Giai đoạn chỗi dậy : lại lên đường (1974-1980).
Lm Fx Hồng Kim Linh biên soạn
Lm Jos Mai Đức Vinh nhuận chính
Lịch sử Liên Tu Sĩ Việt Nam tại Pháp 1945-2005
Giai đoạn chỗi dậy : lại lên đường (1974-1980).
1. Ngay trước năm 1975
1974 : Qua hai năm nghỉ ngủ, một cố gắng chỗi đậy từ những giây chuyền trợ lực của một số Anh Chị Em, Lm Hồng kim Linh được ủng hộ để xử lý việc mời gọi liên kết. Giai đoạn tìm thiết lập lại điạ chỉ từng anh chị rải rác khắp nước Pháp. Sĩ số thiết lập bấy giờ cũng trên 200 Tu sĩ nam nữ trong số chừng 60 Linh mục.
1974 : LTS nhận được văn bản quan trọng về Phụng vụ : cho phép về lễ nghi cúng tế tổ tiên với 5 chữ ký của các Giám mục VN.
Sĩ số LTS được thiết lập bổ túc từ từ : đợt II (1975) tổng cộng 236 được chia ra thành phần Linh mục là 58, các sư huynh là 24, chủng sinh là 11, Nữ tu là 141 ; đợt III (1977) là 244.
Việc cần làm ngay là Liên lạc với Giáo phẩm VN. Được đón tiếp TGM chủ tịch HĐGMVN là ĐC Phaolô Nguyễn văn Bình, nhân chuyến công cán Âu châu để giải thích cho thế giới về chủ trương Hoà Hợp Hòa Giải của GHVN trước cuộc diện đất nước VN. Người xử lý LTS cũng được Đức Tổng giao phó việc liên lạc với báo giới để nghe tuyên bố của Đức Cha Chủ tịch Hội đồng Giám Mục VN và tham dự cuộc phỏng vấn. Nhận được sự chúc lành của Đức Tổng trong chuyến Ngài công cán cuối cùng với tính cách Chủ tịch HĐGMVN, LTS tỉnh thức để chuẩn bị bước vào năm 1975.
1975 : Những tháng đầu của năm nầy, anh em giao động và bàn tính những thế ứng xử trước tình thế mới. Số lớn tính chuyện về nước phục vụ, một số lo gởi hành trang sách vở và chuẩn bị hồi hương. Có người anh em vừa mới qua tầm được giáo sư để thụ huấn xong, nhưng cũng đã quyết định lấy vé bay về nước sau khi làm xong tuần cửu nhật bằng cách đi bộ hành hương Mont Martre.
Tình hình không cho phép tổ chức những cuộc hội họp đại thể, nhưng những cuộc hội họp từng nhóm đã củng cố tinh thần anh em và để giúp nhau có cái nhìn cụ thể cho một số cá nhân và nhứt là cho toàn thể tổ chức đông đão anh chị em trong một tình thế mới.
30.04.1975 : chế độ miền Nam cáo chung. Chiến tranh kết thúc. Kiều bào ở Paris giao động : vui mừng hy vọng hay lo âu sợ sệt tuỳ theo phán đoán chính trị của tình thế. LTS cũng hít thở trong bầu khí nầy. Những cuộc gặp gỡ nhóm nhỏ nhóm lớn cũng rất thường xuyên trong giai đoạn mới nầy của đất nước.
Một số đoàn thể Việt kiều được khuyến cáo và áp lực giải tán, một số đoàn thể khác rục rịch chuẩn bị ra mắt.
Giáo xứ lúc ấy do cha Nguyễn quang Toán làm Giám đốc cũng bị cuốn xoáy trong cơn lốc của thời cuộc và được mời bày tỏ ý kiến trước thời cuộc.
Phong trào vượt biên tị nạn bắt đầu. Có một số người tới nước Pháp, tới Hoa kỳ. Có thơ từ anh em bên Mỹ báo động.
LTS cần được chấn chỉnh nội bộ để kịp thời ứng phó với tình thế mới.
Toà Thánh Vatican ĐHY Rossi ở Thánh Bộ Truyền giáo gởi thông tư đến các hàng giáo phẩm các nơi để yêu cầu lo tiếp nhận các LMVN hiện trú.
