CAI NHÌN...3 - tu do ton giao
Mai Đức Vinh
TỰ DO TÔN GIÁO BỊ CHÀ ĐẠP
Điều 18 của Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế về Nhân Quyền, năm 1948, bảo đảm cho mỗi người quyền tự do tôn giáo. Nhưng đây là một trong những quyền ít được tôn trọng nhất.
Quyền lợi của mỗi người được tuyên chứng tôn giáo của mỗi người đã chọn lựa là một trong những quyền lợi bị chà đạp nhiều hơn cả trên thế giới. Đụng độ bùng nổ mỗi ngày giữa các tín đồ thuộc tôn giáo khác nhau. Chính các Nhà Nước cũng hạn chế việc xử dụng quyền tự do tôn giáo. Sự tách biệt giữa Giáo Hội với Nhà Nước tại Pháp là một ngoại lệ. Và các văn bản bảo đảm tự do phụng tự đôi khi chỉ là bình phong.
Hai quan niệm đối nghịch nhau. Quan niệm thứ nhất của Âu châu và Mỹ châu bảo vệ quyền lợi của từng cá nhân, chứ không bênh vực riêng một tôn giáo nào. Quan niệm thứ hai của Tổ chức Hồi giáo lại mang tính cách tương đối: các quyền cơ bản của con người phải thích ứng theo hoàn cảnh quốc gia nhất là theo luật hồi giáo. Đó là bản tuyên ngôn nhân quyền của khối Ả rập được biểu quyết năm 2004. Bản tuyên ngôn này xác định rằng: mọi người có quyền tự do tôn giáo nhưng trong giới hạn của mỗi quốc gia. Vì thế họ áp dụng quyền tự do tôn giáo theo luật charia (luật của hồi giáo) như các nước Arabie Saoudite, Pakistan, Indonésie, Iran. Tại các nước này, quyền tự do tôn giáo bị chà đạp hơn cả. Tại Trung Hoa, Bắc Triều Tiên và Việt Nam chính Nhà Nước bóp chẹt quyền tự do này. Tại Ấn độ, mối thù truyền kiếp của ấn giáo (Hindous) đối với các kitô hữu và dân hồi giáo đã tạo nên nhiều vụ đụng độ giết người. Tại Nigeria, hiến pháp bảo đảm quyền tự do tôn giáo, nhưng những đụng độ giữa các cộng đồng tôn giáo vẫn xảy ra liên tục. Kitô giáo là tôn giáo đông tín đồ nhất thế giới, nhưng cũng là tôn giáo hiện đang bị gây hấn nhiều nhất tại 133 quốc gia. Mức độ trầm trọng hơn cả là cấm dạy giáo lý cho con em, là tử hình những người 'bỏ đạo' (bỏ hồi giáo hay ấn giáo trở lại Kitô giáo). Sau đây là ba trường hợp cần nắm bắt:
Chế độ thần quyền (Théocratie): Khi trong một nước mà quyền bính được coi như xuất phát trực tiếp từ một vị thần linh hay từ Thiên Chúa, và được thực thi bởi những người được phong ban uy quyền tôn giáo. Điển hình như Iran, Arabie Saoudite, Pakistan…
Nước thế tục (Pays Séculier, Laique) là nước không nâng đỡ cũng không đối nghịch một tín ngưỡng nào hay một thực hành tôn giáo nào. Trong Hiến Pháp ghi rõ 'nguyên tắc thế tục': Như không cho phép dạy giáo lý trong các trường công của Nhà Nước, đồng thời áp dụng chính sách tách biệt giữa giáo hội (hay các tôn giáo) với Nhà Nước… Điển hình như Pháp.
Quốc giáo hay tôn giáo quốc gia (Religion d'État): Một tôn giáo được gọi là quốc giáo hay tôn giáo quốc gia của một nước, là khi tôn giáo đó được Hiến Pháp của nước ấy tuyên dương trổi vượt trên các tôn giáo khác và hưởng một quy chế đặc ân. Nhưng không vì thế mà tạo nên chế độ thần quyền. Lúc đó quyền lợi của các tôn giáo thiểu số có thể bị dẹp bỏ hay bị hạn chế. Tiêu biểu là Bangdalesh nhận Hồi giáo là quốc gia, Án độ nhận Ấn giáo là quốc giáo…
ĐỐI THOẠI TÔN GIÁO.
