CÁI NHÌN 5 - kitô giáo
KITÔ GIÁO
Mai Đức Vinh
KITÔ GIÁO
I. PHÂN TÍCH TỔNG QUÁT
1. Kitô giáo có suy vong không?
Kitô giáo 'sắp tiêu vong'? Trong những năm 1960-1970, nhiều nhà triết học và xã hội học đã hồ hởi thách đố như vậy, trước thế khí của phong trào thế tục hóa mọi tập quán, mọi phong hóa và mọi tư tưởng, trước 'sự thất vọng ê chề' của xã hội tân tiến, trước cao trào phàm tục hóa đang lên ngôi, trước sự sụp đổ của thế giới tập quán kitô giáo trói buộc, trước một đức tin mở rộng giúp các tín hữu nhận ra một viễn tượng mới của thế giới, một bối cảnh văn hóa, một nền tảng đạo lý, một nếp sống cộng đoàn khác vời thời xa xưa… Tình trạng thoái hóa này đã được báo trước bởi nhiều dấu chỉ minh nhiên: thành thị hoá mau chóng, sa mạc hóa đồng quê, biến mất 'nền văn minh giáo xứ' vốn tiêu biểu bằng tháp chuông của thôn làng., vỡ bờ của 'kitô giáo trói buộc', lên ngôi của những mẫu hình tiêu thụ vật chất, thế thắng mạnh mẽ của cá nhân chủ nghĩa, cải tiến quy chế nữ giới, và bừng sáng 'nền văn minh hưởng thụ'…
Đầu thế kỷ XXI, cũng những nhà triết học và những nhà xã học, đã dựa vào những thoái hóa đương nhiên ở trên, khẳng định một cách mâu thuẫn những dấu chỉ đổi mới và tiên báo sự thăng tiến của Kitô giáo. Thiên Chúa mới đây bị chà đạp, bây giờ lại 'phục sinh'. Kitô giáo của hệ thống niềm tin theo tín điều và quy luật, đã suy vong thật rồi. Nhưng Kitô giáo khích lệ đi tìm kiếm giá trị thiêng liêng, vẫn tiếp tục thu hút thế giới đang tuyệt vọng. Quả vậy, trong những xã hội thay đổi mau chóng và mất thế quân bình, lại ló hiện sự tăng trưởng nền giáo dục, sự giàu có sung túc, phát triển khoa học, kỹ thuật … và đồng thời quãng cách giàu nghèo mỗi ngày một lớn. Chính trong những xã hội như vậy, Kitô đã tìm lại chỗ đứng và những cơ may mới mẻ. Mặc dầu phải chịu đựng những thụt lùi không tránh nổi, các giáo hội tin lành cũng như công giáo tại Hoa Kỳ, Mỹ châu latinh và Âu châu, hay các giáo hội Chính Thống vừa thoát khỏi chế độ cộng sản (1990), luôn là những giáo hội sung túc những biểu tượng (symboles), những quy chiếu, những khuôn mẫu và những ý nghĩa. Việc giữ lễ chủ nhật không còn đều đặn nữa, các quy luật về luân lý của các giáo hội mỗi ngày một ít được chấp nhận và vâng theo, các chân lý về đức tin do quyền giáo sĩ truyền dạy không còn tính cách áp đặt như thời xưa nữa. Thế² nhưng, những quy luật và chân lý có tính cách phổ quát lại trở thành tín điều. Người tín hữu hiện đại ưa chuộng những hình thức 'thuộc về' (appartenance) mềm dẻo và nhẹ nhàng hơn là những thể chế cứng nhắc và cố định do hàng giáo sỹ đề ra.
Dó là nguyên nhân thành công của các phong trào Đoàn Sủng (Charismatiques) tin lành và công giáo (charismatiques), là sức thu hút của các phong trào 'Evangéliques' hay 'Pentecotiste', là sức mạnh tự nguyện và tươi trẻ của những cuộc tập trung tự vĩ đại theo kiểu JMJ của Đức Gioan Phaolô II, những cuộc hành hương tấp nập đến các trung tâm thánh mẫu như Lộ Đức, Fatima, Saint Jacques-Compostelle. Sau cùng những đoàn người sốt sáng tìm đến các trung tâm cầu nguyện, cấm phòng, bồi dưỡng thiêng liêng, hay đến các đan viện để cầu nguyện, tĩnh tâm, chia sẻ kinh nghiệm sống đạo, hát và đọc kinh chung hơn là nghe những bài giảng theo kiểu truyền thống.
2. Kitô giáo hiện diện trên mọi châu lục.
Kitô giáo với 2 tỷ tín đồ không chạy xuống hố diệt vong như nhiều người đã mạnh miệng chẩn đoán. Khai sinh từ nôi địa trung hải (berceau méditerrannéen), lớn lên trong một thế kỷ rưỡi tại Đông phương và tại Âu châu, tràn lan từ miền Bắc đến miền Nam địa cầu với những đợt sóng thuộc địa và truyền giáo. Ngày nay, Kitô giáo hiện diện trên khắp thế giới, tới cả những vùng xa xôi, Viễn Đông và Đại Dương châu. Giống như là thế giới kinh tế, ngày nay Kitô giáo cũng có mặt trên 'mọi thị trường'. Vì thế người kitô hữu da trắng Âu châu, Hoa Kỳ mỗi ngày một ít, đa số là da vàng, da đen hay lẫn lộn da mầu (métissé).
