CHƯƠNG II
PHẦN THỨ NHẤT
604-1048
PHÚC ÂM HÓA CHÂU ÂU
CHƯƠNG II
PHÚC ÂM HÓA CHÂU ÂU
Chúng ta nghiên cứu thời kỳ lịch sử dài này bằng cách tường thuật việc truyền bá Ðức Tin tại những nước từ trước đến nay vẫn bị ngoại giao chi phối, và tại những miền như Grande-Bretagne và Rhénanie là nơi Giáo Hội đã được thiết lập dưới thời Ðế quốc Roma, nhưng lại bị phân tán hay bị tiêu diệt bởi các cuộc xâm lăng của người man ri. Bài tường thuật này chắc chắn sẽ thiếu mạch lạc và có nhiều điều phức tạp, vì quả thật, mỗi giai đoạn lịch sử của một nước hay một miền đều có những mục đích theo đuổi riêng. Cuốn sách này chỉ có mục đích phác họa lại mức độ bành trướng của Kitô giáo, từ khi đức Grégoire Cả lên ngôi giáo hoàng cho đến các thập niên đầu thế kỷ XI. Năm 600, nước Ý còn có nhiều miền lạc hậu, dân chúng toàn là nông dân ngoại giáo. Miền bắc và miền trung, phần đất của người Lombards, còn nằm trong tay những người xâm lăng có khuynh hướng Arius. Phải hoạt động trong một thế kỷ, Giáo Hội mới đưa toàn thể dân chúng của bán đảo Ý vào đạo Công giáo. Nhưng các văn kiện của thời này không diễn tả đầy đủ về những diễn tiến của công trình Phúc Âm hóa trên đây. Tại các miền Âu-châu khác theo Kitô giáo, việc thống nhất Ðức Tin đã tiến bo ätuần tự và kín đáo. Trước đây không lâu, giáo thuyết của Arius, có lúc như đã tràn ngập tất cả Giáo Hội, lúc này không còn dấu vết gì tại Gaule nữa. Lạc thuyết này chỉ còn sót lại ở Tây Ban Nha cho đến khi người Hồi giáo đến chiếm đóng.
Về phía nước Gaule, vào năm 600, đại đa số dân chúng đã theo hay ít ra đã tiếp xúc với Kitô giáo. Chỉ những dân sống tại bán đảo Armorique, tức là những ngoại kiều Celtes bị người Saxon xâm chiếm rồi đuổi khỏi miền tây nước Anh, là không tiếp xúc với Giáo Hội Gaule trong hơn hai thế kỷ, vì ho ïcó những đặc tính và phong tục riêng; Hiện nay nước Anh vẫn còn giữ được các di tích của thời xa xưa ấy. Tại miền Gaule, đạo Kitô đã bị trào lưu ngoại giáo đánh bật khỏi miền hiện nay gọi là nước Bỉ, từ Amiens đến Trèves và Cologne; tuy cố gắng phục hồi nhưng vẫn chưa lấy lại được hoàn toàn phần đất đã mất. Dầu vậy, theo truyền thuyết, Amand người miền Flandres và nhiều nhân vật khác sau này như Audomar (Omer) và Eligus (Eloi), đã anh dũng đem Ðức Tin đến cho dân chúng tại các miền hiện nay gọi làNormandie,Picardie và Flandres. Còn miền bắc và miền đông Gaule, nhiều toán các cha dòng Aí Nhĩ Lan, các môn đệ hoặc người kế vị Colomban, như Gall hay Fursy, rao giảng Tin Mừng và hoạt động truyền giáo chung quanh các tu viện họ thiết lập tại miền Jura hay miền hiện nay gọi là Thụy Sĩ.
