CHƯƠNG X
B - TÂY PHƯƠNG LA-TINH
THUYẾT PÉLAGE
B - TÂY PHƯƠNG LA-TINH
CHƯƠNG X
THUYẾT PÉLAGE
Lịch sử giáo hội châu Phi cũng như đời sống và tư tưởng của thánh Augustin được đánh dấu bằng một khúc quặt vào các năm 410-412. Sau khi cuộc hội đàm năm 411 kết thúc mỹ mãn, và được chính quyền yểm trợ mạnh mẽ, Giáo hội châu Phi đã đánh bại hoàn toàn kẻ thù cố hữu là phái Donat. Nhưng rồi một tà thuyết mới lại xuất hiện, thuyết của Pélage. Chính châu Phi là nơi thuyết này đã gặp sức đối kháng đầu tiên và quyết liệt hơn cả. Vào những năm cuối đời, thánh Augustin đã dồn hết nghị lực tranh luận với tà thuyết Pélage. Ngài chết năm 430, và như trên đã nói, niên đại này trùng với việc châu Phi Roma thất thủ trước sức tấn công của người Vandales.
Ðối với châu Phi, việc Alaric xâm chiếm Roma (410) chỉ gây ra những hậu quả tinh thần, như thánh Augustin trình bày tất trong cuốn Ðô thị của Thiên Chúa: Những toán người di cư, giầu nghèo đủ loại, đổ xô đến miền duyên hải phi-châu, họ muốn coi biển như thành lũy để tránh xa quân man di. Giữa các người di cư này có một tu sĩ tên là Pélage, sinh quán tại Anh quốc (ông là người đầu tiên trong các tác gia và tư tưởng gia xuất thân từ xứ này), nhưng ông đến sống tại Roma nhiều năm (390-400). Tại đây, cũng gần giống thánh Jérôme ngày trước, ông gầy được uy tín và thanh thế giữa các giáo sĩ, vì ông có đời sống gương mẫu và cổ võ lý tưởng khổ hạnh, có biệt tài hướng dẫn các linh hồn và huấn dụ về đàng thiêng liêng, nên quan niệm kitô của ông được coi là cao siêu.
Sở dĩ thánh Augustin có thái độ dè dặt ngay khi Pélage cập bến và tìm đến gặp ngài, vì tư tưởng của ông ngay từ lúc đó đã làm cho nhiều người thắc mắc. Nhưng ông không ở lại Phi-châu lâu, và chính trong năm 411, ông cùng với nhiều người di cư Ý khác, trẩy đi Palestine. Ông để lại tại Carthage một trong những đồ đệ thân tín nhất, là Coelestius. Vì thiếu kín đáo trong việc truyền bá tư tưởng nên ông này đã gặp nhiều phản ứng: vào cuối năm ấy, ông bị tố cáo trước công đồng Carthage nhóm họp dưới quyền chủ tọa của Aurelius, thủ lãnh các giám mục Phi châu. ”Bị lên án mà không đầu hàng” (19), ông bỏ đi và vẫn tiếp tục gây xáo trộn như thế tại miền Sicile rồi đến Tiểu-á. Và ngay từ lúc ấy, thánh Augustin bắt tay soạn thảo đoạn đầu tiên trong một loạt bài đả kích tà thuyết Pelage: mười lăm tiểu luận tổng hợp thành 35 cuốn sách, chưa kể đến các thư tín và những bài giảng thuyết.
