CHƯƠNG V
TRUNG ÂU VÀ ÐÔNG ÂU
CHƯƠNG V
TRUNG ÂU VÀ ÐÔNG ÂU
Tuy không phải chịu những cuộc bách hại dữ dội như Giáo Hội công giáo Pháp, Giáo Hội Công Giáo Ðức, vào năm 1814, đã rơi vào một tình trạng thật tiêu điều, hỗn loạn, bần cùng và nhục nhã. Công trình phục hưng gặp phải nhiều khó khăn. Vì nó không chỉ lệ thuộc vào ý chí cương quyết của một người như ở Pháp, mà lệ thuộc vào nhiều tham vọng kỳ khôi của nhóm bảy ông vua và nhiều lãnh chúa, đa số là tin lành.
Tình trạng ấy đã xẩy đến như thế nào? Trước tiên nên nhắc lại ở đây: Cuộc khủng hoảng đã manh nha từ thế kỷ XVIII, do đường lối chính trị của“Auflarung”. Cuộc khủng khỏang đã vỡ bờ ngay khi Cách mạng Pháp bùng nổ, nhưng mãi sau 1800, những hậu quả cụ thể và thảm hại nhất mới bành trướng.
Không có gì oai nghi và lộng lẫy hơn bộ mặt của Giáo Hội Ðức trong khuôn khổ của Thánh-Ðế-Quốc Lamã Đức (Saint-Empire romain germanique): Khoảng ba mươi giám mục lãnh chúa (princes-évêques), mà ba vị là đại tư giáo của Ðế Quốc, cai trị một cách rất “phụ tử” các tiểu quốc thuộc quyền: Các công hội qúy phái, các tu viện, các nhà dòng, các tổ hợp, các phong địa, các trường trung học, các đại học và các chủng viện. Qủa thật, nhìn vào đó người ta đã khó chịu về sự qúa lẫn lộn giữa thiêng liêng và thế tục, giữa đạo và đời. Ngay trước Cách Mạng, nhiều người đã lên tiếng, đòi tục hóa các hầu quốc thuộc giáo hội. Chẳng hạn, để làm gương, trong các hầu quốc vùng Habsbourg, ông Joseph II đã cho Nhà Nước quyền xử dụng tài sản thặng dư của Giáo Hội.
Hoạt động của nước Pháp cách mạng đã đẩy mạnh trào lưu. Sau khi nhượng cho nước Pháp vùng tả ngạn sông Rhin theo hòa ước Bâle (1795), Prusse đã chiếm lãnh thổ của tòa giám mục Munster bù lại. Theo gương Prusse, nhiều lãnh chúa Ðức vội vã mở rộng lãnh thổ bằng cách chiếm những phần đất tương tự. Chính hoàng đế Francois II, theo hiệp ước Campo-Formio (1797) đã chiếm đoạt hầu quốc giám mục Salzbourg. Rồi tại hội nghị Rastatt (1798), hoàng đế đã ký nhận nguyên tắc bãi bỏ mọi chủ quyền thuộc giáo hội. Việc thi hành án quyết tử hình này đã bị đình trệ lại bởi chiến tranh tái phát giữa Cộng Hoà Pháp và đệ nhị đồng minh. Khi chiến tranh chấm dứt, theo hòa ước Lunéville (1801), một Ủy ban của Ðế Quốc (Reichsdeputation) họp tại Ratisbonne (8.1802-2.1803) xác nhận những thay đổi về lãnh thổ mà Bonaparte đã quyết định tại Paris. Mọi lãnh thổ của Giáo Hội, cũng như lãnh thổ của nhiều thành phố tự do, đều được giao về cho các lãnh chúa đã thành công là giữ được sủng ái đối với vua nước Pháp. Con số kiểm kê tới 2.630.000 người công giáo Ðức bị áp chế vào các tiểu bang mà đa số là tin lành. Dĩ nhiên, trong những điều kiện như vậy, không còn thể áp dụng nguyên tắc cổ truyền cujus regio illius religio (ở đất của vua nào thì theo đạo của vua đó). Vì thế, quốc hội Ratisbonne, trong đề ước cuối cùng ngày 25.2.1803, đã nghị quyết rằng trong mọi bang, người ta phải tôn trọng tín ngưỡng của dân chúng đã bị sát nhập. Ðề ước cũng dự liệu việc tổ chức các giáo phận trong khuôn khổ chính trị mới (Auf reichsgesetzliche Art). Nhưng tình hình tôn giáo còn bị xáo động hơn nhiều. Khỏan 53 của đề ước cho các lãnh chúa quyền xử dụng mọi tài sản của Giáo Hội trừ tài sản của các giáo xứ. Chính quyền dân sự có quyền xử dụng một phần tài sản mà họ nghĩ là cần thiết để lo việc phụng tự, giáo dục và từ thiện. Ðề ước chỉ dự liệu một niên cấp nhất định chỉ cho các nhà thờ chính toà và tiền cấp dưỡng hàng tháng cho những linh mục và tu sĩ không có nguồn lợi để sống.
Chống lại những vụ tước đọat đại thể này, đức Pie VII đã khiếu nại với hoàng đế Francois, vua Bavière và Napoléon, nhưng vô hiệu quả. Tuy nhiên, ngài sẵn sàng bỏ qua mọi mất mát về tài sản vật chất của Giáo Hội, như trong trường hợp ở nước Pháp, để cứu vãn những quyền tự do chính yếu có liên hệ đến việc phục vụ các linh hồn. Mặt khác, các lãnh chúa Ðức lại cần đến đức Giáo Hoàng trong việc phân chia lại các giáo phận. Họ lấy hiệp ước Napoléon năm 1801 làm khuôn mẫu. Nhưng phải có những hiệp ước khác nhau với mỗi lãnh chúa Ðức hay chỉ cần một hiệp ước chung cho cả Ðế Quốc? Lãnh chúa Bavière và Wurtemberg muốn có hiệp ước riêng biệt, nhưng sau cùng người ta đồng ý làm một hiệp ước chung cho cả Ðế Quốc. Những người tích cực ủng hộ và vận động giải pháp “hiệp ước chung” là cựu tổng giám mục lãnh chúa tiểu bang Mayence, đức Karl-Theodor von Dalberg, rất được Napoléon tín nhiệm; và giám mục lãnh chúa tiểu bang Ratisbonne, cũng là chánh chưởng ấn của Ðế Quốc và giáo chủ của Giáo Hội Ðức. Sở dĩ vị này được những tước vị hào nhoáng như vậy là vì ”ngài ngoan ngoãn” với hoàng đế và ngài cần các tước vị đó hầu thỏa mãn tham vọng muốn làm đại diện của các Giáo Hội Ðức. Nhưng đức Pie VII và Consalvi hồ nghi ngài muốn thiết lập một giáo hội quốc gia mà ngài sẽ là giáo-hoàng-ủy-nhiệm (pape-délégué). Hai vị này đồng ý về một hòa ước chung, nhưng các ngài muốn vận động để hoà ước được ký kết hoặc tại Vienne dưới sự bảo trợ của hoàng đế Francois, hoặc ngay tại Roma. Nhưng biến cố bất thần xẩy ra tháng 8 năm 1806, là việc thiết lập Liên bang sông Rhin và việc giải tán đế quốc Ðức, làm cho dự án hoà ước của Ðế Quốc không thành tựu. Napoléon và Dalberg muốn thay thế bằng dự án hoà ước Rheinhund. Nhưng làm sao Toà Thánh lại không do dự được khi mà các thái độ của hoàng đế ngày thêm sống sượng và bản đồ chính trị của nước Ðức mỗi năm một bị thay đổi? Việc bắt giam đức Giáo Hoàng làm tiêu tan mọi điều đình. Không còn bị dòm ngó và kiểm soát bởi Roma hay một tổ chức nào khác, các khuynh hướng Fébrobiennes và Josephistes tự do tung hoành. Khuynh hướng thứ nhất là công trình của Wessenberg tại Constance, khuynh hướng thứ hai là công trình của Mongelas tại Bavière. Với Konstanz-Ignaz von Wessenberg (1774-1860), các quan niệm duy lý và quốc gia Pháp ăn khớp với khuynh hướng Fébrobiennes và Josephisme của đức. Nhiệt tình với Giáo Hội, ông chỉ nhận định rằng cần thiết phải thanh luyện mọi “dị đoan” của Roma hầu nâng Giáo Hội lên đỉnh cao của thế kỷ ánh sáng. Cha chính của giáo phận Constance, kể từ 1802, dấn thân vào việc canh tân phụng tự và kỷ luật hầu xóa bỏ những ngăn cách giữa công giáo và tin lành: việc trang hoàng nhà thờ đơn sơ, cổ kính hơn, cấm các việc mộ đạo bình dân, bỏ ăn chay theo luật Giáo Hội, dùng tiếng Ðức trong Thánh Lễ và các nghi thức. Linh mục được miễn đọc sách nguyện, được mời đến dự công hội, được xin bỏ đời sống độc thân. Trong chủng viện Meersburg, các giáo sư theo thuyết duy lý đào tạo một thế hệ linh mục “wessenbergiens”. Ðường lối đào tạo này đã gây ảnh hưởng “sống đạo tự do” đối với một phần của giới qúy phái Ðức thời bấy giờ.
