CHƯƠNG III
GIÁO HỘI VÀO TIỀN BÁN THẾ KỶ IV
CHƯƠNG III
GIÁO HỘI
VÀO TIỀN BÁN THẾ KỶ IV
Người ta dễ đoán được rằng: Những người sống trong thời ấy là các nhân chứng về khúc quặt lớn trong lịch sử Giáo Hội. Hình như họ hoa mắt, và trong bầu nhiệt hứng đầu tiên, họ đã tưởng rằng Ðế quốc từ nay dấn thân vào đạo Kitô sắp sửa trở thành một cái gì như hình ảnh Nước Thiên Chúa, một phần đã hiện thân dưới đất này. Thực ra nhiều vấn đề chẳng bao lâu lại được đặt ra. Muốn ước lượng những nỗi khó khăn, cần nhìn lại cơ cấu của xã hội và tâm trạng kitô thời ấy. Ðây là một cơ cấu có hai cực: một bên là các thể chế giáo triều thuần túy, một bên là hoàng đế.
I. CÁC THỂ CHẾ GIÁO TRIỀU.
Cho tới các năm 300-330, với gần ba thế kỷ lịch sử sau lưng, Giáo Hội đã có thời giờ để phát triển tổ chức của mình: ngoại trừ chế độ tu sĩ còn ở chặng đường đầu, tất cả các thể chế cốt yếu khác đã được thiết định và đã đạt tới giai đoạn phát triển gần mức trưởng thành.
Người ta có thể định nghĩa Ðế quốc Roma như một bức thảm thủy tinh gồm nhiều thành phố có một nền tự trị nào đó. Cũng thế, giáo hội ”công giáo” nghĩa là phổ biến, xem ra được chia thành một chuỗi cộng đồng địa phương đặt dưới quyền điều khiển của một vị giám mục: Giáo Hội đặt dưới quyền giám mục là đơn vị căn bản của toàn bộ các thể chế này.
Từ nay trở đi có sự phân biệt rõ ràng giữa đại chúng tín đồ và hàng giáo sĩ, rất có tôn ti trật tự: giám mục, linh mục, phó tế, phụ phó tế. Tuy ranh giới còn khá mập mờ, ít là đối với chúng ta ngày nay, giữa những chức nhỏ cuối cùng và các nhân viên hạ cấp của Giáo Hội. Dưới cấp người giữ cửa, có những người đào huyệt, fossores, copiatae, được coi, trong một thời gian khá lâu, như thuộc hàng giáo sĩ. Ngoài ra, những cấp ordines, các bà góa, các nữ đồng trinh tận hiến, các nữ phó tế có một qui chế riêng, được liệt vào một loại khác với giáo dân thường. Sau cùng việc phân loại giữa các giáo sĩ và giáo dân không cản trở những giáo dân có văn hóa hơn, giầu có hơn và quảng đại hơn gây ra nhiều ảnh hưởng đôi khi rất quan trọng vào việc tổ chức, việc quản trị và vào chính đời sống của Giáo hội. Người ta thường ca thán về cách can thiệp của những người nữ mánh lới, nhất là của các ”bà ân nhân” trong việc tuyển chọn giám mục. Vì theo nguyên tắc thì dân kitô vẫn còn tuyển chọn giám mục của mình và thực ra đôi khi quả là có như vậy, tuy rằng việc bầu cử giám mục, theo nguyên tắc, thường thuộc quyền của hàng giáo sĩ địa phương (trường hợp riêng của Roma) bởi các giám mục cùng tỉnh hay cùng miền.
Tuy rằng, về phương diện địa lý, cơ sở căn bản như vậy là Giáo Hội địa phương, thành phố. Kitô giáo thường rập mẫu theo khung cảnh dân chính: tuy vậy không luôn luôn trùng hợp nhau, nền thống nhất của Giáo Hội không bị tiêu hao đi vì có nhiều làng xã và thành phố. Ngay từ thế kỷ IV, người ta đã phác họa ra một phương pháp phối hợp, phương pháp này sẽ thúc đẩy tới một lối kết cấu phức tạp, nhưng có tôn ti phẩm trật hơn. Các giám mục cùng một tỉnh Roma (ảnh hưởng của các khung cảnh hành chính trần tục là một sự hiển nhiên) hoặc cùng một miền rộng lớn hơn có khuynh hướng quây quần ở chung quanh và dưới quyền điều khiển của một vị tổng giám mục, ngài thường là giám mục ở thành phố và của giáo đoàn quan trọng nhất.
