CHƯƠNG XIII
NỀN KITÔ TRUNG CỔ
BẮT ÐẦU XUẤT HIỆN
CHƯƠNG XIII
NỀN KITÔ TRUNG CỔ
BẮT ÐẦU XUẤT HIỆN
Cũng như rất khó nắm được giây phút bắt đầu rõ rệt, rất khó nhận định khoảnh khắc chung cục đã kết thúc một hiện tượng văn hóa lớn: truyền thống cổ đại, dầu chỉ còn sót lại như một ngọn lửa chập chờn, cũng phải lâu lắm mới tắt hẳn. Các điều kiện cấu thành môi trường để ”đời sống trí thức trong Giáo Hội dưới quyền người Wisigoth” lại phát sinh vào cuối thế kỷ VI, cho phép hiểu ngầm rằng ”truyền thống văn chương vẫn còn dai dẳng trong thế kỷ kinh hồn kế tiếp cuộc xâm lăng năm 410” (28). Tại miền nam nước Gaule, các trường phái Roma vẫn còn tiếp tục cho đến gần cuối thế kỷ V. Sau khi các trường này đóng cửa, phe quí tộc Galo-Roma qua nhiều thế hệ vẫn duy trì được lòng ái mộ văn chương giữa các người cùng dòng tộc với họ, nhờ truyền thống gia đình, và về sau, Giáo Hội đã tự hào vì tuyển trạch được những giám mục từ môi trường trí thức ấy. Nền văn hóa cổ điển với thể chế học đường còn được duy trì thỏa đáng hơn cả tại Ý thuộc người Ostrogoths, hoặc tại châu Phi thuộc người Vadanles; tình trạng này đã kéo dài cho đến khi xảy ra cuộc tái chinh phục của Byzance.
Tuy không chủ trương suy tôn quá mức nền văn hóa này, người ta cũng ghi nhận: bên cạnh mấy tu từ gia có thể văn hư phù và ngôn ngữ giả tạo, sermo scholasticus, như Ennode giám mục thành Pavie qua đời năm 521, còn gặp thấy một số tâm hồn cương nghị hơn, sâu sắc hơn, rất ý thức về những vấn đề mà nền văn hóa kitô về sau sẽ đặt ra. Chẳng hạn Claudien Mamert, linh mục thành Vienne (+ kh. 474), nước Gaule, là một triết gia thực thụ, một tân-Platon tên tuổi, xuất thân từ trường Porphyre; Trổi hơn Fauste thành Riez, một đối phương chất phác (đảo Lérins đã đào tạo ra những con người đạo đức hơn là những nhà thần học), Claudien Mamert đã ước lượng nổi tính cách phức tạp siêu hình của một vấn đề gai góc và tế nhị như vấn đề bản tính của linh hồn. Tại Ý, thành Naples đón nhận Eugippius, nhà chép truyện thánh Sévérin, ông đứng ra xuất bản các sách của thánh Augustin (+ sau 533). Roma tiếp nhận Denys người Bé nhỏ, một tu sĩ Scythe thành Dobrogea, vừa là nhà giáo luật, niên kỷ gia, vừa là chuyên viên dịch thuật; ông là người có khả năng tiếp xúc được với thế giới Hylạp.
Trên kia chúng ta đã nhắc đến Boèce, một triết gia thực thụ, điều này ít thấy nơi người la-tinh. Ông đã được huấn luyện rất căn bản về triết lý, có lễ ngay ở Alexandrie. Với những sách thủ bản, với các bài dịch và với những thiên chú giải của mình, hình như ông vừa muốn phục hưng lại nền triết lý vừa quyết định cho nó nhập tịch hoàn toàn vào Tây phương, theo công trình Cicéron đã bắt đầu.
Trong một phương án đã trực tiếp hoạch định nhằm đáp ứnG vào những yêu sách của đức tin kitô, giáo hoàlg Agapit và Cassiodore, bạn của ông, dự ±ịnh lập lên tại RomamOät cao học viện tôn giáo (535). Cassigdore đã năng fổ, một mình thực hiện phương a¹n này, sau khi ông từ giã đời sống công khai và trở về tu viện Calabre tạ) Vivarium. Nơi đây ông kiến Tạo một cä sở Xuất bản, dịch thuật và biên soạn các tiểu Luận bách khoa to!øn thư. Những nhân vật này đã làm việc cho hậu thế, scribantur haec in generatione altera: tình thế đen toÁi lúc đó không cho phép các obng đưa n`ững sáng kiến ấy ra phụC vụ tức khắc, nhưng sự nghiệp của các vị sáng tạo n!øy đã được nền văn chương trung cổ thu dụng và đón nhận cách kính cẩn, được truyền tụng lại vằ đem ra suy tư lâu ±ời.
Sau khi làm chu{ được các tỉn` Tây phương vừa mäùi khôi p(ục, JustiNien ra sưyc trùng tu các học đường 6à móc nối lại các cuộc giao tiếp với Constantinople; điều nàY cũng góp lợi Ích cho nền văn hóa tôn giáo Phi châu-Kitô và của miền nam Tây Ban Nha. Một người công chức cao cấp thuộc dòng giống phi châu, là Junillus, đã dịch cuốn thủ bản giải nghĩa Thánh Kinh thông dụng tại trường Nestorius ở Nisibe sang tiếng la-tinh (khoảng 542), trong khi ông này làm việc tại Constantinople. Khoảng năm 583, Léandre thành Séville gặp tại đấy vị giáo hoàng tương lai là thánh Grégoire, ngài ở đấy với tư cách là khâm mạng (tương đương như chức sứ thần ngày nay).
Các cuộc giao tiế0 này cũng diên quan đến Ý, nhưng hình như maền này không khai thác được gì vì hầu như đã kiệt quệ tới cốttủy bởi hai m¶ơa năm cHiếN tranh (535-555) trmng cuộc cầm cự cố thủ của ncười Ostrogoths trước sức phản Công người Byz!nce. Riêng Roma đã bị tổn thương hầu như chôf vùi dướI cảnh điêu tàn. Sau khi chiếm được thành phố này ngày 17 tháng Chạp naªm 546, vì sợ không giữ nổi, vua Totila đã hạ lệnh cho toàn thể dân thành phải rời đến miền Campanie: trên lý thuyết, Roma bị bỏ hoang trong vòng bốn mươi ngày, thời gian lạ lùng này chia cắt tượng trưng định mệnh lâu dài của thành phố muôn thuở ra làm hai.