Ðồng thời, Bavière chấp nhận một chế độ “chuyên quyền sáng suốt” theo kiểu của Joseph II. Ðiển hình là chế độ hà khắc của bá tước Maximilien-Joseph de Montgelas, cựu thành viên cốt cán thuộc dòng những người được “giác ngộ” tại Weishaupt, bộ trưởng toàn quyền của Maximilien IV Joseph, vương hầu, rồi làm vua Bavière. Trong việc sửa đổi lại lãnh thổ, khởi đầu từ 1801, Bavière được thêm rất nhiều phần đất và nguồn lợi: 6 tòa giám mục, 12 tu viện, 15 thành phố hòang gia, tổng cộng thêm tới 900.000 nhân danh. Montgelas vội vã áp dụng các sắc lệnh Ratisbonne về việc tục hóa các tu sĩ, quốc hữu hóa 7 hiệp hội, 71 viện tu, 80 nam tu viện khất thực, (vì theo sắc lệnh Montgelas, sự hiện hữu của các hiệp hội hay tu viện này không những là vô ích mà còn rất nguy hại), 28 nữ tu viện... Việc thanh toán vội vã các tài sản đã chiếm hữu gây nên nhiều chuyện phung phí vô liêm sỉ: Nhiều kho tàng nghệ thuật bị tiêu tan, nhiều đồ quý bằng vàng bạc bị nấu chảy, các thư viện chính của dòng tu bị lấy đưa về thư viện hòang gia tại Munich, nhưng còn nhiều thư viện khác bị cướp, đem bán chợ trời. Riêng về các tu sĩ nam nữ hoàn tục đều bị đuổi về nhà quê hoặc với chút tiền cấp dưỡng hay với việc làm nhỏ bé trong hệ thống giáo dục mới của quốc gia do Montgelas bền tâm tổ chức. Việc đào tạo các giáo sĩ đặt dưới quyền kiểm soát của chính quyền, việc truyền chức cũng vậy. Các sinh viện được khuyến khích theo học thần học tin lành. Mọi bổ nhiệm của hàng giáo sĩ đều phải thông qua chính quyền, và chỉ khi có chữ “placet” của chính quyền phê trên bản thông báo của Roma, việc bổ nhiệm mới hữu hiệu. Bắt chước dân luật của Pháp, người ta cũng ban hành luật ”bình đẳng tôn giáo” để vừa cho hôn phối giữa người công giáo và tin lành được hoàn toàn tự do, vừa cho quyền tự do ly dị. Theo khuôn mẫu của Joseph II, Montgelas xung phong làm ông từ: Cấm giật chuông lúc đang có giông tố, cấm giảng về phép lạ, cấm làm hang đá lễ Giáng Sinh, cấm rước kiệu và hạn chế tối đa việc hành hương, và bỏ thánh lễ đêm... trước 5 giờ sáng. Nói tắt, như lời xác nhận chua cay của đức Pie VII, tiểu bang Bavière trước kia là nôi của công giáo Roma, nay trở thành phản đạo hơn chính các tiểu bang tin lành nhiều.
Tại các tiểu bang Prusse, Wurtemberg và Bade các công chức tin lành cũng muốn đòi độc quyền kiểm soát về các hoạt động tôn giáo, đến độ năm 1810, Napoléon thấy có bổn phận khuyến cáo thái công Bade rằng : “Không được đối xử với dân công giáo như những tôi đòi ti tiện!”
Sau mười năm như vậy, Giáo Hội Ðức thê thảm biết bao! Trên 20 tòa giám mục, chỉ sót lại sáu, mà giám mục của năm trên sáu giáo phận ấy lại già trên 70 tuổi, và không còn Kinh sĩ đoàn để bàu giám mục kế vị, không còn chủng viện, không còn các cộng đoàn tu trì. Số giáo sĩ làm việc họ đạo giảm sút rất nhiều, không có nguồn lợi sống, nhiều khi không nắm vững giáo lý, lại chịu ách “lộng quyền và chèn ép” của phái tin lành và nhóm duy lý (1). Tuy nhiên, vừa khi quyền giáo hoàng được phục hồi, có tự do hoạt động lại, thì một vài yếu tố còn sót lại trên những đổ nát, đã trở thành những cơ may cho việc phục hưng. Trước tiên phong trào Aufklarung chống Giáo Hội lùi bước trước cơn thủy triều lãng mạn ngay trong phái tin lành. Ðể ngăn chặn cơn thủy triều này, nhóm“Eudémoniens”, gồm các mục sư chính thống và nhiều công chức, đã sọan thảo một giáo lý có khuynh hướng bảo thủ; Ðồng thời nơi người công giáo, một số linh mục lỗi lạc về kiến thức và nổi tiếng về đức hạnh, như cha Saler ở Ingolstadt và Landshut, cha Libermann ở Mayence, cha Overgerg ở Munster, cha Hofbauer ở Vienne, đã khai sinh một hàng giáo sĩ có học thức, giầu nhân đức, nhiều tinh thần hơn hàng giáo sĩ trong chế độ cũ. Việc bãi bỏ những cơ cấu trần thế của Giáo Hội, những việc làm phá hoại quá trắng trợn của chính sách tôn giáo tại các tiểu bang đã dẫn những người công giáo ấy trở về với Roma. Tại Eischstadt, dưới sự che chở của giám mục Joseph von Stubenberg, các linh mục và giáo dân họp lại thành “đoàn người” dấn thân phục hưng Giáo Hội Roma. Ðàng khác, nhiều lãnh chúa Ðức, chịu ảnh hưởng các thời đại quân chủ, đã khám phá ra rằng Giáo Hội Công Giáo là một đồng minh hữu ích chống lại các phe nhóm Cách Mạng.
Ðại Hội Vienne, nơi mà vị Ðại Diện của Tòa Thánh đã giữ một vai trò quan trọng, có thể được coi là khởi điểm cho việc phục hưng tôn giáo. Nếu Ðại Hội chưa đem lại cái gì tích cực cụ thể, thì ít ra đã làm sáng tỏ nhiều tình trạng, đã nêu lên một số quyền trao đổi giữa đạo và đời. Dĩ nhiên, vị Quốc Vụ Khanh của đức Pie VII chỉ mong rằng người ta lắng nghe ngài trình bày những ước vọng tha thiết về việc phục hưng Vương Quốc Thánh (Saint-Empire) và các hầu quốc của Giáo Hội, chứ không nói đến những vụ bóc lột tài sản của Giáo Hội. Về những vụ này, ngài chỉ đưa ra những phản đối theo nguyên tắc thôi. Theo ngài, để thiết lập một trật tự chính trị tại Ðức, cần xác định lại mọi ranh giới của các Tiểu Bang và tổ chức các Tiểu bang thành một Liên Bang, đặt dưới quyền tối cao của hoàng đế công giáo Aó. Như vậy là tạo nên điều kiện thuận lợi để vãn hồi trật tự, tránh mọi rắc rối cho Giáo Hội. Ý tưởng của ngài về một hoà ước chung cho cả Liên Bang vừa hấp dẫn, vừa được ủng hộ bởi chính Metternich. Ông này hy vọng hòa ước chung có thể là dịp may làm cho Áo duy trì mọi ảnh hưởng đối với Ðức. Consalvi cũng thiên về giải pháp ấy. Nhưng chẳng may, ngay trong Ðại Hội, giải pháp này lại gặp những người tai mắt nguy hiểm: Dalberg và Wessenberg. Dalberg cố chấp trong những tham vọng riêng của ông, là mơ một Giáo Hội Ðức thống nhất và do một giáo chủ người Ðức cầm đầu; Wessenberg muốn rằng trong hoà ước chung phải có một luật chung vững chắc chống lại mọi “can thiệp của Roma”. Ðược Dalberg ủy quyền, Wessenberg đã đến Vienne, biện minh từng quan điểm. Rồi những “thành viên của liên bang” tại tiểu bang Eichstadt cũng không ở yên, họ cử kinh sĩ Wamboldt và Helfferich đến đại diện cho họ như là các “nhà hùng biện của Giáo Hội Ðức”. Ðược hai ngài kinh sĩ và ông Hofbauer soi sáng, lại bị ảnh hưởng bởi Pacca là người đã tuyên bố tại Roma ”nhất quyết chống lại đề nghị về một hoà ước chung”, Consalvi đổi chiến thuật và phản đối những dự án mờ ám của Dalberg. Ngài đã tìm được đồng minh là chính các vua nước Bavière và nước Wurtemberg. Hai vua này không chủ trương cần có một giáo chủ xen vào giữa quyền bính và hàng giáo sĩ của họ. Vì thế, văn kiện cuối cùng của hoà ước liên bang ký ngày 8.6.1815 chỉ có tiết 16 nói về tôn giáo. Theo đó, giữa các tôn giáo khác nhau không còn sự khác biệt trong việc thụ hưởng các quyền công dân và chính trị (2). Như vậy, quan niệm về Quốc Gia bình đẳng (Etat paritaire) đã thay thế quan niệm Quốc Gia Tín Ngưỡng (Etat Confessionnel) vốn có trong truyền thống của Ðức.
Năm 1816, Wessenberg cố đưa ra một dự án mới, và được Mitternich ủng hộ tại quốc hội Francfort. Nhưng chính phủ Prusse trước đây đã ủng hộ ý tưởng về một hoà ước chung, bây giờ thấy rõ những nguồn lợi mà chính trị Áo có thể thụ hưởng từ hoà ước chung ấy, lại cương quyết phản đối dự án. Ít lâu sau, Dalberg chết (10.02.1817), Wessenberg còn lại một mình, cô đơn trong ”đường hướng chống Roma”.
