II. Giai đoạn lớn mạnh : 1958-1972.
Lm Fx Hồng Kim Linh biên soạn
Lm Jos Mai Đức Vinh nhuận chính
Lịch sử Liên Tu Sĩ Việt Nam tại Pháp 1945-2005
II. Giai đoạn lớn mạnh : 1958-1972.
1. Những năm thịnh vượng (1958-1962) Bản Nội Quy thứ II (1958).
Đầu năm 1958, một giai đoạn mới hoat động mở ra với tờ Liên Lạc số 1 (trước đó là tờ Hiệp nhứt làm riêng, rồi chung với Liên đoàn). Ngày 01.05.1958 tờ Liên lạc ra đời tại đồi Thánh Giá (dịch sát tên Saint-Prix, điạ điểm gần St Leu la Forêt cách Paris 20km). Ngày 20.07 số Liên lạc 2 ra đời có in bản Điều Lệ (Nội qui) của LTS có kèm theo chú thích đã qui định ngày 08.04.1958 tại Saint-Prix. Bản Điều Lệ mới nầy là bản thứ II gồm 8 khoản và 29 điều.
Tờ Liên lạc đã ghi lại một số thơ tán thưởng từ nhiều nơi trên đất Pháp và Âu châu, như Roma, Canada, Fribourg, Hoa kỳ…
Bản điều lệ nầy đã đệ trình và đã được đặc biệt tán trợ chúc lành của các Giám Mục Việtnam. Thư Phúc đáp nhận được ghi lại như sau :
Ngày 26.04.1958 : Đức Cha Phaolô Nguyễn văn Bình, Giám Mục Cần Thơ và Đại diện cho hàng Giám Mục VN cho Việt kiều tại Pháp.
Ngày 09.05.1958 : Đức Cha Trương cao Đại.
Ngày 27.05.1958 : Đức Cha Phêrô Ngô đình Thục, Giám Mục Vĩnh Long, Niên Trưởng hàng Giám Mục Việtnam.
Ngày 31.05.1958 : Đức Cha Phêrô Phạm Ngọc Chi Giám Mục Qui Nhơn.
Kế tiếp là những năm giáo sĩ đoàn hoạt động hăng say : bên trong liên lạc chặt chẽ với nhau, bên ngoài nối kết được với các hội giáo sĩ bạn như Thụy sĩ, Roma và một vài linh mục tu sĩ du học tại Đức, tại Mỹ. Cụ thể là các trại hè cho LTS Aâu châu. Tờ Liên Lạc kỷ yếu trại hè của LTS Âu châu mang tên Liên lạc LTS hải ngoại ra được tất cả 5 số.
Phụ trách giáo sĩ đoàn thời nầy thấy có danh tánh sau đây, bầu lại mỗi năm, vì là sinh viên du học, mỗi năm mỗi khác.
1958 : Cha Trần viết Thọ được mệnh danh là ‘ chiến sĩ trại Hè’ Âu châu.
1959 : Cha Đinh hoàng Ngân với Đinh văn Hưởng (giữ tiền).
1960 : Cha Trương bá Cần, Nguyễn thiện Toàn, Trần công Phú.
1961 : Các Cha Đào, Cần, Toàn, Phú : đãm trách đắc lực.
1962 : Cha Đinh quang Tịnh, Đinh văn Hưởng, Đinh Hoàng Ngân tiếp tục điều hành LTS thay thế đám trẻ đã về nước.
Ngoài những vị kể trên còn những người nổi tiếng khác như Trần tam Tỉnh, Hoàng Kim, Dỗ xuân Quế vv, ở các LTS bạn có những vị hoạt động như Nguyễn sơn Lâm*, Nguyễn văn Vi, Bùi Tuần*, Trần phúc Nhân, Nguyễn văn Tuyên, Nguyễn văn Thử, Nguyễn văn Quan, Phan đình Thành, Nguyễn văn Trinh vv (tên có dấu * là Giám Mục )
LTS mỗi nơi đóng góp công của rất nhiều trong việc làm sống động sinh hoạt của LTS hải ngoại, thậm chí có những Anh Em bên Mỹ châu cũng góp phần xây dựng cho tình nghĩa linh mục VN đậm đặc keo sơn (cha Chu Công).
2. Bản Nội quy III (1963).
Sau khi các chiến sĩ trại hè về nước. Anh em còn lại thấy cần tìm một sinh khí mới : một qui chế mới đại thể kết tinh của tinh thần Tiền nhân sáng lập được ghi thành văn bản bao gồm :
- Phần tiền đề, tuyên ngôn về lịch sử thành lập
- Chia làm 13 khoản
- và 61 điều
Danh xưng mới : Liên Tu sĩ Việt Nam tại Pháp (LTSVN/P)
Đây là một văn bản cốt yếu mà ít lắm cũng có 3 trào ban chấp hành đã dùng để thừa kế hành sự cho đúng với tinh thần và tôn chỉ, mục đích của Hội (những tuồng chữ khác nhau chú thích trên bản văn cho phép người khảo nghiệm quyết như vậy : Lời người soạn thảo).