Pélage và Augustin đối lập nhau về hết mọi phạm vi. Pélage chủ trương không thể chấp nhận những công thức trong đó thánh Augustin đã dùng ngòi bút đanh thép để toát lược nền đạo đức hướng về Thiên Chúa, kết quả lối suy tư của một con người trở lại, của một tội nhân thống hối và thụ ân: :”Xin ban điều ngài truyền dạy và xin truyền dạy điều ngài muốn”, (da quod jubes et jube quod vis)(20). Augustin lại nhận thấy nhiều điểm khác phải cải chính: Người ta còn giữ lại được bài Pélage chú giải về các thư của thánh Phaolô, trong đó, rõ ràng Pélage không hiểu gì về ý nghĩa hiển nhiên nhất của những đoạn văn mà Augustin say sưa chú giải. Pélage quá coi nhẹ tầm quan trọng những đoạn tín lý mà chỉ lưu tâm đến những đoạn nói về luân lý, là điểm thánh tông đồ bao giờ cũng có thái độ khôn ngoan cân nhắc. Ít năng khiếu thần học, lại non về thần bí học, tự đầu, Pélage chỉ là nhà luân lý. Ông rao giảng một lý tưởng toàn thiện dựa trên giáo huấn của Phúc Âmm, ”Hãy trở nên toàn thiện và thanh tịnh, trở nên những con cái không tì ố của Thiên Chúa (21)...”, lý tưởng nghiêm khắc dựa trên đức từ bỏ, một lối từ bỏ thiếu chiều hướng siêu nhiên, nên hầu như đã trở thành một lối phản tỉnh đi theo chiều hướng thanh giáo phái. Xét về ít nhiều khía cạnh, nền luân lý của Pélage giống như thuyết tân Do Thái, bởi vì ông nhấn mạnh quá đến sự phục tùng luật của Thiên Chúa, Phúc Âm thực ra đã chẳng đề cao những yêu sách của Luật đạo cũ là gì? Chính ông là nhà tu đức, thành thạo những bí quyết của đường tu đức; có ý thức nhưng hơi quá đáng về những thành quả thu lượm được. Pélage nhấn mạnh đặc biệt đến việc chủ yếu phải chống trả và cố gắng. Là lý thuyết gia trong việc cải thiện luân lý, kết cục ông để ý đến phương pháp hơn đến mục đích. Vì thế ông xướng lên một chủ thuyết quan niệm ít về Thiên Chúa nhưng hiểu biết nhiều về con người và về đạo làm người: chủ nghĩa quá thiên về con người, quá ư nhân loại!
Nhưng sau đây mới là điểm làm cho trường hợp của ông Pélage trở nên nghiêm trọng: Nền luân lý thực tiễn của ông mang đặc tính khác biệt: với một lối lý luận xem ra tương phản bề ngoài, khuynh hướng khổ hạnh hà khắc này đặt nền tảng trên một quan điểm thần học lạc quan vô nghĩa. Thuyết ”duy-hoàn-thiện” này, trong khi kêu gọi con người từ bỏ cho đến mức độ anh dũng, trước tiên thúc đẩy đến tinh thần trách nhiệm, đến chủ yếu tự do, đến việc nhận định là nguy hiểm tất cả những cái gì ngăn trở tự do, hạn chế tác động của tự do, đến nỗi nếu phân tách đến cùng, thì Pélage hầu như không còn lưu ý tới ý niệm về tội nguyên tổ, nếu chưa nói được là gạt bỏ hoàn toàn (thực ra ông quan niệm tội nguyên tổ dưới hình thức đơn giản và hầu như vật chất theo di-hồn-thuyết (traducianisme), là quan niệm có lần đã lôi cuốn thánh Augustin, nhưng chính ngài và Giáo Hội sau cùng đã đào thải nó).