Một giải pháp chung cho nước Ðức đã hoàn toàn bị loại bỏ. Người ta hướng về những hòa ước riêng giữa Giáo Hội và từng tiểu bang khác nhau. Ðể đạt tới những hoà ước như vậy, trên lý thuyết cần minh định rõ; và trong thực hành phải có đường lối phối hợp. Sau năm 1815, ông Gorres là nhân vật chính yếu bảo vệ và phổ biến đường lối phối hợp này: Trong những tiểu bang xôi đỗ có nhiều giáo phái khác nhau, nơi mà luật dân sự, ảnh hưởng luật của Pháp, đã tục hóa quốc gia và xã hội, thì mọi quyền tự do căn bản của Giáo Hội đều được duy trì, không căn cứ vào những luật truyền trừu tượng của bộ Giáo Luật nhưng dựa trên những điều ước cụ thể và giới hạn. Như vậy để giảm bớt những điểm va chạm giữa hai quyền hành tôn giáo và dân sự. Tuy nhiên, không bao lâu những nguyên tắc của nhóm Joseph trở thành lỗi thời, nhường chỗ cho các nguyên tắc của Giáo Hội.
Thấy vậy, phần đông các Tiểu Bang Ðức, vì sợ sẽ quá nhượng bộ cho Giáo Hội, lại chỉ muốn những thỏa hiệp riêng tư và bán chính thức thôi. Họ đồng ý với Roma ra sắc lệnh thừa nhận việc chia ranh giới các giáo phận, và coi những quy khỏan khác là phụ thuộc. Chỉ mình tiểu bang Bavière đòi hòa ước phải có một thể thức trang trọng hơn.
Việc điều đình ký hòa ước kéo dài tới hơn một năm. Về phía Bavière, người ta muốn đặt lại việc chia ranh giới của các giáo phận và dành cho vua quyền bổ nhiệm giám mục. Trái lại, Consalvi lại muốn lợi dùng dịp tốt đưa Giáo Hội ra khỏi luật pháp của Montgelas thuộc nhóm Josephiste. Trước tiên các quan điểm trên xem ra là không thể hoà giải được. Nhưng việc Montgelas bị mất chức (2.2.1817), và được thay thế bởi một bộ trưởng thân thiện với công giáo, là bá tước Rechberg, đã mở ra con đường nhượng bộ. Nhờ tài ngoại giao của giám mục Haeffelin, là đại diện của tiểu bang Bavière tại Roma từ 1803, nhờ sự ủng hộ của bá tước Blacas, đại sứ của vua Louis XVIII, hòa ước đã kết thúc tương đối dễ dàng và mau lẹ. Hoà ước được ký tại Roma ngày 5.7.1817 và phê chuẩn tại Munich ngày 24.10.1817. Việc tổ chức lại giáo phận, phần lớn theo sự phân chia hành chánh của đế quốc. Hai tổng giáo phận Munich và Bamberg, mỗi tổng giáo phận gồm 3 toà giám mục thụ quyền: Augsbourg, Passau, Ratisbonne, thuộc tổng giáo phận Munich; Wurtzbourg, Eichstadt và Spire thuộc tổng giáo phận Bamberg. Vua được quyền bổ nhiệm các giám mục, Vua chung quyền với Tòa Thánh bổ nhiệm các kinh sĩ, thừa hưởng các đặc quyền giới thiệu người làm cha sở và các ân bổng mà từ xưa vốn do các lãnh chúa cử tri và các tổ hợp tôn giáo hành xử. Ngược lại, các giám mục có toàn quyền tự do: Thi hành chức vụ theo giáo luật, huấn luyện giáo sĩ, cử hành phụng vụ, hiệp thông với Roma và với giáo dân, có quyền kiểm duyệt về các ấn phẩm. Ngoài ra, việc niên cấp tiền bạc và tài sản được bảo đảm cho toà giám mục, kinh sĩ hội, chủng viện và một số cộng đoàn tu sĩ có mục đích giáo dục giới trẻ hay chăm sóc bệnh nhân.
Nghe công bố hoà ước trên, giới tin lành và những người ủng hộ Aufklarung tỏ ra bất mãn. Nhưng người tin lành bấy giờ chỉ là một thiểu số, lại cho mình là “quá” quan trọng. Vì năm 1822 chỉ có 1.074.000 tin lành trên 2.499.000 người công giáo (3). Do đó người ta coi thường việc phản đối của họ. Theo họ, mục thứ nhất là đáng lo ngại hơn cả : “Giáo Hội Công Giáo Roma tại Bavière được sự bảo đảm về mọi quyền lợi và mọi đặc ân mà Giáo Hội có thể đòi hỏi theo thánh ý Thiên Chúa và các quy khoản Giáo Luật”. Phải chăng đó là báo tin “tình trạng bất khả kham tôn giáo” trở lại? Chính phủ Bavière tìm cách lấy lại những nguyên tắc đã nhượng bộ. Thay vì công bố ngay hiệp ước như là luật quốc gia, như đã dự liệu trong mục 18, chính phủ lại lồng hiệp ước vào khuôn khổ hiến pháp mới ban hành ngày 16.5.1818. Hiệp ước được coi như một phụ bản của “sắc lệnh về những tương quan pháp lý của vương quốc Bavière với tôn giáo và với các đòan tu sĩ” (4), và song song với một quy luật về các Giáo hội Tin lành. Những khỏan chung cho cả hai tôn giáo lấy lại các nguyên tắc vương quyền của Religionsedikt năm 1809, đặc biệt nguyên tắc phải được vua châu phê (placet), khiếu nại khi có lạm dụng, theo sát luật của Pháp giáo, ưu thế của quyền dân sự trong những vụ tranh luận đạo đời, trong đó có việc phụng tự công cộng.
Ðức Pie VII phản ứng mạnh mẽ và đe cấm giáo sĩ thề theo tân hiến pháp. Lại bắt đầu điều đình. Sau cùng Consalvi chấp nhận một bản tuyên cáo của vua mà nội dung đã được thảo luận kỹ càng. Trong bản tuyên cáo “Tegernsee”, ngày 15.9.1821, có câu: “Việc thề theo hiến pháp chỉ nhằm vào những việc dân sự và người công giáo không buộc thề bồi về những việc trái với luật Thiên Chúa và Giáo Hội. Hoà ước có hiệu lực luật pháp và do đó, buộc mọi công dân phải tuân giữ” (5). Nhiều văn kiện ban hành chồng chất những điểm mâu thuẫn, đã đặt Giáo Hội Bavière vào một tình trạng mập mờ. Chính vì tình trạng này, những công chức còn rớt lại của thời Montgelas có thể tiếp tục gây rối Giáo Hội. Ðiển hình là mọi niên cấp mà Hoà ước đã quy định đều không được thi hành.
Việc lên ngôi của vua Louis I (1825-1848) mở ra một tinh thần mới trong mọi bang giao giữa Giáo Hội và Quốc Gia. Ông hoàng này rất thông minh, mê man phóng khoáng về nghệ thuật và văn chương, đã chấp nhận quan niệm của phái lãng mạn, mà theo đó đạo Công Giáo là một yếu tố căn bản của truyền thống dân Ðức. Ông bổ nhiệm Karl Abel, một người công giáo thủ cựu, làm bộ trưởng Phụng Tự, lại thận trọng kén chọn những người tài ba và tư cách làm giám mục, chẳng hạn đức Sailer, giám mục Ratisbonne.
Nhưng phải nói thật, việc bổ nhiệm đức Sailer quá muộn màng, vì lúc đó ngài đã 78 tuổi. Thành ra việc bổ nhiệm không đem lại gì hơn là chính thức tấn phong ngài vào chức nghiệp mà ngài đã nặng trĩu những huân công. Quả vậy, ngay đầu thế kỷ, Johann-Michael Sailer đã hiến cho Giáo Hội Công Giáo Bavière những sự nghiệp tuyệt hảo và đặc sắc ngài có thể làm. Ngài là con bác thợ giầy nghèo khó vùng Aresing, Haute-Bavière, là học trò rồi tập sinh của các cha dòng Tên cho tới khi dòng này bị phế bỏ. Từ năm 1799-1822, lần lượt ngài là giáo sư luân lý thần học và mục vụ tại các đại học Ingolstadt, Dillingen và Landshut. Ngài đã có ảnh hưởng trực tiếp trên một thế hệ linh mục ở Bavière, và các vùng lân cận. Ngài nổi tiếng là linh mục giảng thuyểt hấp dẫn, có biệt tài lại rất phong phú và không biết mệt. Ngài đã xuất bản trên 42 cuốn sách. Người ta có thể so sánh ngài với thánh Francois de Sale trong nghệ thuật trình bày khúc chiết, đơn sơ các chân lý cao sâu của đạo công giáo. Những khuynh hướng thần bí của ngài đôi khi làm cho người ta có cảm tưởng ngài bênh vực nhiều người lỗi lạc, có học thuyết chính thống đáng hoài nghi, nhưng ngược lại, thái độ thân thiện này giúp ngài giữ lại trong Giáo Hội nhiều linh hồn đã bị phái lãng mạn đầu độc. Ðiều ngày nay còn ảnh hưởng nhiều trong tác phẩm và qua nhân cách của đức Sailer là tinh thần đại kết: một đàng ngài chịu ảnh hưởng phái Mộ Ðạo của tin lành, triết học của Schelling, tư tưởng của Scheiermacher, nhưng đàng khác ảnh hưởng của ngài lại vượt qua biên giới của Giáo Hội Công Giáo. Trong những tác phẩm về tu đức và về đời sống đạo, Ngài đã muốn tránh tất cả những gì có thể gây mâu thuẫn giữa những người kitô giáo, đến độ nhiều người tin lành chọn lấy những tác phẩm đó làm sách cầu nguyện và suy ngắm. Bị lôi cuốn bởi hương thơm thánh thiện của ngài, nhiều nhân vật lỗi lạc của tin lành lấy làm hãnh diện được làm bạn với ngài, như luật gia Savigny, triết gia Jacobi, xuất bản gia Justus Perthes de Gotha. Ðức cha Sailer khuất đi, trường phái Munich, với cái lý luận tàn nhẫn của Dollinger, lại dựng lên tường thành ngăn cách, mà có thời vị linh mục lỗi lạc kia đã phá đổ.
