CAI NHIN 2 - kiem diem con so
KIỂM ĐIỂM LẠI VỀ SỐ THỐNG KÊ
VÀ VỀ ĐỊA BÀN TÔN GIÁO TRÊN THẾ GIỚI HIỆN NAY.
Mai Đức Vinh
KIỂM ĐIỂM LẠI VỀ SỐ THỐNG KÊ
VÀ VỀ ĐỊA BÀN TÔN GIÁO TRÊN THẾ GIỚI HIỆN NAY.
LTS: Bài viết dưới đây dựa theo tài liệu của giáo sư Odon Vallet, tiến sĩ luật khoa và tiến sĩ khoa học tôn giáo, vẫn giảng dạy tại đại học Paris I và Paris VIII. Ông là tác giả nhiều cuốn sách: 'Petit lexique des idées fausses sur les religions' (Albin Michel, 2004), 'Hyme à la Terre mère' (Mercure de France,2000), 'Les Grandes Religions d'aujourdh'ui' (Flammarion, 1998), 'Les Religions dans le monde' (Flammario, 1995), 'Une autre histoire des relogions' (Gallimard,2000). Ông lập một 'Quỹ Vallet để giúp học bổng cho sinh viên nghèo'.( xem Le Monde & La Vie (hors-série, 'L'Atlas Des Religions' 2011, tr. 12-15).
1. Kiểm điểm lại về các danh xưng và vị trí của một tôn giáo.
Việc xử dụng từ tôn giáo, các con số và bản đồ tôn giáo đòi hỏi phải thận trọng về phương pháp và về các định nghĩa. Trên cả năm lục địa không hề có một chấp nhận phổ cập về từ 'tôn giáo' (religion), cũng không có một sự phân biệt rõ ràng giữa từ 'tôn giáo' (religion) và từ 'giáo phái' (secte).
Xếp vào đâu giáo hội Mormons, chứng tá Jéhovah, giáo hội Kimbanguiste (Congo)? Nào, có thể coi là các giáo hội Chính Thống những tín đồ của các giáo hội 'non-chalcédoniennes' (monophysites, nestoriennes)? Các giáo hội tin lành mới bên Phi Châu, đôi khi rất bình dân và thu hút dân chúng, nhưng ra đời chỉ một năm rồi chết yểu thì sao? Còn giáo hội Mardonienne suy tôn thần tượng bóng đá Argentin thì sao? Còn những 'người Do Thái của Chúa Giêsu' (những người Do Thái tin Chúa Giêsu là Đấng Thiên Sai) hay những 'người Do Thái Đen' (Black Hebrews: những người Mỹ đen tự xưng mình gốc Do Thái) thì xếp vào đâu?. Rồi những người Chàm, người Việt Nam, Cao Miên đã theo Hồi giáo nhưng chỉ cầu nguyện ngày thứ sáu, chỉ giữ chay (ramadan) ba ngày, uống rượu, không đi hành hương La Mecque và cũng cúng bái các thần linh ngoại giáo thì liệu có phải là hồi giáo hay không? Phải chăng muốn chứng tỏ mình thuộc vào một tôn giáo thì buộc lòng phải loại trừ các tôn giáo khác? Có biết chắc họ thuộc giáo hội công giáo, tin lành, chính thống hay phật giáo…, những cặp vợ chồng khác tôn giáo và việc giáo dục con cái mang màu sắc đại kết? Nào chúng ta không thể sống một trật là do thái giáo, kitô giáo và hồi giáo cho dù vẫn tôn thờ một Thiên Chúa? Trong thời cổ, các tín đồ Venus đã nhìn nhận nữ thần của họ trong thần Aprhodite (Hy Lạp), thần Astarté (Phénicienne) hay thần Ishtar (Babilonne). Trong nhiều kiểu nói người ta có thể thi hành một phụng tự cho nhiều thần tính khác nhau nhưng người ta lại không thể có một phụng tự duy nhất cho một Thiên Chúa độc nhất. Như vậy liệu có lý không?
Trong các tôn giáo ở Viễn Đông, cái lý lẽ này hoàn toàn khác. Tại Nhật người ta không phải là phật tử hay thần đạo, nhưng người ta là phật tử và thần đạo (là phật giáo để được chết thanh thoát, là thần đạo để kết hôn và sinh ra). Tại Trung Hoa, Triều Tiên và Việt Nam người ta có thể bảo toàn một số điểm của Khổng giáo (tục lệ xã hội) và Lão giáo (chữa bệnh tự nhiên) mà vẫn hội nhập và sống theo Phật giáo. Tại Birmanie và Thái Lan chính việc thờ kính các thần linh đã tạo nên một khoảng biên giới giữa linh hồn giáo và phật giáo.
