3O NĂM RESTOS DU COEUR
Phạm Bá Nha
3O năm
Restos Du Coeur
Năm nay, tổ chức từ thiện Les Restaurants du Coeur (RDC), hay Les Coeurs des Restos (quán ăn tình thương) kỷ niệm 30 năm thành lập (1986-2016), do hài hước và kịch sỹ Coluche nổi tiếng khởi xướng và ứng tiền, từ 1986 (-2016). Sau khi ông qua đời do tai nạn moto 19.6.1986, bà vợ là Véronique Colucci và nhóm nghệ sỹ tiếp tục điều hành. Trong năm 2013, cung cấp 130 triệu bữa ăn / năm, tiếp đón 1 triệu người vô gia cư, với 67.600 người làm việc tự nguyện. Logo của RDC : hình trái tim, kẹp hai bên là xiên và muỗng. (http : // fr. wikipedia.org - 5.3.2016)
Coluche, người sáng lập Les Restos du Coeur thuộc gia đình Colucci, tiểu thương, gốc Ý. Ông bà nội chuyên xây cất cỡ nhỏ. Cha anh tên Honorio (+1947), quen gọi Nono. Mẹ tên Monette, gia đình có chị cả Danielle, đến hai trai Michel và Coluche. Trong nhà còn bà nội, bà ngoại và bà dì. Gia đình từ Ý di cư qua Pháp năm Coluche 20 tuổi. Coluche thông minh, thích lý luận. Ông thầy Philippe Boggio nhận xét về học trò mình : Cậu không cần học cao. Cậu còn hơn cả ông thầy. Lực học Coluche mới học hết phổ thông, đệ nhất cấp. Nghỉ học, bỏ ghế nhà trường, Coluche làm quen với những bạn trẻ vui đùa nơi công cộng.
Vượt khó khăn buớc đầu
Trên đài TV Europe 1, và Radio Pháp, ngày 26.9.1985 loan tin và kêu gọi giúp đỡ một thanh niên Ý, tỵ nạn ở Montrouge, cha mất sớm, mẹ đang trong hoàn cảnh cực kỳ túng bấn, kêu khóc kiếm sống cho con. Nghe thế, Coluche nghĩ ngay đến cầu cứu với Abbé Pierre. Anh nghĩ mình mới thoát cảnh nghèo, ‘‘không phải người giầu mới, xưa tôi là người nghèo’’. (je ne suis pas un nouveau riche. Je suis un ancien pauvre)
Anh đã phát biểu trên TV : Trong khi chúng ta thấy có nhiều đồ ăn để dư, đổ đi. Tại sao không mở cantine cho người nghèo vào ăn. Tôi có ý nhỏ mở cantine miễn phí cho ai đang đói. Ngay trong Paris.
Cũng năm này, tin từ Ethiopie, dân chúng chết đói, cảnh diễn ra như cơm bữa thật khủng khiếp hãi hùng. Thế giới mở chiến dịch cứu đói khẩn cấp.
Nhóm nghệ sỹ, có Coluche đang có chương trình hát giúp cho Ethiopie. Họ nghĩ, còn cảnh nghèo đói trước mắt ở Paris thì sao ? Có cách nào không ? Nghĩ rồi bắt ray vào việc ngay.
Từ TV về, Coluche liên lạc ngay với Renaud, Aldo Martinez, Paul Lederman, nhóm bạn thân, làm gì cứu giúp người nghèo đói ở Pháp.Nhóm nghệ sỹ bạn nghĩ ra lập ‘‘café de la gare’ (1969). Tên này được thay đổi nhiều lần :‘’ Les Restaurants du Coeur’’, ‘‘La Cantine du Coeur’’, ‘‘Les Relais du Coeur’’ và cuối cùng chọn tên ‘‘Les Restos du Coeur’’ (RDC). Ngay những ngày đầu, 14.10.1996, nhóm tậu được căn nhà ở quận 19 làm trụ sở, chuẩn bị 60.000 phần ăn.
Với con người tròn trịa, mũi tròn đỏ, giọng nói oang oang, pha trò và chọc cười thiên hạ... thay đổi trang phục, giầy dép lạ đời. Không học qua trường nghệ thuật nào, anh đóng kịch rất tự nhiên, hài hước xuất sắc, vui vẻ...Ða số, các ca, nghệ sỹ chuyên nghiệp, thử diễn ngoài trời, không sân khấu. Nhạc cụ thô sơ, tay chơi đàn, tay ôm thùng làm trống. Nhóm nghệ sỹ trẻ mở màn đâu là dân chúng bu quanh. Thành công với mũ, giỏ đầy tiền. Nhóm mới nghĩ diễn trong rạp công cộng, có bài bản, chương trình hẳn hoi.
