LỜ I KẾT
Dòng hoạt động của loài người
tức là phần bất biến của lịch sử không bao giờ ngừng tiến. Trong bộ Lịch sử Giáo hội này,
một ngòi bút khác sẽ ghi chép giai đoạn tiếp theo của đời sống Giáo Hội.
Nhưng thời kỳ lâu dài chúng ta mới khảo sát hiện hình như một bức phong
cảnh rộng lớn có chỗ thống nhất của nó. Thời kỳ ấy có nhịp
độ riêng, có tiến triển, có mức trưởng thành, và đã phát họa
bước diễn tiến của xã hội và tôn giáo tại Âu châu. Ðã đến lúc phải
đúc kết cuốn sách này bằng cách nhìn ngược lại quá khứ.
Từ đời đức Grégoire Cả, cộng
đồng Kitô đã tấn phát rất nhiều, và cũng có những tổn thương nặng
nề. Một sử gia biên chép các cuộc truyền giáo đã đưa ra một so
sánh làm ta ngạc nhiên : về phương diện đại kết, Giáo Hội vào năm 1500 không quan
trọng về diện tích và nhân số hơn Giáo Hội năm 600. Mất mát và thắng lợi
đồng đều nhau (1). Các Giáo Hội phần thịnh ở phía Ðông và phía Nam Ðịa
Trung Hải, từ Salonique đến Tây Ban Nha, cũng như các nước miền Cận Ðông bị Hồi
giáo, người Mông cổ và Thổ Nhĩ Kỳ xâm chiếm. Như vậy vào cuối
thời kỳ chúng ta nghiên cứu, và sau khi Constantinople thất thủ,
không còn một chính phủ Kitô nào được tự do chính trị ở phía Ðông
và phía Nam nước Ý. Ðể bù lại những mất mát ấy thì có cuộc
chinh phục nước Tây Ban Nha là miền chưa bao giờ mất hẳn đối với Giáo Hội,
và một giải đất dài đã được Phúc âm hóa, kể từ nước Gaule đến
các đảo Anh quốc, vươn qua Scandinavie và các tiền đồn miền Bắc cực, vắt
sang miền Trung Âu cho tới Nga và Bulgarie. Nhưng có mấy miền phía Bắc
và phía Ðông bị trào lưu ngoại giáo xâm lấn nhiều lần. Vào thế kỷ XV,
nhiều nơi vẫn còn bị chèn áp thảm hại. Cộng đồng Kitô nói chung đã bị tổn
thương rất nặng nề trong cuộc ly khai giữa Ðông phương và Tây phương.
Các cuộc xâm lăng Hồi giáo đã thu gọn lại hoặc xóa bỏ các Giáo Hội Ðông
phương là những miền từ xa xưa và hiện nay đã cung cấp cho
thế giới nhiều vị thánh và bậc thầy dạy, làm vẻ vang cho đời
sống và tư tưởng Kitô. Những sức sống động của Syrie, của Alexandrie
và của Phi châu đã bị tiêu diệt. Chỉ còn lại một Giáo Hội lớn phồn thịnh
là Constantinople. Tây phương Trung Cổ đã mất tất cả các bút
tích và các tập tục Ðông phương vì trong thực tế không xử dụng đến.
Bởi đấy việc giảm sút sức sống không thể lường được, nhưng chắc chắn là
quan trọng. Giáo Hội Ðông phương cũng mất mát không thua kém. Việc biến dạng của
các Giáo Hội đầy sức sống đã là nguyên nhân chính yếu trong việc đoạn tuyệt
giữa Giáo Hội truyền thống còn sống sót và Giáo Hội La tinh. Giáo Hội Constantinople
bị cô độc hóa. Là Giáo Hội của đế đô và của hoàng đế, Giáo Hội
Constantinople vừa giữ được uy tín vừa bị lệ thuộc. Cạnh tranh với
Roma là chuyện không thể tránh được. Trong trường hợp ấy, mỗi bên đều bị
tổn thương nặng nề. Cả hai bên đều mất cái sức phi thường mà chỉ có hiệp
nhất mới duy trì nổi. Nhà sử học còn phải nhớ và nhắc lại cho các độc
giả biết, là những đặc điểm La tinh và Pháp Ðức trong Giáo Hội
Công Giáo Roma thời Trung Cổ không vị tất là cái bộ mặt độc
nhất Giáo Hội Công Giáo Roma phải có.
