CHƯƠNG VIII B
GIÁO HỘI TẠI CẬN ÐÔNG
(1800 - 1848)
CHƯƠNG VIII B
GIÁO HỘI TẠI CẬN ÐÔNG
(1800 - 1848)
I. BỐI CẢNH CHÍNH TRỊ.
Cuộc phiêu lưu bỏ dở của Bonaparte ở vùng Cận Ðông, dù sao cũng đã hằn sâu dấu tích trên vận mệnh tương lai của khu vực này. Nó đã chứng minh tầm quan trọng của vùng đất này trên thế giới, nó cũng là sự xúc phạm đầu tiên đánh vào sự an toàn lãnh thổ của Thổ Nhĩ Kỳ tại Á Châu và đã xích gần những người đông phương lại gần với những thế lực cách mạng Tây phương. Từ đó, sự bành trướng của Âu Châu sang Á Châu, và sau đó ít lâu sang Phi Châu, đã tìm được trên lãnh địa này một chặng dừng chân cần thiết, và không phải chỉ trên bình diện chính trị hay quân sự, mà cả trên bình diện tôn giáo, đôi khi được sử dụng như một chiêu bài hay một lợi khí cho những toan tính khác. Vô số những yếu tố chằng chịt đã trà trộn với nhau để trang bị cho lịch sử tôn giáo của Vùng Cận Ðông một khuôn mặt tản mạn; vì Vùng Cận Ðông thuộc Thổ, lúc đó đang trong tình trạng chuyển tiếp, dưới sự chi phối của nhiều thế lực; mức thấp kém về chính trị, quân sự và xã hội đã dẫn tới những chia cắt đầu tiên và cổ súy sự can thiệp trực tiếp của Châu Âu ưa thống trị. Chính trong khung cảnh đó, đã diễn ra sự thăng tiến tôn giáo và dân sự của nền Kitô Giáo Quy Nhất, đang bị chèn ép vì có các đoàn truyền giáo tin lành và công giáo vĩnh viễn du nhập vào.
Sự chuyển hóa chính trị của vùng này đã mang tính chất quyết định. Sự chiếm đóng đảo Malte bởi Anh Quốc năm 1800 đã phê chuẩn sự thua trận của Napoléon ở Ðông Phương và chống lại một trong những mưu đồ chính yếu của Paul I, hoàng đế của nước Nga. Trong khi lui binh khỏi Ai Cập, quân đội Pháp đã mang theo những “cộng sự viên” người Ðông Phương của họ và định cư những người này tại Marseille và Paris. Nhưng sau hiệp ước Amiens, Pháp đã ký kết với vua Thổ một thỏa ước song phương về luật quốc tế (25. 6.1802). Các Hàng ước trước đây cũng được công nhận trong văn kiện này và Napoléon có thể gửi các đặc sứ ngoại giao và quân sự (các ông Sébastini năm 1802 và Lascaris năm 1805) có nhiệm vụ kiểm soát lộ trình Ấn Ðộ trong khu vực Tây Á. Nhưng chính tại Ai Cập đã diễn ra sự thay đổi quan trọng nhất. Một số cựu sĩ quan Pháp phối hợp với Mohamad Ali và đã biến viên lãnh tướng Thổ đầy óc phiêu lưu này thành người khai sáng một triều đại và là một địch thủ đáng kể đối với Ðế quốc Thổ Nhĩ Kỳ. Tự xưng là Lãnh Chúa thành phố Le Caire ngày 12. 5. 1803, Mohamad Ali đã từ đó, đóng vai nhân vật xúc tác.
Trong lúc đó, tại Syrie, tình hình lại hoàn toàn khác hẳn. Sydney Smith, người Anh đã phá vỡ kế hoạch của Napoléon, vẫn là đối thủ bất cộng đái thiên với ảnh hưởng của Pháp, (bí thư của ông ta là một tu sĩ quy nhất, và trong những năm đó, ông đã điều khiển những bước chính trị đầu tiên của tù trưởng Béchir Chehab xứ Liban, lúc đó sắp tiến gần lại với lãnh tụ Ai Cập, ông này vừa cứu thoát toàn vùng ra khỏi nguy cơ chính trị, tôn giáo của phe Hồi Giáo Ả Rập cực đoan Wahhabite.
Thực ra, Mohamad Ali đang nghiền ngẫm ý định sát nhập những vùng đất miền Ðông này. Viên tổng lãnh sự Pháp tại Acre đã nhấn mạnh từ năm 1825 là lãnh tụ Ai Cập dường như mơ ước, nếu không chinh phục được nước Syrie thì cũng phải đặt được ảnh hưởng của mình trên quốc gia đó. Các biến cố thời sự đã giúp cho ông ta. Cuộc tàn sát đội quân Janissaires (26. 6. 1826) bởi Thổ Vương Mahmoud II, đã làm suy giảm thấy rõ tiềm năng phòng thủ của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ, nhất là tại Syrie, nơi đây, những quân đoàn thiện chiến đó cũng vừa bị tiêu diệt. Sự mất mát Hy Lạp, tiếp theo hiệp ước Andrinople (14/9/1829) và thỏa ước Londres (3. 2. 1830), đã làm bộc lộ sự yếu kém tột độ của “con người bệnh hoạn”. Sau cùng, ba¨ng một hiệp ước về thương mại vằgiao thông đường biển (7. 5. 1830), Hoa Kỳ đã luồn được sau gót các vị tbuyền gia¹o của họ vàovùng Ðông Phương thuộc Thổ Nhĩ Kỳ này và mở những tòA tổng lãnh sự tại những địa điểm trọng yếu của Ðế quốc.
Mohamad Ali đã cướp lấy thời cơ để chInh phục những vùng jAøy mà các đại lãnh chúa Ai Cập đều thèe muốN từ ca{ ngàn năm nay. Quân đội của ông được trang bị và huấn luyện bởi người Pháp, nhất là đại tá Sève và Beaufort d’Hautpoul, lại có thêm một vị chỉ huy xuất chúng là chính con của Mahamad, tên Ibrahim Pacha. Hải quân được tân trang toàn bộ bởi M. de Cérisy tuần tiễu dọc theo bờ biển Syrie. Bị bao vây từ ngày 2.11.1831, thành phố Jean-D’Acre đầu hàng tháng 5. 1832; thủ đô Damas thất thủ ngày 15. 6 sau đó, trong lúc quân Ai Cập chiếm giữ vùng đồi núi Liban và canh chừng dân Druzes.
Bọn người này, trái với tù trưởng Béchir và những người thuộc giáo phái Maronites, thiên về chống đối, nếu không muốn nói là phản loạn. Bằng một cuộc tiến quân vũ bão và quyết thắng, Ibrahim Pacha đã vượt qua cửa ngõ vùng đất Cilicia, và chiến thắng tại thành Quonieh, ngày 21.12, đã mở đường cho ông tiến vào thủ đô. Lúc đó, lượng thấy không đủ khả năng chống giữ, Thổ Vương đã tự phó thác cho nước Nga: Ngày 20. 2. 1833, hải quân của Sa Hoàng thả neo tại cửa biển Bosphore, bộ binh đổ tràn lên bờ biên Á Châu, ngay trước thành phố Istanbul, và hiệp ước Hounkiyar Iskélesi (tháng 7. 1833) đã công nhận những mưu đồ của người Nga tại Ðông Phương.
Hoảng sợ, Pháp và Anh đã phản ứng: họ bắt quân xâm lược phải ký hiệp ước Quotayié (tháng 5. 1833). Hiệp ước này công nhận cho Mohamad Ali quyền sở hữu mãn đời đối với đất Syrie-Palestine, và vương quyền truyền đời tại Ai Cập, nhưng đáp lại, Nga phải rút hải quân và bộ binh ngay khi Ibrahim Pacha lui quân của mình ra sau giãy núi Taurus. Vùng Cận Ðông, từ nay nằm trong trung tâm những toan tính ngoại giao của các sứ quán Âu Châu; nơi đó sẽ quyết định số phận của đế quốc Thổ Nhĩ Kỳ, và cũng nơi đó sẽ xảy ra những cuộc đụng độ giữa các quốc gia chú tâm đến vấn đề Ðông Phương.
Trong những năm đầu, chính quyền Ai Cập tỏ ra khá cởi mở, nhưng sau đó đã trở nên cứng rắn trên những lãnh vực tài chánh và quân sự. Dân Syrie đã từ sự chống đối thụ động tiến lên nổi dậy võ trang. Từ năm 1834, vùng Naplouse khởi xướng, miền trung Syrie cũng tiếp nối con đường tranh đấu vào năm 1836. Nước Liban thì tự tổ chức để đối phó lại những cuộc nổi dậy đẫm máu của quân đội. Cuối cùng, Thổ Vương đã đụng độ với quân đội Ai Cập ngày 24. 6. 1939 tại Nissibin. Sự viện trợ từ nước Phổ, đến quá trễ (Molke và 6 đồng nghiệp) không thể đối lại sự chuẩn bị sáng suốt và kiên trì của phía Ai Cập. Ðượb hướng dẫn bởi Soleiman Pacha, (tức đại tá Sève người Ph!ùp) quân của Ibrahim đã đánh bại kẻ đị#h chỉ trong vài giờ.
Một lần nữa, trước những tin tức này, các phái bộ ngoại giao Âu Châu lại lên cơn sốt. Sự lên ngôi của tân Thổ Vương trẻ Abdul-Majid (27.7.1839) cho phép ngươØi ta có nhưång biệnpháp rõ ràne. Viên tân thủ tướnG Rechid Pacha, khi trước ở tạitòa Ðại sứ Londres đã thu hút ngay được thiện cảm của Âu Châu nhờ ở chủ trương cởi mở về chính trị và tôn giáo của ông. Nhận được sự bảo đảm là sự toàn vẹn lãnh thổ của Ðế quốc sẽ được tôn trọng, ông đã khoán trắng cho nước Nga và nước Anh, với sự trợ giúp của Áo và Phổ để kềm chế Ai Cập và tạm thời gạt nước Pháp ra khỏi sự hòa đồng Châu Âu. Từ tháng 1 đến tháng 7. 1840, những cuộc thương thảo giữa Thổ và các nước Âu Châu đã diễn ra tại Londres, trong lúc Ibrahim Pacha chống lại cuộc khởi nghĩa của Syrie và Liban bằng một đội quân lúng túng vì nhiệm vụ quá lớn, và hiệp định Londres đã thừa nhận Liên Minh Bốn Bên (15. 7. 1840).
