Thánh Juniperô Serra (Tây Ban Nha, 1713 Mexico, 1784)
Phạm Bá Nha
Thánh Juniperô Serra
(Tây Ban Nha, 1713
Mexico, 1784)
Thánh Junipero Serra sinh 1713, tại đảo Mallorca, Tây Ban Nha, qua đời 1784, tại trung Mexico, năm 1784. Và được chôn cất ở tại San Carlo Borromeo Carmel. Cha được Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolo II phong Chân Phước, năm 1988. Và Ðức Giáo Hoàng Phanxicô phong hiển thánh, trong chuyến viếng thăm Hoa Kỳ, ngày 23.9. 2015. Tại Vương Cung Thánh đường Ðức Mẹ Vô Nhiễm ở thủ đô Washington.
Nhà truyền giáo dòng Phanxico khó nghèo
Nhập dòng Phanxico, cha Junipero Serra thụ phong linh mục năm 1737, là giáo sư triết và thần học ở đại học Lulliana. Năm 1749, vì muốn hoán cải người da Ðỏ, trở lại Công Giáo, cha bỏ tất cả xin truyền giáo bên tân thế giới.
Cùng người bạn, hai người đi tàu từ Vera Cruz, rồi đi bộ 250 dậm tới Mexico city. Trên đường đi, sâu bọ cắn vào chân, không thuốc chữa, Cha mang tật suốt đời. Trong 18 năm, hoạt động rao giảng Tin Mừng, ở trung Mexico và bán đảo Baja, ngài đã lập nhiều cộng đoàn. Thành quả thật tốt đẹp, nhờ cầu nguyện, hy sinh và bác ái. Cha đã rửa tội hơn 6.000, và làm phép Thêm Sức cho 5000 người. Bỏ công sức dạy dân chúng trồng trọt, chăn nuôi, thủ công, ăn ở, sống vệ sinh theo nếp sống văn minh.
Cha gặp nhiều khó khăn, chống đối bởi giới quân sự và thực dân. Cùng biết bao hiểu lầm của thổ dân da Ðỏ. Khi bênh vực nhân quyền và dân nghèo. Nhà truyền giáo còn chịu đựng thời tiết khắc nghiệt, giá lạnh, đói khát, bắt giữ, nguy hiểm tính mạng.
Ðường lối Iinh đạo của thánh nhân, theo tinh thần khó nghèo dòng Phanxicô, là lập ra các ‘’mission’’, được chính phủ tài trợ, dùng hình phạt thân xác để tu luyện và giáo dục. ăn chay, hãm mình. Tạo sự bất bình trong một số người ngại hy sinh.
Phát biểu trong cuộc phỏng vấn của radio Vatican, ÐHY Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh mô tả Tân hiển thánh như cha đẻ của Hoa Kỳ. Hy vọng biến cố tuyên thánh này mời gọi người Hoa Kỳ tái khám phá lịch sử Tây Ban Nha và Công Giáo. Thông điệp chính dịp này là khuyến khích hội nhập vào Giáo Hội Hoa Kỳ, thành phần gốc Tây Ban Nha ngày càng quan trọng và liên quan Hoa Kỳ
Giảng lễ Ðức Thánh Cha nói :
Muốn cuộc sống có ý nghĩa, thành toàn hãy hân hoan vui mừng trong Chúa. Những gì đang suy nghĩ, cảm nhận, trải nghiệm hãy nói lên. Sẽ thoải mái hơn.
Dù có chiến đấu trong cuộc sống hằng ngày như chận đứng hân hoan này, dẫn tới ‘‘lạnh cảm’’, ù rũ làm tê cóng tâm hồn. Chúa muốn nói với chúng ta, như các môn đệ
‘’Ðáp lại tiếng gọi.
Hãy giữ giới răn.
Hãy ra đi công bố Niềm Vui Tin Mừng
đem cho mọi người sự sống Chúa Kitô’’.
