Bài 18: PHỤ LỤC 1 ẢNH HƯỞNG SÂU RỘNG CỦA NHỮNG BÀI TƯỜNG THUẬT CỦA GS TRẦN VĂN CẢNH
Thầy Phó Tế vĩnh viễn Phạm Bá Nha
LTS : « LỊCH SỬ BIÊN NIÊN GIÁO XỨ VIỆT NAM PARIS 1787-2013 » là tác phẩm thứ 32 mà Ban Tu Thư Giáo Xứ Việt Nam Paris vừa soạn để mừng 30 năm thành lập Hội Đồng Mục vụ Giáo xứ Việt nam Paris, 1983-2013 và 30 năm phát hành báo « Giáo xứ Việt nam », 1984-2014.
Chúng tôi xin được hân hạnh giới thiệu tác phẩm này với quí độc giả.
Xin Thiên Chúa, Đức Mẹ, Thánh Giuse và các Thánh tiền nhân Tử Đạo Việt Nam chúc lành cho tất cả chúng ta.
PHỤ LỤC 1 :
ẢNH HƯỞNG SÂU RỘNG CỦA NHỮNG BÀI TƯỜNG THUẬT CỦA GS TRẦN VĂN CẢNH
Thầy Phó Tế vĩnh viễn Phạm Bá Nha
Thông tin Báo Chí, Internet là phương tiện truyền thông hữu hiệu nhất hiện nay trong đời sống quảng đại quần chúng.
VietCatholic là cơ quan thông tin ăn khách đáng tin cậy trong giới truyền thông công giáo, ước lượng khoảng 100.000 lượt người đọc (qua internet), trên 20 năm được tín nhiệm trên diễn đàn thông tin. Ấy là không kể nhiều báo, đài phát thanh VN lấy tin tức của Vietcatholic làm khung cho bài bình luận hay thông tin.
Nguyệt san Dân Chúa Âu Châu, đã 32 năm phục vụ thông tin văn hóa, đứng đắn có uy tín cộng đồng dân chúa Âu Châu, với khoảng 1000 độc giả qua bưu điện và internet.
Báo Giáo Xứ VN Paris, với 1500 độc giả và Internet, đã đóng góp vào công tác văn hóa hải ngoại trong 30 năm qua.
Thiết nghĩ ba cơ quan thông tin và báo chí này là tiếng nói có giá trị không nhỏ trong làng báo chí và giới truyền thông hải ngoại.
Gs. Trần Văn Cảnh là trợ bút, ký giả kỳ cựu, viết bài thường xuyên cho ba cơ quan thông luận quí giá này.
Nhân dịp, chúng tôi có đôi dòng về các bài loại ‘‘tường thuật’’ của Gs Trần Văn Cảnh, có tầm mức ảnh hưởng sâu rộng tới quảng đại quần chúng. Trong khuôn khổ bài này không nói tới những bài viết của giáo sư trong những cuốn sách mà giáo sư đã cộng tác bài vở cho ban tùng thư Giáo Xứ VN Paris.
1. Nội dung bài viết
Bài viết không đơn giản là bản tường trình tin tức, mà còn thêm vào đôi dòng lịch sử sự kiện và bài học rút ra từ Thánh Kinh, giáo dục, văn hóa, áp dụng thực tế. Khiến người đọc có khái niệm toàn bộ vấn đề liên quan. Hiểu tường tận không phải tìm kiếm đâu. Nghĩa là đọc xong bài, không còn thắc mắc hay phải tìm hiểu thêm.
Độc đáo nhất là có nhiều hình mầu kèm theo, nổi bật sự kiện trình bày. Đây là điểm hấp dẫn và lôi cuốn người đọc.
Thí dụ bài ‘‘Thánh lễ mừng Thượng Thọ các bậc cao niên trong cộng đoàn GXVN Paris’’. 31.12. 2006). Tác giả đã phân tích :
Giáo Xứ VN tổ chức mừng thượng thọ qúi vị trong cộng đoàn là theo tinh thần văn hóa VN ‘‘kính lão đắc thọ’’, ‘‘tuổi già đầy kinh nghiệm’’, chúc nhau ‘‘ phúc lộc thọ’’...với lòng biết ơn chân thành : ‘‘ăn quả nhớ kẻ trồng cây’’.