Bởi vậy ông đã lúng túng trước tập tục cử hành bí tích Rửa Tội cho trẻ em, là tập tục, tuy chưa hoàn toàn phổ biến khắp nơi nhưng đã được mọi người đồng thanh công nhận. Ðây là một trong những chướng ngại đầu tiên làm cho Coelestius lùi bước, và chứng lý phụng vụ này sẽ được Augustin khai thác đến cùng, như một khí giới quyết liệt chống đối phái Pélage. Theo họ quan niệm, những từ ”tuyển chọn”, ”tiền định” (tiên kiến các công phúc) và chính cả từ ”ân sủng” đều không có nội dung chắc chắn. Khi bị đối phương chất vấn gắt gao, Pélage chấp nhận từ cơ bản này của truyền thống kitô, nhưng lại gán cho nó một ý nghĩa hoàn toàn mới mẻ và kỳ dị: theo ông, ơn thứ nhất và trọng đại hơn cả trong các ơn là chính bản tính, hay đúng hơn, là thuộc tính huy hoàng mà Tạo hóa đã phú bẩm cho con người, tức là ý thức tự do, hay ý chí tự do mà ông không ngớt lời ca tụng. Nhờ có ý chí tự do được xử dụng đúng đắn, người ta sẽ có đầy đủ khả năng thực hành nhân đức, đạt tới mức thánh thiện, như đạt tới một lý tưởng, và sẽ không biết tội là gì, impeccantia.
Chủ trương này xa hẳn quan niệm của thánh Phaolô. Ðây há không phải là một lối cắt xén, đến nỗi làm mất cái mặt thật, giáo huấn truyền thống của Giáo Hội đó sao? Ðó chẳng phải là làm suy yếu, nếu chưa phải là bài bác hoàn toàn cái ”cớ vấp phạm” là mầu nhiệm thập giá đó sao? Pélage minh chứng rằng: còn hơn một vị cứu tinh, đấng Kitô là tác giả của một giáo huấn, một mô phạm mà chúng ta phải bắt chước. Hình như giáo thuyết của ông vẫn còn nằm trong khuôn khổ Kitô giáo: theo ông, khái niệm về việc sáng tạo và về mục đích tối chung giữ địa vị chủ yếu; ông nhấn mạnh đến việc phán xét, đến các phần thưởng đã hứa ban; nhưng con đường thánh thiện ông quan niệm lại giống hệt lý tưởng của người khắc kỷ. Nói cho cùng, theo chính luận lý nội tại thì giữa sự thánh thiện và lý tưởng khắc kỷ có những điểm tương đồng đáng chú ý: cả hai đều có một kết cấu chung, chẳng hạn như việc không thừa nhận có tội nhẹ, vì nhỏ mọn đến đâu, mọi lỗi luật luân lý đều là những vi phạm nặng nề.
Vì thế không lạ gì việc thánh Augustin và các giám mục châu Phi đã phẫn nộ khi hay tin: tháng 11 năm 415, Pélage đã vận động thế nào khiến công đồng tỉnh Palestine nhóm họp tại Diospolis tuyên bố ông là người vô tội. Ông biết lợi dụng sự thiếu am tường của các giới phương Ðông về vấn đề mới mẻ này, cũng như các thiên kiến tại đây đối với mấy người la-tinh đang bị chống đối như thánh Jérôme, Orose, linh mục trẻ tuổi người Tây Ban Nha và môn sinh của thánh Augustin mới từ Phi-châu tới. Cần phải nói thêm, trong các mục đề kháng, ông luôn dùng kiểu nói nước đôi và bỏ lửng.
Liền sau đó thánh Augustin lại cầm bút để lên tiếng. Kết quả, các công đồng tỉnh Carthage và Milève (mùa hè năm 416) khẳng định lại án lệnh đã ra năm năm trước, đồng thời báo động sang đức giáo hoàng Innocent. Ðức giáo hoàng chuẩn y những quyết định của các công đồng trên, nhưng vẫn để nhóm Pélage có thời cơ trở về. Khéo lợi dụng được thời điểm có giáo hoàng mới (tháng ba năm 417), Coelestius trở lại Roma và được tân giáo hoàng Zosime cho ông và Pélage tạm phục hồi chức năng, trong thời gian ngài cho cứu xét lại vấn đề.
