạy dài trên lục địa Phi châu là con đường căng thảng cao độ, là chiều dài lâu đời của những nhóm kitô giáo hồi giáo. Nhưng hiếm có các tôn giáo đã độc mã gây nên chiến tranh nhân dân hay một đụng độ giữa các sắc tộc sống chung trên một lục địa. Trái lại tâm tình tôn giáo hay sự ràng buộc vào một sắc tộc hay một bộ lạc thường được các nhà lãnh đạo xử dụng như những dụng cụ hữu hiệu, để tạo nên những sự thù ghét và chém giết có lợi cho mưu đồ của họ. Trong những vụ đụng độ này, còn ẩn tàng những tranh chấp bỉ ổi của các nước anglo-saxons và các thế lực trung đông nữa. Đại diện cho các nước anglo-saxons là những hoạt động của tổ chức phi chính phủ (ONG) thuộc các giáo hội tin lành, và dại diện cho thế lực thuộc địa là các nhà tư bản muốn tận tâm xây dựng các hạ tầng cơ sở hồi giáo. Thực tế, hồi giáo đã bá chủ miền bắc Phi châu, cho đến vùng nhiệt đới ( Maghreb cho tới thế kỷ VII, Phi châu đen vào khoảng thế kỷ XI). Còn Kitô giáo gây ảnh hưởng tại các vùng có nhiều 'người theo linh hồn giáo cổ truyền' (animisme traditionel), tức miền nam của lục địa. Đợt sóng đầu tiên mà người Bồ Đào Nha du nhập Kitô giáo vào Phi châu đen là vào thế kỷ XV, nhưng nhất là với sức bành trướng của chế độ thuộc địa tại Phi châu vào thế kỷ XIX: đạo Công giáo đã đổ vào Phi châu do thúc đẩy của Bồ Đào Nha (Angola, Mozambique), của Pháp (vào vùng AOF: Afrique Occidentale Francaise) và của nước Anh tin lành (vùng nam Phi châu cho đến Ai cập).
2. Đụng chạm với Al-Qaida
Vấn đề tôn giáo là một sự đụng chạm có thực hay đang âm ỷ tại những nước đồng cư của hai tôn giáo, đang mỗi ngày một thêm căng thẳng. Năm 1996, vụ ám sát bảy đan sĩ Biển Đức ở Tibhirine tại Algérie đã làm hốt hoảng nhiều người. Tháng giêng 2011, sau 22 năm chiến tranh nhân dân và 1.900.000 người đã chết, miền nam Soudan đã chọn nền độc lập, trở thành một quốc gia mới. Mà truy nguyên của biến cố lịch sử này, không có gì khác hơn là quyết định của chính quyền miền Bắc muốn khuếch trương hồi giáo, muốn áp dụng luật hồi giáo (charia) trên những lãnh thổ cư ngụ của dân kitô giáo và dân 'linh hồn giáo' (animistes). Chính quyền Khartoum (nước Soudan) đã biến thành 'chiến tranh thánh' một vụ đụng độ đã được ngấm ngầm nuôi dưỡng bởi nhiều năm 'tranh đấu về căn tính' (lutte identitaire) giữa nền văn hóa ả rập-hồi giáo ở miền Bắc với truyền thống bộ lạc (tradition tribale) ở miền Nam, cũng giống như bởi nhiều năm muốn san bằng xã hội-kinh tế giữa miền trung và miền nam. Tại Sahel (trong vùng Phi châu nhiệt đới), Al-qadancủa Magrhreb hồi giáo (Aqmi) đã gây áp lực : tháng 9. 2010, đã bắt cóc 7 người tại Niger trong đó có 5 người Pháp để đặt giá đòi nước Pháp rút quân ra khỏi Afghanistan'. Vụ bắt làm con tin này cũng dính líu với chuyện buôn thuốc phiên trong miền bị đổ bể. Còn số phận của cộng đồng kitô Coptes sẽ ra sao sau chế độ Moubarak? Nhiều giả thiết được nêu lên. Chúng ta đợi xem.
3. Sự hiện diện của hồi giáo tại Phi châu.
Sự hiện diện của hồi giáo từ các nước Ả Rập xâm nhập vàoi Phi châu, và mỗi ngày một mở rộng:
trước
năm 1000
|
Maroc,
Tuniesie, Lybie, Égypte, Somalie
|
Trong
thế kỷ XI-XII mở rộng thêm
|
Algérie,
Mauritanie, Niger, Mali, Schad
|
Trong
thế kỷ XIII -XVI mở ra thêm
|
Sénégal,
Soudan, một phần Guinée, Ghana, Nigeria,
|
Trg
thế kỷ XVII-XVIII mở ra thêm
|
Cameroun,
Angola, Mozambique, Nam Phi, Madagascar.
|
Trong
thế kỷ XIX-XX mở ra thêm
|
Tanzanie,
Kehya, Éthiopie, Ghana, Nigeria, Giunée, Éthiopie
|
Riêng
Kitô giáo từ Bồ Đào Nha và bén rẽ vào các nước:
|
Guinée,
Ghana, Nigéria, Cameroun, Angola, Afrique du Sud, Mozambique, Madagascar,
Tanzanie, Keyna, Ethiopie.
|
Những 'nước pháo đài' (bastions) của hồi giáo tại Phi châu đen:
Nước
|
Hồi
giáo (tính hàng triệu)
|
Dân số
(tính hàng triệu)
|
Nigeria
|
45.000.000
|
120.000.000
|
Ethiopie
|
18.800.000
|
49.600.000
|
Soudan
|
18.300.000
|
49.600.000
|
Tanzanie
|
8.000.000
|
29.000.000
|
Somalie
|
7.400.000
|
7.500.000
|
Niger
|
7.200.000
|
8.000.000
|
Sénégal
|
6.800.000
|
8.000.000
|
Mali
|
6.400.000
|
8.000.000
|
XI. KITÔ HỮU ĐÔNG PHƯƠNG
TRONG TÌNH TRẠNG NGUY KHỐN
Trên bờ sông sinh quán của Kitô giáo, tại Đông Phương này, sát gần Địa Trung Hải giáp ranh Phi châu, nơi vùng Caucase mở ra vùng Tiểu Á, đi sâu vào Á châu, và là eo đất kéo dài tới Ấn Độ dương, vẫn còn cả đến 10 triệu dân tin theo Tin Mừng. Họ biết họ thuộc những dân tộc chuyên chở nền văn minh đầu tiên của Tin Mừng, quản thủ đức tin thời tiên khởi, và thừa kế trực tiếp thời đại của các Tông Đồ. Thế nhưng, sau những thế kỷ cầm cự, hiện nay họ đang bị loại ra khỏi lịch sử, đang buộc phải ra đi khỏi 'đất mẹ thân thương'. Không biết, họ sẽ thắng vượt như đã thắng vượt những thử thách trong quá khứ hay sẽ bị hoàn toàn tiêu diệt? Vả lại, kitô hữu Đông Phương, họ là ai?
Xin thưa: Bức khảm dân tộc, ngôn ngữ, lễ điển trước tiên phải quy về các Giáo Hội Chính Thống Đông Phương , về các nhóm Kitô cổ thời đứng ngoài rìa giáo hội Roma và sống trong thảm cảnh chia rẽ của các công đồng đại kết thế kỷ V. Đó là một phần của Giáo Hội Assyrienne quen gọi là 'giáo hội nestorienne', hiện diện trong vùng Croissant Fertile, đã tẩy chay công đồng Éphèse (431) nhân danh bản tính con người của Chúa Giêsu. Sau bao năm truyền giáo thành công rực rỡ, giáo hội này chỉ còn sót lại một cộng đoàn nhỏ ở vùng Malabar bên Ấn Độ. Kế đến, là những Giáo Hội Arménienne, Syriaque, Copte là 'những giáo hội chỉ tin nhận Chúa Giêsu có một bản tính là bản tính thiên tính' (monophysisme). Họ đã nhân danh bản tính thiên chúa của Chúa Giêsu mà chống lại công đồng Chalcédoine (451). Hai giáo hội Éthiopie và Malankare là dấu chứng thành công truyền giáo của họ buổi ban đầu. Về sau bị hạn chế và bị cô lập hóa, họ chỉ còn thu hẹp lại trong khuôn khổ một quốc gia, như giáo hội Copte ở Ai Cập, Armenie ở Thổ Nhĩ Kỳ. Các giáo hội này cũng tách rời với Giáo Hội Chính Thống, thừa kế của Giáo Hội Byzance mà các tòa thượng phụ cổ thời là Constantinople, Alexandrie, Antioche, Jérusalem). Thêm vào đó, là các cộng đoàn 'quy chính' (uniates) đã nối kết lại với Roma kể từ thời Ngĩa Binh Thánh Giá, thường lạc lõng và bị latinh hóa. Trong các cộng đoàn này, nổi bật hơn cả là cộng đoàn Chaldée tại Irak và cộng đoàn Maronite ở Liban, cũng như một vài nhóm 'tin lành hồi chính' vào thế kỷ XIX.
Quy chế mập mờ của thiểu số Kitô hữu Đông Phương đã trải qua trên ngàn năm giữa những khối chính trị rộng lớn và hùng mạnh (các Đế quốc Ảrập, ba tư, ottoman), trên mọi châu lục (Phi châu, Ấn Độ) và bên cạnh các tôn giáo lớn (hồi giáo, ấn giáo). Quy chế ấy đã đổi chiều chiến luợc vào thế kỷ XX dưới áp lực của các ý thức hệ. Những chủ thuyết cách mạng quốc gia đã phá hủy sự quân bình về lãnh thổ và về dân số cách mau lẹ. Quả vậy, nước Thổ Nhĩ Kỳ đã đưa kế hoạch tàn sát người Armeniens và người Assyriens năm 1915, đảng Kémal trục xuất người Hy lạp ra khỏi Anatolie năm 1923, và đảng Nasser đuổi người 'mới nhập cư' (allogènes) ra khỏi Ai Cập năm 1956.
Kể từ năm 1921, đảng cộng sản mở chiến dịch bách hại trên toàn nước Nga, rồi sau 1945, tại Á châu, và Phi châu các chính quyền quân sự đã tiêu diệt Giáo Hội Éthiopie trong khoảng năm 1974 đến 1991. Tiếp theo, phong trào cải cách thế tục thất bại, chủ nghĩa 'thống nhất khối ngôn ngữ ả rập' không thành đạt: tất cả đã mở đường cho các chế độ độc tài dùng lá bài tôn giáo để giữ quyền và khống chế, như trường hợp ở Irak và Syrie. Thêm vào đó, thuyết mạo hiểm (aventurisme) của người Maronites trong chiến tranh nhân dân năm 1975 kéo dài trên đất Liban. Những xung đột giữa chủ nghĩa Sion (Do Thái) với chủ nghĩa chống Sion (antisionisme) tại Đất Thánh, và nhóm Hamas xuất hiện năm 1987.
Sau cùng, là những phong trào: 'các chủ thuyết chính thống quá khích vùng dậy từ 1979', 'sự thù ghét đến tận gốc nền văn minh âu mỹ, sau vụ khủng bố ngày 11. 09.2001', 'phong trào hồi giáo hóa nổi dậy', và 'chính sách can thiệp của hoa kỳ'. Tất ca đã chĩa mũi dùi vào các cộng đồng Kitô hữu Cận Đông: Họ bị cô lập về phương diện xã hội, bị cho ra rìa về phạm vi chính trị, bị đặt dưới quyền trọng tài của Nhà Nước, và bị bạo hành ngay giữa phố phường. Họ còn bị loại trừ về phạm vi văn hóa và bị coi như dân phụ thuộc (supplétifs) của Tây Phương.
Vì thế, ngay đầu thế kỷ XX, các Giáo Hội Kitô Đông Phương đã giảm mất cả triệu tín đồ. Ngày nay, không thể có hàng triệu kitô hữu tại Palestine, tại Do Thái hay tại Thổ Nhĩ Kỳ nữa. Tuy còn giữ được nhiều ảnh hưởng trí thức, các Giáo Hội Syrie, Liban, Jordanie mỗi ngày một suy yếu về phạm vi xã hội. Những tín hữu Chaldiens tại Irak và tín hữu Coptes tại Ai Cập bị đánh tơi bời bởi quân khủng bố hồi giáo. Đoàn quân khủng bố này không chừa vùng cao nguyên Abyssinie cũng như miền ven sông Kerala đã quy phục ấn giáo bảo thủ quá khích. Phần những kitô hữu xuất xứ (exode), khắp nơi, họ có kinh nghiệm về những khó khăn trong việc trao truyền những gia sản tiêu biểu của họ trong thời điểm toàn cầu hóa này.
Như trên, chúng ta thấy: các nhóm thiểu số Kitô giáo Đông Phương lần lượt bị đe dọa bởi các chủ nghĩa quốc gia, chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa thống nhất Ảrập (panarabisme), chủ nghĩa chính thống quá khích (fondamentalisme), và chính sách can thiệp của hoa kỳ (interventionisme américain).
Phải chăng Kitô giáo sẽ mai một trên những lãnh thổ mà trước kia Kitô giáo đã ra đời và đã sinh hoạt? Xin thưa là không. Vì, không ai có thể coi thường lòng nhiệt tình về căn tính, nhân bản và thuyết minh bảo tàng viện (muséographique) của người Tây Phương. Họ sẽ đến tăng cường thế bị chèn ép của kitô hữu Đông Phương. Bởi vì hơn khi nào hết, họ là thành phần thứ ba thiết yếu cho thế giới đang bị xáo trộn. Nhất thiết họ sẽ chiến đấu để bảo vệ quyền công dân dành cho mọi người ở khắp mọi nơi.
Hiện tình các cộng đoàn Kitô hữu theo số thống kê: Arménie 100%, tức là 3.000.000 kitô hữu trên 3.000.000 dân cư. – Liban, 36,8% tức là 1.400.000 kitô hữu trên 3.800.000 dân cư . –Ai Cập, 7,8%, tức 6-7.000.000 kitô hữu trên 76.000.000 dân cư. – Syrie, 4,1% tức là 750.000 kitô hữu trên 18.000.000 dân cư. – Irak, 2% tức là 500.000 kitô hữu trên 25.300.000 dân số. – Palestine, 1,5% tức là 54.000 kitô hữu trên 3.600.000 dân số, - Israel, 1,5% tức là 93.000 kitô hữu trên 6.200.000 dân cư. – Jordanie, 1,4% tức 80.000 kitô hữu trên 5.600.000 dân cư, - Iran, 0,26% tức là 180.000 kitô hữu trên 69.000.000 dân cư, - Thổ Nhĩ Kỳ, 0,12% tức là 80.000 kitô hữu trên 68.900.000 dân cư.
III. NHÌN RIÊNG VỀ MỖI TÔN GIÁO
I. DO THÁI GIÁO
A. GIỮA TÌNH TRẠNG CO KHÉP & RỘNG MỞ.
1. Đặc tính của Do Thái giáo
Sở dĩ Do Thái giáo được liệt kê vào số các tôn giáo lớn trên thế giới, không phải vì dựa trên con số tín hữu (chỉ có chừng 14 triệu thôi), nhưng vì lý do: Do thái giáo đã trao truyền cho Tây phương sứ điệp của Thánh Kinh và giữ một vai trò thật lớn lao trong việc hình thành của hai tôn giáo độc thần khác là kitô giáo và hồi giáo. Công trình phổ biến và đào sâu kho tàng cổ thời của do thái giáo là nguyên ủy và gia sản luôn sung mãn và nhiều ảnh hưởng tốt về cả thần học lẫn chính trị địa lý học (géopolitiques).
Khác với hai tôn giáo độc thần, kitô giáo và hồi giáo, do thái giáo sau thời lưu đầy (post-exilique) không mang tính chất 'chinh phục' và khuyến dụ vào đạo (prosélyte) nữa. Do thái giáo không chủ trương sứ mệnh truyền bá Tin Mừng theo kiểu kitô giáo hay dùng 'thánh chiến và thống trị' để mở rộng giới tuyến theo kiểu hồi giáo. Họ không áp đặt phải theo niềm tin, luật lệ, nghi lễ, thói tục, hay nếp sống của họ cho các dân tộc tiếp đón họ đến chung sống. Nếu đã từ 20 thế kỷ, do thái giáo hiện diện trên các lục địa, trên nhiều quốc gia, thì không một nơi nào họ là tôn giáo có đa số dân chúng, ngoại trừ chính tại đất Do Thái kể từ 1948.
Do Thái giáo là tôn giáo 'tha hương' (diasporas), rải rác trên khắp những nơi người Do Thái sinh sống. Họ luôn là thiểu số, quy phục quyền cai trị của các vua chúa và luật lệ của xứ sở tiếp đón họ. Những biến cố quan trọng của thế kỷ XX và XXI (hai đại thế chiến 1917 và 1945, nạn diệt chủng do thái) đã dẫn đến việc thiết lập nước Do Thái, việc bãi bỏ chính sách thuộc địa và việc sụp đổ bức tường Bá Linh: tất cả đã vẽ lại bản đồ do thái trên thế giới. Ai cũng biết, chính sách tiêu diệt dân do thái sinh sống lâu đời tại các trung tâm do thái vùng Đông Âu và Trung Âu thật kinh khủng. Lần này, số dân do thái bị tàn sát còn nhiều hơn số dân do thái bị Nga Sô tiêu diệt (pogroms tsaristes) trong thời cách mạng cộng sản (bolchevique) mấy chục năm trước.
