CHƯƠNG III
NƯỚC PHÁP VÀ CÁC NƯỚC LATINH
CHƯƠNG III
NƯỚC PHÁP VÀ CÁC NƯỚC LATINH
Phần đầu thế kỷ XIX có lẽ là giai đoạn lịch sử mà các tín hữu của Giáo Hội Công Giáo phải trải qua những hoàn cảnh chính trị và xã hội rất khác nhau trước khi đi tới một tương đồng nhờ sự tập trung các thể chế của Giáo Hội và phát hiện một nền văn minh chung cho Tây phương. Sau cùng trước năm 1789, Kitô giáo chỉ còn hai hoàn cảnh: nơi có quốc giáo thì đa số được chính quyền che chở, nơi có tôn giáo khác biệt và Công Giáo là thiểu số, thì bị chèn ép. Những cuộc cách mạng cuối thế kỷ XVIII đã công phá kịch liệt hai định đề làm nền tảng cho thế quân bình: Tôn giáo là cần thiết để giữ trật tự xã hội và chính trị; việc cai trị xã hội đòi phải phối hợp quyền bính dân sự và tôn giáo. Tại Châu Mỹ người ta đã tuyên bố Giáo Hội biệt lập với chính phủ, nhưng không chối bỏ ích lợi xã hội của tôn giáo. Tại Pháp người ta phản kháng cả tính chất hữu dụng của tôn giáo. Trong các liên lạc giữa Giáo Hội và quốc gia, có cả một loạt những thái độ: nhửng nhưng, đối nghịch hay thiện cảm. Muốn hay không, người ta phải công nhận rằng: cuộc cách mạng đã gây ra nhiều hậu quả không đồng đều về chính trị và xã hội, hậu quả này không rõ ràng nhưng tất yếu, bởi vì nền kinh tế tân tiến chưa đứng vững, còn thất thường. Như trên, chúng ta thấy Giáo Hội đã phải thích ứng với nhiều hoàn cảnh khác nhau và các thủ lãnh tại Roma đã phải vất vả lắm mới hiểu được tình hình thế giới, điều đó không có gì phải ngạc nhiên.
Sau năm 1815, Công Giáo Pháp được coi như gương mẫu về sự phân biệt giữa thực tại và pháp luật, giữa bao nhiêu yếu tố phức tạp về chính trị và xã hội. Ba mươi triệu dân, trong đó chỉ có 500.000 là Tin Lành thuộc giáo đoàn Augsbourg hoặc Giáo Hội cải cách, và 60.000 là Do Thái Giáo. Còn lại, theo lý thuyết, thuộc Giáo Hội Công Giáo, với tư cách đã được rửa tội. Ở đây cần lưu ý: Tuy thiểu số, người tin lành vẫn có tiếng nói, nhờ địa vị đã dành được trong xã hội dân sự, nhờ luật pháp và cách đối xử khoan hòa, trái với những nguyên tắc của một quốc giáo. Chúng ta hãy quan sát những người công giáo đã được rửa tội, thật sự có bao nhiêu người là tín hữu hành đạo? đức sứ thần Macchi, năm 1826 đã trả lời: ”Hơn một nửa quốc gia hoàn toàn không biết gì về nhiệm vụ kitô hữu, và thờ ơ trễ nải. Tại Paris, không tới một phần tám dân số hành đạo và người ta có thể tự hỏi không biết có được 10.000 người hành đạo tại thủ đô hay không”.
Sự phỏng định khái quát này khó có thể giúp ta nắm được thực tại, vì hiện tượng vô tín ngưỡng có địa giới và xaơ hội riêng. Chắc chắn nơi nam giới rõ nét hơn nơi nươ giới, ở thành thị lan tràn mau hơn tại thôn quê? Có thể như thế, nhưng còn tùy ở mỗi tỉnh. Thường tỉ lệ các tín hữu ít hơn tại thành phố, nhưng ở đây lại có những tín hữu thức thời và nhiệt thành, hoạt động tích cực trong các hội đoàn và là chiến sĩ của trào lưu đổi mới. Tại thôn quê, nhương vùng người ta không tôn giáo hay bỏ đạo thật xôi đó. Khiếp sợ nhất là vùng Bretagne và vùng Vendée. Riêng vùng Paris, số người giữ mùa Phục Sinh chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Thí dụ tại giáo xứ Gallardon, có 1600 nhân danh, thuộc địa phận Chartres, năm 1816 người ta chỉ đếm được bốn người giữ Mùa Phục Sinh (1). Còn giới thợ thuyền, việc bỏ đạo có lẽ không phải là tất cả trong thời gian đầu, như những người muốn nhìn đơn giản và phóng chiếu trên quá khứ những thực tại hôm nay. Trong những thập niên đầu của thế kỷ XIX nói riêng, không có giới lao động. Có những tiểu công nghệ vùng quê, có những nông dân xung phong vào thứ kỹ nghệ chuyển tiếp, gọi là xưởng thợ xuất hiện tại vùng quê. Có những người thật sự là vô sản đã bị thu hút vào mấy địa điểm được kỹ nghệ hóa, họ tới thẳng từ thôn quê: họ phản ảnh những thái độ tôn giáo khác nhau của cộng đoàn thôn dã, nơi họ đã sinh sống hay xuất thân. Về phần thủ công nghiệp tân tiến hơn nơi thành thị, chắc chắn một phần đã bỏ đạo theo kiểu Voltaire, học đòi lối sống trưởng giả, hoặc như hệ quả những ý kiến chính trị của thời cách mạng. Nhưng phần khác, những hội ái hữu lúc đó rất sống động, duy trì các truyền thống kitô giáo, và sau năm 1830, cái bầu nhiệt huyết mà giới lao động dành cho giấc mơ xã hội ảo tưởng, đã tạo nên một naơo trạng có bản chất tôn giáo. Proudhon quả quyết: ”Tại Pháp, mặc dầu đã có nền triết học thế kỷ XVIII, Công Giáo vẫn tồn tại tới sau cuộc cách mạng và chỉ bị lay động (...) tôi nói về quần chúng vào khoảng năm 1830” (2). Thực ra, ngay cả tại thôn quê, nứt rạn của năm 1830 thật hiển nhiên. Ðó là xứ đạo Chavigny thuộc quận Eure, từ 500 tới 600 nhân danh: 39% giữ mùa Phục Sinh năm 1820, 43% năm 1826, nhưng từ năm 1831, chỉ còn 33% và tỉ lệ này trụt xuống 18% vào năm 1845 (3).