28.06 : Đại Hội LTS, tái lập bầu cử : Lm Hồng kim Linh đắc cử CT với phó CT là Lm Tô ngọc Liên, Sh Trần Cừ thủ quỹ và Nt Lệ Mai thơ ký. Lm Đinh đồng Thượng Sách phụ trách VP Liên lạc. Đại Hội uỷ thác cho BCH soạn thảo qui chế của LTS. Vì đứt khoản 2 năm, không có bàn giao bàn lãnh, LTS lại một phen mất công tìm kiếm tông tích của mình.
30.07 : Cộng đồng Tu sĩ Việtnam tại Mỹ châu (Community of the Vietnamese clergy and religious in America) do Lm Mai thanh Lương lên tiếng kêu mời họp tác gây qũy giúp tị nạn tại Mỹ.
Tháng 08 ra Liên lạc LTSVN/P với khuôn mẫu và nội dung cải tiến 18 trang gởi cho hơn 200 anh em toàn quốc và một số cho LTS bạn Roma và Thụy sĩ, Đức, Hoa kỳ. Nhận được sau đó một số thơ khích lệ từ Roma, từ Thụy sĩ và Mỹ châu.
24.10 tới 16.11 : Thảo Qui chế LTS gởi đi và 14.11 nhận về gởi lại cho Anh em các nơi điền khuyết dựa vào những ý kiến đúc kết theo tinh thần đại hội 28.06 đã nêu ra.
2. Bản Nội Qui thứ V của LTS (16.11.1975).
Đại hội LTS ngày 16.11. đã biểu quyết chấp thuận bản Nội qui mới gồm 5 khoản, 17 điều.
Đặc biệt Bản Nội qui nầy ngắn nhứt so với 4 bản của các trào lưu trước (biết đuợc như vậy là nhờ tìm được văn khố LTS do cha Giản trao lại). Nguyên bản bằng Việt ngữ và dịch ra Pháp văn gởi cho Hội đồng GMPháp do lời yêu cầu của Đức TGM Etchegaray CTHĐGM Pháp. Bản qui chế nầy định lại nhiệm kỳ chủ tịch 2 năm.
25.12 : Liên lạc số 2 (bộ mới) dày 28 trang có in Bản Nội qui được biểu quyết của Đại Hội với thành phần tham dự như sau : 28 có mặt, 18 thư tín, 19 điện đàm, 10 gặp gỡ biểu đồng tình…
Vì nhu cầu đặc biệt của tình thế, ngoài Ban chấp hành gồm 4 người như kể trên, LTS còn mở thêm văn phòng Liên lạc thưòng trực do cha Đinh Đồng Thượng Sách đảm trách, Ban Phụng Nhạc do cha Ngô duy Linh phụ trách, và Ban xã hội do Nt Huỳnh thị Na đảm nhận. Sau đây là bản văn của Nội Quy mới (1975) :
I. Mở đầu : Bản nội qui sau đây đã được thiết lập.
1. Để thể hiện ý chí phục vụ, tình đoàn kết trong tinh thần liên đới trách nhiệm.
2. Để xiết chặt hơn nữa tình liên đới sẵn có giữa các linh mục và tu sĩ nam nữ Việtnam ở Pháp.
II. Danh xưng và mục đích :
3. Danh xưng là Hội Liên Tu sĩ Việtnam tại Pháp (LTSVN/P).
4. Mục đích nhằm qui tụ và liên kết toàn thể các linh mục tu sĩ nam nữ Việtnam tại Pháp trong tinh thần tương thân tương trợ.
III.Thành phần và cơ cấu :
5. Hội viên gồm anh em linh mục tu sĩ nam nữ Việtnam cư ngụ tại Pháp (*trừ những trường họp tự ý khước từ quyền hội viên của mình).
6. Hội gồm Ban Chấp Hành với một chủ tịch, phó chủ tịch, thơ ký và thủ qũi.
7. Chủ tịch do toàn thể hội viên hiện diện bầu với đa số phiếu tuyệt đối hai lần đầu hay đa số phiếu tương đối đợt ba.
8. Chủ tịch có bổn phận lựa chọn những cộng tác viên nhiều ít tùy hoàn cảnh, tùy nhu cầu, để điều hành Hội và công bố cho Đại Hội.