Các giới châu Phi nao núng, ráo riết vận động với đức giáo hoàng, với các giám mục Ý, với cận thần của triều đình Ravenne. Kết quả: một công đồng chung cho cả châu Phi lại long trọng lên án nhóm Pélage một lần nữa, vào tháng 5 năm 418. Cùng thời, hoàng đế Honorius quyết tâm trừng trị họ cách thẳng nhặt như một tà giáo, và đức giáo hoàng Zosime, sau khi điều tra kỹ lưỡng, đã lập tức và long trọng lên án những sai lầm của họ. Vào những năm kế tiếp, triều đình và những vị nối ngôi đức Zosime, như đức Boniface (418-422) và đức Célestin (422) vẫn giữ nguyên thái độ. Về phương diện giáo lý thì vụ việc Pélage đã dứt khoát rồi.
Thế nhưng giông tố vẫn tiếp tục. Pélage đã lặng tiếng, Coelestius đã bị đày đi phương Ðông, nhưng thuyết Pélage vẫn còn giữ được mối tình nồng nhiệt, nhất là giữa hàng giám mục Ý: nhân vật đáng chú ý hơn cả là Julien, giám mục trẻ tuổi địa phận Eclane thuộc miền Campanie. ông có óc gây hấn, có tài biện luận, ông công khai bào chữa thuyết đã bị luận án, phản công kịch liệt và khăng khăng đối đáp lại thánh Augustin. Trong vòng mười hai năm, hai ông hết tố giác, biện hộ, rồi thanh minh, kháng tố. Giữa lúc còn đang bận tâm với cuốn Opus imperfectum hầu bắt bẻ từng câu trong bộ 7 cuốn Ad Florum của Julien, thì thánh Augustin qua đời.
Về sau, khi bị trục xuất khỏi nước Ý, Julien người Eclane đến cầu an với Théodose thành Mopsueste tại miền Cilicie. Năm 429 người ta lại thấy ông ở Constantinople với hai người tháp tùng là Caelestius và Florus, ông lên tiếng biện hộ cho Nestorius. Ít lâu sau, ông mới thấy mình đã lầm khi biện hộ Nestorius. Thuyết Pelage bị đả kích mạnh mẽ sau khi công đồng Ephèse lên án Nestorius trong phiên họp cuối cùng (431). Cơn xáo trộn do thuyết Pélage tạo nên đã lan tràn ra tận biên giới đế quốc Roma, như miền Anh Cát Lợi! Năm 429, thánh Germain thành Auxerre hướng dẫn một phái đoàn đến đó chỉnh đốn lại truyền thống giáo. Ngay tại Ý, năm 439, người ta thấy thuyết Pélage công khai xuất hiện lần chót lúc Julien người Eclane tìm cách xin đức giáo hoàng Xyste III tái nhận ông, nhưng không được chấp nhận. Dầu vậy, nhóm Pélage vẫn còn hoạt động bí mật khá lâu về sau: giống như nhiều tà thuyết khác, sau khi bị bác bỏ, Pélage và Julien vẫn tiếp tục viết lách, nhưng lại lạm dụng danh hiệu người khác, như danh hiệu của giáo hoàng Xyste, của thánh Jérôme, có lúc cả của thánh Augustin và đây mới là điều nghịch lý.
Nét độc đáo của những bài Julien người Eclane viết trong thời kỳ thứ hai này là bút chiến. Không dùng những lý luận mới mẻ để chứng minh và giải thích giáo thuyết Pélage, Julien chỉ lặp đi lặp lại một luận điệu là đề cao lòng nhân từ của Tạo Hóa và các đặc ân ngài ban xuống cho thụ tạo, cốt để trả lời những điều thánh Augustin đả kích. Trong việc này ông không bỏ sót một thứ lý luận nào, ông trình bày như một luật sư hoặc như một người đang cần cù trau dồi khoa tu từ, chứ không như một nhà thần học.
