TÀI CHÁNH TRONG GIA ĐÌNH
NGUYỄN AN NHƠN
TÀI CHÁNH
TRONG GIA ĐÌNH
1. Khái niệm xưa và nay
2. Tình và Tiền
3. Hạnh phúc và sự giàu sang
4. Kiếm tiền
5. Bên anh bên em
6. Tiết kiệm
7. Tín nhiệm giữa vợ chồng
8. Vấn đề sử dụng tiền bạc
9. Vấn đề ghi sổ chi và thu
10. Các chương mục ngân hàng
11. Tài chánh trong tinh thần Công giáo
1. Khái niệm xưa và nay
Vấn đề tài chánh luôn luôn được đặt lên hàng đầu khi lập gia đình. Nhiều gia đình chỉ muốn con cái lập gia đình khi nào cô dâu chú rể đã có công ăn việc làm ổn định. Nhất là chú rể vì theo tục lệ xưa, người chồng phải lãnh trách nhiệm kiếm tiền, tức là đi làm việc để nuôi gia đình. Vai trò người vợ là nội trợ, tức là lo cơm nước, may vá và chăm sóc con cái, một vai trò rất quan trọng. Quan niệm xưa này đã nảy sinh ra câu nói “của chồng công vợ“, tức là người chồng đi làm việc, kiếm tiền, mua sắm nhà cửa, của cải, còn người vợ thì đảm đang công việc nhà. Do chỗ giữ vai trò được coi là quan trọng, nên người chồng tỏ ra có quyền trong gia đình, và có lắm khi tỏ vẻ lấn áp người vợ, đó là thái độ không đúng đắn xưa kia. Nhờ được mẹ săn sóc chu đáo nên khi lớn lên các đứa trẻ được dạy dỗ săn sóc cẩn thận, sau này lớn lên thành một người tốt trong xã hội, đó là một công trình không nhỏ đối với xã hội.
Vì đi làm suốt ngày nên người chồng, người cha ít gần gũi con cái hơn người mẹ, ít chuyện trò với con cái; đây là một khuyết điểm rất lớn đối với người cha. Ngày nay “Nam Nữ bình quyền”, hai vợ chồng đều làm việc, kiếm tiền nhiều hơn, nhưng cũng có điểm bất lợi là các con không được gặp cha mẹ thường, do đó mà tình thương cũng ảnh hưởng phần nào. Với quan niệm “tự túc tự cường“ này, nam nữ bình quyền, tình yêu vẫn êm thắm, mặn nồng trong những lúc “cơm lành canh ngọt”, nhưng khi có bất đồng ý kiến, những khi cãi vã, sự nhường nhịn lẫn nhau không bằng như xưa, và dễ đi đến chỗ bế tắc, đổ vỡ hơn xưa.
2. Tình và Tiền
Tình và tiền là hai yếu tố quan trọng nhứt chi phối đời sống con người. Nhiều người có lắm tiền nhưng lại thiếu tình yêu, ngược lại có kẻ được nhiều người yêu mến lại thiếu tiền bạc. Làm thế nào để vừa được tình yêu và đầy đủ tiền bạc là vấn đề không phải dễ. Thiếu tiền vào một thời điểm quan trọng cũng có thể làm mất đi một cơ hội đưa đến tình yêu. Người ta thường nói: ‘‘Có tiền mua tiên cũng được’’, có đúng như thế không? Như thế, tình yêu có thể mua được chăng? Còn tình yêu đến với nhau một cách tự nhiên do sự rung động hòa hợp của hai trái tim thì như thế nào? Ngày xưa theo tục ngữ: ‘‘Cha mẹ đặt đâu ngồi đó’’ tức là hai gia đình quen thân nhau, một bên có trai thanh, một đàng có gái lịch, thế là cha mẹ quyết định việc lấy vợ gã chồng cho con cái, mà không cần biết là chúng nó đã yêu nhau không. Mà lạ thật, ngày xưa ông cha chúng ta làm như thế, mà gia đình êm ấm, vợ chồng yêu thương nhau cho đến lúc tóc bạc răng long. Ít khi ly dị. Thế mới có câu hát ru em: ‘‘Chim quyên ăn trái nhãn lồng, lia thia quen chậu, vợ chồng quen hơi’’. Tức là vợ chồng không cần phải yêu nhau trước, mà sẽ lần lần ‘‘quen hơi’’! Ngày nay chắc chắn những chuyện như thế không bao giờ xảy ra. Ông bà ta lại có câu ‘‘lửa gần rơm có ngày cũng bén’’, tức là nếu tạo cơ hội cho trai gái gặp nhau thường thì lâu ngày chúng nó sẽ yêu nhau. Điều này cũng thường xảy ra. Nhiều người lại tin rằng chuyện vợ chồng là duyên nợ, phải có duyên nợ với nhau thì mới nên vợ nên chồng, vì thế mới có câu: ‘‘Phải duyên ngàn dặm cũng gần, trái duyên dẫu gặp mấy lần cũng xa’’.
Dù tình yêu đến với chúng ta dưới hình thức nào đi nữa, vấn đề gìn giữ tình yêu lâu dài để cho vợ chồng chung sống với nhau đời đời rất là quan trọng. Đó là đề tài chính của lớp chuẩn bị hôn nhân dưới nhiều khía cạnh mà các bạn đang theo dõi.