Trật tự Byzance vừa mới được vãn hồi thì người Lombards, một trong những dân tộc Germanie còn man rợ hơn cả, lại lên đường đi xâm chiếm nước Ý (568). Họ nhanh chóng chiếm cứ đồng bằng Padova, rồi tiến sâu vào bán đảo; có lẽ họ không đuổi nổi người Byzance, một lực lượng hải quân hùng mạnh, khỏi các căn cứ như quần đảo Vénétie, Ravenne, Gênes, Naples; nhưng họ chiếm đóng được dãy núi kiên cố Apennin; từ năm 570-571, họ tiến vào Spolète và Bénévent; Roma cũng bị đe dọa. Chiến tranh lại bùng nổ, kéo theo một chuỗi đau khổ: cướp bóc, càn quét, đói kém, dịch tễ.
Liên kết với Ðế quốc Ðông phương, không vì tất đã mang lợi ích cho các Giáo Hội la-tinh. Lý do vì các giáo hội này đã bị liên lụy vào những vụ tranh cãi thần học trong lúc họ chưa được chuẩn bị. Chúng ta đã thấy các giáo hoàng Vigile và Pélage bị Justinien lố lăng thúc đẩy lên án Ba đoạn (Trois Chapitres); các ngài còn gặp nhiều khó khăn hơn nữa, rồi sau các giám mục và những nhà thần học Tây phương mới chấp nhận quyết định ấy. Vì không thành thạo những chỗ tế nhị của thuyết tân-Chalcédoine, họ chỉ phê phán cách tổng quát và chiếu lệ: họ cho rằng chiều hướng mới do công đồng năm 553 quyết định chỉ là một cách phục thù của các người Nhất tính về cuộc thất bại năm 451.
Trừ Roma ra, hầu như khắp nơi đều phất cờ khởi nghĩa. Tại châu Phi phe đối lập có những nhà bút chiến đủ khả năng đứng ra chống đối kịch liệt, như ở Illyricum, ở Dalmatie. Toàn thể miền bắc nước Ý đòi được tự trị dưới quyền lãnh tụ của các vị giáo chủ thành Milan và Aquilée (nhân cơ hội này giáo chủ Aquilée đã đoạt tước hiệu giaÙo phuÏ vào năm 558). Miền Tây Ban Nha và miền Gaule ở xa hơn nên ít hiểu biết tdà vấn đề cũng lại Lên taếng phản kháng, nhưng chưa đi đến độ ly khai. Có điều này nghịch thường là Nizier giám mụ# Trèfes đã tố giác JurtInien vì Oâng chỉ coi đấng Khtô như một người thường, không hơn không kém, purum hominem (29).
Với phương pháp điều luyện, Justinien dùng quyềnđể tống ngục, pháP vãng, truất phế hoặc tập trung những người ngoan cố. Nhưng cuộc tấn công của người Lombards đã tạo cơ hội cho nhiều người thoát ách cường bạo của hoàng đế: Milan lại liên kết với Roma từ năm 570-573; mọi hình thức chống đối vẫn tiếp tục, chẳng hạn hoàng hậu Théolinda tuy là người công giáo mà vẫn trung thành với tập Ba đoạn, vị giáo chủ thành Aquilée đã tị nạn tới Grado (568) vẫn cố chấp trong tình trạng ly giáo. Nhờ hoạt động kiên trì, thánh Grégoire đã cản ngăn không cho ông gây ảnh hưởng trên một số giám mục eiền Istrie hoặc Vénétie. Dầu vậy, cuộc ly khai vẫn tiếp diễn cho tới nằm 607 to¸a Aquilée mới trở dại qui thuận, và mãi đến đời giáo hoaxng ergi5s (687-701), những ngư´øi ly khai cuối cùng mới chịu hòa giải.
Muôn phức tạp của tình trạng lịch sử thời ấy đã biểu hiện rõ rệt trong một nhaÂn vật rất 0hong phú và hấp Dẫf là thájh Grégoire (590-604). Cái tên đệm ”Cả” hay ”Ðại nhân” mà hậu thế gán cho ngài qqả thật xứng đájg dưới nhiều danh nghĩa, tương ứng với những phạm vi làm việc rất khác nhau của ngài. Thoạt tiên người ta thấy ngài là một vị giáo hoàng lớn, nối tiếp truyền thống các vị tiền nhiệm của thế kỷ V và VI, chèo lái con thuyền của Phêrô với óc cương nghị và chuyên đoán theo lối một vị quan tòa cổ Roma. Trước khi vào tu dòng và được vị tiền nhiệm của ngài là Pélage II chọn lo việc phụng vụ giáo hội, Grégoire đã từng làm quan chức hành chính, năm 573 người ta thấy ngài giữ chức quận trưởng đô thành Roma. Mộ chí bằng thơ chép về ngài cho biết ngài đã trở nên vị ”lãnh sự của Thiên Chúa” Dei consul factus (30). Chừng 850 thư tín của ngài còn giữ lại được, cho chúng ta thấy tính cương nghị của ngài trong việc điều khiển giáo đoàn, hàng giáo sĩ, các dòng tu, những tổ chức từ thiện, trong cách kiểm soát các giám mục bán đảo Ý dưới quyền, thi hành quyền bính đối với những tổng giám mục khác tại Tây phương, ngài đã tùy hoàn cảnh chính trị mà duy trì hoặc móc nối tiếp xúc. Từ đời thánh Léon trở đi, các mối giao tiếp này vẫn chưa được cải tiến, phải đợi tới ba bốn năm sau đức giáo hoàng mới biết tin (591) về biến cố quan trọng là việc vua Reccarède trở lại với những hiệu quả nó tạo ra, như việc các người Wisigoths Tây Ban Nha qui hồi đạo công giáo (587). Tuy nhiên, mãi đến năm 599, các mối bang giao trực tiếp giữa thánh Grégoire và vua thành Tolède mới thiết lập được. Nơi nào cần sự cảnh giác, thánh Grégoire lưu ý canh chừng và duy trì quyền hành tại đó: chúng ta đã thấy ngài nhập cuộc thế nào trước tham vọng của vị giáo chủ thành Constantinople.