Chiếc cầu vòng biểu lộ những thái độ trong giới lãnh đạo quý phái và trưởng giả cấp cao đã được Alexis de Tocqueville mô tả với nhiều tế nhị: “Tôi nhận thấy giữa chúng tôi, những người đã không còn tin tưởng vào Kitô giáo, không gắn bó với một đạo nào. Tôi thấy những người khác ngừng lại trong nghi ngờ và tưởng rằng mình không còn tin tưởng nữa. Xa hơn, tôi gặp những kitô hữu còn tin tưởng nhưng không dám nói ra. Giữa nhương bạn bè khô khan và những địch thù đạo đức, sau cùng tôi khám phá ra một số nhỏ tín hữu sẵn sàng khinh thường mọi trở ngại và bất chấp mọi nguy nan để giữ đức tin... Họ cố gắng không biết mệt, nhưng họ không biết phải dừng lại ở đâu! Họ đã thấy trong quốc gia của họ, lần đầu tiên người ta xử dụng quyền độc lập để tấn công tôn giáo, họ sợ người đương thời và khủng khiếp xa tránh thứ tự do mà những người này theo đuổi. 'Việc không tin' đối với họ là một điều mới lạ, họ hằn học đối với tất cả những gì mới mẻ (4)”. Tâm thức vừa được miêu tả là tâm thức của đa số thành phần trong giới quý tộc Pháp mà nhương thử thách của cuộc cách mạng đã biến đổi lập trường từ nghi kỵ của thế kỷ XVIII đã đi tới lòng nhiệt thành đạo đức nhiều thiện chí hơn là thức thời.
Phải chăng đây cũng là tâm trạng của phần lớn giáo sĩ thời bấy giờ? Bất ngờ đứng trước những trào lưu vô tín ngưỡng hay sống lừng khừng kín đáo trước thời cách mạng, hàng giáo sĩ coi đó như thành quả của một sự giao lưu tư tưởng và họ nghĩ rằng chính trị có thể phục hồi những cái mà chính trị đã phá đổ. Cuộc cách mạng có tham vọng giải phóng nước Pháp khỏi tôn giáo và đã đưa tới hoăn loạn. Sau đó, đế quốc đã tìm cách bắt tôn giáo phải phục vụ quốc gia và đã biến tôn giáo thành bạo lực. Sau khi được hồi phục, vua có tiếng là kitô thuần thục, lại bắt quốc gia phục vụ Giáo Hội. Làm như thế, ngài phó thác ngai vàng cho sự che chở của Thiên Chúa và được hàng giáo sĩ hướng dẫn quần chúng ủng hộ vô điều kiện. Hòa hợp ngai vàng và bàn thờ nhằm tái thiết một nước Pháp theo Kitô giáo và cũng là nước Pháp theo quân chủ. Ðó là chương trình của đảng bảo hoàng cực đoan. Giáo thuyết của họ được quảng cáo mạnh mẽ, tạo nên nhiều tiếng vang, nhờ tài năng của các văn sĩ như Joseph de Maistre, Louis de Bonald, Félicité de Lamenais, Francois René de Chateaubriand. Như thế, công cuộc chấn hưng tôn giáo tại Pháp lại lẫn lộn với việc chấn hưng hoạt động chính trị.
Không bao lâu, hoạt động của đảng tôn giáo bảo hoàng gặp những cản trở lớn lao. Thể chế lập hiến mà Louis XVIII chấp nhận khi ông trở lại ngai vàng, vào mùa xuân năm 1814, phải đối diện với một ủy ban quốc gia do 90.000 cử tri giàu có bầu lên. Họ là những trưởng giả thuộc phái Voltaire, gắn bó với nguyên tắc của cuộc cách mạng này, đã đưa họ lên cầm đầu xã hội. Những người khác là kitô hữu xác tín, như Roger Collard, phát ngôn viên của đảng bảo hoàng ôn hòa, vẫn giữ một quan niệm Pháp giáo trong những tương quan giữa Giáo Hội và quốc gia. Hơn nữa, ông là một cựu hoàng thân, coi các linh mục như một loại công chức được tiến cử để lo về đời sống luân lý mà thôi. Sau cùng, trong hàng quý tộc còn có một số khá đông sống theo ”triết lý ánh sáng” của thế kỷ XVIII. Thật ra, ý thức hệ chống đạo này bị bịt miệng dưới thời độc tài Napoléon, nay hoạt động lại, nhờ chế độ chấp thuận cho báo chí được tương đối tự do. Những hoạt động phản đạo của thế kỷ XVIII đã là đối tượng được phổ biến sâu rộng trong đại chúng do báo chí của đảng tự do. Ðảng này chống giáo sĩ một cách vừa tinh xảo trong hình thức vừa tầm thường trong bản chất.
Bản hiến pháp năm 1814 phản ảnh khá rõ rệt khuynh hướng mới mà Louis XVIII áp dụng cho chính trị tôn giáo, cũng như những giới hạn mà quần chúng đã trói buộc ông về những quyền lợi trái ngược và những sự việc đã hoàn thành. Chương 6 công bố Công Giáo là quốc giáo, nhưng tự do lương tâm và việc phụng tự được chấp nhận cho những người ly khai; việc bán các tài sản của Giáo Hội đã bị quốc hữu hóa cũng không được đặt ra, nhất là bỏ dân luật Napoléon cổ võ cá nhân chủ nghĩa; tuy nhiên tính cách trần tục của xã hội được tiếp tục duy trì toàn diện, chỉ trừ một điều, là năm 1816 người ta hủy bỏ việc ly dị. Mặc dầu những cố gắng của phái bảo hoàng cực đoan, hàng giáo sĩ không thu hồi được quyền công dân và không lấy lại được những tài sản quốc gia chưa bị bán. Thay vì được cấp phát đất đai hay sống bằng tô tức là điều bảo đảm độc lập của họ một phần nào, hàng giáo sĩ phải chấp nhận tình trạng do Napoléon lập ra, là chế độ hành chánh được chính phủ trả lương. Nhưng nhờ đó, ngân quỹ cho tôn giáo đã được tăng nhiều: 12 triệu năm 1815, 33 triệu năm 1830.
