CAI NHIN 9 - Kito huu DP
KITÔ HỮU ĐÔNG PHƯƠNG
TRONG TÌNH TRẠNG NGUY KHỐN
Mai Đức Vinh
KITÔ HỮU ĐÔNG PHƯƠNG
TRONG TÌNH TRẠNG NGUY KHỐN
Trên bờ sông sinh quán của Kitô giáo, tại Đông Phương này, sát gần Địa Trung Hải giáp danh Phi châu, nơi vùng Caucase mở ra vùng Tiểu Á, đi sâu vào Á châu, và là eo đất kéo dài tới Ấn Độ dương, vẫn còn cả đến 10 triệu dân tin theo Tin Mừng. Họ biết họ thuộc những dân tộc chuyên chở nền văn minh đầu tiên của Tin Mừng, quản thủ đức tin thời tiên khởi, và thừa kế trực tiếp thời đại của các Tông Đồ. Thế nhưng, sau những thế kỷ cầm cự, hiện nay họ đang bị loại ra khỏi lịch sử, đang buộc phải ra đi khỏi 'đất mẹ thân thương'. Không biết, họ sẽ thắng vượt như đã thắng vượt những thử thách trong quá khứ hay sẽ bị hoàn toàn tiêu diệt? Vả lại, kitô hữu Đông Phương, họ là ai?
Xin thưa: Bức khảm dân tộc, ngôn ngữ, lễ điển trước tiên phải quy về các Giáo Hội Chính Thống Đông Phương , về các nhóm Kitô cổ thời đứng ngoài rìa giáo hội Roma và sống trong thảm cảnh chia rẽ của các công đồng đại kết thế kỷ V. Đó là một phần của Giáo Hội Assyrienne quen gọi là 'giáo hội nestorienne', hiện diện trong vùng Croissant Fertile, đã tẩy chay công đồng Éphèse (431) nhân danh bản tính con người của Chúa Giêsu. Sau bao năm truyền giáo thành công rực rỡ, giáo hội này chỉ còn sót lại một cộng đoàn nhỏ ở vùng Malabar bên Ấn Độ. Kế đến, là những Giáo Hội Arménienne, Syriaque, Copte là 'những giáo hội chỉ tin nhận Chúa Giêsu có một bản tính là bản tính thiên tính' (monophysisme). Họ đã nhân danh bản tính thiên chúa của Chúa Giêsu mà chống lại công đồng Chalcédoine (451). Hai giáo hội Éthiopie và Malankare là dấu chứng thành công truyền giáo của họ buổi ban đầu. Về sau bị hạn chế và bị cô lập hóa, họ chỉ còn thu hẹp lại trong khuôn khổ một quốc gia, như giáo hội Copte ở Ai Cập, Armenie ở Thổ Nhĩ Kỳ. Các giáo hội này cũng tách rời với Giáo Hội Chính Thống, thừa kế của Giáo Hội Byzance mà các tòa thượng phụ cổ thời là Constantinople, Alexandrie, Antioche, Jérusalem). Thêm vào đó, là các cộng đoàn 'quy chính' (uniates) đã nối kết lại với Roma kể từ thời Ngĩa Binh Thánh Giá, thường lạc lõng và bị latinh hóa. Trong các cộng đoàn này, nổi bật hơn cả là cộng đoàn Chaldée tại Irak và cộng đoàn Maronite ở Liban, cũng như một vài nhóm 'tin lành hồi chính' vào thế kỷ XIX.
Quy chế mập mờ của thiểu số Kitô hữu Đông Phương đã trải qua trên ngàn năm giữa những khối chính trị rộng lớn và hùng mạnh (các Đế quốc Ảrập, ba tư, ottoman), trên mọi châu lục (Phi châu, Ấn Độ) và bên cạnh các tôn giáo lớn (hồi giáo, ấn giáo). Quy chế ấy đã đổi chiều chiến luợc vào thế kỷ XX dưới áp lực của các ý thức hệ. Những chủ thuyết cách mạng quốc gia đã phá hủy sự quân bình về lãnh thổ và về dân số cách mau lẹ. Quả vậy, người trẻ Thổ Nhĩ Kỳ đã đưa kế hoạch tàn sát người Armeniens và người Assyriens năm 1915, đảng Kémal trục xuất người Hy lạp ra khỏi Anatolie năm 1923, và đảng Nasser đuổi người 'mới nhập cư' (allogènes) ra khỏi Ai Cập năm 1956.