Thể chế ở trong giai đoạn đầu vốn có nhiều chỗ khác nhau tùy từng miền. Chẳng hạn như ở Ai cập là miền có rất nhiều tòa giám mục và đời sống đô thị ít phát triển, hàng giám mục được thống nhất và bị kiểm soát rất chặt chẽ bởi quyền hành đôi khi có phần hách dịch, của tòa Alexandrie. Phi châu latinh cũng có một sự thống nhất tổng quát nhưng rộng rãi hơn thế nhiều: tuy giám mục Carthage nắm giữ một thứ quyền ưu đẳng, các tỉnh khác vẫn giữ quyền tự trị. Chẳng hạn như tại miền Numidie, các giám mục công nhận vị niên trưởng, senex, đã chịu chức giám mục trước nhất để đứng đầu hay làm giáo trưởng, chứ không phải là vị chấp chính của một tòa nào nhất định.
Bán đảo nước Ý (phía nam với đường Sienne- Arezzo), mặc dầu về dân sự được chia làm mười tỉnh, vẫn giữ một sự thống nhất về phương diện Giáo Hội, tất cả các giám mục miền này đều trực thuộc quyền của tòa Roma, tòa này đối với họ là một thủ phủ chung.
Ảnh hưởng của Cathedra Petri hình như đã vượt ngoài các ranh giới này và đã có một sự chiếu sáng phổ biến. Nhưng, dù quyền tối thượng vinh dự của tòa Roma không bị bàn cãi và nếu ở đây đã chiếm được một uy thế riêng biệt về phương diện giáo lý, trong thực tế quyền kỷ luật về tài thẩm kháng tố chưa thấy xuất hiện. Còn phải đợi nhiều thế hệ nữa quyền tài thẩm này mới được công nhận như một trong những cơ quan cần thiết để điều hành thông thường mọi tổ chức của Giáo Hội.
II. HOÀNG ÐẾ CÔNG GIÁO.
Ranh giới giữa đời và đạo, giữa trần tục và linh thánh không được vạch rõ ràng giữa các thể chế của Giáo hội và thể chế của Ðế quốc. Nó len lỏi, cong queo và đôi khi rất là thê thảm, trong chính con người phức tạp của hoàng đế kitô.
Ngài không phải chỉ là vị thủ lãnh và là người có trọng trách về xã hội trần thế, về Chính phủ, về quê hương Roma đang bị lung lay và cần phải ra tay cứu vãn, dù rằng với cái giá mà chúng ta đã nói đến. Từ thế hệ này qua thế hệ kia, chúng ta thấy nảy lên những mối đe dọa. Sự sống còn của Ðế quốc đòi hỏi phải cố gắng về hết mọi phương diện, dân số, binh bị, thuế khóa... Bởi vậy, ngày càng thêm tàn nhẫn, càng phải tỏ ra nghiêm nghị đến độ khủng bố. Người đến tuổi quân dịch tự cắt bỏ đi một phần trong thân thể để trốn tránh quân dịch thì, dưới đời Constantin, cũng bị cưỡng ép xung vào quân đội để giúp vào những công việc phụ. Từ đời Valentinien trở đi, đây là trường hợp phải xử tử bằng cách đốt cho cháy dần, thứ hình khổ dã man đã áp dụng từ đời Dioclétien. Bắt đầu từ đời Théodore trở đi, chẳng những các binh lính bị áp sắt đỏ vào người, mà cả những người lao động làm trong các xưởng máy nhà Nước nữa.