Lời lẽ rườm rà luộm thuộm, bàn bạc từng ly từng tí nhưng lại có biệt tài phản bác các lời tố giác, ông không ngần ngại xử dụng lối lý luận ad hominem bằng cách bới lông tìm vết trong quá khứ và trong các văn kiện cũ của đối thủ. Trước kia thánh Augustin đã chẳng soạn ba cuốn sách nói về tự do ý chí là gì? Trong cuốn Thú lỗi, (Confession) ngoài các tội phạm khác, ông đã chẳng thú nhận là đã theo thuyết Mani hơn chín năm là gì? Thật ra ông vẫn còn chịu ảnh hưởng thuyết Mani, nên ông bị ám ảnh về tội lỗi, về cảnh trụy lạc, về vật dục...
Theo tôn chỉ của trường phái thì kiểu chống đối ấy hợp lệ. Khoa tu từ còn xử dụng một khí giới khác nữa: Phải trình bày một cách hữu lý để cho thấy ngay những đề án của đối phương là thái quá hay có thể phi lý. Tội nguyên tổ người ta mắc phải lúc sinh ra lại không hàm ý lên án hôn nhân Kitô giáo là gì? Thừa nhận một cách tổng quát sự cần thiết phải chịu phép rửa tội, há không phải là chủ trương rằng: mọi trẻ con chưa phạm tội cá nhân và một số khổng lồ người ngoại giáo chưa được biết Chúa đều bị án phạt đời đời đó sao? Nếu công nhận có tiền định, là chỉ có một số nhỏ được cứu rỗi, thì lòng nhân từ của Chúa, sự công chính của ngài, hiệu quả của lễ hiến tế cứu chuộc sẽ ra sao? Thế mà có lời chép rằng ”Thiên Chúa muốn cho hết mọi người được cứu rỗi” (ITm.2,4).
Những lý luận như vậy thật hấp dẫn vì chúng đã gây nên một loạt phản ứng kéo dài qua nhiều giai đoạn trong mấy thế hệ: các cuộc tranh luận Kitô học tại phương Ðông, từ Apollinaire đến Eutychès, đã tạo nên khuôn mẫu đầu tiên về khoa biện chứng này:
1/ Hấp thụ chu đáo khoa tu từ học cổ điển, thánh Augustin cảm thấy cần phải đấu bút với Julien, và không nên bỏ qua một lý luận nào của đối phương mà không nói quật lại. Xác tín như vậy, ông cứ mỗi ngày củng cố thêm lập trường. Nhờ đó, ông có nhiều thời cơ bồi dưỡng và làm phong phú thêm giáo thuyết của ông về mấy quan điểm chủ chốt. Chẳng hạn chung quanh ý niệm về tự do, thì bên trên thứ tự do không quyết đáp, ông đặt libertas non peccandi tức là khả năng không phạm tội nữa. Nhờ khả năng này, con người được cứu rỗi, chia phần sự tự do đích thực sẵn có trong bản tính Thiên Chúa. Ông đã siêu việt hóa quan điểm táo bạo này và dựa vào đấy để giải quyết mối mâu thuẫn giữa ơn thánh và tự do ý chí.
Còn một điểm chắc chắn nữa, là từ vì trí tự vệ trước áp lực của một đối phương ”không chịu đội trời chung”, vị giám mục cao niên thành Hippone nhiều khi buộc lòng phải cố thủ và củng cố tư tưởng của mình, phải dùng đến những công thức vượt xa điều ông xác tín và chắc chắn đã vượt qua giới tuyến đức tin trung thực mà Giáo Hội cổ võ. Do đó, mặc dầu vẫn suy tôn ông như một vị tiến sĩ về Ơn thánh, Giáo Hội luôn dè dặt trước một số phóng đại đọc thấy trong những tiểu luận ông viết để phản đối nhóm Pélage. Vì ít ra, những phóng đại ấy có thể gây nên mối nguy hại. Ðiều này đã được minh chứng qua sự kiện: nhiều độc giả của ông đã lạc đường, kể từ Gottschalk đến Jansénius, trước họ đã có Wicliff, Luther và Baius.