9. Thời gian của mỗi Ban chấp Hành là hai năm.
10. Chủ tịch có thể được tái cử hai lần.
11. Mỗi hội viên đều có quyền ứng cử vào chức vụ chủ tịch.
IV. Sinh hoạt :
12. Sinh hoạt của Hội gồm những buổi họp khoáng đại đầu niên khóa, Tết nguyên đán, cuối niên khóa và những Đại Hội bất thường do Ban Chấp Hành triệu tập.
13. Ban chấp Hành nhóm họp tùy theo nhu cầu.
14. Hoạt động của Hội hướng về mục vụ, học hỏi, xã hội và thông tin báo chí vv…
15. Đối ngoại, Hội chủ trương duy trì, phát triển và khởi tạo những giây liên lạc, tiếp xúc với :
- Giáo quyền tại Việt nam.
- Giáo quyền tại Pháp.
- Kiều bào Việtnam tại Pháp.
- Các Hội Liên tu sĩ Việtnam tại các quốc gia khác.
16. Mỗi hội viên được mời gọi đóng góp một số niên liễm tối thiểu (** số niên liễm sẽ đuợc Đại Hội ấn định đầu mỗi niên khoá).
V. Tu chỉnh nội qui :
17. Bản Nội qui chỉ được tu chỉnh với sự đồng ý của hai phần ba hội viên hiện diện trong một đại hội khoáng đại do Ban chấp hành triệu tập.
Làm xong tại 6, rue du Regard, Paris 6 ngày 16.11.1975.
Biệt chú : Bản nầy đã đuợc sửa chữa lần thứ 4 và được biểu quyết với :
Tổng số hiện diện : 28 (2 phiếu chống, 1 phiếu trắng)
Trả lời bằng thơ : 18 (10 ý thuận; 8 ý hiệp thông với quyết định đa số)
Bằng gặp gỡ : 10 ý thuận.
Nhận định về Nội qui : “Đọc qua những dòng lịch sử trên đây người ta nhận thấy LTS trong mọi thời kỳ đều có một nỗ lực chung : duy trì sự hiện hữu và xác định sinh động của mình trên văn tự. Trong vòng 30 năm sinh họat, LTS đã 5 lần chính thức soạn thảo và tu chỉnh nội qui. Tính cách thiếu chyển tiếp kế truyền đã làm cho nhiều anh chị em hao tâm tổn lực để xác định chính mình trên văn bản, nhưng cũng điều sơ hở đó làm nổi bật lên tinh thần duy nhất uyên nguyên của LTS từ mọi đời. Từ thực tại sống viết lên văn kiện, văn kiện sau không nhờ văn kiện trước nhưng khi thành hình rồi, 5 văn kiện lại gặp nhau trong những điều căn bản nhất : mới hay tinh thần sống là thế. Năm văn kiện nội qui, vì vậy trở thành văn liệu qúi báu để nối kết LTS các trào trong một chuỗi dài hành trình qua lịch sử, mà không phải xê lệch trong mục tiêu hoặc chí hướng“
(Trích LLĐSKY 1946-1977, tr 13 với một bổ chính về con số cho họp với Kỷ yếu mới).
3. LTS với Đồng bào nạn.
Trước tình trạng dồng bào đến các cư xá tiếp cư một ngày một đông : lúc cao điểm lên tới 100 rải rác trong nước Pháp, mãi tận Perpignan. LTS một mặt nối vòng tay lớn nối kết thăm viếng anh chị em thể theo quyết định đại hội 28.06.75, một mặt xin đuợc tiếp xúc trực tiếp với hàng Giáo phẩm Pháp để nói lên tình trạng của tị nạn và yêu cầu đuợc tiếp đón, chuyến đi chào thăm kéo dài trong hai tháng chín và mười 1975 (xin xem bản báo cáo tổng kết sau).