Cũng như các vị tiền nhiệm, thánh Grégoire chú trọng đặc biệt đến những bổn phận thuộc chức giám mục: ngài trình bày học thuyết về các nhiệm vụ giám mục trong cuốn Chuyên luận về mục vụ. Sách này đã được dịch tức khắc sang tiếng Hylạp tại Antioche vào năm 609, rồi lại được vua Alfred dịch sang tiếng anglo-saxon vào cuối thế kỷ IX. Ðối với chúng ta, qua sự nghiệp giảng thuyết, thánh Grégoire tiếp nối truyền thống giáo phụ, là người giải nghĩa Thánh Kinh, chép hạnh các thánh (nhờ cuốn Ðối thoại của ngài, chúng ta biết một số âm hưởng pha mầu sắc huyền thoại về đời thánh Benoit). Một tác phẩm độc đáo, bộ Moralia, bộ sách suy gẫm gồm 35 cuốn về sách Job, gây nhiều sửng sốt nếu người ta lưu ý tìm kiếm trong ấy điều tương đương với môn học ngày nay gọi là khoa chú giải Thánh Kinh. Thực ra bộ này là một cuốn thủ bản về đời sống đạo đức, một lối hướng dẫn vào đời chiêm niệm: giữa thánh Augustin và thánh Bernard, thánh Grégoire là nhà thần học về đời sống huyền nhiệm, là một trong những vị tôn sư tên tuổi nhất về linh đạo Tây phương. Thế mới hiểu tại sao đời Trung cổ, sau khi áp dụng tôn chỉ của ngài rất nhiều, đã gán cho ngài một địa vị ngang hàng với thánh Ambroise, thánh Jérôme và thánh Augustin, bốn vị tiến sĩ thời danh của Giáo Hội la-tinh, egregii doctores (tước hiệu này xuất hiện khoảng năm 800, và được chính thức hóa từ đời Boniface VIII).
Mãi đến thời chúng ta, người ta mới nhận thức được giá trị phán đoán trên. Trong một thời gian khá lâu, các giới cận đại cho việc liệt thánh Grégoire vào hàng cao trọng như thế là điều khó hiểu. Bởi vì họ quá mãn cảm khi thấy những gì xuất hiện trong tác phẩm của ngài như phản ảnh thời đại ấy, cái thời đại tang thương lúc đến lượt nước Ý đắm chìm trong cảnh man di. Văn hóa thì nghèo nàn và khô khan. Chắc chắn thánh Grégoire đã viết bằng tiếng la-tinh nói chung hoàn toàn cổ điển, khác hẳn với loại la-tinh thông dụng thánh Benoit đã dùng để chép bản Quy luật. Thể văn của ngài lưu loát và trong trẻo, nhưng có phần nông cạn về nội dung trí thức! Ngài bàn giải về sách Job mà không lưu ý xem những tác giả trước như Hilaire, Ambroise, Augustin, Julien thành Eclane đã chép về sách này như thế nào, chưa kể đến các tác giả Ðông phương. Tuy đã sống nhiều năm tại Constantinople, thánh Grégoire lại không chịu học tiếng hy-lạp.
Trong thế giới thu gọn này, các vấn đề thường được đơn giản hóa hay bị gạt bỏ: ”Ai đã chép ra sách Job? Maisen, một trong các tiên tri hay là chính ông Job? Ðặt ra vấn đề này nào có ích gì, bởi vì, dầu sao, cũng là Chúa Thánh Thần đã linh ứng cho sách ấy” (31). Cũng như thánh Léon, về phương diện tín lý, thánh Grégoire liên kết chặt chẽ với truyền thống của Augustin. Nhưng ba qúy danh, Augustin, Léon, Grégoire, đánh dấu một quá trình phải gọi là suy vi; từ vị nọ đến vị kia không thấy khác nhau là bao nhiêu, không thấy đặt ra các vấn nạn, đã có một thứ tín lý ổn định. Người ta không đặt vấn đề cần phải khởi thảo ra một nền thần học, cũng không để ý biện hộ đức tin. Thắng được tà thuyết rồi, cứ việc bình tĩnh nắm vững đức tin, chỉ cần để ý sống theo chân lý, và cố gắng đạt tới mức toàn thiện. Trong sự nghiệp này có một tương phản bi đát giữa tư tưởng cao cả độc đáo và những phương tiện tầm thường phát hiện tư tưởng. Nền văn hóa cổ đại lúc này đã tiêu tan mất rồi.
Thánh Grégoire phải xoay xở trong một hoàn cảnh chính trị không mấy dễ dàng. Ông chỉ muốn xử sự như một thần dân phục tùng và tận tụy đối với hoàng đế ”rất đạo đức” thành Constantinople. Thực ra hoàng đế vẫn tự coi mình như vậy. Trong lúc chờ đợi phút cáo chung của cái uy thế mà hoàng triều đã tỏ ra bất lực tại Ý, giáo hoàng cũng như các giám mục phải đứng lên bảo lãnh cái uy thế mà hoàng quyền không duy trì nổi nữa. Sức đe dọa của người Lombards càng ngày càng rõ rệt, nhưng vì toàn quyền Byzance chỉ tạm đủ sức cầm cự Ravenne, không đánh đuổi được quân thù mà cũng không dám ra mặt điều đình với họ. Tình hình bó buộc chính giáo hoàng phải tổ chức phòng thủ Roma, rồi trong cơn thất vọng, ngài phải trực tiếp ký hòa ước với người Lombards: Roma tạm gọi được cứu thóat nhưng với một giá rất cao, ngân khố của Giáo Hội phải đảm nhiệm thêm một tài khoản mới.