Vua Louis I nhiệt tình phục hưng lại dòng Biển Ðức. Chỉ trong mấy năm, bảy tu viện đã được tái thiết, trong đó có tu viện Ottobeuren. Các dòng Carmes, Capucins, Chúa Cứu Thế, Phanxicô, Augustinô và nhiều dòng nữ khác đã lần lượt được dựng lại. Chỉ dòng Tên còn bị loại khỏi chương trình phục hưng đời sống tu sĩ này. Vua Louis còn có tham vọng làm cho Munich trở thành trung tâm trí thức và nghệ thuật công giáo Ðức quốc. Với mục đích ấy, vua chuyển đại học Landshut về Munich và bổ nhiệm những giáo sư trứ danh như Gorres và Dollinger. Lòng đại lượng của vua đã đem lại cho nghệ thuật tôn giáo một quang thái sống động. Người ta nói, vua đã chi vào đó hơn 8 triệu đức mã, tiền riêng của vua. Một phần lớn các luật do Montgelas ban hành bị bãi bỏ hay trở thành lỗi thời. Tuy nhiên mãi tới năm 1841 mới bỏ hẳn cái đặc quyền “nhà vua cho phép” (le placet royal) các giám mục mới được liên lạc với Toà Thánh.
Triều đại huy hoàng và phục hưng này không may lại lâm vào cảnh hoàng hôn buồn tẻ. Vua làm gương xấu vì đam mê bà Lola Montès. Sự việc đã khiến hàng giáo sĩ nổi lên phản đối; ông Abel, bộ trưởng phụng tự phải từ chức vì không chịu ký sắc lệnh hợp thức hóa trường hợp bà Lola Montès. Kể từ 1846, vua bất mãn với Abel, đã rút lại chức giám đốc học chánh và những sinh hoạt phụng tự. Người ta biết chắc chắn rằng sự bất mãn trong môi trường công giáo bảo thủ đã khiến vua Louis I phải thoái vị, ngày 20.3.1848.
Trong các tiểu bang vùng thượng lưu sông Rhin, việc phân chia lại lãnh thổ của thời Napoléon, đã đặt dưới quyền thống trị của các lãnh chúa tin lành những nhóm thiểu số công giáo quan trọng. Tại Wurtemberg, có 445.000 người công giáo trên 988.000 người tin lành; tại Hesse có 102.000 người công giáo trên 476.000 người tin lành; tại Hesse-Darmstadt, có 157.000 người công giáo trên 499.000 người tin lành. Chỉ ở hai tiểu bang số người công giáo đông hơn tin lành, tiểu bang Nassau có 168.000 người công giáo trên 152.000 người tin lành; tiểu bang Bade có 705.000 người công giáo trên 317.000 người tin lành. Theo ước nguyện chung của các chính phủ thì ranh giới các giáo phận căn cứ theo ranh giới hành chánh của mỗi tiểu bang. Như vậy là để dễ bề kiểm sóat Giáo Hội. Nhưng nếu họ nhìn thấy việc phân ranh giới phải cầu đến Toà Thánh, thì họ lại không đồng ý với nhau trong việc từ khước hay áp dụng nguyên tắc luật pháp của ông Joseph. Theo sáng kiến của Wurtemberg, năm 1818, năm tiểu bang hợp lại thành nghiệp đoàn để nói chuyện với Roma. Tháng 3.1819, họ đưa ra một dự án trình bày mọi yêu sách của họ. Wessenberg ngả theo các yêu sách của từng tiểu bang. Consalvi chống lại. Tuy nhiên, vì muốn chấm dứt tình trạng hỗn độn, ngày 16.8.1821, đức Pie VII ra sắc lệnh Provida solersque, chấp thuận thiết lập một giáo tỉnh vùng Thượng lưu Sông Rhin, chọn Fribourg thuộc tiểu bang Bade làm toà tổng giám mục và mỗi tiểu bang khác, Rothenbourg, Mayence, Fulda và Nassau, là một toà giám mục phụ thuộc. Thấy vậy, các tiểu bang nói trên vội vã công bố hai văn kiện “Phương Pháp Thiết Lập” và “Quy tắc thực hành của Giáo Hội”, đòi hỏi giải quyết luôn mọi vấn đề khác, trong đó phải dành việc bổ nhiệm giám mục cho các vua chúa. Ðức Pie VII phản đối và xác quyết rằng quyền đó không bao giờ dành cho vua chúa không công giáo và từ chối không bổ nhiệm theo giáo luật các ứng viên được vua chúa đề cử. Thái công của tiểu bang Bade và ông Berstett, bộ trưởng phụng tự, đã ra sức giải hoà và tìm cách móc nối việc điều đình gai góc này. Sau cùng người ta chấp nhận giám mục được chọn bởi Kinh sĩ hội, vua chúa chỉ có quyền phủ nhận những ứng viên mà họ thấy là bất xứng. Hoà ước này được phê chuẩn bởi hai sắc lệnh ký ngày 20.3.1848.
Nhưng phái Quốc Vương (Régalisme) không chịu. Ngày 30.01.1830, các tiểu bang công bố “Lệnh hoàng đế” (Landesberrlich Verordnung) lấy lại các yêu sách trong văn kiện “Quy tắc thực hành của Giáo Hội” (Kirchenpragmatik). Căn cứ vào đó, các nhóm tin lành thi nhau lạm quyền cách kỳ cục: Chẳng hạn tại Wurtemberg, người ta truyền cho các linh mục giải tội phải chấp nhận việc cáo tội chung; tại Nassau, người ta đòi dạy giáo lý chung cho cả hai tôn giáo; tại Bade, chính phủ kiểm duyệt hết mọi văn thư của toà tổng giám mục và lấn chiếm quyền bổ nhiệm các cha sở. Trước những chèn ép vụng về đó nhiều giáo dân ý thức về trách nhiệm của mình trong Giáo Hội: Do sự thúc đẩy của ông Franz-Joseph Buss, giáo sư đại học Fribourg, tại Landtag thuộc tiểu ban Bade, đã khai sinh một nhóm chiến sĩ công giáo ra tờ báo Zuddeutsche Zeitung, và cổ động mỗi tiểu bang tổ chức một nhóm chiến sĩ tương tự. Như vậy, họ đã gây nên một phản ứng mạnh mẽ và hiệu lực, chống lại những chèn ép của tin lành trong các tiểu bang và tăng cường ảnh hưởng chính trị của công giáo trên toàn thể nước Ðức (6).
Hơn mọi động lực khác, những thảm cảnh của Giáo Hội Prusse đã thúc đẩy người công giáo dấn thân vào chính trị. Tại các tỉnh cũ của chế độ quân chủ, người công giáo không đông đảo, trái lại tại các tỉnh mới thu hồi, về phía đông (Posnanie, Silésie) và phía tây (Westphalie, Rhénanie), năm 1817, có trên 4 triệu người công giáo, trên 6.370.000 người tin lành. Cách vua Frederic-Guillaume III đối xử với người công giáo, đã gây thêm nhiều bất lợi, như bắt họ phải thụ quyền hành chánh của người tin lành. Là người lương thiện, rất đạo đức, nhưng tâm tính hẹp hòi, vua tự coi mình như được Chúa Quan Phòng ban cho quyền hướng dẫn niềm tin của dân chúng. Vua thấy phải bó buộc những người tin lành đã được canh tân và những tín đồ nhóm Ausgsbourg hợp nhất lại thành một Giáo Hội của Quốc gia. Dĩ nhiên, vua cũng muốn ép buộc người công giáo phải hợp nhất lại như vậy. Chẳng hạn năm 1817, ông đòi hỏi các giám mục phải thụ quyền của các công nghị tin lành; vua chỉ bỏ ý định đó khi người bà con của vua là giám mục lãnh chúa (prince-evêque), Joseph von Hohenzollern, lên tiếng nguyền rủa vua. Quan chưởng ấn Hardenberg, vốn được coi là “sản phẩm tinh tuyền” của thế kỷ XVIII, lại rất hoài nghi tôn giáo, thế mà khi nhận định về các quan điểm chính trị, ông đã nhìn nhận cần phải điều đình với Toà Thánh. Sử gia Niebuhr, bộ trưởng của Prusse ở Roma từ 1816, đã dọn đường trước cho những điều đình để có một hiệp ước. Hiệp ước này được ký kết năm 1821, được công bố dưới hình thức sắc lệnh giáo hòang, “De Salute Animarum”, ban hành ngày 16.07.1821. Hơn thế, ngày 23.8. 1821 vua ra một pháp lệnh và công bố “quy chế bó buộc của Giáo Hội công giáo quốc gia”. Một giáo tỉnh mới được thiết lập về phía tây vương quốc, mà Cologne là tòa tổng giám mục, Trèves, Munster, Paderborn là ba tòa giám mục phụ thuộc. Về phía đông, tổng giám mục Posen chỉ có một giáo phận thuộc quyền là Kulm. Các toà giám mục Breslau (Silesie) và Ermland trực tiếp thuộc Toà Thánh. Các giám mục phải được Kinh sĩ hội bỏ phiếu bầu và vua chuẩn nhận. Ðể yểm trợ các phí tổn cho việc phụng tự, như bảo trì các chủng viện và trả lương cho các kinh sĩ hội về lâu dài, chính phủ đã thiết lập qũy niên cấp bằng cách nhượng ban nhiều bất động sản và nhiều khu rừng để khai thác. Trong thời gian chuyển tiếp, chính phủ sẽ trả lương cho giáo sĩ.