Tinh thần thế gian là dễ dãi. Xác tín là cần có, gần, gặp gỡ nhau, trách nhiệm trong mọi quốc gia (Laudato Si. 229). Ước nguyện không cùng tỏ lòng thương xót là hoa trái của việc được sức mạnh lòng thương xót vô hạn của Chúa (Evangeli Gaudium, 24)
Giáo Hội luôn bước trên đường ‘‘bụi bặm’’ của lịch sử. Rất thường được qua lại bởi tranh chấp, bất công và bạo lực. Do đó dân thánh không bị lạc, không khép kín. Ðã thành ưu tú trong mọi lãnh vực. Ôm lấy mọi người.
Chúng ta có mặt hôm nay là tưởng nhớ một chứng tá, người chứng thực niềm tin là cha Junipero Serra. Ngài là hiện thân của ‘’Giáo Hội chịu ra đi’’, đem lòng âu yếm hòa giải của Thiên Chúa tới mọi nơi.
Cha rời bỏ quê hương với lối sống tông đồ truyền giáo riêng mình. Ngài phấn khởi khi nghĩ tới những con đường nóng rực, ra đi gặp nhiều người, học hỏi và trân qúi tập quán và lối sống đặc thù của họ. Ngài học hỏi cách làm thế nào phát sinh và nuôi dưỡng sự sống Thiên Chúa trên gương mặt bất cứ ai ngài gặp, biến họ thành anh em. Junipero đã tìm cách bảo vệ phẩm giá cộng đồng bản địa, che chở chống những ai từng xử tệ và lạm dụng nó. Sự xử tệ và các tội ác vẫn còn làm chúng ta ngày nay bối rối, nhất là các thương tích họ gây ra trong đời sống nhiều người.
Cha Serra có khẩu hiệu luôn linh hứng cho đời sống và việc làm của ngài. Một khẩu hiệu ngài sống suốt đời đó là ‘‘siempre adelante’’ (luôn tiến lên phía trước). Ðối với ngài, đây là cách thế để tiếp tục cảm nghiệm được niềm vui Tin Mừng, giữ cho trái tim khỏi tê cóng, gây mê. Ngài tiếp tục tiến lên phía trước, vì anh chị em ngài đang chờ đợi ngài. Ngài tiếp tục bước đi cho tới lúc chấm dứt cuộc đời. Hôm nay giống như ngài, ước chi chúng ta có thể nói : Hãy tiến lên phía trước. Hãy tiếp tục tiến lên phía trước.
Sáu lời nguyện giáo dân, lời thứ ba, tiếng Việt :
Xin cho các hy sinh của chúng ta, đặc biệt với những người nghèo vô gia cư, bất hạnh, sẽ giúp thuyên giảm đau khổ đang xảy ra trong thành phố, quốc gia, và thế giới.
Phản đối của nhóm hậu duệ da Ðỏ.
Có phản đối có từ lâu, trước khi cha Junipero được phong Chân Phước. Và được giải quyết xong về mặt lịch sử. Tuy nhiên hậu quả thiêt thòi nhiều thổ dân gánh chịu còn đó. Nên vận động đòi công bình xã hội, văn hóa cả chính trị, thì không vì chứng cớ lịch sử mà nguôi đi. Nhóm công khai phản đối phong thánh là giáo sư đại học Santa Clara, Robert Senkewucz, chuyên ngiên cứu và phát hành sách về khai nguyên California. Trong đó có cuốn Junipero Serra. Viết chung với vợ Rose Marie Beebe.
Sách tác giả kể lỗi : Junipero được chính phủ tài trợ, đã mở và ‘’cai trị’’, được 9 ‘’khu tập trung’’. Cho dễ truyền giáo, Serra gom thổ dân sống thành làng, làm nông nghiệp theo Âu châu (theo Tây Ban Nha). Về công giáo, Junipero tổ chức thành cộng đoàn. Các bài giảng nói như dòng tu. Dùng thánh vịnh làm như kinh đọc trong phụng vụ. Nên không dễ thành công, tiếp thu với nếp sống nông dân.