Theo các chuyên gia, Kitô giáo sẽ vượt xa hồi giáo vì những lý do dân số. Vào năm 2050, Kitô giáo sẽ chiếm 3/4 dân số thế giới. Và trọng tâm của Kitô giáo sẽ lần hồi chuyển vào khu vực mà trước người ta gọi la 'đệ tam thế giới' (Tiers-monde). Thời điểm của 'đệ tam Kitô giáo' (tiers-christianisme) đã vọng vang, đã bị chi phối bởi thực tế đa mầu da và đa văn hóa, với một sức khuyến dụ rất linh hoạt, qua những bài thuyết giảng ít nặng về tín điều, không quan tâm mấy tới các thể chế, nhưng chú trọng đến những hình thức đánh động con tim và những phuơng thức sống đạo mềm dẻo. Khuôn mẫu kitô giáo (standard chrétien) sẽ mang mầu sắc phi châu hay nam mỹ latinh: sống đạo bình dân, đại chúng, nhấn mạnh về đoàn sủng (charismes), kitô giáo hoán cải và xác tín theo tín điều (Christianisme de conversion et de certitudes dogmatiques). Thêm và đó là những việc chữa bệnh, tổ chức tương trợ nhằm khích lệ, giáo dục, chăm sóc, thăng tiến … các tín hữu…
3. Kitô giáo gia tăng con số.
Nhưng không phải mọi quốc gia và mọi Giáo Hội sẽ hưởng thụ đồng đều sự thăng tiến về số tín hữu này. Tỷ dụ Phi châu là châu lục mà dân chúng kitô giáo, thuộc mọi tuyên tín hỗn tạp (cofessions confondues) tăng lên mau chóng nhất: 300 triệu kitô hữu trên 800 triệu dân cư. Nhưng dân chúng Phi châu đau khổ nhất vì châu lục của họ đang bị hao mòn và bị xé nát bởi nhiều cạnh tranh chính trị, tôn giáo và kinh tế. Các Kitô hữu Ấn Độ và Trung Hoa vẫn còn là thiểu số trong hai lục địa bị chi phối bởi nhiều truyền thống cổ kính, nhưng họ kiên trì và tự thấy mình có sứ mệnh phải gia tăng con số, cho dù ở trong hoàn cảnh chính trị khó khăn. Châu Mỹ latinh chiếm 1/2 dân công giáo thế giới, nhưng giáo dân ở đây đang ùa theo các phong trào 'Evangeliques' và 'Pentecotistes'. Một cách chung, các Giáo Hội được gọi là 'lịch sử', như Giáo Hội Công Giáo, Giáo Hội Tin Lành (Luther, Calvin, Anh giáo) xem ra gặp nhiều bất lợi (handicapées) hơn là các phong trào kiểu Évangeliques hay Pentecotiste. Vì những phong trào này độc lập, mềm dẻo và gần thực tế hơn trong cơ cấu tổ chức và cách thức điều hành.
Những phong trào này mỗi ngày thêm đông tín đồ, vì họ đáp ứng hoàn cảnh cùng khổ và bấp bênh của khối quần chúng thành thị. Trong tất cả những vùng ngoại ô của các thành phố lớn Á châu, Phi châu, Mỹ châu latinh, và cả Đông Âu hay vùng Mễ Tây Cơ tại Hoa Kỳ, đang có một hiện tượng tôn giáo ngoạn mục nhất thế kỷ. Đó là chưa kể các nhóm hồi giáo gây hấn. Chẳng hạn, một người, tuy không được đào tạo nghiêm túc, tự xưng mình là 'mục sư' (pasteur) và khôn khéo xen vào các vụ việc, là người đó có thể quy tụ dân chúng và lập thành một 'giáo hội' theo kiểu 'giáo hội' Evangeliques: Họ lớn tiếng bảo đảm cho các tín đồ sự che chở và tín nhiệm huynh đệ, tỉnh thức chống lại mọi mưu chước bạo lực, nha phiến, bệnh liệt kháng hay làm việc bị bóc lột (sous-emploi). Những 'giáo hội' này đoạn tuyệt với mọi quy luật và kiểm soát của các Giáo Hội Công Giáo và Tin Lành. Các 'giáo hội' này phát triển một lối sống đạo ăn nhịp với nền văn hóa bình dân của dân thành phố: họ sống đạo ô hợp, hỗn độn, với xuất thần, dấu lạ, trừ quỷ, và rất mực tân tiến. Họ ưa thích những cái mầu mè, chế biến của truyền thông, và âm nhạc, những lối diễn tả kỳ dị của nghệ thuật.