Louis XVIII cương quyết hủy bỏ hòa ước năm 1801, vì ông không bao giờ tha thứ cho đức Pie VII đã đưa ”Giáo Hội ra giúp người tiếm lạm quyền thế”, và vua chỉ nghe theo các giám mục lúc đó đã từ khước tuân theo chỉ thị của giáo hoàng. Từ tháng 7 năm 1814, ông đã cử đức cha Cortois de Pressigny đi Roma với sứ vụ duyệt lại hòa ước. Ðức Pie VII không thể khob.g đổi quyết định, chấp thuận yêu sách đó. Tuy nhiên về phía ngài, ng!øi ước mong hủy bỏ các khoản cơ cấu và tăNg số các địa phận ở Pháp. Ngài c`ấp nhậncuộc t(ương thuyết. Thương thuyết này dẫnttùi moÄt hòa ước mới năm 1817, do đức Consalvi ký với vị đại sứ của nhà vua. Nhưng hòa ơớc này vẫn chỉ là nhương chữ chết. Thật vậy, hòa ước đụng chạm quá nhIều tới cơ cấu nội bộ của vương quốc, nên chính phủ cần có sự đồng ý của các viện. Nhưng khi ấy đa số thuộc đảng lập hiến, có tinh thần hòa hợp giữa tự do và bảo hoàng, thêm vào đó là tinh thần Pháp giáo mạnh mẽ. Quận công Richelieu, chủ tịch quốc hội, bắt buộc diễn lại hoạt động bất lương của Bonaparte năm 1802. Dự định mà ông trình bày trước quốc hội gồm những công thức nhắc lại các khoản cơ cấu. Ðức Pie VII phản đối, chống lại những biến dạng này. Dự định của vua đồng thời bị phe hữu và cực tả chống lại, nên phải thu hồi. Ðể thoát khỏi ngõ bí này, sau cùng người ta chấp nhận trở về tình trạng hiện hành, nói khác đi, là trở về với hòa ước năm 1801. Nhà vua thỏa thuận với Tòa Thánh chấp nhận tăng dần số các địa phận lên tới 80 sau khi đã thanh toán xong các ngân khoản cần thiết. Từ tháng 10 năm 1822, điều đó đạt được và bản đồ Giáo Hội Pháp gần đúng như ngày nay, theo nguyên tắc mỗi tỉnh là một giáo phận.
Thời đó chính trị đã góp phần vào kết quả tốt đẹp này. Ða số trong quốc hội lập hiến đã làm chủ tình hình chính trị nội tại từ tháng 9 năm 1816, bị tan rã sau khi bộ trưởng Decazes từ chức vào đầu năm 1820. Năm 1822 những người thuộc phái bảo hoàng cực đoan lên nắm quyền với Villèle. Lập tức chính sách cai trị xác nhận sẽ ưu đãi Giáo Hội hơn: một luật mới về báo chí tạo ra tội mạ lỵ quốc giáo; 19 tổng giám mục và giám mục được đưa vào viện Công Khanh (Chambre des Pairs). Khuynh hướng này còn vững mạnh hơn dưới thời vua Louis XVIII, ông già đa nghi, theo kiểu triều đại cũ, lên kế ngôi Charles X, anh của ông. Lòng đạo đức của ông này không biết tới sự hoài nghi và cũng chẳng sợ dư luận. Ông vua mới nhận vương miện tại Reims theo nghi lễ cổ truyền và vào năm thánh 1826, người ta thấy ông đi theo kiệu trên các đường phố Paris, cầm nến trong tay.
Nhờ sự giúp đỡ vật chất và tinh thần của quốc gia, Giáo Hội Pháp có cơ hội bành trướng lòng đạo đức. Việc tuyển dụng vào hàng giáo sĩ là nền tảng của hoạt động này. Nhờ việc tăng số các đại chủng viện và tiểu chủng viện, nhờ việc cải thiện đời sống vật chất của các linh mục, số thụ phong thường niên gia tăng mau lẹ, trong khi dưới thời hoàng đế số này không tới 600, năm 1829 đã đạt kỷ lục 2.357 vị. Năm 1830 tổng số linh mục tăng tới 4.655 vị, và tỉ số già yếu đã giảm nhiều. Song song với điều đó, các dòng tu và các tu hội được chỉnh đốn lại. Những nữ tu, được khuyến khích do nội quy hợp pháp được chấp nhận năm 1825, đã từ 12.500 lên tới 25.000. Còn về các tu hội nam: thiên kiến còn nặng nề, họ chỉ được chấp thuận một thể chế khoan dung về hành chánh. Chính vì thế mà dòng Tên có thể tái lập tại Pháp, điều này như một vấp phạm đối với phái tự do. Dưới sự điều khiển của họ, một nhóm giáo dân nhiệt huyết thuộc giai cấp xã hội rất cao, lập nên một hội đoàn thánh mẫu: Bộ Thánh Vụ trở thành náo nhiệt viên của mọi mạng lưới hoạt động nhân hậu và tông đồ.