Dân chúng, nhất là thanh niên, dần dần cảm thấy mình trở thành thành viên cộng đoàn Công Giáo. Trước mắt, nếu rửa tội thì được chữa bệnh và hưởng lương thực. Trong khi đó dân chúng bên ngoài bị thiệt thòi như : người Tây Ban Nha đem súc vật, ngựa, chiên cừu, dê...làm hư hại mùa màng. Thú rừng sợ chạy khỏi, mất mối lợi săn bắn. Quan trọng, chính sách sâm lược, của đế quốc Tây Ban Nha bắt đầu bành trướng. Nhà truyền giáo như Junipero Serra không hay biết.
Ðôi khi, Junipero hành quyền như gia trưởng vì cho rằng người da Ðỏ kém thông minh, chưa trưởng thành như các sắc tộc khác ở Âu châu, trong đế chế Tây Ban Nha. Nên cần giáo dục uấn nắn lớp người châu Mỹ non trẻ tự nhiên này. Vì họ cũng còn đầu óc không thua gì dân tộc khác.
Thái độ gia trưởng của Junipero dẫn đến hành vi mà ngày nay khó biện mình. Như ‘‘mission’’ có lính, vũ khí, kiểm soát, tìm bắt, đánh đập tra khảo những người rời nhiệm sở không có phép. Coi họ như đứa trẻ. Như vậy, có thể nói đường lối các nhà truyền giáo Tây Ban Nha lúc bấy giờ tại trung tâm mission là hỗn hợp : vừa truyền thống tôn giáo vừa đế quốc, nhập từ Tây Ban Nha.
Ý kiến sử học chứng minh
Lịch sử chứng minh cho thấy, nhờ thánh Junipero Serra, nhiều con cháu thổ dân chính ra bị diệt chủng hoàn toàn, mà còn sống sót cho tới nay. Cái ’lỗi’’ nếu có thể nói, của Thánh Junipero là việc ngài chủ trương dùng hình phạt thể xác, như dòng tu, để sống đạo, tu thân, lành mạnh xã hội.
Dịp phong thánh này, Giáo Hội mong cổ động hòa giải và trả lại công bình cho những người thiệt thòi thể xác trước đây. Ðổ lỗi cho Thánh Serra cũng như lên án đường lối giáo dục cha ông VN : thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi. Mỗi thời mỗi khác. Hơn nữa sự tàn sát cưỡng bức lao động, do làn sóng làm mỏ chiếm đất Hoa Kỳ
Nhóm chỉ trích, quên đi những đặc điểm, bênh vực, hy sinh ngài dành cho thổ dân cùng thời. Sự diệt chủng ở California, như bệnh đậu mùa do người da trắng truyền qua, xảy ra sau thời Junipero. California, Hoa Kỳ, thời ấy còn thuộc địa Tây Ban Nha. Chính sách này xảy ra nhiều lần thời Hoa Kỳ cai trị. Người ta viện cớ đổ lỗi có các
‘‘khu tập trung’’, thì làm sao số người bị sát hại đông như vậy
Ðúng là phần nào, vì Junipero Serra là người yêu qúi người da Ðỏ, đã được rửa tội, và cũng bênh đỡ bản dân khỏi bị đế chế thống trị. Người da Ðỏ, ngay có người e dè đều thích Junipero Serra, nhất loạt gọi ngài là ‘‘Padre Viejo bố già’’ và coi ngài như nhân vật ‘‘thần linh’’.