Mặc dầu xử dụng nhiều phương pháp tàn nhẫn, Ðế quốc không mua chuộc được toàn diện tâm hồn của hết mọi công dân, bởi vì vào thời đại đã thấm nhuần sâu xa các ưu tư tôn giáo, con người không nghĩ rằng mình chỉ là một công dân của nhà Nước, để phụng sự một quê hương trần thế mà thôi, nhưng hơn thế, mình còn là một ”công dân của trời”, phần tử của một xã hội thiêng liêng trong đó sẽ tìm ra giải đáp về một vấn đề hệ trọng hơn: vấn đề giao tiếp với Thiên Chúa,
Chính hoàng đế, với tư cách hoàng đế, cũng không thoát khỏi bình diện những thực tại thiêng liêng ấy. Các vấn đề tôn giáo chiếm quá nhiều chỗ trong các mối ưu tư của công dân và trong đời sống thường nhật, đến nỗi vào thời này, người ta không thể quan niệm nổi một chính thể chủ trương biệt lập giữa Giáo Hội và chính phủ theo kiểu tân thời: hai bên hỗ tương nhau. Chính vì thế, nhiều khi chính các lãnh tụ tôn giáo là nhựng người đầu tiên, như ta sẽ thấy, yêu cầu hoàng đế can thiệp và trợ lực họ trong những vụ tranh chấp tôn giáo.
Không nên cắt nghĩa công việc này như một cuộc tảo thanh cảnh sát để bài trừ các nguyên do gây ra rối loạn và vãn hồi hòa bình cần thiết cho việc điều hành xã hội. Cái hứng thú làm cho hoàng đế lưu tâm đến các vấn đề tôn giáo còn trực tiếp và sâu rộng hơn thế nhiều; chính ông cũng chia sẻ cái tinh thần của thứ tôn giáo tính mới ấy. Chúng ta đã nói là khi trở lại kitô giáo, hoàng đế không mất mát gì về đặc tính linh thánh nơi ông, trái lại nó càng được tăng cường.
Thống nhất được toàn thế giới Roma, thế giới văn minh, hoàng quyền xuất hiện như một hình ảnh trần gian của nền quân chủ thượng giới. Là hiện thân hữu hình của Thiên Chúa trên trần gian như một vị thần thực thụ, hoàng đế ”rất đạo đức”, ”được Thiên Chúa yêu thương”, nhận thấy mình có trách nhiệm trước mặt Chúa về phần rỗi của thần dân chứ không phải chỉ riêng về hạnh phúc đời này; ngài nhận thấy được kêu gọi để hướng dẫn nhân loại đến tôn giáo chân thật ngài đang công bố và truyền dạy. Thậm chí các nhà thần học trong triều đình đã cả lòng gán cho hoàng đế một thứ quyền giám mục tràn phủ trên khắp Ðế quốc, đây chỉ là một hình ảnh không nên khai thác quá đáng và là một kiểu nói tán dương. Cần phải ghi nhận điều này là hoàng đế kitô trong thế kỷ IV có một quan niệm về những bổn phận của ông đối với Giáo Hội rộng lớn hơn cái quan niệm về ”cánh tay thế quyền” mà đời trung cổ tây phương đã gán cho ông.
Chẳng hạn hoàng đế chưa lấy làm hài lòng vì ngài giúp để việc triệu tập các công đồng được thêm phần dễ dãi và dùng uy thế của mình để áp dụng các quyết định công đồng đã châu phê. Chính ngài còn tự sáng kiến triệu tập các công đồng, đề nghị ra những vấn đề tín lý và kỷ luật mà công đồng phải nghiên cứu. Ngài theo dõi các cuộc đàm luận, giúp tìm ra đa số, để có sự đồng tâm nhất trí. Ðiều đó bó buộc hoàng đế phải có một lập trường về những vấn đề thuần túy giáo triều đang được bàn cãi, nên nhất thiết đưa hoàng đế đến chỗ phải giữ một vai trò trong việc thảo luận các vấn đề tôn giáo. Về điểm này, chúng ta không nên vội dùng đến cụm từ ”vừa César vừa giáo hoàng” (césaropapisme), vì danh từ này hàm súc những ý niệm đời đó không biết. Chúng ta cứ nói cách đơn giản rằng, là kitô hữu, hoàng đế thản nhiên coi mình như vị lãnh tụ dân công giáo: Maisen mới, Ðavít mới, đứng đầu dân Do Thái thực thụ, dân Do Thái của nền Tân ước.