Hành chính dân sự cũng suy yếu như vậy: các công chức không được lãnh lương điều hòa hơn quân đội; cũng lại giáo hoàng phải lên tiếng nhắc nhở họ thi hành nhiệm vụ, đôn đốc việc tiếp tế lúa mì từ Sicile tới (nạn đói kém và dịch hạch luôn đe dọa Roma). Chính giáo hoàng phải đảm đương công cuộc cứu tế cộng đồng, trợ cấp những người nghèo túng, chuộc lại các tù nhân bị quân Lombardsbắt. Theo pháp lý, Roma vẫn còn tùy thuộc đế quốc (vào khoảng các năm 752-757, vì quận công đại diện đế quốc mới không còn), nhưng trong thực tế và cùng với thời gian, chính giáo hoàng bị thúc đẩy phải đảm nhiệm những trách nhiệm hành chính và thay thế chính phủ. Thế là bắt đầu cuộc diễn tiến dần dà đưa đẩy đến việc thành lập quốc gia giáo hoàng. Chúng ta đã bước vào thời kỳ thuần túy trung cổ của lịch sử Roma: đối diện với các dân man di, Giáo Hội là một lực lượng độc nhất có tổ chức khả dĩ tiêu biểu cho xã hội trần gian, chính giáo hội đứng ra điều khiển ”con tầu bị bỏ rơi, thiếu hoa tiêu, giữa cơn giông tố”. Nave senza nocchiere en gran tempesta...
Roma làm nổi bật lên cách lạ thường một hiện tượng tổng quát, chung cho toàn cõi Tây phương. Tại những nơi khác ngoài Roma, sự thiếu sót về thể chế chưa đến nỗi trầm trọng, nhưng chưa dễ gì những nước do người man di thiết lập, với cách tổ chức thô sơ của họ, có thể thay thế về mọi phương diện cho lầu đài phiền tạp là Ðế quốc Roma. Mỗi khi thấy thể chế trần tục thiếu sót, Giáo Hội lại đứng ra thay thế. Bởi vậy, dần dần đã xuất hiện một hệ thống mới, hệ thống giáo đoàn linh thánh, nó sẽ đánh dấu nền văn minh Tây Âu trong nhiều thế kỷ.
Chẳng hạn trong phạm vi giáo dục. Thời kỳ giáo phụ đã cho ta thấy Kitô giáo và nền văn hóa cổ điển sống khăng khít với nhau; bao lâu nền văn hóa trên còn tồn tại phần nào, Giáo Hội còn lợi dụng được phần nấy. Chúng ta đã thấy các giám mục miền Gaule thường được tuyển chọn giữa các gia đình nghị viên, là giới cuối cùng còn tôn trọng môn văn chương. Nhưng sau lúc thể chế học đường đã tiêu tan, thì chính truyền thống trên cũng suy nhược một cách đáng sợ và có nguy cơ tiêu vong. Giáo Hội buộc lòng phải phản ứng, và để thay thế vào chỗ thiếu sót của chính quyền,
Giáo Hội phải đứng ra đảm nhiệm việc khai hóa trí thức, nếu không thì chính mình sẽ bị liên lụy trong việc tuyển chọh một hàng giáo sĩ có k`ả năng và bƠûi đó đời sống ki4ô sẽ bị tổn thương.
Lúc này lại gặp hiện tượng rất khái quát đã baxn đến khi nói về xuất xäù của các gIáo hội ngoaçi bang, nhưlg trong những điều kiện hầu như đảo ngược: đạo kitô là một tôn giáo bác học, không Thể không lỉu ý tới một trình độ nào đó về văn hóa, về kiến thức, về văn chươ.g. Tại Ðông phương chúng ta thấy Kitô giáo đã văn minh hmùa cađc dân man di từ miền Ethiopie đến Caucase. Vậy Giáo Hội không thể để cho Tây phương đi vào cảnh man di hóa mà không bị vạ lây.
Từ trước đến nay, giáo hội chỉ bảo lãnh việc huấn luyện có thể gọi được là chuyên biệt cho các giáo sĩ, còn việc học vấn của họ thì đã có nhà trường và gia đình đảm nhiệm, cả khi các ông ấy gia nhập hàng giáo sĩ địa phận từ lúc nhỏ, với tư cách là người đọc sách. Chỉ các tu viện mới bận tâm, muốn phòng ngừa tối đa khỏi tiếp xúc với trần tục, mới đảm nhiệm việc tập đọc cho các chú đệ tử. Ðã đến lúc chính giám mục phải lưu tâm trau dồi cho các giáo sĩ một số kiến thức tối thiểu, nếu không, họ không thể thi hành chức vụ cách thỏa đáng. Bởi vậy vào đầu thế kỷ VI, trường giám mục xuất hiện, đây là bước đầu tiên phát triển các trường đại học sau này. Hình như trường giám mục đã xuất hiện tại miền Provence từ đời giám mục Césaire (503-542). Ở Tây Ban Nha, một công đồng họp tại Tolède năm 527, với mục đích tổ chức trường học hoàn bị hơn: các giáo sĩ đã chịu phép cắt tóc sống chung trong cộng đồng tại tòa giám mục và theo học với một ông thầy đã được chỉ định rõ, lúc tới 18 tuổi, họ sẽ lấy quyết định lập gia đình hoặc lên chịu các chức cao hơn trong đời sống giáo sĩ.
Thể chế này càng ngày càng phổ biến: một số các vị lãnh đạo Giáo Hội trong thế kỷ VI mà chúng ta biết được nhiều điều về tiểu sử, đã sôi kiNh nấu sử từ tuổi thiếu thời in litteris ecclesiasticis dưới bóng một rị giám mục bác học và thánh thiện lào đó. Ðây là trường hợp thánh Grdùgoire thành Tour (sinh năm 538), ông được hua¡n luyện bởi ngưðøi chú rumät dên là Eal làm giám mục miền Auvergne. Tiếp sau, ngài theo học với người ôn' họ là thánh Nizier thành Lyon. Cha của thánh Ni:ier và một người chú nữa đã làm giám mục. N`ìn vào cây gia phả của GrégoIre, chúng ta thấy, một phần tại vì trong họ có người nhập hàng linh mục muộn nên những gia đình nghị sĩ cuối cùng đã biến thành những gia đình linh mục một cách kỳ lạ.
