GIÁO DỤC CON CÁI LÀM SAO (2)
Trần Văn Cảnh
KẾT LUẬN
Giáo dục con cái, như chúng ta vừa thảo luận với nhau, không gì khác hơn là hành động của cha mẹ trên con cái để giúp chúng phát triển về thân xác, trí tuệ, đạo đức hầu hội nhập vào được môi trường mà nó sẽ sống. Việc giáo dục con cái đòi hỏi cha mẹ phải cố gắng suy nghĩ để giúp con cái khai triển một cách tốt đẹp hầu hoàn thiện đời mình, hưởng hạnh phúc và đạt được cùng đích xã hội của mình. Được thực hiện từ tuổi sơ sinh, việc giáo dục con cái trải qua nhiều giai đoạn để tới được tự lập của người trưởng thành. Nó tạo nên một bầu khí thích hợp chung quanh bé, trực tiếp dậy bảo, uốn nắn trẻ, hoặc nêu gương sống cho trẻ noi theo về tư cách. Việc giáo dục tốt chắc chắn sẽ phải giúp cho con cái xử dụng được mọi khả năng của mình một cách hoàn hảo nhất, hầu đương đầu được với những khó khăn mà nó sẽ gặp trong đời, và thích ứng được với những thay đổi của cuộc sống, từ cách sống đến nghề nghiệp [19], hay đức tin.
Trong tất cả các giai đoạn giáo dục con cái, có lẽ giai đoạn mang thai là quan trọng hơn cả, vì đó là giai đoạn đầu của cặp vợ chồng trở thành cha mẹ. Nhiều cha mẹ chưa quan tâm cho đủ, nên xin được nhấn mạnh về thai giáo. Kinh thánh nhắc nhiều đến việc Chúa lo cho thai nhi:
Tạng phủ tôi, Thiên Chúa đã gầy tạo cho tôi từ trong dạ mẹ. (Tv139, 13).
Từ dạ mẹ, người đã nên Chúa Trời của tôi. (Tv 22:10).
Người đã mặc cho tôi da thịt. Và đã dệt tôi bằng gân và cốt. Cho tôi gân thịt và máu nóng. Người canh chừng hơi thở của tôi. (Yb 10:11-12).
Đi vào những căn bản giáo lý Giáo Hội và văn hóa dân tộc Việt Nam về "giáo dục con cái", lòng ta, ai mà chẳng trào lên sự biết ơn Giáo Hội Việt Nam đã dạy dỗ ta và đã cho ta dịp gặp nhau. Xin cho chúng ta luôn được đỏ máu đức tin Công Giáo và vàng da văn hóa Việt Nam.
Phụ chú:
(1). Voir Tran Van Canh; Les éléments et les conditions de l’éducation; Dans: La recherche pédagogique en France depuis Alfred Binet et ses difficultés, Lyon 2; 1981, p. 163-187.
(2). Thực ra biểu đồ tứ giác giáo dục này không chỉ áp dụng cho việc giáo dục con cái, mà có thể áp dụng cho mọi lãnh vực, mọi cấp bậc, mọi ngành, mọi nơi và mọi thời giáo dục. Ở lãnh vực xã hội dân sự, các giáo viên là người làm giáo dục; các hiệu trưởng, đại diện chính quyền, là người quản lý giáo dục đưa ra chương trình và tổ chức thi cử, các học sinh và sinh viện là người được giáo dục. Các hành động, vẫn là sáu hành động căn bản, nhưng thích ứng vào cấp bậc, ngành nghề và văn hóa của xã hội liên hệ. Trong lãnh vực giáo dục tôn giáo thì các giáo lý viên, đại diện giáo hội là những người làm giáo dục; các tuyên uý, cha sở là những người quản lý giáo dục, thay mặt giáo hội tại địa phương, sắp xếp chương trình và nội dung học, đồng thời lo việc khảo hạch.
« http://www.giaoxuvnparis.org/htm/vanhoagiaoxu/cambut/tranvcanh/phongsu/48c_LeGioLmLVL_141012.htm
Nhân tiện cũng xin giới thiệu đồ hình tam giác giáo dục của Gs Jean Houssaye, giáo sư khoa học giáo dục ở Đại Học Rouen ở Pháp. Theo quan niệm thông thường, thì giáo dục là «Thầy dậy dỗ trò một kiến thức», và như vậy giáo dục có 3 yếu tố chính: thầy, trò, kiến thức, và có ba hành động (dậy và dỗ của thầy, học của trò). Gs Jean Houssaye đã đưa ra một đồ hình giáo dục tam giác với ba góc chỉ ba yếu tố (thầy, trò, kiến thức) và ba cạnh chỉ ba hành động (học của trò; dậy và dỗ của thầy). Tam giác này bỏ sót yếu tố quản lý. Xin xem:
http://eduscol.education.fr/bd/competice/superieur/competice/libre/qualification/q3a.php
(3). Tuyên Ngôn Giáo Dục Kytô Giáo TNGDKG, số 1
(4). Hội Đồng Giám Mục Việt Nam ; Thư chung 2007 về Giáo Dục Kitô Giáo, s. 32
(5). TNGDKG, Sđd, số2, 3.