Ngoài việc gia tăng những nơi thờ phượng, vì số giáo sĩ đông hơn, người ta dùng hai phương tiện chính yếu để tái tạo Kitô giáo cho xã hội: đó là cấm phòng bình dân và giáo dục giới trẻ. Ðể lo việc cấm phòng bình dân thì có hội linh mục các thừa sai Pháp và nhiều tu hội khác, cũ hoặc mới. Có những nghi lễ ngoạn mục được các thừa sai tổ chức, có các bài giảng gây xúc động, tình cảm giống hệt như thủ tục làm phúc định kỳ của người Anglo Saxon. Những thể thức ấy thành công nên đã bị những người thuộc phái tự do chỉ trích. Họ trách cứ là thiếu khôn ngoan, đã xen chính trị vào tôn giáo. Ðặt nền giáo dục dưới sự hướng dẫn của hàng giáo sĩ là một điểm chính yếu của chương trình bảo hoàng cực đoan, và vào khoảng năm 1827 hầu như mọi sự đã hoàn thành. Tuy nhiên, người ta vấp phải một lầm lỡ lớn về chiến thuật mà hậu quả thật nặng nề: Thay vì lợi dụng hoàn cảnh thuận lợi để hủy bỏ đại học quốc gia và tập trung lại như Napoléon đã làm, người ta cho rằng nên bảo tồn đại học này và đặt một giám mục đứng đầu, và trong đó có hàng giáo sĩ giữ vai trò chủ chốt. Còn về phần giáo dục đại chúng là công việc của hội đồng thành phố, các cấp tôn giáo có quyền kiểm soát những giáo chức dân sự, và dĩ nhiên là người ta dùng đủ mọi cách để khuyến khích các dòng chuyên dạy học tăng gấp số trường lên.
Những thể thức đó phát triển làm cho những người vô tín ngưỡng và những người thuộc phái tự do thêm xao xuyến. Họ khéo léo tuyên truyền và tố cáo ”đảng linh mục” mỗi ngày một lộng quyền và cố chấp. Năm 1825, chính quyền đã chấp thuận một đạo luật phạt tử hình những người phạm thánh, đó là một dấu báo hiệu sắp có chính thể thần quyền. Năm 1826, người ta tấn công dữ dội vào các tu sĩ dòng Tên, đang yếu thế vì ở trong hoàn cảnh bất hợp pháp. Những kỷ niệm xấu của thế kỷ XVIII được khơi lại. Khi chính quyền Villèle sụp đổ, cuối năm 1827, người kế vị ông nghĩ rằng phải hy sinh để cứu vãn tình thế, những quyết định được Charles X miễn cưỡng ký nhận vào tháng 6 năm 1828, cấm các tu sĩ dòng Tên dạy học và độc đoán hạn chế số học sinh tại các tiểu chủng viện. Giám mục đồng loạt phản đối, không chấp nhận những quyết định này. Ðể cưỡng bức vâng lời, chính quyền này trước đây đã tuyên bố rất tôn trọng những nguyên tắc Pháp giáo, phải nhờ tới Tòa Thánh can thiệp. Ðức Léon XII khuyên các giám mục Pháp tín thác vào lòng đạo đức của vua, do đó giông bão trở nên êm dịu. Ngoài ra chính phủ mới lên do một thành viên giáo đoàn điều khiển, là hoàng tử Jules de Polignac, cho thấy có hy vọng thâu hồi những cái đã bị mất. Cách mạng năm 1830 đã làm tan vỡ hy vọng này.
Những người tin lành đã lạnh lùng trước sự đổ vỡ của đế quốc mà họ không ưa thích. Một số người của họ đã góp phần vào việc trùng tu dòng họ Bourbon, những địa vị danh dự mà chế độ mới đã dành cho họ trong các cơ cấu chính quyền và đại diện, những bảo đảm tự do tín ngưỡng ghi trong hiến chương đã giảm bớt mọi nỗi lo âu của họ trong việc chính phủ công nhận Công Giáo là quốc giáo. Bất hạnh thay, thời ”bách nhật” (thời gian giữa 20 tháng 3 năm 1815 ngày Napoléon trở về Paris và ngày 22 tháng 6, ngày ông thoái vị lần thứ hai) và hậu quả gián tiếp của thời gian này làm rung chuyển tình thế. Cuộc khủng bố trắng trợn bộc phát của quần chúng chống lại người tin lành miền nam, nhất là trong tỉnh Gard, nhiều người bị chết, nhiều đền thờ bị phá hoại, vô số những cuộc khủng bố, ám sát. Có lẽ tôn giáo chỉ là một yếu tố do mặc cảm ghen ghét gây nên, nhưng chủ yếu là do chính trị và ác cảm xã hội. Giáo sĩ Công Giáo không nhương không tham dự phong trào này, họ còn tìm cách ngăn cản. Lúc đầu, chính quyền bảo hoàng tỏ ra bất lực, sau đó trấn tĩnh và thiết lập trật tự một cách rất cương quyết. Hình như sự bắt bớ nhiều hay ít là theo miền và chỉ liên lụy tới 15% hoặc 20% người tin lành Pháp mà thôi. Tiếc rằng ấn tượng khủng bố và bất an lan tràn tới tất cả các người ly khai và khó xóa bỏ được nhương kỷ niệm đau thương ấy. Tiếng vang ”khủng bố” đồn ra nước ngoài, từ xa người ta đã thổi phồng độc địa, và tìm những biện pháp phòng thủ và chống Công Giáo.
Thái độ của chính phủ bảo hoàng bó buộc phải giữ nước đôi: một đàng phải bám chặt vào nguyên tắc khoan dung ghi trong hiến chương, và chế độ không thể không nhìn nhận mà không nguy hại; nhưng đàng khác, thái độ này phải mềm dẻo trong cách áp dụng hằng ngày vì có áp lực của những người chủ trương hợp nhất hoàn toàn giữa bàn thờ và ngai vàng. Ðối với những người này chính sự canh tân của tin lành vào thế kỷ XVII là một nguồn lực cách mạng chính trị của thế kỷ XVIII. Vì thấy rõ những người chống tự do tìm mọi cách chèn ép những người ly khai để thủ lợi, nên chính phủ phải luôn canh chừng. Như vậy, khi các Giáo hội Tin Lành nhận sự giúp đỡ tài chánh của chính phủ để khuếch trương những cơ cấu vật chất và nhân sự, thì ở cấp trên người ta có những lời tuyên bố ôn hòa và tỏ thái độ lịch sự, nhưng ở cấp hành chánh, người tin lành luôn bị chọc tức, chẳng hạn khi xin giấy phép xây cất cơ sở phụng tự mới, họ gặp phải nhiều điều kiện hạn chế. Ác ý này bộc lộ ra nhiều hay ít là tùy theo đường lối chính trị trong nước: nhẹ nhàng hơn dưới các chính phủ do Decazes cầm đầu, nhưng gay gắt hơn dưới thời thống trị của đảng bảo hoàng cực đoan, từ năm 1822 tới năm 1827.