Tại nước Ðức, các cuộc xâm lăng không tiêu diệt nổi các cộng đồng Kitô sống raiû rác taiïmiền Tyrol thuộc nước Áo, tại Thụy Sĩ, tại quận Bavière và quận Wurtemberg. Hai thành phố Augsbourg và Coire chẳng hạn, vẫn còn giữ được tòa giám mục. Miền bắc Thụy Sĩ, từ Constance đến Bâle, vẫn còn giữ đức tin. Tòa giám mục Strasbourg vẫn đứng vững. Sau này trong mấy thập niên đầu của thế kỷ VII, Colomban và các thầy dòng của ngài đã đi tới Zurich, Brégenz, và các miền sau đấy gọi là Saint-Gall. Năm 700, đức tin rất thịnh hành tại quận Souabe. Cha dòng Pirmin có le õtừ Ái Nhĩ Lan hay từ Tây Ban Nha đã đến lập nhà dòng Reichenau và hai chi nhánh tại Altaich quận Bavière và tại Pfafers quận Rhétie. Cũng tại quận Bavière, trước năm 700, đã có nhà dòng ở Salzbourg và ở Ratisbonne, mặc dầu lúc đó Giáo Hội chưa được tổ chức tại các miền ấy. Miền Thuringe, nơi đãchịu ảnh hưởng của lạc giáo Arius, vẫn bất tuân và không có tổ chức ; dầu vậy những người Ái Nhĩ Lan cũng đã đến canh tác tại miền Wurtzbourg.
Sau này một phong trào truyền giáo khởi xướng từ nước Anh, đã giập tắt được tất cả các mưu đồ phân tán.
Bấy giờ, các hải đảo thuộc nước Anh và tất cả nước Anh, có lẽ chỉ trừ miền Cornouaille và phía đông Écosse, đã bị các người ngoại giáo như Saxon, Angles, Justes, Danois và những chi tộc khác xâm chiếm. Họ xâm chiếm sau khi quân đội Roma rút đi. Theo những tài liệu viết và các di tích khảo cổ sớm nhất còn giữ được, thì không có cộng đồng Kitô nào còn sót lại tại những miền này vào thời kỳ ấy. Chỉ có hai miền Galles và Cornouaille gốc Celtes còn giữ Ðức Tin. Còn đảo Ái Nhĩ Lan, như cuốn thứ nhất bộ Tân Lịch Sử Giáo Hội này đã cho thấy, chưa bị nạn xâm lăng đe dọa; hai vị tông đồ tên tuổi đã từ đảo này lên đường đi truyền giáo: một là Colomban đi Gaule và Ý, hai là Columba đi Iona va ø các đảo phía tây Calédonie. Vì có lời mời của ông hoàng Oswald người Northumbrie, Aidan (+ 631) đã từ Iona đến làm giám mục tại Lindisfarne. Từ Lindisfarne, Aidan truyền giáo qua miền Northumbrie, khiến nhiều người đón nhận Ðức Tin hay trở lại với Ðức Tin mà vì hoàn cảnh họ đã bỏ. Về sau, nhờ Finan, người kế vị Aidan, miền Mercie và mấy khu phía đông Anglie cũng trở lại đạo Công giáo.
Trong thời kỳ ấy, Ðức Tin Kitô được rao truyền xuống phía nam nước Anh theo một phương thức khác: Ðức Grégoire Cả cương quyết phái thánh Augustin và các bạn đồng nghiệp đến nước Anh. Cho dù không muốn khởi sự một chương trình truyenà giáo, nhưng với cử chỉ chưa từng thấy trong lịch sử ngôi giáo hoàng này, Roma nghiên nhiên đã khai mạc một phương thức Phúc Âm hóa bắt đầu từ nguồn gốc riêng. Sau nhiều thành quả bất ngờ, một mối tương giao chặt chẽ đã liên kết ngôi giáo hoàng với Giáo Hội nước Anh xa xôi. Mối liên lạc càng ngày càng bền bỉ Phúc Âm Hóa Châu Âu hơn khi miền Bắc, miền Tây và miền Trung châu Âu được Phúc Âm hoá bởi các nhà truyền giáo xuất thân từ cacù các đảo thuộc nước Anh. Ðồng thời tòa giáo hoàng áp đặt quyền trực tiếp trên những dân tộc mới trở lại, và gây được nhiều ảnh hưởng đối với họ. Nhờ vậy, tòa giáo hoàng củng cố rất mau lẹ địa vị của mình trước Ðế quốc phương Ðông, và về sau, dư khả năng đương đầu với các hoàng đế người Ðức.