Những nguy cơ bùng nổ trong tương lai không đáng lo ngại. Vì nếu hai Giáo Hội lớn, Công Giáo và Giáo Hội Tin lành xem ra lùi bước trước hiện tượng các 'giáo hội nhỏ' trên đây, thì lại vững chắc trong vấn đề hiệp nhất, giữ vững căn tính, có khả năng thích ứng vào mọi dị biệt văn hóa một cách hoàn toàn mới mẻ. Những điểm này đã được nêu lên như để cảnh báo những thái độ co rút của các nhà thần học á châu, phi châu và mỹ châu la tinh. Không phải là bé nhỏ và đơn giản những trách nhiệm điều hành các Giáo Hội cho hoà hợp với những dị biệt văn hóa, với những tương quan giữa trung ương và các cộng đồng địa phương, với sứ mệnh truyền giáo như lời chép sau đây trong Tin Mừng: 'phải đi cho đến tận cùg trái đất' (Cv 1,8)
II. TOÀN CẦU HÓA CỦA KITÔ GIÁO.
1. Lực lượng tâm linh mạnh nhất
Âu châu hiện nay chỉ còn 1/4 trên 2 tỷ kitô hữu. Đa số kitô hữu sống tại Mỹ châu. Lực lượng tâm linh mạnh nhất thế giới hiện nay là Kitô giáo, với hơn 2 tỷ tín đồ.
Tuy nhiên, bản đồ địa lý của Kitô giáo hiện nay không đồng đều. Đất tuyển chọn Âu châu chỉ còn 1/4 của 2 tỉ tín đồ Kitô giáo, tức 550 triệu: 280 triệu công giáo, 100 triệu tin lành và 150 triệu chính thống mà đa số tại Nga Sô. Phần lớn kitô hữu nằm ở Mỹ châu, 275 triệu ở Bắc Mỹ và 530 triệu ở Nam Mỹ. Tại Nam Mỹ, đa số dân chúng là công giáo, nhưng từ 30 năm nay phong trào Evangéliques và Pentecostiques đã thu hút gần 70 triệu tín hữu. Tại Phi châu Kitô giáo tập trung đông đảo nhất tại các nước vòng đai xích đạo. Tại Á châu chỉ Phi Luật Tân là quốc gia có đa số công giáo, tới 90% dân số. Tại Trung Hoa và Việt Nam Kitô giáo luôn là thiểu số, nhưng có nhiều thế khí sẽ vươn lên, mặc dầu hiện nay đang bị chính quyền hạn chế nghiệt ngã.
Trong tương lai, Kitô giáo hướng về miền Nam, nhưng khó có những mảnh đất thuần nhất kitô giáo như ở Mỹ châu. Thực tế phải chia lãnh thổ với hồi giáo. Đây là chuyện tế nhị đã thường xuyên gây nên những đụng độ như ở Nigeria, Ai cập, Ấn Độ, thậm chí bị bóp chẹt như ở Pakistan, với khoản luật 'cấm phạm thượng'.
2. Mười nước đông kitô hữu chính thống, công giáo hay tin lành
Quốc gia
|
số ch.thống
|
Quốc gia
|
số côngiáo
|
Quốc gia
|
số Tinlành
|
Ngasô
|
60 triệu
|
Brésil
|
153 triệu
|
Hoakỳ
|
152 triệu
|
Ukraine
|
20
|
Kexique
|
95
|
Anh
|
36
|
Roumanie
|
17
|
Hoakỳ
|
70
|
Nigeria
|
34
|
Éthiopie
|
14
|
Philuậttân
|
67
|
Đức
|
31
|
Hylạp
|
9
|
Ý
|
56
|
Namphi
|
30
|
Serbie
|
8
|
Pháp
|
45
|
Brésil
|
27
|
Bulgarie
|
7
|
Colombie
|
39
|
Trunghoa
|
15
|
Biélorussie
|
6
|
Tâybannha
|
38
|
Indonesia
|
14
|
Kazakhstan
|
6
|
Balan
|
37
|
Kenya
|
12
|
Hoakỳ
|
5
|
Argentine
|
37
|
Congo
|
12
|
III.NIÊN SỬ TOÀN CẦU HÓA CỦA KITÔ GIÁO
1. Niên sử Kitô giáo
Năm
|
Biến cố lịch sử
|
01
|
Chúa Giêsu ra đời
|
30
|
Chúa Giêsu tử nạn
|
64
|
Đốt thành Roma - Cuộc bách hại kitô hữu đầu tiên
|
391
|
Hoàng đế Theodose I tuyên bố Kitô giáo là tôn giáo chính
thức của Dế quốc
|
910
|
Thiết lập tu viện Cluny (Pháp)
|
963
|
Thiết lập tu việ
|
1054
|
Đoạn tuyệt giữa ĐGH Leon IX (Roma) và T.P Michel Cénulaire
(Constanst.e)
|
1099
|
Nghĩa binh Thánh Giá I chiếm thành Giêrusalem
|
1204
|
Nghĩa binh Thánh Giá IV vây hãm Constantinople
|
1210
|
Thánh Francois d'Assise lập dòng Anh em hèn mọn
|
1450
|
Sách Thánh lần đầu tiên được ấn hành tại Gutenberg
|
1453
|
Quân Thổ Nhĩ Kỳ chiếm Constantinople
|
1517
|
Luther công bố 95 đề án tại Witenberg
|
1540
|
Thành lập dòng Chúa Giêsu (dòng Tên)
|
1545
|
Bắt đầu công đồng Trente (1545-1563)
|
1562
|
Chiến tranh tôn giáo bùng nổ tại Pháp
|
1596
|
Hiệp ước Brest, thành lập giáo hội Ukraine (giáo hội quy
nhất)
|
1685
|
Bãi bỏ Sắc lện Nantes
|
1789
|
Cách mạng Pháp, tịch thu các tài sản của Giáo Hội
|
1791
|
Tại Pháp, tin lành được quyền bình đẳng với công giáo
|
1801
|
Hòa ước giữa Napoléon Bonaparte và Tòa Thánh
|
1840
|
Phái bộ Livingstone sang Nam Phi châu
|
1840
|
Phái bộ Livingstone sang Nam Phi châu
|
1869
|
Công đồng Vatican I
|
1905
|
Nhà nước Pháp tách rời Giáo Hội – Thành lập Liên hiệp Tin
lành Pháp.