Bị tấn công tại Beyrouth (11-14. 9) và tại Acre (2.11) bởi hạm đội Âu Châu, phần lớn là của Anh, Ibrahim Pacha đã vĩnh viễn từ bỏ những tham vọng tại Syrie. Các nước đồng minh của Londres đã trở nên những người bảo hộ cho Ðế quốc Thổ Nhĩ Kỳ. Kể từ nay, Thiên Môn sẽ “phải tuân thủ những lời khuyên bảo thân hữu” của các nước đồng minh và bảo hộ. Kiểu nói trên đây đã được xử dụng ngày 7.12.1842 nhân dịp cải tổ hành chánh xứ Mont Liban, không phải chỉ là một công thức lịch sự. Các tòa đại sứ Âu Châu từ nay sẽ giám sát mọi quyết định quan trọng của Thổ Vương.
Trong lúc đó, tù trưởng Béchir, quá bị liên lụy bởi đồng minh Ai Cập, đã bỏ đi lưu lạc nước ngoài, và vùng Núi Liban đã được chia làm hai khu vực hành chánh tùy theo đa số dân cư thuộc sắc dân Druzes hay Maronites. Sự phân chia này đã khơi lại sự đối kháng giữa hai “nước” tôn giáo; những vụ vụ rắc rối có đổ máu thường xảy ra, đòi hỏi một sự can thiệp “thân hữu” của ngoại giao Âu Châu. Chính quyền Thổ đã tuân thủ nghiêm túc, nhưng cũng khuyến cáo “là, để dễ dàng mọi chuyện, các vị tổng lãnh sự tại Syrie không được xen lấn bằng bất cứ cách nào vào việc thực hiện phương thức đã được đề nghị và không được làm nẩy sinh ra những rắc rối mới” (30.1.1845). Cuộc tranh chấp này, mới được yên xuống, thì những hỗn loạn trầm trọng hơn đã bốc cháy ở Liban, trong suốt một thập niên giữa nông dân người Liban và các đại cường hào phong kiến và đại địa chủ.
Các biến cố này ảnh hưởng đến toàn bộ đời sống xã hội và đạo đức của Cộng Ðồng Kitô Giáo Cận Ðông. Các cuộc cải tổ chính trị, sự đặt để phái bộ truyền giáo và sự thăng tiến của nhóm công giáo quy nhất đã diễn ra trong khung cảnh này và có quan hệ trực tiếp với những thăng trầm ngoại giao.
II. PHE CÔNG GIÁO QUY NHẤT TIẾN LÊN NỀN ÐỘC LẬP DÂN SỰ.
Dường như người công giáo “melkites” là những người đầu tiên tìm kiếm, hồi đầu thế kỷ XIX, sự tự do tín ngưỡng trong đế quốc Thổ Nhĩ Kỳ. Ngày 16. 2. 1813, một bức thư từ Istanbul thông báo cho vị bộ trưởng tôn giáo tại Paris là “giám mục thành Seyde (Sidon) sắp tới để đòi hỏi sự can thiệp của nhà vua cho các người đồng đạo của mình tại Thổ Nhĩ Kỳ được tự do hành đạo của họ và cho hiến chế của họ trở nên một thành phần của quốc gia và thượng phụ xứ Mont-Liban sẽ được Thiên Môn công nhận”. Không được biết kết quả của những vận động này ra sao. Tuy nhiên, sự bách hại những người công giáo Melkites tại Alep (1817) và tại Damas (1820) bị coi như là “những kẻ theo Tây” đã khiến giới ngoại giao phải quan tâm. Các văn thư do đại sứ Pháp ở Istanbul gửi về Paris, lời lẽ rất thống thiết. (Cho đến nay, các bức thư này vẫn không được công bố). Ðức giáo hoàng Pie VII đã gửi tư văn “Quae ad orthodoxam” tới vua Louis XVIII, và tư văn “Ad innumeras” tới vua Francois I của nước Áo. Tại Vienne, giám mục Maximos Mazloum tranh đấu cho đồng đạo của ngài và đề nghị một chương trình giải phóng tôn giáo. Nhưng sự bách hại lại lan ra đến những người công giáo gốc Arménie ngay tại thủ đô Thổ Nhĩ Kỳ. Ðại sứ Pháp, bá tước Viella, đề nghị Paris nhận trách nhiệm bảo vệ hữu hiệu các linh mục tập trung tại các tu viện hay trong những cơ sở của nước Pháp. Thư trả lời của Bộ Trưởng tại Paris đề ngày 20.12.1819 (đến nay cũng chưa được phổ biến) cho thấy rõ lý do khiến các nạn nhân bị bách hại phải đầu hàng: Sự bảo vệ trực tiếp chỉ áp dụng đối với những tu sĩ Roma người ngoại quốc chứ không thể áp dụng đối với những công dân của Thiên Môn.
Tuy nhiên, để đối phó với hậu quả của một cuộc xâm lăng trước mắt của Ai Cập, Thổ Vương Mahmoud có ý định hòa giải với các thần dân công giáo đông phương của mình. Trước mặt các giáo trưởng gốc Hy Lạp và Arménie, ngày 5.1.1831, hoàng đế đã phong một chức giáo trưởng mới cho “người công giáo Rayas”. Vị linh mục công giáo gốc Arménie được phong tước vị đó là cha Agop Tchoukourian, nhận thấy vùng trách nhiệm của mình lan rộng trên tất cả các cộng đồng Công Giáo quy nhất. Hơn nữa, hành động ngẫu hứng đầu tiên mang tính cách giải phóng này đã cho phép các cộng đồng, từ nay có thể tự do hành đạo ngay trong các thánh đường của mình “và không còn phải tới các thánh đường của người Francs”. Ðược giải phóng đồng thời khỏi quyền quản trị của Chính Thống Giáo và sự bảo hộ của Roma, Công Giáo Ðông Phương quy nhất đã đạt được vị thế hợp pháp. Thời điểm này đánh dấu một cách minh nhiên khúc quanh của lịch sử vùng Cận Ðông Kitô giáo, và giáo quyền Melkite đang mau chóng đòi hỏi một cuộc giải phóng toàn diện. “Trận đánh Kallous” hay cuộc tranh chấp thượng đỉnh giáo quyền đã trở thành biểu tượng của cuộc đấu tranh cho sự bình đẳng dân sự với Chính Thống Giáo. Trong cuộc đấu tranh này, thượng phụ Maximos III Mazloum đã trở thành lãnh tụ của phe Ðông Phương, trong lúc các nhà ngoại giao Pháp và Nga đụng độ nhau bên cạnh Thổ Vương và tại Ai Cập, hoặc để hỗ trợ cuộc giải phóng, hoặc để chống lại mọi thăng tiến pháp lý dành cho người công giáo quy nhất. Sau nữa, ngày 1.10.1837, một đạo luật của Thổ Vương công nhận Mazloum là lãnh tụ dân sự của người công giáo Melkite, nhưng bắt buộc phải ở dưới quyền vị tư tế đại thần người Arménie.
Cũng trong thời kỳ này, tân Thổ Vương Abdul-Majid đã khai diễn trên toàn đế quốc kỷ nguyên Cải Tổ gọi là Tanzimat. Ðược gợi ý bởi chủ nghĩa tự do Âu Châu, vị đầu lãnh Hatti xứ Gulkhané đã công bố ngày 3.11.1839 cả một chương trình cách mạng Hồi Giáo cổ truyền. Những quyền tự do và những đảm bảo về quyền hạn mới được ban hành phải được bành trướng ra cho tất cả mọi người thuộc mọi tôn giáo, mọi giáo phái. Nó đặc biệt bảo đảm sự an toàn tuyệt đối về tính mạng, danh dự và tài sản của mọi người.
Bản tuyên bố các nguyên tắc hiến định này đã mở ra một kỷ nguyên của những bảo đảm các quyền tự do. Giới ngoại giao và các Kitô hữu mặc tình đòi hỏi những nhượng bộ mới nhằm tiến tới một sự hội nhập thực tế hơn: các vị thượng phụ công giáo quy nhất cũng hoạt động để có được sự tự trị pháp lý toàn vẹn. Những đụng chạm giữa giáo trưởng Arménie và các vị thượng phụ không thể tránh khỏi. Ngay từ năm 1841, giáo trưởng đã quyết định không trực tiếp đảm trách những công việc của các cộng đồng khác nữa. Hội họp tại Istanbul, ngày 15.8.1844, trong tòa đại sứ Pháp, các vị thượng phụ và giáo trưởng đã thỏa thuận tiến tới sự độc lập tuyệt đối giữa các cộng đồng. Nhưng những cuộc vận động kéo dài, ngày 21.10.1844, vị thượng phụ giáo phái Chaldéen đã ký một thỏa hiệp song phương với giáo trưởng Arménie dành cho vị này quyền chăm sóc công việc dân sự và hỗn hợp của Giáo Hội ông. Vị thượng phụ Syrie cũng làm như vậy vào tháng 5.1845. Vị thượng phụ giáo phái Melkite đã ở lại thủ đô cho đến ngày giải phóng hoàn toàn giáo hội của ông: ngày 7.1.1848, ông đã nhận được sắc luật giải phóng của Thổ Vương.
Như vậy, từ nay những người công giáo Ðông Phương có thể bắt tay vào những nhiệm vụ tích cực tái phối trí, xây dựng và phát huy. Tuy nhiên, trong sự nghiệp tái sinh và phát triển này, họ nhận thấy những nỗ lực của họ bị trung hòa, nếu không muốn nói là bị cản trở bởi những thế lực ngoại lai khác như những phái bộ truyền giáo Tin Lành và Công Giáo Roma đang coi vùng Cận Ðông là một trong những lãnh địa quý giá của họ.
III. CÁC PHÁI BỘ TIN LÀNH VÀ ANH GIÁO
Các phái bộ Tin Lành tại Cận Ðông thuộc về nhiều tổ chức và dính liền với những tu hội tự trị, đôi khi cạnh tranh nhau. Nhiều phái bộ nhằm trước hết sự trở lại của người Do Thái, đặc biệt là tại nước Palestine; những phái bộ khác đến từ Hoa Kỳ, Anh Cát Lợi hay từ lục địa Âu Châu tới, mong muốn truyền giáo và canh tân các Giáo Hội phương đông, mà theo họ đang bị chết cứng và khô cằn. Thêm vào đó còn có những khía cạnh chính trị tôn giáo của vấn đề trung đông. Ðiểm lịch sử này đang khơi động một sự gia tăng chú tâm và nghiên cứu, lúc đó còn dồi dào và chúng tôi muốn nhấn mạnh ở đây đến phương thức đã được áp dụng bởi những cộng đồng đầu tiên, nhất là sự thiết lập tòa giám mục Anh-Phổ tại Jerusalem.