Trước tình trạng dồng bào đến các cư xá tiếp cư một ngày một đông : lúc cao điểm lên tới 100 rải rác trong nước Pháp, mãi tận Perpignan. LTS một mặt nối vòng tay lớn nối kết thăm. 23-30 tháng 10.1975 :Tại Lộ Đức, Hội đồng Giám Mục Pháp ra Tuyên cáo đón nhận người Việtnam mới đến, anh em LTS nhân danh tình liên đới đồng bào kính ngỏ lời cám ơn thay cho những người không có tiếng nói về thịnh tình đón nhận của HĐGMP.
1976 : LTS bầu cử theo Nội qui mới : Hồng kim Linh (CT nhiệm kỳ 2), Huỳnh ngọc Tiên, Lệ Mai, Nguyễn thái Hoạch và những cộng sự viên quen thuộc của khoá một.
4. LTS với Hàng Giáo phẩm trước vấn đề mục vụ và huấn luyện đức tin.
Trong dịp tổ chức Tết nguyên đán (23.01.76) LTS mời gọi tín hữu Pháp Việt hiệp lực cùng đáp ứng nhu cầu huấn luyện đức tin cho giới đồng bào ít quen thuộc với tiếng Pháp nhứt là những kiều bào mới đến. Trình bày tiếp khía cạnh thực tế Mục vụ VN với Mgr. Roger Etchegaray Chủ tịch HĐGMP (qua tiếp xúc riêng tại Marseille Oct.75 và qua văn thơ ngày 03.03).
Thông hiệp với Giáo Hội Việtnam trong niềm vui chung đón nhận một Hồng Y tiên khởi (qua văn thơ gởi đi của LTS (31.03) thơ phúc đáp (05.06) của H.Y Trịnh như Khuê. Việc đón tiếp ĐHY Trịnh như Khuê và TGM Phó Trịnh văn Căn diễn ra ngày 07.07 tại Paris như thể hiện sự hiệp thông của Anh Em linh mục tu sĩ hải ngoại với Giáo Hội quê hương.
LTS tiếp nhận văn thơ Giáo phẩm Pháp là Mgr. André Rousset Pt. De la commission episcopale des Migrations ngày 17.03 gợi ý về việc Mục vụ, và ngày 02.06 loan báo việc thiết lập Trung tâm mục vụ (Centre de Pastorale) với Cha JB Etcharren đại diện phụ trách.
LTS phúc đáp hưởng ứng cộng tác trong sáng kiến mới của Giáo phẩm (19.06) và được Mgr. Rousset tỏ niềm tin cậy LTS Hợp tác vào dự trình nầy(văn thơ 23.06).
28.10 : LTS ủng hộ việc triệu tập các Linh mục VN tại Pháp (30 hiện diện) dưới quyền chủ tọa của GM Pezeril đại diện Tòa TGM Paris để bàn thảo vấn đề Mục vụ Việtnam cho người VN và cộng tác tích cực những việc mục vụ bằng việc thăm viếng ban phép Bí tích, dạy chữ trong các trung tâm tiếp cư và đồng thời sẽ lo việc in lại Sách lễ giáo dân, giúp phổ biến tờ báo phục vụ đức tin (tờ Tin) cho cộng đồng Việt kiều ít xử dụng Pháp ngữ. Sau Đại Hội một Uỷ ban gồm 9 Linh mục. Được gọi là Ủy Ban Mục Vụ VN /P.(UBMV-VN/P).
16.11 : UBMV-VN/P họp lần đầu tiên gồm Lm Ngô duy Linh (CT) và 8 Anh em linh mục có tên sau đây : Đinh đồng Thượng Sách, Hồng Kim Linh, Hồng Phúc, Huỳnh Ngọc Tiên, Lương tấn Hoàng, Nguyễn Trọng Qúy, Trần Ngọc Hải, Trương đình Hoè. Uỷ ban thảo hoạch các công việc phải làm ngay, như in sách Lễ, Giáo lý, ra tờ báo.