Thể chế này xuất hiện và phát triển tùy nơi, tùy hoàn cảnh : thánh giáo hoàng Gpégoire có gửi một bức thư kỳ lạ cho thánh Didier thành Vienne khaển trách nặng lời vì đã đứng ra dạy vă. phạm. Người ta qang còn dranh luận về tầm vócbức thư naXy, phải chăng ,!ø tại Didier đã quá thiê. về văn bhương trần tụctrong đường lối giáo dục? Nhưng còn cgù thể cắt nghĨa cách khác: bức thư này phản chiếu tình trạng chênh lệch văn hóa giữa Roma và lưu vựa sông Rhône. Modt đàng, Roma là nơi mãi đến făm 599 vẫn còn tồn tại một truyền thống văn chương. Ðàng khác, lưu vực sông Rhône là nơi tình hình đã u ám, người ta cho rằng tại miền này, giám mục phải đảm nhiệm việc giáo dục cho các giáo sĩ, ngay cả nền học vấn sơ lược.
Các họ đạo miền thôn quê càng tăng lên nhiều, thì việc huấn luyện các linh mục càng trở nên cấp thiết, nhất là trong hoàn cảnh xã hội đã trở nên man rợ. Phải làm thế nào để phổ biến biện pháp đã áp dụng tại các nhà thờ giám mục: bởi vậy lúc này xuất hiện mô thức trường nhà xứ. Cũng ở tại miền Provence, nhờ sự vận động của thánh Césaire, công đồng Vaison II (529) truyền cho hết các linh mục có trách nhiệm họ đạo, phải huấn luyện về tôn giáo cho những em nhỏ đã được tạm thu dụng với tư cách là kẻ đọc sách, ”cốt để có thể tuyển mộ giữa các em một số người kế nghiệp xứng đáng” (32). Bản văn này đã trở nên thời danh, vì nó được coi như tờ khai sanh cho trường tieÅu học thôn quê mà đời thượng cổ chưa phổ biến ðvợc như thế, và như sẽ nói đến sa5, nó chính là tờ khai silh c5ûa t2ường công giáo. Ðây không phải là lần đầu tiên trong lịch sử ngơðøi ta có sáng kiến này: côfg đồng Vaison lại qui chiếu đến một puëc lệ đã phổ tHông tại Ý, và hình như đã có mấy trường hợp tương tự trước năm 529 tại miền Gaule. Vì để ðáp ứng moÄt nhu cầu chung, mô hình trên về về trường học lan tràn nhanh chóng. Sumát thế kỷ VI, người ta thấy các công đồng lo tính làm qao để loại khoĩi chức lin( mục những ứng viên không biết chữ, hnặc những linh mục đã chịu chức rồi mà khồng chịu học Cho biết đọc sách (Orlèans 533, Narbonne 589).
Bất khó lgøng prìfh bày cách thỏa đáng tầm quan trọng của những cuoÄc canh tân sư phạm .ày: trong khi phổ biến một tiEâu chuẩn giáo dụa mAø trước kia chỉ được áp dụng trong khuNg Khổ các dòng tu, những trường họcmở tại tòa ciám mục hay nhà xứ đã dung hòa qược hai tư cađch của thầi dạy và người hướng dẫn đời sống đạo đức, việ# h5ấn luyện trí thức và việc đào tạo tôn giáo, thứ tổng hợp mà Bổ đại chưa tìm ra và Byzance cũng chô.g bIết đến, Nhờ đấy, đẩ hình thành tiêu chuẩn giáo Dục kitô mà Giáo Hội còn tha thiết duy trì cho đến ngày nay.
Sự kiện lịch sử quan trọng cần phải ghi nhadn ngay trong thời kỳ ấy là thứ!trường kitô này, sa{n phẩm cùng cực của các thế kỷ u tối, đã trở nên phương thức giáo dục duy nhất tại Tây phương trong nhiều thế kỷ. Bởi vậy mà cách danh xưng giáo sĩ (clerc) trong thời Trung cổ chứa đựng một ý nghĩa không rõ rệt: chữ clericus lúc chỉ phần tử hàng giáo sĩ, lúc chỉ người có học thức, nhưng thường bao hàm hai ý nghĩa một lúc. Toàn thể nền văn học đã được ”giáo sĩ hóa” vì họ có học lực, hay hầu như toàn thể văn hóa (chỉ còn sót lại có tổ chức chưởng khế để biên soạn các văn kiện thuộc về dân luật) chẳng những có tính cách kitô mà còn là sản nghiệp của Giáo Hội. Nét đặc trưng này sẽ chiếm phần ưu thế trong nhiều thế kỷ, cho tới lúc nền văn chương phong nhã ra đời.
Vào hậu bán thế kỷ VI, lúc phái quí tộc thuộc dòng giống Germanich bắt đầu đi vào một nếp sống thanh tao hơn nếp sống man di của cha ông họ. Chính nền văn hóa mới theo tiêu chuẩn giáo sĩ nói trên đã khai tâm cho họ. Hãy đan cử trường hợp vua Chilpéric thành Neustrie (561-584) là cháu của Clovis. Hình như ông này muốn đứng ra khôi phục nền văn hóa cổ điển, hay nói đúng hơn, ông muốn tái thiết khuôn mẫu tài tình basileus của thành Constantinople (cái ảo ảnh Byzance luôn luôn quyến rũ người la-tinh suốt thời kỳ đầu đời Trung cổ). Nhưng nền học vấn của ông là nền học vấn của thời đại mới: ông tập làm thơ la-tinh, nhưng là thứ thơ tôn giáo, rập mẫu theo Sedulius (hiện chúng ta còn giữ được của ông một bài ca về thánh Médard); ông cũng nhảy vào lãnh vực minh giáo, tìm cách đưa một người Do thái về đạo Chúa, và vào cả khoa thần học Chúa Ba ngôi, làm cho các giám mục phải khó chịu vì sợ cho sự thiếu hiểu biết vụng về của ông.