Sau khi thu lượm được nhiều thành quả tại miền Kent, rồi tại miền Northumbrie nhờ công trình truyền giáo của Paulin, Giáo Hội đã phải tạm lùi bước tại hai miền ấy. Dần dà miền Wessex và miền Ðông-Anglie cũng trở lại đạo, nhưng với phương thức khác. Như ta đã thấy trước đây, Ðức Tin Kitô đã xâm nhập vào miền Northumbrie nhờ các người Celtes phía bắc; rồi từ đấy đức tin đã lan tràn tơiù miền Mercie, là miền Midlands hiện nay. Vì hai bên cónhững truyền thống khác nhau, đặc biệt về niên đại lễ Phục Sinh, có lối đạo đức và kỷ luật khác nhau, nên đã xảy ra vụ tranh chấp, có thể nói được là đố kỵ, giữa Giáo Hội miền Nam nước Anh và Giáo Hội Celtes hay Giáo Hội miền Bắc nước Anh. Giáo Hội miền Nam có những liên lạc trực tiếp với Roma, Giáo Hội miền Bắc tiếp tục sống riêng rẽ. Ðã có cuộc hội nghị giữa hai bên tại Whitby năm 663. Wilfrid người Ripon, một cha dòng hăng say và cương nghị, trước kia đã đi hành hương sang Roma và chịu phép cắt tóc tại miền Gaule, đã giữ một vai trò quan trọng trong các cuộc thảo luận. Ngài khẳn định uy thế của Tòa Thánh và quyền hành phổ biến của tòa Phêrô. Giáo Hội miền Bắc chấp nhận các truyền thống và quyết định của Roma.
Trong vòng mấy chục năm sau hiệp định Whitby, Giáo Hội phồn thịnh Northumbrie tập trung lực lượng truyền giáo vào phía lục địa. Lý do vì có những mối thân thuộc giữa người Northumbrie với người Saxon, trước kia họ đã sống gần nhau và vẫn còn ở lại xứ sở sau các cuộc xâm lăng, vì họ đã chịu ảnh hưởng của người Ái Nhĩ Lan: ”lấy việc đến ở một miền ngoại giáo xa lạ vì đức Kitô như một lý tưởng”. Trong khi bị phát vãng, Wilfrid người Ripon đã thành công một phần nào giữa người Frisons. Vị thừa sai nổi tiếng hơn cả là Willibrod xuất thân từ nhà dòng Wilfrid tại Ripon; người ta goiï ông là vị tông đo àcủa miền Hòa Lan. Ngài tới miền Frise năm 690 và đã chịu chức giám mục năm 695 do tay giáo hoàng. Ngài không mấy thành công vì đã sớm qua đời năm 739. Hoạt động tông đồ của dòng Winfrith (672-754) đã thu lượm nhiều thắng lợi đáng kể.
Vị truyền giáo tên tuổi này đáng được liệt vào hàng các vị tông đồ trư ùdanh như Cyrille, Méthode và Francois Xavier. Ngài sinh ra tại miền Devon, đã sống các năm thiếu thời và một thời gian sau lúc trưởng thành tại các nhà dòng miền Wessex, kế cận với miền Winchester và Solent. Sau đấy ngài cảm thấy co ùơn gọi truyền giáo, là phải mang ánh sáng Ðức Tin đến cho những người cùng một dòng giống với ngài đang sống tại Châu Âu. Ngài bắt tay vào việc tại miền Frise là nơi dân chúng đã từ lâu khươcù từ Ðức Tin. Ngài bị họ công kích và phải rút lui. Lợi dụng cơ hội, Ngài hành hương sang Roma năm 718, đe åxin Grégoire II cho bài sai trở lại miền Frise. Nơi đây, cùng với Willibrod ngài thành công hơn (719-722). Từ khi bắt tay vào việc truyền giáo, ngài duy trì các tục lệ Anglo-Saxon, chủ trương tất cả Giáo Hội phải trực thuộc vào Tòa của Phêrô. Chính ngài đã sống khá lâu tại Roma vào các năm 718 và 722; ngài nhận chức giám mục do tay giáo hoàng và mang danh xưng Roma là Boniface. Ngài nhận thêm một nhiệm kỳ nữa để đi rao giảng và cai quản. Cho đến năm 739 ngài đã sống nhiều năm tại miền Hesse và Thuringe. Cuối cùng ngài tới miền Bavière là nơi đa số dân chúng còn ngoại giáo nhưng đã còn một số tập quán kitô, và cũng thấy rải rác một vài nhóm nhỏ kitô. Nơi đây ngài chỉnh đốn lại việc tổ chức Giáo Hội, như ngài sẽ làm tại miền Franc để giúp Pépin. Ngài đã sáng lập nhiều tòa giám mục ở miền trung nước Ðức.
