CÁI NHÌN 6 - Hồi giáo
Mai Đức Vinh
HỒI GIÁO
I. PHÂN TÍCH TỔNG QUÁT
1. Tinh thần quốc gia hơn tinh thần hồi giáo.
Thế giới hồi giáo hiện nay đang trải qua một sự thay đổi sâu đậm. Sự chia rẽ của hồi giáo chủ yếu bởi tại nền văn hóa (ả rập, ba tư, indonesie…) mỗi ngày một mất ý nghĩa. Việc đô thị hóa và làn sóng di cư đã làm choáng váng dân chúng và rung động các xã hội truyền thống. Những chính sách thuộc địa và những xung khắc chính trị nội bộ đã dẫn đến 'chủ thuyết chính trị hóa hồi giáo mà không cần quan tâm đến những sắc thái riêng biệt của địa phương'. Với chủ thuyết toàn cầu hoá, cuộc khủng hoảng văn hóa truyền thống lại tạo nên mảnh đất phì nhiêu trổ sinh các nhóm hồi giáo chính thống quá khích (fondamentalisme), đồng thời gây tổn thương cho mọi tương quan khác của tôn giáo. Vì sự bất lực hay thái độ bao dung của các giáo quyền hồi giáo truyền thống trước việc tây phương hóa, một số nhà trí thức hồi giáo có đầu óc tân tiến, kể từ năm 1920, đã tán dương việc chuyển biến hồi giáo thành ý thức hệ chính trị. Họ đã yểm trợ những phong trào chống đối vào thập niên 1970-1980 mà tột đỉnh là cách mạng hồi giáo Iran năm 1979. Họ nghĩ rằng muốn hồi giáo hóa xã hội, cần thiết phục hưng các nuớc hồi giáo chứ không nguyên phục hưng việc áp dụng luật hồi giáo (charia). Người ta tuyển mộ những nhà trí thức và các chuyên viên kinh tế (technocrates), chứ không cần đến những nhà thông thạo luật pháp hay thần học hồi giáo (oulemas) theo truyền thống. Họ đề cập đến các vấn đề đương thời (như quy chế nữ giới, giáo dục, nghèo đói, kỹ thuật, ma tuý) mà không tìm kiếm những quan điểm (paradigmes) pháp lý trong charia. Người ta liệt kê các cuộc cách mạng hồi giáo Iran, cách mạng Thổ Nhĩ Kỳ đưa đảng AK lên nắm chính quyền, các đảng Jamãat Islami tại Pakistan, Épigone ở Afghanistan, Frères Musulmans ở Ai cập, Fils ở Algérie, le Hezbollah ở Liban, Pas ở Malésie, Hamas ở Palestine, đảng Islah ở Yémien, mặt trận hồi giáo ở Soudan, đảng Nahda ở Tunisien, đảng Phục Hưng Hồi giáo Tadjit… Mặc dầu có nhiều điểm dị biệt, tất cả có chung một mục tiêu: hồi giáo hóa xã hội cụ thể chứ không phải là cộng đồng hồi giáo nói chung (oumma), bắt đầu từ việc nắm chính quyền. Nhưng quan điểm hồi giáo này đã không bao giờ vượt được những thế lực đối lập trong một quốc gia, nhiều khi còn làm cho tình thế nhiêu khê hơn. Tỉ dụ, cách mạng hồi giáo Iran tự chống lại mình, chống lại hệ phái thủ cựu quá khích (wahhabis) ở Saoudite, và các đảng quốc gia ả rập thế tục. Những căng thẳng giữa hồi giáo chiite và hồi giáo sunnite đã trở nên trầm trọng bởi việc hoa kỳ can thiệp quân sự vào Irak, đến độ hiện nay không có hy vọng giao hòa lại. Các phong trào hồi giáo dần dần đăng ký vào khuôn khổ quốc gia, hầu thành các đảng chính trị quốc gia. Từ nay người ta có thể nói 'đó là thuyết hồi giáo quốc gia' (islamonationalisme). Hamas của Palesine là một phong trào quốc gia hơn là hồi giáo, cũng vậy, cách mạng hồi giáo Iran theo duổi ưu tiên các mục tiêu quốc gia (tìm cách kiểm soát vịnh Ba Tư).