Những điều nói trên xác định một lý tưởng mà việc áp dụng sẽ chầy kíp gây lên những khó khăn khôn lường. Lý tưởng ấy về việc phối hợp giữa xã hội trần thế và xã hội của Thiên Chúa, về việc cộng tác giữa các thể chế hoàn toàn giáo điều và các thể chế của một Nhà nước tự xưng là công giáo, giả định rằng Giáo hội và Hoàng đế phải thỏa thuận với nhau về điểm cốt lõi, nghĩa là về nội dung của đức tin: Chỉ cần ngài xa lìa truyền thống, hoàng đế rất thánh và rất đạo đức biến ngay thành một bạo chúa, một kẻ bắt đạo, một người tiền phong cho quỉ vương, một tay sai của Sa-tan.
Cùng với nền hoà bình Constantin đã mở màn trong lịch sử Giáo Hội một thời kỳ với những vụ tranh chấp thần học sôi nổi, trong đó xuất hiện việc định nghĩa tín điều. Hậu quả là đặt ra những vấn đề cá nhân trầm trọng về giá trị pháp lý của những vụ bổ nhiệm và cách chức giám mục, những vụ ra vạ tuyệt thông. Ai sẽ là người nói lên pháp luật? Ai sẽ xác định phải trái? Chúng ta đừng quên là trong thực trạng bấy giờ, các cơ quan nội bộ của Giáo Hội chưa có khả năng phát biểu được rõ ràng khúc chiết những giải pháp đang tìm kiếm hầu có uy thế thuyết phục mọi giáo dân có thiện chí. Dĩ nhiên các hoàng đế phải đi đến quyết định chọn một lập trường, nhưng quyền hành của các ngài sẽ đụng chạm phải những sức đối lập và nhiều lần thất bại trước những xác tín phát sinh từ một miền đã được thấm nhuần tinh thần tôn giáo quá sâu đến nỗi trở nên bất khuất trước quyền tác động từ bên ngoài.
Kể từ Gibbon và Hégel, quá nhiều lần người ta đã miêu tả đệ nhị Ðế chế như là một thời kỳ xáo trộn thống trị với óc nhu nhược, hẹp hòi và thiếu ý chí. Chắc hẳn không thiếu nhũng ví dụ về óc nô lệ và ta sẽ thấy nhiều lần dư luận kitô của những khu vực rộng lớn, và bắt đầu từ hàng giám mục, ngoan ngoãn tuân phục đường lối thần học, cho tới tận cả những hình thức biến thiên trong đó, đã được triều đình chấp thuận hay chủ trương. Nhưng thế kỷ IV cũng lại là thế kỷ của những nhân vật cương nghị, những con người thép, dám cả gan đương đầu với các thế lực hiện hành và đưa đức tin cương nghị ra đối lập với võ lực dưới mọi hình thức: Chỉ cần nêu ra ở đây tên của Athanase, giám mục thành Alexandrie, là người đã nhận tất cả mười bảy năm rưỡi tù phát vãng, năm cuộc lưu vong liên tiếp dưới bốn đời hoàng đế.
Ðây là thời kỳ có nhiều nhân vật cương trực nhưng cũng là thời kỳ có nhiều người chấp nhất và những cuộc ly gián bướng bỉnh, vì tất cả những hình thức phản kháng này, nếu đem ra duyệt lại, sẽ thấy không thể cùng biện minh được về phương diện thần học. Nhưng cần nói qua đến các vụ chống đối ấy để độc giả nhận định ra rằng cái cơ cấu lưỡng cực của đế quốc kitô mà chúng ta vừa khảo sát đã đi xa hơn lối phân phối thẩm quyền giữa các nhân vật của giáo hội và của Nhà Nước. Ðiều này còn phức tạp và trầm trọng hơn thế nữa: Ðó là một ”sự ly gián trong tâm khảm” thực thụ để nói theo kiểu Arnold Toynbee, nó vượt quá bình diện thể chế, xâm nhập vào các lương tâm mà nhiều khi người ta cảm thấy bị giầy vò giữa hai thứ trung thành vừa yêu sách vừa chống đối nhau.
