Linh Mục Ða Minh Maria Trần Ðình Thủ (1906-2007)
Sáng lập Dòng Ðồng Công
Phạm Bá Nha
Lm. Ða Minh Maria Trần Ðình Thủ
Linh mục Ða Minh Trần Ðình Thủ, sáng lập Dòng Ðồng Công đã qua đời ngày 21-6-2007, lúc 20g45, tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương, Sài gòn, hưởng thọ 101 tuổi. Lễ an táng ngày 26-6-2007, tại Thủ Ðức.
Giáo dục dưới mái ấm gia đình công giáo
Cha Ða Minh Trần Ðình Thủ tên thật là Trần Ðình Phan, sinh 29-11-1906, trong gia đình đạo hạnh trong xứ Ðồng Quan, Thái Bình Việt Nam. Là con thứ sáu trong gia đình 11 người con, của cụ Ông Ða Minh Trần Ðình Trí, và cụ bà Maria Phạm Thị Thận. Cậu Phan lãnh nhận phép Thánh Tẩy vào lễ Ðức Mẹ Vô Nhiễm ngày 8-12-1906, tại nhà thờ Ðồng Quan, mang tên thánh là Ða Minh. Phan rước lễ lần đầu và chịu phép Thêm Sức vào Phục Sinh 1914, do Ðức Cha Muragorri Trung, OP giám mục Bùi Chu. Cũng năm này, Phan bị một bệnh lạ, một bên ngực xưng phồng lê, thật lớn, không lang y nào chữa nổi. Mẹ của Phan cầu khấn tha thiết với Ðức Mẹ, và người con đã khỏi bệnh hoàn toàn.
Ngày 13-5-1914, Trần Ðình Phan vào tập sự tu học trong ‘‘nhà Ðức Chúa Trời’’, trong khuôn khổ nhà xứ, dưới sự hướng dẫn của cha xứ. Năm 1921, cậu Phan mới chính thực nhập tu. Năm 1923, Ða Minh Phan được nhập tu tiểu chủng viện Ninh Cường, Bùi Chu. Từ năm 1929, tiếp tục học Triết tại Giáo Hoàng Học Viện Thánh Alberto Nam Ðịnh. Sau đó, hai năm 1931 và 1932, đi giúp xứ và phụ trách giáo lý tân tòng. Năm 1933, học thần học tại Giáo Hoàng Học Viện Thánh Alberto Nam Ðịnh.
Thời gian tu học, Phan được cha Nguyễn Ðức Thạc là nghĩa phụ và hướng dẫn tu đức. Tháng 10-1936, Thầy Phan và thầy Túc được Ðức Cha Ða Minh Hồ Ngọc Cẩn tuyền chức Sáu. Và hai thầy thụ phong linh mục 22-5-1937, do Ðức Cha Ða Minh Maria Hồ Ngọc Cẩn đặt tay. Ðức Cha đã đổi tên cha Phan là Trần Ðình Thủ. Ý nghĩa hai tân linh mục là ‘‘chân và tay’’ của Ngài.
Cha Thủ quá xuất sắc mọi mặt về Triết lý, Tín lý, đạo đức, khôn ngoan và kiến thức nên được Ðức Cha tín nhiệm và đặt cử làm linh hướng kiêm giáo sư triết và giáo luật tại đại chủng viện Quần Phương, Bùi Chu.
Từ khi còn là chủng sinh, Cha Ða Minh có tinh thần hy sinh, nhiệt tình, khắc khổ và gương mẫu. Và nhất là khi làm cha linh hướng Ðại chủng viện, cha được Chúa soi sáng kêu gọi theo hướng tu đạo truyền giáo riêng. Cha đã xin vào tu các dòng Ða Minh, Hội Thừa Sai Paris, và cả Dòng Châu Sơn.
Khởi sự thành lập dòng
Thời gian chẩn bị nhập tu viện Châu sơn, thứ Sáu Tuần Thánh, lễ kính Ðức Mẹ Ðau Thương, 4-4-1941, cha được ơn soi sáng lập dòng truyền giáo giúp người Việt Nam nên thánh, tức dòng Ðồng Công. Và ngày 21-11-1941, lễ Ðức Mẹ Dâng Mình, cha đã tự nguyện tận hiến cho Trái Tim Ðức Mẹ.