Trung tâm phát triển đầu tiên của Tin Lành tại Cận Ðông được xây dựng trên đảo Malta. Từ năm 1808, Hội Truyền Giáo Londres đã gởi tới đó một vài vị tiền sát. Mục sư Isaac Lowndes đã trụ tại đó năm 1816. Hội Truyền Giáo Roma cũng chú tâm đến vùng này. Mục sư William Jowet được phái tới đây vào năm 1815 là để nghiên cứu tình hình các Giáo Hội phương đông và dự trù phương tiện phiên dịch và phổ biến Thánh Kinh. Ngay từ năm 1820, mục sư James Connor đã tới thăm thành Beyrouth và Jerusalem, chuẩn bị con đường cho các vị truyền giáo người Mỹ, và thành Alep đã đón tiếp mục sư Christian Burckhardt vào năm 1818; vị này đã từ trần tại đây sau đó.
Khởi đầu, các nhà truyền giáo của Thượng Hội Ðồng Hoa Kỳ các nhà Thừa Sai cho các xứ truyền giáo ngoại quốc, là Pliny Fisk và Levy Parsons, đã được gửi tới các giáo xứ Do Thái tại Palestine, nhưng đường hướng của họ dự kiến một môi trường hoạt động rộng lớn hơn bên cạnh những Giáo Hội phương đông như Malta, Smyrne và Jerusalem sẽ trở thành những tổng hành dinh của phái bộï. Mục sư Parsons đã tới Jerusalem lần đầu vào ngày 17.2.1822, và sau đó ông trở lại với những đồng nghiệp khác của ông. Tuy nhiên, họ đã không thể lưu lại đó. Ðến lượt Hội Truyền Giáo Londres muốn chinh phục người Do Thái, họ gửi mục sư Melchior Tschoudy(1820) và mục sư Joseph Wolf (1822) đi khắp vùng Cận Ðông, phân phát Dhánh Kinh v!ø tìm cách bám drụ. Ấn quán của Hội Ðồng Hoa Kỳ đ!ët trên đảo Malta vào năm 1822 đã ctng cấp cho những nhà truyền giáo các tài liệu quảng bá Thánh KInh. Năm 1833, Ban ấn lgát tiếne Ả Rập được thuyên chuyển 3ang Beyrouth, jơi đây cơ quan này đã rất thành công. Ngay từ thời kỳ đó, Hội Thánh Kinh Anh Quốc và Nước Ngoài cũng có tại đảo Malta một nhà in; những kho sách của họ được đặt tại các địa điểm trọng yếu của vùng Ðông Phương, nhất là tại thành Alep. Vào năm 1823, Hội Do Thái Londres đã tung ra một loại thách thức đối với Giáo Hội Công Giáo bằng cách thiết lập căn cứ ngay tại trung tâm nước Liban, ở Ain Toura, và để mục sư W. B. Lewiswho thường trực tại đó. Về phần Hội Ðồng Hoa Kỳ, họ quyết định ở lại Beyrouth vĩnh viễn, và mục sư Fisk đã thiết lập tại đây một cơ sở mới năm 1825, trước khi ông mất sớm vào ngày 23.10 sau đó.
Ði kèm giáo huấn Thánh Kinh là sự giúp đỡ về y tế được thiết lập mau chóng. Người đầu tiên là bác sĩ Dalton, được gửi tới Beyrouth (1824) bởi Hội Do Thái Londres. Sau đó ông đi Jerusalem và chết tại đó ngày 25.1.1826. Trong thời gian đó, các nhà truyền giáo đi khắp các vùng để điều nghiên, bắc đầu cầu và bám trụ.
Tuy nhiên, sự hăng say quá lộ liễu đã gặp ngay sự bất bình của giáo quyền địa phương vì họ nhận thấy những niềm tin cơ bản của các Giáo Hội Phương Ðông đang bị đập phá tan nát. Một cộng tác viên của các vị truyền giáo, gốc phái Maronite, tên Assa’ad al-Chidiac, năm 1826, đã phải trả bằng một giá thật chua xót việc ông đi theo Tin Lành.
Chính vào năm 1825, Hội Truyền Giáo Roma quyết định đầu tư Ai Cập và Abyssinia. Các vị truyền giáo của họ, được tuyển chọn từ những thành viên của Hội Baseler Missiongesellschaft, đã tới tận nơi. Một trong những vị này là mục sư Samuel GobAt, đã nổi danh tại Abyssinia, tiếp đó, tại Liban Trong giai đoạn ng`én, giữa lúc có những rối loAïn năM 0840 và saU cùng, kể từ năm 1845 đã trở thành giám mục Anh-Phổ tạ) Jerusalem. Về phần ba vị ở lại Ai Cập, họ đã dễ dàng chinh phục được lòng tif cậy cu{a g)áo phụ chính thống và đã được vị này trao cho họ quyền giám đoacchủng viện thần học củangài, năm 1842. Giáo xứ Do Thái ở Jerusalem, năm 1826 cũng có được một vị tiên phong hữu hiệu và sáng suốt là I. Nicolayson. Suốt hơn 4 thập niên, tên tuổi của ông vẫn là tiêu biểu cho phái bộ. Nhưng chính Hội Ðồng Hoa Kỳ là thể hiện xông xáo nhiều nhất. Các nhà truyền giáo của họ thành lập từ năm 1826, ngay giữa vùng Trung Syrie, dưới chân núi Hermon, các trường học cho dân chúng lẫn lộn người thuộc giáo phái Druzes và Chính Thống giáo.
Ngày 1.1.1827, những nhà truyền giáo Hoa Kỳ tại Beyrouth tiếp nhận trong cộng đồng của họ ba người tân tòng: hai người Armeniens và phu nhân của vị lãnh sự Anh. Khoảng một chục cảm tình viên người đông phương, 13 trường học, và gần 600 học sinh là bảng thành tích truyền giáo của họ. Phản ứng của thượng phụ phái Maronite đã xảy ra ngay sau đó. Ngày 14.1, tại thánh đường thành phố Beyrouth đã xuất hiện một bản thông cáo cảnh cáo rút phép thông công tất cả những ai hoạt động trong nhóm Tin Lành. Tuy vậy, nhà truyền giáo Bird đã được phép của tiểu vương Bechir lên truyền giáo đến tận thành Tripoli và Ehden, tưđc là täùi ngay giữa vùng Thiên Chúa Giáo này để thách thư¹c Giađo Hội địa phưƠng. Về phía nhà truyền giắo Wolf, oÂnc hăm Dọa đánh vạ tuyệt thông nếu vị thượng phụ không ngưnG nhữ.g sự bách hại và phải phóng thích ngay Assa’ad al-Chidiac đang bịgiam giữ trong một n`à dòng trên núi.
Giáo quyền chính thống phiền hà về tình trạng phân hóa xuất phát từ sự truyền giáo Tin Lành nhưng lại không dám sử dụng những biện pháp cưỡng bức. Ngoài ra, những biến chuyển của tình hình chính trị địa phương và quốc tế đã khiến các nhà truyền giáo phải rút lui chiến lược: và họ đã rời đây sau trận đánh Navarin (1828) và lánh nạn tại đảo Malta cho tới trước cuộc xâm lăng của người Ai Cập. Dư luận dịu xuống, ngày 1.5.1836, họ trở lại Beyrouth với sự đón tiếp của các nhân viên và những người được sự che chở của lãnh sự quán Anh Quốc. Nhưng tòa đại sứ Pháp vẫn theo dõi hoạt động của các nhà truyền giáo. Ngày 28.2.1831, viên lãnh sự Pháp báo cáo cho bộ ngoại giao Paris rằng “các nhà truyền bá Thánh Kinh mới mua một căn nhà tại Beyrouth và những công trình tu bổ cho thấy là họ muốn mở rộng lớn căn nhà này”.
Chính vào năm 1830 thì Thượng Hội Ðồng Hoa Kỳ mới bắt đầu quan tâm tới xứ Arménie và Kurdistan. Mục sư tuyên túy của tòa đại sứ Anh ở Istanbul là Robert Walsh, cũng khuyến khích chuyện này. Chuyến đi đầu tiên của các mục sư Eli Smith và H.G.O. Dwight (1830-1831) cho họ khám phá ra bên cạnh người Arnéníe, còn có cộng đồng Kitô giáo Nestorien. Việc xây dựng căn cứ tại Ourmia đã được quyết định và mục sư J. Perkins đã được phái tới đó. Vào mùa thu năm 1834, vị truyền giáo này đã bắt liên lạc được với giáo quyền Nestorien và đã đưa ra một kế hoạch hoạt động. Ông đã xây dựng một trung tâm y khoa và nhất là một nhà in. Năm 1837, trong lúc phái bộ được tăng cường, một kế hoạch bành trướng tích cực trong vùng đã được quyết định. Mục sư Asahel Grant rất nổi tiếng trong công tác này, do ông bắt đầu từ năm 1839: xứ Kurdistan đã được đào xới một cách có phương pháp và các cuộc tiếp xúc với giáo quyền Nestorien được tích cực đẩy mạnh. Sự đa loại về thổ ngữ Syriac đã gợi ý cho các nhà truyền giáo “tái sinh” ngôn ngữ phụng vụ đồng thời quảng bá tư tưởng tôn giáo của giáo phái Nestorien. Ðó là nguồn gốc những kinh bản và Thánh Kinh mà phái bộ đã thực hiện từ năm 1841. Nhiều phái bộ thuyết giảng và liên lạc tiếp nối hoặc tiến hành song song với phái bộ của ông Grant và đã tạo ra được một sự cộng tác chặt chẽ với các thành viên có ảnh hưởng của giáo quyền.