|
1840
|
Phái bộ Livingstone sang Nam Phi châu
|
1869
|
Công đồng Vatican I
|
1905
|
Nhà nước Pháp tách rời Giáo Hội – Thành lập Liên hiệp Tin
lành Pháp.
|
1939
|
Tấn phong giám mục tiên khởi của Phi châu
|
1962
|
Công đồng Vatican II (1962-1965)
|
1964
|
Gặp gỡ giữa ĐGH Phaolô VI và Đức Thượng Phụ Athénagoras
(Constantinople)
|
1978
|
Tấn phong ĐGH Gioan Phaolô II
|
1992
|
Giáo hội Anh giáo chấp nhận phong giám mục nữ giới.
|
2006
|
Tấn phong ĐGH Biển Đức XVI
|
|
|
2. Sức bành trướng của Kitô giáo
Thế kỷ đầu tiên: Nhờ thánh Paolô, một người Do Thái trở lại đã đi rao giảng Tin Mừng khắp miền Tiểu Á, Macédoine và Hy Lạp. Sứ điệp của Chúa Giêsu được loan truyền khắp đế quốc Roma. Thánh Phaolô đã thực hiện 4 'chuyến du hành truyền giáo', từ năm 45 đến 62 là năm ngài được phúc tử đạo. Đồng thời Tin Mừng được bén rễ tại Syrie và Arabie. Kitô giáo bắt đầu tách ra khỏi Do Thái giáo là nôi nguyên thủy. Trong thế kỷ đầu, những cộng đồng kitô hữu chính yếu: Jerusalem, Césarée, Tyr, Sion, Antioche, Tarse, Lystra, Hiérapolis, Éphèse, Athènes, Corinthe, Thessalonique, Philippe, Troas, Cyrène, Alexandrie, Rome…
Ly giáo Đông phương (1059): Trong những thế kỷ đầu, Kitô giáo có nhiều chia rẽ mỗi ngày thêm trầm trọng. Ly giáo Đông phương năm 1054 tách rời Constantinople khỏi Roma. Sự đoạn tuyệt này thành dứt khoát bởi việc Nghĩa binh Thánh giá vây hãm thành Constantinople năm 1204 . Sự đoạn tuyệt này kéo dài tới năm 1964 với cuộc gặp gỡ lịch sử giữa Đức Giáo Hoàng Phaolô VI với Đức Thượng Phụ Athenagoras.
Các giáo hội Tin Lành tách rời Giáo Hội: Ngay đầu thế kỷ XVI, Giáo Hội Công Giáo bị chỉ trích về nhều khía cạnh. Năm 1517, một tu sĩ Đức, Martin Luther đã phổ biến 95 luận đề để tố cáo những sai trái của Roma. Ông bị vạ tuyệt thông năm 1521. Ông phiên dịch Thánh Kinh và mở chiến dịch canh tân. Một trong những đồ đệ trung kiên của Luther là Calvin, người Pháp. Những người Pháp theo phong trào cải cách Luther-Calvin mỗi ngày một đông họ chứng kiến cuộc chiến tranh tôn giáo suốt 30 năm trường, mà biến cố đau thương nhất là cuộc tàn sát đêm lễ thánh Barthélémy. Sau ly giáo Chính Thống (1054), cuối thế kỷ XVI Giáo Hội Công Giáo còn bị thu nhỏ lại bởi sự tách rời của những nước theo Tin Lành hay Phong trào Cải Cách: Các nước tin lành Luther mạnh thế: Nước Đức (Sainte Empire), Thụy Điển, Đan Mạch, Nã Uy. Các nơi tin lành Calvin đông đảo: Thuỵ Sĩ, Ecosse (Anh), Courlande, Hòa Lan. Các nước tin lành Anh đa số: Anh, bác Ái Nhĩ Lan (Belfast).
3. Sự mở rộng của Kitô giáo trong hai thế kỷ XVII và XVIII.
Mở rộng qua Phi châu: Sau khi đế quốc Bồ Đào Nha bị sụp đổ vào thế kỷ XVII, chỉ còn một số nhỏ kitô hữu phi châu sống sót. Qua thế kỷ XVIII, các thừa sai tìm cách chinh phục lại các phần đất đã mất bằng cách chiêu hồi các vua trở lại đạo. Nhưng không có kết quả. Phải đợi tới cuối thế kỷ XIX Kitô giáo mới thâm nhập được vào Phi châu.