2. Kiểm điểm lại việc 'Thuộc về một tôn giáo'!
Cuộc sống chung (coexistence) nhiều hay ít an bình giữa linh hồn giáo và các tôn giáo lớn phổ cập khác đặt ra những vấn đề thật khó xử về con số 9/10 người Papous (thổ dân ở Nouvelle-Guinée) chịu phép rửa tội nhưng vẫn giữ một số thực hành đạo theo lối cổ truyền. Cũng vậy những người linh hồn giáo Phi châu thường lẫn lộn giữ Kitô giáo với Hồi giáo. Ngược lại, những người thủ cựu của mỗi tôn giáo lại muốn tách biệt hoàn toàn với các người tà giáo (herétiques), họ tìm mọi cách không nguyên để mở rộng mà còn thu hẹp địa bàn đức tin của họ hơn là nhìn thấy tín đồ của họ bị nhiễm trùng tà thần.
Và đây, còn một vấn đề mới nữa: Phải giữ các giới luật của một tôn giáo đến độ nào mới được gọi là 'thuộc về tôn giáo ấy'? Trong thời điểm mà đa số dân Pháp đi dâng lễ mỗi ngày chủ nhật, thì linh mục Bossuet vẫn giảng 'nước Pháp là nước ngoại giáo'. Ngài muốn nói rằng việc phụng tự không làm nên người tín hữu, cũng như 'bộ áo không làm nên thầy tu'. Đến triều đại vua Louis XIV, nước Pháp giảm bớt số kitô hữu, thì một cha sở miền Pyrénée lại bảo: 'giáo dân giữ đạo ít ỏi nhưng nghiêm túc hơn thời trước'. Vậy người ta có bị bó buộc phải dựa vào các tiêu chuẩn khách quan và tương đối đồng thuận, để xác định ai là người thuộc về hay không thuộc về một tôn giáo? Đàng khác trường hợp cuối cùng này còn khó khăn hơn: nói rằng 'không tôn giáo' (sans religion) có phải là cách nói quá tiêu cực không? Nhưng làm sao để phân biệt thuyết duy vật (matérialisme), thuyết vô thần (athéisme) và thuyết ngộ đạo (agnosticisme)?
3. Với tiêu chuẩn truyền thống nào để nói 'mình thuộc về một tôn giáo'? .
Nói về mức độ thuộc về một tôn giáo ngay từ lúc sinh ra thì dễ dàng hơn. Hồi giáo trao truyền từ người cha, Do Thái giáo từ người mẹ và Ấn giáo từ đẳng cấp xã hội (caste sociale). Những xác định trên đây đôi khi còn bị bàn cãi (nhất là trong Do Thái giáo tự do). Tuy nhiên cũng có những bất lợi khi phải liệt kê trái ý những người không nhìn nhận mình 'sống trong một niềm tin đã được trao truyền nhưng không được chính mình đón nhận'. Tự thoát ra khỏi một truyền thống có phải là phạm tội phản bội không? Vấn đề này không có đối với Phật giáo, trong đó mỗi người có thể vào 'nấp bóng đức Phật (Bouđha), nấp bóng cộng đoàn (sangha), và nấp bớng phật pháp (Dharma) ngay khi vào tuổi biết dọc câu kinh này (quãng 7 tuổi) mà không có gì dứt khoát (définitif): người ta không sinh ra là phật tử, người ta có thể trở thành phật tử và người ta có thể bỏ rơi tùy ý. Nhưng như vậy thì làm sao những người chuyên về số thống kê có thể nắm được con số phật tử?
Người ta không sinh ra là kitô hữu. Người ta trở thành kitô hữu nhờ bí tích Rửa Tội ban cho con trẻ không kitô giáo, bí tích mà chính em bé đã không xin. Nhưng bí tích Rửa Tội là quyết định (définitif), và cho dù ra khỏi giáo hội (như tại nước Đức, luật cho phép người dân 'tuyên bố ra khỏi giáo hội để khỏi trả thuế tôn giáo') vẫn không làm mất dấu ấn bí tích. Trong một số Giáo Hội, như Pentecôtiste hay baptiste, người ta chỉ rửa tội cho người lớn, thì việc khó khăn là những so sánh con số tín đồ với các giáo hội Kitô giáo khác.