1965 : Nữ tu xuất hiện nhiều hơn trong các cuộc hội họp.
1966 : Trại Hè tại Quarten (Thụy sĩ) có khá đông nữ tu tham dự.
1967 : Trần ngọc Bích (chủ tịch), Nguyễn Hưng, Trần học Hiệu.
1968 : Nguyễn xuân Phong (CT), Nguyễn Hưng, Trần học Hiệu, Nguyễn thị thanh Tịnh, ủy viên Nữ tu trong ban chấp hành LTS.
3. Bối cảnh Biến cố Tết Mậu Thân tại Việtnam (1968)
LTS trước cảnh chiến trận quê nhà gây bao tang tóc cho đồng bào cả nước, thấy cần phải cứu trợ đồng bào lúc loạn ly chạy giặc, đã dồn nỗ lực chia nhau làm những công tác như sau : Chúa nhật xin đi làm lễ các nhà thờ ở Paris và lãnh phần giảng lễ. Phần anh chị khác lãnh phần đứng giữa cửa cầm giỏ xin tiền. Các nữ tu đóng góp rất tích cực trong dịp nầy. Xong mỗi lễ, anh chị cùng góp lại phần giỏ của mình và chia nhau niềm vui gặt hái của cuộc lạc quyên. Có chị quen sống cộng đoàn nói tiếng Pháp nay được phép ra ngoài dấn thân xin tiền, thấy người ta hưởng ứng cho tiền khá, nên chị vừa xoè bàn tay vừa hớn hở reo lên nói lên một câu để đời : “tôi có đông tiền lắm’’ (tiền được nhiều thì giúp được càng đông đão người đang khổ đau ở quê nhà, nên đông người và đông tiền cũng thế).
Số tiền quyên được nhờ dẫn lễ, giãng lễ, đứng cửa nhà thờ cũng lên tới mấy chục ngàn quan Pháp.
Số tiền khác thâu được do chiến dịch “chúc thiếp’’ khởi sự từ 1967 ở Toulouse và qua 1968 vẫn được tiếp tục ở Angers do sáng kiến của thầy Nguyễn tấn Phước.
10.000 F tặng miền Bắc (qua HTT quốc tế)
10.000 F tặng miền Nam (qua cơ quan tư nhân)
Ngoài ra tại Paris các cuộc lạc quyên dành cho nạn nân chiến cuộc mậu thân cũng kết tính tới 60.000 F (ngày 12.06.68) đã gởi nhiều đợt qua CaritasViệtnam.
4. Bối cảnh lịch sử : Cách mạng văn hóa tại Pháp (1968)
Sau Tết Mậu thân vài tháng, vào tháng 5 và 6 cùng năm 1968, ở nươc Pháp nổi dậy cuộc cách mạng gọi là “Révolution culturelle Mai-Juin”.
Cả nước Pháp dấy động : nơi học đường học sinh viên lên tiếng chỉ trích phần giảng huấn kiểu từ chương, đặc biệt chống các giáo trình “cours magistraux”. Đòi phát biểu tự do và không khoan nhượng với những tương quan kính nhường thầy trò. Một số giáo sư bị phản đối ra mặt, một số bị hành hung. Sinh viên tổ chức những buổi học tập ngoài trời, chiếm các giảng đường (amphithéatre) đại học, ngồi lên những ghế giáo sư. Trên các tường kẻ nhiều khẩu hiệu đủ loại.
Những bức hình lớn của Võ nguyên Giáp, Hồ chí Minh cũng thấy treo lên ở hiệu sách lớn như Gilbert chỗ sinh viên học sinh thường lui tới. Sách “Mao trạch Đông” (Petit livre rouge) phát cùng ở các ngả ba đuờng và miệng hầm metro.
Ở nhà hát, Comédie francaise, Odéon luôn có những cuộc hội họp tranh luận, một đứa nhỏ 8 tuổi cũng được đun ra để phát biểu về tả khuynh hữu khuynh (gauche, droite : tôi có vai phải vai trái, phía nào là tôi, phía nào không phải tôi.
Ngoài đường phố, có từng nhóm hát bài “internationale” (hành khúc quốc tế), hoan hô Cohlt Bendit, đả đảo De Gaulle. Cảnh ném đá, liệng chất nổ xảy ra mỗi đêm. Ban ngày đuờng xá, cảnh sát giữ trât tự khó khăn. Khiến có một góc đuờng ngay phố quartier latin có một linh mục sinh viên VN nhảy ra quấn khăn đỏ ở đầu chỉ đường xá cho xe cộ qua lại. Có lẻ nhờ bộ mặt á đông cộng với chiếc khăn đỏ, khiến tây tưởng là cách mạng thứ thiệt nên tỏ ra vâng phục hơn cảnh sát tây. Bởi cảnh sát tượïng trưmg cho quyền lực quốc gia, mà hiện trường bọn trẻ chống đối cái gì quyền lực, phụ quyền. Cách mạng là phá vở những thứ cũ đó, thầy giáo, cha mẹ, nhà nước vv.