2/ Không bao lâu sau ông gặp nhiều phản ứng, đặc biệt đến từ càc môi trường tu viện, từ những nhà chuyên khoa tu đức. Họ dễ bị xao xuyến bởi những lý thuyết có nguy cơ mở đường đi đến buông thả và nguội lạnh. Phong trào chống đối mãnh liệt hơn cả phát xuất tại miền nam nước Gaule.
Chính ngay Phi-châu, thánh Augustin đã phải tìm cách trấn tĩnh những mối lo ngại mà lập trường của ông gây nên giữa các tu sĩ tại Hadrumète (hiện nay là Sousse thuộc Tunisie). Hai tiểu luận ông viết vào dịp ấy, thay vì trấn an, lại khơi lên phong trào chống đối giữa các tu sĩ quây quần chung quanh thánh Gioan Cassien tại Marseille, giữa các tu sĩ đảo Lérins và giữa các giám mục miền Provence xuất thân từ đảo ấy hay đang chịu ảnh hưởng của giới này.
Vào năm 428, Cassien chuẩn bị một loạt bài để thuyết trình đợt hai cho các thánh phụ sa mạc. Ông đề tặng loạt bài này cho hai vị tu sĩ đảo Lérins là Honorat và Eucher, về sau là giám mục thành Arles và thành Lyon. Chính trong thời điểm này, Cassien phát biểu một số đề án nhằm công kích những ý kiến còn đang bàn cãi sôi nổi về ơn thánh và về tự do ý chí. Nhưng trong tập Conlatio XIX, ông lại gán những đề án ấy cho các bài diễn thuyết của Chérémon thành Panephysis miền trung châu Ai-cập. Bề ngoài, đây là kiểu thông dụng để dàn xếp câu chuyện, nhưng thực chất là muốn tố giác thánh Augustin.
Tuy nhiên Cassien không chỉ đối lập với Augustin bằng cơ sở giáo lý truyền thống của các giới Ðông phương mà ông đã hấp thụ: Thiên Chúa và con người, ơn thánh và tự do ý chí phối hợp với nhau một cách mật thiết đến độ, đối với chúng ta, đó là sự bí nhiệm trong công trình cứu rỗi. Nhưng, cũng như thánh Augustin, ông bị thu hút vào chính khung khổ mà Pélage đã phác họa và tự đóng khung vào nghi vấn mới này là nét đặc trưng của phương cách suy luận Tây phương. Ông còn cố gắng mổ xẻ mầu nhiệm phần rỗi cá nhân và ngụp lặn trong kinh nghiệm tâm linh.
Ðối với Cassien, khó khăn chính yếu ở tại việc ”khởi đầu ý ngay lành”, initium bonae voluntatis. Những điều ông bàn giải về điểm này còn nhiều lúng túng: ông gán việc khởi đầu này, lúc cho Thiên Chúa, lúc cho con người. Nhưng nếu phân tách đến cùng, khi gán cho con người, phải chăng là tước đoạt toàn diện công ơn cứu chuộc của Thiên Chúa, vì ơn thánh không thể nào không đến để thưởng công, trợ lực, và phát triển bước đầu tiên ấy? Ðây chính là điểm then chốt của mậu thuyết quen gọi là thuyết bán-Pélage. Tên gọi này khá thông dụng trong thế kỷ XVII, tuy nhiên không đúng hẳn: gọi mỉa mai như thế là có ý nói thuyết ấy liên hệ trực tiếp với Pélage, nhưng kỳ thực đó là lập trường phản đối Augustin.