Coluche có hai bạn nghệ sỹ rất thân, như : Romain Bouteuille lúc nào cũng bên nhau như bóng với hình. Patrick Dewaere bạn nhậu, vui đùa. Và một số bạn cùng làm tuồng trên sân khấu, thì ra ngoài họ trở thành thân tình, như : Rufus, Higelin, Josiane Balasko, Gérard, Lanvin. Cô đào trong vở kịch là tình nhân nhỏ Miou-Miou, thì trong đời sống họ thực sự giúp nhau rất nhiều. Các nghề sỹ đủ nghành đều hưởng ứng tình nguyện cứu đói, chung tay trong câu lạc bộ : Muriel Robin, Pierre Palmade, Liane Foly, Véronique Sanson, Florent Pagay, Alain Souchon, Patrick Bruel, Laurent Vouley, Patricia Kass, Carole Fredericks, Romain BouteilleẨ Tổ chức văn nghệ khắp nơi cho qũi dưới mọi hình thức. Văn nghệ càng thành công, tiền vào, các trung tâm mở rộng thêm.
Tiến trình thành lập và kết quả
Ðã 30 năm qua, mặc dầu người sáng lập không còn, nhưng tinh thần ‘‘bữa cơm cho người nghèo’’ tiếp tục, năm này qua năm khác.
1985-1986 : Ngày 26.9.1985, trên TV băng tần Europe 1, Coluche tung chiến dịch, phát biểu, nói : Tôi có ý tưởng nhỏ thế này, chúng ta bắt đầu thành lập cantine gratuite ở Paris. Lời kêu gọi được bộ trưởng nông nghiệp Henri Nallet, yểm trợ. Dân biểu José Happart hậu thuẫn. Năm đầu, có 5.000 người tình nguyện, phân phối 8,5 triệu bữa ăn / năm.
1986-1987 : Sau khi Coluche qua đời, hoạt động tiếp tục ở các tỉnh. Có 6.000 người tự nguyện, với 11, 5 triệu bữa ăn / năm. Nối tiếp côngviệc và tinh thần Coluche, có Véronique Colucci (vợ), và em Michel. Số tiền điều hành còn 500.000 frs.
1987-1988 : Có 7.300 người tự nguyện, với 22 triệu bữa ăn / năm
1988-1989 : Có ‘‘nội qui Coluche’’, người trong tổ chức làm việc tốt, được thưởng và trừ thuế. Có 8.500 người tự nguyện, với 25 triệu bữa ăn / năm
1989-1990 : ở Marseille, RDC phát xuất mở thêm ‘’Relais du Coeur’’ , và ‘’Camions du Coeur’’ chở bữa ăn nóng đến các địa điểm và ngay trong Paris. 10.200 người tự nguyện, với 26 triệu bữa ăn / năm
1990-1991 : RDC được bộ Di Trú tài trợ, tung ra ‘‘Toits du Coeur’’, cấp nhà tiền chế, cho một số gia đình. 11.200 người tự nguyện, với 28 triệu bữa ăn / năm
1991-1992 : RDC mở ‘‘Atelier et Jardin du Coeur’’, để nhân viên học thêm và giải trí. Có 13.200 người tự nguyện, với 29 triệu bữa ăn / năm
1992-1993 : mở trung tâm nghỉ hè cho những người hảo tâm, tại Val d’Akor. Mở nhà lo vấn đề xã hội, đến ở từ 3 đến 6 tháng. Có 17.000 người tự nguyện, với 31 triệu bữa ăn / năm
1993-1994 : những Relais bébé đầu tiên đi vào hoạt động. Ðón những trẻ dưới 1 tuổi và các bà mẹ trẻ. Có 20.000 người tự nguyện, với 36 triệu bữa ăn / năm
1994-1995 : RDC phát triển mạnh, trong toàn nước Pháp. Có 25.000 người tự nguyện, với 74 triệu bữa ăn / năm
1995-1996 : khai trương trung tâm RDC ở kênh Austerlitz, Paris, nhận 70 người vô gia cư. Và 3 cơ sở khác ở Poissy, Mans và Dijon. Có 25.000 người tự nguyện, với 50 triệu bữa ăn / năm
1996-1997 : mở trung tâm cải thiện xã hội tại Chabanais. Có 31.000 người tự nguyện, với 61 triệu bữa ăn / năm
1997-1998 : mở Atelier (CLE = Communication, Lecture, Écriture) tại Montbard và Toulon. Có 35.000 người tự nguyện, với 59 triệu bữa ăn / năm
1998-1999 : Tổ chức thảo luận ‘‘les Restos demain’’, qui tụ 13. 000 tình nguyện và hảo tâm tham dự. Có 40.000 người tự nguyện, với 60 triệu bữa ăn / năm
1999-2000 : Có 40.000 người tự nguyện, với 55 triệu bữa ăn / năm
2000-2001 : tăng cường xe bus chở bữa cơm khắp nơi trong nước Pháp.