Boniface có đặc tài làm quen với mọi người. Ngài thúc đẩy người khác sống tận tụy cũng như chính ngài đã tận tụy. Trong những bức thư mà phần lớn hiện nay còn giữ được, ngài tươnøg thuật về những biến cố của thời đại và đặc biệt về công việc truyền giáo của ngài giữa người ngoại giáo một cách sống động và tỉ mỉ. Chẳng hạn ngài đã viết cho bà Eadburg bề trên dòng Minster xin bà ”chép lại cho tôi bằng chữ vàng các thư của thầy tôi là Phêrô” để giúp người ngoại giáo ái mộ Thánh Kinh; hoặc ngài viết cho Daniel giám mục Winchester, ”xin ông gửi cho tôi cuốn sách sáu vị tiên tri viết chữ rõ nét và rộng hàng... vì từ khi mắt tôi kém, tôi không đọc được những chữ nhỏ và viết nhặt hàng”. Phần ngài, ngài đã gửi từ nước Ðức về tặng Daniel ” một áo choàng dệt bằng lụa pha lông dê và một khăn lau chân”. Nhưng mặt khác, Boniface đã gặp nhiều khó khăn với người Francs. Ngài cam đoan với giáo hoàng là không tiếp xúc với họ bao giờ, vị hàng giáo sĩ giầu có và thích ăn chơi phóng khoáng, ”xem như không quan tâm gì đến công việc và phương thức phấn đấu của chúng ta giữa người ngoại giáo” (1). Nhiều bạn hữu của ngài đã từ nước Anh sang nước Ðức làm việc, có người được chính ngài mời tới, trong đó có các cha và các chị dòng chiêm niệm. Ngài đã xây cho họ các tu viện tại Fritzlar và Fulda, các tòa giám mục như Wurtzbourg. Các cơ sở này dùng làm nơi đón tiếp và hội họp của các vị truyền giáo, làm trung tâm huấn luyện đạo đức và trí thức cho các giáo sĩ trẻ. Trong số những người cộng tác với Boniface, có Willibald, một cha dòng người Anh, đã từng đi hành hương Palestine với người anh của ông tên là Winnibald sau làm giám mục Eischstatt, và bà em gái tên là Walburge, bề trên tu viện Heidenheim và Lull, cả ba đã cộng tác vào việc tu sửa dòng núi Cassin. Các thư từ Boniface gửi cho các bạn tại nước Anh chứng tỏ ngài là một nhân vật hoạt động và có nhiều tài văn chương đã học được trong Giáo Hội Anglo-Saxon, ít ra ở trình độ cao học. Ðược đề cử làm tổng giám mục ”Nước Ðức”, Boniface giữ tòa Mayence năm 732 và được phái sang Giáo Hội Francs với tư cách là khâm sai của giáo hoàng Zacharie. Sau cùng năm 754 ngài bị ám sát cách bất ngờ với nhiều bạn đồng hành khác trong khi đi giảng tại miền bắc Frise. Boniface thật đáng được gọi là tông đo àcủa nước Ðức. Thật ra, tuy gần như cả đời ngài chỉ sống tại những miền lương giáo trà trộn hay những nơi dân chúng còn hoàn toàn ngoại giáo, ngài rất khôn khéo trong việc củng cố Giáo Hội. Ngài đã thiết lập nhiều giáo phận và nhiều nhà dòng lớn tại các miền phía nam nước Ðức và Thụy Sĩ hiện nay. Ðiều đáng nhớ hơn cả là ngài đã mang đến cho Giáo Hội Ðức còn non trẻ một cơ cấu và những truyền thống Roma. Ðó cũng vì ngài đã được hấp thụ nền giáo huấn tại Anh và vì đã đi hành hương Roma nhiều lần. Vị giáo hoàng đã phái ngài đi là một người nhìn xa thấy rộng. Chính ngài cũng tự coi mình như một viên chức và đại diện của giáo hoàng. Những nhà dòng