Việc thành lập nước Do Thái và tuyên ngôn độc lập của các nước Maghreb và Machreck đã mau chấm dứt sự hiện diện của người do thái từ nhiều thế kỷ trong thế giới ả rập hồi giáo. Cơn sốt quốc gia chủ nghĩa và chống do thái đã bùng nổ cùng thời với phong trào Liên bang Sô Viết cho người Do Thái di tản qua các nước dân chủ tây phương hay trở về đất Do Thái.
2. Những trung tâm mới của người Do Thái.
Bản đồ do thái sau đại thế chiến II thu hẹp lại, nhưng rồi mở rộng thêm với những trung tâm mới. Tỷ như trung tâm âu châu của người do thái đã bị hủy diệt nhưng các trung tâm mới khác của do thái lại được củng cố và tăng cường, nhờ những người do thái thoát nạn tàn sát của người Đức và còn sống sót, nay trở về chốn cũ.
Đó là trường hợp của người do thái tại Bắc Mỹ (Hoa Kỳ và Gia Nã Đại) và tại chính nước Do Thái. Cũng là trường hợp của các nước đón tiếp người do thái, như nước Argentine, Brésil, Áo, Nam Phi và Pháp. Nhưng khi người Do Thái lên đường di cư như vậy, thì các nước Đức, Ba Lan, Hung Gia Lợi và các nước vùng Baltes rơi vào tình trạng 'mất quân bình về dân số'. Vì thế, chính những nước này lại mau tìm cách hồi hương những người do thái còn sống sót trở về và lập thành các trung tâm mới. Sau cùng, dân do thái vốn sống tại Ethiopie cũng tiếp tục bỏ Ethiopie đi đến các nước khác hay trở về Do Thái, quê hương độc lập của họ.
Từ nay các trung tâm do thái có khả năng vững chắc, trừ phi bất ngờ có một phong trào chống do thái mạnh mẽ như trường hợp đã xẩy ra bên Nga đầu năm 1990 và bên Argentine năm 2000. Những thách đố lớn mà những nhà hữu trách cộng đồng do thái phải đối đầu, đều hàm súc khía cạnh dân số, nhưng cũng liên quan đến những lựa chọn về căn tính và chính trị: Trong nếp sống tha hương (diaspora), làm sao bảo toàn căn tính do thái? Làm sao duy trì đặc tính do thái của dân Do Thái?
3. Thách đố về căn tính do thái.
Khủng hoảng căn tính thoát thai từ những phong trào rộng lớn của dân chúng như chúng ta vừa nhìn thấy ở trên. Trừ trường hợp ngoại thường, những người do thái tha hương (diaspora) ngày nay sống trong các nước dân chủ tự do. Vì thế 'khuôn mẫu cộng đồng do thái dần dần biến thái'. Quả vậy, từ sự chấm dứt khuôn mẫu cộng đồng, thì một trong những hiệu quả phổ quát về kinh nghiệm tự do và dân chủ là tiến tới việc đồng hóa, bỏ dần căn tính do thái: không gắn bó nhiều với cộng đoàn nguyên thủy nữa, giảm bớt việc sống đạo do thái, có thêm nhiều hôn nhân dị giáo, bỏ tên do thái cổ truyền mà chọn tên đệm khác theo thói tục địa phương nơi họ sống. Những thái độ và khuynh hướng như vậy mỗi ngày một đậm nét trong thế giới do thái đương thời, đôi khi thật phức tạp và mâu thuẫn.
Trong những thập niên vừa qua, có nhiều vận động, nhiều cố gắng quyết liệt để duy trì và biểu dương những nếp sống truyền thống theo căn tính do thái: tình liên đới với quê hương do thái, tố cáo những hình thức hiện đại chống do thái, tưởng niệm Shoah, đề cao giá trị văn hóa và tài sản do thái.
Vì đã được thiết lập hợp pháp, các cộng đồng do thái không phải đối đầu nhiều với những thách đố của thời đại. Chính các nhà hữu trách cộng đồng cũng không quá bận tâm về phạm vi pháp lý và phạm vi sinh sống của dân do thái nữa. Dưới mắt họ, chắc chắn nguyên nhân lo lắng nghiêm trọng hơn là con số hôn phối dị giáo và dị chủng mỗi ngày một thêm nhiều. Tại Hoa Kỳ có tới 50% hôn thú dị giáo và dị chủng, tại các nước khác tỷ số này còn cao hơn. Vì người ta biết: luật tôn giáo Do Thái đòi một đứa trẻ phải được sinh ra bởi người mẹ do thái mới được coi là người do thái. Vì thế hiện tượng hôn phối dị chủng hay dị giáo thật nghiêm trọng, có nguy cơ làm giảm dân số và đi tới tình trạng tận diệt (perdition).
Khuynh hướng trên đây rất ít hy vọng đổi ngược lại. Những câu trả lời đặt ra, mang màu sắc đạo giáo, ý thức hệ hay thực tiễn, làm nổi bật tính cách đa dạng trong thế giới do thái : người này tuyên bố phải bảo quản cộng đồng, người khác đòi hỏi sống đạo triệt để (radicalisation), người khác nữa đòi kiểm soát việc lựa chọn bạn đời. Trái lại nhiều người mong ước phải mềm dẻo trong những cách thức đón tiếp và nhập đạo của những người bạn tương lai không phải là do thái giáo. Sau cùng, nhiều người khác lại vận động mở rộng công việc trao truyền căn tính do thái cho cả liên hệ phụ tử nữa.
4. Thách đố về dân số do thái.
Song song với thách đố căn tính là thách đố về 'vấn đề quân bình dân số của Do Thái': Một đàng những người đã được kiểm tra không phải là do thái (non-juifs) ước lượng 20% dân số. Bên cạnh những người Ả Rập (hồi giáo, kitô giáo), những người Bédouins, những người Druzes, những kiều cư lao động, còn có những người mới nhập cư không do thái sinh sống trên đất do thái với bà con do thái và được hưởng quyền hồi cư, là 4% dân số do thái. Vậy, mặc dầu có thêm nhiều đơn xin, lúc này vẫn chưa có quy định về hôn thú dân sự hay một hình thức hôn phối khác, cho phép hợp thức hóa những kết ước giữa các đôi bạn thuộc tôn giáo dị biệt. Để giữ quân bình dân số do thái và để thỏa mãn những áp lực đến từ nhiều phạm vi khác nhau trong xã hội do thái, các nhà lãnh đạo quốc gia có khuynh hướng thảo ra những khoản luật và những giải thích pháp lý khả dĩ chấp nhận và thực thi. Ngoài ra, vấn đề chạy đua dân số giữa dân do thái và ả rập, trong nội địa do thái cũng như tại các những phần đất do thái kiểm soát, lại gây nên những cạnh tranh về căn tính và chính trị, có ảnh hưởng quyết liệt đến tương lai và sự sinh tồn của hai quốc gia được mời gọi chung sống: Do Thái và Palestine. Như vậy đối với người do thái tha hương (diaspora) cũng như người do thái quốc nội, những vấn đề hôm nay chính là những thách đố sinh tồn của do thái giáo.
B. DO THÁI GIÁO HIỆN NAY
1. Những thay đổi lớn về các cộng đoàn do thái.
Dân chúng do thái sống đông đúc tại Hoa Kỳ và đất Do Thái, nhưng các cộng đồng do thái thì hiện diện trên mọi châu lục. Như chúng ta thấy, trong thế kỷ XX, bản đồ về sự hiện diện của dân do thái đã bị xáo trộn nhiều. Ngay từ đầu thế kỷ, những trung tâm chính yếu nằm tại Đông Âu, cách riêng tại Ba Lan, Nga Sô và Hoa Kỳ. Những lò thiêu (Shoah) đã tiêu diệt các cộng đồng ở Ba Lan, Hung Gia Lợi, Tchécoslovaque và Balte. Một số ít người do thái đã có thể trốn thoát qua Hoa Kỳ, Gia Nã Đại và Nam Phi, Áo và Anh. Sau đại chiến II, thân phận một số lớn những người do thái di tản và cảnh hãi hùng của lò thiêu đã làm thế giới xúc động và đưa ra giải pháp là thiết lập cho họ nước Do Thái (Israel).
Người đầu tiên có ý kiến lập nước cho người do thái là bác sĩ Pinsker, người đức. Ông đưa ý kiến này ngay từ năm 1882, vì ông nhận thấy dân do thái không thể hội nhập vào nếp sống xã hội Âu châu, bởi nền văn hóa riêng trung đông của họ (leur culture sémite moyen-orientale). Ý kiến này dần dà được phổ biến, đặc biệt với các bài báo và cuốn sách 'État Juif' (1896) của ký giả Theodor Herzl. Chính ký giả này, năm 1873, đã dùng từ 'Antisémitisme' để nêu bật chủ thuyết 'chống do thái vì họ không thể đồng hóa (inassimilable) được trong xã hội Âu châu'. Do đó phải loại trừ người do thái … Trước bầu khí ngột ngạt này, người Anh đã đáp ứng ước nguyện của người do thái: năm 1917, họ đã tích cực vận động với nhiều cường quốc ra tuyên ngôn Balfour 'quyết định thiết lập cho người do thái một trung tâm quốc gia tại Palestine' (un foyer national en Palestine).
Kể từ năm 1948, thiết lập nước Do Thái, trung tâm của thế giới do thái lại bị thay đổi. Luật hồi cư được biểu quyết năm 1950 quy định rằng: Mọi người do thái đều có quyền công dân do thái. Đất do thái trở thành nơi trú ngụ (refuge) cho mọi người do thái. Những người thoát khỏi các trại tử vong (camps de la mort), những người do thái-ả rập bị đe dọa sau vụ người Do Thái xâm chiếm lãnh thổ bán đảo Sinai, Néguev, Cisjordanie và Liban, kể cả những người bị ngược đãi tại các nước Đông Âu kể từ năm 1990.
Kết quả là thế giá của chính quyền Do Thái gia tăng mạnh mẽ giữa cộng đồng do thái rải rắc trên thế giới. Năm 1980, ¼ người do thái trên thế giới đã về sống tại nước Do Thái. Năm 2000 lại tăng lên 1/3. Nếu ngày nay, nơi người do thái tập trung đông đảo là chính đất Do Thái và tại Hoa Kỳ, thì người ta cũng còn thấy các cộng đồng do thái hiện diện trên mọi châu lục, đặc biệt ở Áo, Éthiopie, Nam Phi, Argentine, Brésil, Gia Nã Đại và Âu châu (Hélène Poulain).
2. Do thái giáo qua các khuynh hướng và các con số.
1) Các trung tâm do thái lớn hiện nay
1
|
Tel
Aviv (Do Thái)
|
2.580.000
ng.
|
7
|
Bêrsheba
(DoThái)
|
310.000
ng.
|
2
|
New
York (Hoa Kỳ)
|
2.050.000
ng.
|
8
|
Paris
(Pháp)
|
310.000
ng.
|
3.
|
Los
Angeles (Hoa Kỳ)
|
668.000 ng.
|
9
|
Philadelphie
(H. Kỳ)
|
285.000
ng.
|
4.
|
Haifa
(Do Thái)
|
597.000 ng.
|
10
|
Chicago
(Hoa Kỳ)
|
265.000
ng.
|
5.
|
Jérusalem
(Do Thái)
|
575.000 ng.
|
11
|
Boston
(Hoa Kỳ)
|
254.000
ng.
|
6.
|
Miami
(Hoa Kỳ)
|
498.000 ng.
|
12
|
Londres
(Anh)
|
240.000
ng.
|
2) Những đợt hồi cư về Do Thái
Năm lập nước Do Thái, 1948, có hơn 3.000.000 người chọn về sinh sống tại Do Thái. Từ năm 1987-2008 có 15.452 người. Thêm vào đó, năm 1990, có gần 1.000.000 người. Năm 2009 có 16.465 người. Năm 2010 có 19.130 người (năm 2010 hơn năm 2009 16%).
3) Những nhóm do thái giáo tại Hoa Kỳ: (họa đồ trang 37)
Nhóm
canh tân
|
35%
|
Nhóm
bảo thủ
|
26%
|
Nhóm
do thái thế tục
|
20%
|
Nhóm
dt chính thống
|
10%
|
Không
rõ khuynh hướng
|
6%
|
4) Những nhóm do thái giáo tại Israel. (họa đồ trang 37)
Thế
tục
|
44%
|
Truyền
thống
|
39%
|
Chính
thống
|
9%
|
Cực
chính thống (Haredim)
|
8%
|
3. Những kiều bào do thái (Diasporas juives).
Vào quãng năm 1000 trước Đức Kitô, vua David đã gom các bộ lạc do thái lại và lập thành một vương quốc. Nhưng sự thống nhất này không bền lâu. Ngay năm 933 trước công nguyên, Vương quốc chia thành hai, nước Israel và nước Juda.
Từ lúc vương quốc Juda sụp đổ cho tới lúc trở về Đất hứa, lịch sử của dân do thái là một chuỗi dài những đợt sóng di cư. Trong Cổ thời, dân do thái chịu hai cuộc lưu đầy (exils). Năm 587 trước Đức Kitô, Giêrusalem bị rơi vào tay quân vua Babylonne là Nabuchodonosor. Một phần dân chúng bị bắt đi đày sang Babylonne. Năm 333 trước Đức Kitô, đoàn quân của đại đế Alexandre, hy lạp lại phân tán thành Giêrusalem một lần nữa. Người do thái của cựu vương quốc Juda phải dứt khoát ra đi cùng với người Roma. Tới năm 70 sau Đức Kitô, người do thái lại bị đuổi ra khỏi thành thánh Giêrusalem. Và năm 135, sau vụ nổi loạn, họ lại bị cấm chỉ không được trở về đất Palestine, nếu về sẽ bị giết chết. Người do thái buộc lòng phải sống tản mát trên lãnh thổ quân Roma chiếm đóng. Những trung tâm đông người do thái cư ngụ thời bấy giờ là Carthage, Roma, Athènes, Éphèse, Cilici, Judée, Alexandrie, Damas, Antioche, Tyr, Tarse, Massalia…
Đó là những lý do tại sao, vào thời Trung cổ , các cộng đoàn do thái cắm dùi từ Tây Ban Nha đến tận Ba Tư. Cư ngụ trên các phần đất Âu châu, người do thái không được mấy kính trọng nể vì (họ bị cấm mua đất, làm nghề buôn bán…). Ngay từ nghĩa binh Thánh giá đầu tiên (1096-1099), người do thái đã bị bách hại, tàn sát và trục xuất: năm 1290, bởi nước Anh, năm 1306, bởi nước Pháp, năm 1492, bởi nước Tây Ban Nha. Vì thế người do thái phải về phía Đông Âu và một số nhỏ di cư qua Mỹ châu. Đã bị khinh bỉ và xua đưổi, kiều bào do thái còn bị tiêu diệt bởi những chứng bệnh khủng khiếp. Như cơn dịch năm 1347, 350 cộng đồng do thái bị tiêu vong.
4. Tưởng niệm Shoah.
Năm 1933 Hitler nắm quyền tại Đức. Số phận người do thái tại Âu châu bị đe dọa cực độ. Trong tiếng do thái, Shoah có nghĩa là thảm cảnh (catastrophe). Chỉ từ năm 1933 đến 1945, ít ra đã 5,1 triệu người do thái ở Âu châu bị tiêu diệt bởi chế độ đức quốc xã (nazi): 3 triệu trong các trại tập trung và 1,3 ở ngoài trại, một số khác lại chết tại các nhà tù kín (ghettos) tiêu biểu nhất là nhà tù Varsovie (1941) đã tiêu dìệt 380.000 người do thái. Tháng 10. 1941 cấm người do thái tị nạn qua các nước Âu châu, và ngày 20. 01. 1942 sắc chỉ Wansee chính thức hóa việc tiêu diệt người do thái: Trong mấy nước như Đức, Ba Lan, Áo, Tchécoslovaquie, Hy Lạp, Lituanie có tới 80% dân do thái bị giết chết.