Thực tế, sau khi đã đạt được mục tiêu mong muốn, chính phủ Prusse đã tỏ ra không lương thiện trong việc thực thi những điều đã cam kết. Giáo sĩ không được cấp dưỡng như đã dự liệu, lại bị Ban điều hành phụng tự tin lành chèn ép tư bề. Chẳng hạn ở Silésie, chính phủ tước quyền của người công giáo, lấy nhà thờ của họ giao cho người tin lành xử dụng. Chính phủ còn gây nhiều căng thẳng và khó khăn trong vấn đề hôn phối khác đạo. Vì quá nhiệt tâm và lo lắng muốn giảm thiểu “nguy cơ chia rẽ tôn giáo”, năm 1803, vua ra pháp lệnh: Trong những vụ hôn nhân khác đạo tại Silésie, con cái phải được giáo dục theo đạo của người cha. Ðến năm 1823, vua lại ra lệnh áp dụng pháp lệnh trên vào các tiểu bang khác. Ða số các cha sở không tuân theo pháp lệnh của vua, tiếp tục đòi hỏi phải kết hôn theo Giáo Luật, là cha mẹ phải hứa giáo dục con cái theo đạo công giáo. Các giám mục không dám lãnh trách nhiệm về vấn đề này, đã quyết định tâu sự việc về Roma. Vua đồng ý. Văn thơ trả lời của đức Pie VIII năm 1830, đã là một kiệt tác về khoa giáo luật và ngoại giao. Mấy năm sau, đức Gregoire XVI nhận định: “Ðức Pie VIII đã rất khoan dung đến nỗi phải nói thật là ngài đã chạm tới cái ranh giới mà nếu vượt qua Ngài sẽ lỗi bổn phận”. Vậy, sau một thời gian khá lâu biện minh về kỷ luật của Giáo Hội và nhắc nhở những điều thực tế phải giữ, đức thánh cha chấp nhận cho các cha sở, để tránh một nguy hại lớn hơn, có thể tham dự “cách thụ động” việc trao đổi sự ưng thuận hôn nhân và hoàn thành hồ sơ và ghi sổ hôn phối công giáo, tuy nhiên không ban chúc hôn, không cử hành nghi lễ.
Bất mãn về sự hạn chế, cũng như về những nguyên tắc nêu lên trong chiếu thư, vua từ chối không phổ biến văn kiện ấy đến các giám mục và ủy cho ông Bussen, đại diện của vua tại Roma phải vận động xin đức giáo hoàng thay đổi. Ðức Gregoire XVI giữ nguyên lập trường. Bấy giờ vua đổi chiến dịch, tìm cách điều đình trực tiếp với các giám mục. Tổng giám mục Cologne là Spiegel, được triệu về Berlin, bị Bussen mua chuộc, ngày 19.6.1834, đã ký một quy ước hủy bỏ tất cả những hạn chế nêu lên trong chiếu thư của Ðức Pie VIII. Các giám mục khác đồng theo quy ước này và truyền cho các linh mục thi hành. Mọi việc đều diễn tiến cách bí mật vì sợ phản ứng của đức giáo hoàng. Nhưng đức Gregoire XVI đã biết sớm mọi sự việc, và ngài đã cương quyết chống lại mọi hành vi bất lương của Prusse. Giữa lúc đó, đức Spiegel tạ thế và đức Clément-August von Droste zu Vischering lên kế vị. Ðầu tiên người ta cứ tưởng vị tổng giám mục này yếu thế và dễ bảo, ai ngờ Ngài lại có một đức can đảm thật gương mẫu. Ngài tố cáo quy ước gian lậu năm 1834, và truyền cho các linh mục phải tuân thủ những quy định trong chiếu thư của đức Pie VIII. Vua nổi giận đòi ngài từ chức. Ngài từ chối. Vua truyền bắt giam ngài trong pháo đài Minden.
It khi xẩy ra một hành động của vua lại thiếu hiệu lực đến thế! Vua Frédéric-Guillaume phải nói cho các thủ hạ biết là vua không có lực hành động theo kiểu Napoléon. Trong một bài huấn dụ, Ðức Grégoire XVI kêu gọi dư luận thế giới và nghiêm khắc tố cáo thủ đọan lạm quyền của chính phủ Prusse. Ngài than phiền “tự do tôn giáo bị xâm phạm, chức vị giàm mục bị khinh rẻ, quyền thánh chức bị lấn át, quyền lợi của Giáo Hội và của Toà Thánh bị chà đạp”. Bài hịch của Gorres Athanasius động viên mọi giới công giáo trên toàn nước Ðức “hãy vùng lên”. Nhiều cuộc biểu tình được tổ chức ủng hộ người tù tại Minden và chống lại các kinh sĩ tổng giáo phận Cologne vì họ đã hèn nhát không bênh vực giám mục của họ. Tại Liesie, nơi hàng giáo sĩ bị ép theo lệnh của chính phủ, một tinh thần đề kháng mới bùng lên. Giám mục giáo phận Posen là Dunin, đe doạ treo chén các cha sở dám chủ sự các hôn phối khác đạo không đúng theo giáo luật. Người công giáo khắp thế giới xúc động về việc bách hại này. Ngay từ Hoa kỳ, năm 1840, công nghị Baltmore đã gửi tới hai ”anh hùng đức tin” những lời an ủi và thán phục.
May thay, năm 1840, bắt đầu triều đại của vua Frédéric-Guillaume IV. Là con người quảng đại và tự do, vua đã thay đổi hoàn toàn đường lối chính trị tôn giáo của Prusse. Vua phóng thích hai giáo chức và bày tỏ thiện chí hòa giải. Ðức Gregoire XVI tỏ ra rất hài lòng. Và để làm vui lòng vua, Ngài xin đức Droste zu Vischering nhượng quyền cai quản giáo phận lại cho vị giám mục phó. Sau đó, một quy ước ký kết năm 1841, hợp thức hóa những yêu sách chính yếu của Giáo Hội: Các giám mục tự do hiệp thông với Roma, chấp nhận các quy định giáo luật trong hôn nhân khác đạo, bảo đảm không cho dạy những điều dâm ô trong các đại học. Còn đi xa hơn nữa, vua thiết lập một Phân Bộ Công Giáo (Katholische abteilung) gồm các công chức công giáo, để từ nay điều hành các công việc thuộc Giáo Hội với tinh thần cộng tác hào hiệp. Nhà thờ chánh toà Cologne được hoàn thành nhờ sự đóng góp tích cực của người công giáo Ðức. Trong nghi lễ khánh thành, ngày 4.9.1842, sự hiện diện của vua Frédéric-Guillaume IV và quan chưởng ấn Áo quốc Mittermich, rõ ràng là dấu hiệu khởi đầu một thời đại mới về những tương quan tốt đẹp giữa Giáo Hội và Nhà Nước.
Từ đó, người ta có thể đo lường con đường đã đi qua từ năm 1815. Ðối diện với các giáo hội tin lành bị ức hiếp bởi chế độ quan liêu, bị phân hoá giữa các phái đối chọi nhau, như phái mộ đạo, phái chính thống thủ cựu, phái tự do duy lý, Giáo Hội Công Giáo đã tỏ ra có nhiều sức sống, gắn bó vào giáo lý, mỗi ngày một tự lập tự cường, và tạo thuận lợi cho quyền điều hành trung ương. Nhờ sự cứng rắn và đường lối ngoại giao vừa kiên trì vừa mềm dẻo của Toà Thánh, Giáo Hội đã thành công trong việc xóa bỏ một phần lớn những tai hại do thời cách mạng tạo nên và đã thắng vượt được những nguy cơ tôn giáo quốc gia và tôn giáo tự trị.
Không thể chỉ nói như vậy về người tin lành. Thật thế, cuộc chinh phục của Napoléon, và việc tái lập các tiểu bang Ðức trên bản đồ rất khác với bản đồ của các hoà ước Westphalie, đã làm cho nguyên tắc “cujus regio cujus religio” thành vô hiệu. Bản đồ tôn giáo đã vữa ra như tuyết tan: Xưa kia các giáo hội kitô giáo tách rời nhau vì ranh giới chính trị, nay có thể tự do hoà đồng với nhau, y hệt các phong trào của dân chúng phát sinh từ những biến chuyển về kinh tế. Nhiều họ đạo tin lành thành hình ngay trên những lãnh thổ mà cho đến nay chỉ toàn tòng công giáo và ngược lại. Ngay giữa Giáo Hội Tin Lành, các nhóm Cải Cách” và nhóm Luther cũng được mời gọi sống chung hoà đồng. Tuy nhiên não trạng “ủng hộ xêsa- bênh vực giáo hoàng” (césaro-papiste) không mai một cách dễ dàng. Các thủ lãnh của các Tiểu Bang mới, bị thất bại trước sức đề kháng của công giáo, cố gắng che chở những công dân tin lành trên lãnh thổ của họ, và nài ép nhóm Cải Cách và nhóm Luther hòa đồng thành Giáo Hội Thống Nhất (Landeskirchen). Các lãnh chúa đã thành công dễ dàng trong chiến dịch này nhờ những phong trào phản kháng thuộc nhóm Duy Lý, nhóm Mộ Ðạo lãng mạn. Cả hai khuynh hướng đều chủ trương coi những khác biệt về giáo lý giữa Luther và Calvin chỉ là thứ yếu. Ðàng khác, chính yếu của việc thống nhất này, là vãn hồi trật tự hành chánh. Vì thế nó không cản ngăn những khác biệt về niềm tin và về những thực hành phụng tự còn sót lại ở đây đó. Dầu sao, trong các Giáo Hội thuộc một Tiểu Bang luôn có những căng thẳng giữa những khuynh hướng bảo thủ và tự do, duy lý và mộ đạo.