Kể từ năm 1921, đảng cộng sản mở chiến dịch bách hại trên toàn nước Nga, rồi sau 1945, tại Á châu, và Phi châu các chính quyền quân sự đã tiêu diệt Giáo Hội Éthiopie trong khoảng năm 1974 đến 1991. Tiếp theo, phong trào cải cách thế tục thất bại, chủ nghĩa 'thống nhất khối ngôn ngữ ả rập' không thành đạt: tất cả đã mở đường cho các chế độ độc tài dùng lá bài tôn giáo để giữ quyền và khống chế, như trường hợp ở Irak và Syrie. Thêm vào đó, thuyết mạo hiểm (aventurisme) của người Maronites trong chiến tranh nhân dân năm 1975 kéo dài trên đất Liban. Những xung đột giữa chủ nghĩa Sion (Do Thái) với chủ nghĩa chống Sion (antisionisme) tại Đất Thánh, và nhóm Hamas xuất hiện năm 1987.
Sau cùng, là những phong trào: 'các chủ thuyết chính thống quá khích vùng dậy từ 1979', 'sự thù ghét đến tận gốc nền văn minh âu mỹ, sau vụ khủng bố ngày 11. 09.2001', 'phong trào hồi giáo hóa nổi dậy', và 'chính sách can thiệp của hoa kỳ'. Tất ca đã chĩa mũi dùi vào các cộng đồng Kitô hữu Cận Đôn: Họ bị cô lập về phương diện xã hội, bị cho ra rìa về phạm vi chính trị, bị đặt dưới quyền trọng tài của Nhà Nước, và bị bạo hành ngay giữa phố phường. Họ còn bị loại trừ về phạm vi văn hóa và bị coi như dân phụ thuộc (supplétifs) của Tây Phương.
Vì thế, ngay đầu thế kỷ XX, các Giáo Hội Kitô Đông Phương đã giảm mất cả triệu tín đồ. Ngày nay, không thể có hàng triệu kitô hữu tại Palestine, tại Do Thái hay tại Thổ Nhĩ Kỳ nữa. Tuy còn giữ được nhiều ảnh hưởng trí thức, các Giáo Hội Syrie, Liban, Jordanie mỗi ngày một suy yếu về phạm vi xã hội. Những tín hữu Chaldiens tại Irak và tín hữu Coptes tại Ai Cập bị đánh tơi bời bởi quân khủng bố hồi giáo. Đoàn quân khủng bố này không chừa vùng cao nguyên Abyssinie cũng như miền ven sông Kerala đã quy phục ấn giáo bảo thủ quá khích. Phần những kitô hữu xuất xứ (exode), khắp nơi, họ có kinh nghiệm về những khó khăn trong việc trao truyền những gia sản tiêu biểu của họ trong thời điểm toàn cầu hóa này.
Như trên, chúng ta thấy: các nhóm thiểu số Kitô giáo Đông Phương lần lượt bị đe dọa bởi các chủ nghĩa quốc gia, chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa thống nhất Ảrập (panarabisme), chủ nghĩa chính thống quá khích (fondamentalisme), và chính sách can thiệp của hoa kỳ (interventionisme américain).
Phải chăng Kitô giáo sẽ mai một trên những lãnh thổ mà trước kia Kitô giáo đã ra đời và đã sinh hoạt? Xin thưa là không. Vì, không ai có thể coi thường lòng nhiệt tình về căn tính, nhân bản và thuyết minh bảo tàng viện (muséographique) của người Tây Phương. Họ sẽ đến tăng cường thế bị chèn ép của kitô hữu Đông Phương. Bởi vì hơn khi nào hết, họ là thành phần thứ ba thiết yếu cho thế giới đang dang bị xáo trộn. Nhất thiết họ sẽ chến đấu để bảo vệ quyền công dân dành cho mọi người ở khắp mọi nơi.
Hiện tình các cộng đoàn Kitô hữu theo số thống kê: Arménie 100%, tức là 3.000.000 kitô hữu trên 3.000.000 dân cư. – Liban, 36,8% tức là 1.400.000 kitô hữu trên 3.800.000 dân cư . –Ai Cập, 7,8%, tức 6-7.000.000 kitô hữu trên 76.000.000 dân cư. – Syrie, 4,1% tức là 750.000 kitô hữu trên 18.000.000 dân cư. – Irak, 2% tức là 500.000 kitô hữu trên 25.300.000 dân số. – Palestine, 1,5% tưc là 54.000 kitô hữu trên 3.600.000 dân số, - Israel, 1,5% tức là 93.000 kitô hữu trên 6.200.000 dân cư. – Jordanie, 1,4% tức 80.000 kitô hữu trên 5.600.000 dân cư, - Iran, 0,26% tức là 180.000 kitô hữu trên 69.000.000 dân cư, - Thổ Nhĩ Kỳ, 0,12% tức là 80.000 kitô hữu trên 68.900.000 dân cư.