1977 : Từ tháng giêng, nhận thấy cơ sở nơi UBMV-VN hội họp ở số 22, rue Abbé Derry trở thành “tổ chức Đông nam Á (Việt-Miên-Lào)” và Anh em trong Ủy ban không có quy chế rõ rệt. Công việc không được chạy như mong muốn. Chủ tịch LTS đã xin gặp Mgr.Decourtray trong Conseil Permanent HĐGMP để nêu lên sự kiện và đề nghị những việc cụ thể chung quanh việc mục vụ gồm 10 điểm, trong đó có vấn đề Mục vụ VN giao cho Lm VN trực tiếp đảm trách, khẩn cấp lo cho 14 chủng sinh mới tới, và một centre de vocation đào tạo ơn gọi nam nữ vv. (xin xem bản điều trần tóm kết làm tại Dijon 04.03.1977).
09.06 : Lm Trương đình Hòe được bổ nhiệm bởi Mgr.Sabin Saint Gaudens Pt Commission Episcopale des Migrations để làm Đại diện bên cạnh các Tuyên úy Việtnam tại Pháp. Các cha Tuyên úy VN gồm các cha Phạm phúc Khánh ở Cannes, Hồ tấn Phát ở Lille, Nguyễn văn Tự ở Aix en Provence, Trần ngọc Hải ở Lyon, Lê văn Lang ở Nantes, Võ quang Linh ở Strasbourg). Vùng phụ cận Paris được tăng thêm sau nầy có các Lm Nguyễn chí Thiết ở Versailles, Lê văn Vĩnh ở Corbeil Essonnes, Nguyễn văn Hiệu, Etcharren ở Créteil, Trần ngọc Anh ở Aulnay sous Bois.
13.09 : Lm Trương đình Hoè lại được bổ nhiệm bởi Mgr.Pézeril GM Phó Paris để thay thế cha Nguyễn quang Toán làm Giám đốc Giáo xứ Việnam vùng Paris. Theo tinh thần của tự sắc ‘Pastoralis Migratorum Cura” Cha Hoè đã lập ra một nhóm nhân sự khá hùng hậu để hoạt động gồm những Anh chị Em LM tu sĩ sau đây : Hoàng quang Lượng, Ngô duy Linh, Lương tấn Hoằng, Huỳnh Thị Na, Mai đức Vinh, Đinh Đồng Thượng Sách, Nguyễn thị Phú, Trần ngọc Anh, Trần thị Ai Nhi, Théophane Thịnh, Trần Kim Bình, Louise Duran. Thành phần đông đảo tân lập nầy được gọi là cộng đồng LM tu sĩ VN mà Cha Lượng được cử làm Bề trên.
16.10.1977 : Đại Hội thường niên đầu niên khóa họp với đề tài” LTS sống huynh đệ và dấn thân” Anh chị em rất lưu tâm đến tình hình cải tổ canh tân của Giáo xứ VN tại Paris. Trước dư luận cho rằng LTS hết cần hiện hữu, cũng như nữ tu nên tách ra riêng vì đã có Đại Hội Nữ tu vừa được tổ chức qui tụ đông đảo Chị Em đến từ khắp nơi. Kết thúc Đại Hội, Anh Chị Em LTS quyết định duy trì thế đứng hiện hữu lịch sử của mình (xin xem biên bản ĐH 16.10.77). Vui mừng và hy vọng việc mục vụ cho người Việt ở Paris và toàn quốc từ nay được Hàng Giáo Phẩm Pháp bổ nhiệm và ấn định quy chế rõ rệt không như trước kia các Anh Em VN phải nhờ tổ chức Aide à l’ Eglise en détresse giúp đỡ để chi vào việc sinh sống và an sinh xã hội.
LTS theo truyền thống đã đóng vai trò dấn thân phục vụ của mình trong những hoàn cảnh lịch sử nhất định.
09.04.1978 : Đại Hội đặc biệt để suy nghĩ và xác định rõ hơn về hai điểm dễ bị hiểu lầm của thời điểm dấn thấn các năm vừa qua : 1) thế đứng của LTS : “ có sự hiện hữu của LTS bởi vì có nhiều cá nhân cùng chung một lí tưởng tận hiến và phục vụ Dân Chúa” ; 2) về Mục vụ cho người VN tại Pháp phức tạp cũng như việc ‘liên lạc’ với các linh muc tu sĩ tế nhị và khó khăn, LTS cần có nghĩa vụ ‘liên kết đồng hương ‘để giúp nhau kiện toàn 2 việc hệ trọng nầy. (trích biên bản).