2001-2002 : 60 triệu bữa ăn phân phối / năm. Nhận được 30 triệu tiền trợ giúp của 415 người cho. 40.000 người tình nguyện. 400 hoạt động văn hóa vận động cứu trợ. 175 xưởng thợ. 96 camions và địa điểm cơm nóng.
2003-2004 : Có 43.000 người tự nguyện, với 66,5 triệu bữa ăn / năm
2004-2005 : Thiếu thống kê.
2005-2006 : Có 48.521 người tự nguyện, đón tiếp 676. 756 người, với 75 triệu bữa ăn / năm
2006-2007 : Có 51.000 người tự nguyện, 700.000 được đón tiếp, với 81,700 triệu bữa ăn
2007-2008 : 91 triệu bữa / năm. 51.500 người tình nguyện. Ðón tiếp 700.000 người lớn và 25.000 trẻ em.
2008-2009 : tăng 12, 5% số người được đón nhận, tức 800.000 người. 100 triệu bữa / năm
2009-2010 : 103 triệu bữa ăn / năm. 58.000 người tình nguyện. 1 triệu người được đón tiếp.
2011-2012 : 130 triệu bữa ăn / năm do 66. 000 người tình nguyện. Ðón tiếp 1 triệu người.
2012-2013 : 130 triệu bữa ăn / năm do 66. 000 người tình nguyện. đón tiếp 960.000 người.
2013-2014 : phân phối 130 triệu bữa ăn. 67. 600 người tình nguyện. Ðón tiếp 1 triệu người.
2014-2016 : Từ 26.11.2015... 2016, kỷ niệm 30 năm thành lập.
Tối 11.03.2016, tại Bercy, từ 21g-24g, mấy trăm ca, nghệ sỹ mở ‘’đại hội’’ kỷ niệm 30 năm thành lập Resto, với 3 phần : ca hát, phỏng vấn những ngườI được Resto giúp đỡ, và chiếu lại hình ảnh sinh hoạt từ 30 năm. (TV / TF1)
Cơ cấu tổ chức nhân sự
Ðây là hiệp hội được phép thành lập theo luật năm 1901 do Coluche đứng đơn năm 1985, thời thủ tướng Pierre Mauroy. Do nhiều người tình nguyện với mục đích chống nghèo đói. Cụ thể là cung cấp bữa cơm nóng hằng ngày. Trong Pháp có 119 cơ sở tiếp đón và 2.000 trung tâm phân phối thực phẩm. Ngân khoản của RDC, năm 1985, Coluche trao cho Abbé Pierre chèque 1.500.000 francs. Sau này tổ chức khai thuế chi phí lên đến 3.000.000. francs cho 200.000 bữa ăn. Mỗi bữa 15 francs. Từ ngày có giấy phép lập hội, Coluche hầu như bỏ sân khấu lo cho hội, đi khắp nơi vận động, gõ cửa các cơ quan tiếp tay ‘‘chống nghèo’’. Hiện nay, trung ương :
Chủ tịch : ông Olivier Berthe. Người điều hành bên trong, là quả phụ Véronique Colucci, phu nhân Coluche. Năm 1998, đã làm chủ tịch.
Tổng thư ký : Patrice Blanc
Thủ qũi : Claude Gouin
Người bảo trợ :
1985-1986 : Daniel Balavoine
1986-1992 : Jean Jacques Voldman
1992-2007 : Muriel Robin
2008... nay : Mimie Mathy
Các tổ chức phụ thuộc khác
Song song kiếm ăn cho người đói, RDC còn nghĩ đến những người không nhà cửa. Nên nhóm thiện nguyện ra tay vào các trung tâm :
- Restos bébé du Coeur : nhận nuôi, chăm sóc trẻ em dưới 18 tháng, không cha mẹ. Một số bác sỹ nhi đồng, y tá, cán sự hộ sinh, thay phiên. Cả nước Pháp có 85 restos bébé du Coeur, nuôi được 40.000 em.