và những địa phận nưóc Ðức vừa mới thành lập hay đang đà phát triển, đã thừa hưởng và duy trì được những truyền thống qúy báu ấy. Nhờ đó, trong khi ngôi giáo hoàng bị đe dọa mất hết độc lập trước những yêu sách quá đáng của triều đình và tòa thánh Roma trải qua một thời kỳ bị nhục mạ, hầu như mất hết quyền bính, thì các giáo Hội trẻ tuổi nằm vòng cánh cung từ Anh đến Áo quốc vẫn phát triển và vẫn giữ nguyên vẹn thái độ tốt đối với Roma. Thái độ này đã thành phổ cập khắp phương Tây trong nhiều thế kỷ. Thoạt nhìn vào thì như có vẻ nghịch thường khi thấy: ba thế kỷ sau Tòa Thánh Roma đã phải đương đầu với một địch thủ ghe âsợ, không phải tại nước Pháp nhưng tại nước Ðức. Dầu vậy, không thể chối bỏ phần đóng góp của Boniface vào các truyền thống cố cựu là những yếu tố khiến nhiều địa phận Ðức vẫn tùng phục Tòa Thánh Roma trong suốt thời kỳ tranh đấu giữa giáo hoàng và hoàng đế.
Các môn đệ của Boniface vẫn tiếp tục công việc nói trên. Trong vòng mấy chục năm trước năm 800, Charlemagne đã tiếp tay với các vị ấy tại miền Frise. Nhưng tại miền Saxe, Ngài lại xử sự theo phương thức khác. Trong vụ chiến tranh tàn khốc kéo dài ba mươi năm, các người Saxons (hay là tàn dân của họ) bị miễn cưỡng chịu phép rửa tội. Khác với mưu toan dùng thanh kiếm hay dùng cách tử đạo, phương thức này kết cục đã làm nảy sinh một dân tộc khăng khít với Ðức Tin lâu dài. Ba mươi năm sau, Anschaire (801-865) một cha dòng ở Corvey, lên làm giám mục miền Hambourg dưới quyền bảo trợ của Louis le Pieux. Không bao lâu, Brême được sáp nhập vào tòa Hambourg với trách nhiệm kitô hóa miền bắc châu Âu. Thật ra Anschaire đa õđi đến tận Birka, gần thành phố Stockholm hiện nay. Sau đấy, ngài cũng giảng đạo taiï một phần nước Ðan Mạch. Nhưng cuộc xâm lấn của người Vikings đã đẩy lui biên giới kitô giáo, và mặc dù với nhiều cố gắng, mãi đầu thế kỷ XI, nước Ðan Mạch mới hoàn toàn trở lại đạo Công giáo dưới triều đại của Cnut là vua nước Ðan Mạch và nước Anh. Từ nước Anh, nhiều dòng tu sang lập nhà tại Ðan Mạch và các giám mục tiên khởi tại Ðan Mạch đều là người gốc Anh. Mặc dầu không nắm đủ tài liệu, người ta có thể quả quyết là đa số các vị thừa sai có nhiệm vụ giảng đạo tại Na Uy vào cuối the ákỷ X và tại Thụy Ðiển vào đầu thế kỷ thứ XI đều tới từ nước Anh. Nhưng không còn vị nào sánh được với Anschaire và Willibrod. Các cha dòng này đã có công nhiều trong việc giảng đạo tại miền Bắc Âu. Các Giáo Hội Ðan Mạch và Na Uy còn duy trì lâu đời những liên lạc với Giáo Hội Anh về phụng vụ, văn chương và nghệ thuật tôn giáo. Bởi vậy, nhà thờ chính tòa Stavanger đã nhận thánh Swithin ngưòi Winchester làm bổn mạng, và trong thành phố mới xây cất, nhiều đường phố và nhiều đồ thủ công mang nhãn hiệu của vị thánh này. Từ Ðan Mạch, Ðức Tin đã được truyền sang Islande (996) là nơi Giáo Hội mau trở nên phồn thịnh, mở rộng tới Groenland năm 1123. Những cuộc khai quật mới đây đã tìm thấy một nhà thờ kiểu trung cổ.