Mở rộng qua Mỹ châu: Tại Tân Thế Giới (Terre-Neuve), năm 1534, Jacques Cartier đã cắm những cây Thánh Giá đầu tiên trên lục địa Bắc Mỹ. Một trăm năm sau, những người công giáo Anh lập tiểu bang Maryland. Những nhà thuộc địa Âu châu cập bến, dân tin lành mỗi ngày thêm đông, nhất là 'những người muốn đi tìm môi trường để được 'sống tự do lương tâm' cách thoải mái. Các 'Sư huynh hành hương' cập bến Plymouth, người Thanh giáo (puritains) đến Boston, Tin lành anh giáo tới Virginie và Caroline…
Mở rộng qua Á châu: Ngay từ 1549, thánh Phanxicô Xaviê, dòng Tên, đã mở đường cho đạo công giáo lan qua Viễn Đông. Ngày nay nhiều kitô hữu thuộc châu lục này lại đi truyền giáo khắp nơi. Các dòng tu công giáo Phi Luật Tân, những 'chiến sĩ phong trào Evangéliques Nam Triều Tiên'. Vụ bắt làm con tin tại Afghanistan mùa hè 2007 là một tang chứng.
IV. ĐẠO CÔNG GIÁO DỒN VỀ PHÍA NAM
1. tình trạng trái ngược.
'Tại Việt Nam thánh lễ công giáo đầy ních thánh đường, các chủng viện không có chỗ dung nạp các chủng sinh', nhận xét của ký giả Jean-Claude Guillebaud, nói lên tình trạng chung của Kitô giáo vào tháng 9 năm 2010, cho chúng ta một ý niệm trái ngược hiện nay ngay giữa lòng giáo hội công giáo đã được toàn cầu hóa, khi chúng ta đối chiếu với sự sút kém trầm trọng về ơn gọi linh mục tại các nước như Pháp và Bỉ. Cả khi chính quyền cộng sản Việt Nam 'hạn chế nhỏ giọt' (numerus clausus) khiến hàng ngàn chủng sinh phải nhẫn nại đợi ngày chịu chức.
Theo con số của Niên Giám Tòa Thánh phổ biến năm 2011, người công giáo á châu còn là thiểu số với 10,7% dân số châu lục chiếm 60% dân số thế giới, nhưng số người công giáo đã tăng lên 15 điểm trong 10 năm vừa qua. Trái lại tại Âu châu số người công giáo mỗi ngày một 'hao mòn'. Thực tế, năm 1985 Âu châu chiếm 1/3 số người công giáo trên thế giới, ngày nay chỉ còn 24% thôi. Nghĩa là chỉ còn 1/4 trên tổng số người công giáo toàn cầu. Ngược lại, theo thông tấn xã Fides, quãng 40% dân Âu châu muốn 'nối kết lại' với đạo công giáo. Theo hãng thăm dò Ifsop-La Croix, 2009) chỉ có 4,5% người Pháp đi lễ đều đặn mỗi chủ nhật, tức 3.000.000 người. Như vậy còn ít hơn người hồi giáo giữ ramadan. Tuy nhiên, theo nhiều cuộc thăm dò, hiện có từ 50-60% người Pháp (tức 30-40 triệu), tự đồng hóa mình gần hay xa với đạo công giáo.
2. Sức năng động của Phi châu.
Theo báo cáo của Hội đồng Tôn giáo quốc gia năm 2010, Hoa Kỳ có 68 triệu dân là công giáo, tức 22% dân số. Nhiều dân di cư từ Nam Mỹ la tinh đến làm tăng con số và buộc các giáo phận phải làm mục vụ song ngữ anh-tây ban nha. Giáo Hội Công Giáo Nam Mỹ đang bị soi mòn vì các phong trào Evangéliques và Pentecostiques. Brésil là nước đông dân công giáo, trước năm 1980 chiếm 90% dân số, ngày nay chỉ còn 68%.
Phi châu là châu lục tăng triển giáo dân nhiều nhất: trong quãng từ 1999 đến 2008, số người công giáo tăng lên tới 33%. Trước hoàn cảnh này, đức giáo hoàng đã tổ chức tại Roma một công nghị đặc biệt về Phi châu năm 2008. Ngài đã đến thăm mục vụ, Cameroun năm 2009 và sẽ đến Bénin vào mùa thu 2011.
Trọng tâm của Giáo Hội Công Giáo đã di từ bắc về nam quả là một 'di chuyển lịch sử'. Trong thập niên 1960, thời công đồng Vatican II, dân công giáo còn thắng thế tại Âu châu và những nhà thần học công giáo nổi bật là dân Đức (Ratzinger, Kung, Rahner, Balthsar) và dân Pháp (Congar, Chenu, Lubac). Lập trường hướng dẫn của Giáo Hội Công Giáo đã dần dần biến mất. Tại Phi châu và tại Á châu Giáo Hội đang mất ảnh hưởng bởi những đợt sóng 'tân tin lành' (vagues néoprotestantes) và hồi giáo.