- Toits du coeur : cất những mái nhà bằng vật liệu nhẹ, cho người ta ở tạm thời gian ngắn.
- Trung tâm đón nhận cấp cứu : Trường hợp bị bệnh bất thình lình, cấp cứu chữa tạm.
- Atelier et Jardin du Coeur : để nhân viên có cơ hội học thêm và thời giờ gian nghỉ chốc lát.
Những người đến với Restos du Coeur
Từ 30 năm nay, rất nhiều người đến với RDC, trợ giúp tiền bạc, làm việc không công, hay lãnh phần ăn. Mỗi người có một nét mặt, tâm tư khác nhau. Bao nhiêu người là bấy nhiêu con tim mở rộng, với vòng tay ôm ấp.
Chính Coluche khi khởi đầu, tỏ vẻ lo ngại, nhưng tự tin. Khi đứng ra bảo trợ cơ quan này : Nước Pháp là nước rộng lượng, người Pháp luôn luôn thấy không an lòng khi mình có ăn, mà bao nhiêu người khác đói ăn. (Les Restaurants du Cỵur, 1985-2000. tr. 21). Anh hay nói : ‘‘Nhiều người quan niệm rằng tiền bạc chỉ làm mình bực mình, vì nó không tạo ra hạnh phúc. Và người ta chỉ an lòng khi hết cảnh người nghèo bị ruồng bỏ kinh chê’’. (Sđd. tr. 99)
Bà Véronique Colucci, quả phụ Coluche thay chồng tổ chức các đại hôi văn nghệ giúp RDC. Có thời bà làm chủ tịch, thủ qũi hội. Năm kỷ niệm 10 năm của RDC, bà tuyên bố và kêu gọi : ‘‘Người ta không thể ngồi yên. Cần người này, phụ với người khác. Người dư ăn chia cho người túng thiếu’’.
Những sự việc đang diễn ra, như mặt trận ‘‘cứu đói’’ chung quanh, ít ai quan tâm.
Các ân nhân, người cho thuộc các diện người trẻ về hưu, thợ thủ công, người trong gia đình nghệ sỹ. Nhà in : nhận in tài liệu, in quảng cáo, cung cấp dụng cụ văn phòng, khăn giấy, muỗng, đĩa, ống nhựa hút, ly giấy. Hãng chuyên chở, khi nào cần xe, họ đem đến.
Trung tâm cung cấp thực phẩm, như chợ Carrefour, Casino, Leclerc, sản xuất nước, đồ hộp, fromage, Yayourd, bánh kẹo ...gửi cho RDC một số sản phẩm của các chợ này. tự chỡ hay kêu RDC đến lấy. Ðược biết, năm 2003, có 415.000 ân nhân cho được 30. 600. 000 Euros. (Aujourd’hui, 7. Mai 2005. tr. 2)
Người thiện nguyện là những người về hưu, chờ kiếm việc, sinh viên...Người tình nguyện làm việc cả ngày hoặc ít giờ : lái xe, văn phòng, làm việc nhà bếp, dọn nhà, vận chuyển xa gần.
Trong chương trình RDC, năm 2003, tòa hành chánh của Aubervillires có trụ sở nhỏ cung cấp 243 471 bữa ăn cho người nghèo. (Aubermensuel No. 128, mai 2003, tr. 11). 75 người thủ công ở Laon, Aisne phát không đồ dùng trong bếp. ở Poissy, nhóm thợ mộc đón nhóm người vào ở trong xưởng mộc. ở Dijon có 15 nhà trong chung cư nhận gia đình vô gia cư (La Vie, No 2628, 11 Janvier 1999, tr. 79)
Tỉnh Seine Saint Denis (93) có 25 trung tâm, 900 người tình nguyện, đớn nhận 11.200 gia đình. Có 30.500 người hảo tâm. Ðược hơn 2 triệu bữa / năm. (thống kê 2010)
Bà Marie Rose, bà Marie nhỏ con và Dominique, ba bà là người giúp tiền và từng làm việc tự nguyện cho RDC ở gần nhà thờ cạnh nhà, quận 13, kể về Cloclo, người ta gọi tên như vậy, người mà họ giúp đỡ trong nhiều năm : Không biết anh Cloclo từ đâu đến, được ở trong phòng nhỏ ở hôtel khu này, miễn phí. Clocho cho hay mình mồ côi, có vợ và con gái, mất liên lạc với vợ con. Một buổi sáng khỏang 9 giờ, người gardien hôtel báo cho biết Cloclo, tối qua thấy anh đi đâu về lên phòng và sáng nay chết trong phòng. Sau cái chết, người ta hay tông tích anh tên là Claude, có cha mẹ và còn độc thân. Năm lên 18, ăn cắp xe đạp, cha mẹ tức giận, xấu hổ, la rày. Anh bỏ nhà đi... Và được ở khu này, đã lâu. RDC có hồ sơ, nhiều người đến, với vòng hoa thương khóc người đáng thương, anh được chôn cất đàng hoàng .