Việc Phúc Âm hóa miền tây nước Ðức được thực hiện một cách đều đặn, nhờ có những tư nhân hoặc những nhóm người đã thấm nhuần tinh thần truyền giáo. Phần nhiều họ hoạt động giữa những người cùng một dòng giống với họ, hay một dân tộc có liên hệ thân quen, nói chung khi họ rao giảng Phúc Âm họ không gặp một phản ứng kỳ thị nào. Trái lại ở phía đông nước Ðức, việc quảng bá Ðức Tin tiến hành rất chậm chạp: nhiều khi không có người đã theo đạo trước khi quân đội Ðức tới, có người đi đạo trong thời kỳ chiếm đóng, có kẻ lại chỉ theo đạo sau khi quân đội đã rút lui. Cuộc truyền giáo lệ thuộc vào tình hình chính trị, hay vào những hậu quả bất ngờ của chiến tranh. Thật ra dân tộc Ðức đã có nhiều đụng độ với người Slaves và với những bộ lạc hung dữ và man ri miền bờ bể Balte. Hơn nữa, chính trong công cuộc truyền giáo, Kitô giáo gặp nhiều trở ngại, vì lòng ghen ghét của những người bị thua trận, hay vì mặc cảm của người Kitô thất trận, nhất là vì hai vụ xâm lăng lớn của người ngoại giáo Magyars cũng gọi là người Hung Gia Lợi. Họ đâ tiến sâu vào phần đất của người Ðức. Ðợt xâm lăng của ngưòi Hung Gia Lợi thứ nhất đã bị Henri I ngăn chặn, nhờ có hai trận chiến lớn, một trận vào năm 933 tại miền Thuringe và một trận khác tại miền Saxe trên bờ sông Elbe. Ðợt xâm lăng thứ hai đã bị Otton I ngăn chặn năm 955 gần Augsbourg, trong trận giao tranh trên sông Lech.
Ngươiø Magyars đã tàn phá miền Moravie. Nhưng không vì the á mà đạo Kito âbị tiêu diệt. Các linh mục người Ðức và Moraves đưa tôn giáo vào miền Bohême thuộc vua Venceslas (Vaclav). Tuy còn trẻ tuổi, vua rất ham chuộng đời sống kho åhạnh, chỉ trong sáu năm trời (923-929), ông đã tận lực xây cất nhiều nhà thờ và truyền bá Ðức Tin. Có lẽ vì thế mà ông đã bị ám sát. Trong thời kỳ ấy, dưới đời Henri I và đời Otton đại nhân, tôn chỉ Ðông Tiến (Drang nach Osten) của Ðức bắt đầu gây ảnh hưởng trên việc truyền bá đạo Kitô. Dân tộc họ gặp trên đường là người Wendes. Họ chống đoiá người Ðức và tôn giáo mới một cách quyết liệt. The á nhưng tòa giám mục Brandebourg cũng được thành lập năm 948. Hình như tòa giám mục Aarhus đã được thành lập năm trước tại Ðan Mạch và sau đó ít lâu, tòa giám mục Oldenbourg. Ðược như ý sở nguyện đã có từ lâu, Otton I lập tòa tổng giám mục Magdebourg gần biên giới phía đông miền Saxe. Sau nhiều năm khó khăn, năm 968 cha dòng Adalbert đã được bầu làm giám mục địa phận này và đặt tòa tại hạt Mersebourg.