III. NHỮNG CUỘC LY GIÁO PHÁT SINH TỪ VIỆC BẮT ÐẠO: THUYẾT DONAT
Vấn đề nội bộ thứ nhất của Giáo Hội mà hoàng đế Constantin phải giải quyết sau mấy tháng chiến thắng Maxence, đó là sự xuất hiện và hoạt động mạnh mẽ của những khuynh hướng đối lập, đây là cuộc ly giáo của phái Donat tại châu Phi. Cuộc khủng hoảng địa phương trầm trọng nhất là do cuộc bách đạo của Dioclétien gây ra.
Một hiện tượng luôn xẩy ra: khi có cuộc bắt đạo, những tâm hồn yếu đuối qui hàng rồi lại thống hối vừa khi nguy hiểm đã qua đi. Chúng ta đã gặp thấy hiện tượng này trong đời thánh Cyprien sau cuộc bắt đạo của Dèce. Nó sẽ tái diễn sau cuộc bắt đạo rất mực trầm trọng khởi sự vào các năm 304-305; chẳng hạn tại Aicập, ngay từ năm 306 giám mục Mélèce thành Lycopolis đã đụng chạm với vị đứng đầu hàng giám mục Aicập, là Phêrô thành Alexandrie sau này sẽ tử đạo nhưng lúc đó còn đang bị giam tù. Mélèce cho rằng ông này có thái độ quá dễ dãi đối với các người lapsi. Ðến sau cùng bị bắt và bị phát vãng đi làm mỏ tại Phaeno bên Palestine, Mélèce vẫn tiếp tục gây náo động tại đây, tăng gia các cuộc phong chức thánh. Hơn thế, sau khi trở về, ông tổ chức tại Aicập một hàng giáo phẩm ly khai ”giáo hội của các người tử đạo”, đối lập với hàng giáo phẩm công giáo. Bởi vậy, những hiệu quả đôi khi rất trầm trọng sẽ đến giao thoa với những hiệu quả của thuyết Arius và gây thêm rắc rối.
Thuyết Donat có một khởi điểm hạn chế nhưng các hiệu quả lại trầm trọng hơn cuộc ly khai Mélèce. Lần này không còn là vấn đề các người lapsi nhưng chỉ là vấn đề số phận nhửng giám mục đã chấp nhận việc traditio do sắc lệnh thứ nhất của Dioclétien ấn định, họ bị buộc tội là traditores đã ”phản bội” đức tin bằng việc ”nộp” các sách thánh cho quan tòa đã tới lục soát các nhà thờ. Trước kia công đồng tỉnh miền Numidie nhóm họp tại Cirta ngày mồng 05 tháng 03 năm 305 đã cho thấy các giám mục châu Phi trừng trị lẫn nhau một cách tàn bạo (theo thường lệ, những người hăng say buộc tội kẻ khác hơn cả, lại chưa chắc đã hoàn toàn vô tội).
Khởi điểm của toàn thể vụ này là việc bầu vị phó giáo chủ Cécilien lên tòa Carthage vào năm 312. Sự việc này tạo nên một phe phái địa phương có khuynh hướng nghiệm ngặt hơn và được hàng giám mục Numidie công khai ủng hộ. Phe đối lập công khai phủ nhận việc tấn phong giám mục cho Cécilien, và một trong ba vị giám mục đã cử hành lễ tấn phong, Félix người Apthungi bị coi như người có lỗi về tội traditio. Ðối địch với Cécilien, một giám mục khác được bầu lên. Ông này chẳng mấy chốc được thay thế bởi một người, di chuyển từ tòa thứ nhất của ông là Casae nigrae. Người đó là Donat đại nhân, vừa cương nghị vừa có tài hoạt động, ông đứng lên tổ chức một giáo hội ly khai thực sự, là giáo hội mang tên của ông trong lịch sử.