Quốc
gia
|
số do
thái bị giết
|
Tính %
do thái trg nước
|
Ba Lan
|
3.000.000
|
+80%
|
Nga Sô
|
700.000
|
20-29%
|
Roumanie
|
270.000
|
40-49%
|
Tchecoslavaquie
|
260.000
|
+80%
|
Hongrie
|
180.000
|
60-79%
|
Đức
|
120.000
|
60-79%
|
Hoà
Lan
|
100.000
|
80%
|
Pháp
|
75.000
|
20-29%
|
Lettonie
|
70.000
|
60-79%
|
Yougoslavie
|
60.000
|
60%
|
Hy Lạp
|
60.000
|
80%
|
Áo
|
50.000
|
80%
|
Bỉ
|
24.000
|
20-39%
|
Ý
|
9.000
|
20-29%
|
Bulgarie
|
9.000
|
20-29%
|
Estonie,
Danmark
|
2.000 (mỗi nước)
|
20-29%
|
Norvege,Lux,
|
1.000 (mỗi nước)
|
-20%
|
Lituanie
|
130.000
|
80%
|
(Tác giả của bài phân tích hiện tình Do Thái giáo trên đây, là bà Régine Azria, tiến sĩ xã hội học, chuyên viên của 'Trung tâm nghiên cứu quốc gia' (CNRS), thành viên của 'Trung tâm nghiên cứu về các sự kiện tôn giáo tại trường cao học xã hội'. Công trình nghiên cứu của bà hiện nay là 'những tương quan giữa nghệ thuật và căn tính với các lễ điển hiện đại'. Bà đã xuất bản nhiều tác phẩm, trong đó có 'Le Judaisme' (La découverte, collect. Repères, 1996, tái bản 2003 và 2010). Bà đang cộng tác với Danièle Hervieu-Léger soạn thảo cuốn 'Le Dictionnaire des faits religieux' (Puf.2010)).
II. KITÔ GIÁO
A. PHÂN TÍCH TỔNG QUÁT
1. Kitô giáo có suy vong không?
Kitô giáo 'sắp tiêu vong'? Trong những năm 1960-1970, nhiều nhà triết học và xã hội học đã hồ hởi thách đố như vậy, trước thế khí của phong trào thế tục hóa mọi tập quán, mọi phong hóa và mọi tư tưởng, trước 'sự thất vọng ê chề' của xã hội tân tiến, trước cao trào phàm tục hóa đang lên ngôi, trước sự sụp đổ của thế giới tập quán kitô giáo trói buộc, trước một đức tin mở rộng giúp các tín hữu nhận ra một viễn tượng mới của thế giới, một bối cảnh văn hóa, một nền tảng đạo lý, một nếp sống cộng đoàn khác vời thời xa xưa… Tình trạng thoái hóa này đã được báo trước bởi nhiều dấu chỉ minh nhiên: thành thị hoá mau chóng, sa mạc hóa đồng quê, biến mất 'nền văn minh giáo xứ' vốn tiêu biểu bằng tháp chuông của thôn làng., vỡ bờ của 'kitô giáo trói buộc', lên ngôi của những mẫu hình tiêu thụ vật chất, thế thắng mạnh mẽ của cá nhân chủ nghĩa, cải tiến quy chế nữ giới, và bừng sáng 'nền văn minh hưởng thụ'…
Đầu thế kỷ XXI, cũng những nhà triết học và những nhà xã học, đã dựa vào những thoái hóa đương nhiên ở trên, khẳng định một cách mâu thuẫn những dấu chỉ đổi mới và tiên báo sự thăng tiến của Kitô giáo. Thiên Chúa mới đây bị chà đạp, bây giờ lại 'phục sinh'. Kitô giáo của hệ thống niềm tin theo tín điều và quy luật, đã suy vong thật rồi. Nhưng Kitô giáo khích lệ đi tìm kiếm giá trị thiêng liêng, vẫn tiếp tục thu hút thế giới đang tuyệt vọng. Quả vậy, trong những xã hội thay đổi mau chóng và mất thế quân bình, lại ló hiện sự tăng trưởng nền giáo dục, sự giàu có sung túc, phát triển khoa học, kỹ thuật … và đồng thời quãng cách giàu nghèo mỗi ngày một lớn. Chính trong những xã hội như vậy, Kitô đã tìm lại chỗ đứng và những cơ may mới mẻ. Mặc dầu phải chịu đựng những thụt lùi không tránh nổi, các giáo hội tin lành cũng như công giáo tại Hoa Kỳ, Mỹ châu latinh và Âu châu, hay các giáo hội Chính Thống vừa thoát khỏi chế độ cộng sản (1990), luôn là những giáo hội sung túc những biểu tượng (symboles), những quy chiếu, những khuôn mẫu và những ý nghĩa. Việc giữ lễ chủ nhật không còn đều đặn nữa, các quy luật về luân lý của các giáo hội mỗi ngày một ít được chấp nhận và vâng theo, các chân lý về đức tin do quyền giáo sĩ truyền dạy không còn tính cách áp đặt như thời xưa nữa. Thế² nhưng, những quy luật và chân lý có tính cách phổ quát lại trở thành tín điều. Người tín hữu hiện đại ưa chuộng những hình thức 'thuộc về' (appartenance) mềm dẻo và nhẹ nhàng hơn là những thể chế cứng nhắc và cố định do hàng giáo sỹ đề ra.
Dó là nguyên nhân thành công của các phong trào Đoàn Sủng (Charismatiques) tin lành và công giáo (charismatiques), là sức thu hút của các phong trào 'Evangéliques' hay 'Pentecotiste', là sức mạnh tự nguyện và tươi trẻ của những cuộc tập trung thật vĩ đại theo kiểu JMJ của Đức Gioan Phaolô II, những cuộc hành hương tấp nập đến các trung tâm thánh mẫu như Lộ Đức, Fatima, Saint Jacques-Compostelle. Sau cùng những đoàn người sốt sáng tìm đến các trung tâm cầu nguyện, cấm phòng, bồi dưỡng thiêng liêng, hay đến các đan viện để cầu nguyện, tĩnh tâm, chia sẻ kinh nghiệm sống đạo, hát và đọc kinh chung hơn là nghe những bài giảng theo kiểu truyền thống.
2. Kitô giáo hiện diện trên mọi châu lục.
Kitô giáo với 2 tỷ tín đồ không chạy xuống hố diệt vong như nhiều người đã mạnh miệng chẩn đoán. Khai sinh từ nôi địa trung hải (berceau méditerrannéen), lớn lên trong một thế kỷ rưỡi tại Đông phương và tại Âu châu, tràn lan từ miền Bắc đến miền Nam địa cầu với những đợt sóng thuộc địa và truyền giáo. Ngày nay, Kitô giáo hiện diện trên khắp thế giới, tới cả những vùng xa xôi, Viễn Đông và Đại Dương châu. Giống như là thế giới kinh tế, ngày nay Kitô giáo cũng có mặt trên 'mọi thị trường'. Vì thế người kitô hữu da trắng Âu châu, Hoa Kỳ mỗi ngày một ít, đa số là da vàng, da đen hay lẫn lộn da màu (métissé).
Theo các chuyên gia, Kitô giáo sẽ vượt xa hồi giáo vì những lý do dân số. Vào năm 2050, Kitô giáo sẽ chiếm 3/4 dân số thế giới. Và trọng tâm của Kitô giáo sẽ lần hồi chuyển vào khu vực mà trước người ta gọi là 'đệ tam thế giới' (Tiers-monde). Thời điểm của 'đệ tam Kitô giáo' (tiers-christianisme) đã vọng vang, đã bị chi phối bởi thực tế đa màu da và đa văn hóa, với một sức khuyến dụ rất linh hoạt, qua những bài thuyết giảng ít nặng về tín điều, không quan tâm mấy tới các thể chế, nhưng chú trọng đến những hình thức đánh động con tim và những phuơng thức sống đạo mềm dẻo. Khuôn mẫu kitô giáo (standard chrétien) sẽ mang màu sắc phi châu hay nam mỹ latinh: sống đạo bình dân, đại chúng, nhấn mạnh về đoàn sủng (charismes), kitô giáo hoán cải và xác tín theo tín điều (Christianisme de conversion et de certitudes dogmatiques). Thêm vào đó là những việc chữa bệnh, tổ chức tương trợ nhằm khích lệ, giáo dục, chăm sóc, thăng tiến … các tín hữu…
3. Kitô giáo gia tăng con số.
Nhưng không phải mọi quốc gia và mọi Giáo Hội sẽ hưởng thụ đồng đều sự thăng tiến về số tín hữu này. Tỷ dụ Phi châu là châu lục mà dân chúng kitô giáo, thuộc mọi tuyên tín hỗn tạp (cofessions confondues) tăng lên mau chóng nhất: 300 triệu kitô hữu trên 800 triệu dân cư. Nhưng dân chúng Phi châu đau khổ nhất vì châu lục của họ đang bị hao mòn và bị xé nát bởi nhiều cạnh tranh chính trị, tôn giáo và kinh tế. Các Kitô hữu Ấn Độ và Trung Hoa vẫn còn là thiểu số trong hai lục địa bị chi phối bởi nhiều truyền thống cổ kính, nhưng họ kiên trì và tự thấy mình có sứ mệnh phải gia tăng con số, cho dù ở trong hoàn cảnh chính trị khó khăn. Châu Mỹ latinh chiếm 1/2 dân công giáo thế giới, nhưng giáo dân ở đây đang ùa theo các phong trào 'Evangeliques' và 'Pentecotistes'. Một cách chung, các Giáo Hội được gọi là 'lịch sử', như Giáo Hội Công Giáo, Giáo Hội Tin Lành (Luther, Calvin, Anh giáo) xem ra gặp nhiều bất lợi (handicapées) hơn là các phong trào kiểu Évangeliques hay Pentecotiste. Vì những phong trào này độc lập, mềm dẻo và gần thực tế hơn trong cơ cấu tổ chức và cách thức điều hành.
Những phong trào này mỗi ngày thêm đông tín đồ, vì họ đáp ứng hoàn cảnh cùng khổ và bấp bênh của khối quần chúng thành thị. Trong tất cả những vùng ngoại ô của các thành phố lớn Á châu, Phi châu, Mỹ châu latinh, và cả Đông Âu hay vùng Mễ Tây Cơ tại Hoa Kỳ, đang có một hiện tượng tôn giáo ngoạn mục nhất thế kỷ. Đó là chưa kể các nhóm hồi giáo gây hấn. Chẳng hạn, một người, tuy không được đào tạo nghiêm túc, tự xưng mình là 'mục sư' (pasteur) và khôn khéo xen vào các vụ việc, là người đó có thể quy tụ dân chúng và lập thành một 'giáo hội' theo kiểu 'giáo hội' Evangeliques: Họ lớn tiếng bảo đảm cho các tín đồ sự che chở và tín nhiệm huynh đệ, tỉnh thức chống lại mọi mưu chước bạo lực, nha phiến, bệnh liệt kháng hay làm việc bị bóc lột (sous-emploi). Những 'giáo hội' này đoạn tuyệt với mọi quy luật và kiểm soát của các Giáo Hội Công Giáo và Tin Lành. Các 'giáo hội' này phát triển một lối sống đạo ăn nhịp với nền văn hóa bình dân của dân thành phố: họ sống đạo ô hợp, hỗn độn, với xuất thần, dấu lạ, trừ quỷ, và rất mực tân tiến. Họ ưa thích những cái màu mè, chế biến của truyền thông, và âm nhạc, những lối diễn tả kỳ dị của nghệ thuật.
Những nguy cơ bùng nổ trong tương lai không đáng lo ngại. Vì nếu hai Giáo Hội lớn, Công Giáo và Giáo Hội Tin lành xem ra lùi bước trước hiện tượng các 'giáo hội nhỏ' trên đây, thì lại vững chắc trong vấn đề hiệp nhất, giữ vững căn tính, có khả năng thích ứng vào mọi dị biệt văn hóa một cách hoàn toàn mới mẻ. Những điểm này đã được nêu lên như để cảnh báo những thái độ co rút của các nhà thần học á châu, phi châu và mỹ châu la tinh. Không phải là bé nhỏ và đơn giản những trách nhiệm điều hành các Giáo Hội cho hoà hợp với những dị biệt văn hóa, với những tương quan giữa trung ương và các cộng đồng địa phương, với sứ mệnh truyền giáo như lời chép sau đây trong Tin Mừng: 'phải đi cho đến tận cùg trái đất' (Cv 1,8)
B. TOÀN CẦU HÓA CỦA KITÔ GIÁO.
1. Lực lượng tâm linh mạnh nhất
Âu châu hiện nay chỉ còn 1/4 trên 2 tỷ kitô hữu. Đa số kitô hữu sống tại Mỹ châu. Lực lượng tâm linh mạnh nhất thế giới hiện nay là Kitô giáo, với hơn 2 tỷ tín đồ.
Tuy nhiên, bản đồ địa lý của Kitô giáo hiện nay không đồng đều. Đất tuyển chọn Âu châu chỉ còn 1/4 của 2 tỉ tín đồ Kitô giáo, tức 550 triệu: 280 triệu công giáo, 100 triệu tin lành và 150 triệu chính thống mà đa số tại Nga Sô. Phần lớn kitô hữu nằm ở Mỹ châu, 275 triệu ở Bắc Mỹ và 530 triệu ở Nam Mỹ. Tại Nam Mỹ, đa số dân chúng là công giáo, nhưng từ 30 năm nay phong trào Evangéliques và Pentecostiques đã thu hút gần 70 triệu tín hữu. Tại Phi châu Kitô giáo tập trung đông đảo nhất tại các nước vòng đai xích đạo. Tại Á châu chỉ Phi Luật Tân là quốc gia có đa số công giáo, tới 90% dân số. Tại Trung Hoa và Việt Nam Kitô giáo luôn là thiểu số, nhưng có nhiều thế khí sẽ vươn lên, mặc dầu hiện nay đang bị chính quyền hạn chế nghiệt ngã.
Trong tương lai, Kitô giáo hướng về miền Nam, nhưng khó có những mảnh đất thuần nhất kitô giáo như ở Mỹ châu. Thực tế phải chia lãnh thổ với hồi giáo. Đây là chuyện tế nhị đã thường xuyên gây nên những đụng độ như ở Nigeria, Ai cập, Ấn Độ, thậm chí bị bóp chẹt như ở Pakistan, với khoản luật 'cấm phạm thượng'.
2. Mười nước đông kitô hữu chính thống, công giáo hay tin lành
Quốc
gia
|
số
ch.thống
|
Quốc
gia
|
số
côngiáo
|
Quốc
gia
|
số
Tinlành
|
Ngasô
|
60
triệu
|
Brésil
|
153
triệu
|
Hoakỳ
|
152
triệu
|
Ukraine
|
20
|
Mexique
|
95
|
Anh
|
36
|
Roumanie
|
17
|
Hoakỳ
|
70
|
Nigeria
|
34
|
Éthiopie
|
14
|
Philuậttân
|
67
|
Đức
|
31
|
Hylạp
|
9
|
Ý
|
56
|
Namphi
|
30
|
Serbie
|
8
|
Pháp
|
45
|
Brésil
|
27
|
Bulgarie
|
7
|
Colombie
|
39
|
Trunghoa
|
15
|
Biélorussie
|
6
|
Tâybannha
|
38
|
Indonesia
|
14
|
Kazakhstan
|
6
|
Balan
|
37
|
Kenya
|
12
|
Hoakỳ
|
5
|
Argentine
|
37
|
Congo
|
12
|
C. NIÊN SỬ TOÀN CẦU HÓA CỦA KITÔ GIÁO
1. Niên sử Kitô giáo
Năm
|
Biến
cố lịch sử
|
01
|
Chúa
Giêsu ra đời
|
30
|
Chúa
Giêsu tử nạn
|
64
|
Đốt
thành Roma - Cuộc bách hại kitô hữu đầu tiên
|
391
|
Hoàng
đế Theodose I tuyên bố Kitô giáo là tôn giáo chính thức của Dế quốc
|
910
|
Thiết
lập tu viện Cluny (Pháp)
|
963
|
Thiết
lập tu việ
|
1054
|
Đoạn
tuyệt giữa ĐGH Leon IX (Roma) và T.P Michel Cénulaire (Constanst.e)
|
1099
|
Nghĩa
binh Thánh Giá I chiếm thành Giêrusalem
|
1204
|
Nghĩa
binh Thánh Giá IV vây hãm Constantinople
|
1210
|
Thánh
Francois d'Assise lập dòng Anh em hèn mọn
|
1450
|
Sách
Thánh lần đầu tiên được ấn hành tại Gutenberg
|
1453
|
Quân
Thổ Nhĩ Kỳ chiếm Constantinople
|
1517
|
Luther
công bố 95 đề án tại Witenberg
|
1540
|
Thành
lập dòng Chúa Giêsu (dòng Tên)
|
1545
|
Bắt
đầu công đồng Trente (1545-1563)
|
1562
|
Chiến
tranh tôn giáo bùng nổ tại Pháp
|
1596
|
Hiệp
ước Brest, thành lập giáo hội Ukraine (giáo hội quy nhất)
|
1685
|
Bãi bỏ
Sắc lệnh Nantes
|
1789
|
Cách
mạng Pháp, tịch thu các tài sản của Giáo Hội
|
1791
|
Tại
Pháp, tin lành được quyền bình đẳng với công giáo
|
1801
|
Hòa
ước giữa Napoléon Bonaparte và Tòa Thánh
|
1840
|
Phái
bộ Livingstone sang Nam Phi châu
|
1840
|
Phái
bộ Livingstone sang Nam Phi châu
|
1869
|
Công
đồng Vatican I
|
1905
|
Nhà
nước Pháp tách rời Giáo Hội – Thành lập Liên hiệp Tin lành Pháp.
|
1840
|
Phái
bộ Livingstone sang Nam Phi châu
|
1869
|
Công
đồng Vatican I
|
1905
|
Nhà
nước Pháp tách rời Giáo Hội – Thành lập Liên hiệp Tin lành Pháp.
|
1939
|
Tấn
phong giám mục tiên khởi của Phi châu
|
1962
|
Công
đồng Vatican II (1962-1965)
|
1964
|
Gặp gỡ
giữa ĐGH Phaolô VI và Đức Thượng Phụ Athénagoras (Constantinople)
|
1978
|
Tấn
phong ĐGH Gioan Phaolô II
|
1992
|
Giáo hội
Anh giáo chấp nhận phong giám mục nữ giới.
|
2006
|
Tấn
phong ĐGH Biển Đức XVI
|
|
|
2. Sức bành trướng của Kitô giáo
. Thế kỷ đầu tiên: Nhờ thánh Phaolô, một người Do Thái trở lại đã đi rao giảng Tin Mừng khắp miền Tiểu Á, Macédoine và Hy Lạp. Sứ điệp của Chúa Giêsu được loan truyền khắp đế quốc Roma. Thánh Phaolô đã thực hiện 4 'chuyến du hành truyền giáo', từ năm 45 đến 62 là năm ngài được phúc tử đạo. Đồng thời Tin Mừng được bén rễ tại Syrie và Arabie. Kitô giáo bắt đầu tách ra khỏi Do Thái giáo là nôi nguyên thủy. Trong thế kỷ đầu, những cộng đồng kitô hữu chính yếu: Jerusalem, Césarée, Tyr, Sion, Antioche, Tarse, Lystra, Hiérapolis, Éphèse, Athènes, Corinthe, Thessalonique, Philippe, Troas, Cyrène, Alexandrie, Rome…
. Ly giáo Đông phương (1059): Trong những thế kỷ đầu, Kitô giáo có nhiều chia rẽ mỗi ngày thêm trầm trọng. Ly giáo Đông phương năm 1054 tách rời Constantinople khỏi Roma. Sự đoạn tuyệt này thành dứt khoát bởi việc Nghĩa binh Thánh giá vây hãm thành Constantinople năm 1204 . Sự đoạn tuyệt này kéo dài tới năm 1964 với cuộc gặp gỡ lịch sử giữa Đức Giáo Hoàng Phaolô VI với Đức Thượng Phụ Athenagoras.