23.07-06.08/1978 : Trại Hè Âu châu mở tại Contigné (Maine et Loire) có sự tham gia, của anh em tại Pháp, Bỉ, Ý. Mục tiêu gặp gỡ trao đổi chia xẻ thăm viếng thắng cảnh miền tây Maine et Loire, Mont St Michel, Ile Noirmoutier, Châteaux de Loire, và để dành 3 ngày tĩnh tâm trong khung cảnh thiên nhiên.
5. LTS liên lạc với hàng giáo phẩm Pháp và ngoại quốc giai đoạn 1975-1978.
Trong thời gian này LTS liên lạc thơ từ với nhiều Đấng Bậc thuộc hàng giáo phẩm Pháp và ngoại quốc :
Mgr Ancel, Lyon (4 thơ)
Mgr R.Etchegaray, Marseille (4 thơ)
Mgr Guyot, Toulouse (1 thơ)
Mgr L’ Heureux, Perpignan (1thơ)
Mgr Amourier, Avignon (1 thơ)
Mgr de Provenchères, Aix en Provence (4 thơ)
Mgr Boucher, Aix en Provence (1 thơ)
Mgr Brunon, Tulle (1 thơ)
Mgr Decourtray, Dijon (1 thơ)
Mgr Rousset, Pontoise (2 thơ)
Mgr Himmer, Tournai Belgique
Mgr Sherlock Mobile, USA
Mgr Trinh văn Căn, TGM Phó Hànội
Mgr J. Willem Gran TGM Oslo Norvège về vụ Cha Thọ, cha Chiếu từ Pháp đi Nauy
Mgr L’Eùvêque ở Hollande về vụ cha Hoà từ Pháp đi mục vụ Hòa Lan…
Bề trên cả Xuân Bích liên quan tới các chủng sinh VN tị nạn : P Bouchaud, P Deville
Cha sở Ste Chantal Paris 16 : P Jean Marie Lustiger mời một lm VN cộng tác
Cha sở Ste Jeanne d’arc Clermont Ferrand mời 1 lm VN.
Cha Bề trên dòng Haute-Rive Thụy sĩ.
6. LTS trong hai năm 1978-1980.
Lm Hồng kim Linh, Lm Huỳnh ngọc Tiên, Nt Lệ Mai, Lm Trần thanh Giản, tăng cường Sh Trần văn Nghiêm phụ trách báo chí từ đầu năm 1980 với tờ báo “Liên lạc“ năm 34, bộ mới số 2 dày 64 tr, có danh bộ số 62463, mỗi số 10 F, mỗi năm 4 số, phổ biến cho cả giáo dân. Nhiệm ky thứ ba sinh hoạt bình thường sau giai đoạn đặc biệt : biến cố 1975 với số người tị nạn, giao tiếp với giáo phẩm về vấn đề linh mục tu sĩ VN về mục vụ, về các tổ chức mục vụ tân lập.
Về LTS, cha Huỳnh ngọc Tiên thay thế cha Hồng kim Linh bận dạy học ở chủng viện miền tây (Angers) trong việc điều hành LTS với BCH cho đến tháng 10.1980. Trong thời điểm nầy BCH có khi họp và làm báo ở Angers, có khi Paris tùy thời giờ cho phép.
Về việc mục vụ thời nầy Giáo xứ với số nhân sự hùng hậu năm đầu, với “tinh thần phục vụ đồng bào VN… với ý chí xây dựng Cộng đoàn Giáo xứ về mọi mặt : thiêng liêng, văn hóa, xã hội, huynh đệ… vượt qua những cơn gió ngược làm giao động cộng đoàn trong những năm 1977-1980“ (trích KỶ YẾU 50 năm thành lập GXVN tại Paris tr 33). Người ta nhận thấy có sựï thay đổi nhiều nhân sự tại Giáo xứ, riêng về Giám Đốc có 4 trào kế tiếp : đó là các Linh mục : Nguyễn quang Toán (1971-1977), Trương đình Hoè (1977-1979), Lương tấn Hoằng (1979-1980), Mai đức Vinh (1980- )
Năm 1980 : LTS nhận được và đăng tải trong LL bức Thơ chung quan trọng về người Công giáo trong cộng đoàn dân tộc.