Mặc dầu những khó khăn trên, thời Phục Hưng nói chung là thời kỳ thuận lợi cho Tin Lành Pháp. Nhờ tình trạng an ninh và nhờ các loại tự do hiến chương đem lại, họ có thể ra khỏi khu biệt cư tinh thần đang giam hãm họ vì có sự truy nã của chế độ cũ, rồi tới chủ nghĩa chuyên chế Napoléon và chiến tranh. Bấy giờ họ nhận được từ ngoại quốc những trợ giúp vật chất, nhân sự và tư tưởng. Chẳng hạn từ Thụy Sĩ, có những người truyền bá phong trào ”thức tỉnh” Phúc âm là Henri Pyt, Ami Bost, Felix Neff; từ Anh, có Charles Cook, nhà giảng thuyết thuộc phái Methodiste. Phong trào ”làm phúc theo định kỳ” chạm trán với thuyết luân lý khô cằn và thuyết bán duy lý của một số chủ chăn, gợi lên những xáo động, những tranh luận, những sửa sai hữu ích. Cuộc lên men trí thức và tinh thần này được thể hiện bằng một mùa thăng hoa sách vở, tập san, báo chí. Trên phạm vi hội đoàn thì có việc thành lập các hội đoàn chuyên biệt, tương đương với những hội đoàn đã phát sinh đồng thời với nhau trong giới công giáo: Hội thánh kinh Paris và ngoài tỉnh, Hội luân lý kitô giáo, Hội thừa sai tin mừng, Hội khuyến khích giáo huấn tiểu học, Hội chuyên về các khoa luận tôn giáo. Và cũng như nơi người công giáo, những hội đoàn này được thôi thúc bởi các nhóm giáo dân thuộc thượng tầng xã hội: quý tộc như bà quận công De Broglie và em của bà là ông Auguste de Stael, chủ ngân hàng như la Borde và Delessert, quân đội thì có đô đốc Ver Huell, kỹ nghệ gia thì có Kocchlin và gia đình Dollfuss, trí thức thì có Guizot và Cuvier. Sau cùng kết quả đương nhiên của việc canh tân này là những cuộc tranh luận với người công giáo có phần náo nhiệt hơn.
Cuộc cách mạng 1830 làm cho đạo Công Giáo mất đặc ân là quốc giáo và mang lại cho người tin lành niềm hy vọng cải thiện tình thế. Chính phủ của Louis Philippe cho họ hiểu ngay rằng không được đụng tới những điều khoản cơ bản của năm 1802, tức là ngai thánh của Pháp giáo. Bấy giờ người ta tận dụng mọi loại ức chế hay những hỗn loạn mà cách mạng đã dùng để đánh vào hàng giáo sĩ công giáo, hầu lôi cuốn dân chúng về với mình. Cụ thể, họ thành lập hội Thánh Kinh năm 1833, tăng gia các cuộc giảng thuyết và in ấn sách báo; những trung tâm thờ tự bị cấm nay đột nhiên xuất hiện đây đó. Những thỏa thuận thân tính được tái lập ngay giữa Giáo Hội Công Giáo và phái quân chủ chuyên chế của tháng 7. Ðối với người tin lành những thỏa thuận ấy chính là những phương pháp cứng rắn và hành chánh nhằm biện hộ những đòi hỏi của các giám mục muốn chống lại ”mọi lấn át” của Tin Lành và của các nhóm ly khai. Nói chung, chế độ của tháng bảy đem lại nhiều ích lợi cho tôn giáo không kém chế độ Phục hưng: số các nhà thờ tuyên xưng đức tin Augsbourg tăng thêm từ 31 tới 41 và cho Tin Lành từ 98 tới 116 (5). Tuy nhiên, nhiều nhân vật quan trọng không sợ mặc cảm ”mình là thiểu số” khi phải bỏ ngôi báu: bà công tước của Orléans, công chúa Mecklembourg vẫn trung thành với giáo phái của mình và với vị thủ lãnh chính phủ là Francois Guizot.
Chế độ của Charles X đã đồng hóa quyền lợi của mình với quyền lợi của Giáo Hội, đó là điểm mà cách mạng dựa vào để tấn công hàng giáo sĩ cũng như chế độ. Quần chúng phát động bạo lực cướp phá các chủng viện, nhà thờ, đập đổ Thánh Giá dựng nơi công cộng. Tại Paris, các linh mục không thể mặc áo dòng ra đường phố. Một làn sóng văn chương nhơ bẩn chống giáo sĩ và khêu gợi lòng thù ghét. Bên ngoài thì chính quyền không có gì thay đổi, nhưng trong bản chất đã hoàn toàn đổi thay, vì cái nguyên tắc ”quyền bính là do luật Thượng đế và có tính cách lịch sử” được thay thế bằng ý muốn của quần chúng. Công tước của Orléans lên ngai vua với tên là Louis Philippe I không còn là vua nước Pháp như Charles X, nhưng là vua của những người Pháp. Giáo Hội sắp đi vào tình trạng lệ thuộc như thời Napoléon: trong bản văn đã được sửa đổi của hiến chương, đạo Công Giáo thay vì là quốc giáo, đã trở nên ”tôn giáo của đa số người Pháp”. Giai cấp quý tộc trước kia là điểm tựa của Công Giáo dưới chính thể cũ, naybị loại ra khỏi đời sống chính trị, vì từ chối tuyên thệ trung thành với vua mới, và từ đó chính quyền trong các hội nghị cũng như trong hành chánh thuộc về một giai cấp trưởng giả đối lập hay trung lập. Theo lời của Dupin, Quân chủ tháng 7 muốn là ”một chính quyền không tôn giáo”. Ác ý ấy xuất hiện ngay trong một loạt các tấn công, bắt đầu bằng việc phế bỏ các viện trợ rồi đến việc cất bỏ Thánh Giá trong các tòa án.