3. Hạnh phúc và sự giàu sang
Có phải chăng nếu được giàu sang, tiền của thật nhiều là được hạnh phúc chăng? Ngược lại nếu có ít tiền thì lúc nào đời sống cũng khốn khổ? Tùy theo cảnh ngộ, đành rằng cần phải có tiền để mua sắm nhà cửa và những vật dụng tối thiểu cho gia đình, nhưng nếu biết suy tính cẩn thận thì vợ chồng vẫn có thể sống một cách hạnh phúc thoải mái. Chẳng hạn thay vì mua nhà thì trong khi chờ đợi có thể thuê nhà… Thay vì mua xe Mercedes thì chỉ nên sắm Renault thôi.
Chúng ta cần ý thức là tiền bạc là điều kiện cần nhưng chưa đủ để đem lại hạnh phúc cho gia đình. Có nhiều gia đình giàu sang muốn đổi tiền của để lấy cái vui và hạnh phúc của kẻ nghèo nhưng không được. Giàu nhưng vẫn đau khổ. Hẳn các bạn còn nhớ Công Chúa Diana phu nhân của Hoàng Tử Charles, Hoàng Gia Anh Quốc, sau khi sinh hai hoàng tử, nàng đã chết một cách hết sức đau thương trong một tai nạn xe hơi ở Paris cùng lúc với tình nhân người Ả-rạp vào năm 1997 lúc nàng chỉ có 36 tuổi. Tuy sống trong cảnh giàu sang sung sướng, nhưng nàng có hạnh phúc hay không ?
4. Kiếm Tiền
Làm việc để kiếm tiền dường như là cái luật ở đời mà ai cũng phải theo. Đồng tiền do chính mình phải cực nhọc làm ra mới có giá trị vững bền. Người làm ra tiền thấy mình xứng đáng được hưởng những gì tạo ra do đồng tiền ấy đem lại. Tiền do trúng số sẽ đem lại cái vui nhất thời, cho một số ít người được may mắn. Tuy nhiên khi tiền đến một cách dễ dàng thì cũng có thể đi một cách dễ dàng, nhất là tiền do cờ bạc mà ra. Tháng 8 năm 2009, báo chí tại thành phố Luân-đôn đăng tin một phụ nữ độ 27, 28 tuổi tuyên bố rằng nếu cách đây 5 năm nàng không trúng số một triệu Anh kim thì giờ đây nàng không phải nằm nhà thương trong tình trạng bi đát; lý do là sau khi trúng số, nàng thiếu nữ này đã phung phí tiền vào việc ăn chơi rượu chè, ngay cả ma túy, nên đã mắc bệnh và phải vào bệnh viện.
Vấn đề làm việc để có tiền nhiều khi là điều kiện tiên quyết trước khi lập gia đình. Hai bên cha mẹ thường khuyên nên có công ăn việc làm trước khi tiến đến hôn nhân. Sau khi đỗ đạt xong, công việc quan trọng là tìm việc. Ít khi tìm ngay được việc đúng như mình muốn, tốt nhất là nhận công việc mà mình có thể làm được để giải quyết vấn đề tài chánh gia đình, rồi sau một thời gian hy vọng sẽ tìm được công việc thích hợp với mình hơn.
5. Bên anh, bên em
Nhiều trường hợp chỉ có người chồng hoặc người vợ đi làm mà thôi. Đây là hoàn cảnh tế nhị mà vợ chồng phải rất thông cảm để tình yêu không bị sức mẻ. Trong trường hợp chỉ có chồng đi làm việc thì không nên vì thế mà coi nhẹ vợ mình, hoặc ngược lại, người vợ cũng thế. Khi đã kết hôn thành vợ thành chồng rồi, cũng thế, mỗi bên đều có cha mẹ anh em của riêng mình, vợ chồng thông cảm nhau để đối xử công bằng, không nên vì hoàn cảnh này nọ mà trọng đãi bên này khinh rẻ bên nọ. Đó là những chi tiết cần phải thận trọng để bảo vệ hạnh phúc gia đình.
6. Tiết kiệm
‘‘Đại phú do thiên, tiểu phú do cần’’. Đó là câu châm ngôn người xưa để lại, và lúc nào cũng đúng. Những người thật giàu có, những triệu phú, tỷ phú có lẽ do trời cho; nhưng nếu mình chịu khó tiêu xài cẩn thận, tiết kiệm thì lâu ngày, từ năm này sang năm nọ, chúng ta cũng có thể có một số tiền đáng kể để đáp ứng nhu cầu tài chánh của chúng ta. Cần tập thói quen tiết kiệm, không nên xài tiền môt cách lãng phí, quá khả năng của mình. Nhiều người có tánh đua đòi ganh tị, thấy bạn bè mua sắm nhà cao cửa rộng, xe ôtô đắc tiền, cũng bắt chước chạy theo, đi vay nợ để tạo dựng nhà, xe, khoe khoang với bạn bè, đó là những cách xài phí tiền mà chúng ta phải tránh.