. Các giáo hội Tin Lành tách rời Giáo Hội: Ngay đầu thế kỷ XVI, Giáo Hội Công Giáo bị chỉ trích về nhiều khía cạnh. Năm 1517, một tu sĩ Đức, Martin Luther đã phổ biến 95 luận đề để tố cáo những sai trái của Roma. Ông bị vạ tuyệt thông năm 1521. Ông phiên dịch Thánh Kinh và mở chiến dịch canh tân. Một trong những đồ đệ trung kiên của Luther là Calvin, người Pháp. Những người Pháp theo phong trào cải cách Luther-Calvin mỗi ngày một đông họ chứng kiến cuộc chiến tranh tôn giáo suốt 30 năm trường, mà biến cố đau thương nhất là cuộc tàn sát đêm lễ thánh Barthélémy. Sau ly giáo Chính Thống (1054), cuối thế kỷ XVI Giáo Hội Công Giáo còn bị thu nhỏ lại bởi sự tách rời của những nước theo Tin Lành hay Phong trào Cải Cách: Các nước tin lành Luther mạnh thế: Nước Đức (Sainte Empire), Thụy Điển, Đan Mạch, Nã Uy. Các nơi tin lành Calvin đông đảo: Thuỵ Sĩ, Ecosse (Anh), Courlande, Hòa Lan. Các nước tin lành Anh đa số: Anh, Bắc Ái Nhĩ Lan (Belfast).
3. Sự mở rộng của Kitô giáo trong hai thế kỷ XVII và XVIII.
. Mở rộng qua Phi châu: Sau khi đế quốc Bồ Đào Nha bị sụp đổ vào thế kỷ XVII, chỉ còn một số nhỏ kitô hữu phi châu sống sót. Qua thế kỷ XVIII, các thừa sai tìm cách chinh phục lại các phần đất đã mất bằng cách chiêu hồi các vua trở lại đạo. Nhưng không có kết quả. Phải đợi tới cuối thế kỷ XIX Kitô giáo mới thâm nhập được vào Phi châu.
. Mở rộng qua Mỹ châu: Tại Tân Thế Giới (Terre-Neuve), năm 1534, Jacques Cartier đã cắm những cây Thánh Giá đầu tiên trên lục địa Bắc Mỹ. Một trăm năm sau, những người công giáo Anh lập tiểu bang Maryland. Những nhà thuộc địa Âu châu cập bến, dân tin lành mỗi ngày thêm đông, nhất là 'những người muốn đi tìm môi trường để được 'sống tự do lương tâm' cách thoải mái. Các 'Sư huynh hành hương' cập bến Plymouth, người Thanh giáo (puritains) đến Boston, Tin lành anh giáo tới Virginie và Caroline…
. Mở rộng qua Á châu: Ngay từ 1549, thánh Phanxicô Xaviê, dòng Tên, đã mở đường cho đạo công giáo lan qua Viễn Đông. Ngày nay nhiều kitô hữu thuộc châu lục này lại đi truyền giáo khắp nơi. Các dòng tu công giáo Phi Luật Tân, những 'chiến sĩ phong trào Evangéliques Nam Triều Tiên'. Vụ bắt làm con tin tại Afghanistan mùa hè 2007 là một tang chứng.
D. ĐẠO CÔNG GIÁO DỒN VỀ PHÍA NAM
1. tình trạng trái ngược.
'Tại Việt Nam thánh lễ công giáo đầy ních thánh đường, các chủng viện không có chỗ dung nạp các chủng sinh', nhận xét của ký giả Jean-Claude Guillebaud, nói lên tình trạng chung của Kitô giáo vào tháng 9 năm 2010, cho chúng ta một ý niệm trái ngược hiện nay ngay giữa lòng giáo hội công giáo đã được toàn cầu hóa, khi chúng ta đối chiếu với sự sút kém trầm trọng về ơn gọi linh mục tại các nước như Pháp và Bỉ. Cả khi chính quyền cộng sản Việt Nam 'hạn chế nhỏ giọt' (numerus clausus) khiến hàng ngàn chủng sinh phải nhẫn nại đợi ngày chịu chức.
Theo con số của Niên Giám Tòa Thánh phổ biến năm 2011, người công giáo á châu còn là thiểu số với 10,7% dân số châu lục chiếm 60% dân số thế giới, nhưng số người công giáo đã tăng lên 15 điểm trong 10 năm vừa qua. Trái lại tại Âu châu số người công giáo mỗi ngày một 'hao mòn'. Thực tế, năm 1985 Âu châu chiếm 1/3 số người công giáo trên thế giới, ngày nay chỉ còn 24% thôi. Nghĩa là chỉ còn 1/4 trên tổng số người công giáo toàn cầu. Ngược lại, theo thông tấn xã Fides, quãng 40% dân Âu châu muốn 'nối kết lại' với đạo công giáo. Theo hãng thăm dò Ifsop-La Croix, 2009) chỉ có 4,5% người Pháp đi lễ đều đặn mỗi chủ nhật, tức 3.000.000 người. Như vậy còn ít hơn người hồi giáo giữ ramadan. Tuy nhiên, theo nhiều cuộc thăm dò, hiện có từ 50-60% người Pháp (tức 30-40 triệu), tự đồng hóa mình gần hay xa với đạo công giáo.
2. Sức năng động của Phi châu.
Theo báo cáo của Hội đồng Tôn giáo quốc gia năm 2010, Hoa Kỳ có 68 triệu dân là công giáo, tức 22% dân số. Nhiều dân di cư từ Nam Mỹ la tinh đến làm tăng con số và buộc các giáo phận phải làm mục vụ song ngữ anh-tây ban nha. Giáo Hội Công Giáo Nam Mỹ đang bị soi mòn vì các phong trào Evangéliques và Pentecostiques. Brésil là nước đông dân công giáo, trước năm 1980 chiếm 90% dân số, ngày nay chỉ còn 68%.
Phi châu là châu lục tăng triển giáo dân nhiều nhất: trong quãng từ 1999 đến 2008, số người công giáo tăng lên tới 33%. Trước hoàn cảnh này, đức giáo hoàng đã tổ chức tại Roma một công nghị đặc biệt về Phi châu năm 2008. Ngài đã đến thăm mục vụ, Cameroun năm 2009 và sẽ đến Bénin vào mùa thu 2011.
Trọng tâm của Giáo Hội Công Giáo đã di từ bắc về nam quả là một 'di chuyển lịch sử'. Trong thập niên 1960, thời công đồng Vatican II, dân công giáo còn thắng thế tại Âu châu và những nhà thần học công giáo nổi bật là dân Đức (Ratzinger, Kung, Rahner, Balthsar) và dân Pháp (Congar, Chenu, Lubac). Lập trường hướng dẫn của Giáo Hội Công Giáo đã dần dần biến mất. Tại Phi châu và tại Á châu Giáo Hội đang mất ảnh hưởng bởi những đợt sóng 'tân tin lành' (vagues néoprotestantes) và hồi giáo.
Trong bối cảnh cạnh tranh mạnh mẽ này, người công giáo, từ giáo dân tới giáo sĩ, có nguy cơ mất ảnh hưởng trong việc đối thoại liên tôn hay sinh hoạt đại kết. Trong nhiều nước, sự đụng chạm với hồi giáo cực đoan thật chua cay, như tại Pakistan. Năm 2010 là thời điểm đẫm máu tại Irak. Tại Aicập, cộng đồng kitô giáo Copte chịu cuộc tàn sát đầu năm 2011. Tháng 02.2011, Liên Hội Đồng Giám Mục Âu Châu đã lên tiếng chống lại những vụ tấn công các kitô hữu và nơi thờ phượng của họ.
Tuy nhiên, cấu trúc hàng giáo phẩm phản chiếu rất ít ỏi về sự chuyển biến quốc tế này. Lý do: Âu châu chỉ có 1/4 dân công giáo, nhưng lại giữ 1/2 số hồng y (trên 120 vị) có quyền bỏ phiếu, đang khi Á châu và Phi châu lại không đủ túc số đại diện (sous-représentées) trong hồng y đoàn. Chúng ta thử đối chiếu:
Châu lục
|
Số giáo dân (2010)
|
Số
hồng y bầu phiếu (2011)
|
Âu
châu
|
283.000.000
|
59
|
Mỹ
châu
|
576.000.000
|
35
|
Á châu
|
124.000.000
|
9
|
Phi
châu
|
173.000.000
|
12
|
Úc
châu
|
9.000.000
|
1
|
Người công giáo trong các thập niên tới:
1. Kể từ 2007 đến 2025: Mỹ châu la tinh và Caraibes: 42% - Âu châu: 24% - Phi châu: 13% - Á châu: 12% - Bắc Mỹ châu : 8% - Úc châu: 1%.
2. Kể từ 2025 đến 2050: Mỹ châu latinh và Caraibes: 42% - Âu châu: 20% - Phi châu: 16% - Á châu: 13% - Bắc Mỹ châu: 8% - Úc châu: 1%.
3. Kể từ 23050 đến… : Mỹ châu latinh: 41% - Phi châu: 16% - Âu châu: 16% - Á châu: 13% - Bắc Mỹ châu: 8% - Úc châu: 1%.
E. CĂN TÍNH CHÍNH THỐNG GIÁO
1. Phân tích tổng quát
Chiến tranh liên tục và thủy triều quá khích tại Cận Đông tiếp tục xua đuổi dân kitô giáo mà chủ yếu là chính thống giáo. Bốn trên năm tòa thượng phụ của thế kỷ thứ nhất (Antioche, Constantinople, Alexandrie, và Jérusalem) tất cả thuộc đông phương, luôn bị đe dọa 'tiêu diệt'. Cảnh tiêu vong này cũng chạm đến chính thống giáo gốc byzantin hay hy lạp (tách rời khỏi Giáo Hội Công Giáo từ 1054) theo lễ nghi arménien, copte và syrien, tách rời từ công đồng Chalcédoine, năm 451. Tòa thượng phụ chính thống hy lạp ở Jérusalem chỉ có hơn vài ngàn giáo dân tại Do Thái, Lãnh thổ Palestine, Jordanie và Golfe. Theo ngôn ngữ ả rập lại dưới quyền một giáo sĩ hy lạp, nên tòa thượng phụ này luôn có những va chạm nội bộ. Tòa thượng phụ Alexandrie chỉ gồm 15 giáo phận chính thống hy lạp (khác với cộng đồng Copte đông giáo dân hơn) bên Ai cập và bên Libye. Riêng tòa thượng phụ Antioche, gồm nhiều giáo dân sinh sống tại Bắc Mỹ, Syrie, Liban và tại Irak.
Chính thống đông phương chết mòn dần theo 'truyền thống đồng cư với hồi giáo có thể là một động lực hoà bình'. Sau thảm cảnh ê chề năm 1923 (việc trao đổi dân cư giữa Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ), chính thống giáo còn lại 300.000 người chính thống hy lạp khi thiết lập nước Cộng Hòa Thổ Nhĩ Kỳ. Thế nhưng ngày nay chỉ còn lại gần 3.000. Constantinople không còn tự do để đào tạo linh mục. Các linh mục không được mặc áo 'soutane' đi ra phố thủ đô Istanbul, trừ thượng phụ Bartholomée I. Tòa thượng phụ còn kiểm soát một vài lãnh thổ hy lạp (Crète, Mont Athos, đảo Dodécanèse), nhưng đây lại là mối đầu xích mích với tòa thượng phụ lớn Athènes. Nói tắt, thượng phụ Bartholomée I ngày nay không còn dủ pháp lý để kiểm soát cộng đoàn chính thống hy lạp tha hương (diaspora) tại Mỹ châu, Úc châu và Tây âu nữa.
Tính cách toàn cầu hóa này vừa là một duyên may vừa là khuyết tật. Đánh dấu lịch sử kitô giáo, chính thống giáo đã chuyển biến về Tây phương do những đợt sóng di tản từ các nước Âu châu cộng sản, từ Cận Đông và từ Tiểu Á. Do ảnh hưởng chủ nghĩa tân thời tây phương, những cộng đoàn ở Hoa kỳ, Áo, Anh hay Pháp (có chừng 200.000) không còn nói tiếng mẹ đẻ hy lạp, nga hay ảrập nữa. Hơn thế chính thống giáo cứ ấm ức cãi nhau về quyền tài phán. Constantinople đụng độ với những tham vọng bành trướng của Moscou. Từ xa, tòa thượng phụ mạnh thế vì đông tín đồ này cứ đòi quyền lãnh đạo, chống lại quyền trọng tài (droits d'arbitrage), muốn móc nối lại những cộng đoàn ở Âu châu hay Mỹ châu đã tách khỏi tòa thượng phụ Moscou sau cách mạng 1917.
2. Cần phân biệt:
. Tòa Thượng Phụ (Patriarcat) là lãnh thổ trên đó một thượng phụ (patriarche) hay một thủ lãnh (chef) cộng đoàn thi hành thừa tác vụ của mình. Người ta phân biệt hai loại tòa thượng phụ: - Các Toà thượng phụ tông tòa (Partiarcats Apostoliques) được thiết lập năm 325; - và các Tòa thượng phụ được thành lập sau 325.
. Có 5 Tòa thượng phụ tông tòa: Roma (công giáo) – Constantinople – Alexandrie – Antioche (trụ sở của Damas) – và Jérusalem (cả bốn là chính thống).
. Các Tòa thượng phụ khác: được thiết lập tại Moscou (Nga Sô) năm 1569 rồi 1917, - Géorgie (1918), - Serbie (1920) – Roumanie (1925) – và Bulgarie (1953).
. Các Giáo hội tự chủ (Églises autocéphales): Albanie – Chypre – Grèce – Pologne – Tchécoslovaquie. Những giáo hội này không có danh hiệu 'tòa thượng phụ' nhưng độc lập.
. Các Giáo Hội tự chủ hay bán-tự chủ (Églises autonomes ou semi-autonomes) được mọi người nhìn nhận.
3. Các đan viện Mont Athos
Người ta cũng gọi là 'Cộng Hòa Đan Viện Mont Athos' (République monastique du Mont Athos) nằm trong lãnh thổ Toà Thượng Phụ Đại Kết Constantinople, được hưởng quy chế tự trị bởi Hiến Pháp Hy Lạp năm 1926. Khi Hy Lạp gia nhập Cộng Đồng Âu Châu thì nữ dân biểu Anna Karamanou muốn xin Quốc Hội Âu Châu cho Đảo Cộng Hòa (ile république) mở cửa đón cả nữ giới nữa. Nhưng không thành công. Hiện nay có 1.500 nam đan sĩ sống tại đó, trong 22 đan viện (monastères): đan viện Saint-Paul, đan viện Simon-Petra, đan viện Xenaphone, đan viện Vatopedi… Cộng hòa đan viện Mont Athos liên hệ với các tòa thượng phụ và các giáo hội chính thống tự chủ.