Vua Frederic-Guillaume III đã thử áp đặt lên Giáo Hội Tin Lành thống nhất của Prusse một lễ nghi mà chính vua sọan ra. Nhưng vua đã gặp phải sự chống đối gắt gao của một số mục sư nhóm Luther. Có mấy mục sư đã đi tới ”ly giáo”, lập thành những cộng đoàn ”Luther cổ” (Vieux luthériens). Năm 1845, chính các cộng đoàn này đã tự soạn lấy cuốn nội quy trung ương khác biệt với nội quy của Giáo Hội Thống Nhất (Landeskirche).
Là điều bất công nếu chỉ tóm lược lịch sử Giáo Hội Tin Lành vào những biến đổi về cơ cấu và vào những xung đột như trên. Sâu xa và ý nghĩa hơn, với Giáo Hội Tin Lành, một tiềm lực mới về đời sống thiêng liêng đã xuất hiện. Tiềm lực này không chỉ nói lên những phản ứng lãng mạn chống lại phái duy lý của thế kỷ trước, nhưng còn bày tỏ sự cần thiết phải đào sâu và thích ứng trước những thay đổi của xã hội và sự thách đố mà lòng tin kitô giáo phải đối diện với các triết thuyết tân thời. Rủi là không thể đưa ra một cái nhìn chung. Bởi vì ở đây không nói về một phong trào được phối hợp, nhưng nói về nhiều sáng kiến cá nhân. Những sáng kiến này đến từ các mục sư, các người giảng thuyết, các giáo sư đại học là những người hành động theo linh cảm riêng tư. Ðó là trăm ngàn ngọn lửa bé nhỏ bừng sáng lên trong cùng một thời điểm. Ít ra, chúng tuyên chứng rằng: Sau thời hoang vắng của Aufklarung và không kể đến những chia rẽ, có thể nói, Giáo Hội Tin Lành Ðức đã tìm lại một sức sống mới.
Xét về nhiều phương diện, đế quốc Áo có thể coi như miền đất ưu đãi đối với Giáo Hội Công Giáo. Ở mọi tỉnh của đế quốc, dân chúng đều gắn bó với tôn giáo cổ truyền. Không có đảng phái chống giáo sĩ, không có phe nhóm bài tôn giáo, không có tranh chấp nội bộ làm phiền hà Giáo Hội. Lại có một chính phủ ý thức đầy đủ về nhiệm vụ bảo vệ Giáo Hội. Bên trong cũng như bên ngoài, tất cả đều tỏ ra khoan thứ đối với các nhóm nhỏ tin lành Bohême và Hongrie (Năm 1850, tại Hongrie có chừng 20%). Những lạm dụng tày trời của chế độ cũ đã được xóa sạch bởi chế độ của hoàng đế Joseph II. Tài sản của các toà giám mục, các kinh sĩ hội, các dòng tu, về sau không bị cướp bóc như nhiều nơi khác tại Âu Châu, đặc biệt tại Ðức, do cuộc chinh phạt của cách mạng và thống trị của Napoléon.
Tuy nhiên, mối tương quan của Giáo Hội và của Quốc Gia vẫn liên tục bị trục trặc bởi những khó khăn bắt gốc từ truyền thống của phái Josephiste hay phái Bảo Hoàng. Trong phần lớn của triều đại Francois I, những yêu sách của hai quyền chính đụng độ nhau trong việc định ranh giới các giáo phận và việc bổ nhiệm các giám mục. Hoàng đế định rằng, trên nguyên tắc, ranh giới cuả các khu vực giáo hội phải rập theo ranh giới của các Tiểu Bang và các tỉnh hành chánh. Ðang khi đó, nhiều trường hợp Toà Thánh muốn có những thay đổi cần thiết, nhưng chính phủ của hoàng đế lại muốn tự mình định đoạt. Suốt thời Napoléon thường xuyên thay đổi về ranh giới, thì cũng thường xuyên có những phản đối qua lại giữa đôi bên. Mọi khó khăn trở nên trầm trọng hơn khi chính phủ Vienne từ chối không thừa nhận thẩm quyền của đức Severoli, sứ thần toà thánh.
Sau năm 1815, những cuộc đụng độ như trên đã đặc biệt sôi động trong các trường hợp của toà tổng giám mục Salzbourg và của các giáo phận thuộc vương quốc Lombardo-Venitien, là lãnh thổ mà Ðại Nghị Vienne trả về cho Áo. Tới năm 1823, vụ toà tổng giám mục Salzbourg mới được giải quyết: Hoàng đế nhìn nhận kinh sĩ hội có quyền chọn bầu tổng giám mục và đức giáo hoàng để cho hoàng đế quyền bổ nhiệm các kinh sĩ. Vấn đề của các toà giám mục vùng Haute-Italie cũng kéo dài bằng ấy năm: Dựa vào hoà ước năm 1803, hoàng đế đòi quyền bổ nhiệm và từ chối không cho các giám mục đã được bổ nhiệm đi Roma nhậm chức. Mãi sau năm 1819, khi hoàng đế Francois I qua viếng Roma, vấn đề mới được giải quyết bằng việc nhượng bộ của đôi bên: Ðức giáo hoàng để cho vua quyền bổ nhiệm và hoàng đế để cho giám mục đã được bổ nhiệm đi Roma nhậm chức.
Vả lại, những chống đối này chỉ là một khía cạnh chung của cuộc tranh đấu thường xuyên chống lại nhau giữa các đồ đệ và kẻ thù của hệ thống Josephiste. Dần dần, kẻ thù của hệ thống đã chiến thắng. Nói về phản ứng lãng mạn, phải kể đến một nhóm được điều hoạt bởi một linh mục thánh thiện dòng Chúa Cứu Thế, cha Clemens-Maria Hofbauer. Nhóm gồm những nhà văn nổi tiếng như Friedrich Schlegel, Adam Muller, Clemens Brentano, một cộng sự viên mật thiết của chửơng ấn Joseph-Anton Pilat, Zeacharias Werner, tổng thư ký của tờ báo Osterreichischer Bebachter và là người trở lại hiếm có; những nhà quý tộc như bá tước Von Stolberg, bá tước Széchenyi và cháu của ông là bà bá tước Julie Zichy. Bà này rất được lòng Mitternich và có lẽ, như nhiều người nhận định, bà đã góp phần vào những biến đổi luôn làm lợi cho quan điểm của Roma. Rủi ro là một phần lớn những nội vụ của Ðế Quốc đã thoát quyền của quan chưởng ấn và nhóm Josephisme đã mạnh mẽ giải quyết lấy tại các văn phòng. Bấy giờ người giải quyết các công việc của Giáo Hội là ông Martin Lorenz. Kể từ năm 1828, người kế vị ông Martin Lorenz là Joseph-Alois Justel. Ông này tiếp tục đề cao đường lối chính trị cesaro-papiste mà từ lâu ông đã ủng hộ trên lý thuyết, trong ghế giáo sư dạy luật giáo hội ở Vienne. Các đại học khác cũng là những trung tâm của nhóm Josephisme, nhất là đại học Prague. Bernard Bolzano dạy học ở đây. Trong cuốn Lerbuch der Religionswissenschaft, ông đã đưa ra một tổng hợp các quan niệm duy lý, Josephistes và cả phái tự do. Sau cùng, những ý kiến của ông đã làm cho Toà Thánh phải canh chừng. Năm 1819, Tòa Thánh đã làm cho ông mất chức, cho dù ông được thế lực ủng hộ. Nhưng nhờ ảnh hưởng của ông còn lại lâu dài nơi một số đông các đồ đệ, quốc vương Hohême tồn tại như một pháo đài cuối cùng của nhóm Josephisme. Sau cùng các khuynh hướng Fébroniennes của các giám mục Áo vốn chủ trương kính nhi viễn chi Giáo triều Roma đã vận động để nguyên tình trạng (statu quo). Chính vì thế khi nói về những thất bại trong việc điều đình, vào những năm cuối cùng của hoàng đế Francois I, nhằm tiến tới một hoà ước chung với Toà Thánh, người ta đã gán một phần lớn những thất bại ấy cho thái độ đối nghịch chắc nịch của đức Milde, tổng giám mục Vienne.
Hoàng đế giao động ở giữa hai phe thù nghịch. Tất nhiên, vì phe bảo thủ, hoàng đế gắn bó với những đặc ân của ngôi báu và với những thực thi hành chánh của mình. Nhưng hoàng đế cũng ý thức về sức mạnh luân lý mà chức vị giáo hoàng biểu dương như một sự nâng đỡ về các nguyên tắc quyền bính. Tự thâm sâu, hoàng đế chán ghét ý thức hệ của Aufklarung, bởi vì ngài đã được giáo dục bởi một linh mục dòng Tên, là bá tước Hohenwart, cũng là tổng giám mục Vienne. Sau 1815, người có ảnh hưởng trên tâm hồn của hoàng đế là linh mục Jacob Frint, tuyên úy của hoàng triều và cha giải tội của ngài. Vị này đua tranh với Bolzano về chương trình xuất bản khoa học và tôn giáo, thất sủng với hoàng đế rất nhiều. Theo lời khuyên của cha, năm 1816, hoàng đế đã xây cất tại Vienne một học viện nhằm đào tạo những linh mục có trình độ về văn hóa... và nhiệt tình phụng sự hoàng đế. Nhưng Roma lại ngứa mắt, vì học viện ấy làm nhớ lại các ”chủng viện tướng lãnh” của hoàng đế Joseph II đã bị bãi bỏ thời người kế vị không quyến luyến với Rome bằng Hofbauer. Frint là bạn của Hofbauer. Tháng tư năm 1820, ông xin được hoàng đế ban sắc lệnh hợp thức hóa sự hiện diện của các cha dòng Chúa Cứu Thế tại Vienne. Các cha dòng Tên cũng muốn được ân huệ như vậy, nhưng Francois I chỉ cho phép lập nhà ở Galicie, khi các ngài bị trục xuất khỏi nước Nga.