Ðối diện với những hoạt động tích cực của Thượng Hội Ðồng Hoa Kỳ, Giáo Hội Giám Mục chỉ có những công tác kín đáo hơn. Cái tên ông Horatio Southgate, người tới thăm Ba Tư và xứ Kurdistan giữa năm 1836 và năm 1839, được gắn liền với sự nghiệp này. Trong bản phúc trình của ông ngày 18.12.1839, ông khuyến cáo nên hoạt động bên cạnh nhóm Jacobistes của xứ Mésopotamie-Thượng, vì, theo lời ông, Giáo Hội Syrie có một cấu trúc theo kiểu Giáo Hội Giám Mục. Ông đề nghị có một phái bộ truyền giáo tại Mardine vì gần với Deir el-Za’faran và với trung tâm chính của Giáo Hội này. Những nhà truyền giáo đầu tiên đã chỉ tới địa điểm này vào năm 1844. Chính ông cũng ở lại Istanbul là nơi ông điều khiển một phái bộ Giáo Hội Giám Mục đã chinh phục được cảm tình của các nhóm Tin Lành ít bảo thủ.
Nền thống trị Ai Cập tại nước Syrie đã khuyến khích Thượng Hội Ðồng Hoa Kỳ gia tăng hoạt động. Sự thành lập các trường học Tin Lành (nhất là trường dành cho nữ sinh) đã khiến Công Giáo thêm nghi kỵ. Các cha Dòng Tên, tới đây từ năm 1832, đã khích động sự năng nổ của giáo quyền địa phương. Những sự chỉ trích bằng miệng hay trên giấy trắng mực đen từ đó đã chiếm một chỗ quan trọng trong chương trình truyền giáo Công Giáo. Tại Jerusalem, những dự án xây dựng thực hiện từ năm 1834 đến 1838 bởi các vị truyền giáo đã bị thất bại. Dường như định mệnh đã đóng cửa vùng đất quý này đối với người Mỹ. Năm 1843, họ quyết định bỏ hẳn vị trí không phát triển được tại Jerusalem: mục sư Lanneau, người cuối cùng trong đội tiên phong, đã rời Thành Thánh vào năm 1844.
Trong khí đó, việc thám sát nước Syrie, phía Nam tới Zerka và phía Bắc tới Hama, đã chiếm trọn năm 1834. Họ dự tính trụ tại đây và, từ năm 1835, Giáo phái Druzes tìm cách mua chuộc cảm tình các nhà truyền giáo, bằng cách tạo viễn ảnh thành công lớn trong việc truyền giáo, trong lúc vẫn không che dấu mục tiêu của họ trong việc liên kết này là mang tính chất chính trị-quân sự.
Tại Anh, Phổ và Thụy Sĩ Ðức, người ta chú trọng nhiều hơn đến các phái bộ truyền giáo cận đông. Ông Nicolayson trở về Londres năm 1836. Sau khi được phong chức linh mục Anh Giáo tại đây, ông đã trở lại Jerusalem vào năm sau cùng với hai đồng sự. Năm 1838, Hội Truyền Bá Tư Tưởng Thiên Chúa Giáo gửi hai nhà truyền giáo tới hoạt động bên cạnh người Nestorien. Họ tháp tùng các thành viên của Hội Nghiên Cứu Ðịa Dư Vương Quốc Anh đang thám sát vùng Kurdistan. Những chỉ thị cho các nhà truyền giáo rất rõ ràng và đa diện, dự kiến một chương trình hoạt động trường kỳ. Họ đã hoàn tất một sự nghiệp mang nhiều kết quả kéo dài đến tận lúc tái tổ chức phái bộ truyền giáo Nestorien năm 1886 bởi Tổng Giám Mục Cantorbery. Ðịa phận truyền giáo đã trở thành Tổng Giáo Phận Giáo Dân Assyrien.
Tại Bâle, từ năm 1836, vị giám đốc của Baseler Missionshaus là Spittler, cũng đã nghĩ đến sự thành lập quy mô kèm theo một dự án thuộc địa tại xứ Palestine. Những cuộc đàm thoại của ông với Gottfried H. Schubert, người đã từng thăm thánh địa từ 1836 đến 1837, lại càng khiến ông kiên định lập trường. Ông đã tìm thấy nơi ông C.C. von Bunsen, cựu đại sứ nước Phổ bên cạnh Tòa Thánh và là đại sứ tương lai tại Londres, con người thực hiện kế hoạch với nhiều ý kiến sáng tạo.
Sau khi bị thất sủng tại Roma, Bunsen đã du lịch sang Anh và tiếp xúc với những nhân vật chính trị cũng như tôn giáo. Thâm tình giữa ông và Tiến sĩ M’Caul, một trong những người đứng đầu Hội Người Do Thái Londres, và với Lord Ashley, thủ lãnh chính trị có uy tín, đã giúp ông hoạch định một chương trình thiết lập một tòa giám mục Anh Giáo Anh-Phổ tại Jerusalem, nhằm một mặt tạo điều kiện hợp nhất tin lành Anh với tin lành Luther của Phổ, mặt khác, đảm bảo cho Tin Lành Âu Châu một trung tâm truyền giáo đối diện với Tin Lành Hoa Kỳ. Ngày 10.12.1838, đúng một năm sau khi bị thất sủng tại Roma, Bunsen đã trao cho Lord Ashley dự án kế hoạch, kế hoạch này sẽ giúp ông ta trả thù vụ thất bại ngoại giao của ông bên cạnh Tòa Thánh, và đương nhiên, đã chất chứa một sự hiềm thù sâu đậm chống lại Giáo Hoàng.
Bằng một loạt những can thiệp vừa khéo léo, vừa táo bạo, Bunsen đã dựng lên một chiến dịch huy động dư luận trên bình diện ngoại giao và quần chúng, biến xứ Palestine, hay ít là thành phố Jerusalem, thành một phần đất tự do, nơi Thiên Chúa Giáo được hưởng quyền tự do tuyệt đối dưới một chính phủ Thiên Chúa Giáo. Tân quốc vương nước Phổ, Frederic-Guillaume IV, với Bunsen có tình giao hữu, đã ủng hộ dự án này. Nhà vua còn đưa cả đề nghị cụ thể ra với các nhà ngoại giao Châu Âu trong Liên Minh Tứ Cường, đặc biệt với Anh quốc là nước rất chiếu cố vì thấy ảnh hưởng tôn giáo của mình bành trướng tại vùng Cận Ðông.
Nhiều dự án cho vùng Palestine đã được tung ra để thay thế nền thống trị Ai Cập, đặc biệt là dự án một thể chế Thiên Chúa Giáo theo kiểu vương quốc thập tự quân, dự án quy tụ dân Do Thái, nhằm tiến tới một sự trở lại tập thể xung quanh đền thờ Salomon được tái thiết, hoặc giả giải pháp dự kiến cấu tạo một lãnh thổ mang đặc tính quốc tế và tự do, được các nước Âu Châu bảo vệ. Chỉ có mỗi kế hoạch thiết lập một giáo phận Anh giáo Anh-Phổ là đã được thể hiện, mặc dầu những lo ngại của Gladstone và sự chống đối dữ dội đến từ những phe Tin Lành Phổ và Thụy Sĩ bất bảo thủ.
Ðúng theo tinh thần thỏa hiệp đã ký kết, vị giám mục đầu tiên, Tiến sĩ Michael Salomon Alexander, được tấn phong ngày 7.11.1841. Ngay đầu năm 1842, ông này đã đến nhận nhiệm sở, cùng với gia đình và một số nhân viên, dưới sự bảo trợ của tổng lãnh sự Anh là đại tá Rose. Vị tân giám mục Anh giáo, gốc Do Thái, sinh ra tại Phổ, được đào tạo theo Anh Giáo và mang quốc tịch Anh, có quyền cai quản trên toàn bộ Cận Ðông với những chỉ thị chi tiết, yêu cầu ông phải sống hài hòa với các tôn giáo địa phương. Tuy nhiên, quyền cai quản phương đông chỉ là trên danh nghĩa cho đến ngày ông bị chết sớm 22.11.1845, vì các hội truyền giáo khác vẫn giữ hoàn toàn quyền tự chủ của họ. Ðể kế vị Alexander, nước Phổ đã bổ nhiệm Samuel Gobat. Vì sinh ra tại Thụy Sĩ, theo giáo Luther, nhưng lại phục vụ cho phái bộ truyền giáo Anh giáo tại Abyssinie, tại đảo Malte và tại Liban. Vị tân giám mục này đã không lúc nào được sự tín nhiệm hoàn toàn từ những môi trường Anh giáo. Là người năng động và độc đoán trong sự cuồng nhiệt, ông đã biến cơ sở của ông tại Jerusalem thành một trung tâm truyền giáo quan trọng khiến nhiều người ngưỡng mộ và muốn bắt chước.
Như vậy, vùng Cận Ðông trong năm 1848 đã được cầy xới và tác động bởi nhiều phái bộ truyền giáo Tin Lành khác nhau. Không một cộng đoàn Thiên Chúa Giáo nào trong vùng lại không được những nhà truyền giáo cuồng nhiệt tìm cách canh tân bằng những thay đổi về chủ thuyết tôn giáo cũng như xã hội, hoàn toàn khác với truyền thống ban đầu của họ. Phản ứng của giáo quyền Ðông Phương đã thấy xuất hiện lúc đầu, nay trở nên hầu như toàn diện, không những trong giới Công Giáo Roma và giáo phái Quy nhất mà còn trong giới Chính Thống Giáo, giới Arménie, Jabobite và Nestorien nữa. Dù sao thì Phái bộ truyền giáo Tin Lành, với sự đa dạng của nó, từ đó cũng đã có một địa vị đáng kể trong lịch sử tôn giáo của xứ sở này.
IV. CÁC PHÁI BỘ LA TINH
Sau những lộn xộn do cuộc Cách Mạng gây ra, các phái bộ truyền giáo Công Giáo (trước đó là của Pháp) đã được dần dần tái thiết. Hoàng đế Nã Phá Luân, người đã tái lập vào năm 1804 các Phái Bộ Truyền Giáo Nước Ngoài, đã ra lệnh cho Thống chế Brune, đại sứ của ông tại Istanbul phải bảo vệ các cơ sở từ thiện, các xứ đạo vùng Cận Ðông và đặc biệt là các Thánh Ðịa. Tướng Brune đã hết lòng chu toàn nhiệm vụ và người kế vị ông là La Tour Maubourg, cũng theo dõi thật sát hoạt động của các nhà truyền giáo. Hồi ký của cha Gandolfi đã thông báo cho ông vào năm 1809 về tình trạng thê thảm của các nhà dòng các tu sĩ Capucins, Carmes và Lazaristes. Họ thiếu thốn nhân sự và tiền bạc, khiến các cơ sở từ thiện bị bỏ phế. Ông Ðại sứ đã ý thức, lấy việc chấn hưng các xứ đạo này như là thể hiện bổn phận của mình đối với tôn giáo và đối với đất nước. Ngày 14.3.1810, ông đã phải can thiệp tại Paris cho các tu sĩ Lazaristes sắp bị đuổi khỏi Phương Ðông, và những ưu tư tương tự đã được ông viết trong một bản phúc trình ngoại giao dài, đặc sắc, về các giáo phận truyền giáo Công Giáo vùng Cận Ðông, viết năm 1811, nhấn mạnh đến tầm quan trọng của các giáo phận này trong việc củng cố ảnh hưởng của Pháp tại miền Ðông này.