F. CĂN TÍNH TIN LÀNH
1. Cái nhìn tổng quát.
Ngày 31.10.1517, một tu sĩ công giáo Đức là Martin Luther dán trên cửa nhà nguyện của lâu đài Wittenberg, vùng Saxe, một tờ ghi 95 luận đề về các ân xá, khởi đầu một chiến dịch làm rung động lịch sử Kitô giáo. Sau thời gian lâu dài hoạt động trên đất Âu châu, hiện tượng tin lành đã có một thế kỷ rưỡi bành trướng quan trọng. Với con số 500.000 tín đồ, tin lành trở thành 'tấm kính vạn hoa' (kaleidoscope) ngoạn mục và phức tạp, vì sự khác biệt của các cộng đoàn hiện diện, từ nhóm nhỏ vây quanh một người tự xưng là mục sư cho đến các giáo hội kỳ cựu có hàng triệu bổn đạo, mà quan trọng nhất là giáo hội tin lành Đức quốc.
Tình trạng này là hậu qủa của việc sinh sôi dồn dập các cộng đoàn nhỏ, cứ từ cộng đoàn này tách rời cộng đoàn khác, tách rời giáo hội khác và nhân lên thành 'khối' hỗn tạp, về những đường hướng thần học khác nhau, chọn lựa phụng vụ dị biệt và những hình thái tổ chức sinh hoạt không giống nhau, không đồng đều… Thí dụ tin lành anh giáo ưa thích một phụng vụ cần kề với phụng vụ công giáo, trong khi khuynh hướng Calvin, Pentecostiste từ chối mọi lễ nghi phụng vụ. Tuy nhiên, tất cả đều chia sẻ một vài xác tín chung: Giáo hội không phải là một cấu trúc thánh thiêng (structure sacrée). Thánh Kinh là nguồn suối duy nhất huớng dẫn lương tâm. Phần rỗi chỉ lãnh nhận được nhờ đức tin (la foi seule), nghĩa là phần rỗi không phải là phần thưởng vì những công phúc đã đắc thủ. Về phương diện thực thể thì mọi người đều bình đẳng trước Thiên Chúa.
2. Khủng hoảng bởi 'muốn hiện đại hóa'.
Tại Âu châu có 110 triệu người theo tin lành. Những giáo hội lịch sử kỳ cựu, thoát thai từ giáo thuyết của Calvin, của Luther và của Anglicans, có niềm tin nội tâm. Đã lâu đời, các giáo hội này vốn tiên phong về việc chú giải thánh kinh, tinh thần đại kết, tính cách dân chủ trong sinh hoạt, trong việc tiến cử nữ giới vào các sứ vụ. Nhưng từ 20 năm nay, chính các giáo hội này lại chịu một sức phản hồi (contrecoup) của cơn khủng hoảng vì 'đường hướng hiện đại hóa' mà họ đã rập theo thái quá. Người ta nhận thấy: các giáo hội tin lành kỳ cựu đang bị xói mòn bởi 'các phong trào Évangéliques' hồ hởi tuyên tín và 'đi ngược văn hóa' (contre-culturelles), bảo thủ trong vấn đề phong hóa hay giáo lý. Người ta thấy các giáo hội tin lành đang đi theo hứng khởi của thuyết Pentecotisme gây xúc động, tạo sức mạnh, mời gọi trở lại, đề cao dấu lạ, và cương quyết khẳng định tín điều cứu chuộc của Thập Giá. Người ta nói đến một giáo hội tin lành mới (néoprotestantisme).
Hình như nửa thế kỷ sau thời Cải Cách, tin lành đã hạ sinh một loại tín hữu mới. Tại Bắc Mỹ, tin lành vẫn thắng thế với 70.000.000 giáo dân ở Hoa Kỳ nằm trong 300 tổ chức khác nhau. Những giáo hội địa phương của các giáo hội lịch sử kỳ cựu đã du nhập vào Hoa Kỳ nhờ chính sách thuộc địa của anh quốc hay nhờ những đợt di cư, hiện đang nhận thức về một cơn khủng hoảng 'muốn tân thời hóa' theo một hình thái nổi bật hơn. Nhưng thái độ chấp nhận sự biến đổi về phong hóa (như đồng tính luyến ái) đang gây nên một những căng thẳng lớn, như trường hợp tin lành anh giáo: một tình trạng ly giáo nổi lên ngay giữa lòng giáo hội.
Tại Hoa Kỳ, hiện tượng lớn hơn của tin lành là Baptisme. Hiện tượng này chủ trương phải có một đức tin đầy sức mạnh bành trướng và truyền giáo, đức tin là hình ảnh của một tín hữu 'được tái sinh' (born again), nghĩa là người tín hữu 'sống kinh nghiệm trở lại'. Hiện tượng này còn quyết liệt hơn nữa nơi tin lành Pentecostisme: đề cao tột bực cảm hứng thần linh và việc chữa lành.
3. Tin Mừng của sự phồn thịnh.
Những biến chuyển trong giáo hội tin lành anglo-saxon đang cho ra đời một giáo hội tin lành mới (néoprotestanisme) phổ biến mạnh mẽ trên khắp năm châu lục, và như muốn đứng trên giáo hội tin lành truyền thống. Giáo hội tin lành mới suy tôn việc đọc Kinh Thánh như là điều cơ bản và thực dụng, đồng thời đưa ra một phương thức kích động tình cảm và không biết đến những gốc rễ trí thức và sinh tồn của công trình Cải Cách. Các mục sư, vì bị mê hoặc bởi 'sức siêu nhiên' (le surnaturel) và 'rất khéo chiêu hàng' (forts en marketing), nên thường thuyết giảng về 'Tin Mừng phồn thịnh' (L'Evangile de la propérité), theo đó lòng tin vào Thiên Chúa sẽ được ân thưởng giàu sang và sống thoải mái ngay đời này. Vì quá xa rời việc hạ mình mầu nhiệm và đức khó nghèo của Chúa Giêsu mà Luther hết tình hâm mộ, nên các giáo hữu tân tin lành đang làm biến dạng Kitô giáo và làm cho giáo hội Roma hoảng hốt.
Tại châu Mỹ latinh đã có 65 triệu người rời bỏ giáo hội công giáo. Tại Phi châu, tân tin lành bồi dưỡng nền tảng tôn giáo địa phương (thờ kính tổ tiên, bói toán, ma thuật, trừ quỷ) và tạo nên 'hiện tượng trăm hoa đua nở' giữa những người 'sống tuyệt vọng vì nghèo đói'. Tại Á châu, hiện tượng Pentecostiste cũng đang xâm nhập mạnh mẽ (đặc biệt tại Nam Triều Tiên và các vùng Kitô giáo cổ truyền) và ùa vào cả Trung Hoa lục địa, thu hút được 10 triệu tín đồ trên 40 triệu giáo hữu kitô.
Vào năm 2017, Giáo Hội Cải Cách sẽ mừng sinh nhật nửa thế kỷ hiện hữu. Liệu những người thừa hưởng gia nghiệp có biết chống lại mọi toan tính mới mẻ này để bảo toàn ý hướng ban đầu của các vị sáng lập không: là nhấn mạnh đến đức tin và lý trí, là đề cao sự trở về nguồn của Kitô giáo, và đồng thời đón nhận chiều hướng canh tân? Người 'tinh lành mới' thì tràn đầy niềm tin tưởng vào lòng nhân ái của Thiên Chúa, bám sát việc đọc chuyên cần và ý thức Thánh Kinh Mạc Khải. (Jean Mercier).
4. Sự tiến triển của Tân Tin Lành
TL
truyền thống (Prot. traditi.)
|
20%
|
20%
|
12%
|
25%
|
42%
|
72%
|
75%
|
60%
|
TLPentecostiste&Évangélique
|
72%
|
59%
|
58%
|
50%
|
48%
|
37%
|
10%
|
9%
|
TLThánhLinh
(Ren. Charis.)
|
8%
|
21%
|
30%
|
25%
|
10%
|
15%
|
15%
|
31%
|
8 nước
có nhiều tân t.lành
|
Brésil
|
Chili
|
Guatemala
|
Kenya
|
Nigeria
|
N. phi
|
H. Kỳ
|
T.Tiên
|
( Trên đây là bài viết của ông Henri Tincq, một ký gia nổi tiếng, cộng tác viên của báo Le Monde từ 1958 đến 2008. Ông là chuyên gia sáng giá về các tôn giáo, đã được giải thưởng John-Templeton và đã hoàn thành những tác phẩm: 'Ces papes qui ont fait l'histoire (Stock, 2006), Larousse des religions (2005), Une France sans Dieu (Calman-Lévy, 2003), Les Génies du Christianisme (Plon,1999), L'Étoile et la Croix (JC Lattès, 1933), L'Église pour la démocratie (Bayard, 1991), phối hợp soạn cuốn Le Petit Larousse des Religions (2007) và tác phẩm sau cùng là cuốn Les Catholiques (Grasset, 2008)).
III. HỒI GIÁO
A. PHÂN TÍCH TỔNG QUÁT
1. Tinh thần quốc gia hơn tinh thần hồi giáo.
Thế giới hồi giáo hiện nay đang trải qua một sự thay đổi sâu đậm. Sự chia rẽ của hồi giáo chủ yếu bởi tại nền văn hóa (ả rập, ba tư, indonesie…) mỗi ngày một mất ý nghĩa. Việc đô thị hóa và làn sóng di cư đã làm choáng váng dân chúng và rung động các xã hội truyền thống. Những chính sách thuộc địa và những xung khắc chính trị nội bộ đã dẫn đến 'chủ thuyết chính trị hóa hồi giáo mà không cần quan tâm đến những sắc thái riêng biệt của địa phương'. Với chủ thuyết toàn cầu hoá, cuộc khủng hoảng văn hóa truyền thống lại tạo nên mảnh đất phì nhiêu trổ sinh các nhóm hồi giáo chính thống quá khích (fondamentalisme), đồng thời gây tổn thương cho mọi tương quan khác của tôn giáo. Vì sự bất lực hay thái độ bao dung của các giáo quyền hồi giáo truyền thống trước việc tây phương hóa, một số nhà trí thức hồi giáo có đầu óc tân tiến, kể từ năm 1920, đã tán dương việc chuyển biến hồi giáo thành ý thức hệ chính trị. Họ đã yểm trợ những phong trào chống đối vào thập niên 1970-1980 mà tột đỉnh là cách mạng hồi giáo Iran năm 1979. Họ nghĩ rằng muốn hồi giáo hóa xã hội, cần thiết phục hưng các nuớc hồi giáo chứ không nguyên phục hưng việc áp dụng luật hồi giáo (charia). Người ta tuyển mộ những nhà trí thức và các chuyên viên kinh tế (technocrates), chứ không cần đến những nhà thông thạo luật pháp hay thần học hồi giáo (oulemas) theo truyền thống. Họ đề cập đến các vấn đề đương thời (như quy chế nữ giới, giáo dục, nghèo đói, kỹ thuật, ma tuý) mà không tìm kiếm những quan điểm (paradigmes) pháp lý trong charia. Người ta liệt kê các cuộc cách mạng hồi giáo Iran, cách mạng Thổ Nhĩ Kỳ đưa đảng AK lên nắm chính quyền, các đảng Jamãat Islami tại Pakistan, Épigone ở Afghanistan, Frères Musulmans ở Ai cập, Fils ở Algérie, le Hezbollah ở Liban, Pas ở Malésie, Hamas ở Palestine, đảng Islah ở Yémien, mặt trận hồi giáo ở Soudan, đảng Nahda ở Tunisien, đảng Phục Hưng Hồi giáo Tadjit… Mặc dầu có nhiều điểm dị biệt, tất cả có chung một mục tiêu: hồi giáo hóa xã hội cụ thể chứ không phải là cộng đồng hồi giáo nói chung (oumma), bắt đầu từ việc nắm chính quyền. Nhưng quan điểm hồi giáo này đã không bao giờ vượt được những thế lực đối lập trong một quốc gia, nhiều khi còn làm cho tình thế nhiêu khê hơn. Tỉ dụ, cách mạng hồi giáo Iran tự chống lại mình, chống lại hệ phái thủ cựu quá khích (wahhabis) ở Saoudite, và các đảng quốc gia ả rập thế tục. Những căng thẳng giữa hồi giáo chiite và hồi giáo sunnite đã trở nên trầm trọng bởi việc hoa kỳ can thiệp quân sự vào Irak, đến độ hiện nay không có hy vọng giao hòa lại. Các phong trào hồi giáo dần dần đăng ký vào khuôn khổ quốc gia, hầu thành các đảng chính trị quốc gia. Từ nay người ta có thể nói 'đó là thuyết hồi giáo quốc gia' (islamonationalisme). Hamas của Palesine là một phong trào quốc gia hơn là hồi giáo, cũng vậy, cách mạng hồi giáo Iran theo duổi ưu tiên các mục tiêu quốc gia (tìm cách kiểm soát vịnh Ba Tư).
2. Phong trào 'Tân chính thống hồi giáo'.
Phong trào 'tân chính thống hồi giáo' (Néofondamentalistes) cũng tựa trên một nền tảng là trở về hồi giáo mà họ coi như một cơ sở duy nhất để bênh vực và bảo toàn tính cách thuần chất hồi giáo, chống lại việc tây phương hóa hồi giáo ở khắp nơi. Nếu trong một quốc gia như Arbie Saoudite hay Iran, việc mang khăn choàng là chuyện bó buộc bởi thể chế tôn giáo, thì ngay cuối thế kỷ XX, nó đã được phổ biến trong nhiều nước, mặc dầu không áp chế, như ở Ai cập, Jordanie, Liban, Syrie, hay cả khi bị dèm pha như ở Turkie, Tunisie và… Pháp. Việc phát triển một nếp sống đạo có vẻ phô trương (ostensible) đã xuất hiện từ thế hệ thứ hai của những người hồi giáo di cư sang Tây phương, cũng nằm trong chủ trương của phong trào tân chính thống hồi giáo này. Nhưng kể từ năm 1980 và từ chiến tranh Afghanistan, các phong trào hồi giáo bị tràn ngập bởi những nhóm nhỏ hồi giáo cực đoan. Những nhóm này từ chối mọi hòa giải chính trị, chủ trương thánh chiến (djihad) và hoạt động tầm mức quốc tế theo kiểu Al-Qaida.
Các nhóm 'hồi giáo chính trị' (islam politique), dung hòa hay quá khích, đều tận dụng chủ trương 'tái hồi giáo hóa những xã hội hồi giáo', rõ rệt nhất là từ năm 1970. Việc tái hồi giáo hóa cũng là đường lối của những phong trào thuần túy tôn giáo. Chắc chắn họ có ảnh hưởng sâu xa hơn là ảnh hưởng của các đảng chính trị. Mục đích của họ không phải để thiết lập một nước hồi giáo trong một quốc gia, nhưng để nói với thế giới hồi giáo rằng nơi họ sinh sống, họ vẫn sống đạo một cách nghiêm chỉnh. Hai nhóm quan trọng nhất hiện nay là nhóm 'salafiste', thoát thai từ nhóm 'wahhabisme' ở Arabie Saoudite, và nhóm 'Jama'at ut-Tbligh' thành hình ở Ấn Độ năm 1920. Các phong trào thuần túy tôn giáo chia sẻ một số điểm chung: họ hoàn toàn thù nghịch với văn hóa tây phương cũng như văn hóa của các xã hội hồi giáo truyền thống mà họ cho rằng đã bị ảnh hưởng nhiều bởi những văn hóa khác (Ấn giáo, Kitô giáo) hay còn giữ những những ảnh hưởng tiền hồi giáo (préislamique) như nhóm Maraboutisme bên Bắc Phi. Họ chủ trương một hồi giáo phi văn hóa (déculturé) và trở về với những quy luật rõ ràng. Họ chiêu mộ những người di cư thuộc mọi tầng lớp, sống trong các xã hội đang thay đổi, đặc biệt những người trẻ đang tìm kiếm một 'hồi giáo khác với hồi giáo của cha mẹ họ'.
Những phong trào này thích ứng dễ dàng với chủ trương toàn cầu hóa, bởi vì họ chiếu cố đến những tín đồ không ưa thích nền văn hóa hồi giáo cổ truyên. Họ cũng xử dụng mọi kỹ thuật tân tiến. Ở đây hồi giáo không còn bị coi như một lãnh thổ phải bảo vệ ranh giới nữa, nhưng như một cộng đồng hoàn vũ. Phong trào tân chính thống hồi giáo có ảnh hưởng lớn lao trên những người trẻ phi văn hóa (jeunes déculturés). Phong trào này được nhiều nước ủng hộ (như Arabie Saoudite) và nhiều tổ chức yểm trợ (như Liên minh hồi giáo thế giới). Tuy nhiên phong trào không thể đáp ứng được hết những đòi hỏi tôn giáo mà đôi khi quá nhiều và quá hỗn tạp.