3/ Chung cục tất cả những điều vừa nói trên đã làm cho những ai có cảm tình với vị tiến sĩ Phi châu, phải phẫn nộ. Quả vậy, thánh Augustin không bị lẻ loi ngay trong miền sào huyệt của đối phương. Chẳng hạn, tại Marseille, có một người hăng say và cương nghị hơn cả là Prosper người Aquitaine, một người không có chức thánh nhưng có lẽ là tu sĩ từ năm 428-429 cho đến năm 434-435. Ông dành thời giờ và năng nổ biện hộ cho người mà ông gọi là ”tôn sư tuyệt đối, tôn sư vô địch”, ineffabiliter, incomparabiliter honorandus, praestantissimus patronus (22). Ông vồn vã báo cho tôn sư biết về phong trào đối lập phản kháng, ông lên tiếng trả lời bằng văn xuôi, văn vần. Ông tấn công ”diễn giả” (Cassien), thống mạ những ai phủ nhận ơn thánh, những người ”phụ bạc”(ingrati), ông phản bác từng điểm những vấn nạn được nêu lên tại Gênes, tại đảo Lérins và khắp đó đây. Ông chạy sang Roma cầu cứu (431), hy vọng được Tòa Thánh nhất quyết ủng hộ. Tuy nhận lời ông thỉnh cầu, đức giáo hoàng Célestin chỉ ra một bản thông cáo dè đặt, theo lối khôn ngoan của người Roma, dưới hình thức một bức thư gửi các giám mục miền Gaule. Bức thư này vừa tán dương thánh Augustin, và suy tôn ngài vào bậc các tiến sĩ tuyệt hảo nhất, inter magistros optimos, vừa kêu gọi tiến tới ôn hòa và công khai lên án những lối canh tân có di hại cho đức tin truyền thống. Nhưng lúc đó, ai là người canh tân nếu không phải là nhóm Augustin, họ luôn tìm cách chứng minh rằng, ”trong cuộc tranh chấp, hệ thống của họ có nền tảng hơn cả”?.
4/ Lối biện hộ gây hấn của họ đã giúp thánh Augustin củng cố thêm lập trường mà ông trình bày trong mấy tiểu luận cuối cùng, trước đây, chính lập trường này đã có phần quá đáng rồi. Bởi vậy phe chống đối càng thêm nghi kỵ, họ cho rằng lập trường của ông đã biến thành một tà thuyết công khai, thuyết tiền định. Quả thế, nếu căn cứ vào cách thánh Augustin nhấn mạnh về sự lựa chọn huyền nhiệm và về tầm mức quan trọng của sự bền đỗ đến cùng, thì người ta sẽ bị thúc đẩy lý luận đến cùng để tố cáo những người theo giáo thuyết của ông. Theo đó, những ai không được vào sổ tiền định, thì cho dù cố gắng và làm nhiều việc thiện đến đâu cũng uổng công, vì Thiên Chúa sẽ rút ơn lại để họ không thể bền đỗ trong đường ngay nẻo chính! Ấy là chưa nói đến nhiều điểm quái gở khác tương tự như thế.
Có như vậy mới hiểu được tại sao những người chống đối học thuyết của Augustin vẫn còn đủ lý do tồn tại và bành trướng, nhất là tại đảo Lérins và cả miền đông nam nước Gaule, là môi trường ảnh hưởng của tu viện này. Chúng ta có thể ước lượng đà diễn tiến của cuộc phản ứng này bốn mươi năm sau, qua một nhân vật nổi tiếng là Fauste de Riez. Ông là viện phụ tu viện đảo Lérins, rồi được cử làm giám mục một thành phố nhỏ miền Provence (giữa các năm từ 455 đến 462). Khoảng năm 473-745, người ta thấy ông xung đột với linh mục Lucidus là người theo giáo thuyết Augustin, tố giác ông này có chủ trương tiền định. Thuyết phục và đả kích không hiệu quả, sau cùng ông vận động để ”tà thuyết tiền định” bị công đồng Arles và Lyon lên án.