Ngày nay có nhiều cố gắng xoá bỏ thảm cảnh chiến tranh tôn giáo, và tạo nên nhiều cơ hội gặp gỡ và đối thoại giữa các tôn giáo. Tại Chicago, năm 1893, mục sư thuộc giáo hội Trưởng lão (Presbytérien) là Fohn Henry Barrow thiết lập quốc hội đầu tiên của các tôn giáo và mở ra một phong trào đối thoại tân tiến giữa các truyền thống tôn giáo Đông phương và Tây Phương. Trong 18 ngày các đại biểu kitô giáo, do thái giáo, ấn giáo, phật giáo, đạo Jain, đạo Zoroastriens, đạo Shintoiste, khổng giáo và hồi giáo đã trao đổi với nhau về các mối tương quan giữa các tôn giáo, xã hội, gia đình, thế giới và khoa học. Sáng kiến hay ho này đã ghi đậm vào lịch sử của bao dung đã bắt đầu tại Ấn Độ từ thế kỷ III với lời kêu gọi đối thoại của hoàng đế Ashoka. Tiếp đến là những lần gặp gỡ tại Trung Hoa giữa những phật tử và các nho sĩ, rồi ít lâu sau giữa người hồi giáo và các kitô hữu tại Bagdad.
Ngày nay có nhiều phong trào dấn thân cho hòa bình . Hơn nữa còn có những cuộc gặp gỡ, trao đổi và đối thoại giữa các cộng đoàn tín đồ và các tổ chức của mỗi tôn giáo. Đặc biệt có nhiều tổ chức hỗ trợ cụ thể, như tổ chức Niwano (Nhật Bản) mỗi năm dành một giải thưởng và một tài khoản cho các hội đoàn cổ võ sự đối thoại tôn giáo. Năm 2006, một màng lưới của 'Văn phòng trực thuộc Tổ Chức Văn Hóa Quốc tế (Unesco) đã hoạt động hăng say nhằm cổ võ việc đối thoại giữa các tôn giáo, để từ đó hiểu biết về các nền văn hóa. Môi trường thuận lợi hơn cả là các trung tâm đại học đã trải nghiệm trong lãnh vực đối thoại. Tuy nhiên, từ biến cố phá hoại ngày 11. 09. 2001 và từ khi Anh Mỹ can thiệp quân sự vào Irak, công trình đối thoại trở nên phức tạp. Mọi lập trường trở nên cứng nhắc giữa hồi giáo và giáo hội công giáo. Tại Vatican, một từ hay được nhắc đến là từ 'hỗ tương' (réciprocité), ngụ ý cần có sự tự do tôn giáo và tôn trọng thiểu số. Đối thoại liên tôn liệu có thoát ra ngoài hai thử thách 'sợ hãi và bạo lực? Những sáng kiến và nỗ lực thực hiện:
Đối thoại liên tôn: Tại Nhật Bản (1970): Hội thảo thế giới về các tôn giáo về hòa bình (Conférence mondiale des religions pour la paix) - Tại Hoa Kỳ (1983-1993): Đại nghị tôn giáo (Parlement des religions) - Tại Assise, Ý (1986): Gặp gỡ liên tôn đầu tiên tại Assise do sáng kiến của Đức Gioan-Phaolô II (Première rencontre interreligieuse) - Tại Anh quốc (1995): Giao Ước các Tôn Giáo (Alliance des Religion) - Tại Thụy Sỹ (2006) : Hội Đồng Đại Kết các Giáo Hội (Conseil œcuménique des Eglises) - Tại Úc (2009): Đại nghị các tôn giáo (Parlement des religions)- Tại Gia Nã Đại (2010) : Hội nghị thượng đỉnh về các tôn giáo (Sommet des religions).
Trung gian chính thức của Vatican: Vụ Chili-Argentine (1982) - Vụ Bosnie (1993) - Vụ Irak (1990-2003).
Trung gian của cộng đoàn Sant'Egidio: Vụ Mozambique : ký giao ước hòa bình (1990) - Vụ Bosnie (1993) – Vụ Algérie (1995) – Vụ Guatemala (1996) - Vụ Albanie (1997) - Burkina Fago (1998) - Vụ Burundi (2001) - Vụ Togo (2005) - Vụ Ouganda (2006) - Vụ Côte d'Ivoire (2007).