Thật ra, ngoại trừ vấn đề truyền thống, các giám mục không đủ tài để gây được uy thế hơn ông, vì mức độ trí thức của hàng giáo sĩ miền Gaule-Franque còn thấp kém. Tại công đồng Macon (581) một trong những giám mục hiện diện chủ trương từ homo không thể áp dụng cho nữ giới. Ðể phản bác ông, người ta đã nêu lên những câu hoặc những từ ngữ Thánh Kinh trong đó từ homo áp dụng cho cả hai phái. Ðây là một giai thoại trứ danh và thường bị người ta bóp méo (vì các giám mục Mérovingiens không đi xa đến độ đặt lên vấn đề về linh hồn của người đàn bà). Nó cho ta thấy tình trạng non nớt của lối suy tư bắt đầu bằng cách dựa vào những yếu tố văn phạm, thứ văn học thô thiển của thời kỳ man di vỏn vẹn chỉ có thế. Người ta biết vai trò mà khoa văn phạm sẽ giữ trong việc phát triển tư tưởng đời Trung cổ: ở đây chúng ta chứng kiến những bước chập chững đầu tiên của một kỹ thuật đang thành hình.
Không riêng chỉ văn hóa trí thức mới nằm gọn trong tay hàng giáo sĩ, tất cả các phạm vi khác cũng vậy. Ðây là một đặc thái làm cho tình hình Kitô Tây phương ở Ðệ nhị Ðế chế Kitô khác hẳn với thế giới Byzance là thế giới, như trên đã thấy, vẫn còn tiếp tục tinh thần của Ðệ nhị Ðế chế Kitô. Ở đây người ta thấy lý tưởng kitô phát hiện ra như nguyên ủy khích lệ các thể chế xã hội trần tục. Hầu như đây là một cơ cấu lưỡng cực: tuy hai nguyên ủy này liên kết rất chặt chẽ và đôi khi trà lộn lẫn vào nhau, vẫn còn một bên là Giáo Hội và đối diện bên cạnh Giáo Hội thì có hoàng đế, là vị kế nghiệp một truyền thống liên tục từ Auguste và Dioclétien. Cùng với hoàng đế, vẫn còn cả một hệ thống các giá trị thuần túy trần tục, tuy dù được kitô hóa, chúng vẫn duy trì cái cơ cấu riêng của chúng, chẳng hạn như văn hóa, như kiến thức về Homère và những tác giả cổ điển.
Sau khi thoát khỏi tình trạng hỗn loạn man di, nền văn minh mới tại Tây phương được phục hồi và tổ chức chung quanh Giáo Hội và tùy theo nhu cầu của Giáo Hội. Sự tương phản này biểu lộ ngay trong chính bộ thư tín của thánh Grégoire cả: người ta ngạc nhiên khi thấy giáo hoàng có giọng điệu khác nhau tùy theo ngài gửi thư cho hoàng đế Maurice, hay cho người kế vị là Phocas, hoặc cho các vương hầu Mérovingiens như Childebert II, cho Brunehaut mẹ của ông...; một bên có thái độ khiêm tốn nhu mì, bên kia có nhiều giọng điệu truyền khiến, những lời khiển trách, những gợi ý hầu như ra lệnh. Thánh Grégoire phác họa cho họ một chương trình hoạt động, truyền họ phải góp phần vào việc truyền bá Phúc Âm và củng cố kỷ luật Giáo Hội.
Nơi đây giáo lý về chức vụ tư tế của bậc vua chúa ministerium regis được phát biểu một cách rõ rệt: quyền hành được ban xuống cho vua là để vua đem nước trần gian phụng sự nước trời. Những công thức thánh Grégoire dùng minh bạch đến nỗi vào thế kỷ XI, trong cuộc tranh đấu chống đối hoàng đế Henri IV, người kế vị xa xăm của ngài là Grégoire VII đã lấy lại một điều khoản trong đặc quyền năm 602, đe dọa truất quyền và ra vạ tuyệt thông bất cứ người nào, dù là ông vua, muốn mưu toan phản bội tôn chỉ ấy.
Bởi vậy hàng giám mục đã có một địa vị trong xã hội người Francs và trong nước Wisigoths, sau khi vua Reccarède trở lại. Người ta thấy các giám mục lui tới làm cố vấn cho vua không những về các vấn đề Giáo Hội, mà tại thành phố các ngài ở, bên cạnh và đối lập với bá tước, các ngài xử sự như những người bênh vực tự nhiên cho dân chúng chống lại tính tham lam của nhà cầm quyền, y như trong thời Ðệ nhị Ðế chế. Nhưng vì chính phủ man di chỉ phục vụ dân chúng mức tối thiểu nên các giám mục, cũng như thánh Grégoire tại Roma, nhiều khi phải đứng lên xướng xuất và đảm nhiệm các công việc từ thiện, thậm chí cả công việc cầu đường.
Nhưng công cuộc cộng tác vào nền văn minh, cho dù có liên kết chặt chẽ với đạo Kitô, vẫn chỉ là khía cạnh phụ thuộc, nếu không phải là hỗ trợ vào phận vụ chính yếu ràng buộc Giáo Hội thời ấy, và luôn luôn về sau nữa, tức là rao giảng Phúc Âm, cải đạo, kitô hóa đời sống. Giáo Hội còn nhiều việc phải làm, ngay tại những miền Giáo Hội chưa bị bật rễ hoặc chưa quá lung lay bởi các làn sóng di dân. Trong thời gian sôi động bởi các cuộc xâm lăng, cái căn bản cha truyền con nối của nền ngoại giáo cũ nhiều khi lại phục hồi ở vùng thôn quê là những nơi, như trên kia đã nói, lương giáo còn xôi đỗ, dân chúng chưa trở lại hết. Ðã thế, những người Germanie chiếm đóng lại mang đến nhiều tín ngưỡng mới hoặc những tục lệ dị đoan khác: các bản văn cũng như những tục lệ tang chế phát hiện trong nhiều vụ khai quật nghĩa trang của họ, làm chứng là các tín ngưỡng ấy rất sống động.