2. Phong trào 'Tân chính thống hồi giáo'.
Phong trào 'tân chính thống hồi giáo' (Néofondamentalistes) cũng tựa trên một nền tảng là trở về hồi giáo mà họ coi như một cơ sở duy nhất để bênh vực và bảo toàn tính cách thuần chất hồi giáo, chống lại việc tây phương hóa hồi giáo ở khắp nơi. Nếu trong một quốc gia như Arbie Saoudite hay Iran, việc mang khăn choàng là chuyện bó buộc bởi thể chế tôn giáo, thì ngay cuối thế kỷ XX, nó đã được phổ biến trong nhiều nước, mặc dầu không áp chế, như ở Ai cập, Jordanie, Liban, Syrie, hay cả khi bị dèm pha như ở Turkie, Tunisie và… Pháp. Việc phát triển một nếp sống đạo có vẻ phô trương (ostensible) đã xuất hiện từ thế hệ thứ hai của những người hồi giáo di cư sang Tây phương, cũng nằm trong chủ trương của phong trào tân chính thống hồi giáo này. Nhưng kể từ năm 1980 và từ chiến tranh Afghanistan, các phong trào hồi giáo bị tràn ngập bởi những nhóm nhỏ hồi giáo cực đoan. Những nhóm này từ chối mọi hòa giải chính trị, chủ trương thánh chiến (djihad) và hoạt động tầm mức quốc tế theo kiểu Al-Qaida.
Các nhóm 'hồi giáo chính trị' (islam politique), dung hòa hay quá khích, đều tận dụng chủ trương 'tái hồi giáo hóa những xã hội hồi giáo', rõ rệt nhất là từ năm 1970. Việc tái hồi giáo hóa cũng là đường lối của những phong trào thuần túy tôn giáo. Chắc chắn họ có ảnh hưởng sâu xa hơn là ảnh hưởng của các đảng chính trị. Mục đích của họ không phải để thiết lập một nước hồi giáo trong một quốc gia, nhưng để nói với thế giới hồi giáo rằng nơi họ sinh sống, họ vẫn sống đạo một cách nghiêm chỉnh. Hai nhóm quan trọng nhất hiện nay là nhóm 'salafiste', thoát thai từ nhóm 'wahhabisme' ở Arabie Saoudite, và nhóm 'Jama'at ut-Tbligh' thành hình ở Ấn Độ năm 1920. Các phong trào thuần túy tôn giáo chia sẻ một số điểm chung: họ hoàn toàn thù nghịch với văn hóa tây phương cũng như văn hóa của các xã hội hồi giáo truyền thống mà họ cho rằng đã bị ảnh hưởng nhiều bởi những văn hóa khác (Ấn giáo, Kitô giáo) hay còn giữ những những ảnh hưởng tiền hồi giáo (préislamique) như nhóm Maraboutisme bên Bắc Phi. Họ chủ trương một hồi giáo phi văn hóa (déculturé) và trở về với những quy luật rõ ràng. Họ chiêu mộ những người di cư thuộc mọi tầng lớp, sống trong các xã hội đang thay đổi, đặc biệt những người trẻ đang tìm kiếm một 'hồi giáo khác với hồi giáo của cha mẹ họ'.
Những phong trào này thích ứng dễ dàng với chủ trương toàn cầu hóa, bởi vì họ chiếu cố đến những tín đồ không ưa thích nền văn hóa hồi giáo cổ truyên. Họ cũng xử dụng mọi kỹ thuật tân tiến. Ở đây hồi giáo không còn bị coi như một lãnh thổ phải bảo vệ danh giới nữa, nhưng như một cộng đồng hoàn vũ. Phong trào tân chính thống hồi giáo có ảnh hưởng lớn lao trên những người trẻ phi văn hóa (jeunes déculturés). Phong trào này được nhiều nước ủng hộ (như Arabie Saoudite) và nhiều tổ chức yểm trợ (như Liên minh hồi giáo thế giới). Tuy nhiên phong trào không thể đáp ứng được hết những đòi hỏi tôn giáo mà đôi khi quá nhiều và quá hỗn tạp.