3. Còn nhiều nhóm hồi giáo khác.
Ngoài phong trào 'tân chính thống hồi giáo', còn những nhóm hồi giáo khác đang phát triển và thích ứng với chủ trương toàn cầu hóa. Thí dụ nhóm soufisme, thù địch của phong trào tân chính thống hồi giáo. Các nhóm truyền thống giữa dân di cư tại các nước Âu châu, thường đồng hành với những người mới di cư tới, và thu hút được nhiều người Âu châu 'đi tìm đời sống thiêng liêng' trở lại hồi giáo. Thêm vào đó là nhóm Tijaniỳa gốc Sénégale, hoạt động giữa những người đen tại Hoa Kỳ; nhóm Bouchichiya từ Maroc du nhập vào Pháp và thu hút nhiều người Pháp trở lại; và nhóm Fethoullah Gulen gốc Thổ Nhĩ Kỳ đông đảo giữa di dân tại Đức.
4. Thái độ người trẻ hồi giáo.
Nhiều người trẻ thuộc thế hệ di dân thứ hai sống tại Tây phương trở lại hồi giáo. Sống trong xã hội tiêu thụ của Âu châu, những người trẻ hồi giáo không chấp nhận lối giảng dạy của các vị chức sắc (imams) theo truyền thống. Họ đi tìm một nếp sống đạo cá nhân hơn, thích hợp hơn với những thay đổi trong xã hội hiện đại (không lệ thuộc nhiều vào quyền cha mẹ, tự do trong đời sống lứa đôi, sinh con ít hơn, nữ giới đi làm việc…). Các thanh nữ hồi giáo muốn đi học hay đi làm mà có thể vẫn mang khăn trùm, nhưng không muốn duy trì đời sống người mẹ trong gia đình cổ truyền. Cách chung, đa số người trẻ hồi giáo dễ thích ứng vào xã hội thế tục. Vì thế không một đảng chính trị nào có thể 'độc quyền' hồi giáo. Tính cách dị biệt trong việc thực hành đạo dẫn đến tính cách dị biệt trong chiều hướng chính trị. Ngày nay không còn mâu thuẫn giữa việc trở về hồi giáo và đời sống chính trị dân chủ nữa. Cả hai được nhìn nhận như cách diễn đạt quyền tự do cá nhân.
B. PHÂN PHỐI HỒI GIÁO
1. Á châu đông dân hồi giáo, nhưng dấu ấn hồi giáo lại ở Trung Đông.
Trái lại với ý nghĩ thông thường, đa số tín đồ hồi giáo không ở Trung Đông, nhưng ở Á châu. Trên thế giới hiện nay có hơn một tỷ tín đồ thì hai phần ba sống trên lục địa Á châu. Chỉ bốn nước tập trung lại đã hơn một nửa tổng số tín đồ hồi giáo. Indonésie là nước hồi giáo đông đảo nhất thế giới, tiếp đến là Pakistan, Ấn Độ và Bangladesh. Còn bốn nuớc hồi giáo đông đảo khác thì hai nước ở Trung Đông là Iran và Turkie, hai nước thuộc Phi châu là Ai Cập và Nigeria.
Nếu người ta quan tâm đến hoàn cảnh lịch sử và đến ảnh hưởng của hồi giáo trong các xã hội, thì trung tâm quan trọng của hồi giáo lại nằm ở Trung Đông, bởi vì Trung Đông có những nước đã mang dấu ấn thật sâu đậm và kỳ cựu của hồi giáo (gần 100% tại Thổ Nhĩ Kỳ và Iran) rồi đến Phi châu (50% tại Nigeria).Ngày nay gần 1/3 dân Phi Châu tôn kính tiên tri Mahomet: 46% dân ở miền Tây Phi, 30% ở miền Đông Phi, và 1-2% tại Trung Phi. Tại Mỹ châu hầu như vắng bóng tín đồ của Mahomet, ngoại trừ ở Hoa kỳ có 4.000.000 người hồi giáo. Họ sống đạo nghiêm túc và thoải mái cho dù họ 'mắc quai' vì những vụ khủng bố ngày 11.09.2001. Trên năm lục địa, ngày nay phải kể thêm lục địa thứ sáu là 'lục địa mạng lưới' (continent d'internet). Các phong trào chính thống hồi giáo tận dụng phương tiện truyền thông để phổ biến giáo thuyết, đồng thời giúp dân hồi giáo công khai hóa một đức tin cởi mở và bao dung, đi đến với mọi tầng lớp xã hội.
2. Phân phối dân hồi giáo:
. Những nước có trên 100 triệu: Indonesie, Pakistan, Ấn Độ, Bangledesh.
. Những nước có trên 50 triệu: Nigeria, Turquie, Egypte, Ira
. Những nước có trên 25 triệu: Maroc, Algérie, Soudan, Éthiopie, Arabie Saoudite, Iran, Chine, Ouzbékistan, Afghanistan, Russie, SyrieDjibouti, Malaisie, Tunisie, Irak
. Nước có trên 10 triệu: Serbie, Ukraine, Kazarkhstan, Philippines, Ougana, Mali, Syris, Mozambique, Somalie, Ghana, Tadjikistan, Bénin…
. Riêng tại Hoa Kỳ chỉ có 4 triệu dân hồi giáo và tập trung ở những tiểu bang: San Diego, Chicago, New York, Philadelphie, Washington, Houston, Atlanta và Dallas.
C. SỰ BÀNH TRƯỚNG LỊCH SỬ CỦA HỒI GIÁO
1. Chinh phục chớp nhoáng.
Ông Mahomet chạy rảo khắp nước Arabie Saoudite và khám phá ra những người theo tôn giáo độc thần Kitô giáo và Do Thái giáo. Năm 610, ông nhận được những mạc khải thần linh đầu tiên trong một cái động tại La Mecque. Từ đó ông giữ thói quen mỗi năm dến 'cấm phòng' ở đó một lần. Một thế kỷ sau, hồi giáo làm chủ thành Séville ở Kaboul.
2. Bành trướng qua Á châu.
Những thương gia hồi giáo đã đi lại các ven biển Á châu ngay từ thế kỷ VII, nhưng phải đợi năm thế kỷ sau hồi giáo mới vững chân ở Ấn Độ và các đảo của Indonésie. Cuối thế kỷ XIII, ông Marco Polo cho biết các vương quốc Javanais đã trở lại hồi giáo. Ngày nay Indonésie là nước đông dân hồi giáo nhất thế giới với 140 triệu.
3. Bành trướng của đế quốc Ottoman.
Trong một đế quốc byzantin bị suy yếu bởi chiến tranh dài cả thế kỷ với các nước vùng Ba Tư, người ta truyền bá một tôn giáo mới mạnh mẽ đến độ có thể thiết lập triều đại của các Ottomans tại Anatolie, năm 1281. Triều đại trẻ trung này thiết lập một nền hành chánh quân sự và tôn giáo dưới quyền giám hộ của vua Thổ Nhĩ Kỳ. Một thế kỷ sau, Đế quốc mở rộng ra từ sông Euphrate đến sông Danube.
. 1512: Ottoman chinh phục và cai trị nước Thổ Nhĩ Kỳ. Thủ đô của đế quốc : Brousse (1326-1365), Andrinople (1361-1453), Istanbul (1453-1923).
. 1512-1520: Dưới thời Selim I, Ottoman chinh phục và cai trị: Algérie, Ai Cập, Liban, Palestine, Syrie, Jordanie, Arabie Saoudite.
. 1520-1566: Dưới thời Soliman le Magnifique I, Ottoman chinh phục và cai trị: Irak, Arménie, Iran, Afghanistan, Turmenistan, Ouzbekistan, Tunisie, Lybie
. 1566-1683: Ottoman chinh phục và cai trị: Ukraine (Kiev).
4. Hồi giáo dưới quyền bảo hộ và chế độ thuộc địa của Tây phương từ 1914.
Năm 1571 chiến thuyền Lepante (mạn đông dịa trung hải) bị đánh tan bởi chiến thuyền kitô giáo, đã báo hiệu sự suy thoái của đế quốc Ottoman. Ảnh hưởng chính trị và sức mạnh quân sự của đế quốc xuống dần cho đến cuộc chiến thắng chung kết của liên quân Âu châu 1914-1918, đế quốc Ottoman chỉ còn thu vào một quốc gia thế tục non trẻ là Thổ Nhĩ Kỳ hiện nay. Tuy nhiên chế độ bảo hộ của Anh và Pháp tại Trung Đông (Palestine, Syrie và Liban) không ảnh hưởng gì đến việc thực hành tôn giáo. Chế độ bảo hộ hay thuộc địa trên thế giới được phân phối giữa các nước Âu châu như sau:
. Đế quốc Ottoman chỉ còn thu nhỏ lại: nước Thổ Nhĩ Kỳ hiện nay.
. Các nước thuộc quyền của Pháp: Maroc, Algérie, Tunisie, Gambie, Guinée, Madagascar và Đông Dương (Việt-Miên-Lào).
. Các nước thuộc quyền của Anh: Ấn Độ, Áo, Ai Cập, Soudan, Kenya, Nam Phi, Birman, Nigeria, Togo, Singapour.
. Các nước thuộc quyền của Ý: Lybie, Somalie.
. Các nước thuộc quyền của Đức: Sud-Ouest Africain Allemagne, Cameroun, Tanganyka.
. Các nước thuộc quyền của Hòa Lan: Indes Néerlandaises.
. Các nước thuộc quyền của Bồ Đào Nha: Angola, Mozambique.
. Các nước thuộc quyền của Tây Ban Nha: Rio de Oro
. Nước thuộc quyền của Bỉ: Congo.
5. Những ngành hồi giáo.
Ngay khi tiên tri Mahomet vừa tạ thế, năm 632, người hồi giáo đã chia ra ba ngành chính : Ngành Chiites, là những người theo Ali, anh em họ và con rể của Mahomet, ước mong chọn người kế vị ngay trong gia đình của Mahomet; - Ngành Sunnites, những người ủng hộ ông Abou Bakr, người bạn thân tín của Mahomet, muốn chọn một người có thế giá và đạo hạnh (le sunna). Họ đã dùng kiểu 'đấu giao' (armes à la main) để giải quyết vấn đề dị biệt. Trong trận đấu, Ali đã bị một số đồng bạn ám sát, vì đã chấp nhận giao hòa với đối phương. Những người gây hấn này mang tên là Kharijites. Ngày nay, ngành Sunnites chiếm 90% , Chiites chiếm 10%và Kharijites chiếm 1%. Người ta thường nhận định :
. Ngành hồi giáo Sunnites theo đường lối chính trị mềm dẻo và thực tế. Có bốn trường tư pháp: Hai trường hanafites và chaféites tuyển mộ những người hồi giáo không phải là Ả rập. Trường Malékite đặc biệt phát triển bên Phi châu. Trường Hanbalites chủ yếu ở Arabie Saoudite, theo khuynh hướng bảo thủ (wahhbisme).
. Ngành Chiites chủ trường đường hướng bí nhiệm và ít thực tế. Các thần học gia của họ ưa giải thích các ẩn nghĩa của các câu trong sách Coran. Ngành này hiện hữu nhiều ở Pakistan, Inde, Syrie, Yémen, Turquie.
. Ngành hồi giáo Kharidjistes, tuy rất thiểu số, nhưng chủ trương một đạo lý nghiêm khắc, lên án mọi hình thức xa hoa, hiện hữu nhiều ở Algérie, Tunisie, Mozambique.
6. Hành hương La Mecque:
. Cột trụ thứ năm: Mỗi hồi giáo có bổn phận phải hành hương La Mecque ít ra một lần trong đời sống, nếu họ có sức khỏe và khả năng tài chánh. Vì đây là cột trụ thứ năm của hồi giáo (Tuyên xưng đức tin, cầu nguyện theo lễ điển, giữ chay ramadan, làm phúc bố thí, hành hương la Mecque ). Tột điểm của cuộc hành hương là 'xếp hàng đi viếng trước hòn đá đen (kaba) được coi là 'cơ sở nồng cốt của thế giới này ngay từ đầu'.
. Số lượng hành hương gia tăng:
1935
|
50.000
|
1990
|
720.000
(Khủng hơảng Vịnh Batư)
|
1950
|
100.000
|
1992
|
993.000
(sau chiến tranh VịnhBatư)
|
1969
|
400.000
|
2001
|
1.834.000
(biến cố 11.09)
|
1974
|
918.000
|
2004
|
+
2.000.000
|
1981
|
1.377.000
(chiến tranh Iran&Irak)
|
2008
|
-
3.500.000
|
1988
|
775.000
(hết chiếntranh Iran&Irak)
|
|
|
D. HỒI GIÁO TẠI ÂU CHÂU
1. Sự hiện diện lịch sử và lâu đời
Một thời thật lâu, các nước Âu châu không quan tâm đến sự hiện diện của người hồi giáo sinh sống trên đất của mình. Họ là những dân lao động, hiếu hòa giữ đạo của họ theo đúng khuôn khổ luật pháp mỗi quốc gia Âu châu. Ngày nay, dần dần các nhà trách nhiệm chính trị đặt lại vấn đề hồi giáo, mà theo họ, là tác nhân của nhiều vụ rối loạn trong xã hội đang lâm cơn khủng hoảng.
Nếu không kể những người hồi giáo bên Nga Sô và Thổ Nhĩ Kỳ, thì hiện nay có chừng 16 triệu người hồi giáo sống trên đất Âu châu. Đa số họ là hồi giáo sunnites, họ di cư qua sau đại chiến thứ hai và chuyên làm việc tay chân vào giữa lúc nền kinh tế âu châu phát triển. Mỗi nước âu châu đón nhận người di cư thuộc một quốc gia khác nhau: Nước Pháp đón nhận đồng bào Maghred, nước Đức tiếp đón đồng bào Thổ Nhĩ Kỳ, nước Anh tiếp nhận đồng bào Pakistan và Ấn Độ.
Việc mở rộng Cộng Đồng Âu Châu đã cho phép nối kết lại một hồi giáo âu châu lâu đời đã năm thế kỷ. Trong các nước vùng Balkans, người dân đã sống dưới quyền bảo hộ của đế quốc Ottoman cho tới đầu thế kỷ XX. Một trên năm người dân theo hồi giáo sunnites với tinh thần mềm dẻo của lễ điển hanafite, cho phép ăn thịt heo và uống rượu,
2. Những nguyên nhân làm co rút đường lối chính trị đối với hồi giáo
Vụ khủng bố hãi hùng 11. 09. 2001 tại Hoa Kỳ, rồi những vụ khủng bố khác tại Âu châu đã co rút đường lối chính trị của các chính phủ Âu châu. Mặc dầu nổi tiếng lâu đời về đường lối chính trị cởi mở, các nước Âu châu phải nhất trí về một chính trị chung thật nghiêm khắc. Vụ nổ bom tại Luân Đôn năm 2005 đã khiến chính phủ Tony Blair và những vị kế tiếp phải xét lại 'chính trị đa văn hóa' của nước Anh. Theo thủ tướng David Cameron, 'chủ thuyết Quốc gia đa văn hóa tại Anh quốc đã đóng góp trực tiếp vào việc tuyên truyền của hồi giáo quá khích'.
Dân Hòa Lan đã chọn năm 1980 làm 'năm ngôn ngữ và văn hóa riêng', nhưng vụ nhà làm phim Theo Van Gogh bị ám sát bởi một người trẻ cuồng tín gốc Maroc năm 2004 và phát hiện mộ ổ quân khủng bố, nhóm Hofstad tại La Haye năm 2006, đã buộc chính phủ thay đổi lập trường. Và từ những biến cố đó, chính phủ Hòa Lan quyết định ra những quy luật cứng rắn về dân di cư và đặc biệt phải trắc nghiệm họ về khả năng ngôn ngữ và văn hóa. Ngay nước Thụy Sĩ trung lập cũng đã bỏ phiếu cấm xây 'tháp kinh' (minarets) với tỷ số 57,5% ngày 26. 11. 2009. Còn Đức, bà thủ tướng Angela Merkel đã tuyên bố ngày 16. 10. 2010 rằng: 'mẫu hình đa văn hóa của Đức hoàn toàn thất bại'.
Càng về phía nam, nhiều quốc gia đã lâu năm sống 'an tâm' về sự hiện diện của hồi giáo, chẳng hạn tại bán đảo Tây Ban Nha, làn sóng di cư hồi giáo, mà chủ yếu là dân Maroc, đã đổ vào hơn 10 năm trước. Cho tới khi bùng nổ vụ khủng bố ở Madrid tháng 3 năm 2004, chính phủ và dân chúng Tây Ban Nha mới canh chừng cộng đoàn lâu nay được 'thả lỏng'. Đặc biệt phát hiện nhiều ổ chuyên môn tuyển quân cho Al-Qaida. Tây Ban Nha đã trở thành lãnh thổ 'tái hồi giáo hóa' giống như thời chiếm đóng vàng son của quân Ottoman. Nước Ý cũng mới ý thức rằng đã có cả triệu người hồi giáo sống trên lãnh thổ, nhất là với những chuyến tàu chở lậu dân từ các nước vùng Maghred tới. Hệ thống thế tục của Pháp đã đặt ra những điều kiện nghiêm khắc đối với việc thực hành đức tin của người hồi giáo trong những nơi công cộng. Hai bản luật đã được biểu quyết: luật về 'nhãn hiệu tôn giáo ở trường công' cấm trùm khăn trong khuôn viên trường học (15. 03. 2004) và luật cấm đội 'khăn trùm mặt' (burqa) tại những nơi công cộng.