Các vị mừng kỷ niệm tuổi thọ lần lượt cho con cháu trong cộng đoàn kinh nghiệm đời sống gia đình và đạo đức.
(Giáo Xứ VN Paris 63 năm hành trình Đức Tin (2011). Phần II, Ch 2. tr. 24-31)
Bài khác : ‘‘Hỗ trợ các gia đình GXVN Paris đề nghị qúy phụ huynh một chương trình cho các bạn trẻ’’ (GXVN số 290, 2.2013, tr. 14-16 ; Dân Chúa Âu Châu, 365, 3.213, ttr.14-15)
Bài khác căn cứ vào sự kiện căn bản của Phúc Âm Chúa Nhật 2, Năm C (Chúa Giêsu làm phép lạ nước thành rượu, trong tiệc cưới Cana. x. Ga 2, 1-11). Với hai điểm thời sự : có tân linh mục bác sỹ thuộc Dòng Tên, Clément Nguyễn An Dũng xuất thân từ Giáo Xứ VN, thụ phong 19. 01.2013). Do đó, Giáo Xứ băn khoăn chỉ có 20 bạn trẻ sau khi hết chương trình Thiếu Nhi Thánh Thể, tham gia vào sinh hoạt giới trẻ, phần còn lại đi đâu và làm gì ?
Tác giả đề cập đến 2 điểm :
1.Quả thật các gia đình đang gặp khó khăn : đã thảo luận trong các khóa học Chuẩn Bị Hôn Nhân và khóa Trưởng Thành do Tuyên Úy Đoàn tổ chức tại La Puy, Poitiers (1-4.5.2008)
2. Giáo Xứ đã đề nghị với sự hỗ trợ các gia đình, số sinh hoạt cho các bạn trẻ : tham gia sinh hoạt giới trẻ hay công tác xã hội, hoặc đoàn thể thích hợp.
2. Ảnh hưởng trong quần chúng khắp nơi
Bài viết của Gs Trần Văn Cảnh không chỉ có tính cách nhất thời, thời sự mà còn ảnh hưởng lâu dài trong giới người đọc, khắp nơi. Xin được kể, như :
- Độc giả báo Giáo Xứ VN xác nhận rằng số báo nào cũng có bài của Trần Văn Cảnh. Dù ký tên tác giả bài viết khác nhau : Thanh Hương, Nhóm phóng viên người trẻ... Người đọc tinh ý nhận ra của Gs Trần Văn Cảnh. ‘‘Văn là người’
- Bài đăng trên VietCatholic (11.2012) : ‘‘Lễ giỗ 20 năm (1992-2012) của Cha Lê Văn Lý, cựu viện trưởng Đại học Đà Lạt’’, được cử hành tại GXVN Paris’’, kèm theo hình.
Một thi sỹ lão thành ở VN, đã nhận ra hình những linh mục trên bàn thờ... và đồng thời khám phá ra ‘‘văn kỳ thanh’’ (là Trần Văn Cảnh, tác giả bài tường thuật, bạn người thi sỹ này) và ‘‘kiến kỳ hình’’ (xem thấy hình Cha Sách đồng tế trong lễ, người đồng quê người đọc). Từ đó, thi sỹ mới biết thêm GXVN có những người thiết tha với văn hóa, như ‘‘những cây đa cây đề phủ bóng xum xuê, như nhà thơ nhà báo Hà Thượng Nhân, nghệ sỹ Bích Thuận, Bs Nguyễn Văn Ái, Gs Phạm Bá Nha, ký giả Lê Đình Thông .. (Thương Ngàn Thương, I, tr. 9)
- Bài khác phổ biến trên Báo Giáo Xứ VN (số 283, 5. 2012) và VietCatholic : ‘‘Đón nhận 25 tân tòng GXVN Paris mừng Phục Sinh’’ (2012). Nhiều sinh viên cũ trường Luật Sài gòn trước 75, nhận ra hình Gs. Vũ Quốc Thúc được rửa tội tại Giáo Xứ VN. Đồng thời một cựu giáo sư đại học bên Canada, bạn của Gs. Thúc, cũng đọc được bản tin này. Họ vui mừng vì biết Gs Thúc có ý muốn gia nhập Đạo công giáo từ lâu, do ảnh hưởng của người bạn trẻ là Lê Đình Thông.