3. Còn nhiều nhóm hồi giáo khác.
Ngoài phong trào 'tân chính thống hồi giáo', còn những nhóm hồi giáo khác đang phát triển và thích ứng với chủ trương toàn cầu hóa. Thí dụ nhóm soufisme, thù địch của phong trào tân chính thống hồi giáo. Các nhóm truyền thống giữa dân di cư tại các nước Âu châu, thường đồng hành với những người mới di cư tới, và thu hút được nhiều người Âu châu 'đi tìm đời sống thiêng liêng' trở lại hồi giáo. Thêm vào đó là nhóm Tijaniỳa gốc Sénégale, hoạt động giữa những người đen tại Hoa Kỳ; nhóm Bouchichiya từ Maroc du nhập vào Pháp và thu hút nhiều người Pháp trở lại; và nhóm Fethoullah Gulen gốc Thổ Nhĩ Kỳ đông đảo giữa di dân tại Đức.
4. Thái độ người trẻ hồi giáo.
Nhiều người trẻ thuộc thế hệ di dân thứ hai sống tại Tây phương trở lại hồi giáo. Sống trong xã hội tiêu thụ của Âu châu, những người trẻ hồi giáo không chấp nhận lối giảng dạy của các vị chức sắc (imams) theo truyền thống. Họ đi tìm một nếp sống đạo cá nhân hơn, thích hợp hơn với những thay đổi trong xã hội hiện đại (không lệ thuộc nhiều vào quyền cha mẹ, tự do trong đời sống lứa đôi, sinh con ít hơn, nữ giới đi làm việc…). Các thanh nữ hồi giáo muốn đi học hay đi làm mà có thể vẫn mang khăn trùm, nhưng không muốn duy trì đời sống người mẹ trong gia đình cổ truyền. Cách chung, đa số người trẻ hồi giáo dễ thích ứng vào xã hội thế tục. Vì thế không một đảng chính trị nào có thể 'độc quyền' hồi giáo. Tính cách dị biệt trong việc thực hành đạo dẫn đến tính cách dị biệt trong chiều hướng chính trị. Ngay nay không còn mâu thuẫn giữa việc trở về hồi giáo và đời sống chính trị dân chủ nữa. Cả hai được nhìn nhận như cách diễn đạt quyền tự do cá nhân.
II. PHÂN PHỐi HỒI GIÁO
1. Á châu đông dân hồi giáo, nhưng dấu ấn hồi giáo lại ở Trung Đông.
Trái lại với ý nghĩ thông thường, đa số tín đồ hồi giáo không ở Trung Đông, nhưng ở Á châu. Trên thế giới hiện nay có hơn một tỷ tín đồ thì hai phần ba sống trên lục địa Á châu. Chỉ bốn nước tập trung lại đã hơn một nửa tổng số tín đồ hồi giáo. Indonésie là nước hồi giáo đông đảo nhất thế giới, tiếp đến là Pakistan, Ấn Độ và Bangladesh. Còn bốn nuớc hồi giáo đông đảo khác thì hai nước ở Trung Đông là Iran và Turkie, hai nước thuộc Phi châu là Ai Cập và Nigeria.
Nếu người ta quan tâm đến hoàn cảnh lịch sử và đến ảnh hưởng của hồi giáo trong các xã hội, thì trung tâm quan trọng của hồi giáo lại nằm ở Trung Đông, bởi vì Trung Đông có những nước đã mang dấu ấn thật sâu đậm và kỳ cựu của hồi giáo (gần 100% tại Thổ Nhĩ Kỳ và Iran) rồi đến Phi châu (50% tại Nigeria).Ngày nay gần 1/3 dân Phi Châu tôn kính tiên tri Mahomet: 46% dân ở miền Tây Phi, 30% ở miền Đông Phi, và 1-2% tại Trung Phi. Tại Mỹ châu hầu như vắng bóng tín đồ của Mahomet, ngoại trừ ở Hoa kỳ có 4.000.000 người hồi giáo. Họ sống đạo nghiêm túc và thoải mái cho dù họ 'mắc quai' vì những vụ khủng bố ngày 11.09.2001. Trên năm lục địa, ngày nay phải kể thêm lục địa thứ sáu là 'lục địa mạng lưới' (continent d'internet). Các phong trào chính thống hồi giáo tận dụng phương tiện truyền thông để phổ biến giáo thuyết, đồng thời giúp dân hồi giáo công khai hóa một đức tin cởi mở và bao dung, đi đến với mọi tầng lớp xã hội.
2. Phân phối dân hồi giáo:
Những nước có trên 100 triệu: Indonesie, Pakistan, Ấn Độ, Bangledesh.
Những nước có trên 50 triệu: Nigeria, Turquie, Egypte, Iran.