Sau đó ít lâu, Boleslav II cầm quyền từ 967 đến 999 đã thúc đẩy toàn dân miền Bohême theo đạo. Có lẽ dưới triều đại ngài, tòa giám mục Prague được thành lập và có Mayence là giáo phận thuộc hạt. Giám mục thứ hai của địa phận Prague là Adalbert khác, vị này là một cha dòng đã chịu tử đạo năm 997 giữa người ngoại giáo miền Prusse, sau khi đã trải qua nhiều biến cố trong việc truyền giáo. Cũng trong thời kỳ ấy, Piligrim người Passau, một giám mục thông minh và một chính trị gia nhiều tham vọng, tìm cách khuất phục người Magyars. Ngài hy vọng dùng môi giơiù tòa giám mục thuộc hạt của ngài điều điều khiển họ Nhưng không thành công. Thật ra chính vua thánh Etienne I (cai trị từ năm 997 đến năm 1038) đã tổ chức mọi cơ cấu giáo hội tại Hung Gia Lợi mà sau đó giáo hoàng Sylvestre I đã châu phê. Vua Etienne I cũng thiết lập hệ thống giáo sĩ trong nước với tòa giám mục tại Gran (Esztergom), và làm cho Giáo Hội nước này trở nên một Giáo Hội sống động giữa Giáo Hội Tây phương. Mấy chục năm ve àtrước, tòa giám mục Poznan (Posen) đã được thành lập tại Ba Lan bởi ngoại kiều Ðức. Nhưng nhân dân nước này chỉ trở lại đạo sau khi Mieszko I đã lập được chính phủ Ba Lan năm 967. Giáo Hội Ba Lan được tổ chức hoàn bị hơn dưới đời công tước Boleslas I sau lên làm vua, từ năm 992 đến năm 1025; Boleslas đã thiết lập tòa tổng giám mục ở Gniezno (Gnesen). Hoàng đế Otton III đã cho phép ngài làm việc ấy năm 1000, lúc ngài đi hành hương viếng mộ thánh Adalbert. Tòa tổng giám mục này đã được giáo hoàng Sylvestre II phê chuẩn. Như vậy hai Giáo Hội ở phía đông của thuộc quyền Roma đã có tổ chức bền vững. Cũng vào thời kỳ ấy, ranh giới phía đông của tòa tổng giám mục Magdebourg được xác định rõ ràng.
Như vậy vào giữa thế kỷ XI, phần lớn lục địa Châu Âu đã theo đạo Kitô, từ Nga Sô miền tây Công giáo và Bulgarie cho tới Tây Ban Nha ở phía bắc ranh giới Hồi giáo. Nhiều khu thuộc bắc châu Âu vẫn còn là ngoại giáo, như bờ biển Balte và giải đất đàng sau, ở phía đông và phía bắc miền Brême; mấy khu vực tại trung Âu châu cũng vậy. Về phía đông, một phần lớn nước Nga Âu-châu và miền Balkans đã theo Truyền thống giáo. Các miền còn lại đã vào Giáo Hội trong các thế kỷ XII và XIII. Tại Tây phương miền tận cùng xa xăm, việc các dân trở lại đạo có yếu tố gì là mầu nhiệm, huyền diệu và thơ mộng. Nền Kitô Celtes không thống nhứt kỷ luật và không có tín lý minh định, có nhiều khả năng nghệ thuật và học vấn, có tinh thần truyền giáo dồi dào đến độ đã gửi người đi giảng đạo tại Islande và bờ sông Danube, nhưng lại không giống Ðông Âu Công giáo một chút nào. Không nền văn hóa kitô nguyên thủy nào có thể so sánh với nền văn hóa đã phát triển tại Northumbrie và tại Wessex; các vị thừa sai đã mang nền văn hóa này tới miền Frise và sang nước Ðức. Tại tất cả các xứ này, mạch nước cứu độ đã trào ra như thế bởi một sức huyền nhiệm và siêu nhiên. Trái lại tại miền Ðông, đạo Kitô đã liên kết chặt chẽ với các cuộc viễn chinh của người Ðức, và đã bén rẽ nhờ các nhà dòng và các tòa giám mục. Một điều chắc chắn là quá trình phát triển ấy đã được nung nấu bởi tinh thần của các thánh, như thánh Adalbert, thánh Cyrille và thánh Méthode. Dầu vậy vẫn còn có những yếu tố dị biệt. Bởi vậy trong lịch sử vẫn có cái gì nổi bật lên nơi các vị thừa sai tây phương. Trái lại, những thắng lợi của đạo Kitô trên phần đất Ðức và Slaves rất vĩ đại và chứng tỏ rằng Phúc Âm ẩn tàng một sức mạnh nội tại khả dĩ truyền thông cho mọi dân tộc Âu-châu.