7. Tín nhiệm giữa vợ chồng
Đã là vợ chồng thì việc tín nhiệm lẫn nhau là tất yếu và cần thiết. Ở thế kỷ thứ 21 rồi mà vẫn có trường hợp chồng đi làm việc, lãnh lương và phát tiền cho vợ để đi chợ mua đồ ăn hoặc mua sắm quần áo! Như thế thì làm sao có tình yêu chân thật được. Vợ chồng phải kính nể lẫn nhau, đối xử ngang hàng với nhau. Dù cho người vợ không đi làm việc chỉ ở nhà lo cơm nước, giữ gìn và dạy dỗ con cái, cũng là một công việc quá nặng nhọc rồi. Kiểm soát sự xài tiền của vợ chứng tỏ không tín nhiệm vợ và như thế người vợ tuy không nói ra, nhưng có cảm giác sợ chồng hơn là yêu thương, hay ít nhất không phải là tình yêu chân thật. Ngược lại cũng thế, trong trường hợp chỉ có người vợ đi làm để lo cho gia đình, nếu có những thái độ tự cao thì hậu quả cũng như trên, tức là không đem lại hạnh phúc cho gia đình..
Nếu vì không tín nhiệm lẫn nhau, vợ hoặc chồng lén lút để dành tiền riêng, vì sợ rằng có ngày sẽ xa nhau, nên phòng thủ trước. Nếu đã cưới nhau rồi mà vẫn nghĩ đến chuyện xa nhau, thì một ngày nào đó sự xa nhau sẽ thành sự thật!
Để kết luận vấn đề tín nhiệm giữa vợ chồng, phải tuyệt đối xem tiền bạc, nhà cửa và mọi thứ khác trong nhà là của chung, tín nhiệm hoàn toàn lẫn nhau; có như thế thì tình yêu chân thật mới nẩy nở giữa vợ chồng và tồn tại mãi mãi được.
8. Vấn đề sử dụng tiền
Việc xử dụng tiền bạc cũng là một vấn đề rất tế nhị trong gia đình. Vợ xài nhiều quá hay chồng xài phí quá cũng sẽ gây bất đồng làm giảm bớt tình yêu thương. Mỗi khi có việc cần xài tiền quan trọng, vợ chồng cần bàn luận với nhau, chừng nào có sự đồng ý chung lúc ấy hãy sử dụng. Chỉ quyết định đơn phương trong trường hợp bất khả kháng, nhưng sau đó phải cho vợ hoặc chồng biết ngay. Lúc nào cũng nên nhớ rằng xài tiền để mua sắm quần áo, đồ ăn, các thứ đồ dùng trong nhà, hoặc giải trí thường không tốn kém bao nhiêu. Đó là những vật dụng cần thiết, chúng ta không nên hà tiện; nếu chồng thích đánh quần vợt và đã có 10 cây vợt rồi, vậy mà khi thấy có một vợt đẹp trong tiệm lại mua thêm, người vợ không nên trách chồng mà ngược lại nên chia vui với chồng. Ngược lại nếu vợ đã có hơn 10 cái bóp rồi mà khi thấy một cái bóp khác vẫn muốn mua thêm, người chồng cũng không nên trách vợ mà nên chia xẻ niềm vui của vợ.
Tại sao chúng ta nên có thái độ như trên? Là vì những việc xài ấy thực ra không tốn kém bao nhiêu so với những quyết định sai lầm mà chúng ta có thể làm. Lấy một quyết định sai lầm sẽ làm cho chúng ta mất hằng trăm lần hơn là việc xài tiền trong gia đình. Một ví dụ đơn giản: chúng ta cần mua một chiếc xe hơi, chúng ta có thể quyết định mua một chiếc Mercedes để phô trương với thiên hạ, chúng ta cũng có thể mua một chiếc Renault thường thôi, cả hai đều giúp chúng ta đi lại dễ dàng, nhưng chiếc Mercedes có thể đắt gấp hai ba lần. Hoặc là chúng ta cần mua nhà, một quyết định sai lầm sẽ làm cho chúng ta tốn hao tiền bạc rất nhiều.
Nhưng làm thế nào để có một quyết định đúng? Cách giãn dị nhứt là hỏi ý kiến cha mẹ, bạn bè, xem các thông tin vi tính công cộng, thêm lời cầu nguyện xin Đức Chúa Thánh Thần hướng dẫn.
Thi hành những công tác phước thiện cũng là một cách sử dụng tiền bạc tốt. Tuy nhiên cần dành một ngân khoản nhất định cho công tác từ thiện, hoặc cho những người xin tiền ngoài đường, trên métro, hoặc những cơ quan từ thiện. Đành rằng chúng ta phải đổ mồ hôi nước mắt mới làm ra tiền, nhưng cũng phải chia xẻ với những người kém may mắn hơn chúng ta. Những món tiền mà chúng ta giúp cho người nghèo chẳng khác nào cho Chúa vay và Ngài sẽ trả lại gấp trăm gấp ngàn lần. Thiên Chúa thường nhắc lại nhiều lần: ‘‘Con lừa chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu có vào nước thiên đàng’’.
9. Vấn đề ghi sổ chi và thu
Việc ghi vào sổ những số tiền xài hoặc những khoản tiền thu đuợc rất giản dị. Các khoản tiền xài có thể chia làm nhiều mục khác nhau: thực phẩm, quần áo, điện nước, gaz, chi phí nhà cửa, thuế vụ, bảo hiểm, các khoản tiền lời phải trả… Các khoản thu gồm có lương, tiền trợ cấp,… Nhờ việc ghi vào sổ, chúng ta dễ kiểm soát tình hình tài chánh để tránh việc xài quá mức, khỏi bị thâm hụt.