Đại hội thảo liên tôn quốc tế: Tại Séville, Tây Ban Nha (2005): Đại hội thế giới lần I giữa các chức sắc hồi giáo và các giáo sĩ do thái (Ier congrès mondial des imams et des rabbins) - Tại Chicago, Hoa Kỳ (2005): Gặp gỡ quốc tế giữa Do Thái giáo và Công Giáo (Rencontres internationales judéo-catholiques) - Tại Quatar (2005): Đại hội ba tôn giáo độc thần (Congrès des trois religions monothéistes) - Tại Moscou, Nga (2006): Đại hội thượng đỉnh quốc tế liên tôn (Sommet international interreligieux) - Tại San-Francisco, Hoa Kỳ (2006): Đại hội 500 lãnh tụ tôn giáo (Rassemblement de 500 chefs religieux) - Tại Kazakhstan (2006): Đại hội các tôn giáo thế giới truyền giáo (Congrès des religions traditionelles) - Tại Bali, Indonésie (2007): Hội đàm về đối thoại tôn giáo (colloque sur la tolérance religieuse) - Tại Pháp (2008) Đại hội thế giới lần III giữa các chức sắc hồi giáo và các giáo sĩ do thái giáo về hòa bình (3e congrès mondial des imams et rabbins pour la paix).
Giải thưởng hoà bình Niwano, một sáng kiến của phật giáo: Tại Ouganda (2004): cho tổ chức liên tôn ARLPI Ong (Arlpi Ong interreligieuse). - Tại Thụỵ Sỹ (2005): cho ông Hans Kung thần học gia công giáo (Hans Kung théologien catholique) - Tại Do Thái (2006): cho Hội giáo sĩ do thái về nhân quyền (Association Rabbins pour les droits de l'homme) - Tại Taiwan (2007): cho Chương Yến, một ni cô phật giáo (Chen Yen, religieuse boudhiste) - Tại Ouganda (2009): cho giáo sĩ Byamugisha ( Reverend Byamuisha).
Qua các tổ chức khác: Nhờ trung gian của tòa giám mục Chiquinquira, Colombie (1990) người ta đã chấm dứt chiến tranh 'kim cương' (Évêché Chiquinquira, fin de la guerre du diamant). Nhờ mục sư Desmond Tutu, chủ tịch ủy ban Chân lý và Hoà giải (Desmond Tutu, président commission Vérité et Réconciliation), vấn đề Nam Phi châu được giải quyết ổn thỏa năm 1994.
Cộng đồng Sant'Egidio (Roma, Ý) theo tinh thần Đại kết Assise (1986): Gây mạng lưới hữu nghị giữa các niềm tin và văn hóa dị biệt trên 60 quốc gia, như Bruxelles (1992), Rome (1987, 1988, 1996, 2006), Varsovie (1989), Bari (1990), Malte (1991), Florence (1995), Padoue (1997,), Bucarest (1998), Lisbonne (2000), Palerme (2002), Aix-la-Chapelle (2003), Milan (2004), Lyon (2005), Naple (2007) …
Sáng kiến đại kết của Cộng Đồng Taizé (Pháp): Milan (1999,2005), - Budapest (Hongrie, 2002), - Barcelonne (Tây Ban Nha, 2001), - Paris (Pháp, 2003), - Hambourg (Đưc, 2004), - Lisbonne (Bồ Đào Nha, 2006), - Genève (Thuỵ Sĩ, 2007), - Bruxelles (Bỉ, 2008-2009), - Poznan (Ba Lan, 2010), - Rotterdam (Hòa Lan, 20010).
HÀNH HƯƠNG CŨNG LÀ HÌNH THỨC SỐNG ĐẠO.
Mỗi năm các trung tâm hay các linh địa thu hút hàng triệu khách hành hương. Mục đích của họ là cảm tạ về những ơn đã lãnh nhận, là cầu xin hạnh phúc đời này và phần rỗi đời sau.
Kể từ thời Trung Cổ, mỗi quốc gia, mỗi địa phương đôi khi còn mỗi thành phố Âu châu đều có những địa điểm hành hương. Trong những xã hội ít sôi động, người ta ngỡ ngàng nhìn thấy dân chúng thuộc mọi hoàn cảnh lại trẩy đi hành hương với hy vọng tiếp nhận được một ít hạnh phúc trên đời này và thật nhiều ở đời sau. Những cuộc viễn du này không phải là đặc hữu của kitô giáo. Ngay hồi giáo, ấn giáo và phật giáo cũng liệt kê hành hương vào số những sinh hoạt chính yếu của việc hành đạo.