Những nước có trên 25 triệu: Maroc, Algérie, Soudan, Éthiopie, Arabie Saoudite, Irar, Chine, Ouzbékistan, Afghanistan, Russie, SyrieDjibouti, Malaisie, Tunisie, Irak
Nước có trên 10 triệu: Serbie, Ukraine, Kazarkhstan, Philippines, Ougana, Mali, Syris, Mozambique, Somalie, Ghana, Tadjikistan, Bénin…
Riêng tại Hoa Kỳ chỉ có 4 triệu dân hồi giáo và tập trung ở những tiểu bang: San Diego, Chicago, New York, Philadelphie, Washington, Houston, Atlanta và Dallas.
III. SỰ BÀNH TRƯỚNG LỊCH SỬ CỦA HỒI GIÁO
1. Chinh phục chớp nhoáng.
Ông Mahomet chạy rảo khắp nước Arabie Saoudite và khám phá ra những người theo tôn giáo độc thần Kitô giáo và Do Thái giáo. Năm 610, ông nhận được những mạc khải thần linh đầu tiên trong một cái động tại La Mecquec. Từ đó ông giữ thói quen mỗi năm dến 'cấm phòng' ở đó một lần. Một thế kỷ sau, hồi giáo làm chủ thành Séville ở Kaboul.
2. Bành trướng qua Á châu.
Những thương gia hồi giáo đã đi lại các ven biển Á châu ngay từ thế kỷ VII, nhưng phải đợi năm thế kỷ sau hồi giáo mới vững chân ở Ấn Độ và các đảo của Indonésie. Cuối thế kỷ XIII, ông Marco Polo cho biết các vương quốc Javanais đã trở lại hồi giáo. Ngày nay Indonésie là nước đông dân hồi giáo nhất trế giớ với 140 triệu.
3. Bành trướng của đế quốc Ottoman.
Trong một đế quốc byzantin bị suy yếu bởi chiến tranh dài cả thế kỷ với các nước vùng Ba Tư, người ta truyền bá một tôn giáo mới mạnh mẽ đến độ có thể thiết lập triều đại của các Ottomans tại Anatolie, năm 1281. Triều đại trẻ trung này thiết lập một nền hành chánh quân sự và tôn giáo dưới quyền giám hộ của vua Thổ Nhĩ Kỳ. Một thế kỷ sau, Đế quốc mở rộng ra từ sông Euphrate đến sông Danube.
1512: Ottoman chinh phục và cai trị nước Thổ Nhĩ Kỳ. Thủ đô của đế quốc : Brousse (1326-1365), Andrinople (1361-1453), Istanbul (1453-1923).
1512-1520: Dưới thờ Selim I, Ottoman chinh phục và cai trị: Algérie, Ai Cập, Liban, Palestine, Syrie, Jordanie, Arabie Saoudite.
1520-1566: Dưới thời Soliman le Magnifique I, Ottoman chinh phục và cai trị: Irak, Arménie, Iran, Afghanistan, TurmenistanOuzbekistanTunisie, Lybie
1566-1683: Ottoman chinh phục và cai trị: Ukraine (Kiev).
4. Hồi giáo dưới quyền bảo hộ và chế độ thuộc địa của Tây phương từ 1914.
Năm 1571 chiến thuyền Lepante (mạn đông dịa trung hải) bị đánh tan bởi chiến thuyền kitô giáo, đã báo hiệu sự suy thoái của đế quốc Ottoman. Ảnh hưởng chính trị và sức mạnh quân sự của đế quốc xuống dần cho đến cuộc chiến thắng chung kết của liên quân Âu châu 1914-1918, đế quốc Ottoman chỉ còn thu vào một quốc gia thế tục non trẻ là Thổ Nhĩ Kỳ hiện nay. Tuy nhiên chế độ bảo hộ của Anh và Pháp tại Trung Đông (Palestine, Syrie và Liban) không ảnh hưởng gì đến việc thực hành tôn giáo. Chế độ bảo hộ hay thuộc địa trên thế giới được phân phối giữa các nước Âu châu như sau:
Đế quốc Ottoman chỉ còn thu nhỏ lại: nước Thổ Nhĩ Kỳ hiện nay.
- Các nước thuộc quyền của Pháp: Maroc, Algérie, Tunisie, Gambie, Guinée, Madagascar và Đông Dương (Việt-Miên-Lào).
- Các nước thuộc quyền của Anh: Ấn Độ, Áo, Ai Cập, Soudan, Kenya, Nam Phi, Birman, Nigeria, Togo, Singapour.