Trong các nhiệm vu thánh Grégoire chỉ vẽ cho bà Brunehaut nhiếp chính miền Austrasie, có việc bài trừ thờ thần tượng, thờ cây thiêng, cúng tế loài vật. Theo nhận xét của giáo hoàng, ”nhiều giáo dân vẫn lui tới nhà thờ mà không từ bỏ những lối sùng kính ma quỉ ấy” (33). Nhiều công đồng nhóm họp tại miền trung nước Gaule, trong thế kỷ VI, vẫn còn trở lại vấn đề trên. Dần dà vấn đề mới được giải quyết, mãi sau nhiều thế hệ các lẽ điển ngoại giáo mới tiêu ma dần, đi vào hình thức vụng trộm theo kiểu ảo thuật, hoặc biến dần vào tiềm thức, thành tục lệ dân gian.
Việc Giáo Hội cố gắng tiêm nhiễm lý tưởng luân lý Phúc Âm vào một xã hội đã qui hồi trạng thái man di, không phải là một chuyện dễ. Cuốn Historia francorum của Grégoire thành Tours phác họa lại cho thấy cảnh tượng sống động về các tục lệ hung dữ và man rợ: chỉ toàn thấy võ lực, tội phạm và phóng túng trong những ham mê kịch cỡm. Gương xấu bắt đầu từ trên trở xuống: biết bao nhiêu tội ác đã diễn ra trong các hoàng gia, những bộ mặt vấy máu của các hoàng hậu kình địch nhau như Frédégonde, vợ của Chilpéric thành Neustrie, như Brunehaut em chồng bà, người sau này bị con của Frédégonde kết án một cách đê nhục vì bị tố giác ”đã sát hại mười vua”.
Những ai còn chút nhân đạo và lòng từ thiện đều lẩn trốn vào các tu viện: Như trường hợp bà thánh Radegonde, người Thuringe, bị vua vũ phu Clotaire I bắt làm vợ, bà trốn tránh triều đình và sáng lập tại Poitiers nhà dòng Thánh Giá (đây là tên xương thánh quí giá hoàng đế Justin II đã gửi đến cho bà). Bà qua đời tại đấy (587) trong bầu không khí trầm mặc, tuy bà rất nhiệm nhặt về đàng đạo đức nhưng chiếu toả một nguồn sáng nhân bản (bà đón nhận Fortunat là một trong những thi sĩ cuối cùng của triều đình Ý cổ xưa còn sót lại). Có thể nói được ông là tia sáng của nền văn chương phong nhã.
Nhưng ngay tại nơi nương náu an bình này, các đam mê cũ vẫn còn sôi động. Tỉ như gương mù của Chrodehilde và Basine, hai người cháu gái của Clotaire làm nữ tu tại dòng Thánh Giá (đúng ra thì chị sau đã bị bà mẹ ghẻ là Frédegonde cưỡng ép phải vào tu dòng) nhưng sau nổi loạn, ra khỏi nhà dòng, dùng võ lực xâm đột và bắt giam mẹ bề trên. Lúc các nhà cầm quyền được tin, định đến bắt, thì Chrodehilde trả lời cách kiêu căng: ”Tôi là hoàng hậu, con gái một vua, em họ một vua khác, các ông không sợ họ trả thù sao?” (34) !
Chính hàng giáo sĩ, kể từ giám mục, cũng ngấm ngầm bị đầu độc: chức vụ giám mục đi đôi với quá nhiều uy tín, giầu sang và thế lực nên khát vọng và lòng tham mặc sức hoành hành chung quanh ngôi vị ấy. Giáo hoàng và các công đồng không ngớt lời công kích việc mua thần bán thánh và truyền chức cho những giáo dân không được chuẩn bị: các vua quen tặng thưởng cho những ai trung thành với mình bằng cách gán cho một tòa giám mục, chẳng hạn như Bodegisèle, quan thị vệ của Chilpéric, được vua đặc thưởng cho tòa Le Mans, Ông là người tham lam và độc ác, lại thêm bà vợ hay xúi bẩy làm càn và chính ông đã nói : ”Tuy làm giáo sĩ, tôi đâu có chịu thua kém khi cần phải rửa nhục”? (35)
May một điều là trong thời buổi nhiễu nhương này Giáo Hội cũng có nhiều người thánh thiện. Lối phong thánh bình dân bộc phát rất có ý nghĩa đối với chúng ta vì nó biểu hiện sức nhậy cảm tôn giáo của dân chúng kitô, và lối phản ứng thâm sâu của họ. Chẳng hạn họ chống đối lòng độc ác đang công khai hoành hành bằng cách tôn sùng những nạn nhân vô tội bị chết oan uổng, tương đương như những vị ”thánh đau khổ”, svatie stratoterptsi, của Giáo Hội Nga. Việc tôn sùng trên đã được hun đúc bởi lòng trắc ẩn, bởi tâm tình đạo đức theo đúng tinh thần Phúc Âm. Chúng tôi đã dẫn chứng trường hợp thánh Sigismond vua người Burgonde. Còn nhiều vị khác nữa, chẳng hạn thánh Prétextat, giám mục thành Rouen bị thiệt mạng vì sự thù hằn của Frédégonde (586), hoặc thánh Didier thành Vienne (người mà chúng ta đã thấy bị quở trách vì dạy ngữ pháp), ông chết đi là do mưu kế của Brunehaut người thù ghét ông, với sự đồng lõa, cần phải nói ra đây, của một người đồng liêu với ông là thánh Arige giám mục Lyon. Ðối với những người tân tiến như chúng ta, cái cảm tưởng đầu tiên là cho rằng dân chúng chất phác này thường lúc dễ dãi trong việc phong thánh. Nhưng cử chỉ của họ bộc lộ lòng thán phục của những tâm hồn chất phát khi nhận ra đức hạnh, và lúc đem đối chiếu với hoàn cảnh nhiễu nhương chung quanh, họ cho rằng không thể cắt nghĩa nổi đức hạnh này ngoài ơn Chúa Thánh Thần. Một điều cần ghi nhận: các bản văn chỉ lưu truyền cho chúng ta những trường hợp quá khích và đối lập, tức là những người tội ác hay những bậc thánh nhân, mà không nói đến những người sống mức đạo đức trung bình.