Phái Donat quả nhiên gán cho tội traditio tầm mức quan trọng đến nỗi chỉ cần thông công với một người bị buộc tội (và sau một thời kỳ, những người thông công với những người thừa tự kia) cũng đủ bị buộc tội là nhơ uế, rồi đến lượt mình lại bị gán tội traditor, người chối đạo, không xứng danh hiệu kitô. Tất cả các bí tích do người traditor cử hành hay lãnh nhận đều bị kể như vô hiệu. Vì thế phe Donat rửa tội lại những người công giáo nào, tình nguyện hoặc bị cưỡng ép, xin gia nhập hàng ngũ của họ. Do đó, phong trào ly gián này lan tràn như vết dầu loang, chẳng những tại Carthage, nhưng tại rất nhiều tòa giám mục châu Phi, người ta chống đối giám mục, hai hàng giáo phẩm song song chống đối lẫn nhau: ”Giáo hội của các thánh” chống đối giáo hội của các người traditores, phe Donat chống đối công giáo.
Vì Constantin cương quyết dành riêng cho các người công giáo quyền được trợ cấp và miễn sưu thuế cho hàng giáo sĩ, (và việc này đáng được ghi nhận) phái Donat lấy sáng kiến đệ trình xin hoàng đế xét xử vụ tranh chấp giữa họ với Cécilien (ngày 15 tháng 05 năm 313). Nhiều thẩm cấp kế tiếp nhau nơi xẩy ra vụ kiện này công nhận là các yêu sách của họ không có nền tảng: Một hội đồng Roma họp tại dinh Latran dưới quyền chủ tọa của giáo hoàng (ngày 15 tháng hai năm 314), một công đồng các giám mục nước Gaule (tại Arles, ngày 1 tháng 7 năm 414), chính hoàng đế cũng chủ tọa một phiên tòa tại Milan (ngày 10 tháng 11 năm 316), sau khi đã nghiên cứu các bản điều tra cực kỳ tỉ mỉ mà những người đại biểu của hoàng đế tại châu Phi đã thực hiện trước (chúng ta còn nắm được những tập biên bản nói tường tận về bầu không khí khủng bố của cảnh sát đặc trưng của chế độ).
Sau khi nghe báo cáo, để kết thúc, Constantin quyết định dùng thế quyền để giải quyết. Mùa xuân năm 317 ông công bố một đạo luật rất nghiêm khắc chống đối các người ly khai buộc họ phải nộp những nhà thờ. Một cuộc phản ứng theo lối dây chuyền đã bùng lên: tự tin vào mình, cố chấp vào những điều xác tín của mình, phái Donat từ chối, cầm cự, quân đội can thiệp, càn quét, có những cuộc rối loạn tàn bạo. Các nạn nhân được sùng kính tức khắc ngang hàng với những vị tử đạo. Lòng cương nghị của nhóm ly khai làm nhà chức trách phải nản chí, nên ngày mồng 5 tháng 5 năm 321 nhà cầm quyền buộc lòng phải khoan hồng với họ. tháng 05 năm 313). Nhiều thẩm cấp kế tiếp nhau nơi xẩy ra vụ kiện này công nhận là các yêu sách của họ không có nền tảng: Một hội đồng Roma họp tại dinh Latran dưới quyền chủ tọa của giáo hoàng (ngày 15 tháng hai năm 314), một công đồng các giám mục nước Gaule (tại Arles, ngày 1 tháng 7 năm 414), chính hoàng đế cũng chủ tọa một phiên tòa tại Milan (ngày 10 tháng 11 năm 316), sau khi đã nghiên cứu các bản điều tra cực kỳ tỉ mỉ mà những người đại biểu của hoàng đế tại châu Phi đã thực hiện trước (chúng ta còn nắm được những tập biên bản nói tường tận về bầu không khí khủng bố của cảnh sát đặc trưng của chế độ).