Tháng 2-1942, Ðức Cha cử cha làm Trưởng Ban Tuyền Giáo của giáo phận. Thánh ý Chúa thật nhiệm mầu. Phiên họp đầu tiên những người cùng chí hướng, để thử nghiệm đời sống của hội dòng tương lai. Sau 17 tháng làm Trưởng Ban Truyền Giáo, ngày 16-7-1943, Lễ Ðức Mẹ Carmelô, Cha Ða Minh Thủ được cử làm chánh xứ Dương A. Ðến năm 1947, Cha Ða Minh Thủ được cử làm chánh xứ Liên Thủy.
Cha đã chọn Liên Thủy làm nôi của Dòng Ðồng Công. Ngày 15-8-1948, Ðức Cha Cẩn đã ban văn kiện chuẩn nhận nhóm Truyền Giáo của Cha Thủ là ‘‘Hội Ðạo Ðức’’ (Pia Unio) với danh hiệu ‘‘Ðoàn Ðức Mẹ Ðồng Công Cứu Chuộc’’, sẽ gọi nhau là ‘‘anh em’’ và gọi cha Thủ là ‘‘anh cả’’. Như vậy, trong giai đoạn này, Cha Thủ còn gánh thêm : Bề trên Dòng Khiết Tâm (1952), Bề trrên Dòng Mến Thánh Giá, tư vấn Giáo phận và giải tội cho Ðức Cha.
Ngày 15-2-1952, Tòa Thánh Vatican thẩm tra hiến pháp Dòng. Và lễ Ðức Mẹ dâng Chúa Giêsu trong đền thánh, dòng chính thức được thành lập, tại xứ Liên Thủy, do sắc lệnh của Ðức Cha Phêrô Phạm Ngọc Chi, ngày 2-2-1953. Cha Thủ giữ chức vụ Bề trên tiên khởi với 36 anh em lớp đầu tiên của Dòng Ðồng Công.
Dòng đã trải qua nhiều biến cố thăng trầm của thời cuộc. Nhưng nhờ tài đức thánh thiện của vị sáng lập, Dòng đã phát triển mau chóng, cho dù gặp khó khăn.
Năm 1954, Cha Trần Ðình Thủ đã điều hành và đem Dòng từ Bắc vào Nam, tốt đẹp. Lúc đầu cha và dòng di chuyển đến cù Lao Giêng. Ngày 2-2-1955, tại nhà thờ Gia định, lễ Ðức Mẹ dâng Chúa Giêsu trong đền thánh, cha Thủ đã khấn trọn đời trước mặt Ðức Cha Phạm ngọc Chi. Năm 1956, Dòng chuyển về Thủ Ðức, Gia Ðịnh, Sàigòn. Tại Thủ Ðức, công nghị đầu tiên được triệu tập. Tiếp theo, Cha được tín nhiệm được bầu làm bề trên của các công nghị lần thứ 2, 3 và 4. Vừa xây dựng, ổn định cơ sở, Dòng còn giúp đỡ định cư đồng bào di cư trong nhiều trại di cư.
Ở miền Nam, sống bằng tự lực mưu sinh, dòng đã mở : ở Thủ Ðức có Trung tiểu học Ðồng Công (1956), trại gà Thiện Chí (1965), ao cá, cơ sở phát hành báo Trái Tim Ðức Mẹ, nhà hưu dưỡng cho các linh mục (1957), trạm phát thuốc và văn phòng trợ giúp người nghèo.
Các nơi, tại Qui Nhơn có trạm phát thuốc (1957). Năm 1970, ở Ðà Lạt, mở cư xá Rạng Ðông sinh viên miễn phí, có thêm chi nhánh ở Mỹ Chánh, Bình Ðịnh, và Phan Rí. Di Linh có đồn điền trà Thiên Mẫu, Lâm Ðồng (1971).