Trong thời gian Francois I và Metternich qua Roma, năm 1819, một vấn đề được nêu lên là phải ký kết một hoà ước chung bộ hầu chấm dứt mọi bất hoà giữa Giáo Hội và Quốc Gia. Nhưng, cũng như trong nhiều phạm vi khác, hoàng đế chỉ quyết định và thỏa thuận nửa chừng, không thật lòng, không dứt khoát. Bằng chứng là năm 1822, vua gửi cho các giám mục một văn thư đòi kiểm sóat chương trình tu học của giáo sĩ. Cho dù đã bị đả phá, hệ thống Josephiste vẫn đứng y nguyên. Vua vẫn cấm cản các giám mục liên lạc trực tiếp với Roma, cho dù trong các vấn đề thuần túy mục vụ, tu đức. Riêng Metternich, dần dần ông nghiêng về giải pháp ký một hoà ước chung. Vợ thứ ba của ông, bà Mélanie de Zichy-Ferraris, là người bảo trợ nhiệt tình của các cha dòng Tên. Sau khi hoàng đế Francois tạ thế, những ý hướng hào hiệp của bà lại đụng phải lòng thù ghét sâu độc của bá tước Kolowrat, bộ trưởng bộ nội vụ. Bá tước đã quen biết và che chở Bolzano, khi ông là chủ tịch của chính phủ Bohême. Các cha dòng Tên chỉ được phép mở trường học tại Innsbruck và tại Linz năm 1836. Nhưng kể từ đó, ảnh hưởng của các ngài đối với tầng lớp thượng lưu của xã hội, trong các tiểu bang, mỗi ngày một lớn mạnh. Tháng tư 1844, để đáp ứng nhu cầu chính trị tại Ý, Metternich lại vận động một lần nữa để tiến tới một hòa ước, nhưng nỗ lực của ông bị chôn vùi dưới những đống cát của các ủy viên hội hành chánh.
Tóm lại, thái độ trì trệ bất trị của bộ máy chính phủ Áo kéo dài mãi một tình trạng nguy hại cho cả Giáo Hội lẫn Quốc gia. Ít ra phải có một cuộc cách mạng để trừ khử mọi tàng tích của thế kỷ XVIII.
Tại Thụy Sĩ, chế độ bang tổng, tạo được nếp sống chung hoà bình giữa người tin lành (60%) và người công giáo (40%). Cách Mạng đã ức chế người công giáo nộp thuế bằng cách tục hóa mọi tài sản của các nhà thờ và các tu viện. Khi Liên Bang được tổ chức lại tại Ðại Nghị ở Vienne, thì hòa ước mới của liên bang bảo đảm an ninh mọi quyền tư hữu của Giáo Hội. Ðó là cách minh định nguyên tắc về khoan dung tôn giáo. Tòa Thánh phải cố gắng tập trung lại và thiết lập các giáo phận riêng cho Thụy sĩ, vì dưới chế độ cũ có 8 giáo phận mà phần lớn thuộc lãnh thổ ngoài Liên Bang. Ðiều khó khăn là làm sao thỏa mãn các yêu sách cạnh tranh nhau của các tổng. Các vụ cãi cọ đã kéo dài cho tới 1828, đức Léon XII mới chấm dứt được bằng việc thiết lập toà giám mục Soleure thay thế toà giám mục Bâle. Ngoài ra các giáo phận Genève-Lausanne, Coire-Saint-Gall và Sion đều được chỉnh trang và củng cố lại. Tại mỗi nơi, thành phần của kinh sĩ hội và vai trò của họ trong việc bầu cử giám mục là đối tượng của những tương nhượng được các tổng và Toà Thánh công nhận bằng các hòa ước.
Cách mạng 1830 là dịp tốt duyệt lại nhiều hiến pháp của các tổng còn thù nghịch với Giáo Hội. Năm 1834, các đại diện thuộc bảy tổng họp lại tại Bade, thỏa thuận về một chương trình 14 điểm, dự định thiết lập một Giáo Hội quốc gia tự do, bãi bỏ toà sứ thần, áp đặt quyền dân sự trên giáo sĩ. Kể từ dó, những cuộc tranh đấu giữa phe bảo thủ, chủ trương quyền tự quyết địa phương và chống lại phe cấp tiến, chủ trương trung ương tập quyền, đã mang lấy màu sắc tôn giáo. Cũng từ đó, nỗi bật lên một sự thức tỉnh thiêng liêng nơi người tin lành cũng như nơi người công giáo. Sau năm 1840, cuộc đụng độ lan rộng ra quanh vấn đề các dòng tu, đặc biệt các tu sĩ dòng Tên, là ‘’những con vật đen của nhóm tự do’’. Năm 1841, phe bảo thủ công giáo, khi kiểm soát được chính quyền tổng Lucerne, đã thu hồi các cha dòng Tên bị chính phủ trước trục xuất. Phe cấp tiến và tin lành của các tổng lân cận, Agovie và Berne đã tổ chức các đoàn dũng sĩ chống lại tổng Lucerne. Những cuộc tấn công này đã làm cho bảy tổng đông người công giáo : Lucerne, Uri , Schwyz, Unterwad, Zug, Fribourg, Valais, hợp lại thành liên minh tự vệ Sonderbund, năm 1845. Nhưng đó không phải là một vi phạm về hoà ước căn bản sao ? Chính đó là nguyên do đưa tới chiến tranh nhân dân năm 1847.
Trong tất cả các nước kitô không công giáo, nước Nga chính thống, cách chung, đã tỏ ra khoan dung nhất trong thế kỷ XVIII. bảy tổng họp lại tại Bade, thỏa thuận về một chương trình 14 điểm, dự định thiết lập một Giáo Hội quốc gia tự do, bãi bỏ toà sứ thần, áp đặt quyền dân sự trên giáo sĩ. Kể từ đó, những cuộc tranh đấu giữa phe bảo thủ, chủ trương quyền tự quyết địa phương và chống lại phe cấp tiến, chủ trương trung ương tập quyền, đã mang lấy mầu sắc tôn giáo. Cũng từ đó, nổi bật lên một sự thức tỉnh thiêng liêng nơi người tin lành cũng như nơi người công giáo. Sau năm 1840, cuộc đụng độ lan rộng ra quanh vấn đề các dòng tu, đặc biệt các tu sĩ dòng Tên, là “những con vật đen của nhóm tự do”. Năm 1841, phe bảo thủ công giáo, khi kiểm soát được chính quyền tổng Lucene, đã thu hồi các cha dòng Tên bị chính phủ trước trục xuất. Phe cấp tiến và tin lành của các tổng lân cận, Argovie và Berne đã tổ chức các đoàn dũng sĩ chống lại tổng Lucerne. Những cuộc tấn công này đã làm cho bảy tổng đông người công giáo: Lucerne, Uri, Schwyz, Unterwad, Zug, Fribourg, Valais, hợp lại thành liên minh tự vệ, năm 1845. Nhưng đó không phải là một vi phạm về hoà ước căn bản sao? Chính đó là nguyên do đưa tới chiến tranh nhân dân năm 1847.Cho dù chính phủ giữ một thái độ thù nghịch và nghi ngờ đối với Roma, Giáo Hội Công Giáo vẫn được hưởng ân huệ, bên cạnh giai cấp qúy tộc, nhờ những thành kiến tốt từ các nước Tây Âu đổ về, đặc biệt từ nước Pháp. Nữ hoàng Catherine II đã đón tiếp các cha dòng Tên bị xua đuổi từ những nước khác. Ít lâu sau, các ngài còn được hoàng đế Paul I tín nhiệm đặc biệt. Hoàng đế giao cho các cha đại học Wilno và báo cho đức Pie VII rằng, nếu cần, hoàng đế sẵn sàng tiếp đón Ngài vào nước Nga. Hoàng đế còn muốn gợi ý hiệp nhất các Giáo Hội lại. Dầu sao, cái chết đau thương của hoàng đế năm 1801, đã phá đổ chương trình vĩ đại này, một chương trình chắc chắn đã gây nên nhiều phản ứng vũ bão.
