GIA ĐÌNH CÔNG GIÁO SỐNG ĐẠO (2)
Ô. VŨ ĐÌNH KHIÊM
B. NGÔ KIM ĐÀO
Gia đình công giáo thể hiện niềm tin Kitô giáo
Nội dung nồng cốt của Thông điệp ‘Ánh sáng đức tin’ (Lumen Fidei) là: đức tin không tách rời con người ra khỏi thực tại, nhưng giúp con người đón nhận ý nghĩa sâu xa nhất của thực tại. ĐTC Phanxicô nhận xét rằng: “Trong một thời tại như thời nay, trong đó người ta coi việc tin tưởng là điều trái ngược với sự tìm kiếm và nghiên cứu, đức tin bị người ta coi là một ảo tưởng, một thái độ nhảy vào khoảng không, ngăn cản tự do của con người, điều quan trọng là tin tưởng và tín thác vào tình yêu thương từ bi của Thiên Chúa với lòng khiêm tốn và can đảm, vì Thiên Chúa chữa lành mọi quanh co sai trái trong lịch sử chúng ta”.
Trong chương cuối cùng của Thông điệp ‘Ánh sáng đức tin’, ĐTC Phanxicô giải thích liên hệ giữa việc tin và xây dựng công ích: đức tin nảy sinh từ tình yêu Thiên Chúa, làm cho những liên hệ giữa con người được vững chắc và đặt mình phục vụ công lý, công pháp, hòa bình. Đức tin không làm cho người ta xa lìa thế giới, trái lại, nếu loại bỏ đức tin ra khỏi xã hội chúng ta, thì chúng ta không còn tín nhiệm nhau và chúng ta chỉ liên kết với nhau vì sợ hãi hoặc vì quyền lợi mà thôi. Trái lại có bao nhiêu lãnh vực được đức tin soi sáng như gia đình dựa trên hôn nhân, được hiểu như một sự kết hợp bền vững giữa một người nam và một người nữ; tiếp đến là thế giới của những người trẻ mong ước một cuộc sống cao cả, và cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô mang lại cho họ niềm hy vọng vững chắc, không đánh lừa.
Gia đình Kitô hữu thánh thiện là gia đình chu toàn bổn phận của mình trong Giáo hội và trong xã hội. Cụ thể và quan trọng nhất là bổn phận bênh vực và phát triển Sự Sống và Tình Yêu là quà tặng lớn nhất mà Thiên Chúa ban cho gia đình mình và các gia đình khác. Kế đến vợ, chồng, cha mẹ và con cái, ai nấy chu toàn bổn phận làm vợ, làm chồng, làm cha mẹ, làm con cái của mình, theo gương Mẹ Maria, Thánh Giuse và Chúa Giêsu ở Nadarét. Một gia đình sống với Chúa và sống theo Chúa thì sẽ không chạy theo tiền bạc, giầu sang, quyền lực, lạc thú và không làm nô lệ cho các thế lực đen tối của ma quỉ thế gian và xác thịt. Trái lại gia đình ấy sẽ sống yêu thương, khiêm nhường, đơn sơ, thanh thoát, tin tưởng phó thác vào Chúa như Chúa Giêsu đã dạy trong Phúc âm.
1. Cầu nguyện
Đức Kitô khuyên các tông đồ hãy chuyên cần cầu nguyện, Ngài bảo các ông: “Anh em hãy cầu nguyện kẻo sa chước cám dỗ” (Lc 22,40). Thật là nguy hiểm, khi chúng ta nghĩ rằng chúng ta có thể tự mình đối đầu với các cám dỗ mà không cần ơn Chúa. Hoặc nghĩ rằng không một cám dỗ nào làm cho ta quỵ ngã được. Phải nhớ đây là một cuộc chiến chẳng bao giờ chấm dứt, “xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ” (Mt 6,13).
“Gia đình Kitô hữu là Hội Thánh tại gia” đã hàm chứa tính chất của gia đình là cộng đoàn cầu nguyện. Ngày nay, cuộc sống bon chen, xô bồ khiến con người có rất ít thời gian, tâm trí lại bị chi phối rất nhiều bởi chuyện “cơm áo gạo tiền” nên khó tập trung để hiệp thông. Vì thế cha mẹ phải biết cách tổ chức việc cầu nguyện chung trong gia đình sao cho vừa ngắn gọn, vừa có chất lượng mà lại không làm cho con cái ngán ngại.