Hiện tượng quan trọng hơn cả trong lịch sử Giáo
Hội Tây phương là ngôi Giáo hoàng đã dần dà xuất hiện như thứ quyền quân
chủ tuyệt đối. Lúc đầu tòa Giáo Hoàng chỉ có một địa vị vinh dự để giữ quyền
chủ tọa đại kết dưới tư cách là cơ quan bảo vệ Ðức Tin. Giáo hoàng
tượng trưng quyền thượng phụ Tây phương. Vào đầu thời kỳ Trung Cổ, các Giáo hoàng
đã mất hết mọi thế lực trên Giáo Hội Ðông phương. Ở Tây phương, vì
thiếu nghị lực và yếu kém về luân lý, quyền bính của các Giáo hoàng đã bị
lấn át bởi những yêu sách và tham vọng của các vua và hoàng đế, và bởi vì
giáo dân chen lấn vào việc kiểm soát Giáo Hội. Từ đức Léon IX đến đức
Innocent III, nhiều Giáo hoàng cương nghị đã khôi phục được uy thế của Tòa
Thánh, đó là cái quyền độc nhất và tối thượng trong việc giảng dạy, trong cách
phán đoán và đường lối cai trị. Ðức Grégoire Cả đã đẩy quyền giáo
hoàng lên trên quyền hoàng đế. Ðức Innocent III lưu tâm đến phương diện
chính trị và lo cho số phận của Giáo dân. Trong vòng gần một thế kỷ, tòa
Giáo Hoàng áp đặt quyền thế trên hàng giáo sĩ và trên các ông hoàng của các
nước Công Giáo. Giáo Hội, nhờ một khối tín hữu quây quần dưới quyền các
chủ chăn đã trở thành một khối pháp nhân có nền hành chính trung
ương, dưới quyền điều khiển của một vị chúa trùm mệnh danh là đại diện cho
Chúa Kitô.
Bên cạnh việc bành trướng quyền bính của Giáo
hoàng, người ta còn chứng kiến những thể chế và các hoạt động như chưa bao
giờ thấy. Nền thần học được hệ thống hóa, lấy linh ứng, nhưng vẫn
tự lập đối với triết lý Aristote và những khái niệm của Platon. Khoa
giáo luật trở thành kỷ luật và là một môn chuyên biệt. Việc tổ chức
Giáo triều, văn phòng, địa phận và giáo xứ đã thành tựu. Nhiều Hội dòng tu xuất
hiện với tính cách tập trung và có bình diện quốc tế. Nhiều vị thánh
vẫn được lương tâm Công Giáo tưởng niệm, và muôn đời trở nên gương mẫu rập
đời mình vào Chúa Kitô : như Anselme, Bernard, Phanxicô, Thomas, Catherine. Một
loạt chuyên gia đã đưa nền thần học của các thế kỷ XII và XIII lên đỉnh
tuyệt độ. Thiên tài mỹ thuật và kiến trúc, một lối kỹ thuật xây cất
chưa từng thấy, kể từ khi đế quốc Roma sụp đổ, biểu hiện lòng sùng kính và
Ðức Tin một cách khác thường.
Thời kỳ ấy đã kết thúc vào các năm
1300. Nền triết lý Aristote bắt đầu bị cạnh tranh. Người ta bỏ bằng khoa
siêu hình học. Môn triết lý và thần học tách ra làm hai. Tình tự dân tộc
và ”quan điểm trần tục” phát huy mạnh mẽ trong một xã hội
đã trở nên phức tạp; nó dấn mình vào việc khai thác các tài nguyên
và những bộ máy kinh tài của thế giới thương mại trước thềm chế độ tư
bản. Thế nhưng ngôi Giáo Hoàng bị lảo đảo từ thảm họa nọ đến thảm họa
kia; người ta từ chối canh tân nên không cải tổ được Giáo Hội.
Trong những thế kỷ đầu, Giáo Hội không dấn
thân vào thế gian; Giáo Hội tự gây thành một khối độc lập, sống lối riêng
biệt giữa một xã hội mọi cái mọi lạ lẫm đối với Giáo Hội; Giáo Hội
tôn trọng nền dân quyền nhưng không chia sẻ trách nhiệm với dân quyền. Thế
rồi trong vòng bảy thế kỷ, tại Tây phương, Giáo Hội và nhất là hàng Giáo
sĩ đã dần dà xâm nhập vào mọi hoạt động và mọi tầng lớp xã hội. Giáo Hội
có tham vọng điều khiển và kiểm soát về hết mọi phương diện cái xã hội
còn mang tên là Kitô. Thế rồi vào thế kỷ XIV, những lý do thuần túy
trần tục và những lực lượng duy vật tự bùng lên. Các đường lối chính yêu của
lịch sử hiện đại được phác họa: đối lập giữa Giáo Hội và chính phủ, giữa Giáo
sĩ và Giáo dân, giữa lý luận tự nhiên và chân lý mặc khải, giữa
quyền bính và tự do cá nhân. Từ đây trở đi, con người
có học lực phải tuân phục hai chế độ. Thật là một tai họa cho Giáo Hội
thời Trung Cổ vì tinh thần mới bắt đầu thổi vào lúc, hay đúng hơn, vào
thời kỳ mà những thể chế cũ đã suy sụp, vào chính lúc
Tòa Thánh có nhiều yếu đuối và lạm dụng, thời kỳ mà các cơ quan và ý
hệ cũ đã xuống dốc không thể bắt tay vào việc cải tổ trung thực
nữa.