Thực tế, tại những thành phố lớn trong vùng này cũng đã có một hay nhiều vị truyền giáo. Ngay từ khi tái lập dòng Tên, giáo quyền Phương Tây đã mong muốn các cha dòng trở lại đây. Một bản kiến nghị do các vị thượng phụ và giám mục soạn thảo đã được trình lên đức giáo hoàng Pie VII vào ngày 24.7.1816. Một trong các vị đã ký tên trong bản kiến nghị là đức cha Maximos Mazloum đã được giao trọng trách đưa các cha dòng Tên trờ lại trong vùng. Sự trở lại hoạt động của dòng đã được phê chuẩn sau đó bởi đức giáo hoàng Grégoire XVI, ngày 16.8.1831 và được đánh dấu bằng một sự ký kết giữa cha Roothan và đức cha Mazloum, ngày 27.8 một thỏa thuận để các cha dòng Tên ở lại Liban với tư cách linh hướng cho chủng viện giáo dân Melkite Ain-Traz dưới quyền điều khiển của đức cha.
Nhưng sự cộng tác giữa các cha dòng Tên với giáo dân Melkite chỉ kéo dài một năm. Sau đó, các cha đã bắt đầu xây dựng « xứ truyền giáo mới tại Syrie » của mình, lần này mưu ích cho cả giáo dân Maronite và toàn thể Giáo Hội Công Giáo Tây Phương. Tù trưởng Haidar Bellamah đã dâng ngay cho các cha một khu nhà ở tại Bikfaya, ngay giữa trung tâm nước Liban, trong lúc đó, tù trưởng Béchir lại nhường cho các ngài nhà ở Mo’allakah, phía Ðông Liban.
Tuy nhiên, các nhà truyền giáo dòng Tên đã không thành công trong dự án xây dựng tại trung tâm nước Syrie, trong vùng Hauran, một trung tâm tôn giáo quan trọng. Dự án này đã khiến các cha mất nhiều thì giờ từ năm 1835 đến năm 1837 phải đi thăm dò vùng này, và hồ hởi nối gót các phái bộ truyền giáo Tin Lành. Ngay từ năm 1835, các cha đã xây dựng căn cứ cho các dòng nữ và sau đó các dòng này đã thống hợp dưới quyền cai quản của các ngài và tuân giữ các lễ nghi Roma dưới danh hiệu Thánh Tâm Chúa Giêsu và Ðức Mẹ Maria. Vào năm sau, các cha đã chấn hưng dòng Visitandines, cũng dưới quyền hướng dẫn của các ngài. Ðồng thời các ngài cũng đã bắt đầu truyền giáo trong cộng đồng giáo dân Druzes, cạnh tranh với phía Tin Lành, và đặt trụ sở vĩnh viễn tại Beyrouth, tân thủ đô của Liban vào năm 1839. Nhưng ảnh huởng của các ngài lại lan rộng nhiều hơn trong môi trường những giới trách nhiệm: các tòa thượng phụ, các tòa khâm sứ Tòa Thánh, Giáo triều Roma là nơi đã lấy những quyết định trọng đại.
Về phía các cha dòng Capucin tại Cận Ðông, họ cũng muốn đổi mới công trình truyền giáo tại các vùng Ðông Phương. Bản phúc trình ngoại giao năm 1811 đã đề cập đến sự có mặt ở khắp nơi của một trong những cha Lazariste thuộc phái bộ này. Ðại sứ La Tour Maubourg đã tích cực giúp đỡ việc chấn hưng của các cha. Ngày 25.6.1835, ông đã báo cáo về cho Bộ trưởng Ngoại giao những vận động tiên khởi để bảo đảm lợi thế của người Pháp. Ngày 25.7 sau đó, ông chứng minh với Bộ trưởng Tôn giáo sự cần thiết phải chấn hưng các phái bộ truyền giáo Capucins của Pháp tại Ðông Phương. Những ước vọng của ông đã thành đạt.
Dòng Lazariste ở trong vùng, được hoàn toàn độc lập đối với Bộ Truyền Giáo. Ngày 4.8.1817, bộ Truyền Giáo ra thông báo thúc đẩy các cha dấn thân mạnh mẽ vào hoạt động truyền giáo. Bề trên dòng Lazariste, cha Gandolfi được bổ nhiệm giám quản tông tòa tại Alep vào ngày 19. 5 cùng năm đó. Ngài theo một chính sách nước đôi, làm phật lòng cả Công Giáo Phương Ðông lẫn các cha dòng Phanxicô, đến nỗi, sau khi ngài mất, Bộ Truyền Giáo đã phải lấy lại mọi việc. Ngày 9.4.1939 các đức hồng y đã xác định quyền của các ngài kiểm soát giáo phận truyền giáo Ðông Phương và thông báo rõ ràng cho vị tân giám quản tông tòa. Thời gian đó, các cha dòng Lazaristes đảm nhiệm truyền giáo trong cộng đồng giáo dân Nestorien tại vùng Mesopotamie-thượng và vùng Kurdistan. Các phúc trình của cha bề trên của họ, cha Leleu, trong năm 1847, cho thấy sự trầm trọng của cuộc cạnh tranh giữa các phái bộ truyền giáo Công Giáo Tây Phương vói Tin Lành Hoa Kỳ tại Ourmie cũng như tại Moussoul. Các cha dòng Ða Minh đã bỏ thành phố này vào năm 1815 vì thiếu nhân sự, nhưng các ngài đã trở lại vào năm 1840, theo lời yêu cầu khẩn thiết của Bộ Truyền Giáo, để lo việc huấn luyện các giáo sĩ Nestorien và Syrie.
Sau cơn khủng hoảng ở Ai Cập và sự thiết lập nền bảo hộ Âu Châu trên vùng Cận Ðông, ba thành phố đã đặc biệt lôi kéo sự chú ý của các phái bộ truyền giáo Công Giáo: Alexandrie, Beyrouth và Jerusalem. Tại Âu Châu, giới thương mại mong muốn trả lại cho thành phố Alexandrie sự thịnh vượng xưa kia. Trong kế hoạch này, các cơ chế truyền giáo sẽ có chỗ đứng đặc biệt với những hoạt động văn hóa cũng như y tế. Từ năm 1844, các nữ tu dòng Vincent de Paul đã quản lý bệnh viện người Âu. “Ngôi nhà xót thương” (La Maison de Miséricorde) đã được thiết lập vào năm 1846. Các cha dòng Phanxicô khai trương trung tâm giáo dục của giáo xứ vào năm 1850 và các cha Lazariste điều khiển một trường trung học to lớn (1852). Thành phố Beyrouth không được may mắn như vậy, nhưng sau cha dòng Tên, cũng có các bà dòng Vincent de Paul (1847) và các bà dòng Saint-Joseph-de-l’Apparition (1848). Các cha Lazaristes cũng tới đây vào năm 1850.
Chính tại Jerusalem, Phái bộ truyền giáo Công Giáo mới dựng lên cơ chế lớn mạnh nhất. Vị thượng phụ của Tòa Thánh Roma tại thành phố này vừa phải tượng trưng cho lợi thế Roma đối phó với hoạt động của Tin Lành và vừa phải làm suy yếu Chính Thống Giáo được nước Nga hỗ trợ. Các cha Phanxicô thuộc giáo đoàn bảo vệ Ðất Thánh đã nắm độc quyền tông vụ tại đây. Vào năm 1837, trong khuôn khổ của tình hình chính trị mới, các ngài đã phát động một phong trào truyền giáo Roma rộng lớn tại Nazareth. Ðức Giáo Hoàng đồng ý, ngài đã nghĩ đến việc thiết lập một vị khâm sứ Tòa Thánh thường trực tại Thành Thánh. Chúng ta lại cũng biết rằng vận mệnh của thành phố này được định đoạt trong những giới ngoại giao Âu Châu. Sự thành lập tòa giám mục Anh Giáo Anh-Phổ đã ảnh hưởng đến những quyết định của Roma. Và cũng còn phải nể mặt Sa Hoàng của Nga, ngày 24.6.1842, đã chấp thuận một chương trình tăng cường Chính Thống Giáo Syrie và Palestine. Vì thế, vào ngày 23.10.1843, tổng thượng phụ Chính Thống, Porphyrios Ouspenskij, đã lên tại Beyrouth để thực hiện chương trình này.
Một trong các vị cố vấn của Bộ Truyền Giáo là đức cha Mussabini, tổng giám mục thành Smyrne, đã khuyến cáo trong một bản báo cáo về Giáo Hội Armenie, được nghiên cứu tại Roma ngày 26.6.1843, là nên dựng lên một Giáo Quyền tại Cận Ðông để bảo vệ Ðức Tin Công Giáo. Thực chất, từ ngày 7.2.1842, dự án thành lập tòa thượng phụ Roma đã được nghiên cứu. Bộ trưởng Truyền Giáo, đức hồng y Franzoni, ngày 28.2 năm đó đã đặt kế hoạch này trong khuôn khổ tổng quát của Vấn Ðề Phương Ðông, và sau một thời gian chờ đợi, nội vụ đã được tiếp tục trở lại một cách tích cực từ lúc bầu đức giáo hoàng Pie IX.
Những cuộc thương thuyết với Bề Trên Cả dòng Phanxicô tỏ ra khó khăn, và cuối cùng đã đi đến quyết định chọn một vị truyền giáo người Ý đã từng hoạt động tại xứ Kurdistan, cha Joseph Valerga, với tước hiệu thượng phụ thường trực. Tông thư Nulla Celebrior ngày 23.7.1847 tái lập tòa thập giá Roma tại Jérusalem. Ðức Pie IX tấn phong tân tổng giám mục và đức Joseph Valerga tiếp nhận tông tòa ngày 17.1. 148.