Bàn thờ trong gia đình cũng là nơi ấm cúng để chúng ta cùng cầu nguyện với nhau, với Chúa, trao cho Chúa những nhọc nhằn hằng ngày. Nơi chúng ta đứng xin lỗi Chúa và xin lỗi nhau. Hình tượng của Ngài và Đức Mẹ có thể làm chúng ta nguôi cơn giận nhau. Cũng là nơi Chúa chỉ dạy cho chúng ta biết phải thi hành thế nào trách nhiệm của người Kitô hữu trong cuộc sống.
Nhà Thờ, giáo xứ phải là ngôi nhà thứ hai của mỗi gia đình. Ở đó, gia đình cầu nguyện cùng với cộng đoàn, mỗi người thờ phượng và tạ ơn Thiên Chúa, mỗi người được nuôi dưỡng bằng Lời Chúa và các bí tích, cùng những sinh hoạt không thể thiếu với cộng đoàn dân Chúa.
Cuộc sống, công việc hằng ngày làm chúng ta lắm lúc thật chao động. Như một người đứng ở giữa các tiếng động ồn ào, không thể nào nghe được tiếng nói của Thiên Chúa. Như một cái máy cần phải nghỉ, chúng ta cũng vậy, cần phải có lúc yên tĩnh tâm hồn, đi sâu vào trong thâm tình với Chúa để nghe lời Ngài nói, để thủ thỉ với Ngài, để tự xét lại những điều mình đã làm. Lúc đó chúng ta sẽ cảm nhận và hiểu được bao nhiêu điều Ngài muốn nói với ta nhưng lâu nay vì ồn ào của cuộc sống chúng ta không nghe nổi. Cấm phòng, tĩnh tâm, hành hương là những phương pháp hữu hiệu nhất để đi tìm lại nguồn sống ân sủng.
2. Yêu thương
Thiên Chúa mời gọi chúng ta sống yêu thương để làm chứng cho tình yêu của Ngài. Chính việc chúng ta yêu thương nhau là chứng từ mạnh mẻ nhất cho thế gian, Chúa Giêsu nói: “Ở điểm này, mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy: là anh em có lòng yêu thương nhau” (Ga 13,35). Chúa Giê-su cũng đòi hỏi chúng ta yêu thương bằng một tình yêu bắt nguồn từ Thiên Chúa, tất cả những gì đến từ Thiên Chúa thì hoàn hảo và vĩnh cửu. Khả năng yêu thương chỉ đến từ Thiên Chúa, và chúng ta chỉ có thể thật sự yêu thương anh em khi chúng ta bắt đầu mở lòng ra, để đón nhận tình yêu của Thiên Chúa và đồng thời sẵn sàng đáp trả lại tình yêu đó.
Bí quyết của đời sống hôn nhân gia đình là mỗi ngày bắt đầu lại trong tình yêu như lời ĐTC Biển-Đức XVI nhắn nhủ các gia đình: “Nguồn suối niềm vui Kitô phát xuất từ xác tín chúng ta được Thiên Chúa yêu thương, yêu thương từng người một, yêu thương bằng một Tình Yêu đậm đà trung tín. Một Tình Yêu vượt xa mọi bất-trung thất-tín của chúng ta. Một Tình Yêu luôn tha thứ, tiếp tục tha thứ và không ngừng tha thứ.
Một khi hai Kitô hữu nam-nữ đồng ý kết hôn “trong Chúa”, thì hiện thực nơi họ điều thánh Phaolô Tông đồ đã ghi trong Thư Ê-phê-sô: Nếu một người nam và một người nữ thành tâm yêu thương nhau trong Chúa, bấy giờ tình yêu của họ cũng tương tự như tình yêu của Đức Kitô dành cho Giáo Hội, mà Kinh Thánh Tân Ước bằng tiếng Hy Lạp gọi là “mysterion”, còn tiếng La-tinh gọi là “Sacramentum”, và tiếng Việt gọi là bí tích thánh, tức “mầu nhiệm cao cả” (Ep 5,32). Sự hy sinh của hai vợ chồng Công Giáo cho nhau là một dấu chỉ rõ ràng tình yêu vô biên và sự trung tín tuyệt đối của Thiên Chúa đối với nhân loại.