Trong đời truyền giáo Cha rất nhiệt thành và hăng say. Cha ghi trong nhật ký (1769) : ‘’hành trình truyền giáo thật cam go. Nhiều lần đi xa, khi qua đèo hay suối, dân đã ẵm hay bồng các linh mục qua khỏi nguy hiểm. Chúng tôi choáng ngập. Tôi qùi gối hôn đất và tạ ơn Chúa, khi tới nơi giảng đạo, nơi mong ước từ nhiều năm. Cảm kích khi thổ dân lội rừng tìm gặp chúng tôi. Chúng tôi rất thích ở gần nhau. Chúng tôi hạnh phúc vì có Chúa ở cùng. Năm 1776, nhóm chúng tôi đi ngang qua vùng Santa Barbarra, gặp lũ lụt, mưa to, lúng bùn. Chúng tôi phải bỏ bờ biển leo ngược lên núi cao, mới tới. Nhờ số người địa phương cõng qua. Sau đó, họ còn ở lại với chúng tôi ít ngày.’’
Phản ứng của dân bản địa, ai theo ngài, chấp nhận vào khuân phép, cực nhọc, nhưng tâm trí thoải mái. Còn ai bất bình nhìn các vị truyền giáo dưới phía cạnh cai trị, luôn cho là bất công. Hệ thống mission phát triển và có kết quả, theo thời gian. Con số theo đạo ngày càng đông. An ninh trật tự chặt chẽ, dân chúng yên tâm sinh sống làm ăn.
Thực tế, tổ chức các mission đã giúp rất nhiều cho California phát triển sản xuất thực phẩm, chế biến nông phẩm. Những nghề tay chân, thợ mộc, rèn, hồ...được dạy thành thạo lành nghề và truyền nghề đến nơi đến chốn. Cơ sở làm ăn có qui củ và lương tâm.
Nhưng sau khi Cha Junipero qua đời (1784) thời sự thay đổì khác. Năm 1810, khi Michel Hidalgo và Juan Maria Morelos nổi dậy dành độc lập ở Mexico. Từ Mexico đến California tàu bè, vận chuyển ngưng trệ, tê liệt hoàn toàn. Mới biết, tổ chức mission kỷ luật và thuận lợi lợi cho công giáo và kinh tế trong vùng. Từ 1720, trở đi, nhà cầm quyền trở thành chủ trại, các thống đốc thành thạo buôn bán da, mỡ động vật với thương gia Anh giao thương trên bờ biển.
Thiếu vệ sinh, sinh bệnh tật trong nhà chật hẹp khiến thổ dân trốn trại, đáng ngại. Nên tử vong cao
Năm 1830, chính phủ Mexico đóng cửa các mission, lấy đất chia cho các gia đình danh giá ở California. Trong khi các thừa sai cho là đất của người da Ðỏ. Người dân trong các mission, đã có sẵn tay nghề, nên không lo sợ, khi bỏ trại.
Kết luận, việc chống phong thánh, cho rằng phong thánh cho Cha Junipero Serra là :
- Cổ võ chính sách trong mission là : hình phạt, bệnh tật và chết chóc.
- Bào chữa và minh oan cho Giáo Hội Tây Ban Nha mở rộng thuộc địa.
Lập luận như vậy lài sai, vì :
- Ðường lối truyền giáo của thánh Junipero Serra là đúng với Giáo lý công giáo. Thánh nhân còn đem lại cơm no áo ấm cho dân nghèo. Mission đầy tràn Chúa Thánh Linh. Lịch sử còn đó, chứng minh qua 65 năm truyền giáo. Không thánh nào hoàn hảo. Gương lành của ngài đáng nêu danh. Ngài là dấu hiệu thánh thiện.
- Cho rằng Giáo Hội không nên can thiệp vào mở rộng thuộc địa là nhìn quá đơn giản. Giáo Hội chủ trương tìm cách đối thoại để loan báo Tin Mừng. Thời đó, Giáo Hội Tây Ban Nha đang phục hưng, và muốn ảnh hưởng qua Mexico và Hoa Kỳ. Các nhà truyền giáo là đại diện nhân đạo, bảo vệ dân, chống thế lực và áp bức.ν v.
(viết theo Vietcatholic. New, 25.9. 2015)