Thời nầy một số lớn các giáo sư đại học, nhứt là chủng viện đồng loạt xin từ chức, vì không chịu nổi sức ép của những phê bình chỉ trích của giới trẻ.
5. Bản Nội qui thứ IV
Trong bầu khí cách mạng Mai-Juin, ban Chấp hành LTS tu chính một lần nữa Điều Lệ (Statuts) cũng là Nội qui để họp thức hóa trước chính quyền theo điều luật 1901. Danh gọi bằng Pháp ngữ là “Union des Prêtres, Religieux, Religieuses et Séminaristes Vietnamiens résidant en France (UPRES Vietnam-France)”
So với 3 bản trước, nội dung và tinh thần vẫn y nhau, nhưng ngắn gọn hơn và đặc biệt qui định nhiệm kỳ của Ban chấp Hành là 2 năm thay vì 1 năm như trước kia. Bản điều lệ, nội qui nầy cũng viết ra bằng Pháp ngữ và đã in ra trong tờ báo Giáo xứ dành phần cho LTS (nên biết chủ bút tờ báo Giáo xứ lúc đó là Ủy viên tài chánh của LTS).
Tuy Ban chấp hành cố gắng nhiều, nhưng bản điều lệ mới tu chính nầy không được biểu quyết chấp thuận của Đại Hội, sau cùng đành giữ lại bản cũ (tức là bản thứ III).
6. Hội đồng Mục vụ được thành lập (1968).
Trong bối cảnh sôi động nầy, ở Giáo xứ VN cũng có luồng gió cách mạng theo lối đòi hỏi thay đổi. Tòa Tổng Giám Mục mời Linh mục Tu sĩ Việtnam hợp tác để lập Hội đồng Giáo xứ. Ngày 14-10.1868 HĐMV ra mắt tại Giáo xứ.
Giám đốc Giáo xứ là Cha Trần thanh Giản với Chủ tịch LTS là Co-Présidents của HĐMV.
A/ Thành phần đương nhiên theo chức vụ là :
- Lm Chánh Phó Giáo xứ : Hai cha Trần thanh Giản và Phan đình Thành.
- Lm Chánh Phó Chủ tịch Liên tu sĩ : Nguyễn xuân Phong và Trần học Hiệu.
B/ Thành phần tuyển cử theo tiêu chuẩn : kinh nghiệm và nhiệt thành về Mục vụ :
8 vị : LmTrần ngọc Bích, Sh Trịnh Hảo, Lm Nguyễn Hưng, Lm Đinh quang Tịnh, Lm Trần minh Chiêu, Lm Nguyễn quang Toán, Lm Hồng kim Linh, Lm Đinh quang Trung.
(Tiếp theo từ 1969-1972 BCH của LTS vẫn giữ vai trò trọng yếu trong các sinh hoạt mục vụ và phụng vụ tại Giáo xứ. Mỗi đầu tháng đều có anh chị em LTS đến dâng lễ, dẫn lễ cho giáo dân. Thời nầy không thấy ghi giáo dân có mặt trong HĐMV).
7. Từ 1969 – 1974
1969 : Nguyễn tri Minh (CT), Phạm đán Bình, Hồng kim Linh, sh Hoàng gia Quảng, Nữ tu Bùi thị Định.
1970 : Nguyễn hữu Đăng (CT), Đinh quang Tịnh, Nguyễn Hưng. Chiến sự tại Cambốt vang động, Hoàng thân Sihanúc bị lật, Lol Nol làm thủ tướng, kiều bào VN bị tàn sát. LTS mở cuộc lạc quyên giúp đỡ đồng bào.
Trong năm này LTS Pháp chào đón Sinh Nhật của Cộng đoàn tu sĩ Việtnam tại Mỹ châu.
1971 : Nguyễn thị Sang (CT), Khuất duy Linh, Nguyễn tiến Cát, Đoàn thanh Dũng.
Cha Nguyễn quang Toán phụ tá tại giáo xứ Việtnam số 15, rue Boissonnade Paris 14 đuợc bổ nhiệm thay cha Trần thanh Giản để làm Giám đốc tạm thời của Tổ chức Truyền giáo Việtnam cả trên bình diện quốc gia và điạ phương. Sự bổ nhiệm là do ĐC Pézeril phụ tá TGP Paris nhân danh Giáo tỉnh Paris, cùng với sự đồng ý của các Giám Mục Việtnam. Cộng tác với cha Toán có các cha Hoàng quang Lượng, Lê huy Bảng, Đoàn thanh Dũng, và Phan thanh Văn.
1972 : LTS có tổ chức ăn tết với kiều bào Công giáo, để đánh dấu tinh thần hiệp nhất giữa LTS và tín hữu VN.
Mùa Hè đỏ lửa-chiến trận tàn khốc ở VN với Đại lộ kinh hoàng ở Quảng Trị, Lavang bị tàn phá. Cảnh tang thương nhuộm đen mọi sinh hoạt.
1972-1974 : Sau cái Tết mừng chung với giáo dân, LTS ngừng hoạt động...
Lm Fx Hồng Kim Linh biên soạn
Lm Jos Mai Đức Vinh nhuận chính