Trong bối cảnh cạnh tranh mạnh mẽ này, người công giáo, từ giáo dân tới giáo sĩ, có nguy cơ mất ảnh hưởng trong việc đối thoại liên tôn hay sinh hoạt đại kết. Trong nhiều nước, sự đụng chạm với hồi giáo cực đoan thật chua cay, như tại Pakistan. Năm 2010 là thời điểm đẫm máu tại Irak. Tại Aicập, cộng đồng kitô giáo Copte chịu cuộc tàn sát đầu năm 2011. Tháng 02.2011, Liên Hội Đồng Giám Mục Âu Châu đã lên tiếng chống lại những vụ tấn công các kitô hữu và nơi thờ phượng của họ.
Tuy nhiên, cấu trúc hàng giáo phẩm phản chiếu rất ít ỏi về sự chuyển biến quốc tế này. Lý do: Âu châu chỉ có 1/4 dân công giáo, nhưng lại giữ 1/2 số hồng y (trên 120 vị) còn quyền bỏ phiếu, đang khi Á châu và Phi châu lại không đủ túc số đại diện (sous-représentées) trong hồng y đoàn. Chúng ta thử đối chiếu:
Châu
lục
|
Số giáo dân
(2010)
|
Số hồng y bầu phiếu (2011)
|
Âu châu
|
283.000.000
|
59
|
Mỹ châu
|
576.000.000
|
35
|
Á châu
|
124.000.000
|
9
|
Phi châu
|
173.000.000
|
12
|
Úc châu
|
9.000.000
|
1
|
Người công giáo trong các thập niên tới (họa đồ tr. 51)
V. CĂN TÍNH CHÍNH THỐNG GIÁO
1. Phân tích tổng quát
Chiến tranh liên tục và thủy triều quá khích tại Cận Đông tiếp tục xua đuổi dân kitô giáo mà chủ yếu là chính thống giáo. Bốn trên năm tòa thượng phụ của thế kỷ thứ nhất (Antioche, Constantinople, Alexandrie, và Jérusalem) tất cả thuộc đông phương, luôn bị đe dọa 'tiêu diệt'. Cảnh tiêu vong này cũng chạm đến chính thống giáo gốc byzantin hay hy lạp (tách rời khỏi Giáo Hội Công Giáo từ 1054) theo lễ nghi arménien, copte và syrien, tách rời từ công đồng Chalcédoine, năm 451. Tòa thượng phụ chính thống hy lạp ở Jérusalem chỉ có hơn vài ngàn giáo dân tại Do Thái, Lãnh thổ Palestine, Jordanie và Golfe. Theo ngôn ngữ ả rạp lại dưới quyền một giáo sĩ hy lạp, nên tòa thượng phụ này luôn có những va chạm nội bộ. Tòa thượng phụ Alexandrie chỉ gồm 15 giáo phận chính thống hy lạp (khác với cộng đồng Copte đông giáo dân hơn) bên Ai cập và bên Libye. Riêng tòa thượng phụ Antioche, gồm nhiều giáo dân sinh sống tại Bắc Mỹ, Syrie, Liban và tại Irak.
Chính thống đông phương chết mòn dần theo 'truyền thống đồng cư với hồi giáo có thể là một động lực hoà bình'. Sau thảm cảnh ê chề năm 1923 (việc trao đổi dân cư giữa Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ), chính thống giáo còn lại 300.000 người chính thống hy lạp khi thiết lập nước Cộng Hòa Thổ Nhĩ Kỳ. Thế nhưng ngày nay chỉ còn lại gần 3.000. Constantinople không còn tự do để đào tạo linh mục. Các linh mục không được mặc áo 'soutane' đi ra phố thủ đô Istanbul, trừ thượng phụ Bartholomée I. Tòa thượng phụ còn kiểm soát một vài lãnh thổ hy lạp (Crète, Mont Athos, đảo Dodécanèse), nhưng đây lại là mối đầu xích mích với tòa thượng phụ lớn Athènes. Nói tắt, thượng phụ Bartholomée I ngày nay không còn dủ pháp lý để kiểm soát cộng đoàn chính thống hy lạp tha hương (diaspora) tại Mỹ châu, Úc châu và Tây âu nữa.
Tính cách toàn cầu hóa này vừa là một duyên may vừa là khuyết tật. Đánh dấu lịch sử kitô giáo, chính thống giáo đã chuyển biến về Tây phương do những đợt sóng di tản từ các nước Âu châu cộng sản, từ Cận Đông và từ Tiểu Á. Do ảnh hưởng chủ nghĩa tân thời tây phương, những cộng đoàn ở Hoa kỳ, Áo, Anh hay Pháp (có chừng 200.000) không còn nói tiếng mẹ đẻ hy lạp, nga hay ảrập nữa. Hơn thế chính thống giáo cứ ấm ức cãi nhau về quyền tài phán. Constantinople đụng độ với những tham vọng bành trước của Moscou. Từ xa, tòa thượng phụ mạnh thế vì đông tín đồ này cứ đòi quyền lãnh đạo, chống lại quyền trọng tài (droits d'arbitrage), muốn móc nối lại những cộng đoàn ở Âu châu hay Mỹ châu đã tách khỏi tòa thượng phụ Moscou sau cách mạng 1917.