Vị thượng phụ này không có danh nghĩa chính thức nào đối với chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ. Nhưng họ công nhận cho ngài, trong khuôn khổ ngoại giao, một số quyền lợi đã có từ hồi Thập Tự Chiến, lúc đó được ban phát cho một số dòng quân sự. Như vậy, ngài có thể cấp cho các thuyền trưởng thương thuyền môn bài cho phép mang cờ Jerusalem; ngài cũng được hưởng quyền ban thưởng huân chương Saint-Sepulcre. Ðược hậu thuẫn mạnh mẽ bởi giới ngoại giao và Giáo Hội Công Giáo Pháp, đức cha Valerga đã biến tòa thượng phụ thành một trung tâm bành trướng Giáo Hội Roma của những người Công Giáo Phương Ðông đối phó với sự cuồng nhiệt truyền giáo của Tin Lành. Ðến lượt đức giám mục công giáo thành Babylone, đức cha Trioche muốn phục hồi tông tòa thượng phụ tại Antioche cho chính ngài, nhưng đức Pie IX và Tòa Thánh Roma luôn khước từ, bởi vì chính các thượng phụ Quy Nhất đòi hỏi tông tòa Antioche này, các ngài cũng hăng say trong việc phát triển các cơ chế của các ngài.
V. GIÁO HỘI MARONITE
Giáo hội Maronite tiếp tục sự nghiệp tổ chức nội bộ, phải trải qua những thăng trầm chính trị từng làm đảo lộn đất nước. Thượng phụ Tiyyan đã tâm nguyện bảo vệ nền giáo dục Công Giáo chính thức chống lại những táo bạo về giáo lý của giám mục Melkite, Germanos Adam, và trong cuộc thư chiến gay gắt, ngài đã nhắc nhở người bạn đồng hành cũ thuộc Giáo Hội Roma của mình về tính cách hợp pháp và những lợi ích của quyền tối thượng của đức giáo hoàng. Vì ngài là thân hữu từng trải của các vị truyền giáo, nên ngài đã sẵn sàng ký tên trong các tài liệu của ngài là “một người truyền giáo Phương Ðông”. Cuộc tranh luận kéo dài từ năm 1801 đến năm 1805. Cuối cùng thượng phụ đành phải báo động trước dư luận và với Tòa Thánh. Ðức Pie VII đã chỉ định một ủy ban điều tra về các ý kiến thần học của giám mục Adam, và năm 1805, thượng phụ Tiyyan đã ngăn cấm giáo hữu của ngài đọc hoặc lưu giữ những tài liệu do đức cha Adam viết, nhất là tài liệu mang tên “Trình Bày Về Giáo Lý Ðích Thực”. Cùng với sự bất nhượng bộ về tín lý của ngài, ngài còn tỏ ra rất cứng rắn về hành chánh. Nhưng ngài chỉ cai quản giáo hội của ngài dưới uy quyền của một vị “giám tỉnh tông tòa”, có quyền hạn trên toàn giáo phận. Chức vụ này trước đó đã được giao cho một giám mục Maronite là đức cha Khazen. Nhưng sau khi vị này qua đời, đã xẩy ra một sự thay đổi quan trọng, và cha Gandolfi, dòng Lazariste đã được bổ nhiệm chức giám tỉnh tông tòa, do sắc lệnh “Ex audentia Santissimi” ký ngày 30.11.1806 và gửi đi ngày 7.3.1807.
Nhưng vị thượng phụ này đã phải từ chức (1808) trước ý muốn bất khả kháng của tù trưởng Béchir, người kế vị ngài là Yohanna el-Hélou (1809-1823). Vị này tính tình linh động. Ngài đã có thể dung hòa được uy quyền cứng rắn của đức giám tỉnh L. Gandolfi, sau thăng Khâm Sứ Tòa Thánh. Dưới quyền chủ tọa của vị này, ngài đã tổ chức công đồng Lowaizeh (1818) quyết định áp dụng thực sự quy luật đã được chấp thuận trong công đồng Mont-Liban năm 1736. Quyết định này chỉ được mang ra áp dụng dưới triều đại của người kế vị ngài.
Ðấng kế vị này là thượng phụ Joseph Hobeich (1823-1845), ngài đã khai tử các nhà dòng mệnh danh là hỗn hợp nam nữ (1826) và bắt buộc các giám mục phải ở tại tòa cố định (1835). Cũng phải kể là ngài đã có công xây dựng và bảo toàn nhiều chủng viện cấp quốc gia rải rác trên khắp nước Liban. Các chủng viện này đã là những trung tâm văn hóa về con người và tôn giáo cao cấp, khả dĩ đối đầu với những cơ sở học đường và giáo huấn tân tòng của những hội truyền giáo Tin Lành, và đã cung cấp, ngoài những phần tử ưu tú cho giáo quyền, cả một tập thể các giáo viên và các nhà trí thức. Sau cùng, giữa những lộn xộn chính trị với những tranh chấp của nhiều thế lực ngoại quốc, đức cha Joseph Hobeich vẫn trung thành tuyệt đối với nước Pháp, mặc dù ngài đã phải đương đầu với nhiều áp lực mạnh mẽ từ năm 1840 đến 1845. Có thể, nhiều tín đồ của ngài đã lưỡng lự đi theo ngài và đồng ý với sự cứng rắn về chính trị của ngài. Nhưng ngài đã qua đời giữa lúc cuộc nổi dậy của nông dân đang đập tan nền toàn quyền của phong kiến, của giới đại địa chủ. Người kế vị ngài, đức cha Jean Khazen, đã lãnh nhận trách nhiệm cai quản giáo phận trong hoàn cảnh giáo quyền cũng như chính trị khá mù mờ, khiến tầm hoạt động của ngài bị hạn chế trong nhiều phạm vi. Trong bầu không khí vẩn đục như vậy chắc chắn không thể tránh khỏi những đụng độ khi phải lấy những quyết định lớn.
VI. GIÁO HỘI MELKITE.
Con đường của giáo hội Melkite đã chẳng lấy gì làm thong dong; mà còn phải nói, đây là một trong những giai đoạn gian nguy nhất trong quá trình hiện hữu của giáo hội. Cho tới năm 1823, Giáo Hội đã bị rung động bởi một cuộc khủng hoảng ngấm ngầm đã làm tê liệt mọi năng lực. Tuy nhiên, việc tuyển chọn ngài Maximos III Mazloum vào chức vị thượng phụ (tháng 3 năm 1833) đã giúp cho giáo hội có được một vị thủ lãnh có nghị lực can trường.
Vào đầu thế kỷ, đức cha Germanos Adam đã muốn áp đặt uy quyền của mình qua chủ nghĩa thấm nhuần “thuyết ly giáo Pháp” và qua một chương trình cải tổ giáo hội rộng lớn. Sự chống đối của vị thượng phụ Maronite và toàn bộ các nhà truyền giáo đã trùng hợp với sự chống đối của các thành viên có ảnh hưởng trong giám mục đoàn Melkite. Thượng phụ Agapios Matar (mất năm 1812) trước đây đã để mặc cho hai luồng tư tưởng đối chọi nhau và tùy theo tình thế, công nhận thắng lợi về phe bên này hoặc phe bên kia. Công đồng Karkafé (1806) dường như lấy lại những lề luật đã được thiết lập từ công đồng Saint-Sauveur (1790), bằng cách bổ túc thêm và tu sửa để mang dấu ấn “thân ly giáo Pháp” và chống giáo quyền Roma của Germanos Adam. Cũng vì thế mà việc nghiên cứu các lề luật này đã kéo dài cả ba thập niên tại Roma để cuối cùng những bộ luật, tuy đã được chấp thuận trong công đồng, đã bị bác bỏ. Hình bóng của đức cha Germanos Adam, người tổ chức chủ chốt của công đồng này, đã ảnh hưởng nặng nề trên quyết định của công đồng và cũng đè nặng trên vận mạng của một trong những học trò trung tín của ông, là thượng phụ tương lai Maximos Mazloum. Vì vị này, trong lúc đó đã được tuyển vào tòa Alep thay thế đức cha Adam, sau nhiều ý kiến chống đối. Một cơn bão phản đối đã dấy lên lúc đó và mô tả vị tân giám mục như một nhân vật cũng nguy hiểm như Photius ngày trước (luận cứ vu khống này thường được nhắc đi nhắc lại bởi các đối thủ của ngài). Khi buộc phải về tận Roma để biện minh rằng ‘mình được tuyển chọn cách hợp pháp’, thì chính ngài lại bị cách chức và bị cưỡng bách cư trú tại đó cho đến năm 1831.
Tân hội nghị giám mục tại Ain-Traz (1811) đã coi cuộc khủng hoảng này là một sự hiểu lầm đối với các nhà truyền giáo địa phương và đối với Bộ Truyền Giáo. Tuy nhiên, cái chết của đức cha Agapios Matar dường như đã làm dịu đi phần nào cuộc khủng hoảng, và ảnh hưởng của đức cha L. Gandolfi đã đè nặng thực sự trên Giáo hội Melkite. Chính ngài tạo ảnh hưởng để hạ bệ những nhân vật trổi trang và vô tình khoác cho giáo quyền Melkite một bộ mặt tiều tụy và bại hoại. Việc bổ nhiệm đức cha Ignace IV Cattan (1816-1833) chỉ là để hoàn tất công cuộc đổ vỡ này, bằng cách đưa vào tòa thượng phụ chính tòa một công cụ ngoan ngoãn nằm trong tay của Khâm sứ Tòa Thánh. Chúng tôi đã nói về những bách hại mà các cộng đồng Alep và Damas đã phải chịu đựng từ phía Chính Thống giáo. Thêm vào đó, chủng viện Ain-Traz, thành lập từ năm 1811, vẫn bị đóng cửa vì hậu quả của việc bãi chức đức cha Mazloum; và giáo hội Melkite không còn một chủng viện nào khác để đào tạo giáo sĩ .
Nhưng vào năm 1830, tiếng nói đồng nhất của giám mục đoàn, được hậu thuẫn bởi vị tân Khâm Sứ Tòa Thánh là giám mục Losana, đã đòi hỏi và được chấp thuận sự trở lại Ðông Phương của đức cha Mazloum. Vả lại, đức cha Mazloum, trong lúc sống lưu đày tại Roma đã miệt mài nghiên cứu và phiên dịch thuật ra tiếng ả rập các tác phẩm thiêng liêng đương thời. Hơn thế, những cuộc viễn du tại Ý, Áo và Pháp đã giúp ngài suy nghĩ chín chắn và sâu sắc hơn. Còn quý hơn, ngài đã lấy lại được sự tín nhiệm và lòng ưu ái của đức Grégoire XVI và của hồng y Litta. Khi ngài trở về Ðông Phương, ngài đã mang theo các cha dòng Tên đầu tiên của phái bộ truyền giáo mới cho Syrie, để các ngài mở lại chủng viện Ain-Traz, và khi thượng phụ Cattan qua đời, tất cả các giám mục dã giồn phiếu đề cử ngài thay thế.
