CÁC TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ
CÁC TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ
Hiện có 2719 Tổ Chức Phi Chính Phủ (xin viết tắt : TCPCP, tiếng
Pháp Organisations Non Gouvernementales: ONG) được Hội Đồng Kinh tế và Xã hội của
Liên Hiệp Quốc (ONU) (Conseil économique et social de l'Onu: Ecosoc) chính thức
thừa nhận. Vì thế, 2719 TCPCP này đều có quy chế tư vấn được nhìn nhận, nhưng
không có một cơ bản pháp lý nào cho phép họ tự xác định là TCPCP.
Hầu hết các TCPCP tại các nước Âu Mỹ đều bắt gốc từ môi trường
và ảnh hưởng kitô giáo. Các TCPCP thường liên hệ gần kề với một tôn giáo hay giữ
nguyên cơ chế thế tục (statut laic). Hiện nay có 162 tổ chức Caritas quốc tế như
Ủy Ban Công Giáo chống đói và lo phát triển (Comité catholique contre la faim
et pour le développement: CCFD) là một dịch vụ của Giáo Hội Công Giáo, trong
khi tổ chức Emmaus được Abbé Pierre thành lập năm 1950 tại Pháp, trước khi bành
trướng trên nhiều nước, là một tổ chức thế tục.
Gợi hứng từ tinh thần kitô giáo trong các nước la tinh,
phong trào nhân bản của thế giới Aglo-saxon lại luôn dựa trên các giáo hội tin
lành. Bên cạnh tổ chức Armée du Salut (Đoàn quân Cứu Độ) có mặt trên một trăm
quốc gia với danh nghĩa 'Tổ Chức Phi Chính Phủ' Đức quốc, Anh quốc và Hoa Kỳ: Tất
cả có một đường lối chung là 'thực hiện cụ thể tinh thần liên đới quốc tế'.
Trong thực hành, các hoạt động của TCPCP kitô chủ trương không
'mời gọi, quyến rũ' ai vào đạo Kitô. Đó là trường hợp của mạng lưới hoa kỳ
World Vision (Bối cảnh thế giới), một trong TCPCP lớn mạnh nhất trên thế giới. Những
TCPCP rất hiệu lực trong việc cứu trợ những
người lâm cơn cùng khổ không phân biệt tôn giáo, chủng tộc và lứa tuổi… Tuy nhiên
từ mấy năm nay, các phong trào 'truyền giáo' thường liên kết với các Giáo Hội
Tin Mừng (Églises Évangéliques) vùng bắc Mỹ châu hay Á châu. Họ lợi dụng bình
phong nhân đạo để phát động những chiến dịch Phúc Âm hóa trong các nước Miền
Nam (Pays du Sud). Hành động này gây nhiều chấn động, đặc biệt trong các nước hồi
giáo. Những mạng lưới nhân đạo hồi giáo chính yếu chỉ phục vụ các tín hữu hồi
giáo, cũng trở thành đối tượng hoài nghi. Bên cạnh những TCPCP hùng mạnh đã được
nhìn nhận như Cứu trợ Hồi giáo (Secours Islamique), các TCPCP hồi giáo cỡ nhỏ,
sau biến cố phá hoại ngày 11. 09.2001, đã
bị tố cáo là liên hệ tài chánh với các tổ chức khủng bố.
Xét về ngân khỏan thì mạng lưới hoa kỳ World Vision cho biết
tài khỏan năm 2006 như sau:
- Ngân khoản chung là 1.512 triệu euros: - cứu trợ những người gặp khốn cùng : 100 triệu euros, - số quốc gia được cứu trợ: 102 nước (ngoài sổ cứu trợ của hồi giáo), - nhân viên làm việc trả lương 23 ngàn người.
- Những quốc gia được giúp trên 10 triệu euros: Việt Nam, Perou, Côte d'Ivoire, Togo, Congo, Rwanda, Senegal, Maroc, Ukraine, Russie, Ấn Độ.