Năm 2007, được Ðức Hồng Y GB. Phạm Minh Mẫn cho tổ chức Ðại Công Nghị của Dòng, duyệt lại qui chế và hiến pháp Dòng, cho hợp với tình hình mới và nhu cầu phát triển của Dòng.
Từ đầu tháng 4-1975, với con số 170 linh mục và tu sỹ đã lần lượt định cư ở Hoa Kỳ, dưới sự bảo trợ của Ðức Cha Bernard Law, giám mục. Phần đất cũ của một chủng viện. Tiếp tực sứ mệnh ‘‘giữ lấy dòng và tiếp tục truyền giáo’’. Song song với công việc tái thiết, anh em tu sỹ còn giúp nhiều về hành chánh cho đồng bào tỵ nạn. Ngày 8-8-1975, trở thành ngày đoàn tụ của anh em hải ngoại.
Cha ở lại VN, đã bị Cộng sản bắt hai lần. Lần thứ nhất, ngày 2-6-1975, tại tu viện Thiên Mẫu của Dòng ở Di linh, cha và 52 tu sỹ bị cộng sản bắt. Ðến ngày 29-4-1977, cha và anh em được thả về Thủ Ðức. Lần sau, ngày 16-5-1987, cha Thủ và một số tu sỹ bị bắt, tài sản nhà Dòng bị tịch thu. Cha bị kết án tù chung thân. Sau giảm xuống 20 năm. Vì đức hạnh quá nhiều, ngày 18-5-1993, cha được trả tự do.
Từ 15-6-2006, vì tuổi già sức yếu, cha Trần Ðình Thủ đã nhường tổng quyền bề trên cho Cha Gioan Maria Ðoàn Phú Xuân, hiện còn đang ở nhà mẹ ở Thủ Ðức, VN.
Mục đích và tinh thần dòng Ðồng Công
Tên gọi của Dòng Ðồng Công (C.M.C : Congregratio Matris Coredemptricis, Congregation of Mother Co-Redemptrix). Danh xưng ‘‘Dòng Ðồng Công’’ phải được hiểu trọn nghĩa là ‘‘Dòng Ðức Mẹ Ðồng Công Cứu Chuộc’’ Nghĩa là Ðức Mẹ đã cùng cộng tác với Con là Chúa Giêsu trong công cuộc cứu chuộc nhân loại.
Châm ngôn của Dòng Ðồng Công : Không phải để được phục vụ, nhưng là để phục vụ (Non ministrari, sed ministrare. (Mt. 20,28)
Mục đích Dòng Ðồng Công : Dòng đào tạo các linh mục, tu sỹ thánh thiện phục vụ công cuộc truyền giáo và Phúc Âm hóa dân tộc. Nên có hai bậc tu : Linh mục và Thầy. Mỗi bậc được huấn luyện theo học như giáo luật và khấn trọn đời.
Ðời sống tu đức của tu sỹ. Mỗi tu sỹ được huấn luyện và sống theo gương Chúa Giêsu và Ðức Mẹ : Bỏ mình, Yêu thương phục vụ và Tân hiến.
Chúa Giêsu đã bỏ mình :
. Thầy đến không phải để được phục vụ (Mt 20, 28). Không tự cho mình ngang hang với Thiên Chúa, song tự hủy ra như không. (Phil 2, 6).
. Yêu thương phục vụ : mặc lấy thân phận tôi đòi, nên giống như con người. ((Phil 2, 7)
. Tận hiến :đã vâng lời cho đến chết trên thập giá (Phil 2, 8)
Ðức Mẹ Ðồng Công khi thưa với sứ thần (Lc 1, 34-38)
. Bỏ mình : việc ấy thành sự sao được vì tôi không biết đến người nam
. Yêu thương phục vụ : Này tôi là nữ tỳ Chúa
. Tận hiến : tôi xin vâng như lờI Sứ thần truyền
Tu phục của anh em khấn là áo chùng thâm, ảnh Thánh Giá đeo bên mặt và cỗ tràng hạt 150 hạt thả dài xuống vòng phía sau.