- Các nước thuộc quyền của Ý: Lybie, Somalie.
- Các nước thuộc quyền của Đức: Sud-Ouest Africain Allemagne, Cameroun, Tanganyka.
- Các nước thuộc quyền của Hòa Lan: Indes Néerlandaises.
- Các nước thuộc quyền của Bồ Đào Nha: Angola, Mozambique.
- Các nước thuộc quyền của Tây Ban Nha: Rio de Oro
- Nước thuộc quyền của Bỉ: Congo.
5. Những ngành hồi giáo.
Ngay khi tiên tri Mahomet vừa tạ thế, năm 632, người hồi giáo đã chia ra ba ngành chính : Ngành Chiites, là những người theo Ali, anh em họ và con rể của Mahomet, ước mong chọn người kế vị ngay trong gia đình của Mahomet; - Ngành Sunnites, những người ủng hộ ông Abou Bakr, người bạn thân tín của Mahomet, muốn chọn một người có thế giá và đạo hạnh (le sunna). Họ đã dùng kiểu 'đấu giao' (armes à la main) để giải quyết vấn đề dị biệt. Trong trận đấu, Ali đã bị một số đồng bạn ám sát, vì đã chấp nhận giao hòa với đối phương. Những người gây hấn này mang tên là Kharijites. Ngày nay, ngành Sunnites chiếm 90% , Chiites chiếm 10%và Kharijites chiếm 1%. Người ta thường nhận định :
- Ngành hồi giáo Sunnites theo đường lối chính trị mềm dẻo và thực tế. Có bốn trường tư pháp: Hai trường hanafites và chaféites tuyển mộ những người hồi giáo không phải là Ả rập. Trường Malékite đặc biệt phát triển bên Phi châu. Trường Hanbalites chủ yếu ở Arabie Saoudite, theo khuynh hướng bảo thủ (wahhbisme).
- Ngành Chiites chủ trường đường hướng bí nhiệm và ít thực tế. Các thần học gia của họ ưa giải thích các ẩn nghĩa của các câu trong sách Coran. Ngành này hiện hữu nhiều ở Pakistan, Inde, Syrie, Yémen, Turquie.
- Ngành hồi giáo Kharidjistes, tuy rất thiểu số, nhưng chủ trương một đạo lý nghiêm khắc, lên án mọi hình thức xa hoa, hiện hữu nhiều ở Algérie, Tunisie, Mozambique.
6. Hành hương La Mecque:
Cột trụ thứ năm: Mỗi hồi giáo có bổn phận phải hành hương La Mecque ít ra một lần trong đời sống, nếu họ có sức khỏe và khả năng tài chánh. Vì đây là cột trụ thứ năm của hồi giáo (Tuyên xưng đức tin, cầu nguyện theo lễ điển, giữ chay ramadan, làm phúc bố thí, hành hương la Mecque ). Tột điểm của cuộc hành hương là 'xếp hàng đi viếng trước hòn đá đen (kaba) được coi là 'cơ sở nồng cốt của thế giới này ngay từ đầu'.
Số lượng hành hương gia tăng:
1935
|
50.000
|
1990
|
720.000
(Khủng hơảng Vịnh Batư)
|
1950
|
100.000
|
1992
|
993.000
(sau chiến tranh VịnhBatư)
|
1969
|
400.000
|
2001
|
1.834.000
(biến cố 11.09)
|
1974
|
918.000
|
2004
|
+
2.000.000
|
1981
|
1.377.000
(chiến tranh Iran&Irak)
|
2008
|
-
3.500.000
|
1988
|
775.000
(hết chiếntranh Iran&Irak)
|
|
|
IV. HỒI GIÁO TẠI ÂU CHÂU
1. Sự hiện diện lịch sử và lâu đời
Một thời thật lâu, các nước Âu châu không quan tâm đến sự hiện diện của người hồi giáo sinh sống trên đất của mình. Họ là những dân lao động, hiếu hòa giữ đạo của họ theo đúng khuôn khổ luật pháp mỗi quốc gia Âu châu. Ngày nay, dần dần các nhà trách nhiệm chính trị đặt lại vấn đề hồi giáo, mà theo họ, là tác nhân của nhiều vụ rối loạn trong xã hội đang lâm cơn khủng hoảng.