(6). Lê Văn Hưu; Đại Việt Sử Ký Toàn Thư - Bản Kỷ - Quyển XIV, tr. 529.
Ngoài ra, Vua Lê Thánh Tông (1460-1497) đã đặt ra 24 điều giáo huấn dân chúng, trong đó, điều 1 & 2 nói về bổn phận giáo dục của cha mẹ và điều 22 & 23 nói về bổn phận giáo dục dân chúng của quan quyền như sau:
1. Cha mẹ dạy con, phải dùng khuôn phép hợp với lẽ phải; con trai, con gái đều dạy cho có nghề nghiệp, không được để buông tuồng vào cờ bạc rượu chè, tập nghề xướng hát, để hại đến phong tục.
2. Người gia trưởng tự mình giữ lễ phép tiết độ, để uốn nắn người trong nhà mình; nếu con em trong nhà làm việc trái, thì người gia trưởng sẽ bị tội.
22. Viên quan giữ chức trách chăn dắt dân 2, nếu viên nào biết dạy bảo đốc sức nhân dân trong hạt hăng hái theo lễ nghĩa nhún nhường, thì ty hiến sát xét thực, ghi vào hạng nhất trong dịp khảo công; nếu viên nào không siêng năng dạy bảo nhân dân, khi khảo công, liệt vào hạng không làm đầy đủ chức phận.
23. Xã trưởng, thôn trưởng, và phường trưởng người nào biết siêng năng, năng dạy bảo đốc sức, làm cho phong tục làng xóm trở nên tốt lành, thì các viên phủ huyện trình bày rõ với hai ty Thừa chính và Hiến sát xét thực, tâu lên triều đình, sẽ ban thưởng (Quốc Sử Quán Triều Nguyễn; Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục - Chính Biên - Quyển XXIV, tr. 575-576).
(7). Nguyễn Đình Chiểu; Lục Vân Tiên
(8). TNGDKG, Số 3.
(9). Sau đây là tóm lược những nguyên tắc quản lý cốt yếu của năm bậc học ở Pháp.
Mẫu giáo (Ecole Maternelle) là chu kỳ học tập đầu tiên của bậc tiểu học trong 3 lớp mẫu giáo: nhỏ, trung, lớn, dành cho trẻ em từ 3 tuổi (có thể từ 2 tuổi), mục đích là xử dụng những tiếp cận thích hợp để giúp mỗi em trở nên tự lập và sở hữu được những kiến thức và tài khéo hầu giúp chúng thành công thâu nhận được những điều sẽ học tập căn bản trong lớp 1 Cours préparatoire tiểu học, quen gọi là CP. Mục đích gần của 3 lớp mẫu giáo là giúp trẻ tiếp thâu và xử dụng được một ngôn ngữ pháp văn phong phú, có cấu trúc và có thể làm cho người khác hiểu được. Chương trình học xoay quanh ba trục: sống trong nhóm, tiếp cận truyền thông với người lớn và trẻ em khác và khám phá thế giới chung quanh. Xin xem thêm hai tài liệu sau đây:
« http://cache.media.education.gouv.fr/file/Espace_parent/35/9/Guide_pratique_des_parents_ecole_maternelle_227359.pdf
« http://cache.media.education.gouv.fr/file/Espace_parent/53/8/tableaux_maternelle_193538.pdf
Tiểu học (Ecole Primaire). Không kể bước đầu mẫu giáo, bậc tiểu học còn gồm hai chu kỳ tiếp theo, mà việc đi học là bắt buộc cho hết mọi trẻ em sinh sống trên đất Pháp, bất kể là người Pháp hay ngoại kiều, từ 6 đến 16 tuổi. Đó là chu kỳ học tập căn bản trong hai lớp CP và CE1 với chương trình xoay quanh 6 môn học trong 864 giờ học mỗi năm: tiếng Pháp 360 giờ, Toán 180 giờ, Thể dục thể thao 108 giờ, Ngoại ngữ 54 giờ, Nghệ thuật 81 giờ và khám phá thế giới 81giờ. Và chu kỳ học tập đào sâu trong ba lớp CE2, CM1 và CM2, với chương trình xoay quanh 6 môn học trong 864 giờ học mỗi năm : tiếng Pháp 288 giờ, Toán 180 giờ, Thể dục thể thao 108 giờ, Ngoại ngữ 54 giờ, Khoa học thực nghiệm và Kỹ thuật 78 giờ, Văn hóa nhân bản: Nghệ thuật 78 giờ và Sử - Địa - Giáo dục công dân và luân lý 78 giờ. Xin xem thêm tài liệu sau đây :