Về phía hàng giáo sĩ, họ tỏ ra hối tiếc chế độ cũ và ủng hộ những âm mưu chính đáng chống chế độ mới. Dấn thân vào đường lối đó, những tương giao giữa Giáo Hội và quốc gia bị gián đoạn đến độ mở ra một kỷ nguyên cấm đạo mới. May thay, sự sáng suốt của giáo hoàng và của vua mới đưa tới sự hòa dịu mau lẹ hơn và hoàn bị hơn người ta tiên đoán. Mặc dầu những ý kiến của sứ thần Lambruschini là người không tin chế độ được lâu bền, đức Pie VIII chính thức nhìn nhận vua mới và khuyên các hành động kiên trì và bí mật của ngài đã giúp vua kén chọn và đề cử các giám mục. Vụ báo ”Avenir” đã thức tỉnh dư luận tôn giáo tại Pháp, và sau năm 1830, đã xích gần các giám mục lại với chính quyền, vì cả hai bên đều là bị Lamenais tấn công. Các linh mục dòng Tên có thể mở lại nhiều cộng đoàn.
Bầu không khí hài hòa đã bị khuấy động từ năm 1840, do sự tranh chấp chung quanh vấn đề trường học. Ðây không nói đến những trường tiểu học; luật Guizot năm 1833 đã thiết định cho trường học một thể chế có thể chấp nhận được trước mắt Giáo Hội: giảng dạy tôn giáo bắt buộc, một chỗ rộng dành cho các dòng tu tại các trường công. Nhưng việc giảng dạy ở đệ nhị cấp còn phải chịu quyền điều khiển của đại học, mặc dầu đã có những lời hứa ghi trong Hiến chương. Một cựu môn đệ của Lamennais, người ngang hàng với ông France Charles de Montalembert chủ trương đòi chính phủ trả lại quyền tự do giảng dạy trong các học đường. Ðại học bị tấn công không nể mặt, những người chủ trương mở đại học đã chúi mũi dùi về phía dòng Tên. Montalembert cố lập nên một đảng Công Giáo theo kiểu Bỉ, nhưng hàng giám mục chỉ ủng hộ ông cách dè dặt. Nhiều dự định hòa hoãn lần lượt được bàn tới rồi bị loại bỏ. Do đó phát sinh nhiều chống nhau gay gắt. Tóm lại, khi ngai vàng Louis Philippe sập đổ vào tháng 2 năm 1848, hàng giáo sĩ đã đứng xa chế độ, và trái với điều đã xẩy ra năm 1830, biến cố sụp đổ ngai vàng không đưa tới thảm họa.
Ðời sống của Giáo Hội trong các quốc gia Ý ngoài quốc gia Tòa Thánh, có nhiều đặc tính chung. Dân ý trong khối đại chúng vô học, không bị Tin Lành hoặc cách mạng vô tôn giáo lay chuyển; giữa những giai cấp trí thức, tự do chính trị không đương nhiên gây ra sự đố kỵ triệt để đối với Giáo Hội như tại Pháp và Tây Ban Nha. Nhương quyến luyến với học thuyết Jansénisme hoặc Tin Lành (6) của một số nhân vật dấn thân vào các cuộc đấu tranh cho Risorgimento, giải thích vì sao họ có một phản xạ độc lập đối với Roma, và một yêu sách cũng mạnh trong đời sống luân lý. Truyền thống bảo hoàng đã có trước cuộc cách mạng cho thấy rằng họ sẵn sàng chấp nhận chính sách tôn giáo của Napoléon: quốc hữu hóa các tài sản của Giáo Hội, hủy bỏ các dòng tu, quốc gia can thiệp vào hàng giáo sĩ. Tuy nhiên có một khoảng cách lớn giữa miền nam nước Ý, là nơi phong tục của giáo sĩ và tôn giáo đại chúng không hề biến chuyển từ chế độ cũ, và những tỉnh miền bắc, đã mở cửa đón luồng khí canh tân: nơi đây các hiệp hội bác ái phát triển, như Cottolengo, những hiệp hội không gì sánh được, và nhiều kiến thức khoa học về Giáo Hội được mở rộng (xem phần cuối của chương VII), nơi khác phát sinh những tu hội mới, như tu hội do Rosmini và Bruno Lanteri thành lập, nơi khác nữa, giáo dân cương quyết dấn thân vào Công Giáo Tiến Hành, nhất là với những nhóm nhỏ quý phái gọi là Amicizie, được hầu tước Massino d'Azeglio hướng dẫn họ theo đuổi việc tông đồ bằng báo chí, theo những lối nhìn độc đáo của cha Nikolaus và Dieschback.
Những quốc vương được thiết lập sau công hội Vienne đương nhiên phải thỏa thuận với Tòa Thánh để chỉnh đốn lực lượng hàng giáo sĩ, vì họ trông cậy vào ảnh hưởng của hàng giáo sĩ để củng cố các thể chế độc tài của họ. Nhưng trở về với toàn bộ thể chế cũ thì không thể được, vì như vậy thì chẳng những chống lại công việc đã hoàn thành của chế độ cách mạng và Napoléon, mà còn chống lại các truyền thống mạnh mẽ giữa các giới lãnh đạo, tại các tiểu quốc bắc Ý, hoặc do Áo điều khiển trực tiếp (quốc vương Lambardo - Venitien) hoặc ở dưới sự bảo hộ của nước Áo (Parme, Modène, Lucques, Toscane). Hơn thế, không thể trở về với chế độ cũ, bởi vì tinh thần và đường lối của thuyết Josephisme vẫn còn tồn tại và vì các quyền lợi tư riêng vẫn chống đối nhau, nên những cuộc thương thuyết giữa Tòa Thánh và các tiểu quốc Ý đã kéo dài trong nhiều năm trước khi đi tới một tình trạng ổn định. Những thỏa hiệp được công bố bởi các hòa ước như trường hợp của tiểu quốc Naples năm 1818 hoặc đơn giản hơn, do những sắc lệnh của giáo hoàng sau khi dàn xếp xong một vấn đề còn dang dở. Dưới triều đức Grégoire XVI đã có nhiều hòa ước như vậy, như hòa ước với Naples (ngày 16 tháng 4 năm 1834) với Piemont (27.3.1841) với Modène (30.4.1841).