Những yếu đuối và lạm dụng của Giáo Hội
thời hạ Trung Cổ đã được nêu ra: như tham vọng quá đáng của tòa Giáo
Hoàng, thuế Giáo hoàng và tiền nộp trước, nhất là thánh lộc, kiêm
nhiệm nhiều chức vụ và bỏ ngôi trống. Các giám mục thì bất lực trong
việc kiểm soát nhiều khoản miễn trừ và những nố miễn dịch của mấy
tổ chức có ưu tiên. Tệ hơn nữa, người ta nhận thấy sự nghèo nàn của
thông điệp Phúc Âm nơi những người sống theo nền thần học kinh viện đã lỗi
thời. Lòng đạo đức và lối tôn sùng bình dân trở thành máy móc. Khi nhìn
lại những thế kỷ giữa thời Grégoire Cả và Boniface VIII hay Martin V, người
ta nhận ra ba nguồn mạch yếu đuối, bao giờ cũng là mối nguy cơ thường
xuyên của Giáo Hội và càng ngày càng thêm trầm trọng trong thời Trung Cổ. Thoạt
tiên là sự giầu có. Giáo Hội nhân được những món dâng tặng quá độ.
Trong thế kỷ XI và XII, lúc
đầu vì lý do đạo đức, rồi sau là hiệu quả của một nền hành chánh dụng
tảm và một đường lối chính trị khuếch trương. Tinh thần từ bỏ Kitô và đời
sống giản dị đã biến mất ; linh mục và tu sĩ hùa theo phái quí tộc nhiều tiền của
và bất động sản liên kết với thần Mammon. Thứ đến là dây mình vào các
dịch vụ thế tục. Lúc đầu vì nhu cầu xã hội bó buộc, rồi sau vì quyền
dân sự thiếu Giáo dân có học lực và chuyên môn, nên việc linh mục cộng tác vào các
dịch vụ trần tục thay đổi dần dần. Thoạt tiên chỉ là một lối kiểm soát
để áp dụng các nguyên tắc Kitô. Sau dần thì việc cộng tác đã trở nên mối
lụy thuộc kinh tế và chính trị làm cho các giám mục thành tôi đòi của vua chúa.
Một khi giáo hoàng xử sự như một ông hoàng trần tục có những mối bang giao
chính trị với các chúa lãnh khác, nhất là lại giao chiến với mấy vua
có đạo Kitô thì các giám mục và các viện phụ không sao tránh khỏi những
dịch vụ trần thế. Trong nền kinh tế nông nghiệp kéo dài từ nhiều
đời, những mối liên hệ phong kiến ràng buộc các đại điền chủ với chư hầu đã biến
các giá mục và viện phụ thành những chúa trùm các người khác phải vâng
phục tùy theo quyền lợi. Giám mục giầu có vắng nhà thường xuyên, bỏ bẵng Giáo
phận để đi phục vụ ông vua, hoặc là chạy chọc để có chút
lợi trong tòa Giáo Hoàng. Ðấy là một trong những lý do chính làm cho Giáo Hội
đời hạ Trung Cổ suy nhược.
Sau cùng thì đến nạn thiếu linh mục có
khả năng mà lại thừa thãi Giáo sĩ. Các người đương thời nhận ra điểm
ấy. Nhưng từ đời đức Innocent III đến công đồng Tridentinô, người ta không
lưu ý sửa sai điểm đó. Các trường đại học, có lẽ đây là điểm canh tân
quan trọng nhất của thời Trung Cổ, đã gia tăng số Giáo sĩ lên, nhưng lại
gây ra thất thiệt trong việc đào tạo Giáo sĩ. Trường nhà thờ chính tòa
trước kia do giám mục điều khiển đã biến mất trước khi đại học thành công.
Có ít người được tham dự khoa thần học vì vừa phải học lâu vừa tốn
kém. Quyền đi tu khiển các Giáo sĩ trẻ của các giám mục chuyển sang tay vị
giám đốc đại học. Các phân khoa văn chương không chuyên chú dạy khoa thần
học. Những thí sinh xin chịu chức không được huấn luyện về kỷ luật, về đời
sống thiêng liêng, về mục vụ và cả về thần học nữa.
Dẫu thế Giáo Hội Trung Cổ đã để lại
một gia sản lớn lao và đáng phục. Việc đoàn kết các tín hữu chung quanh
giáo hoàng tuy có nứt rạn nhưng vẫn còn và sau được củng cố. Các
nhà thần học kinh viện vẫn còn trình bày nền Giáo lý và đường lối đạo đức,
và hệ thống này khởi sự từ môn tín lý. Các dòng đại thệ và các anh
em vẫn tiếp tục kinh phụng vụ về Ðức Tin thời ấy và về Âu châu Kitô.
Dù sao trong suốt thời kỳ này đời sống tâm linh vẫn tiếp tục, bề ngoài
có vẻ kín đáo như thường lệ, nhưng cũng biểu lộ đó đây ra ngoại
diện lịch sử nơi mấy cá nhân hoặc trong các cộng đồng. Không có thế
kỷ nào mà lại không có các thánh giữa hàng linh mục và Giáo dân; không có thế kỷ
nào không sản xuất những tôi tớ vô danh của Thiên Chúa. Lời nguyện và
tinh thần hy sinh của họ bổ sung vào phần thiếu sót trong các đau khổ của Chúa
Kitô. Trong mọi thời đại, họ là những dường cột vô hình của ngôi nhà
thánh.