Sự chung thủy suốt đời không chỉ là một lý tưởng Kitô giáo, nhưng còn là một điều mơ ước và là mục đích thực sự của tất cả những đôi vợ chồng thương yêu nhau chân thành. Lời thề hứa hôn nhân Công Giáo khi cử hành hôn lễ “thương yêu và tôn trọng nhau mọi ngày cho đến suốt đời” không chỉ muốn nói đến thời gian sống của đôi vợ chồng trong cuộc sống đời này. Lời hứa hôn nhân Công Giáo ấy còn mang một chiều kích thâm sâu hơn: hôn nhân Công Giáo được xây dựng trên nền móng chắc chắn là tình yêu Thiên Chúa. Gia đình là một tổ ấm tình yêu trong đó sự sống mới được hình thành và đón chờ con trẻ được sinh ra, bởi cha mẹ là những người yêu thương nhau và kết hôn với nhau để sống với nhau suốt đời.
3. Xin lỗi (hay nhận lỗi) và tha thứ
Lý do tại sao phải thứ tha và hòa giải giữa những người trong gia đình Kitô hữu? Thánh Phêrô hỏi Ðức Giêsu: «Thưa Thầy, nếu anh em con cứ xúc phạm đến con, thì con phải tha đến mấy lần? Có phải bảy lần không?» Ðức Giêsu đáp: «Thầy không bảo là đến bảy lần, nhưng là đến bảy mươi lần bảy» (Mt 18,21-22). Việc tha lỗi cho nhau là điều kiện để chúng ta được Thiên Chúa tha tội cho chúng ta. Hơn đâu hết, gia đình là nơi thuận tiện nhất để mỗi ngày chúng ta thực hành việc xin lỗi hay nhận lỗi và sự thứ tha này, vợ chồng, cha mẹ con cái sống quảng đại với nhau và tha thứ cho nhau.
Nguyên nhân gây bất hòa và xúc phạm trong gia đình: Có nhiều nguyên nhân dẫn tới bất hòa và xúc phạm trong gia đình. Có nguyên nhân gần và nguyên nhân sâu xa. Nguyên nhân gần là do giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con cái có nhiều cái khác nhau về tuổi tác, tính tình, sở thích, tập quán, cảm nhận, sức khỏe, áp lực của trách nhiệm và công việc. Nguyên nhân sâu xa là do giới hạn tự nhiên “nhân vô thập toàn” của con người và do hậu quả của tội nguyên tổ, khiến mỗi người đều có những giới hạn, yếu đuối và tội lỗi trong đời sống nhân linh.
Các điều kiện cần có để thứ tha và hòa giải trong gia đình Kitô hữu: Xét về mặt tự nhiên, muốn có sự thứ tha và hòa giải trong gia đình thì trước tiên, chúng ta phải có lòng yêu thương chân thực và sự nhường nhịn lẫn nhau.
Còn về mặt siêu nhiên thì chúng ta cần có:
- Tâm hồn khiêm nhường, tinh thần hy sinh, lòng bao dung quảng đại, và nhất là Đức Ái Kitô giáo: “Đức Ái thì nhẫn nhục, hiền hậu, không ghen tương, không vênh vang, không tự đắc, không làm điều bất chính, không tìm tư lợi, không nóng giận, không nuôi hận thù, không mừng khi thấy sự gian ác, nhưng vui khi thấy điều chân thật. Đức Ái tha thứ tất cả, tin tưởng tất cả, chịu đựng tất cả” (1 Cr 13,4-7).
- Nỗ lực sống theo Phúc Âm: “Phúc thay ai hiền lành, vì họ sẽ được Đất Hứa làm gia nghiệp. Phúc thay ai xót thương người, vì họ sẽ được Thiên Chúa xót thương. Phúc thay ai xây dựng hòa bình, vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa” (Mt 5, 4.7.9).
- Siêng năng cầu nguyện sẽ đem lại cho chúng ta sức mạnh để chúng ta vượt thắng chính mình. Trong Kinh Lạy Cha, chúng ta “xin tha tội cho chúng con, như chúng con cũng tha cho những người có lỗi với chúng con” (Mt 6,12), có nghĩa là việc chúng ta thứ tha cho những người mắc lỗi, xúc phạm đến chúng ta là điều kiện để chúng ta được Thiên Chúa tha thứ tội lỗi, yếu hèn và phản bội xúc phạm đến Người.