Triều đại khá dài của ngài (1833-1855) đã ảnh hưởng sâu đậm lên tiền đồ của giáo hội Melkite. Thật là không ngờ khi người ta tôn ngài là “Cha già dân tộc”. Là một người đấu tranh không mệt mỏi nhưng lại rất bình tĩnh và tôn trọng lề luật, ngài đã bẻ gẫy tình trạng cô lập, kỳ thị cả đời lẫn đạo đối với Giáo Hội của ngài tại Liban. Tại các công đồng Ain-Traz (1835) và Jerusalem (1849) ngài vận động điều chỉnh lại mọi quy luật và kiến trúc trong lãnh vực giáo hội của ngài cho hợp với hoàn cảnh chính trị và xã hội trong vùng. Là thủ lãnh một cộng đồng rất tản mác trong vùng Cận Ðông, Âu Châu, và cả tại nước Ấn Ðộ, ngài đã tái tổ chức và phát triển các giáo phận của ngài và ấn định quy chế Cộng Ðồng Hải Ngoại. Từ năm 1838, riêng ngài, đã quản nhiệm ba tòa thượng phụ tại Antioche, Alexandrie và Jerusalem. Là một vị chăn chiên chân chính, ngài đã liên tục đi kinh lý địa phận của ngài, khơi động lòng sùng đạo và sự lạc quan của cộng đoàn. Mặc dù nhiệm vụ nặng nề, ngài cũng tìm được thời giờ để viết một khối lượng lớn thư từ và nhiều tác phẩm thần học và thiêng liêng. Ðương nhiên là sự hăng say mạnh mẽ của ngài cũng đã gây ra một số đụng chạm: các giới chức thẩm quyền Roma, các nhà truyền giáo Roma, các thành viên của chính giáo quyền trực thuộc ngài hay các dòng tu. Tất cả đều tìm cách giới hạn hoạt động của ngài hoặc làm giảm thiểu các thành quả rực rỡ của ngài. Giáo triều của ngài đã vượt khỏi khung cảnh thời gian và sự nghiệp thượng phụ của ngài cũng vượt khỏi biên giới của Giáo Hội ngài, đạt tới những vấn đề căn bản của sự thống hợp đang trở thành vấn đề lớn.
VII. GIÁO HỘI JACOBITE QUY NHẤT.
Cho tới năm 1820, nhóm quy nhất vẫn còn ít ỏi, xuất thân từ Giáo Hội Jacobite đã sống thật lay lất. Sau khi đức cha Michel Jaweh qua đời năm 1801, công việc kế vị ngài trong giáo hội đã hết sức khó khăn. Sự đồng thuận giữa công đồng tu viện tại Charfeh và bổn đạo tại các giáo phận xa xôi không bền chặt. Những phe nhóm, những vụ tranh chấp quyền lực đã làm xáo trộn giáo quyền của hai thượng phụ Michel Daher (1802-1810) và Simon Hindi (1810-1818) khiến hai vị phải từ chức. Tuy nhiên, từ năm 1812, cha Pierre Jarweh dường như đã muốn đóng một vai trò nổi bật; vào ngày 18 tháng 1, ngài đã xin chính phủ Pháp cung cấp cho ngài một nhà máy in với các con chữ ả-rập và syrie. Vào năm sau, đức cha L. Gandolfi đã thông báo về Bộ Truyền Giáo những khó khăn giữa cha Pierre Jarweh đối với thượng phụ Hindi. Năm 1820, cha Pierre Jarweh được bầu làm thượng phụ: nhưng Bộ Truyền giáo vẫn coi như trống tòa và chỉ định một vị giám quản tông tòa, không quan tâm đến những khiếu nại của ngài. Ngày 18.12.1826, Bộ lại hợp thức hóa đức giám mục thành Alep là đức cha Basile Hadaja vào chức vị Thượng Phụ Giáo Hội. Nhưng tới ngày 30.7.1827, Bộ Truyền Giáo lại mang hồ sơ Jarweh dày cộm ra xét lại. Bấy giờ người ta tố cáo ngài có quan hệ với nhóm Thánh Kinh Anh Giáo Oxford và Londres. Ứng viên tòa thượng phụ đã lật được thế cờ và được toại nguyện; sau khi đức cha Hadaja qua đời, ngài đã đăng quang một cách chính đáng.
Từ năm 1828, đức cha Jarweh đã thi hành nhiệm vụ mới của ngài với đầy nhiệt huyết. Nhiều điểm tương đồng đã khiến ngài gần gũi với vị lãnh đạo Giáo Hội Melkite đương thời là đức cha Mazloum. Trước tiên, ngài muốn biến tu viện Charfeh thành một chủng viện, và sau một lần từ chối vội vã, Bộ Truyền Giáo đã thỏa mãn yêu cầu của ngài năm 1841. Tiếp đến, vụ phân hóa của giáo quyền Jacobite tại Deir el-Za’faran đã mang lại cho phe ngài một số giám mục, trong đó có vị sẽ kế vị ngài là đức cha Antoine Samhiri. Thượng phụ Mazloum đã hỗ trợ ngài trong việc bành trướng giáo hội này. Nhờ vị thượng phụ Mekite, từ năm 1840, đã có ba vị giám mục Jacobite ly khai trở về đầu phục dưới quyền của thượng phụ Jarweh. Ðó là các đức cha Abdelmassih giám mục thành Mons, Matta Nakkar giám mục thành Nabk, Ya’coub Hilani giám mục thành Damas. Trong phiên họp ngày 30.3.1840, Bộ Truyền Giáo đã phải ghi nhận sự kiện và sự có mặt đông đảo của các giám mục đến từ “tà giáo” đã khiến Bộ có ít nhiều lo ngại. Lúc đó, nhờ những cải tổ chính trị của Thổ Nhĩ Kỳ, ngài đã rời tòa thượng phụ về Alep để tiện việc theo dõi tình hình khối Jacobite định cư tại vùng Bắc Syrie và Mesopotamie. Nhưng ấn quán ngài xin được đã không hoạt động; vì vậy ngài đã phải in ấn sách lễ tiếng syrie ngay tại Roma (1843). Như vậy, đức cha Jarweh đã là hiện thân của sự nghiệp canh tân của thuyết quy nhất trong Giáo Hội Jacobite. Sự nghiệp của ngài, có lần từng bị nghi ngờ, đã đặt nền tảng cho việc tổ chức sẽ được người kế vị ngài xây dựng tiếp.
VIII. GIÁO HỘI CHALDÉE
Giữa phái Chaldée tại vùng Mésopotamie Thượng, sự cạnh tranh vẫn gay gắt giữa hai vị ứng viên chức thượng phụ là Jean Hormez địa phận Mossoul và Augustin Hindi địa phận Diarkébir. Vị thứ hai này đã biết ám hại đối thủ của mình trước giáo quyền Roma. Ngày 24. 4. 1826, Bộ Truyền Giáo can thiệp vào sự tranh chấp này và đã ngưng chức quyền của Hormez. Người ta cũng điều nghiên vụ tám mươi tu sĩ thuộc dòng Rabban Hurmuz xin được sát nhập thẳng với Tòa Thánh Roma. Cái chết của vị thượng phụ địa phận Diarkébir đã tạo thuận lợi cho đối thủ bị mất chức (1828). Ngày 10 tháng 3 cùng năm này, tại Roma, người ta cứu xét đề nghị của cha Dambo, bề trên nhà dòng Rabban Hurmuz, về việc thống nhất quyền thượng phụ. Roma đã quyết định trao ngay quyền cai quản cho Jean Hormez với chức vị là thượng phụ thành Babylone. Ngày 5.7.1830, đức Pie VIII đã chính thức thiết lập tòa thượng phụ Chaldée. Cha Gabriel Dambo đã đưa dòng tu vừa được cải tổ của ông về phục vụ Giáo Hội của mình và được Bộ Truyền Giáo chấp nhận và hậu thuẫn. Luật dòng được chấp nhận là luật của Thánh An Tôn, đã được đức giáo hoàng Grégoire XVI công nhận ngày 26.9.1845. Từ đó, người ta cũng gọi tu hội là “Dòng Thánh Hormisdas”.
Vị Thượng Phụ Hormez đã lớn tuổi và đã xuất thân từ một gia đình nắm ngôi thượng phụ tại Mossoul từ 317 năm qua, ngài còn có ý định duy trì tục lệ lưu truyền này. Bộ Truyền Giáo được báo động, đã gửi cho ngài một vị giám mục phụ tá với quyền kế vị tên là Nicolas Zeya, cựu học sinh Roma. Ông này, không bao lâu đã được Tòa Thánh Roma bổ nhiệm thay thế đức Hormez, ngày 17.4.1840.
Sự lựa chọn này cũng không phải là một sự lựa chọn tốt nhất. Ngay từ năm 1843, Roma đã nhận được nhiều đơn khiếu nại, và ngày 24.5.1846, Ðức Grégoire XVI đã quyết định bãi chức giám mục Nicolas Zeya. Ðấng kế vị là Joseph Audo, đồ đệ cũ của Augustin Hindi, đã được chính Hindi tấn phong năm 1824 vào tòa Mossoul. Giám mục Roma thành Babylone là đức cha Trioche, đã dành cho tân thượng phụ một tình bằng hữu chung thủy và vị thượng phụ Roma tương lai của thành Jerusalem là Valerga, đã hết lời ca tụng ngài. Trong một bản phúc trình, đọc ngày 18.12.1843 tại Bộ Truyền Giáo, Valerga đã nhấn mạnh sự gần gũi của Joseph Audo với những truyền thống Tây Phương. Ðược tuyển chọn ngày 13.12.1847 vào ngôi thượng phụ, ngài đã được đức Pie IX thừa nhận ngày 10.9.1848. Nhiều đức tính đã khiến ngài chinh phục được lòng tin tưởng của đức giáo hoàng, đặc biệt là tính cương nghị, lòng trung thành đối với Tòa Thánh và được sự mến mộ của giáo dân. Những đức tính đó, sau này đã khiến ngài lâm vào cuộc xung đột ngay với chính Ðức Giáo Hoàng. Nhưng Audo chỉ thật sự đi vào lịch sử Giáo Hội Phương Ðông trong hậu bán thế kỷ này thôi.