3. Phản ứng của những người trách nhiệm mục vụ và truyền thông
Để chứng minh những luận cứ trên. Sau đây xin ghi lại phản ứng của những người trách nhiệm mục vụ và truyền thông.
Tuyên úy Đoàn Việt Nam, tại Pháp.
Trong phiên họp hàng năm của Tuyên úy Đoàn VN tại Dijon, 10.2011, một số Tuyên Úy đã đón nhận, đọc ngay tập ‘‘Công giáo VN tại Pháp 226 năm hành trình Đức Tin (1784-2010), xuất bản 2011, và cho rằng tài liệu lưu giữ qúy giá, về lịch sử và hoạt động của Tuyên úy đoàn. Ai sẽ là người viết tiếp trang sử tiếp sau, để lại cho thế hệ mai sau ...
LM Trần Công Nghị, Giám Đốc VietCatholic
Cám ơn Giáo sư, thỉnh thoảng đã gửi những bài về sinh hoạt giáo dân VN ở Paris. Nhiều bài rất ý nghĩa và sinh động được nhiều nơi trân trọng. Để tiện việc cho giáo sư tôi xin gửi program dể giáo sư có thể đưa bài trực tiếp lên internet trang VietCatholic. (13.01.2007)
Gs. Nguyễn Long Thao. Ban biên tập Vietcatholic.
• Loạt bài về lịch sử giáo xứ VN tại Paris của anh hay quá, là tài liệu lịch sử quý giá cho những ai muốn viết lịch sử Giáo Hội VN sau này. Xin anh cứ viết và mỗi tuần anh đưa lên một bài thì rất quý. Tên tuổi của anh đã được nhiều độc giả trên thế giới biết đến rồi. Nói cái tên Gs. Trần Văn Cảnh đã bảo đảm giá trị của bài viết rồi. Mỗi tuần một bài là rất tốt đỡ vất vả cho anh. Xin anh ấn định một ngày nhất định trong tuần để đăng bài, nhiều độc giả lựa chọn ngày, dễ vào đọc loạt bài của anh.(13. 01.2007)
• Loạt bài anh đề nghị rất giá trị, anh cứ việc hàng tuần gửi cho tôi đăng lên VietCatholic, Anh cứ tự nhiên theo dàn bài anh đã viết. Bên Việt Nam người ta theo dõi rất kỹ VietCatholic. Bây giờ có những ngày 18. 000 người vào đọc VietCatholic... trích đăng VietCatholic hằng ngày. Đó là công lao của rất nhiều người. (6. 02.2007)
• Tôi đã đọc bài của anh về ĐHY JM Lustinger là con người phi thường quá. (12.8.2007)
• Anh cứ việc tiếp tục các loạt bài. Tôi đã xem dàn bài anh đính kèm. Tôi sẽ đưa hết lên VietCatholic để chia sẻ với mọi người, không có chuyện gì trở ngại hết. Góp ý với anh là tôi thấy loạt bài này giá trị lắm, cần cho giới nghiên cứu, nhất là tại các chủng viện ở Việt Nam, Họ cần biết hoạt động của một giáo xứ tiêu biểu như Paris để rút ra những kết luận áp dụng cho giáo xứ ở VN. Sau khi viết xong, tôi nghĩ nếu có thể xuất bản thành sách được thì anh nên cho xuất bản. Nếu không, anh cũng cố gắng gửi cho các chủng viện ở VN để họ làm sách tham khảo về mục vụ.(5.10. 2007)
• Tôi đã đọc những bài viết Giáo Xứ VN Paris 60 năm hồng ân. Tôi có một suy nghĩ xin đề nghị với anh : Phải nói đây là tài liệu hiếm qúy, một đặc khảo về một giáo xứ đạt được sự thành công về nhiều mặt. Do vậy tôi nghĩ bây giờ chưa xuất bản thành sách được thì tạm thời :
Hoặc là (1) in bằng máy in computer ra độ 5 bản. Trao tặng cho các đại chủng viện ở VN để các sinh viên Đại Chủng Viện có tài liệu học hỏi và tham khào.