(Bài viết trên đây dựa theo tài liệu của ông Olivier Roy, giám đốc nghiên cứu tại CNRS, chuyên gia về 'hồi giáo chính trị' (l'islam politique), giám đốc nghiên cứu tại Trường cao học về khoa học xã hội (Ehess), nhà nghiên cứu phục vụ tại các trung tâm nghiên cứu quốc tế (Ceri). Từ 2009, ông là giáo sư của học viện đại học âu châu Florence. Ông là tác giả nhiều tác phẩm: Les illusions du 11 septembre 2011 (Seuil), L'islam mondialisé (Seuil), La laicité face à l'islam (Stock), Le Croissant et le Chaos (Hachette Littératures), L'Asie centrale contamporaine (Puf)).
IV. ẤN GIÁO
1. Trở về nguồn.
Với một tỷ tín hữu, ấn giáo (hindouisme) ngày nay là một tôn giáo đứng thứ sáu trên hoàn cầu. Nước duy nhất đông đảo tín đồ là Ấn Độ, với 83% dân chúng, tức quãng 900 triệu người. Tại Népal ấn giáo là quốc giáo, đang khi tại những nước láng giềng như Pakistan, Sri Lanka, Bangdalesh, ấn giáo chỉ là thiểu số. Ấn giáo cũng có mặt ở khắp nơi trên thế giới, nhưng đông đảo hơn cả là Hoa Kỳ và Anh quốc.
Chỉ bó gọn ấn giáo vào 'tôn giáo' là sai lầm. Vì ấn giáo bao gồm một sự dị biệt khác thường về giáo thuyết, văn hóa, phụng tự và minh triết. Sự dị biệt phong phú đến độ chưa bao giờ có một quyền bính trung ương hay một cơ cấu tín lý nào có thể thống nhất lại được. Người ta có thể biện minh rằng sự sung túc này dựa trên một văn hóa tôn giáo chung đã bao thế kỷ vốn trung thành với những bản văn của các vị sáng lập: các ngài dạy phải sùng bái các thần tính cao cả (grandes divinités), tin tưởng vào thời gian chu kỷ (temps cyclique), vào kiếp luân hồi, vào việc tìm kiếm sự giải thoát cuối cùng.
Tại Ấn Độ, kinh nghiệm và tìm hiểu tôn giáo căn cứ trên một bộ văn bản cổ thời là kinh Vệ Đà (Veda), được viết ra từ thế kỷ II trước công nguyên, và cho tới ngày nay vẫn được ân cần xử dụng và chú giải. Những bản văn này suy tôn các thần tính đã tạo dựng và an bài thế giới (Dharma). Các thần tính cai trị thế giới bằng việc bội sinh sức mạnh mà các lễ điển nhân loại nuôi dưỡng và bảo trì thế giới. Tác giả của các văn bản này là các bậc đại Rhisis. Các ngài không phải là các nhân vật lịch sử, nhưng là những người đã lãnh nhận những mạc khải dưới hình thái các thị kiến, rồi sao chép lại trong ngôn ngữ tinh nhuệ là tiếng Sanskrit. Tiếng Sanskrit là 'cỗ xe có đặc quyền' (vehicule privilégié) chuyên chở các kiến thức thánh thiêng.
Một quan niệm chính yếu là quan niệm về đức Phạm Thiên (Brahmane), Hữu Thể Tuyệt Đối, được biểu hiện qua lời thần linh sáng tạo, và qua các hình thức phụng vụ kiến hiệu. Người tín đồ học hỏi và đọc kinh Vệ-đà. Và khi thấm nhuần, họ sẽ hiểu được phải cộng tác làm sao với Dharma, vào trật tự nguyên thủy và vào việc tiếp tục tạo dựng thế giới bằng hành động nghi lễ (action rituelle, rita), Đó là trách nhiệm căn bản. Mỗi cá nhân được thúc đẩy hoàn tất một số điều kiện hầu sống ngay thẳng và tinh sạch, hầu hoàn tất một nỗ lực kiên trì, đúng theo những nguyên lý vô hình (principes intangibles). Xã hội Vệ Đà được quản trị bởi một lớp các chuyên viên (spécialistes), các nhà thần học, các nhà chú giải và các nhà phụng vụ, tức là các brahmanes. Nhờ họ, các quân nhân, các thương gia và các thủ công nghệ lãnh nhận được những mạc khải và kiến thức cần thiết.
2. Thai sinh lòng mộ đạo
Từ thế kỷ VIII đến IV trước công nguyên là thời gian dài khủng hoảng về triết lý. Chính trong thời gian này tôn giáo vệ đà bị đặt nhiều vấn đề, bị biến đổi sâu đậm, và khai sinh một Ấn giáo thuần tuý (proprement dit). Những giảng sư tinh thần chạy khắp vùng Hằng giang (Gange) thuyết giảng những tư tưởng mới: Đức Phật là một trong những giảng sư ấy, cũng như giảng sư Mahavira, người sáng lập đạo Jainisme, một trường phái chị (école sœur) của phật giáo, và khắc khổ hơn thuyết khắc kỷ nhiều. Các giảng sư khác trung thành với gia sản vệ đà, họ tách xa những người theo thuyết lễ điển cực đoan và chủ trương chú giải kinh Vệ Đà theo chiều sâu. Những giáo huấn của họ được ghi chép lại trong bộ Upanishads. Những bản văn này được trình bày dưới hình thức đối thoại, chứng tỏ họ là những người đang đi tìm đường diệt khổ và chọn lựa con đường sống ngay thẳng, chuyên cần suy niệm để tạo nên sự an bình của tâm hồn. Họ thiết lập một căn tính giữa brahmane vệ đà và trung điểm của hữu thể con người mà họ gọi là âtman, 'ngã'. Từ căn tính đó họ tạo nên cơ sở bất biến của vũ trụ hiển dương. Họ muốn chứng tỏ rằng: trong cuộc nếp sống từ bỏ, họ được tự do nội tâm, họ xa tránh được những rùng rợn của dục vọng và của ham hố, và do đó, họ gắn bó với một niềm vui vững bền. Những hiền nhân này đã xây nên những linh đạo cho đến nay vẫn còn sống động tại Ấn Độ.
Một tiến trình lịch sử rộng lớn đã bừng nở từ thế kỷ IV trước công nguyên, đó là tiến trình của Bhakti, những niềm tin tưởng được kết tinh lại chung quanh một Thượng Đế tối cao mà người này gọi là Vishnou, người khác gọi là Shiva. Bhakti khẳng định: đó là một Hữu Thể trổi vượt trên mọi thần linh khác, độc lập đối với vũ trụ, trách nhiệm về sự tuần hoàn của vũ trụ và của mọi cõi thế mà Hữu Thể ấy sinh ra, nâng đỡ và hủy diệt.
Trong bối cảnh mới mẻ về tôn giáo, Bhagavad-Gita (thế kỷ IV-II trước kỷ nguyên) giữ một chỗ ngồi duy nhất. Tôn giáo mới này đã kiến tạo bản văn nền tảng cho những phụng tự lớn thời trung cổ và cho đến ngày nay người còn ta tiếp tục nghiền ngẫm và học thuộc lòng bản văn nền tảng ấy. Sức mạnh của ẩn tàng của bản văn này là biết tổng hợp và chế hóa từ những dữ kiện cổ xưa, những nghi lễ, hiến tế, tri thức, và những quan điểm mới về hành động vô vị lợi, về sự từ bỏ và về sự giải thoát khỏi vòng hiện hữu. Thực tế, giáo huấn Vishnou-Krishna, một Thượng Đế Quan Phòng cao cả, luôn bảo trì Dharma (trật tự nguyên thủy) và chấp nhận mối liên quan trực tiếp với những ai tôn thờ ngài và trao ban cho trật tự ấy một sự thánh thiêng đặc biệt.
Cũng vào thời đó, những truyền thuyết khác đã kết tinh lại chung quanh hình ảnh của Shiva và hình ảnh của đại nữ thần mà người ta gọi là Shakti, 'nghị lực'. Ngoài những đại thần tính vừa nói đến, Ấn giáo còn tôn thờ Ganesha, vị Thượng Đế 'ngụ ở đầu con voi' và làm chủ mọi hiểu biết và mọi phương án; kế tiếp là thần Râma, tức thần Vishnou được luân kiếp vương giả, thần Kumara, con trai của Shiva, biểu tượng cho tuổi trẻ trường cửu và nhiều thần khác nữa.
3. Phòng giữ sự tinh tuyền đạo lý.
Tuy nhiên những người theo khuynh hướng chính thống vệ đà, không muốn bỏ mất uy quyền đối với những hình thức phụng tự mới đôi khi phô trương thái quá. Họ đã phản ứng và nhận định lại những khía cạnh thần học, phụng vụ và cương quyết đi vào khuôn khổ, đồng thời nêu cao ý niệm đúng về Dharma (trật tự nguyên thủy). Những bài khảo luận về Vệ Đà nêu bật cơ cấu của một xã hội tôn giáo từ những khía cạnh nền tảng: Họ nhấn mạnh đến những phẩm trật giai cấp, tầm quan trọng của các nghi lễ ở mỗi thời đại, sự cần thiết phải từ bỏ ngay trong đời sống tại thế. Họ đưa ra một quy luật nghiêm khắc về những điều cấm đoán và những điều buộc giữ, mục đích để phòng giữ và tìm cho được sự tinh tuyền của nghi lễ và của đạo lý.
Những người hay những nhóm bảo thủ hẹp hòi đưa ra nhiều văn bản. Nhưng những văn bản này thường bị các 'trường phái thoát tục' (écoles de renoncants), nhất là nhóm Shivaitess, chống đối kịch liệt. Vì họ muốn bãi bỏ những quy luật đã thiết định, hầu nêu cao chủ trương 'tự do tinh thần'. Vào thế kỷ II, ấn giáo chia ra thành nhiều nhóm khác nhau với nhiều giảng sư khác nhau. Và cứ tách ra nhiều theo truyền thống mỗi địa phương. Những truyền thống miền nam Ấn, ít bị rối loạn nhờ những cuộc xâm chiếm của hồi giáo, đã sinh hoạt như 'những trường ký ức tôn giáo' (conservatoires de la mémoire religieuse). Những truyền thống miền bắc Ấn, vì liên hệ với hồi giáo, đã diễn biến theo những hình thức độc thần. Khắp nơi, tôn giáo biểu dương lòng sùng mộ đối với một thần tính quan tâm đến những đau khổ của tín đồ và được lễ tế bởi các tăng lữ sống trong nội cung đền thờ. Nhiều đền thờ trở thành địa điểm hành hương. Những ngày lễ tôn giáo, vừa nhiều vừa ngoạn mục, là dịp hội ngộ giữa các giai cấp và trao đổi thân tình giữa những 'người muốn thoát tục' (renoncants) và 'những đại nhân tinh thần' (grands spirituels): Quang tỏa nhiều trường phái dạy về sự thánh thiện (écoles de sainteté) khá đặc sắc, phổ biến một trời văn chương thần bí thật phong phú. Những giao tiếp giữa các nhà hiền triết ấn giáo với các nhà thần bí (soufis) hồi giáo rất thân tình.
Kể từ thế kỷ XIX, ấn giáo còn thay đổi nhiều hơn nhờ sự tiếp xúc, đôi khi đụng chạm, với Tây phương. Ấn giáo có căn tính và trở thành ý thức hệ nhiều hơn. Tại Bengale, những nhà đại tư tưởng tìm đọc tác phẩm của các triết gia thời đại Ánh Sáng và cố gắng cải tổ những khía cạnh cổ xưa: hệ thống các giai cấp, thân phận giới nữ, hôn phối các em vị thành niên. Đây là những điểm mà lâu nay chính tôn giáo cũng khuyến khích. Mấy thập niên sau, phản ứng lại đường lối truyền đạo của kitô giáo và hồi giáo, lớp chiến sĩ của ấn giáo được đoàn ngũ hóa và theo chiều hướng 'chính thống quá khích' và bài xích ngoại quốc. Năm 1947 Pakistan tuyên bố độc lập, tách khỏi Ấn độ, ấn giáo lại đương đầu với một thách đố lớn.
Ngày nay khuynh hướng khép mình lại trong 'căn tính Ấn giáo là của Ấn Độ' còn sôi động trong một số môi trường nặng tinh thần quốc gia, nhưng nền dân chủ ấn độ luôn trung thành với đường hướng ông Nehru để lại, đường hướng thế tục nghiêm túc và kính cẩn của toàn dân ấn độ.
4. Dân Ấn Độ gắn liền với chủ thuyết đa tôn giáo.
Chất xi măng của sự hiệp nhất nền văn minh ấn độ không phải là tư chất bộ lạc (dù dáng điệu và ngôn ngữ của người ấn miền bắc và người ấn miền nam rất khác nhau), không phải là chế độ chính trị (nước Ấn Độ được thiết lập bởi các nước thực dân âu châu), nhưng là bởi trật tự truyền thống: liên kết vào Sanathana Dharma (luật vĩnh tồn). Cho dù nguồn gốc của luật này còn phải tìm kiếm trong truyền thống của người Aryas đến từ phía Bắc. Những dân tộc làm nên truyền thống đã phát triển tinh thần gắn bó sâu xa với lãnh thổ của họ, gọi là 'Bharat Mata'. Quả là một không gian thần thiêng, được tổ chức sinh hoạt bởi nhiều địa điểm thánh. Chính trên cơ bản văn hóa này mà lớp người ấn độ ưu tuyển được tây phương hóa, đã phát triển từ những năm 1920, một ý thức hệ quốc gia trên quan điểm hindutva. Từ đây, sinh ra 'Hội Những Người Tự Nguyện Quốc Gia' (RSS). Họ quan tâm đến sự kiện: các đại giảng sư về ấn giáo chính thống, như ông Karpatri, đã lớn tiếng tố cáo khuynh hướng chống truyền thống của ý thức hệ tân thời. Ý thức hệ này, vì chỉ mải lo chính trị, đã muốn quy tụ ấn giáo thành như một giáo hội, và đối lập với viễn tượng thế tục đa nguyên ấn giáo. Luôn luôn, họ chấp nhận dị biệt tính của các cộng đoàn tôn giáo trên lãnh thổ của họ. Đảng 'Vì Dân Ấn Độ' (BJP: Bhatiya Janata Party) là hiện thân chính trị cuối cùng của ý thức hệ chiến sĩ này, đã kết thúc vào năm 1992 bằng việc phá huỷ đền Ayodhya của hồi giáo tại tỉnh Uttar Pradesh. Việc trừng trị nghiêm khắc toán quân phá đền hồi giáo đã cho phép đảng BJP coi mình là nạn nhân và được tiến cử vào chính phủ. Những người quốc gia ấn giáo bị phân hóa giữa những nhu cầu hòa giải chính trị với những lực lượng trung dung hơn và những nhóm quyết tâm áp dụng chủ trương cực đoan. Năm 2009, đảng Quốc Nghị (parti du Congrès) thắng cuộc bầu cử, và sự suy yếu của đoàn chiến sĩ BJP, đã khẳng định: 'dân ấn độ gắn bó với chủ thuyết đa tôn giáo' (multiconfessionnalisme).
Dưới ảnh hưởng mạnh mẽ của kinh tế và kỹ thuật, người ấn giáo mỗi ngày một hiện diện đông đảo trên thế giới. Báo cáo của chính phủ ấn độ cho biết: năm 2001, có trên 20 triệu dân ấn sinh sống ở 110 quốc gia thuộc năm châu, nhưng đông đảo nhất là Anh quốc và Hoa Kỳ. Điều đáng chú ý: Di dân trí thức ấn độ đa số qua Hoa Kỳ, Gia Nã Đại, Úc và Anh. Di dân ấn độ đi làm việc tay chân, đa số qua các nước dầu hỏa ở Cận Đông. Di dân ấn độ đi lập nghiệp thường đến các đảo á châu, như đảo Maurice 52% dân số và đảo Réunion 49% dân số.
*** Giai cấp quy định cho mỗi cá nhân những bổn phận và một chức vụ xã hội. Hiện có bốn giai cấp: giai cấp brahmanes (nắm quyền thiêng liêng), giai cấp kshatryias (bảo vệ và điều hành thành phố), giai cấp vaishyias (nắm quyền kinh tế), giai cấp shudras (giới thợ thuyền). Trong xã hội còn có nhiều giai cấp hạ (sous-castes). Có hai loại người đứng ngoài hệ thống giai cấp: 'Những người muốn thoát tục' (moines, renoncants) và các tiện dân (intouchables).