IX. GIÁO HỘI COPTE
Ðối với phái Copte, việc quy nhất vẫn bị trở ngại. Ðức cha Righet vẫn vấp phải sự lãnh đạm tại địa phương. Năm 1814, đức Pie VII đã đề cử cho ngài một phụ tá là cha Théodore Abou-Karim và năm sau cha được nâng lên hàng giám mục, nhưng hình như ngài không bao giờ được tấn phong cả. Sau khi ngài qua đời (1822), cha Maxime Jouwed lên kế vị với tước hiệu giám quản tông tòa. Triều đại của ngài khá ngắn ngủi, ngài đã dính vào một vụ lố bịch thể hiện ảnh hưởng của tinh thần thống hợp phái Copte. Một linh mục gốc đảo Sicile thuộc phái bộ truyền giáo đã ngụy tạo các bức thư của Mohamad Ali gửi đức giáo hoàng Léon XII, theo đó thì Mohamad Ali cam kết với đức giáo hoàng là ông ta sẵn sàng công nhận ngài Jouwed như là vị nguyên thủ ngoài đời của quốc gia Copte, nếu đức thánh cha khấng chịu nâng ngài lên vị thế thượng phụ và đồng thời tấn phong giám mục cho một sinh viên thần học trẻ đang theo học tại Roma, tên là Abraham Kachour. Không điều tra gì thêm, đức giáo hoàng Léon XII đã chiều theo ý này. Ngài đã tấn phong vị thần học gia trẻ tuổi và phái ông này tới Le Caire để truyền chức cho vị thượng phụ tương lai. Ðược thông báo, tổng lãnh sự Pháp đã tiếp đón tại Alexandrie và gửi ông trở lại Roma tường thuật chuyến đi tai hại của ông.
Thực chất, có cần thiết phải thiết lập một tòa thượng phụ cho 2.626 giáo dân quy nhất và 14 linh mục Copte công giáo rải rác trong 8 trung tâm nằm cách xa nhau tại nước này không? Trên đây là những con số thống kê được đọc này 13-6-1831 tại Bộ Truyền Giáo.
Trong các điều kiện này, người kế vị Jouwed là Théodore Abou-Karim (1831-1854) chỉ cần quản lý công việc của đoàn chiên nhỏ bé của ông với tước vị“giám quản tông tòa quốc gia Copte” là đủ rồi. Chính phủ dân sự chỉ công nhận sự hiện hữu độc lập của nhóm tín hữu quy nhất này về sau này thôi, tức là dưới thời Agapios Bishai cai quản, năm 1866. Trước mắt, cần phải củng cố tính hữu hiệu của một nhóm tiếp cận với các cộng đoàn di dân nước ngoài đang ngày càng đông đảo tới định cư tại Ai Cập. Trong chỉ thị Neminem Proefecto, ngày 26.11.1845, Bộ Truyền Giáo nhấn mạnh đến sự cần thiết phải đào tạo một giáo quyền Copte và ngày 19.11.1850, đức hồng y Franzoni nhắc nhở những chỉ thị của đức giáo hoàng Benoit XIV về tông vụ và sự hợp tác với phái quy nhất. Tuy nhiên, tình trạng gần như không thay đổi cho tới khi Anh Quốc chiếm đóng Ai Cập (1882) và khi đức giáo hoàng Léon XIII phát động lại nhóm quy nhất.
X. CÁC TÒA THƯỢNG PHỤ VÀ GIÁO TRIỀU ROMA
Thế kỷ XIX đã mở cho hầu hết các Giáo Hội Cận Ðông cánh cửa của Lịch Sử. Sự phóng khoáng kiểu Thổ Nhĩ Kỳ đã cho các giáo hội ấy có ý niệm về thực thể và khả năng của mình. Tuy nhiên, nếu thực sự bắt đầu đã có sự phát triển và tổ chức, các giáo hội đã tiến hành công việc trong bầu không khí phòng thủ chống lại Tin Lành Giáo và dưới sự giám sát kín đáo của Bộ Truyền Giáo Roma, qua trung gian của các vị Khâm Mạng Tòa Thánh và các phái bộ truyền giáo Roma. Luồng tư tưởng tập trung của Roma đã ảnh hưởng một cách không thể chối cãi được nhằm đạt tới một sự đồng nhất kiểu Roma. Các Giáo Hội này, liệu có thể giữ được nền tự trị mà không phải dứt khoát với những quan hệ lâu đời, đôi khi mang tính cách sinh tử, gắn liền họ với Chính Thống Giáo Mẹ không? Ðồng thời, sự phát triển về các cơ cấu và sự phóng khoáng về đời sống của họ chỉ có thể thực hiện được với sự hỗ trợ Tây Phương và Roma. Nhiều khi đây là một hiện tượng lôi cuốn chứ không phải là sự lựa chọn có suy xét đã quyết định số phận về đạo và về đời của họ.
Các vị Khâm Mạng Tòa Thánh đã có thể đóng vai trò quyết định, với sự trợ giúp của một số Bề Trên phái bộ truyền giáo có nhiệt tình. Người ta đã được biết đến hành động của đức cha L. Gandolfi. Một thời, ngài đã khống chế các giáo quyền phương Ðông. Người kế vị ông là đức cha Losana cũng đã tìm cách tiếp nối phương pháp ấy, mặc dù đã có những chỉ thị giới hạn một cách rõ ràng quyền hạn (13.6.1827). Chính Bộ Truyền Giáo đã phải cảnh cáo ngài ngày 13.6.1831. Rồi, ngành ngoại giao Pháp đã tới hỗ trợ các khiếu nại của giáo hội phương Ðông, và tổng lãnh sự tại Beyrouth đã vội vàng thuyên chuyển vị khâm mạng này về Ý. Ðể làm vừa lòng triều đình Paris, Tòa Thánh đã thay thế đức cha Losana bằng đức cha. J.B d’Auvergne (1832). Vị này vừa kịp đi thăm một vòng địa sở mênh mông của mình thì đã qua đời vì bệnh dịch hạch năm 1836, trong một chuyến đi Diarbékir.
Người kế vị ngài là cha dòng Capucin, Angelo di Fazio delle Pianelle, đã đến Syrie sau một chuyến viếng thăm tông vụ tại Ai Cập. Phương pháp hành động của ngài chỉ lại gây đụng chạm với các giáo quyền Ðông Phương, đặc biệt là với Maximos Mazloum. Vị này đã sớm khám phá ra rằng đức Khâm Sai không có khả năng giao thiệp với các vị thượng phụ Ðông Phương. Nhằm ngăn chặn những sự xung đột quyền hạn, ông đã đề nghị với Bộ Trưởng Bộ Truyền Giáo, trong bức thư ngày 29.9.1838, phải công bố văn bản quy định quyền hạn của các vị khâm mạng. Ít lâu sau, vị khâm mạng đã bị thay thế bởi một cha dòng Phanxicô người Tây Ban Nha, tên là Francois Villardel (1839-1852). Vì bản tính nhút nhát, vị này đã bị ảnh hưởng bởi các cha dòng Tên. Tất cả các vị khâm mạng này đã góp phần vào việc áp đặt cho Giáo Hội Công Giáo Phương Ðông đặc tính pháp lý Tây phương; họ đã tìm cách gần như thay đổi bộ mặt của Giáo Hội Quy Nhất trong thời điểm diễn ra cuộc giải phóng về mặt đời.
Chính là Tây Lịch Grégorien đã thể hiện mối quan hệ ngoài đời với Giáo Hội Roma. Từ khi cải sửa lịch này vào năm 1582, Giáo Triều đã mời gọi các Giáo Hội phương Ðông chấp nhận lịch này. Sau những cuộc điều đình thân thiện, chính thống giáo Ai Cập và Ðông Âu đã từ chối. Tại vùng Cận Ðông, chỉ có phái Maronites đã chấp nhận vào năm 1606. Sau đó, các vị Khâm Mạng đã kêu gọi các Giáo Hội khác thuận theo lịch này, và vào năm 1836, Pierre Jarweh đã bắt buộc giáo dân của mình theo lịch mới. Vào năm sau, vị thượng phụ Chaldée cũng làm theo như vậy trong hầu hết các giáo phận của ông. Nhưng Mazloum vẫn không theo, và Tòa Thánh cũng phải chịu.
Thể chế thượng phụ là một trở ngại trong các liên hệ giữa các Giáo Hội Ðông Phương và Tòa Thánh. Thực tại hiến chế này trên hàng giám mục ngãng trở những thủ tục tập trung trong nền hành chánh Roma. Vì không biết những thể chế Ðông Phương và pháp tính công đồng của họ nên những vị hữu trách Roma đã hạn chế quyền hành của các thượng phụ, có ý rút quyền bính của họ lại theo kiểu quyền bính danh dự của các tổng giám mục latinh. Kinh nghiệm hạn chế này đã thành công khi thượng phụ Melkite là Maximos III Mazloum được công nhận. Vị giám chức này đã phải chờ đợi lời châu phê của Roma trong vòng hai năm. Vì phải bổ sung một tòa giám mục trống ngôi, năm 1835, ngài đã truyền chức cho một trong các vị phụ tá. Ðức Khâm Mạng Tòa Thánh bá cáo vụ việc lên Bộ Truyền Giáo. Bộ đã bỏ ngơ tính cách pháp lý của vấn đề. Nhưng lấy quyền nào để thừa nhận một thượng phụ đông phương mà không trao cho ngài tấm quàng vai là tượng trưng quyền bính và dấu quy nhất với Roma?. Các hồng y do dự về điểm ấy. Người ta cũng nhận thấy là nếu từ chối không trao tấm Quàng vai cho Mazloum, ngài cũng không vì thế mà bỏ chức thượng phụ. Hơn nữa cả ngài và các vị kế nghiệp sẽ không bao giờ xin xỏ cái huy hiệu nhậm chức ấy. Sau cùng ngày 31.8.1835, Tòa Thánh buộc lòng chấp nhận việc bầu cử giáo chủ và trao tấm Quàng vai cho ngài. Sau cùng trong cuộc đại hội ngày 23. 5. 1837, Bộ Truyền Giáo xác nhận một quyết định mới hãn ngữ các chức năng lớn của các thượng phụ đông phương. Kể từ đó, cũng như cũng như các tổng giám mục latinh, họ phải chờ lời châu phê và tấm Quàng vai trước khi thi hành những tác động cốt yếu và cấu kết năng quyền thượng phụ của họ.