Cách chung, những ranh giới các giáo phận được thích ứng với biên giới do các hòa ước tại Vienne ấn định, số các giáo phận nhiều hơn dưới triều Napoléon, nhưng ít hơn dưới chế độ cũ, và nhất là sự phân chia địa điểm đồng đều hơn. Các quốc vương có quyền bổ nhiệm giám mục, còn về những chức vị khác của giáo sĩ thì tùy từng trường hợp, dành cho các giám mục, cho các ông chủ giáo dân, hay cho các chính quyền dân sự. Chính Tòa Thánh giữ quyền ấn định một số ân huệ, thí dụ quyền bổ nhiệm các ”đan viện giáo hoàng”. Các tài sản của Giáo Hội chưa bị phát tán thì được trả lại, và một thể chế phân chia mới được đề ra để nâng đỡ và bảo trì các giám mục, linh mục, công hội, chủng viện. Cũng thế, việc trợ cấp được bảo đảm cho các tu viện và hội dòng mà người ta đã chọn để cho tái thiết. Một vài miễn trừ cổ của hàng giáo sĩ về luật pháp và thuế má đã biến mất, nhưng những tòa án giáo sĩ còn giữ quyền xét xử giáo sĩ, nhất là tại Naples. Tình trạng dân sự được trả lại cho Giáo Hội và thường thường Giáo Hội kiểm soát ngành giáo dục giới trẻ.
Tóm lại, giữa quốc gia thần quyền Roma và các quốc gia lớn tại Tây Âu, các quốc gia Ý, họp thành một vùng chuyển tiếp, nơi đây lẫn lộn giữa tòa án giáo quyền và dân sự được thay thế bằng một hình thức cộng tác rõ rệt hơn và những lạm dụng của chế độ cũ đã dần biến mất. Công trình phục hưng có lẽ đã mang lại nhiều kết quả nếu Giáo Hội không bị liên lụy vào vấn đề Roma nghịch chiều với phong trào lớn về độc lập và đoàn kết của các quốc gia.
Dầu sao đi nữa, các Giáo Hội tại Ý được sống trong an bình, nếu đem so sánh với bán đảo Tây Bồ. Với các Giáo Hội Ý, ”Thời Trung cổ còn đứng vững”. (7) Ðó là hình ảnh mà người ta có về Tây Ban Nha phía bắc dãy núi Pyrénées. Một vài nét bên ngoài ở đầu thế kỷ XIX củng cố nhận định này. Thí dụ ở Tolède, vào năm 1830 có 12.000 dân, 27 giáo xứ, 15 nhà dòng nam, 23 nhà dòng nữ; tổng giám mục là phẩm trật thứ nhất của triều đình, sau quốc vương; ngài hưởng một nguồn lợi năm triệu quan thời đó, và mãi kinh sĩ 60.000 bảng ý (8), hơn một nửa bất động sản của thành phố là tài sản của Giáo Hội. Hơn thế, hàng giáo sĩ triều quá đông đảo thường cạnh tranh với một tập đoàn giáo sĩ dòng sầm uất: đầu thế kỷ, trong một quốc gia với 12 triệu dân, đã có 2.128 tu viện và 77.000 tu sĩ; đó là chưa kể 5.000 tu sĩ dòng Tên bị trục xuất ở thế kỷ trước. Những bề trên cả của các dòng lớn đóng vai lãnh chúa: bề trên tổng quyền của dòng Phanxicô có địa vị là ”ông lớn Tây Ban Nha”, mỗi khi ngài qua nơi nào đều có lính dàn chào danh dự như một thủ lãnh quân đội.
Nhưng từ thế kỷ XVIII, Tây Ban Nha thời Trung cổ này phải đối đầu với một Tây Ban Nha khác, là Tây Ban Nha của Afrancesados, các lãnh chúa, giới trí thức, luật gia và cả linh mục triều, những người đã hấp thụ tư tưởng của các nhà Bách khoa và tạo nên một màng lưới mạnh mẽ các tiểu tổ tam điểm. Chiến tranh toàn quốc chống Napoléon kéo dài trong một thời gian, đã tái lập được tinh thần đoàn kết. Tuy nhiên, ảnh hưởng của Pháp, rồi ảnh hưởng của Anh, đã phá hoại cách trầm trọng các trật tự cổ truyền. Dầu vậy, những người tự do ở Cadix năm 1812, đã dựa trên những nguyên tắc của năm 1789, thiết lập một thể chế vững chắc và hiên ngang công bố: ”Tôn giáo của quốc gia Tây Ban Nha cho đến muốn đời sẽ là đạo Công Giáo tông truyền Roma, đạo trung thực nhất”.
Ferdinand VII, khi lấy lại được vương miện, đã chỉ nhìn nhận Tây Ban Nha cổ truyền. Ông hủy bỏ hiến pháp tự do của năm 1812, tái lập tòa thẩm tra (9), tu sửa các đan viện, phục hồi dòng Tên. Ðồng thời ông muốn thực hiện tất cả mọi đặc quyền về tôn giáo đã dành cho vương quyền Tây Ban Nha, và do đó ông chống lại Tòa Thánh về vấn đề các tòa giám mục ở Mỹ Châu. Những người thuộc phái tự do thất vọng, năm 1820, họ thúc đẩy một phần quân đội dấy loạn, bó buộc nhà vua phải trở về với hiến pháp năm 1812. Chính quyền được họ thiết lập tấn công ngay vào những nố miễn dịch và tài sản của hàng giáo sĩ, nhất là của các tu sĩ. Những tương giao với Tòa Thánh bị tê liệt đến độ vào tháng giêng năm 1823 đức sứ thần bị trục xuất. Nhưng Tây Ban Nha cổ truyền, nhất là tại các tỉnh phía bắc, đã cầm súng nổi dậy một cách man dợ, dưới quyền điều khiển của tổng giám mục Tarragone. Trong nội chiến và thánh chiến này, nước Pháp của Louis XVIII đã can thiệp, vì mối lợi của triều đại và được tập thể các đế quốc bảo thủ khuyến khích. Trong vài tháng (tháng 4 tới tháng 9 năm 1823) dưới sự hướng dẫn của công tước Angoulème, quân đội Pháp đã phục hồi quyền bính tối cao cho Ferdinand, và còn trả lại cho ông mọi đặc quyền liên quan đến Giáo Hội. Những báo thù hung dữ đổ xuống trên đảng thất bại một cách điên khùng mà không trừ diệt được đảng ấy. Trong những năm cuối cùng của triều Ferdinand VII, tình hình rất sôi bỏng, đến nỗi chính nhà vua đã sánh ”xứ sở của ông giống như hũ bia lên men mà ông là chiếc nút chặn”.