Cho dù được các giám mục tên tuổi miền Gau,e-Roma ưu đãi và lúc tạ thế được nhiều người trân trọng, Fauste không thoád khỏi những chỉ trích. Ðương nhiêN phải lưu yé rằng thời đó đà suy vI văn hóa của Tây phư´ng đang đi dần vào tình tr!ëngman di hóa. Chính miền Provence đã rơi vàn tay ngỉời Wisiggths Năm 477 và ngay sau đấy vua của họ là Euric đã bắt Fauste đi lưu đầy. Hơn nữa, trường tu đức Lérins không p`ải là một trung tâi nghiên cứu thần họ#. Vì Thế, kiE¡n thức thần học cu;a Fauste nhiều lúc thiếu căn bản, thành ngây ngô, chẳne hạn ông quen niệm linh hồn mgät cách rất vật chất: Thành Kinh đã chẳng đồng hóa linh hồn với máu là gì? Nhiều lúc Fauqte đã đơn giản hóa khía cạnh thần học, và đây lað một đie`u nfuy hiểm khi bàn tới những vấn đe` tế nhị như mối tương quan giữA Bản tính và ân sủng. Có lẽ vì *hông lĩnh hội đúng mức tầm quan trọng của những điều ông khẳng định, nên /ân' lại suy tôn những đặc ân cao quí mà Tạo hóa đã `an cho con người là thụ tạo được dựng nên theo hình ảnh của tạo hóa và tương tưí như ngài
Ông suy tôn tự dO ý chí, ”ân sủng đầu tiên” này, luật t`ie¢n nhiêl, sự cứu rỗi của ngưðøi ngoại giáo: Thálh Kinh đ!õ chẳng laxm chứng về khả n`êng cứu rỗi ấy trong một số trường hợp, họa hiếm nhưng rất công nhiên đó sao? (23) Nhơ vậy, ông đã c`ẳNg .ghiêng về một chủ trương bál-PélagE `ay tân-Pédage rồi sao?
5/ Từ rất sớm, hình như ngay từ năm 496, Roma đã bắt đầu lo ngại về hiểm họa mới này: Ðức Gélase yêu cầu giám mục Honorat và linh mục Gennade thành Marseille minh định việc tuyên xưng đức tin của họ. Mấy năm sau, phong trào phản thuyết tiền định của người miền Provence được đặt thành vấn đề tại Constantinople bởi các thầy dòng Scythes là những người lừng danh trong cuộc khủng hoảng Nhất tính. Các giám mục Phi-châu lúc đó đang bị đày tại đảo Sardaigne vì có cuộc bắt đạo Vandale, lấy danh nghĩa là những giám mục đồ đệ của thánh Augustin và là những người rất am tường giáo thuyết ấy, lên tiếng phản đối và công khai bác bỏ khuynh hướng phản tiền định. Người nổi tiếng nhất trong số các giám mục này là Fulgence thành Ruspe.
Ngay ở miền Provence, vào đầu thế kỷ VI, vị giám mục tên tuổi là Césaire thành Arles, cảm thấy nhu cầu mục vụ đòi hỏi, đã dấn thân vào việc đổi mới. Thánh Césaire đã quen biết Lérins, đọc các tác phẩm của Fauste, và nhất là thông thạo những văn kiện của thánh Augustin, là tôn sư và mô phạm của ông trong khoa mục vụ và giảng thuyết. Năm 529, theo sự thúc đẩy và dưới quyền chủ tọa của thánh Césaire, công đồng Orange II đã long trọng lên án khuynh hướng bán-Pélage vừa kể trên. Công đồng dựa theo luận điệu của Augustin nhưng với lời lẽ ôn hòa hơn, cân nhắc kỹ lưỡng. Vì thế, những khoản luật của công đồng này tạo được nhiều uy tín về sau, chính công đồng Trente đã xác định lại các khoản luật ấy khi đối phó với thuyết Paulinisme quá khích của phái Luther.