Sau khi nghe báo cáo, để kết thúc, Constantin quyết định dùng thế quyền để giải quyết. Mùa xuân năm 317 ông công bố một đạo luật rất nghiêm khắc chống đối các người ly khai buộc họ phải nộp những nhà thờ. Một cuộc phản ứng theo lối dây chuyền đã bùng lên: tự tin vào mình, cố chấp vào những điều xác tín của mình, phái Donat từ chối, cầm cự, quân đội can thiệp, càn quét, có những cuộc rối loạn tàn bạo. Các nạn nhân được sùng kính tức khắc ngang hàng với những vị tử đạo. Lòng cương nghị của nhóm ly khai làm nhà chức trách phải nản chí, nên ngày mồng 5 tháng 5 năm 321 nhà cầm quyền buộc lòng phải khoan hồng với họ.
Nhờ vậy mà phe Donat lan rộng, mạnh mẽ thêm và tỏ ra bất khuất. Cuộc diễn tiến cứ như vậy kéo dài suốt thế kỷ, lúc đàn áp vô hiệu quả lúc làm ngơ. Năm 347, Constant lại bắt bớ người phái Donat. Trái lại, Julien ủng hộ họ (361-362), cho rằng cứ để các kitô hữu cấu xé lẫn nhau là một diệu kế, đến lượt Gratien lại tịch thu các nhà thờ của họ (376-377), vân vân, Sau cùng, vào năm 411, khi đã thay đổi chính sách năm lần, hoàng đế Honorius triệu tập một cuộc thuyết trình đối kháng để hai phe đối chọi nhau một lần chót và cũng là dịp thánh Augustin đóng vai trò chủ chốt trong hàng ngũ công giáo. Một lần nữa phái Donat bị phi bác và bị đặt ngoài vòng pháp luật, nhưng đã muộn quá rồi: Không bao lâu sau, người Vandales tràn đến, cuộc xâm chiếm của họ điểm lên tiếng chuông báo tử cho Phi-châu Roma.
Phi-châu kitô đã bị tiêu hao kiệt quệ trong cuộc mạo hiểm này. Chúng ta không khỏi không đau xót khi nhận thấy cuộc phát triển truyền giáo vì thế đã bị ngưng trệ. Người ta ngở ngàng trước đám cháy bạt ngàn gây lên bởi một lý do thật hạn hẹp, trước sức ào ạt của lòng cuồng tín và bạo động. Bao giờ cũng thế, sử gia muốn vượt xa hơn cái khởi điểm nhất thời để khám phá ra những nguyên nhân thâm sâu của một phong trào tương tự.
Ðôi khi người ta đã tìm ra các nguyên nhân ấy trên bình diện chính trị: Thuyết Donat phải chăng biểu thị một phong trào phản kháng quốc gia để chống đối lại nền thống trị thuộc địa của Roma? Thật sự trong các tài liệu chúng ta xử dụng không gặp thấy dấu gì về tình tự quốc gia Berbère và, nếu có những phần tửberbères thực thụ gia nhập vào hàng ngũ Donat, chúng ta phải coi đấy như một dấu chỉ thuộc phạm vi xã hội: hình như phong trào ly khai đã tuyển mộ những thành viên giữa các tầng lớp thấp kém nhất của xã hội, nghĩa là những lớp người ít được Roma hóa hơn cả.
Các đoàn xung kích của họ, các đoàn mà chúng ta thấy thực hiện các trò bạo động, thường hay tàn sát người công giáo, nhất là hàng giáo sĩ. Các đơàn quân này đã được tuyển mộ từ những toán “gốùi đất nằm sương”, những tên du thủ du thực không nhà không cửa và có lẽ đúng hơn, từ những giới lao nông nghiệp, giới bần nông, nạn nhân của cuộc tiến hóa kinh tế và của chế độ ruộng đất. Trong hoạt động của họ có một thành phần cách mạng: họ đe dọa để yêu cầu được xóa nợ, khủng bố các địa chủ, bênh vực những người bị thua thiệt: Một ngày kia, phe gối đất nằm sương gặp thấy một ông phú hộ chễm chệ trên xe, họ hãm xe lại, bảo người nô lệ chạy đàng trước các con vật kéo xe, họ hãm xe lại, bảo người nô lệ ngồi lên xe thay ông chủ và bó buộc ông này phải xuống chạy thế cho người nô lệ (6).