Nếu không kể những người hồi giáo bên Nga Sô và Thổ Nhĩ Kỳ, thì hiện nay có chừng 16 triệu người hồi giáo sống trên đất Âu châu. Đa số họ là hồi giáo sunnites, họ di cư qua sau đại chiến thứ hai và chuyên làm việc tay chân vào giữa lúc nền kinh tế âu châu phát triển. Mỗi nước âu châu đón nhận người di cư thuộc một quốc gia khác nhau: Nước Pháp đón nhận đồng bào Maghred, nước Đức tiếp đón đồng bào Thổ Nhĩ Kỳ, nước Anh tiếp nhận đồng bào Pakistan và Ấn Độ.
Việc mở rộng Cộng Đồng Âu Châu đã cho phép nối kết lại một hồi giáo âu châu lâu đời đã năm thế kỷ. Trong các nước vùng Balkans, người dân đã sống dưới quyền bảo hộ của đế quốc Ottoman cho tới đầu thế kỷ XX. Một trên năm người dân theo hồi giáo sunnites rất uyển chuyển, với lễ điển hanafite, cho phép ăn thịt heo và uống rượu.
2. Những nguyên nhân làm co rút đường lối chính trị đối với hồi giáo
Vụ khủng bố hãi hùng 11. 09. 2001 tại Hoa Kỳ, rồi những vụ khủng bố khác tại Âu châu đã co rút đường lối chính trị của các chính phủ Âu châu. Mặc dầu nổi tiếng lâu đời về đường lối chính trị cởi mở, các nước Âu châu phải nhất trí về một chính trị chung thật nghiêm khắc. Vụ nổ bom tại Luân Đôn năm 2005 đã khiến chính phủ Tony Blair và những vị kế tiếp phải xét lại 'chính trị đa văn hóa' của nước Anh. Theo thủ tướng David Cameron, 'chủ thuyết Quốc gia đa văn hóa tại Anh quốc đã đóng góp trực tiếp vào việc tuyên truyền của hồi giáo quá khích'.
Dân Hòa Lan đã chọn năm 1980 làm 'năm ngôn ngữ và văn hóa riêng', nhưng vụ nhà làm phim Theo Van Gogh bị ám sát bởi một người trẻ cuồng tín gốc Maroc năm 2004 và phát hiện mộ ổ quân khủng bố, nhóm Hofstad tại La Haye năm 2006, đã buộc chính phủ thay đổi lập trường. Và từ những biến cố đó, chính phủ Hòa Lan quyết định ra những quy luật cứng rắn về dân di cư và đặc biệt phải trắc nghiệm họ về khả năng ngôn ngữ và văn hóa. Ngay nước Thụy Sĩ trung lập cũng đã bỏ phiếu cấm xây 'tháp kinh' (minarets) với tỷ số 57,5% ngày 26. 11. 2009. Còn Đức, bà thủ tướng Angela Merkel đã tuyên bố ngày 16. 10. 2010 rằng: 'mẫu hình đa văn hóa của Đức hoàn toàn thất bại'.
Càng về phía nam, nhiều quốc gia đã lâu năm sống 'an tâm' về sự hiện diện của hồi giáo, chẳng hạn tại bán đảo Tây Ban Nha, làn sóng di cư hồi giáo, mà chủ yếu là dân Maroc, đã đổ vào hơn 10 năm trước. Cho tới khi bùng nổ vụ khủng bố ở Madrid tháng 3 năm 2004, chính phủ và dân chúng Tây Ban Nha mới canh chừng cộng đoàn lâu nay được 'thả lỏng'. Đặc biệt phát hiện nhiều ổ chuyên môn tuyển quân cho Al-Qaida. Tây Ban Nha đã trở thành lãnh thổ 'tái hồi giáo hóa' giống như thời chiếm đóng vàng son của quân Ottoman. Nước Ý cũng mới ý thức rằng đã có cả triệu người hồi giáo sống trên lãnh thổ, nhất là với những chuyến tàu chở lậu dân từ các nước vùng Maghred tới. Hệ thống thế tục của Pháp đã đặt ra những điều kiện nghiêm khắc đối với việc thực hành đức tin của người hồi giáo trong những nơi công cộng. Hai bản luật đã được biểu quyết: luật về 'nhãn hiệu tôn giáo ở trường công' cấm trùm khăn trong khuôn viên trường học (15. 03. 2004) và luật cấm đội 'khăn trùm mặt' (burqa) tại những nơi công cộng.