Nhiều người ghi tiền xài mỗi ngày, cả vợ chồng đều ghi vào sổ những gì mình xài trong ngày. Vấn đề này trở nên tế nhị, việc ghi vào sổ như thế có thể trở thành một cách gián tiếp để vợ chồng kiểm soát lẫn nhau, mất đi niềm tin cậy, có khi đi đến cãi vã, làm giảm đi niềm vui gia đình.
Tốt nhất là cứ mỗi tháng hoặc 3 tháng, vợ chồng kiểm điểm tình hình tài chánh, xem xét một cách tổng quát xem thừa thiếu bao nhiêu để lập kế hoạch cho những tháng tới. Trong vấn đề tiền bạc, vợ chồng nên hoàn toàn tin cậy lẫn nhau, tránh những phương thức hành động có thể gieo sự nghi ngờ làm mất niềm tin. Khi nào có khoản chi tiêu quan trọng cần thảo luận lẫn nhau, dành đủ thì giờ để cân nhắc lợi hại trước khi lấy quyết định,
10. Các Trương Mục Ngân Hàng
10.1 Trương Mục Vãng Lai (Compte courant)
Trương mục riêng: vợ chồng đều có trương mục riêng, tiền lương của người nào cho vào trương mục của người ấy, không ai biết người nào có bao nhiêu tiền, trừ khi cho biết lẫn nhau. Việc mở hai trương mục khác nhau cũng có lợi khi vợ hoặc chồng có công ty kinh doanh, nếu gặp khó nhăn thì chỉ một người có trách nhiệm mà thôi. Trong trường hợp bình thường, việc mở hai trương mục đôi khi cũng gieo trong đầu đôi bên một phần nào sự dè dặt, nếu không muốn nói là nghi ngờ. Trong trường hợp hoàn toàn tin cậy lẫn nhau và quyết tâm không ngờ vực nhau gì cả, thì nên mở một trương mục chung với hai quyển chi phiếu, mỗi người giữ một quyển để chi tiêu.
10.2 Trương Mục Tiết Kiệm
Có nhiều loại: Livret A, Compte pour le développement durable, Plan d’Epargne Logement, Codebis, Compte sur Livret, Assurance-Vie, Plan d’Epargne Retraite Populaire.
Ngoài Trương Mục Vãng Lai (compte courant) để xài hàng ngày, cần phải mở những trương mục tiết kiệm để sinh lời trong lúc chưa sử dụng tiền. Hiện nay chánh phủ đang khuyến khích dùng tiền đầu tư vào các công cuộc làm ăn hơn là chỉ gửi tiền vào ngân hàng để lấy lời, nên lãi suất của các trương mục tiết kiệm bị hạ thấp.
10.3 Trương mục ‘‘Plan d’Epargne Retraite Populaire’’: Trương mục này rất có lợi vì số tiền mà bạn đóng vào trương mục này được trừ thuế, ngoài ra còn được tiền lời nữa. Vì có lợi nhiều như thế nên chúng ta chỉ được đóng vào trương mục này đến một mức tối đa mà thôi, cho năm 2009, số tiền tối đa có thể đóng vào là 27.446 euros, nếu cả hai vợ chồng thì sẽ gấp đôi số tiền này.
10.4 Trương mục ‘‘Assurance-Vie’’: Loại tiết kiệm này cũng rất có lợi và không có giới hạn đối với số tiền gởi vào. Trương mục này chỉ nên mở khi chúng ta có một số tiền tiết kiệm quan trọng. Khi mở trương mục này ngân hàng ăn hoa hồng khá quan trọng, từ 2,5% đến 4,5%, phải thương lượng với ngân hàng. Tuy nhiên, vì sinh lợi nhiều, nên trương mục này được nhiều người mở.
11. Tài chánh gia đình trong tinh thần công giáo.
Là con của Chúa, chúng ta chấp nhận rằng những gì của chúng ta đều do Chúa tạo và ban cho. Quan niệm này sẽ giúp chúng ta sử dụng tiền bạc một cách thoải mái và có thể nhờ đó mà tránh được những việc tranh giành giữa những người thân với nhau.
Trong 10 điều răn, có 4 điều liên quan đến vấn đề tài chánh trong gia đình:
Điều IV: ‘‘Giữ ngày Chúa Nhật’’. Dành ngày Chúa nhật để cầu nguyện, đi lễ, thăm viếng, chia xẻ với người nghèo,… Nên tránh lợi dụng ngày này để đi làm kiếm tiền thêm, hoặc ăn chơi phung phí.
Điều V: ‘‘Thương kính cha mẹ’’. Đây là điều hiển nhiên, nhưng có điều là chúng ta cần thực tế; nếu cha mẹ có đầy đủ khả năng về tài chánh thì đỡ một gánh nặng, nếu không con cái cần giúp đỡ để cha mẹ có đời sống thoải mái lúc tuổi già. Cách giúp đỡ cần được tế nhị, để khỏi mang tiếng là ‘‘Cha mẹ nuôi con như biển hồ lai láng, Con nuôi cha mẹ tính tháng tính ngày’’. Chúng ta cũng tránh tình cảnh ‘‘bên anh, bên em’’ đã nói trên, tức là nếu bên vợ có tiền của nhiều trong khi bên chồng sống trong cảnh nghèo khó, hay ngược lại, thì phải làm thế nào cư xử khéo léo để bên nghèo khỏi cảm thấy tủi nhục. Lúc nào cũng nên nhớ ‘‘Cách sử dụng tiền bạc’’ nói trên.