Hoặc là (2) copy loạt bài này vao trong các CD dể lưu trữ và gủi cho các Đại chủng Viện ở VN để các sinh viên học hỏi, và các người muốn làm luận án tiến sĩ có tài liệu tham khảo. Giải pháp thứ hai này có vẻ dễ dàng thực hiện hơn.
Đọc bài tạm kết của anh, thấy tinh thần của anh hết sức khiêm tốn, Xin cảm phục tinh thần làm việc của anh. (13. 12. 2007)
Paris, ngày 16.03.2013
Phạm Bá Nha
Bài viết khác
BÀI 20 : LỜI PHI LỘ, LỜI CÁM ƠN và MỤC LỤC.
Bài 19 PHỤ LỤC 2 GIỚI THIỆU GIÁO SƯ TRẦN VĂN CẢNH VÀ NHỮNG SINH HOẠT CỦA ÔNG TẠI GIÁO XỨ VIỆT NAM PARIS
Bài 18: PHỤ LỤC 1 ẢNH HƯỞNG SÂU RỘNG CỦA NHỮNG BÀI TƯỜNG THUẬT CỦA GS TRẦN VĂN CẢNH
Bài 17 - LỜI KẾT
Bài 16 - TÓM KẾT THỜI KỲ III, THỜI KỲ TRƯỞNG THÀNH, 1980-2013
Bài 15 - CHƯƠNG 11 - GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN HỘI NHẬP MỤC VỤ TỔNG GIÁO PHẬN PARIS, 2008-2013
Bài 14b - CHƯƠNG 10 - GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN VÀ TỰ LẬP TÀI CHÁNH, 2002-2007
Bài 14 - CHƯƠNG 10 - GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN VÀ TỰ LẬP TÀI CHÁNH, 2002-2007
Bài 13 - CHƯƠNG 9 : GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA, CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ LIÊN ĐỚI XÃ HỘI, 1997-2001
Bài 12 - CHƯƠNG 8 : GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN VĂN HOÁ GIÁO DỤC, 1984-1989
Bài 11 - CHƯƠNG 7 GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN VĂN HOÁ GIÁO DỤC, 1984-1989
Bài 10b - CHƯƠNG 6 GIAI ĐOẠN XÂY DỰNG CƠ CẤU TỔ CHỨC, 1980-1983
Bài 10 - CHƯƠNG 6 GIAI ĐOẠN XÂY DỰNG CƠ CẤU TỔ CHỨC, 1980-1983
Bài 9 - TÓM KẾT THỜI KỲ II, THỜI KỲ THÀNH LẬP VÀ PHÁT TRIỂN, 1947-1980
Bài 8 - Chương 5 : GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN, GIÁO XỨ VIỆT NAM PARIS, 1977-1980
Bài 7 - Chương 4 : GIAI ĐOẠN LỚN LÊN, TỔ CHỨC TRUYỀN GIÁO VIỆT NAM TẠI PHÁP, 1952-1977
Bài 6 - GIAI ĐOẠN THÀNH LẬP LIÊN ĐOÀN CÔNG GIÁO VIỆT NAM TẠI PHÁP, 1947-1952
Bài 5 - TÓM KẾT THỜI KỲ I, THỜI KỲ KHAI PHÁ, 1787-1947
Bài 4 - CHƯƠNG 2 : GIAI ĐOẠN NHỮNG TỔ CHỨC SƠ BỘ, 1942-1947
Bài 3 : CHƯƠNG 1 : GIAI ĐOẠN NHỮNG BƯỚC CHÂN KHAI PHÁ, 1787-1942