Ngày nay, những lý do thúc đẩy các tín hữu lên đường, vừa có tính cách thiêng liêng vừa giấu ẩn những lợi ích phàm tục, và xem ra không khác biệt với những lý do của tiền nhân xa xưa. Một số người bị lôi kéo bởi những nhân đức của các vị ẩn tu Ai cập thời xưa, thì gắn bó với một linh địa, nơi họ đến để tìm kiếm một linh dược chữa bệnh. Phạm vi tôn giáo và những lợi ích buôn bán (thương mại) đôi khi chồng chéo lên nhau. Một số các tu viện, nhà thờ đã khai thác lợi nhuận từ công việc đạo đức bình dân này. Từ lâu, những người Panégyries hy lạp đã gom lại với nhau những ngày lễ tôn giáo, những ngày thể thao hay hội chợ. Ngày nay những cuộc hành hương thường xuyên giữ vai trò kinh tế quan trọng trong các khách sạn và quán ăn. Với 15 triệu khách hành hương đến viếng Đức Mẹ Guadalupe, tại Mê Tây Cơ vượt xa La Mecque (2,5 triệu) và Lộ Đức (6 triệu năm 2006), nhưng đứng sau Kumbh Mela, hành hương Ấn giáo có những 25 triệu người lên đường.
Dưới đây là những quốc gia có các trung tâm hành hương quan trọng, tiếp đón mỗi năm từ 1.000.000 khách hành hương trở lên.
Quốc
gia
|
Trung
tâm hành hương quan trọng
|
Khách
hành hương / 1 năm
|
Áo
|
Mariazell
|
từ 1 đến
5 triệu
|
Ấn Độ
|
*
Haridvar
*
Allahabad
*
Ujjan
*
Nazik
|
từ 5 đến
10 triệu
từ 5 đến
10 triệu
từ 5 đến
10 triệu
từ 5 đến
10 triệu
|
Arabie
Saoudite
|
La
Mecque
|
từ 1 đến
5 triệu
|
Ba Lan
|
Crestochowa
|
từ 1 đến
5 triệu
|
Brésil
|
Aparecida
|
từ 5 đến
10 triệu
|
Bồ Đào
Nha
|
Fatima
|
từ 5 đến
10 triệu
|
Bosnie
|
Medjugorje
|
từ 1 đến
5 triệu
|
Mễ Tây
Cơ
|
Guadalupe
|
từ 5 đến
10 triệu
|
|
|
|
Pháp
|
Lộ Đức
|
từ 1 đến
5 triệu
|
Ý
|
Lorette
|
từ 1 đến
5 triệu
|
|
|
|
Mấy điều nên biết:
Phật giáo: Trước khi viên tịch, đức Phật dạy các đồ đệ phải đi hành hương đến bốn linh địa đã được thánh hóa bởi những biến cố quan trọng đánh dấu đời sống của ngài: Làng Lumbani, sinh quán của ngài. – Bodhgaya, nơi ngài nhận mạc khải. – Samath, Thôn làng ngài khởi sự thuyết pháp. – Kushinagara, nơi ngài viên tịch.
Công giáo: Ngay trong Thánh Kinh Cựu Ước đã nhắc nhiều đến việc 'dân chúng hành hương đền thánh Giêrusalem' ( Xh 12,14; 1V12,28; Tb 1,6; TV 119?133). Đức giáo hoàng Piô XII đã ra thông điệp ngày 02. 07. 1957 kêu gọi giáo dân hành hương về Lộ Đức. Vì hành hương là nỗ lực chung đáp lại lời gọi của Đức Maria để canh tân tâm hồn kitô hữu và đổi mới chính Giáo Hội. Khi hiện ra lần thứ 13, ngày 2. 3. 1858, chính Đức Mẹ cũng cổ võ hành hương khi bảo Bernadette: "Con hãy đi nói với các linh mục tổ chức rước kiệu và xây một nhà thờ ở đây". Thực tế công giáo là tôn giáo có nhiều địa điểm hành hương nhất, và giáo dân luôn hành hương đông đảo với niềm tin sâu sắc…
Tin lành: Ghét bỏ việc hành hương. Từ thế kỷ XVI, người ta quen nhắc lại lời 'mạ lỵ hành hương' sau đây của ông Martin Luther: "Hành hương là loại ma trơi, vô bổ, bất ổn, nguy hại và ma quỷ". Cho đến nay, các đồ đệ của ông vẫn coi hành hương là một hành động đáng lên án. Vì khi đi hành hương, người tín hữu chỉ lo 'mót nhặt' (glaner) các ân xá!