Điều VIII: ‘‘Chớ lấy của người’’.
Điều X: ‘‘Chớ ham muốn của người’’. Sách Giáo lý Công Giáo ghi rõ: ‘‘Những kẻ trộm cắp, gian tham, chiếm đoạt của cải người khác sẽ không được vào nước trời’’. Ngay cả những việc cắp vặt cũng nên tránh; đã quyết định không tham những việc to, thì tại sao lại để những món lặt vặt cám dỗ ta. Dù nhỏ nhoi cách mấy cũng nên bỏ tiền ra mua, để được an tâm, ngủ ngon, không phải lo sợ gì cả.
LES QUESTIONS FINANCIÈRES
DANS LA FAMILLE
1. Les notions du passé et du présent
2. L’Amour et l’Argent
3. Le Bonheur et la Richesse
4. Gagner l’argent
5. Les Miens et les Tiens
6. Les Epargnes
7. La Confiance entre Epoux
8. L’Utilisation de l’Argent
9. L’Enregistrement des Dépenses
10. Les Comptes bancaires
11. L’Esprit Catholique dans les Questions Financières
1. Les notions du passé et du présent
La question financière est le premier souci quand on pense au mariage. Plusieurs familles souhaitent que leurs enfants aient un travail stable avant de se marier. En particulier le mari car, selon les anciennes traditions, l’homme avait la responsabilité de gagner l’argent, c'est-à-dire qu’il travaille pour supporter la famille. Le rôle de la femme était de prendre en charge les questions ménagères, c'est-à-dire faire la cuisine, la couture, s’occuper des enfants, un rôle important. Cette ancienne notion s’est illustrée par le dicton: «la fortune du mari, le travail de la femme» qui veut dire que le mari travaille pour gagner de l’argent, acheter la maison, les meubles et autres choses nécessaires et la femme s’occupe du fonctionnement du foyer. Comme le mari joue un rôle important, il se montre autoritaire, et de temps en temps abuse de son pouvoir vis-à-vis sa femme. C’était une attitude incorrecte de l’ancienne notion. Bien soignés par la mère qui les élève soigneusement, les enfants deviennent de bons citoyens dans la société, c’est un grand mérite de la femme.
Le mari, étant la plupart du temps au travail, ne peut pas passer beaucoup de temps avec les enfants comme la mère, il ne parle pas aux enfants aussi fréquemment que la mère, c’est un grand défaut du père. Aujourd’hui, «homme et femme sont égaux», tous les deux travaillent, le revenu est meilleur, mais les contacts avec les enfants se raréfient, et par conséquent, l’amour familial est aussi affecté à un certain degré. Avec la notion d’égalité entre l’homme et la femme, l’amour reste calme et merveilleux tant que tout va bien; mais s’il y a des disputes, des différences d’opinions, «se céder» entre mari et femme ne serait pas toujours facile, la séparation et même le divorce peut se produire plus facilement qu’auparavant.
2. L’Argent et l’Amour
L’amour et l’argent sont les deux facteurs les plus importants qui affectent notre vie. Il y a des gens qui sont très riches mais qui manquent de l’amour, par contre il y a d’autres qui ont conquis le cœur de plusieurs personnes mais l’agent leur manque. Il n’est pas facile d’avoir à la fois l’amour et suffisamment d’argent pour être heureux. Le manque d’argent à un certain moment important pourrait laisser échapper l’amour que l’on a trouvé mais qu’on ne peut pas garder faute de moyens. Est-il est vrai que: «l’argent peut acheter tout»? Et l’amour, peut-il aussi être acheté? Et que pense-t-on de l’amour qui vient naturellement par l’émotion des deux cœurs qui battent au même rythme? Autrefois «Les enfants sont placés là où les parents veulent», c'est-à-dire les deux familles se connaissaient, l’une avait une belle fille, l’autre un garçon intelligent, alors les parents décidaient qu’ils se marieraient sans savoir s’ils s’aimaient ou non. Chose étrange, le couple ainsi lié, vivait heureusement dans le bonheur jusqu’à leurs derniers jours. Les divorces étaient très rares. Ainsi on entendait souvent la chanson de nourrice: «Le râle d’eau mange le longane, les poissons s’habituent à leur aquarium, les mariés se familiarisent.»! C'est-à-dire il n’était pas nécessaire que les mariés s’aimaient avant de se marier, l’amour entre eux se développait au fur et à mesure! De nos jours jamais de telles choses se produisent. Nos ancêtres disaient encore: «les pailles de riz se brûlent si on les met à côté du feu». Autrement dit, si on crée l’occasion permettant à la fille et au garçon de se rencontrer souvent, à la longue ils s’aiment. Souvent cela se produit. Il y a d’autres personnes qui croient que le mariage est déterminé par le destin. Il faut qu’il soit né l’un pour l’autre, c’est le destin qui les unit. C’est pourquoi, le dicton: «S’ils ont trouvé le destin ils se marient même s’ils sont à mille kilomètres l’un de l’autre, s’ils ne le trouvent pas, ils restent toujours séparés même s’ils se rencontrent tous les jours».