- Siêng năng đón nhận các bí tích nhất là bí tích Thống Hối Hòa Giải và bí tích Thánh Thể. Bí tích Thống Hối Hòa Giải chẳng những sẽ xóa tan mọi tội lỗi và đem lại bình an thâm sâu cho tâm hồn chúng ta mà còn cho chúng ta cơ hội cảm nghiệm lòng thương xót bao la của Thiên Chúa đối với mỗi người đầy tội lỗi và yếu hèn. Chỉ khi nào chúng ta cảm nghiệm sâu sắc về tình thương tha thứ ấy của Thiên Chúa, chúng ta mới dễ dàng tha thứ cho vợ hay chồng, cho cha mẹ hay con cái của mình. Còn bí tích Thánh Thể sẽ đưa chúng ta vào mối hiệp thông yêu thương với Thiên Chúa và với tha nhân, trước hết là với những người thân trong gia đình của chúng ta.
Kết quả của sự thứ tha và hòa giải trong gia đình Kitô hữu: một cuộc sống thuận hòa, đầm ấm đem lại hạnh phúc, bình an, thành công cho gia đình đồng thời cũng là điều mà Thiên Chúa mong muốn cho con người. Một gia đình yêu thương, sống hòa thuận, đầm ấm là Thiên Đường dưới thế. Một gia đình bất hòa, chia rẽ, ghen ghét nhau thì quả là địa ngục trần gian. Ai cũng muốn sống trong Thiên Đường và chẳng ai thích sống trong địa ngục. Cho nên điều tối quan trọng là làm thế nào để gia đình mình thành Thiên Đường dưới thế. Việc ấy không vượt quá khả năng của chúng ta, miễn chúng ta biết tận dụng những điều kiện thuận lợi tự nhiên và những ơn trợ lực siêu nhiên mà Thiên Chúa TÌNH YÊU sẵn sàng ban cho chúng ta.
Trường hợp hôn phối hỗn hợp hoặc khác đạo
Ngày nay, thường có những hôn phối hỗn hợp (giữa người công giáo và người được rửa tội ngoài công giáo) hoặc những trường hợp hôn phối khác đạo (giữa người công giáo và người không công giáo). Theo luật hiện hành của Giáo Hội La-tinh, Hôn phối hỗn hợp chỉ hợp pháp khi có phép minh thị của giáo quyền (x. CIC 1124), Hôn phối khác đạo chỉ thành sự khi có phép chuẩn minh thị (x. CIC 1086). Muốn được phép hay được chuẩn, hai đương sự phải biết và chấp nhận những mục đích và đặc tính chính yếu của hôn nhân và bên công giáo xác nhận cam kết giữ đức tin của mình, bảo đảm cho con cái được rửa tội và giáo dục trong Hội Thánh Công Giáo, cũng phải cho bên không công giáo biết rõ những điều ấy (x. CIC 1125). (GLHTCG 1635)
Sống đạo trong gia đình cũng có nghĩa là cùng đi tham dự chung Thánh Lễ. Dù hai người không cùng một tín ngưỡng nhưng hãy biết chấp nhận và tôn trọng nhau. Cùng chia xẽ những biến cố quan trọng trong đời sống đức tin của nhau, như tham dự bí tích Rửa Tội, Thêm Sức, Hôn Phối hay một Tang Lễ, sẽ giúp mỗi người đặt lại vấn đề với đời sống đức tin của mình. Sống đạo trước hết là làm gương nhưng không áp đặt. Tùy vào cách sống đạo, cách làm chứng đức tin của người “có đạo” nữa. Hãy coi đây chính là dịp để cho mình củng cố đức tin của chính mình, tăng thêm sự hiểu biết về đạo, cũng như chứng minh đức tin ấy bằng hành động.
Hãy chứng minh đức tin cho người khác bằng đời sống chứng nhân của một người vợ (chồng), người mẹ (cha) đạo đức, hiền lành, tin tưởng, và đầy lòng cậy trông phó thác nơi Chúa. Cứ làm tốt phần mình, còn lại để Chúa lo. Chúa Giêsu đã hứa: “Nếu con có đức tin bằng hạt cải, con có thể nói với ngọn núi này ‘hãy dời đi nơi khác’ nó sẽ dời đi ngay. Vì không có gì mà con không làm được” (Mt. 17,20). Vậy thì lo gì nếu chúng ta có đức tin bằng hạt cải? Kiên trì cầu nguyện cho nhau, cầu nguyện liên lỉ với nhau, hãy tin tưởng vào Thiên Chúa, bởi vì Ngài luôn trung thành với Lời Ngài đã hứa.