7. Những ước mơ bao giờ mới thành tựu
Với mục đề nầy người viết muốn nêu 4 việc mà LTS từ các thời chưa thực hiện được :
1. Về trụ sở : LTS phải chăng vì là Hội chú tâm đến tinh thần nên tới nay vẫn không có một trú sở nhất định, dù là để gởi thơ. Trong lịch sử thấy những địa chỉ đi theo vị chủ tịch : 5 ave J.B.Clément, Boulogne ; 60, rue de Picpus Paris 12 ; 18, Claude Lorraine, Paris 16 ; nhà dòng nữ tu Assomption : 17, rue de l’Assomption, Paris 16 ; nhà dòng Congrégation Notre Dame : 11, rue la Chaise Paris 7 ; nhà dòng Thánh Thể 23, ave. Friedland Paris 8 ; Maison provinciale de St Sulpice : 6, rue du Regard Paris 6 ; Giáo xứ Việtnam : 15, rue Boissonnade Paris 14 ; rồi địa chỉ những Paroisses nơi các chủ tịch phục vụ : ở Clamart, ở Pontoise, ở St Leu La Forêt ; 222, rue Armand Silvestre,92400 Courbevoie ; 10 rue des Boudoux,92400 ; 170 Bd Montparnasse Paris 14 ; 38 rue des Épinettes, (Giáo xứ VN- 75097...
2. Về quy chế : tuy làm đi làm lại cập nhật tới 15 lần, nhưng không khi nào nộp đơn để thành lập chính thức như một hiệp hội (association) theo luật 1901 của nhà nước. Mặc dù nhân lực sĩ số quyết tâm sống liên kết đề ra đầy đủ. Và thành phần qúa đủ, hơn 4 người theo luật định.
3. Tờ báo liên lạc : dù có lúc ra nhiều trang, từ 20 tr tới 50 trang khổ 4A nhưng không xin được để hưởng qui chế giảm tem : lý do là quy chế không họp theo luật định và số ấn hành không tới 1000 số ; từ năm 1980-1982 có đăng ký commission paritaire nhưng tiền tem vẫn cao giá (3,75F).
4 Về chủ tịch, liên lạc trưởng : toàn là những vị ở thủ đô hoặc phu cận, chỉ trừ một dạo từ năm 1977-1980 thì có một chủ tịch LTS ở xa 300km (Angers). Và ban chấp hành cũng quanh quẩn ở thủ đô mà chưa ra khỏi ngoại vi thủ đô, chỉ trừ thời chủ tịch MDV, có sáng kiến nới rộng vòng đai liên lạc ra các tỉnh, nhưng không biết được thực hiện ra sao.
8. LTSVN tại Pháp trong tương quan với LTS VN trên thế giới.
Không kể số Lm tu sĩ nam nữ VN du học tại Pháp trở về VN phục vụ. Còn một số đáng kể từ Pháp ra đi phục vụ, hoặc hưu trí các nứớc khác : các linh mục sau đây :
Đi Bỉ : Cao văn Luận (1979). Nguyễn đình Ngát
Đi Canada : Trần Tam Tỉnh.
Đi Mỹ : Lê văn Lý (1980), Ngô duy Linh (1980), Hồng Phúc, Nguyễn thanh Bình, Nguyễn văn Tịnh, Chị Lam… Nguyễn tri Minh (1981), Trần phúc Long, Tô ngọc Liên, Cao phương Kỷ.
Đi Đức : Hùynh văn Lộ, Bùi thượng Lưu, Nguyễn văn Tịnh 1985, Nguyễn trọng Qúy, Bùi trần Thuấn.
Đi Úc : Nguyễn văn Đồi 1976, Nguyễn thái Hoạch. Nguyễn đức Thụ, Phan thanh Văn.
Đi Hoà Lan : Trần văn Hòa.
Đi Na uy : Nguyễn ngọc Chiếu 1980, Nguyễn văn Thọ 1980.
Đi Nouvelle Calédonie : Sh Lê Cừ, Lê văn Ánh, Nguyễn văn Nghiêm.
Lm Fx Hồng Kim Linh biên soạn
Lm Jos Mai Đức Vinh nhuận chính