Peu importe la manière dont il arrive, l’amour doit être mainteu et protégé pour durer longtemps. Que le mari et la femme restent ensemble toute leur vie. C’est la question principale de ce cours de préparation au mariage que vous poursuivez actuellement.
3. Le Bonheur et la Richesse
Est-ce vrai que si on a beaucoup d’argent on a le bonheur? Au ncontraire si on n’a pas assez d’argent on est toujours dans le malheur? Cela dépend des cironstances, il faut avoir assez d’argent pour acquérir le logement, les meubles et les accessoires nécessaires pour la famille, mais si on réfléchit bien, on arrive à bien vivre. Prenons un exemple, Si on n’a pas assez d’argent pour acheter une maison ou un appartement, en attendant, on peut en louer un…. Au lieu d’acheter une Mercedès, on peut se contenter d’une Renault…
Nous devons nous rappeler que l’argent est la condition nécessaire mais pas suffisante pour nous apporter le bonheur. Il y a des familles très riches qui veulent échanger leur fortune contre la joie le bonheur des pauvres, mais ils n’y parviennent pas. La richesse ne signifie pas le bonheur. Probablement vous vous souvenez encore le drame de la Princesse Diana, épouse du Prince Charles de l’Angleterre. Après avoir mis au monde deux princes, elle est morte d’une manière très dramatique dans un accident d’automobile à Paris, en même temps que son amant arabe en 1997 alors qu’elle n’avait que 36 ans. Quoiqu’elle eût tous les conforts et vécût dans l’abondance, pourtant était-elle heureuse?
4. Gagner de l’argent
Travailler pour gagner de l’argent semble une loi que tout le monde est obligé de suivre. L’argent gagné par le travail de soi-même aurait une valeur durable. Celui/Celle qui gagne de l’argent sent le mérite de jouir des biens qu’il/elle a acquis avec l’argent ainsi gagné. L’argent gagné de la loterie souvent apporterait la joie temporaire. L’argent acquis facilement pourrait être aussi dépensé rapidement, surtout l’argent gagné par les jeux. En Août 2009, les journaux Anglais ont publié un article sur le cas d’une jeune fille de 27 ans; cette dernière y expliquait que si elle n’avait pas gagné un million de livres sterling à la loterie auparavant, elle ne serait pas à l’hôpital dans des conditions lamentables. Elle se trouvait hospitalisée parce qu’elle avait dépensé l’argent ainsi gagné dans les débauches, l’alcool et même la drogue.
Travailler pour gagner l’argent est parfois la condition primordiale avant de penser au mariage. Les parents des deux parties souvent conseillent leurs enfants de trouver un emploi stable avant se marier. Après avoir obtenu son diplôme, il faut trouver un emploi. Il est rare de trouver un travail souhaité. La meilleure solution est d’accepter un travail qu’on peut accomplir pour résoudre les questions financières de la famille, puis après, on peut espérer de trouver un travail convenant mieux à ses capacités.
5. Les tiens et les miens
Dans plusieurs cas seul le mari a du travail et la femme n’en a pas ou vice-versa. C’est le cas où la relation entre époux et épouse devient assez subtile et les deux parties devraient se montrer très tolérantes et compréhensives pour que l’amour conjugal ne soit pas affecté. Dans le cas où seul le mari travaille, qu’il n’agisse pas de telle manière que sa femme se sente lésé ; dans le cas contraire, la femme devrait agir de la même manière. Le mariage étant conclu, chaque membre a ses propres parents, frères et sœurs, le couple doit se comporter d’une manière juste et impartiale, il ne faut pas profiter de la situation difficile de l’un pour le traiter avec une attitude méprisante, le respect mutuel s’impose. Ce sont des détails importants auxquels on doit porter attention et les gérer avec beaucoup de prudence pour protéger le bonheur de la famille.
6. Economies
‘‘Les grandes richesses sont dotées par Dieu, les petites richesses sont créées par l’homme.’’
C’est un dicton de nos ancêtres qui reste toujours valide. Les personnes richissimes, les milliardaires, les millionnaires pourraient être dotés par Dieu; mais si nous faisons attention à nos dépenses, pratiquons la frugalité année après année, petit à petit, nous pouvons accumuler une somme d’argent assez grande pour répondre aux besoins financiers de la famille. Ne jamais mener une vie luxueuse au-delà de nos moyens. Certaines personnes sont jalouses; en voyant les grandes maisons, les belles voitures de leurs amis; elles empruntent l’argent pour acquérir des biens de luxe, pour se vanter auprès de ses amis, c’est là une manière de gaspiller de l’argent dont nous devons nous abstenir.
7 La confiance entre époux et épouse
Etant époux et épouse, la mutuelle confiance paraît naturelle et nécessaire. On est au 21ème siècle et pourtant il existe encore le cas où le mari travaille, touche son salaire et donne à sa femme une certaine somme tous les mois pour acheter des vivres et des vêtements! Comment pourrait-on avoir un vrai amour dans telle situation? Les époux doivent se respecter et se traiter d’égal l’un l’autre. Dans le cas où la femme ne travaille pas mais reste à la maison pour faire la cuisine, s’occuper de l’enfant en les élevant correctement, c’est déjà une responsabilité assez lourde. Le contrôle du mari sur les dépenses de sa femme montre qu’il ne lui fait pas confiance. Même si elle ne dit rien ouvertement, elle semble avoir peur de son mari au lieu de l’aimer, ou au moins ce n’est pas de l’amour sincère. Au contraire si le mari est au chômage et qu’il n’y ait que la femme qui travaille pour soutenir la famille, si elle se montre orgueilleuse, la conséquence serait aussi grave et il n’y aurait pas de bonheur dans la famille.