- Những quốc gia được giúp từ 5 đến 10 triệu euros : Brésil,
Haiti, Guatemala, Colombia, Cambodge, Scri Lanka, Ai Cập, Camerour, Ethiopie,
Soudan, Tchad, Benin, Burkina, Mali, Mauritanie, Jerusalem, Liban, Pakistan,
Bielorussie.
- Những quốc gia được giúp từ 1 đến 5 triệu: Kenya, Niger,
Guinée, Cap Vert, Afghanistan, Tunisie …..
- Những quốc gia được cơ quan cứu trợ hồi giáo giúp: Mali,
Soudan, Somalie, Malawi, Algére, Bosnie, Tchéchénie, Albanie, Afghanistan,
Pakistan, Bangladesh.
Trái với những TCPCP cỡ lớn chuyên giúp đỡ 'cấp thời nhân đạo' như Médecins sans frontières (gốc Pháp), Oxfam (gốc Anh), Care (gốc Mỹ), các TCPCP kitô giáo một cách chung lại chuyên tâm lo việc phát triển và nhân quyền. Những tổ chức này dựa vào nhiều cơ sở địa phuơng (xứ đạo, giáo phận, dòng tu…) để mở rộng biên giới hoạt động và thu lượm được nhiều kết quả tốt. Điển hình là vụ động đất - thuỷ triều (tsunami) Indonésie tháng 11. 2004 và vụ động đất Haiti tháng . 2010.
BẢN ĐỒ CỦA NHỮNG CUỘC DI DÂN LỚN TRONG LỊCH SỬ.
Theo tài liệu của Liên Hiệp Quốc (ONU) thì đã có 214 triệu dân
di tản quốc tế, mà thành phần căn tính của họ là văn hóa và tôn giáo. Quả vậy,
trong dòng lịch sử, những đụng độ dưới mọi hình thức, cách riêng là nguyên nhân
tôn giáo đã gây nên những cuộc di dân cưỡng bách. Chẳng hạn với phong trào Canh
tân vào thế kỷ XVI, 300 ngàn người pháp theo tin lành Calvin (huguenots) đã phải
tỵ nạn qua các xứ của các lãnh chúa theo phái canh tân tại các nước Anh, Áo, Đức,
Hà lan. Để trốn thoát những cuộc bách hại của vua anh Jacques I, các tín hữu hành
hương tại Mayflower phải vội vã đáp tàu trốn qua Tân Thế Giới năm 1620 và chính
họ lập nghiệp đặt nền tảng cho nuớc Mỹ ngày nay. Cũng vì để trốn những cuộc bách
hại bắt đầu từ cuối thế kỷ XIX, người Do Thái sống tại Âu châu đã phải tạo nên
một cuộc di tản lớn qua Hoa Kỳ. Rồi kể từ năm 1948, họ trở về đất Do Thái, nối
kết với người Do Thái lập cư tại các nước Ả rập. Cùng năm 1948, nước Ấn Độ chia
làm hai, phần Ấn Độ trở thành nước Ấn giáo và phần Pakistan trở thành nước hồi
giáo. Nhân vụ chia đôi này, 17 triệu dân Ấn phải di tản theo tôn giáo của mình.