Trong ngày, người tu sỹ luôn tập cho mình có ba tư tưởng song song hành động bất cứ làm gì :
. Trước khi làm gì, nhớ dâng việc làm cho Chúa và Ðức Mẹ vớI ý thức làm vì chúa và ÐM chứ không vì sở thích của mình.
. Ðang khi làm xem lại mục đích ban đầu có đúng không? Vì thế, trong dòng thỉnh thoảng nghe tiếng chuông ‘‘Nhớ Mẹ’’ nhắc nhở sống thánh.
. Mỗi khi xong việc, nhất là cuối ngày, có giờ ‘‘hồi tâm’’. Trước khi ngủ có ‘‘7 phút hồi tâm’’ để xem lại công việc trong ngày. Kết thúc kinh tối là Kinh Lạy Nữ Vương (Salve Regina) và phép lành của bề trên.
Hiện nay, tại Việt Nam : Không kể dự tu, có gần 20 linh mục, và 300 tu sỹ khấn trọn đời. Ðường tu và sinh hoạt của Dòng là chiêm niệm cầu nguyện làm chứng tá Tin Mừng. Theo nhu cầu giáo xứ, Dòng mở lớp huấn luyện giáo dân sống Tin Mừng trong môi trường gia đình và xã hội.
Có hai cơ sở ở VN : Nhà mẹ ở Tam Phú, Thủ Ðức, giáo phận Sài gòn và nhà thứ hai ở xứ Giang Ðiền, giáo phận Xuân Lộc.
Ðịa chỉ Dòng ở VN : 521 tỉnh lộ 43, Tam Phú, Thủ Ðức, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Tại Hoa Kỳ : Năm 1975, có 170 linh mục và tu sỹ đã định cư và trở thành phụ tỉnh ở Carthage tiểu bang Missouri, Hoa Kỳ. Hiện nay có hơn 300 gồm linh mục và tu sỹ khấn trọn đời. Dòng phục vụ cho các xứ Việt Nam, đồng thời chăm sóc dưỡng đường hưu trí cho các linh mục VN, truyền bá lòng sùng kính Ðức Mẹ bằng phát hành nguyệt san Trái Tim Ðức Mẹ do nhà in Sao Mai. Từ năm 1978, tổ chức Ðại Hội Thánh Mẫu hàng năm, qui tụ hàng 100.000 khách hành hương.
Ngoài anh em tu sỹ sống trong dòng, còn có tổ chức liên kết cho giáo dân :
. Hội Cựu Tu sỹ Ðồng Công, thành lập năm 1968, qui tụ những ai đã sống tu trong dòng một thời gian, cảm thấy ơn gọi không thích hợp, tự xin ra gia nhập dòng khác, tu làm linh mục triều hay lập gia đình. Cha Thủ đã giúp họ thánh hóa bản thân và nhờ họ cộng tác với công việc truyền giáo của dòng. Các thành viên có mặt khắp nơi trên thế giới. Ngày 1-1-2001, lễ Mẹ Thiên Chúa, cha đã xét duyệt và phê chuẩn nội lệ của hội, để thành viên hiệp thông những ân sủng thiêng liêng qua hội dòng theo Hiến Pháp Dòng qui định.
.‘‘Gia Ðình Ðồng Công’’ hay ‘‘Gia Ðình Tận Hiến Ðồng Công’’, có nơi gọi là ‘‘Gia Ðình Ðức Mẹ’’ là tổ chức do chính cha Thủ lập năm 1987. Các thành viên trong Gia Ðình Ðồng Công coi như là cộng sự viên của Dòng trong việc truyền giáo. Hiện có trên 30. 000 thành viên, ở rải rác trong các giáo phận : Sài gòn, Xuân Lộc, Bà Rịa, Ðà Lạt, Mỹ Tho, Phú Cường, Nha Trang, Phan Thiết, Long Xuyên, Ban Mê Thuật. Hoa Kỳ có 1.000 thành viên.