Cuối cùng chiếc nút nổ tung, nói khác đi, khi Ferdinand qua đời vào tháng 9 năm 1833, quốc gia bất hạnh đi vào một kỷ nguyên biến động đẫm máu, và Giáo Hội, vì đồng hóa với đảng chuyên chế, không thể tránh bị liên lụy. Cuộc tranh chấp giữa hai phe Tây Ban Nha nổi bật nhất trong vụ tranh dành ảnh hưởng tại triều đình: Ferdinand VII, dưới ảnh hưởng của bà vợ thứ ba, là Marie Christine đầy tham vọng làm nhiếp chính, đã quyết định ”triều thiên sẽ về con gái của bà là Isabelle”. Vì thế nhà vua phải hủy bỏ luật Salique (luật của người Francs miền biển) theo truyền thống dòng họ Bourbon, và như vậy, em của vua là Don Carlos vô cùng thất vọng. Ông Carlos này được đảng chuyên chế và hàng giáo sĩ ủng hộ, và sự nhiếp chính về tay phái tự do: cuộc nội chiến bùng nổ! Trong cuộc nội chiến mới này, mỗi phe đều có những hậu thuẫn bên ngoài: những người thuộc phe Carlos dựa trên những người theo quân chủ chuyên chế, những người thuộc phe ”Christine” dựa vào Pháp và Anh Quốc. Còn đức Grégoire XVI, ngài khăng khăng từ chối, không nhận chính quyền nhiếp chính, nhưng lại nâng đỡ tinh thần cho Don Carlos. Thái độ này làm trầm trọng cho vị thế của Giáo Hội trong những tỉnh do chính quyền tự do kiểm soát. Từ năm 1834 tới năm 1837 gia tăng những biện pháp bắt đạo: Tất cả các dòng tu bị đóng cửa, những bất động sản của hàng giáo sĩ bị quốc hữu hóa, thuế thập phân và những nguồn lợi khác bị hủy bỏ. Các hội Thánh Kinh Tin Lành lợi dụng thời cơ đưa vào một số thừa sai. Ðức giáo hoàng đã phản kháng và triệu hồi vị đại diện của ngài, chính quyền nhiếp chính ngang nhiên thay thế các giám mục đã bị họ đuổi hoặc mới qua đời, từ năm 1839, 29 địa phận không có hiệu tòa hợp pháp.
Sau cùng, những người thuộc phái Carlos đã thất bại vào năm 1840. Phe thắng thế chia thành hai phái: ôn hòa và cấp tiến. Dựa vào những người cấp tiến, đại tướng Espartero thiết lập chế độ độc tài: ông chống tôn giáo tột bực, bán các tài sản của Giáo Hội nhờ sự giúp đỡ của kẻ đầu cơ người Anh; cấm tuyệt đối không được giao thiệp với Roma. Ðức Grégoire XVI, trong thông điệp ra ngày 22 tháng 2 năm 1842, đã thanh minh rằng thế giới Công Giáo đang chứng kiến niềm đau khổ của ngài. Vào tháng 7 năm 1843, tướng Narvaez đã kết thúc triều đại của Espartero và những người cực đoan. Ðảng ôn hòa được Pháp khuyến khích, tuyên bố theo Công Giáo và cố gắng nối lại liên lạc với Roma. Nhưng thái độ cứng rắn của Lambruschini làm trì hoãn những cuộc thương thuyết và đức Grégoire XVI đã qua đời trước khi những thương thuyết ấy kết thúc.
Lịch sử Giáo Hội Bồ Ðào Nha vào thời ấy cũng có những biến cố giống hệt như Giáo Hội của các nước láng giềng: cũng có những chống đối căn bản giữa đảng bảo thủ chuyên chế, theo giáo sĩ, và một đảng tự do thoát thai từ truyền thống bảo hoàng và tam điểm; cũng có những thăng trầm chính trị: Pháp xâm lăng, chiến tranh giải phóng, phục hưng quân chủ dưới nhãn hiệu phản cách mạng tự do năm 1821, phục hưng lần thứ hai của phe bảo thủ năm 1823; cũng có những vụ đụng độ triều đình, tranh chấp ý thức hệ, vương miện bị tranh dành giữa Don Miguel, con trai thứ hai của vua Jean VI, được phái chuyên chế ủng hộ, và một người con gái của Don Pedro, ông hoàng Ba Tây, là Dona Maria, được Pháp và Anh giúp đỡ. Don Miguel thất bại vào năm 1834 và xin trú ẩn tại Roma. Mỗi thời đại của nền thống trị tự do trùng hợp với thời kỳ cấm đạo mà các tu sĩ dòng Tên là nạn nhân đầu tiên. Cũng như tại Tây Ban Nha, sau cùng những người phái tự do chiến thắng, rồi sau khi đã thỏa mãn hận thù, họ đã nhận ra rằng họ phải lấy lại cảm tình với thế giới Công Giáo. Từ năm 1842, chính quyền Lisbonne đã đón nhận vị khâm sứ của giáo hoàng là đức cha Capaccini, và vị khâm sứ này đã phải thương thuyết cho tới thời đức Pie IX mới thành tựu.
Chung cuộc, những Giáo Hội này của bán đảo Tây Bồ đã có may mắn tránh khỏi tác động trực tiếp của cách mạng Pháp, lại phải chịu những tấn công về ý thức hệ chống tôn giáo của thế kỷ XVIII. Thời kỳ cách mạng đã kéo dài khủng khiếp vì có lực lượng đối kháng lớn hơn nơi chế độ cũ. Sau khi kết thúc những tranh chấp, Giáo Hội đã mất phần lớn của cải và đặc ân, nhưng mặc dù có nhiều chiến lược thâm độc của địch thù, và nhiều lỗi lầm tắc trách của người kitô, đức tin đã bén rễ trong quần chúng và sau cùng được đảm bảo tồn tại.