Kết luận
‘Gia đình công giáo sống đạo’ là không ngừng củng cố và tăng cường nền tảng giáo lý cho chính gia đình mình.
- Các tín hữu và gia đình Kitô giáo cần hiểu rõ tầm quan trọng, ý nghĩa, sứ mạng và vai trò của Gia đình Kitô giáo trong chương trình sáng tạo và cứu độ của Thiên Chúa đã được mạc khải trong Thánh Kinh
- Các tín hữu và gia đình Kitô giáo nên đào sâu những điểu cơ bản và cốt yếu nhất của Giáo Lý Kitô giáo bao gồm những điều phải tin và những việc phải làm (thực hành) trong đời sống Kitô hữu.
- Các tín hữu và gia đình Kitô giáo rút ra được những nét hay đặc điểm “tinh túy nhất” của nội dung Giáo Lý Kitô giáo - vừa có tính cơ bản vừa là cốt yếu - và thể hiện những nét “tinh túy nhất” ấy trong đời sống đức tin của mỗi cá nhân và nhất là của cả gia đình.
“Vì là người truyền sự sống cho con cái, nên cha mẹ có bổn phận hết sức quan trọng phải giáo dục chúng và vì thể, họ phải được coi là những nhà giáo dục đầu tiên và chính yếu của chúng. Vai trò giáo dục này quan trọng đến nỗi nếu thiếu sót sẽ khó lòng bổ khuyết được. Thật vậy, chính cha mẹ có nhiệm vụ tạo cho gia đình một bầu khí thấm nhuần tình yêu cũng như lòng thành kính đối với Thiên Chúa và tha nhân, để giúp cho việc giáo dục toàn diện của con cái trong đời sống cá nhân và xã hội được dễ dàng. Do đó gia đình là trường học đầu tiên dạy các đức tính xã hội mà không một đoàn thể nào khác vượt qua được” (Tuyên Ngôn về Giáo dục Kitô giáo, 3).
Gia đình là môi trường đầu tiên và chính yếu chuyển giao Đức Tin. Gia đình chuyển giao Đức Tin bằng gương sáng và giáo dục đức tin. Cả gương sáng và giáo dục đều là điều tối cần thiết, không thể thiếu trong việc chuyển giao Đức Tin. Cha ông chúng ta đã nói: “Không thầy đố mày làm nên” để nói lên tầm quan trọng của gương sáng và việc dạy dỗ. ĐTC Gioan Phaolô II cũng đã nói đại ý như sau: “Ngày nay, con người cần các chứng nhân hơn các thầy dạy và nếu các thầy dạy lại cũng là các chứng nhân thì không có gì tuyệt vời hơn”.
------------------------
Tài liệu tham khảo:
- Kinh Thánh Công Giáo
- Sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo
- Giáo huấn của các Đức Giáo Hoàng : ĐTC Gioan Phaolô II, ĐTC Biển-Đức XVI, ĐTC Phanxicô
- Thông điệp ‘Ánh sáng đức tin’ (Lumen Fidei)
- Tuyên Ngôn về Giáo dục Kitô giáo, 3
- Khởi Ðầu Ðời Sống Ðạo Ðức, Thánh Phanxicô de Sales
- Sống Đức Tin trong thiên kỷ mới, LM Tadeusz Dajczer
- Sống theo đúng mục đích, Rick Warren
- Giáo lý hôn nhân và gia đình, Ủy Ban Giáo Lý HĐGMVN
- Gia đình sống đạo, Giêrônimô Nguyên Văn Nội
- La Bonne Nouvelle du mariage, Père Louis de RAYNAL
- Constitution pastorale Gaudium et spes, n°48 § 2
VIVRE LA JOIE CHRÉTIENNE
DANS LA FAMILLE
Nous devenons enfants de Dieu, et cela se réalise dans le baptême, par l’action de l’Esprit-Saint.