Hồi giáo: Những người hồi giáo 'siêu bảo thủ' vốn từ chối mọi cải cách (quen gọi là Wahhabites), chủ trương rằng: ngoại trừ hành hương La Mecque, mọi thứ hành hương khác đều là tà giáo, ngoại đạo. Trái lại, những người hồi giáo Chìites cho rằng hành hương là phương thế đạt tới thần tính.
NHỮNG TÔN GIÁO THIỂU SỐ PHẢI TRANH ĐẤU ĐỂ SINH TỒN
Một số tôn giáo thiểu số đã ra đời trên 2000 năm, như tôn giáo của người Samaritains hay người Zoroastriens. Ngày nay chẳng còn bao nhiêu, có lẽ chỉ quãng mấy ngàn hay mấy trăm tín đồ. Nhiều tôn giáo thiểu số khác lại xuất hiện chừng 200 năm, lại chiêu hồi được mấy chục triệu tín đồ. Đôi khi các tôn giáo thiểu số này mang danh ngoại lai (exotique), như Molokans, Karaites, Alaouites. Một số khác lại chào đời nhân một vụ ly giáo (schisme), như các 'tín đồ cổ thời bên Nga sô' (vieux-croyants russes) đã tách ra khỏi đạo chính thống vì không chấp nhận những cải tổ phụng vụ, và đã đến lập nghiệp tại vùng Taiga của Sibérie. Rồi còn có những cộng đồng khác, như cộng đồng Amish từ chối mọi du nhập tân tiến. Nhưng đàng sau hình ảnh của phong tục địa phương (folklorique), ngày nay hiện hình một 'thực tế thời sự', đó là thực tế bách hại, đôi khi thật tàn bạo, nhất là trong thế giới hồi giáo. Qua báo chí chúng ta biết những vụ bách hại mới đây đối với tôn giáo thiểu số Yézidites bên Irak, hay tôn giáo thiểu số Mandée trước kia bị Saddam Hussein đày đọa và ngày nay bị dân hồi giáo quá khích (islamistes) chà đạp. Nhiều nhóm tôn giáo thiểu số bị đầy ải đến độ không tìm ra một mảnh đất độ thân…
Dưới đây, chúng tôi nêu lên một phần tôn giáo thiểu số:
Samaritains: Còn chừng 300 tín đồ sống tại Cisjordanie, gần Naplouse. Họ có hai quốc tịch Palestine và Do Thái. Họ là con cháu của một dân tộc sống ở miền bắc nước Do Thái cổ thời. Một nửa, họ sống giữa biên giới hai nước, vì thế họ không ngả theo bên nào trong những vụ đụng độ xảy ra lâu nay. Một nửa khác họ sống ở ngoại ô thủ đô Tel-Aviv.
Molokans: Bị coi là những người tà giáo của chính thống giáo. Ban đầu, họ sống tại các vùng quê của Nga Sô. Về sau, chỉ còn 20.000 lập nghiệp tại vùng Caucase của Nga, và 25.000 di cư qua Mỹ châu.
Alaouites: Một hệ của khối hồi giáo Chìisme: cho rằng việc kế vị của Abu Bakr là bất hợp pháp và phải trở về với con cháu của Ali. Khối hồi giáo này sinh sống tại Iran. Tín đồ của nhóm thiểu số Alaouites nhiều khi bị coi là 'bỏ đạo, là phản hồi giáo'. Hiện nay nhóm này có 1 triệu rưỡi tín đồ sống tại Syrie (đảng Baas). Họ theo lễ điển hòa đồng (Rites syncrétiques) và thể chế trần tục (régime laique).
Alévis: Gần gũi với khối hồi giáo Chiisme, ra đời năm 860. Hiện có từ 20 đến 30 triệu tín đồ bên Thổ Nhĩ Kỳ. Còn rất thiểu số tại các nước hồi giáo Iran, Irak, Albanie và Trung Á.