Nếu những cuộc bách hại tôn giáo vẫn còn đó, thì còn nhiều động
lực to lớn khác khiến hàng triệu triệu người phải di tản hay tị nạn: động lực
chính trị, kinh tế, việc làm, sức thu hút của nếp sống Tây phương, chiến tranh
chủng tộc và bộ lạc, nạn đói kém vì khí hậu không thuận lợi cho mùa màng…
Làn sóng di dân vũ bão đã làm mất quân bình vừa của quốc gia
nguyên quán vừa của quốc gia tiếp đón. Chẳng hạn nước Việt Nam, từ năm 1975, mấy
triệu dân phải bỏ nước ra đi tìm tự do tôn
giáo, tự do sinh sống…tại nhiều nước trên thế giới, đã khiến nước Việt Nam mất đi
'bao nhiêu chất xám trí thức và kinh tế…' mà tới nay chưa lấy lại được thế quân
bình. Thật uổng cho quốc gia nguyên quán! Theo tài liệu của Liên Hiệp Quốc năm
2006, những tiểu quốc nằm quanh Vịnh Ba Tư đón nhận nhiều nhất 'kiều cư muốn tìm
công ăn việc làm'. Tài liệu cho biết dân
ngoại quốc chiếm 25% dân số của Oman và Arabie Saoudite, 62% dân số của Koweit, 71% dân số của các Émirats
Arabes và 78% dân số của Qatar. Tuy cần người làm việc đặc biệt trong 'ngành dầu
hỏa', các nước này không khỏi 'mất quân bình' khi sự hiện diện của dân ngoại quốc
đông đảo như vậy. Chúng ta không quên rằng đây là những nước hồi giáo rất ngặt
nghèo về 'quyền tự do tôn giáo'.
Trong những thập niên 1960-1970: chính sách đồng hóa
(assimilation) bắt buộc người nhập cư phải xóa bỏ (labula rasa) văn hóa của họ,
tôn giáo của họ, đang khi chính họ mong ước được sống căn tính văn hóa của họ,
bảo toàn căn tính đức tin của họ… Sang thập niên 1970-1980: một khi đã chuyển đổi
chỗ đứng dân sự, người nhập quốc tịch phải tranh đấu sự bình đẳng về quyền lợi
chính trị và xã hội. Những biến chuyển trên mở cửa cho một thập niên mới,
1990-2000: tranh đấu chống bất công, bất bình đẳng, chống kỳ thị, đòi hỏi sự đối
thoại với các nhóm kiều cư, đặc biệt với hồi giáo …
Ngày nay, hơn các bậc đàn anh trước họ, giới trẻ kiều cư nối
kết lại với căn tính tôn giáo và văn hóa của họ, họ mong ước được nhìn nhận và được
tự do sống theo niềm tin và văn hóa của họ. Sự hiện diện đông đảo của họ đặt ra
cho xã hội hôm nay 'vấn đề phải chung sống'. Các tôn giáo và các tổ chức bác ái
giữ một vai trò rất quan trọng trong việc cơ cấu hóa những tình trạng di dân này
(diasporas). Bản bá cáo của Liên Hiệp Quốc mang tựa đề 'Di dân để thay thế'
(Migration de remplacement) ra tháng 3. 2000 khẳng định rằng: 'Âu châu phải cần
đến từ 47 triệu người di tản từ nay đến 2050'.
QUY CHẾ NGƯỜI PHỤ NỮ
Quy chế người phụ nữ và chỗ đứng của họ trong các tôn giáo
thăng tiến thật chậm chạp. Tại Maroc, cho đến nay chỉ có một trung tâm đào tạo
phụ nữ thành giáo viên (morchidates): Phụ nữ có thể dạy giáo dân về những bổn
phận tôn giáo, nhưng họ không được hướng dẫn giờ kinh ngày thứ sáu. Tuy nhiên tại
Maroc cũng như tại Iran, phụ nữ được quyền đọc lịch sử các vị tử đạo. Tại Mã Lai,
giáo quyền chấp nhận nữ giới làm quan tòa, nhưng họ bị cấm áp dụng các luật 'hudud',
là luật ném đá, cắt chặt tay chân… và các
luật 'gisas', là các tội bị cầm tù hay xử tử…
Trong đạo Do Thái, những bổn phận phụng tự, học hỏi Thora chỉ
thuộc về phái nam, còn phái nữ chỉ lo việc gia đình, trao truyền mọi giá trị của
đạo giáo cho con cháu. Tuy nhiên, ngày nay người ta thấy xuất hiện nhiều nữ giáo
chức (femmes rabbins) tại Hoa Kỳ, Anh quốc, Do Thái, nhất là tại Pháp.
Trong đạo công giáo, người nữ chiếm một vai trò khá quan trọng
trong việc trao truyền giáo lý và cử hành phụng vụ. Khi thiếu bóng linh mục, họ
có thể chủ sự nghi thức an táng, hướng dẫn cộng đoàn phụng vụ và cho rước lễ.