2. Cần phân biệt:
- Tòa Thượng Phụ (Patriarcat) là lãnh thổ trên đó một thượng phụ (patriarche) hay một thủ lãnh (chef) cộng đoàn thi hành thừa tác vụ của mình. Người ta phân biệt hai loại tòa thượng phụ: - Các Toà thượng phụ tông tòa (Partiarcats Apostoliques) được thiết lập năm 325; - và các Tòa thượng phụ được thành lập sau 325.
- Có 5 Tòa thượng phụ tông tòa: Roma (công giáo) – Constantinople – Alexandrie – Antioche (trụ sở của Damas) – và Jérusalem (cả bốn là chính thống).
- Các Tòa thượng phụ khác: được thiết lập tại Moscou (Nga Sô) năm 1569 rồi 1917, - Géorgie (1918), - Serbie (1920) – Roumanie (1925) – và Bulgarie (1953).
- Các Giáo hội tự chủ (Églises autocéphales): Albanie – Chypre – Grèce – Pologne – Tchécoslovaquie. Những giáo hội này không có danh hiệu 'tòa thượng phụ' nhưng độc lập.
- Các Giáo Hội tự chủ hay bán-tự chủ (Églises autonomes ou semi-autonomes) được mọi người nhìn nhận.
3. Các đan viện Mont Athos
Người ta cũng gọi là 'Cộng Hòa Đan Viện Mont Athos' (République monastique du Mont Athos) nằm trong lãnh thổ Toà Thượng Phụ Đại Kết Constantinople, được hưởng quy chế tự trị bởi Hiến Pháp Hy Lạp năm 1926. Khi Hy Lạp gia nhập Cộng Đồng Âu Châu thì nữ dân biểu Anna Karamanou muốn xin Quốc Hội Âu Châu cho Đảo Cộng Hòa (ile république) mở cửa đón cả nữ giới nữa. Nhưng không thành công. Hiện nay có 1.500 nam đan sĩ sống tại đó, trong 22 đan viện (monastères): đan viện Saint-Paul, đan viện Simon-Petra, đan viện Xenaphone, đan viện Vatopedi… Cộng hòa đan viện Mont Athos liên hệ với các tòa thượng phụ và các giáo hội chính thống tự chủ.
VI. CĂN TÍNH TIN LÀNH
1. Cái nhìn tổng quát.
Ngày 31. 10. 1517, một tu sĩ công giáo đức là Martin Luther dán trên cửa nhà nguyện của lâu đài Wittenberg, vùng Saxe, một tờ ghi 95 luận đề về các ân xá, khởi đầu một chiến dịch làm rung động lịch sử Kitô giáo. Sau thời gian lâu dài hoạt động trên đất Âu châu, hiện tượng tin lành đã có một thế kỷ rưỡi bành trướng quan trọng. Với con số 500.000 tín đồ, tin lành trở thành 'tấm kính vạn hoa' (kaleidoscope) ngoạn mục và phức tạp, vì sự khác biệt của các cộng đoàn hiện diện, từ nhóm nhỏ vây quanh một người tự xưng là mục sư cho đến các giáo hội kỳ cựu có hàng triệu bổn đạo, mà quan trọng nhất là giáo hội tin lành đức quốc.
Tình trạng này là hậu qủa của việc sinh sôi dồn dập các cộng đoàn nhỏ, cứ từ cộng đoàn này tách rời cộng đoàn khác, tách rời giáo hội khác và nhân lên thành 'khối' hỗn tạp, về những đường hướng thần học khác nhau, chọn lựa phụng vụ dị biệt và những hình thái tổ chức sinh hoạt không giống nhau, không đồng đều… Thí dụ tin lành anh giáo ưa thích một phụng vụ cần kề với phụng vụ công giáo, trong khi khuynh hướng Calvin, Pentecostiste từ chối mọi lễ nghi phụng vụ. Tuy nhiên, tất cả đều chia sẻ một vài xác tín chung: Giáo hội không phải là một cấu trúc thánh thiêng (structure sacrée). Thánh Kinh là nguồn suối duy nhất huớng dẫn lương tâm. Phần rỗi chỉ lãnh nhận được nhờ đức tin (la foi seule), nghĩa là phần rỗi không phải là phần thưởng vì những công phúc đã đắc thủ. Về phương diện thực thể thì mọi người đầu bình đẳng trước Thiên Chúa.
2. Khủng hoảng bởi 'muốn hiện đại hóa'.
Tại Âu châu có 110 triệu người theo tin lành. Những giáo hội lịch sử kỳ cựu, thoát thai từ giáo thuyết của Calvin, của Luther và của Anglicans, có niềm tin nội tâm. Đã lâu đời, các giáo hội này vốn tiên phong về việc chú giải thánh kinh, tinh thần đại kết, tính cách dân chủ trong sinh hoạt, trong việc tiến cử nữ giới vào các sứ vụ. Nhưng từ 20 năm nay, chính các giáo hội này lại chịu một sức phản hồi (cotrecoup) của cơn khung hoảng vì 'đường hướng hiện đại hóa' mà họ đã rập theo thái quá. Người ta nhận thấy: các giáo hội tin lành kỳ cựu đang bị xói mòn bởi 'các phong trào Évangéliques' hồ hởi tuyên tín và 'đi ngược văn hóa' (contre-culturelles), bảo thủ trong vấn đề phong hóa hay giáo lý. Người ta thấy các giáo hội tin lành đang đi theo hứng khởi của thuyết Pentecotisme gây xúc động, tạo sức mạnh, mời gọi trở lại, đề cao dấu lạ, và cương quyết khẳng định tín điều cứu chuộc của Thập Giá. Người ta nói đến một giáo hội tin lành mới (néoprotestantisme).