Từ đó, mọi liên hệ giữa Toà Thánh và chính thể chuyên chế Nga đều bị vấn đề Balan chi phối. Nhờ việc phân chia nước Balan, hoàng đế Nga, người bênh vực Chính Thống giáo, có thêm mấy triệu người công giáo trung kiên. Tuy nhiên cũng cần phải nói rõ về dân số Balan, vốn được gọi là toàn tòng công giáo. Không gì rõ ràng hơn bằng những con số (7) : Năm 1791, tức là trước khi bị phân chia, Balan có 8.790.000 dân cư. Trong số đó, có 3.465.000 người công giáo theo nghi lễ latinh, 2.600.000 người công giáo hiệp nhất, nghĩa là những người chính thống giáo mà năm 1595 đã tự ý hay bị ép buộc hiệp nhất với Roma, nhưng vẫn giữ phụng vụ hy lạp. Ngoài ra còn chừng 300.000 người chính thống trung thành với giáo chủ Moscu. Những người này được chính phủ Nga ủng hộ đặc biệt, nên họ đã thắng thế đối với ngừơi công giáo hiệp nhất. Sau cùng còn phải tính đến 150.000 người qúy phái tin lành tại các thành phố; 100.000 người đạo cũ Raskol; 100.000 kytô hữu nghi lễ Hylạp-Amêniêng, 900.000 người Do Thái; 50.000 người Tartares. Còn lại là lớp lãnh đạo, tiểu hay đại qúy tộc, szlachta, hoàn toàn thuộc giáo hội Roma latinh. Bây giờ đến câu hỏi: Tỉ lệ dân cư hỗn tạp nào đã làm cho nước Nga sụp đổ ? Chúng ta không biết rõ. Nhưng, có lẽ là sau lần phân chia tại Vienne, dưới triều Alexandre I, thì một nửa dân Balan hợp lại với đa số những người công giáo hiệp nhất và người chính thống. Thế rồi khi hoàng đế Paul tạ thế, con hoàng đế đã bắt giáo sĩ công giáo trong các tiểu bang phải phục tùng “tập đoàn giáo sĩ công giáo Roma”. Người ta còn đọc thấy một thư của Thánh công nghị chính thống, gồm có giáo sĩ và giáo dân, được triệu tập và được chủ tọa bởi tổng giám mục Mohilev, Siestrzence wicz là người thù lịch sử và không đợi trời chung với Roma. Muốn chặn đứng sự đe doạ này, đức Pie VII đã gửi đến Công Nghị một đặc sứ, đức cha Arezzo. Nhưng vị này bị trục xuất khỏi nước Nga, năm 1804, với những lý do thật tầm thường. Suốt mười năm sau đó, người công giáo trong cả đế quốc Nga chịu cay cực dưới quyền độc đoán của hoàng đế và của Siestrzencewicz, một cận thần cuồng tín cuả nhà vua.
Việc thiết lập vương quốc Balan tự quyết năm 1815, những cách xử đại lượng của hoàng đế Alexandre I và lòng kính nể chân thành ông dành cho đức Pie VII đem lại nhiều hy vọng. Thực tế, Công giáo được tuyên bố là quốc giáo trong hiến pháp tương đối có nhiều tự do của vương quốc mới. Nhưng ở những nơi khác lại thấy rõ thâm ý của nhà độc tài và cả các cố vấn của ông là muốn bắt Giáo Hội phải thụ quyền Nhà Nước, muốn kiểm soát mọi liên hệ giữa Giáo Hội Nga với Roma. Ông đòi phải dành cho tổng giám mục Siestrzencewicz nhiều quyền hành quá đáng, chẳng hạn quyền bổ nhiệm và truất chức các giám mục. Ðức Pie VII và Consalvi phản đối yêu sách này, vì như vậy là hủy bỏ hoàn toàn ưu quyền của Toà Thánh. Ðồng thời, hoàng đế Alexandre I còn bắt các giáo sĩ trong vương quốc Balan phải thuộc quyền của một ủy ban phụng tự, giống như “hiệp hội giáo sĩ” lập năm 1801. Ðức Pio VII không chấp nhận. Tuy nhiên, tháng 6 năm 1818, đức Pie VII chấp thuận việc tổ chức lại các giáo phận : Varsovie trở thành tổng giáo phận với bảy toà giám mục phụ thuộc. Ngài cũng thinh lặng, không phản đối khi các cha dòng Tên bị trục xuất khỏi Nga năm 1820. Các ngài bị trục xuất vì đã phản đối việc mở rộng các hội Thánh Kinh. Nhờ ảnh hưởng của nữ mưu sĩ ngụy thần bí, bà Krudener các hội này đã trở thành “món nghiền” của nhà độc tài. Như vua cha, Alexandre I cũng có tham vọng hợp nhất các Giáo Hội Kitô. Tin đồn, hoàng đế đã cho vời một linh mục công giáo đến giúp đỡ khi hấp hối.
Hoàng đế Alexandre I tạ thế, người em ruột lên kế vị, hiệu là Nicolas I. Trong mọi vấn đề đối với giáo hội, Nicolas I cũng giữ một thâm ý thống trị giáo hội và nga hóa giáo hội. Ðối với Toà Thánh, chiến thuật của ông là lớn tiếng qủa quyết đối xử khoan hậu với người công giáo, nhưng đồng thời lại nhất tề từ chối không thảo luận với giáo hoàng, phủ nhận mọi thiệt hại mà giáo hoàng có thể khiếu nại, cản trở không cho giáo sĩ trong mọi tiểu bang liên hệ với Roma.
Năm 1831, vấn đề Balan trở nên bi đát, vì dân chúng nổi dậy chống đế quốc Nga. Bị quan đại diện của hoàng đế Nga tại Roma thối thúc, tháng 6, 1831, đức Grégoire XVI đã viết một chiếu thư gửi cho các giám mục Balan để lên án cuộc nổi dậy và khuyên can phục tùng. Dư luận người công giáo tại Pháp và nhiều nơi căm phẫn vì chiếu thư ấy : Làm sao giáo hoàng lại có thể đứng về phía người độc tài và ly giáo để chống lại một dân tộc công giáo đang bị “tử đạo” ? Người ta chỉ có thể cắt nghĩa bằng hai lý do: Trước tiên đức Grégoire XVI đã bực mình vì những tiếng la lối của các phe nhóm tự do thuộc mọi nước và vì những lời tuyên bố của các nhà lãnh đạo Balan muốn đồng hóa phong trào quốc gia Balan với những cuộc cách mạng đang nổi dậy và đe dọa quyền hành trần thế của giáo hoàng bên Ý; thứ đến đức giáo hoàng hy vọng lợi dụng hoàn cảnh này, đòi hoàng đế, vì lòng khoan thứ của đức giáo hoàng, xét lại đường lối chính trị của vua đối với người công giáo. Vì thế, cùng lúc với chiếu thư Superiori Anno bị chống đối kia, đức giáo hoàng đã viết cho hoàng đế Nicolas I một lá thư, trình bày mọi thiệt hại và những yêu sách của mình. Nhưng văn kiện này hoàn toàn bị chặn đứng bởi phòng chưởng ấn hoàng gia, trong khi chính văn phòng này lại phổ biến thật sâu rộng bản chiếu thư.
Một khi nước Balan bị vùi giập, Giáo Hội cũng bị chà đạp theo, luôn luôn ở dưới bức màn thầm lặng, mỗi ngày một bị lệ thuộc vào nhà nước cách tủi nhục. Mọi thỉnh nguyện, mọi nỗ lực của giáo hoàng để tạo những liên lạc, đối thoại đều rơi vào cõi hư không rùng rợn. Hơn thế, năm 1839, đức Grégoire XVI phải run sợ trước một biến cố quan trọng, được coi như thành công rực rỡ của hoàng đế Nga: Hầu như toàn thể Giáo Hội hiệp nhất trở về với thánh hội chính thống Moscu. Sau những lời ta thán vô bổ, đức giáo hoàng đổi giọng: Tháng 7.1842, ngài giảng thuyết một bài hùng hồn, nảy lửa, trong đó ngài trình bày cho dư luận thế giới biết những cuộc bách hại người công giáo đã phải chịu và tố cáo những hành động bất lương của hoàng đế Nga. Lời kêu gọi của đức giáo hoàng cũng có tiếng vang mạnh mẽ như tờ chiếu thư 1831... nhưng trong chiều hướng ngược lại. Qua những lần trao đổi, tố cáo, biện minh, phản kháng... giữa hai bên, đức giáo hoàng đặt ra năm điều kiện ngõ hầu tái lập quan hệ bình thường: Hoàn toàn tự do liên lạc giữa hàng giáo sĩ Balan và Roma; chấm rứt việc bách hại những người chính thống giáo hiệp nhất còn trung thành với Roma; thu hồi những mệnh lệnh xúc phạm đến luật của Giáo Hội về vấn đề Bí Tích; đền trả lại mọi tài sản của Giáo Hội đã bị cướp đoạt; đón nhận vị đại diện thường trực của giáo hoàng tại Saint-Péterbourg. Hoàng đế Nicolas chối bỏ những điều kiện ấy, cho rằng không có lý do gì buộc phải chấp nhận. Về phía giáo hoàng Grégoire XVI, ngài từ chối thiết lập theo giáo luật những giám mục hoàng đế đã đề nghị vào các tòa trống ngôi ở Balan và cản ngăn hôn phối mà hoàng đế muốn dàn xếp giữa ái nữ Olga và tổng thân vương (archiduc) Áo.
Ðể ra khỏi bế tắc này, hoàng đế Nicolas nhất định làm một cuộc vận động khác thường. Tháng 12 năm 1845, lợi dụng chuyến du hành qua Ý, hoàng đế xin vào yết kiến đức Giáo Hoàng. Hai lần nói chuyện lâu giờ, mỗi bên đều thẳng thắn nói ra hết những thiệt hại phải chịu và bình tĩnh trao đổi những quan điểm đối nghịch. Trở về Nga, hoàng đế Nicolas thiết lập một ủy ban đặc trách việc điều đình với Toà Thánh. Hoà ước ký kết với đức Pie IX, năm 1847, là thành quả của việc làm can đảm và lâu dài ấy. Như vậy, sau một thời gian lâu dài bị đường lối ngoại giao của Nga phỉnh gạt, đức Grégoire XVI và Lambruschini đã khám phá ra rằng phải dùng phương pháp mạnh đối với cả các chính phủ không phải là chính phủ tự do.
Giai đoạn bi thảm này đã làm cho những đối kháng giữa Giáo Hội Roma và Kitô Giáo Chính Thống Ðông Phương thêm gay gắt hơn. Năm 1846, không còn ai nói đến những mơ ước đại lượng của hoàng đế Alexandre I: Muốn hiệp nhất các Giáo Hội Kitô lại thành một khối ở dưới quyền hoàng đế.