Tuy nhiên họ không được mang y phục linh mục. Từ năm 1994, giáo hội tin lành
anh đã chấp nhận cho người nữ tiến tới chức linh mục. Hiện nay có chừng 2.000
'nữ linh mục' đang thi hành chức vụ.
Giáo hội chính thống, cũng như giáo hội công giáo, còn từ chối
việc phong chức linh mục cho nữ giới.
Riêng Phật giáo, nữ giới tương tự giới nam, họ có thể trở nên
nicô (moniales, lamas).
Chỉ những quốc gia trung thành với nguyên tắc thế tục, mới bảo đảm cho nữ giới một sự đối xử bình đẳng,
ít ra là theo luật pháp.
Nữ giới đắc thủ quy chế quyền bính:
- Tại các nước công giáo, tin lành, chính thống giáo, Do thái, phật giáo, thần đạo (nhật).
- Tại các nước hồi giáo đa số (Turquie), hoặc thiểu số (Trung
Hoa, Hoa Kỳ, các nước Âu châu, Úc châu…).
Quy chế nữ giới trong 12 nước mà đa số dân chúng là hồi giáo :
- Không có người giám hộ (tuteur): nữ giới được tự do đi làm,
bỏ phiếu, du lịch: Turquie
- Không có người giám hộ, nhưng người cha hay người chủ gia đình
là giám hộ trên con cái: Sénéga Mali, Nigeria, Tunisie.
- Phải có người giám hộ: Nữ giới, tuy có quyền bỏ phiếu, nhưng
phải có phép mới được đi làm hay đi du lịch: Maroc, Algérie, Ai cập, Pakistan, Indonésie.
- Có người giám hộ: nữ giới phải có sự đồng ý của người cha hay người chồng mới được đi làm việc, du lịch, đi chơi với bạn bè: Irak, Iran, Arabie Soaudite, Soudan.
Quy chế phá thai của nữ giới:
- Cấm chỉ hay hạn chế (interdit ou restreint): Hầu hết tại
Nam Mỹ, Á châu và Phi châu.
- Luật pháp cho phép với điều kiện (Légal sous conditions): Tại
các nước Âu châu trừ Ba Lan và Ái Nhĩ Lan, - tại các nước Nam Phi, Malawi,
Zambie ở Phi châu, - tại các nước Việt Nam, Cao Miên, Trung Hoa, Nhật thuộc Á châu, - tại các nước thuộc Úc châu.
Kỳ thị đối với nữ giới:
- Những nước hồi giáo không ký vào Điều ước (Convention) loại
trừ mọi kỳ thị đối với nữ giới: Brunei, Syrie, Iran, Gatan, Bahreim, Oman,
Emirats Arabes Unis, Soudan, Swaziland, Somalie.
- Những nước hồi giáo buộc nữ giới phải 'trùm khăn toàn thân':
Brunei, Malaisie, Bangladesh, Nigeria, Algérie, Iran, Koweit, Afghanistan,
Pakistan.
- Vấn đề 'trùm khăn trong Coran': Chỉ tám lần nhắc đến từ 'hijab' có nghĩa là 'trùm khăn'
(draperie) hay 'che màn' (rideau) có chủ đích 'phân biệt người tin (croyant) với
người không tin (non-croyant). Tuy nhiên không nói rõ ràng là người nữ phải trùm
khăn hay màn che kín cả khuôn mặt. Chỉ có một câu trong sách soucrate 33,59 liên
quan tới 'các bà vợ của tiên tri Mahomed và các bà vợ của tín đồ (croyant), là
yêu cầu các bà mang trên mình một 'jalalib',
tức là áo tơi hay áo choàng (capes ou manteaux). Và sách Coran nói rõ: 'Sự đòi
hỏi giữ nết na (pudeur) này không buộc khi đứng trước mặt người thân quen
(Sourate 24,31).