Hình như nửa thế kỷ sau thời Cải Cách, tin lành đã hạ sinh một loại tín hữu mới. Tại Bắc Mỹ, tin lành vẫn thắng thế với 70.000.000 giáo dân ở Hoa Kỳ nằm trong 300 tổ chức khác nhau. Những giáo hội địa phương của các giáo hội lịch sử kỳ cựu đã du nhập vào Hoa Kỳ nhờ chính sách thuộc địa của anh quốc hay nhờ những đợt di cư, hiện đang nhận thức về một cơn khủng hoảng 'muốn tân thời hóa' theo một hình thái nổi bật hơn. Nhưng thái độ chấp nhận sự biến đổi về phong hóa (như đồng tình luyến ái) đang gây nên một những căng thẳng lớn, như trường hợp tin lành anh giáo: một tình trạng ly giáo nổi lên ngay giữa lòng giáo hội.
Tại Hoa Kỳ, hiện tượng lớn hơn của tin lành là Baptisme. Hiện tượng này chủ trương phải có một đức tin đầy sức mạnh bành trướng và truyền giáo, đức tin là hình ảnh của một tín hữu 'được tái sinh' (born again), nghĩa là người tín hữu 'sống kinh nghiệm trở lại'. Hiện tượng này còn quyết liệt hơn nữa nơi tin lành Pentecostisme: đề cao tột bực cảm hứng thần linh và việc chữa lành.
3. Tin Mừng của sự phồn thịnh.
Những biến chuyển trong giáo hội tin lành anglo-saxon đang cho ra đời một giáo hội tin lành mới (néoprotestanisme) phổ biến mạnh mẽ trên khắp năm châu lục, và như muốn đứng trên giáo hội tin lành truyền thống. Giáo hội tin lành mới suy tôn việc đọc Kinh Thánh như là điều cơ bản và thực dụng, đồng thời đưa ra một phương thức kích động tình cảm và không biết đến những gốc rễ trí thức và sinh tồn của công trình Cải Cách. Các mục sư, vì bị mê hoặc bởi 'sức siêu nhiên' (le surnaturel) và 'rất khéo chiêu hàng' (forts en marketing), nên thường thuyết giảng về 'Tin Mừng phồn thịnh' (L'Evangile de la propérité), theo đó lòng tin vào Thiên Chúa sẽ được ân thưởng giầu sang và sống thoải mái ngay đời này. Vì quá xa rời việc hạ mình mầu nhiệm và đức khó nghèo của Chúa Giêsu mà Luther hết tình hâm mộ, nên các giáo hữu tân tin lành đang làm biến rạng Kitô giáo và làm cho giáo hội Roma hoảng hốt.
Tại châu Mỹ latinh đã có 65 triệu người rời bỏ giáo hội công giáo. Tại Phi châu, tân tin lành bồi dưỡng nền tảng tôn giáo địa phương (thờ kính tổ tiên, bói toán, ma thuật, trừ quỷ) và tạo nên 'hiện tượng trăm hoa đua nở' giữa những người 'sống tuyệt vọng vì nghèo đói'. Tại Á châu, hiện tượng Pentecostiste cũng đang xâm nhập mạnh mẽ (đặc biệt tại Nam Triều Tiên và các vùng Kitô giáo cổ truyền) và ùa vào cả Trung Hoa lục địa, thu hút được 10 triệu tín đồ trên 40 triệu giáo hữu kitô.
Vào năm 2017, Giáo Hội Cải Cách sẽ mừg sinh nhật nửa thế kỷ hiện hữu. Liệu những người thừa hưởng gia nghiệp có biết chống lại mọi toan tính mới mẻ này để bảo toàn ý hướng ban đầu của các vị sáng lập không: là nhấn mạnh đến đức tin và lý trí, là đề cao sự trở về nguồn của Kitô giáo, và đồng thời đón nhận chiều hướng canh tân? Một người mới thì tràn đầy niềm tin tưởng vào lòng nhân ái của Thiên Chúa, bám sát việc đọc chuyên cần và ý thức Thánh Kinh Mạc Khải. (Jean Mercier).
4. Sự tiến triển của Tân Tin Lành
TL truyền thống (Prot. traditi.)
|
20%
|
20%
|
12%
|
25%
|
42%
|
72%
|
75%
|
60%
|
TLPentecostiste&Évangélique
|
72%
|
59%
|
58%
|
50%
|
48%
|
37%
|
10%
|
9%
|
TLThánhLinh (Ren. Charis.)
|
8%
|
21%
|
30%
|
25%
|
10%
|
15%
|
15%
|
31%
|
Tại 8 nước tiêu biểu, 100%
|
Brésil
|
Chili
|
Guatemala
|
Kenya
|
Nigeria
|
N. phi
|
H. Kỳ
|
Tr. Tiên
|