Của lễ hy sinh cuối cùng
Ðầu tháng 8-2006, cha bị tai biến mạch máu não mà không biết. Ngày 8-8, mới đưa cha vào nhà thương, sau một ngày, ngài muốn về nhà dòng. Từ tháng 11, bệnh tình càng suy yếu, ăn ngủ không được, phải mang tã, lưỡi không cử động và nói được, chỉ chịu Mình thánh Chúa.
Ngày 3-1-2007, cha đã yếu mệt, anh em dòng đưa cha cấp cứu vào nhà thương Nguyễn Tri Phương, quận 5, Sàigòn. Cha vẫn bị tai biến mach máu não, viêm phế quản mãn tính, huyết áp thấp, thở bằng ống oxy. Cha đã lãnh phép Xức Dầu và rước Mình Thánh Chúa. Cha được đem về nhà Dòng. Ðến 11-6-2007, bệnh tình cha trở nặng, cha được đem lại nhà thương lần nữa. Ngày 15-6, bệnh cha nguy kịch cha được đem vào phòng hồi sức đặc biệt. Chúa đã gọi cha về với NgườI, thứ năm, lúc 20g45, 21-6-2007.
Tang lễ tiễn đư
Linh cữu của cha được đặt tại nhà nguyện dòng từ đêm 21-6. Bắt đầu sáng 22-6, kéo dài 4 ngày, anh em trong dòng luôn phiên làm giờ canh thức. Từ 6g đến 22g, các đoàn thể đại điện giáo phận, dòng tu thay phiên đến kính viếng, đọc kinh và đọc lờI tiễn biệt. Trung bình, mỗi giờ có thánh lễ cầu nguyện cho Linh hồn Ða Minh. Những giây phút này, mớI thấy con người thánh thiện và đạo đức của Cha Ða Minh Maria Trần Ðình Thủ đáng kính, qua các chứng từ, để biết ‘‘Con đường nên thánh’’ của ngài :
Bài giảng của Ðức Cha Giuse Châu Ngọc Tri trong lễ an tang đã đề cập đến con đường nên thánh của Cha Ða Minh là con đường Chúa Giêsu đã đi.Chính con đường thánh giá, đau khổ. Ðức Cha ám chỉ đến những đau thương trong đời Cha sáng lập dòng với những hiểu lầm, bách hại tù tội, ngay cả cái chết đau thương : Tôi không có quyền phong thánh cho ngài, nhưng những gì tôi nghe thấy...cho tôi cái cảm giác rằng ngài đã nên thánh. Và ngài đang sống bình an, trong hạnh phúc. Ngài đã chọn phương tiện nên thánh chắc chắn nhất là thập giá Chúa Giêsu và chọn Ðức Mẹ làm mẹ riêng ngài cũng như mẹ của cả dòng ngài thành lập... Cha Ða Minh từ ngày sáng lập Dòng, ngài đã đem Mẹ về dòng mình khi chọn tên gọi cho Dòng mình là Dòng Ðồng Công.
Ðức cha Xuân Lộc nhắc lại sự nghiệp : Trong suốt cuộc đờI, cha bề trên, từng bước và từng chặng đường, Cha luôn có Chúa Thánh Thần ở với, và nhất là có Ðức Mẹ là nguồn phù hộ. Cha đã đạt trọn vẹn ý Cha Trên TrờI một cách xuất sắc. Cha xây dựng Dòng là kiệt tác nhờ sự phù hộ của Chúa Thánh Thần và Mẹ Maria. Sự hiện diện của Dòng là công phúc của Cha trước mặt Chúa.
Ðức cha Vĩnh Long kính viếng : Chúa đã ban cho cha nhiều hồng ân : hồng ân sự sống, làm con Thiên Chúa, mang chức linh mục, và hồng ân lập dòng.
Dòng Biển Ðức chia sẻ : Chúng con cám ơn ngài mà nhà dòng bên Mỹ cũng như VN, qua ba phương cầu nguyện, cung cấp sách báo phim ảnh và cả phương tiện vật chất. Ngài đã yểm trợ cho đan viện chúng con cả ba miền Trung Nam Bắc.