« http://cache.media.education.gouv.fr/file/Espace_parent/35/7/Guide_pratique_des_parents_CP-CM2_227357.pdf
Trung học cấp I (Collège) được tổ chức theo ba chu kỳ: thích ứng (lớp 6ème), trọng tâm (lớp 5ème và 4ème), và chọn hướng (lớp 3ème). Xin xem thêm tài liệu sau đây :
« http://www.education.gouv.fr/cid80/les-horaires-par-cycle-au-college.html
Trung học cấp II (Lycée) gồm 3 năm học là Năm Đệ Nhị, (La 2ème), Năm Đệ Nhất (La 1ère) và Năm Kết Thúc (La Terminale). Và đại cương có bốn lãnh vực học. Lãnh vực tổng quát gồm 3 ngành: Văn (L), Kinh tế Xã hội (ES) và Khoa học (S). Lãnh vực kỹ thuật gồm 8 ngành chuyên biệt. Lãnh vực chuyên nghiệp trải ra rất nhiều ngành nghề. Cả ba lãnh vực trên học sinh đều đi học trong các trường trung học cấp II công hay tư, và kết thúc bằng việc thi tú tài. Thêm một lãnh vực thứ tư là học nghề trong các trung tâm dậy nghề (CFA) mà việc học nghề trong trường (50%) trộn lẫn với việc làm nghề trong xí nghiệp (50%). Vì vừa làm vừa học, người học nghề được chủ trả tất cả học phí, được trả lương khi học, và có rất nhiều hy vọng được chủ tuyển dụng, ký hợp đồng lao động CDI khi tốt nghiệp. Xin xem thêm tài liệu sau đây:
«http://www.education.gouv.fr/pid24238/voies-de-formation-et-diplomes.html
Đại học (Enseignement supérieur) gồm các trường đại học với các phân khoa và học viện liên hệ đã vậy, mà đặc biệt ở Pháp còn gồm các trường lớn nữa. Xin xem thêm tài liệu sau đây:
http://cache.media.enseignementsup-recherche.gouv.fr/file/etat_du_sup_en_2013/41/6/EESR_2013_Complet_116_web+index_250416.pdf
Có ba loại trường lớn.
Thứ nhất là các trường kỹ sư, như Canh nông, Hóa học, Công Nghệ, Cầu Cống, Hầm mỏ, Hàng hải, Hàng không, Thực phẩm, Dệt, Bách Khoa, Xây Dựng… Xin xem thêm tài liệu sau đây :
« http://www.cge.asso.fr/nos-membres/ecoles/les-ecoles-par-formation?formation_id=1
Rồi các trường Quản trị Tài Chánh, như HEC, ESSEC, ESCP, TELECOM, … Xin xem thêm tài liệu sau đây :
« http://www.cge.asso.fr/nos-membres/ecoles/les-ecoles-par-formation?formation_id=2&page=5
Và các trường chuyên biệt, như ENA, Cao đẳng Sư Phạm, Cao đẳng Kiến Trúc, Thú Y, Nha, Y, Dược,… Xin xem thêm tài liệu sau đây:
http://www.cge.asso.fr/nos-membres/ecoles/les-ecoles-par-formation?formation_id=4&page=1
(10). TNGDKG, Số 3.
(11). Xin xem thêm: HUBERT René; Traité de pédagogie générale, 7ème èd. Mise à jour par Gaston Mialaret; PUF; 1970; p. 481- 573.
(12). Xin xem Arthur Chickering et Zelda Gamson: «http://www.erudium.polymtl.ca/html-fra/education/education4c.php».
Và «http://sdp.cmaisonneuve.qc.ca/PDF/soutien_enseignement/textesE_evaluer_enseignement.pdf»
(13). TNGDKG, số 3.
(14). TNGDKG, số 1.
(15). TNGDKG, số 1.
(16). Trần Lục, Québec, 1996, tr. 566.
(17). Dunn et Dunn : « http://www.erudium.polymtl.ca/html-fra/education/education4e.php»
và David A. Kolb «http://www.erudium.polymtl.ca/html-fra/education/education4b.php)»
(18). Benjamin Bloom: http://www.erudium.polymtl.ca/html-fra/education/education4d.php
(19). Robert LAFON, Vocabulaire de Psychopédagogie et de psychiatrie de l’enfant; PUF, 1969, tr. 226.