Par suite d’absence de confiance mutuelle, le mari ou la femme cherchent à mettre de l’argent de côté secrètement de peur qu’ils ne se séparent un jour. Cette peur pourrait devenir une réalité si le couple pense déjà à une éventuelle séparation une fois le mariage a été célébré!
En conclusion sur la question de confiance entre époux et épouses, ils devraient considérer tout le patrimoine, l’argent, le logement et toutes les autres objets dans la maison comme des biens communs, et faire une confiance absolue confiance l’un sur l’autre. C’est seulement dans ces conditions que le vrai amour peut se développer entre époux et épouse et qu’il dure pour toujours…
8. L’utilisation de l’argent
L’utilisation de l’argent est aussi une question délicate pour la famille. Les dépenses excessives du mari ou de la femme créent aussi des contradictions qui pourraient blesser l’amour conjugal. Quand il est nécessaire de dépenser une somme d’argent importante, le mari et la femme doivent en discuter jusqu’à ce qu’un accord commun soit trouvé avant de débourser. Une décision unilatérale exceptionnellement, pourrait prise éventuellement à condition que le mari ou la femme soient informés immédiatement après. En tout temps il faut se rappeler que les dépenses pour les vêtements, la nourriture, les appareils ménagers, les distractions normalement ne coûtent pas beaucoup. Ce sont des choses nécessaires de la vie quotidienne sur laquelle il n’y a pas lieu d’être avare. Si le mari est passionné de tennis, qu’il a déjà dix raquettes et pourtant, en voyant une autre si spéciale qu’il ne peut résister à l’acheter, la femme ne devrait pas le lui reprocher mais partager sa joie. Au contraire, si la femme est tentée par un beau sac qu’elle achète quoiqu’elle en ait déjà dix, le mari ne devrait pas la blâmer mais partager sa joie.
Pourquoi adoptons-nous une telle attitude? C’est parce que ces dépenses ne sont pas aussi coûteuses que celles occasionnées par les mauvaises décisions que nous pourrions prendre. Une mauvaise décision pourrait entraîner une perte une centaine de fois plus importante que les dépenses susmentionnées. Prenons un simple exemple: nous avons besoin d’acheter une voiture, nous pouvons acheter une Mercedes pour nous vanter mais qui coûte trois ou quatre fois plus cher qu’une simple Renault par exemple. Pourtant soit l’une soit l’autre peut nous aider à nous déplacer facilement. L’achat d’une maison, d’un appartement nécessite une bonne décision bien réfléchie, bien pesée, si non, nous risquerions des pertes très importantes.
Mais que faire pour avoir une bonne décision? La plus simple méthode est de consulter les parents, les amis, les informations sur l’internet, tout en priant le Saint Esprit de nous guider.
Pratiquer les activités de charité est une autre bonne façon d’utiliser l’argent. Cependant, on doit allouer une somme déterminée pour les œuvres de charité, pour donner aux organismes de charité, aux mendiants,… Mais si nous devons travailler dur pour gagner de l’argent, nous devons aussi aider les autres qui sont moins bien pourvus que nous. L’argent que nous donnons aux pauvres pourrait être considéré come l’argent prêté à Dieu, il nous le rendra cent ou mille fois plus. Le Seigneur nous rappelle plusieurs fois: «Il est plus facile pour un chameau de passer par le trou d’une aiguille qu’à un riche d’entrer dans le royaume de Dieu».
9. L’enregistrement des dépenses
L’enregistrement des montants des dépenses et des recettes est très simple. Les dépenses peuvent être classifiées en plusieurs différentes catégories: aliments, vêtements, électricité, eaux, gaz, entretien de la maison, impôts, assurances, les intérêts des dettes,… Les recettes comprennent les salaires, les allocations,… La tenue des comptes par écrit permet un meilleur contrôle de la situation financière de la famille, on peut ainsi éviter les dépenses excessives et les déficits.
Il y a des cas où le mari et la femme enregistrent leurs dépenses quotidiennement. La pratique devient délicate car l’enregistrement de cette manière pourrait être considéré comme un moyen indirect permettant au mari de contrôler les dépenses de sa femme et vice versa. Ainsi la mutuelle confiance entre les époux diminue, et parfois les disputes peuvent arriver, le bonheur de la famille serait par conséquent affecté.
Il est préférable que le mari et sa femme examinent la situation financière de la famille tous les trois mois en regardant ensemble s’il y a des déficits ou des excédents pour planifier le plan des dépenses pour les mois prochains. En ce qui concerne les questions d’argent, le mari doit avoir une confiance absolue en sa femme et vice versa. Il faut éviter des actes qui sèment la méfiance entre les époux et portent atteinte au bonheur de la famille. S’il y a des dépenses importantes à effectuer, il serait nécessaire de les discuter ensemble, il faut se donner assez de temps pour peser le pour et le contre avant de prendre la décision.