Dòng Thăm Viếng Bùi Chu bày tỏ tâm tình : Ngày 25-12-1950, Cha đã gieo trong ơn gọi chúng con từ trại tế bần do chính cha thành lập. Chúng con là hậu duệ tìm về cội nguồn để cảm nghiệm tình thương yêu và quan phòng của Chúa ‘’Ai phụng sự Ta, hãy theo Ta, và Ta ở đâu kẻ phụng sự Ta sẽ cũng ở đó’’.
Cựu tu sỹ dòng Ðồng Công tỏ lòng biết ơn : Nhìn lại cuộc đời của Anh nơi trần thế này. Anh đã cống hiến hy sinh cống hiến đến quên chính bản thân mình về quyền lợi tinh thần cũng như vật chất cho sự phát triển và trường tồn của đoàn con Mẹ Ðồng Công do Anh đã tạo dựng với đích nhắm là lý tưởng thánh. Chính lý tưởng đó đã thôi thúc Anh đêm ngày dành hết tình yêu thương phục vụ chúng em còn sống bên anh dướI mái ấm Mẹ Ðồng Công cũng như những năm dài từ khi xuất thân ra ngoài. Chúng em vẫn được Anh Cả quan tâm, yêu thương và săn sóc.
Ðại diện đồng hương Liên Thủy khóc thương : Ngài đưa chúng con di cư vào nam từ 1954 đến giờ. và chúng con luôn theo ngài. Cha ông chúng con đã lưu truyền lại cho chúng con công ơn của ngài đã hướng dẫn dân làng chúng con theo đường Chúa.
Một cựu học sinh của cha viết : riêng ngài sống thánh, ngài đã được tiếng là ‘’Cha Thánh Thủ’’ ngay khi còn ở ngoài Bắc. Có lẽ bề ngoài ngưởI ta thấy cuộc sống của ngài khổ hạnh, chỗ ăn chỗ ở kham khổ, nằm ngủ dướI đất. Cuộc sống chẳng khác cha sở Ars (Pháp). Cha bị phong ngứa ở chân mà hứa là không bao gìờ gãi. Ngài dành giờ dọn và cám ơn sau lễ. Ngài có lòng khiêm nhường tuyệt đối. Những người đến với ngài, chỉ trong 5,10 phút, ra về bao giờ cũng được hướng dẫn sống dạo tốt hơn, theo đúng địa vị của mình. Về sinh sống của nhà dòng, hoàn toàn tự lực mưu sinh. Vấn đề nuôi ăn, ngài hoàn toàn đặt vào bàn tay quan phòng của Chúa và Ðức Mẹ. Những năm cuối đời, ngài hôn Thánh giá rất lâu và thường đặt trên môi khi ngủ.( HN. 176. 8-2007, tr. 85-87).
Khoảng 5.000 người tham dự tang lễ, lúc 7g30, ngày 26-6-2007, chủ tế là Ðức Cha Giuse Châu Ngọc Tri Giám Mục Ðà Nẵng; có ÐC Raphael Nguyễn Văn Diệp, Ðan viện phụ Ða Minh Phạm Văn Hiền, với 200 linh mục đồng tế, và 1.500 tu sỹ. Lễ đài đặt trong khuôn viên nhà dòng Thủ Ðức.
Một hiện tưởng lạ, trong bốn ngày canh thức và từ sáng ngày an táng, trời vẫn mưa lớn, ban tổ chức đã chuẩn bị cho từng ngàn chiếc áo mưa. Nhưng trước thánh lễ, trời tạnh hẳn, nắng đẹp và khi hạ huyệt trời bừng sáng đẹp tươi. Ðoàn người tiễn đưa cha được bao vây chung quanh bằng biển ngữ : ‘‘Ðể cho người ta dễ nhận anh em là môn đệ Thầy : là anh em hãy yêu thương nhau’’.
Tài Liệu tham Khảo
-Tài liệu phổ biến của Dòng Ðồng Công tại VN.
(TTÐM. số 356, 8-2007, ttr. 30-37).
- Nguyệt san Hiệp Nhất. số 176, 8-2007. ttr. 82-93. số 177. 9-2007. ttr. 84-95