Trong thời kỳ chúng ta đang nghiên cứu, nói chung, đạo Kitô cũng gánh chịu nhiều thất bại ngang số với các thắng lợi. Nguyên do, vị Hồi giáo đã phát triển một cách bất ngờ, và tiếp thu nhiều chiến thắng mau lẹ ở nhiều nơi. Mahomet qua đời năm 632. Trong vòng một thế kỷ, các người kế vị ông đã gây được quyền lực từ Samarkande và Indus đến Cadix và dãy núi Pyrénées. Quân đội của họ dự định tiến vào lũy thành Constantinople và Orléans. Ở đây chúng tôi không có ý bàn đến các cuộc chiến thắng của họ tại Ðông phương là nơi các cộng đồng Kitô phồn thịnh, như ở Syrie, Arménie, Palestine và Ai-cập đã bị tàn phá và đa số đã bị tiêu diệt hẳn. Về phía tây, từ năm 700 người Hồi giáo đã chinh phục đươcï các tỉnh châu Phi-Roma và miền Mauritanie. Năm 711, họ tiến vào Tây Ban Nha. Hai năm sau, hầu như toàn thể bán đảo Ibérique đã rơi vào tay họ cả. Ðạo quân của họ như sóng cả càn quét mọi cái ở cả hai đầu dãy núi Pyrénées. Ít lâu sau quân đội của họ lại tràn sang Tiểu Á về phía Constantinople. Lúc đó thế giới Kitô vẫn chưa thiết định xong ranh giới phát triển tại phía bắc và phía đông Âu-châu. Có lúc ranh giới đã bị giày xéo tại miền Thrace và ở Hy-lạp là hai miền thuộc quyền Byzance, và ở Tây phương tại giải đất hẹp và dài đi từ Ý đến Anh qua tỉnh của nước Pháp. Từ trước đến đấy chưa bao giờ cánh đồng Phúc Âm bị hãn ngữ như vậy. Nhưng đúng lúc hai gọng kìm sắp xiết lại từ phía tây và phía đông thì hết cơn ngộp thở. Số là vào các năm 674-677 và các năm 717-718, chiến hạm và bộ binh Hồi giáo bị bại trận trước tường thành Constantinople; và năm 732 Charles Martel đã đánh tan đạo binh xâm lấn của người Sarrazins gần Poitiers.
Hai cuộc chiến thắng của thế giới Kitô đã được liệt vào sổ những cuộc chiến thắng oanh liệt trong lịch sử thế giới. Ở phía tây, lúc đầu người ta tưởng đấy chỉ là một cuộc ngưng chiến tạm thời, dayõ núi Pyrénées đã dùng làm ranh giơiù cho phần đất bị người Hồi giáo chiếm cứ. Về phía đông, Ðế quốc Đông phương còn tồn tại được bảy thế kỷ nữa; mức tăng cường của Ðế quốc này và nhiều yếu tố khác nữa đã góp phần vào việc trở lại của nước Nga. Thật ra trong hai cuộc chiến thắng, chiến thắng quan trọng hơn cả là ở Ðông phương. Quả vậy, lúc đó Constantinople là quả tim và là đầu não của Ðế quốc Kitô; nếu thành phố này thất thủ thì nền văn minh Byzance sẽ bị sụp đổ và Ðức Tin sẽ không bao giờ được truyền bá vào các miền ở giữa hai sông Danube và Oural. Trái lại ở nước Pháp, người Hồi giáo đã tiến đi quá xa nên không giữ nổi phần đất đã chiếm cứ được. Mặc dầu các miền ven bờ Ðịa Trung hải còn bị người Sarrazins quấy nhiễu trong vòng bốn thế kỷ nữa, hình như không có cuộc hăm dọa chinh phục nào lâu dài. Ðiểm làm cho cuộc chiến thắng của Charles Martel nổi bật, là từ thời ấy người ta hiểu rằng đây không phải là cuộc chiến thắng của một đạo binh, mà là của toàn thể châu Âu. Ý tưởng ấy đã gợi hứng cho truyền thuyết sau này được diễn tả trong tập thơ gọi là Chanson de Roland.