Nhưng cũng không nên loâi trừ khía cạnh thuần túy tôn giáo của chuyện này. Trong một thời kỳ mà tôn giáo tính đạt tới mức độ như thế, điều rất thong thường là những mặc cảm chính trị và xã hội đã bộc lộ và tút ra dưới hình thức tôn giáo. Ðã thấy phát triển một bầu không khí tín lý và một đường hướng đạo đức đặc trưng cho thuyết Donat mà nhà thần học (và nhà tâm lý) có lẽ để than phiền về tính cách bệnh hoạn của phong trào ấy: như một Giáo hội ly khai, họ tự coi mình như một “giáo hội của các thánh” không chấp nhận một hình thức nhân nhượng nào đối với trần tục, dù với hoàng đế bắt đạo hay với toàn thể Giáo Hội phổ biến mà họ cho là thông lưng với các traditores. Họ tưởng thế là đúng lương tâm. Phong trào Donat đã tạo nên một thứ tâm thức tự tin, nét đặc trưng của óc đảng phái, cố chấp mình có lý để xử sự và chống đối hết mọi người. Dó là thứ tâm thức muốn trở nên chiến hữu của Chúa Kitô để chiến đấu cho chính nghĩa: giáo Hội của họ cũng là Giáo Hội của các vị tử đạo.
Việc phấn khởi và mê tín tôn sùng các kỷ niệm và các hài cốt, cách thức họ suy tôn và biện hộ cho việc tử đạo, thức đẩy người phái Donat đón nhận tử đạo một cách vui vẻ, thậm chí còn tìm kiếm hay khiêu khích để được tử đạo, tin tưởng được tham dự số phận của những nạn nhân hiển hách trong thời cấm đạo của Dioclétien. Các người cuồng tín ưa lợi dụng những vụ xô xát với cảnh sát hay với người công giáo đối thủ của họ, hoặc chính họ khơi lên những vụ rắc rối, đôi khi còn đi xa hơn bằng cách tự tử. Chúng tôi có ghi nhận một số trường hợp tự tử tập thể (người ta gieo mình xuống vũng sâu hay đốt củi tự thiêu), chúng tiên báo những thái quá tương tự sẽ gặp thấy nơi các người “ly giáo”, nhóm Raskolniki, của Giáo Hội chính thống Nga vào thế kỷ thứ XVII.
Không khỏi nhàm chán nếu cứ theo dõi các vụ tranh chấp dài dòng, nặng nề, đơn điệu, cầm cự bởi các nhà thần học công giáo như Optát thành Milève (khoảng 365-385) hay thánh Augustin (đặc biệt vào các năm từ 395 đến 420). Riêng về vụ Cécile, nếu được phép coi đó như vụ tranh chấp của phe Donat, thì nên liên tưởng đến câu chuyện Dreyfus (cả hai trường hợp đều bị châm ngòi bằng một sự kiện lịch sử không có gì là chắc chắn và nó đã tạo nên những hành động cuồng nhiệt không sao kiểm soát được). Vụ tranh chấp này không có gì đáng kể về phương diện khuyếch trương giáo lý, ngoại trừ việc, nhân cơ hội ấy, Giáo Hội Latinh đã đi đến việc xác nhận lý thuyết về thành sự tính của các phép bí tích ex opere operato (bất kể đến tư cách của thừa tác viên), nhất là đã nhắc lại và phát triển khoa thần học về sự hợp nhất là đặc tính chủ yếu của giáo Hội, unam sanctam. Nhưng trong khi ấy, tại những nước phương Ðông đã bùng lên một cuộc tranh chấp khác, và lần này có tính cách giáo lý vào hạng nhất, thuyết của Arius.