COMMENT EDUQUER
SES ENFANTS
Eduquer ses enfants est une action naturelle des géniteurs, une responsabilité quotidienne des parents, une dette sociale de l’homme; mais c’est aussi une joie immense, une recherche continue et permanente, un investissement couteux, un choix volontaire, un amour donnant et engagé, une œuvre impressionnante, une mission grandiose, une réalisation fantastique, noble et originale. Mais comment éduquer ses enfants?
Pour apporter des éléments de réponse, nous examinerons les 10 éléments essentiels, représentés dans un losange dont les quatre angles symbolisent le but, le gestionnaire, l’éducateur et l’enfant éduqué. Les quatre côtés et les deux diagonales représentent les six activités éducatives: enseigner, former, orienter, évaluer, communiquer et apprendre.
Ces 10 éléments fondamentaux de l’éducation des enfants se prononcent comme suit:
1. Le but de l’éducation des enfants tend vers l’homme adulte autonome et intégral.
2. Les parents et particulièrement le père doivent manager l’éducation des enfants.
3. Pour manager l’éducation des enfants, il faut d’abord l’orienter vers le but suprême, vers tous les aspects de la vie: corporel, moral, social, intellectuel, professionnel et spirituel; et à travers toutes les phases du cursus éducatif: fœtus, bébé, maternelle, primaire, collège, lycée, enseignement supérieur.
4. Deuxièmement il faut l’évaluer
5. Les parents et particulièrement la mère doivent éduquer leurs enfants.
6. Pour éduquer ses enfants, il faut d’abord leur apporter l’enseignement, tant dans le domaine général que professionnel ou spirituel, ainsi que des habitudes de la vie, de pensée, une manière d’être générale et culturelle
7. Deuxièmement il faut les former dans tous les domaines: la vie terrestre et la foi en utilisant les méthodes adéquates et en respectant les différences individuelles de chaque enfant.
8. Pour que l’éducation des enfants soit bonne, le gestionnaire et l’éducateur doivent communiquer ensemble pour que l’action soit cohérente et efficace.
9. L’enfant a le droit à une éducation digne et intégrale.
10. Le droit d’être éduqué exige de l’enfant d’apprendre.
Conclusion. Education: action exercée par les parents qui en ont la charge sur leurs enfants en vue du développement physique, intellectuel, moral et spirituel de ceux-ci et de leur intégration dans les milieux où ils sont destinés à vivre.
L’éducation fait l’objet d’efforts réfléchis de la part des parents gestionnaires et éducateurs, elle tend à l’heureux épanouissement des enfants en vue de leur perfection, de leur bonheur et de leur destination sociale. Elle suscite les progrès des tendances utiles et l’inhibition de celles qui seraient nuisibles à l’objectif poursuivi. S’exerçant sur les enfants dès leur naissance, elle les conduit d’étapes en étapes vers l’autonomie de l’adulte. Elle consiste à créer autour des enfants le climat qui convient et à exercer une action précise, tant par l’apport direct (enseignement, instruction, préceptes) que par le comportement des parents qui doit être en corrélation avec celui des enfants à tous les moments où ils sont en contact avec les enfants.
Les contacts des parents éducateurs-enfants sont habituels dans la vie familiale ou provoqués. L’action des parents s’exerce alors à travers une activité proposée : promenade, travail manuel, visite, vacances, retraite, pèlerinage,…
L’éducation apporte aux enfants l’instruction, tant dans le domaine général et professionnel que spirituel, ainsi que des habitudes de la vie, de pensée, une manière d’être générale et culturelle qui leur permettent de tenir leur place d’homme ou de femme au cours de leur existence et d’assurer leurs responsabilités personnelles, sociales et spirituelles dans les milieux où leurs vies se déroulent selon un style de vie qui leur est propre.
Une bonne éducation doit permettre aux enfants d’utiliser leurs capacités au maximum, de faire face aux difficultés qu’ils rencontreront inévitablement dans la vie et de s’adapter à l’évolution sociale de leur temps qui peut avoir une répercussion directe sur leur mode de vie, leur activité professionnelle ou leur foi.
Paris, ngày 29.06.2013
Lễ hai thánh tông đồ Phêrô và Phaolô
TRẦN VĂN CẢNH
Nguyên giáo sư giảng nghiệm Đại Học Sư Phạm ĐàLạt trước 1975
Hiện GS Giám Đốc Nghiên Cứu
Trường Kỹ sư và Thạc sĩ ECOTEC Paris