Sau cùng, một cách chung nếu coi bí tích Rửa Tội là dấu chỉ duy nhất thuộc về Kitô giáo, thì tại Hoa Kỳ chắc chắn số người được rửa tội đông hơn số kitô hữu, bởi lẽ các giáo hội Pentecôte, Baptiste đều rửa tội lại những người lớn gia nhập, dù những người này đã được rửa tội lúc còn nhỏ trong các giáo hội khác (công giáo, chính thống hay một giáo hội tin lành khác). Cũng vì thế, con số những người đã chịu phép rửa tội trong các giáo hội tin lành chỉ 'là những con số ước lượng' thôi. Còn nhiều điểm phải xét lại. Người công giáo thiếu linh mục ư? Đừng đồng hóa môi trường thôn dã với môi trường thành phố lớn. Tại Paris, thành phố thủ đô đã mất đi ¼ dân chúng và ¾ những người thực hành đạo trong 5 năm vừa qua. Cách đây 5 năm, có nhiều linh mục lo cho 1.000 giáo dân đi lễ hàng tuần. Tin lành anh giáo là của người anh? Phần lớn các phần tử của hội hiệp thông anh giáo là 'những người da màu' tại Hoa Kỳ và Phi châu. Nigeria là nước đông giáo dân tin lành nhất thế giới.
Tại Nam Triều Tiên người kitô giáo đông hơn người phật giáo. Phật giáo là tôn giáo bị mất tín đồ nhiều nhất trong thế kỷ XX, lý do chính yếu là chế độ cộng sản lan tràn. Nhưng liệu người ta có thể đóng khung mãi một tôn giáo trong những con số thống kê hay chỉ tính theo số lượng?. Ba nước hồi giáo đông nhất trên thế giới là Indonésie, Pakistan và Bangladesh, nhưng năm 1939 ba nước cột trụ này lại được hình thành bởi Anh quốc, Hòa Lan và Pháp theo chính sách thuộc địa của họ. Quan niệm tôn giáo dựa trên một xứ sở hay một dân tộc đã có trước đây, liệu có thể còn tồn tại không? Trong thời Luther và Calvin đã nổi bật nguyên tắc 'Nước nào thì đạo ấy' hay 'Vua theo đạo nào, dân theo đạo đó'. Dần dà, vì phong trào di tản, vì hiện tượng 'giao lưu văn hóa, bản đồ tôn giáo đã thay đổi nhiều, trở nên phức tạp rõ ràng…
Còn một ý tưởng sai lầm cuối cùng, thường được coi là 'có phần đúng' (demi-vérité): Từ nay tôn giáo là vụ việc (affaires) của các nước miền Nam (pays du Sud), vì nơi đây các cơ sở phụng tự còn đầy tín đồ, chứ không phải là vụ việc của các 'xú miền Bắc' (pays du Nord) vì nơi đây các cơ sở phụng tự đều trống vắng, tín đồ đến không đầy một nửa cơ sở!. Nguyên nhân là số sinh sản của miền Nam cao hơn số sinh sản ở miền Bắc nhiều, vì người ta không dùng các loai thuốc ngừa thai. Ngày nay người ta quen nói: Kẻ thù lớn nhất của việc bành trướng tôn giáo là bác sĩ Pincus, người đầu tiên chế ra thuốc ngừa thai, và 'thiên thần nhân lành' (bon ange) làm tăng tín đồ, chính là gia đình đông con (cụ thể là hồi giáo).
4. Thoáng nhìn về sức phát triển của các tôn giáo lớn.
Nhà thờ, thánh đường, nguyện đường, hội đường, chùa hay đình… là nơi tập trung các tín đồ để cử hành phụng tự. Tất cả đều là những dấu chỉ lớn mạnh của các tôn giáo đã được củng cố trong khoảng không gian có địa giới và cưu mang căn tính một dân tộc.