10. Les Comptes Bancaires
10.1. Les comptes courants
Compte séparé: Le mari et sa femme ont des comptes séparés, leurs salaires sont versés dans leur propre compte sans que l’un ne connaisse le compte de l’autre. Les comptes séparés sont plus intéressants quand on a une entreprise; en cas des difficultés financières, seul celui ou celle à qui appartient l’entreprise en serait responsable. S’il n’y a pas de motif logique, l’ouverture des comptes séparés pourrait créer la méfiance entre époux. Si les époux ont une confiance mutuelle absolue entre eux, il serait souhaitable d’ouvrir un compte commun avec deux carnets de chèques, deux cartes bancaires. Tout est transparent.
10.2 Les Comptes d’Epargne
Plusieurs types : Livret A, Compte pour le Développement Durable, Plan d’Epargne Logement, Codebis, Compte Dur Livret, Assurance Vie, Plan d’Epargne Retraite,…
En dehors du compte courant pour les dépenses quotidiennes, il est souhaitable d’ouvrir un compte d’épargne pour générer des intérêts sur les sommes économisées. Actuellement, le gouvernement encourage l’investissement dans les projets, les entreprises au lieu de laisser dormir l’argent dans les banques, c’est pourquoi les taux d’intérêts des comptes d’épargnes ont baissé.
10.3 Le Plan d’Epargne Retraite Populaire
Ce plan d’épargne est très intéressant car les sommes que vous y mettez sont déduites de vos revenus imposables, elles produisent en plus des intérêts. A cause de ces avantages fiscaux, il y a une limite sur le montant qu’on peut déposer dans ce plan, en 2009 le montant maximum qu’on peut mettre dans ce plan était de 27.446 euros par membre de la famille, donc le montant serait doublé pour un couple.
10.4 Assurance Vie
Ce type d’épargne est intéressant car il produit un taux d’intérêt raisonnable et qu’il n’y a pas de limite du montant déposé. Il y a des frais de versement assez importants à l’ouverture d’un compte de l’Assurance Vie, de 2,5 à 4,5% sur le montant déposé, donc ce serait intéressant pour des dépôts importants. Il faut négocier avec la banque sur le pourcentage de commission qu’on doit payer à l’ouverture de ce compte. Quoique les frais soient un peu élevés, ce compte est populaire parce qu’il est parmi les comptes les plus rentables.
10.5 Plan d’Epargne Logement
Ce Plan d’Epargne Logement donne un taux d’intérêt de 2,50% (2013) pour toute la durée du contrat, le montant maximum de placement est de 61.200 euros. La durée de placement conseillée est de 4 ans au bout de laquelle un prêt au taux d’intérêt favorable pourrait être octroyé au teneur de compte.
11. Les Questions Financières de la Famille dans l’Esprit Catholique
Etant les enfants de Dieu, nous acceptons que tout qui nous appartient est créé et donné par Dieu. Cette notion nous aide à utiliser l’argent d’une manière confortable et, probablement grâce à cette attitude nous pourrons éviter des disputes entre les membres de la même famille.
Parmi les dix commandements, il y en a quatre concernant les questions financières de la famille:
Les dix commandements sont marqués dans la Bible du verset 3 au 17 du livre de l'Exode à savoir:
Quatrième Commandement: «Tu honoreras le jour de Sabbat»: Réservez le dimanche pour aller à la messe, visiter et partager avec les pauvres,… Ne profitez pas de ce jour de repos pour gagner plus d’argent en travaillant, ou gaspiller l’argent.
Cinquième Commandement: «Tu honoreras ton père et ta mère»: C’est tout à fait normal qu’on aime ses parents; pourtant dans la pratique, si les parents se suffisent financièrement, c’est très bien; si non les enfants doivent subvenir aux besoins de leurs parents pour qu’ils aient une vie confortable et agréable dans leur vieillesse. La manière de l’assistance devrait être délicate pour ne pas blesser les sentiments des parents, car on entend dire souvent:
«Les services rendus aux enfants par les parents sont immenses comme la mer, ceux rendus aux parents par les enfants sont comptés par jour et par mois». Nous devons aussi éviter d’évoquer de manière abusive «le côté de ma famille, le côté de ta famille» susmentionnées. Si la famille du mari est pauvre tandis que celle de la femme est riche, ou vice versa, il faut être subtil dans les relations pour ne pas blesser les sentiments de la famille pauvre. Toujours consulter la manière d’utilisation de l’argent indiquée ci-dessus.
Huitième Commandement: «Tu ne voleras pas»: Biens mal acquis ne profitent jamais, ce proverbe est toujours vrai. Il ne faut pas prendre les biens des autres quelle que soit leur importance. On ne peut pas considérer que les vols des petites choses ne constituent pas des péchés, On ne prend pas les biens des autres qu’ils soient grands ou petits. Rappelez le proverbe: ‘‘Qui vole un œuf volera un bœuf’’.
Dixième Commandement: «Tu ne convoiteras pas les biens de ton voisin»: Les livres de catéchisme ont bien enregistré: ‘’Les personnes qui volent, qui trichent pour s’emparer des biens des autres n’entreront pas dans le royaume de Dieu‘’. Il faut éviter également le vol des petites choses, même si cela semble ne pas avoir une valeur importante. Alors pourquoi laissons-nous tentés par des petites choses. Achetez des choses dont vous avez besoin même si elles sont petites pour avoir un sommeil profond, une vie sans souci, sans crainte.
NGUYỄN AN NHƠN