Người lãnh phần ăn
Ngày ngày trung tâm (như Porte de la Villette) mở cửa từ 10g và đóng cửa khi hết việc. Tuần 1 lần luân phiên. Từ 10g phát thực phẩm, như đồ hộp cho các gia đình, có thẻ. Những người này không ăn cơm. Có bao bao nhiêu thực phẩm chia đều cho người đến có mặt. Sau đó dọn bữa trên bàn, cho những ai có thẻ ăn cơm tại chỗ. Phần ăn nóng. Bánh mỳ và nước bình lọc, hết lấy thêm.
Người ta kể, thỉnh thoảng, thấy một bà, cầm sắc nylon nép xẹp đi chầm chậm, chui từ Metro, lang thang trên vỉa hè, đến lãnh bữa ăn. Có lần bà lãnh hai phần. Bà dùng 1 phần, phần kia bà nén lút cho vào bao, đem vào nghĩa trang gần. Qua cổng bà đi thẳng, sâu tới chân tường cuối, có bóng cây. Và đặt phần ăn kia trên một phần mộ.
Bà Christine nhà ở Orly, làm việc trong TUC (travail d’utilité collective) kể : thấy một ông lượm thùng rác, ngó trước ngó sau khi tìm được mấy miếng fromage dở, bỏ miệng, ăn như chưa bao giờ được. Khi vào Restos, sau khi ăn uống no, ông xin phần ăn cho cả nhà. Xong lủi thủi ra. Ra khỏi cổng ông chia cho mấy con chờ. Phần còn lại đem vể cho mẹ ở nhà.
Linh hồn của hiệp hội
là biết thương người. Sống giữa đô thị, phồn hoa. Trước mắt, nhìn thấy những người đói ăn, rách rưới. Giàu nghèo, sang hèn, tiền của đói rách, xa hoa kiệt quệ... Khiến bậc thang xã hội đảo lộn chênh lệch.
Theo thống kê, 2013, có tới 21,65 % (1/4 người) dân Pháp làm việc thiện nguyện trong các nơi. Dân Pháp có tiếng là từ tâm hào hiệp lâu đời. Những người đang phục vụ cho RDC là những người có ‘trái tim đang mở’’
Ma qủi cám dỗ Chúa về ‘đói’’ trước vì đây là quan trọng (x. Lc 4, 1-4). Lúc ‘đói thì đầu gối phải bò’. Thành công của cơ quan từ thiện là ở điểm này.
Người công giáo Pháp cũng như khắp nơi, nhớ lại lời ÐGH nói với tín hữu Mêhico, khi viếng thăm, tại Ecatepec, 14.02.2016 : Mùa Chay, mùa hoán cải. Vì hàng ngày ta cảm nghiệm trong cuộc sống sự kiện giấc mơ ấy luôn bị cha đẻ dối trá đe dọa, hắn muốn chia rẽ chúng ta, tạo nên xã hội cảm thấy phẩm giá của tất cả mọi người không được tôn trọng. Bao nhiêu lần chúng ta phải khóc và hối hận vì không nhận thấy phẩm giá ấy được tôn trọng nơi người khác.Tôi phải đau lòng nói rằng bao nhiêu lần mù quáng và dửng dưng trước sự thiếu nhìn nhận phẩm giá của mình và tha nhân.
Mùa Chay vạch trần 3 hình thức cám dỗ lớn phá vỡ chia cắt hình ảnh mà Thiên Chúa muốn hình thành. Ba cám dỗ tìm cách hạ giá chúng ta : giầu sang, háo danh và kiêu ngạo.
(ns ÐDGD. 172, 3. 2016, tr. 12)
Tài liệU tham Khảo
- http : // fr. wikipedia.org - 5.3.2016
- Femme Actuelle. Série Aventures et passions. 1989.
- La Vie. No 2628. 11 Janvier 1996. p.79
- La Croix. 8. Mars 2006. No. 37390. pp. 3-5 ;
- No 3487. 19. Nov. 1997
- Aujourd’hui. 7 Mai 2003. pp. 1-2
- VALÉRIE PÉRONNET. Les Restaurants du Cỵur, 1985-2000. Michel Lafon. 2000