Trong các vị thánh này cũng có những thầy dòng, những người biệt tu hoặc độc ẩn sĩ. Chẳng hạn như thánh Valfroy, người Lombard, ông muốn rập theo thánh tích của những người Ðông phương tu cột tại Carignan ở miền bắc Gaule. Lối tu cực đoan này đã bị giáo quyền ngăn chận đúng lúc (+ kh. 594). Nhưng chính giám mục mới thật là người tiêu biểu con đường thánh thiện điển hình vào thời kỳ này: giám mục rao giảng Phúc Âm, có đời sống gương mẫu thực, nhiều lần làm phép lạ, chữa bệnh tật, trừ ma quỉ, có lòng từ thiện, ưa hoạt động, bênh vực người yếu thế, là cố vấn khe khắt đối với vua chúa, là tông đồ hòa bình, người của Thiên Chúa.
Ðây là thời kỳ có một đức tin mạnh mẽ, hơi chất phác, không lưu ý đến những lối phân tích tỉ mỉ. Người ta truyền lại rằng có nhiều người hay bịp bợm, đã lợi dụng tính dễ tin, óc hiếu kỳ bình dân trước những cái lạ thường, lòng ham chuộng quá đỗi đối với thánh tích. Việc tôn kính các thánh, lối sùng bái mồ mả và di hài của các ngài đôi khi cũng nhuốm mầu dị đoan. Ðền kính các ngài rất được tôn sùng: đây là thời kỳ người ta tôn trọng thứ quyền nương náu một cách phổ thông. Dĩ nhiên không phải bao giờ người ta cũng tôn trọng đền thánh, nhưng người vi phạm quyền đền thánh không yên tâm và cảm thấy tai họa của Thiên Chúa đè nặng trên họ. Chẳng hạn trong dịp quân lính của Thierry I giao chiến với Childebert em mình, sau khi cướp bóc đền thánh Julien thành Brioude thì những người đã nhúng tay vào vụ tội ác này cảm thấy tinh thần như bị quỉ ám và bị thánh tử đạo giày vò.
Tâm tình có vẻ trổi vượt hơn cả là sự kính sợ trước quyền năng toàn uy của Thiên Chúa và của các Thánh. Khi phải kêu gọi hoàng đế nghiêm chỉnh trong đời sống, tận tâm với bổn phận của ông, giám mục không có lời nào nào hiệu lực hơn là ”đe dọa hình phạt đời này và đời sau”. Lòng đạo đức không còn tính cách cộng đồng, nhưng trở nên cá nhân hơn: người ta bị ám ảnh phải làm thế nào để bản thân mình được cứu rỗi. Bởi vậy, nhất là đối với những người quyền thế mà lương tâm không được ổn định, người ta lo lắng chuộc tội bằng cách bố thí, di tặng cho tôn giáo, dâng cúng vào các nhà thờ, sáng lập các cơ sở đạo. Chẳng hạn Brunehaut đã thiết lập tại Autun một nhà thờ kính thánh Martin, một nhà dòng nữ, một viện dưỡng lão và một nhà thương. Người ta cũng đặt tin tưởng nhiều vào việc hiệp thông giữa các thánh, vào lối chuyển nhượng công đức, vào lời cầu nguyện của Giáo Hội: xin làm một lẽ chỉ theo ý mình thì dễ hơn là đến nhà thờ lãnh nhận một bí tích...
Cộng đồng kitô có tính cách thánh thiêng: từ đời sống thường nhật cho đến các thể chế đều thấm nhuần ý niệm linh thiêng, thứ linh thiêng đượm yếu tố tremendum (kính sợ) nổi hơn yếu tố fascinans (dụ hoặc). Bởi vậy đã thấy phát triển những tục lệ mới, không thấy có trong pháp luật Roma. Các tục lệ mới được qui định trong những cuốn sưu tập luật pháp quốc gia người ta bắt đầu soạn thảo: luật Gombette nơi người Burgondes, luật Salique cho người Franc vào đầu thế kỷ VI; đa số các bộ luật, như Pháp luật của các người Franc miền sông Rhin, của người Alaman, của người Thuringiens, của người Bavarois, mãi vào các thế kỷ sau mới được biên soạn.
Ðiều đáng chú ý hơn cả là ở khắp nơi người ta thường kêu gọi đến lời tuyên thệ. Nguyên một việc bên bị hoặc người biện hộ được phép ”minh oan” bằng tuyên thệ, theo như kiểu nói đời ấy, cũng đủ để giả định là trong môi trường văn minh ấy không được phép kêu gọi đến tên Thiên Chúa một cách nhẹ dạ. Có lẽ không phải người ta không biết đến bội thề, cho nên mới có thể chế đồng tuyên thệ, lời của các người đồng tuyên thệ sau xác nhận lời của người đã tuyên thệ trước. Sau cùng còn có việc kêu gọi trực tiếp đến án lệnh của Thiên Chúa: thử tội bằng cách nhúng tay vào nước sôi hoặc sờ sắt đỏ và tài phán quyết đấu. Người ta không tưởng tượng được việc Thiên Chúa có thể bỏ rơi một kẻ đứng ra bào chữa pháp luật vì một quyền lợi chính đáng. Tục lệ đó được đưa vào không khỏi gặp sức phản kháng từ phía những người của Giáo Hội thừa kế truyền thống cổ: như việc phản kháng của thánh Avit tổng giám mục Vienne (kh. 494-518) giữa người Burgondes, như việc Cassiodore nhân danh vua Théodoric soạn thảo công văn cho miền Illyricum. Nhưng trào lưu này quá mạnh: chúng ta thừa biết các tục lệ trên đã ảnh hưởng sâu xa vào pháp luật thời Trung cổ và các phong tục tại Tây phương; chúng ta biết rõ tục đấu kiếm tay đôi, âm hưởng cuối cùng của lối kêu gọi án lệnh Thiên Chúa, đã làm cho các nhà luân lý của mấy thế kỷ vừa qua phải vò đầu bóp trán.