(Bài viết trên đây dựa theo tài liệu của bà Ysé Tardan-Masquelier, tiến sĩ Khoa Học Tôn Giáo, giảng viên đại học Paris-Sorbonne, giám đốc trường Yoga Pháp và là chủ bút tờ 'Revue Francaise Yoga'. Bà cộng tác với ông Lenoir sọan cuốn tự điển 'Encyclopédie des Religions et le Livre des Sagesses' (Bayard). Cùng với ông Jean Mouttapa, bà cũng vừa khởi sự bộ 'Planète Inde' (Albin Michel). Tác phẩm của bà 'Un milliard d'hindous. Histoire, Croyances, Mutations' đã được ấn hành bởi nhà xuất bản Albin Michel năm 2008).
V. PHẬT GIÁO
A. ĐI TÌM MÙA XUÂN MỚI
1. Phật giáo đã bén rễ sâu vào Âu châu.
Phật giáo bén rễ vào Âu châu kể từ năm 1960, trước tiên là bởi các thày dạy về thiền truyền thống (zen traditionel) rồi đến các nhà sư tây tạng tị nạn cộng sản trung hoa. Như vậy có hai trường hợp du nhập khác nhau, có hai hình thái trao truyền khác nhau, và mỗi hình thái có những đặc điểm riêng.
Trước thập niên đó, chỉ một số chuyên gia nghiên cứu về phật giáo chứ không ai mường tượng phật giáo sẽ là một tôn giáo bén rễ tại Âu Châu. Alfred Foucher, tác giả cuốn 'La vie du Bouddha' (Đời sống của đức Bút-đa) đến nay vẫn còn thế giá, năm 1949 đã viết: "Không kể mấy người quá tò mò về những kinh nghiệm ngoại lai, đạo Phật chỉ nhận được giữa chúng ta quá ít ỏi thành viên".
Việc đón nhận Phật giáo bởi một thế hệ nổi loạn chống lại bạo lực của hư vô thuyết (nihilisme) bằng cách thu nhỏ tối đa ý nghĩa của hiện sinh nhân bản và chỉ chạy theo chủ thuyết 'sản xuất và tiêu thụ', là một hiện tượng bất ngờ không dè trước. Ảnh hưởng của Chogyam Trungpa và nhất là của D.T. Suzuki, người nhật, giáo sư đại học Columbia New York, quả thật lớn lao. Nhà lịch sử nghệ thuật Arthur Danto đã nhấn mạnh rằng : khi thay đổi lịch sử nghệ thuật trong năm 1960, các nhà nghệ sĩ thời danh, đã được ông D.T. Suzuk đề cao cách này hay cách khác. Nhạc sĩ John Cage, thi sĩ Allen Ginsberg và nhiều người khác đã nhấn mạnh rằng: Phật giáo vốn không xa lạ với truyền thống đông phương, có thể đã gợi hứng cho các nhà nghệ sĩ thành lập các trường phái nghệ thuật tây phương và tự hỏi về những quan điểm xã hội của nền dân chủ tây phương nữa.
Nhờ những làn gió như vậy mà Tây Phương đã biết đến nhiều nguyên tắc của phật giáo: Sự vô thường, quan niệm đau khổ (karma), tinh thần hỗ tương (interdépendance), ý niệm phải làm việc trên tâm linh của mình trước khi biến đổi các sự vật, ý nghĩa về bản ngã (ego), quan niệm về từ bi xả hỉ… từ nay trở thành phổ thông. Nhiều tác phẩm, nhiều khoa trị liệu và nhiều bài thuyết trình tự nhiên đã nêu bật những nguyên tắc của Phật giáo. Nói tắt, không cần biết đến hay tỏ ra bề ngoài, nhiều người Tây phương đã sống như những phật tử. Nhiều người biết rõ ràng về luân hồi và về lòng từ bi xả hỉ hơn là về sự sống lại và về đức bác ái.
2. Phật giáo chịu nhiều hiểu lầm.
Tuy nhên, nếu phật giáo đem lại cho Tây phương nhiều giải đáp, thì ngày nay đang đối đầu với nhiều khó khăn hay nhiều hiểu lầm. Những người sống đạo và các giáo trưởng (maitres) của truyền thống này, là những người đầu tiên xao xuyến về những hiểu lầm. Dưới đây chúng ta thử nêu lên một vài hiểu lầm tiêu biểu.
1. Phật giáo bị đồng hóa vào sự suy niệm (méditation). Bên Đông phương, suy niệm là một đặc hữu của một nhóm người 'hiếm hoi' (rares) khát khao đời sống thiêng liêng chính thực. Đa số các phật tử đông phương không bao giờ thực hành việc suy niệm theo nghĩa trên. Nhất là ngày nay, người ta hiểu suy niệm như một hình thức 'thể dục tâm trí' (gymnastique mentale) để tìm được một chút bình tĩnh và cho đời sống ít bị suy nhược. Trong thực tế, phật giáo không phải là loại chè an thần (tisane), nhưng đúng hơn, là một con đường anh hùng (voie héroique). Suy niệm nhằm 'đi ra khỏi' mọi thói quen của nếp sống thường ngày, hầu mở rộng trái tim và thoáng đạt tinh thần.
2. Phật giáo bị coi như một con đường mời gọi diệt trừ mọi ước vọng. Không gì phi lý và vô nghĩa hơn. Phật giáo chứng tỏ một cách đơn sơ rằng việc lấy mình làm trung tâm điểm (egocentrique) hay xử dụng tha nhân như những sự vật hầu thỏa mãn bản thân mình, thì chỉ là mở lối đi vào con đường cụt, và chỉ tạo nên đau khổ mà thôi. Phật giáo không phủ nhận 'hành động' (action), nhưng phê phán sự 'náo động' (agitation) không đi vào đời sống cụ thể hiện tại. Nhiều khi người ta trình bày 'bản ngã' (ego) như một kẻ thù mà người thực hành đạo phải tiêu diệt. Nhưng, nếu người ta chấp nhận lý luận kỳ lạ này (étrange logique), thì ai là người tiêu diệt? Xin thưa là chính bản ngã. Và như vậy, chúng ta rơi vào vòng luẩn quẩn. Thực tế, phật giáo dạy chúng ta trở nên 'bạn hữu' với guồng máy bảo vệ được mệnh danh là 'bản ngã'. Phật giáo tha thiết mời gọi chúng ta nhìn nhận rằng : chiều kích đích thực của mỗi hữu thể thì rộng mở hơn nhiều những guồng máy tự kỷ mà phật giáo bị đồng hóa vào.
3. Mối tương quan của nhiều người Pháp với các lãnh tụ (gourous) Tibétains của họ lại phát sinh những 'ngây ngô chất phác' (naivetés) mà người ta cho rằng không thể chấp nhận được. Cũng giống như trong kitô giáo: những hình thức vâng lời tối mặt, không dám phê phán, lẫn lộn nhiều khía cạnh giữa chính trị và thiêng liêng… Trong phật giáo, liên hệ với giáo trưởng là một liên hệ tình thương và tin tưởng nhưng không hề là sự phục tùng ngu xuẩn và tự phụ quá đáng (narcissique).
4. Một lệnh truyền vượt quá tinh thần nhận thức và hiểu biết hầu có thể đạt tới những kinh nghiệm đích thực, lại thường bị hiểu lầm là phủ nhận tất cả những nỗ lực suy tư. Tuy nhiên phật giáo không kêu gọi chúng ta trở thành con ếch, nhưng kêu gọi chúng ta làm nảy sinh nơi chính mình sự trong sáng của trí tuệ để nhìn thấy đúng sự vật. Không thể bước đi trong những bước của đức Phật mà không biết đến giáo huấn của ngài.
3. Phật giáo phải thực sự đi vào văn hóa thời đại.
Những hiểu lầm trên đây chứng tỏ trách nhiệm của phật giáo hôm nay thật lớn lao. Không nói rằng phật giáo phải trở về với những tục lệ vốn có ở Đông phương (Orient), nhưng muốn nhấn mạnh rằng phật giáo phải cân nhắc và đi bước trước đối thoại với thời đại chúng ta hôm nay. Chính đức Dalaima đã nhìn nhận: "Phải phân biệt những giáo huấn chính yếu của đức Phật và văn hóa. Nhờ được quảng bá khắp thế giới, những giáo huấn chính yếu đã ăn rễ sâu trong các nền văn hóa khác nhau: người ta nói về phật giáo tây tạng, trung hoa, thái lan… Nhìn vào lịch sử, chúng ta thấy điều rất có thể là những giáo huấn chính yếu của đức Phật đang bám chặt vào văn hóa tây phương, nên hy vọng không lâu nữa sẽ có một phật giáo tây phương". Nước Pháp là một trong những nước phật giáo đầu tiên của Tây Phương và là tâm điểm của phật giáo âu châu. Vì người ta thấy ở Pháp có nhiều tu viện và trung tâm phật giáo, và nhiều cơ sở của hầu hết các trường phái lớn của phật giáo tây tạng. Nhiều người thuộc các nước âu châu đến đó để thụ huấn và tìm hiểu phật giáo. Tuy nhiên chúng ta còn quá xa để nghĩ đến những mô hình của một phật giáo âu châu, nghĩa là nghĩ đến việc giải đáp những thách đố mà Tây phương đang gặp phải.
Tại Hoa Kỳ tình thế không nguy kịch như vậy. Một số đại học Hoa Kỳ đã có diễn đàn (chaire) nghiên cứu phật giáo, phiên dịch các bản văn, đối chiếu với các truyền thống khác. Tại Pháp, vì con đường hẹp của chế độ thế tục nên không có một diễn đàn phật giáo nào. Người ta chỉ có thể tìm hiểu phật giáo tại tu viện hay các trung tâm riêng tư mà thôi. Không có vấn đề suy tư bình phẩm về giáo huấn của các giáo trưởng và các bản văn của truyền thống. Đó là một vấn đề lớn cắt nghĩa thế đứng nghèo nàn của phật giáo pháp so chiếu với thế đứng của phật giáo ở bên kia Đại Tây Dương. Ở đó có một phật giáo xã hội, suy tư về kinh tế, nghệ thuật, chính trị, cam kết môi trường xanh (ecologique) và rất nhiều vấn đề khác đã được bàn luận lâu dài, trong đó phật giáo thực sự giữ một vai trò quan trọng. Tại Pháp hoàn toàn không có như vậy.
Đòi hỏi về lòng từ bi vốn nằm trong phật giáo không cho phép phật giáo tự mãn về việc 'chỉ lặp lại giáo thuyết', dường như thế giới mình đang sống hôm nay cũng chính là thế giới mà người Tây Tạng và người Nhật đã sống thời xưa. Chỉ với giá này, lời của đức Phật mới có thể vọng vang đúng đắn được. Các phật tử đã đón nhận hạt giống, họ không có quyền chỉ ngồi chiêm ngắm hạt giống. Nếu họ không muốn hạt giống bị hủy diệt, họ phải tìm cho ra một mảnh đất để gieo trồng hạt giống.
B. PHẬT GIÁO TỪ TỪ PHỔ BIẾN RA NGOÀI Á CHÂU
1. Phật giáo du nhập vào Âu châu.
Từ cuối thế kỷ XX, phật giáo đã xâm nhập vào Tây phương. Dầu vậy, Á châu vẫn là cố thổ chính yếu của phật giáo. Thăng trầm gần hai ngàn năm rưỡi tại Á châu, phật giáo vừa nhận ra một sự thay đổi lớn về địa đồ là nhập bến Tây phương từ cuối thế kỷ XX. Sự nhập bến này lúc ban đầu còn dè đặt, nhưng sau thập niên 1960, đã tiến triển mau lẹ nhờ người Tây phương ham học hỏi và chân nhận giá trị của các tôn giáo đông phương, và nhất là nhờ làn sóng tị nạn đông đảo của người Á châu qua Âu châu và Mỹ châu. Ít nhất có 400 triệu phật tử trên thế giới mà đa số sinh sống tại các nước Á châu.
2. Đứng vững trước mọi đàn áp.
Sau khi bị biến mất tại nôi sinh Ấn Độ vào thế kỷ XIII vì sự xâm chiếm của người hồi giáo, phật giáo bắt đầu phục hồi lại dần dần trên mảnh đất này từ 1950, dưới ảnh hưởng của ông Bhimrao Ambedkar là người muốn dùng phật giáo để giải quyết vấn đề giai cấp (castes) tại Ấn Độ. Có chừng 4,5 triệu tiện dân (intouchables) đã trở lại trên quê hương của Đức Bouđha.
Một cách chung, các nước Đông Nam Á châu đã cầm cự anh dũng trước sức ép nghiệt ngã của chế độ thuộc địa âu châu, như nước Sri Lanka, một nước phật giáo luôn là đa số. Tại Trung Hoa lục địa, nhà nước cộng sản đã nhiều năm coi thường hay đàn áp, phật giáo vẫn được dân chúng hâm mộ. Ngay với Tây Tạng, hoàn cảnh của phật giáo thật thê thảm, những cuộc tàn sát triền miên từ 1959 bởi quân trung hoa cộng sản đã lên tới 1 triệu rưỡi, các cơ sở tôn giáo và chùa chiền bị phá hủy hầu như toàn diện, nhưng phật giáo vẫn đứng vững. Cả ngày nay, những cuộc bách hại, thanh lọc có màu sắc chính trị vẫn còn tiếp diễn gay gắt và chính quyền cộng sản vẫn còn kiểm soát không nương tay.
3. Gia hệ của phật giáo.
. Đức Phật: Đức phật chào đời vào thế kỷ VI trước công nguyên, tại miền Bắc Ấn. Gia đình vương giả, thuộc bộ lạc Shakya. Tên thật của đức Phật là Siđharta Gautauma (Shakyamuni). Ngài được giác ngộ năm 523.
. Cộng đoàn tu trì đầu tiên của phật giáo được thành lập tại tỉnh Sarnath. Đây là khởi đầu việc truyền đạo của đức Phật. Cho đến năm tạ thế (480), đức Phật đi giảng đạo chuyên cần dọc theo bờ sông Gange. Thời đó, đức Phật có 60 đồ đệ đi khắp Án Độ tuyên giảng sứ điệp của đức Phật.
. Bài giảng về tại Bénarès công bố Tứ Thánh Đế: Khổ đế (đời là bể khổ) - Tập đế (nguyên nhân của khổ) - Diệt đế (trừ khử đau khổ) - Đạo đế (sống đạo để tới niết bàn).
. Hai hệ chính của phật giáo kể từ năm 373 trước công nguyên, tức hơn một thế kỷ sau khi đức Phật tạ thế (480):
+ Phật giáo Đại Thừa (Mahâyâna), cũng gọi là phật giáo tự do (libéral), phật giáo phía bắc với ba khuynh hướng: - Truyền thống minh triết (tradition de la sagesse) - Phật giáo niềm tin (Bouđhisme de la foi) - truyền thống bà-la-môn (Tradition tantrique). Phật giáo đại thừa đã trổ sinh phồn thịnh tại các nước Trung Hoa, Triều Tiên, Nhật Bản, Tây Tạng, Việt Nam.
+ Phật giáo Tiểu Thừa (Hinâyâna), cũng gọi là phật giáo cổ xưa (ancien), phật giáo phía nam với hai khuynh hướng : - Truyền thống minh triết (tradition de la sagesse) - Truyền thống tu viện (tradition monastique). Phật giáo tiểu thừa trổ sinh phồn thịnh tại các nước Sri Lanka, Birùanie, Lào, Thái Lan, Cao Miên.
. Phật giáo tại các nước tính theo con số:
+ Những nước có trên 100 triệu phật tử: Trung Hoa, Nhật Bản.
+ Những nước có trên 50 triệu phật tử: Birmanie, Thái Lan, Việt Nam.
+ Những nước có trên 10 triệu phật tử: Sri Lanka, Ấn Độ, Mã Lai, Trung Hoa (Taiwan), Nam Triều Tiên, Cao Miên, Tây Tạng, Hoa Kỳ.
+ Những nước có trên 1 triệu phật tử: Indonésia, Phi Luật Tân, Népal, Mong Cổ, Lào, S
(Bài viết trên đây dựa theo tài liệu của ông Fabrice Midal, tiến sĩ triết lý, sáng lập Trường phái Tây Phương về Chiêm Niệm (Ecole Occidentale de Méditation) và đã viết nhiều sách về Phật Giáo, như cuốn 'Quel Bouddhisme pour l'Occident' (Seuil, 2006), 'Mythes et dieux tibétains' (Point, 2000). Ông dấn thân nhiều trong công trình đối thoại liên tôn và đã viết cuốn 'l'Ecoute du Ciel, bouddhisme, christianisme, islam, judaisme, ce qui les rapproche, ce qui les sépare' (Pygmalion, 2009). Ông đã tham dự những buổi thuyết trình Mùa Chay tại Notre Dame de Paris năm 2008. Cuốn sách mới đây của ông là 'Et si de l'amour on ne savait rien? (Albin Michel, 2010)).