Candomable: Tôn giáo thiểu số hiện hữu tại Brésil, Salvador, Paraguay, Ragentine. Chủ trương hòa đồng kitô giáo với các nghi lễ bản xứ.
Cao đài: Được thành lập tại Việt Nam quãng năm 1920. Hòa đồng phật giáo, Khổng giáo, lão giáo và cả kitô giáo. Có chừng 4 triệu tín đồ.
Ismaeliens: Thiểu số hồi giáo Chìite. Ra đời năm 765. Hiện có 15 triệu tín đồ rải rác tại các nước Ấn, Pakistan, Syrie, Yémen. Chức sắc nổi nhất là ông Aga Khan.
Druzes: Ly khai từ Ismaélisme. Bị hồi giáo coi là tà giáo. Có chừng 1 triệu tín đồ, rải rác bên Liban, Syrie, Do Thái và Jordanie.
Karaites: Là một nhóm thuộc Do Thái giáo, xuất hiện vào thế kỷ VIII, có từ 20 đến 25 ngàn tín đồ. Hiện sống tại Do Thái. Họ không chấp nhận chế độ giáo sĩ (rabbinique) và khẩu luật (loi orale) của Do Thái Giáo.
Mennonites: Thoát thai từ đạo tin lành Đức với 1 triệu 3 tín đồ. Di tản qua các nước Gia Nã Đại, Hoa Kỳ, Congo, Ấn Độ, Belize.
Vieux-Catholiques: Những người công giáo không chấp nhận công đồng Vatican I. Hiện diện ngày nay: 2 trăm ngàn tại Hoa Kỳ và 40 ngàn tại Âu châu.
Sikhs: Ra đời năm 1500, hòa nhập hai tôn giáo hồi giáo và Ấn giáo. Tôn giáo thiểu số này có 22 triệu tín đồ mà 20 triệu tại Ấn Độ (Pendjab, Amritsan).
Yézidis: Thiểu số tôn giáo hỗn hợp (syncrétisme) ra đời vào thế kỷ XII, có 1 trăm ngàn tín đồ mà đa số là dân Kurdes, sống rải rác bên Irak và Turquie.
Vaudois: Thiểu số 'linh hồn giáo' (animiste) có mặt tại Bénin, Togo, Ghana, Nigéria. Về sau di tản qua Haiti và bây giờ tiến về mé biển nước Brésil.
Jains: là một ngành thuộc Ấn giáo. Có mặt từ năm 800 trước kỷ nguyên, với 8 triệu tín đồ. Thường hành hương tới Maitre Abu. Chia làm 2 nhóm: nhóm Svetambaras và Digambaras.
Vieux-Croyants: Ly khai từ chính thống giáo Nga vào thế kỷ XVII có từ 2 đến 4 triệu tín đồ chia thành 10 giáo phận và 250 giáo xứ.
Amish: Cộng đồng tin lành được thiết lập năm 1692 tại Pennsylvanie. Từ chối mọi canh tân. Có chừng 2 trăm ngàn tín đồ.
Zoroastrie: Đạo độc thần ba tư (Monothéisme perse) do Zarathoustra (1000 trước kỷ nguyên) thành lập. Hiện có 150 ngàn tín đồ mà đa số lập cư tại vùng Parsis bên Ấn Độ.
Shintoistes: Tôn giáo lịch sử của Nhật Bản (religion historique du Japon), thuộc loại linh hồn giáo (animiste), hòa đồng với phật giáo và gắn liền với hệ thống chính trị của đế quốc.
Mandée: Đạo độc thần cổ (ancien monothéisme) có chừng 50 ngàn tín đồ, rải rác miền Nam Irak. Vì bị bách hại nên tị nạn qua Syrie và Jordanie, rồi lại tản mát qua Âu châu, Áo và Hoa Kỳ.
Les Bahais: Tôn giáo hỗn hợp do Baha Ullah khởi xướng năm 1844 tại Ba Tư, hiện có 6 triệu tín đồ. Cơ sở trung ương đặt tại Haifa (Do Thái). Được quốc tế công nhận năm 1848, nhưng liên tục bị bách hại, đặc biệt ở Iran sau cách mạng hồi giáo. Tại Ai Cập tín đồ Bahais bị mất quốc tịch.