Các tôn giáo phát triển, mở rộng hay bị thu hẹp, chỗ này được tự do hoạt động, chỗ khác bị cấm chế. Các giáo xứ của đạo công giáo hay các khu rừng thánh thiêng của linh hồn giáo đều mang dấu ấn việc phân chia về không gian nghĩa là chiếm đoạt các lãnh thổ. Giữa thế kỷ XV, đạo công giáo được coi là tôn giáo của Âu châu, trong khi đó hồi giáo trước tiên là tôn giáo của người Ả rập và của Thổ Nhĩ Kỳ. Vậy, kể từ thế kỷ XV, hai tôn giáo này bắt đầu nhiều làn sóng khuếch trương mới nhờ sự phát triển về hàng hải. Vào thế kỷ này, phần lớn nhất còn lại của thế giới là Mỹ châu, Úc châu và nhiều nước Phi châu. Dân chúng tại những nơi này tôn thờ các thần linh bản địa và sống xa cách với tôn giáo độc thần của các nhà thám hiểm và của các đoàn quân viễn chinh. Sự phát triển của hai tôn giáo lớn này biến đổi thế giới và tiêu diệt hầu như trọn vẹn các hình thức phụng tự địa phương. Vào thế kỷ mới đây, chủ nghĩa duy vật và chủ trương thế tục đã 'đụng chạm' đến các căn tính tôn giáo. Sự sụp đổ của chế độ cộng sản năm 1991 đã phát động một phong trào phục hưng đời sống tâm linh. Phong trào phục hưng tôn giáo này âm ỷ ngay cả khi chế độ cộng sản còn mạnh thế, như trường hợp Trung Hoa lục địa và Bắc Triều Tiên hiện nay. Sự phục hưng tinh thần tôn giáo không có nghĩa là người ta cố gắng tìm cách sống đạo theo thời cổ xa xưa, bởi lẽ chính kinh nghiệm sống đã mặc cho niềm tin những sắc thái mới. Nói khác: Cốt lõi của niềm tin vẫn còn, nhưng bao nhiêu sắc thái đã biến đổi theo kinh nghiệm sống.
5. Những làn sóng di dân cũng vẽ lại bản đồ các tôn giáo.
Hồi giáo và Kitô giáo vẫn là hai tôn giáo chiếm đa số. Nhưng những đợt sóng di dân đã mở rộng ảnh hưởng của hai tôn giáo, kể cả phật giáo và ấn giáo.
Bản đồ bị bóp méo nói lên sức mạnh về dân số của hai tôn giáo lớn ngay trong những 'lãnh thổ cố cựu của họ'. Một tôn giáo càng quan tâm đến vấn đề văn hoá của một dân tộc, càng thu hút được nhiều tín đồ. Tôn giáo đó còn tẩy sạch mọi phức tạp của các hoàn cảnh địa phương và sự hiện hữu của các thiểu số. Như trường hợp hồi giáo bên Ấn Độ, nơi có 170 triệu tín đồ hồi giáo đã nâng Ấn Độ lên hàng thứ ba trong các nước hồi giáo xét theo dân số.
Vào lúc bành trướng cao độ nhất, tức quãng năm 1900, kitô giáo chiếm 35% dân số thế giới, tức 1,65 tỷ tín đồ. Cũng trong thời điểm này, hồi giáo chỉ có con số ước lượng là 200 triệu tín đồ tức 12% dân số thế giới. Ngày nay hồi giáo đã tăng lên 1,3 tỷ, tức 23% dân số thế giới. Đồng thời kitô giáo tăng lên 2 tỷ giáo hữu mà 1,7 tỷ là công giáo được phân phối trên mọi quốc gia, đến độ có thể nói 'Công giáo là tôn giáo có tính cách toàn cầu bậc nhất'. Ngay tại Trung quốc, một nước đông dân nhất thế giới, trong đó khổng giáo, lão giáo và phật giáo sống chung hòa đồng, thế nhưng đạo công giáo cũng chen vào được với con số ước lượng hiện nay là 20-80 triệu tín đồ. Ấn giáo tụ trì từ xa xưa trên đất Án Độ là nước đông dân bậc nhì thế giới. Nhưng sau những đợt di cư, từ 500 ngàn đến 1 triệu 500 tín đồ ấn giáo đã lập nghiệp tại Anh quốc. Đây là quốc gia có nhiều dân Ấn giáo nhất tại Âu Châu. Còn Nigeria lại là nước Phi châu sầm uất nhất về cộng đoàn tin lành Anh giáo. Nguồn tài liệu trên đây là 'dân số thế giới 2009' (World Population Prospects, Nations unies, 2009).