C’est le plus grand don que nous recevons du Mystère Pascal de Jésus. Cette relation filiale avec Dieu doit grandir, elle doit être nourrie chaque jour par l’écoute de la Parole de Dieu, la prière, la participation aux sacrements, en particulier ceux de la pénitence et de l’Eucharistie, et la charité. Nous pouvons vivre comme des enfants! Et c’est cela notre dignité. Nous avons la dignité d’enfants. Se comporter comme des enfants véritables! Cela veut dire que chaque jour, nous devons laisser le Christ nous transformer à son image; cela signifie chercher à vivre en chrétiens, essayer de le suivre, même si nous voyons nos limites et nos faiblesses. Être chrétien c’est penser, agir et aimer comme le Christ et Le laisser transformer notre vie. (Résumé de la catéchèse du pape François le 10 avril 2013)
Le mariage chrétien est un sacrement, un signe efficace de grâce.
En effet, l’union de l’homme et de la femme est un signe qui non seulement révèle et représente le mystère de l’union Christ-Eglise mais aussi le contient et le rayonne. C’est dans la famille que se forment les pierres vivantes de l’édifice spirituel dont parle l’Apôtre Pierre (1P 2, 5). Les corps des époux sont la demeure de l’Esprit-Saint (1Co 6, 19). Puisque la transmission de la vie divine suppose celle de la vie humaine, du mariage naissent non seulement les fils des hommes, mais aussi, en vertu du baptême, les fils adoptifs de Dieu, qui vivent de la vie nouvelle reçue du Christ par son Esprit.
Le Christ Seigneur vient à la rencontre des époux chrétiens par le sacrement de mariage. Il continue de demeurer avec eux pour que les époux, par leur don mutuel, puissent s’aimer dans une fidélité perpétuelle, comme lui-même a aimé l’Église et s’est livré pour Elle (Ep 5, 25). L’authentique amour conjugal est assumé dans l’amour divin et il est dirigé et enrichi par la puissance rédemptrice du Christ et l’action salvifique de l’Église, afin de conduire efficacement à Dieu les époux, de les aider et de les affermir dans leur mission sublime de père et de mère. C’est pourquoi les époux chrétiens, pour accomplir dignement les devoirs de leur état, sont fortifiés et comme consacrés par un sacrement spécial. En accomplissant leur mission conjugale et familiale avec la force de ce sacrement, pénétrés de l’Esprit du Christ qui imprègne toute leur vie de foi, d’espérance et de charité, ils parviennent de plus en plus à leur perfection personnelle et à leur sanctification mutuelle; c’est ainsi qu’ensemble ils contribuent à la glorification de Dieu. (Constitution pastorale Gaudium et spes, n°48 § 2)
La communauté conjugale est une cellule d’Eglise
Elle participe donc à la vie de l’Eglise où le Christ accomplit spirituellement sa triple mission de prophète, de prêtre et de roi. Le foyer est donc une communauté christique: le Christ y habite et exerce son sacerdoce. Le foyer doit accueillir la Parole de Dieu, se laisse sanctifier par les sacrements. C’est en effet dans leur corps, âme et esprit, que les époux se laissent sanctifier par le Christ. Dans la famille, la Parole de Dieu devrait fonder toute l’œuvre de l’éducation. Accueillir le Verbe, la Parole de Dieu, dans l’intimité de son âme, c’est être renouvelé par l’abondance de la nourriture et de la source éternelles. C’est n’avoir plus jamais faim ni soif (Jn 6,35).
Comme l’Eglise, la communauté conjugale reçoit le don de l’Esprit: ce grand don du Christ renouvelle sans cesse la petite Eglise et en fait une créature nouvelle. L’Esprit devient peu à peu l’âme du foyer, pour y construire son unité, infuser sa charité, initier aux secrets de Dieu, susciter la prière et produire ses fruits: «amour, joie, paix, patience, bonté, bienveillance, foi, humilité et maîtrise de soi».
La famille est témoin de l’amour rédempteur du Christ dans sa communauté, dans son quartier.
Seule l’union au Christ peut assurer la fécondité de l’apostolat de la famille, et cette union doit être recherchée spécialement dans la prière. La nécessité pour chacun des époux, des parents, des enfants, de rencontrer personnellement le Christ. C’est la condition d’une vraie vie spirituelle, qui n’éloigne pas du réel, mais ramène à la vie dans ce qu’elle a de plus vivante et de plus réelle. Quel est le charisme du foyer chrétien? Il y a trois aspects essentiels de l’activité du couple et de la famille: le service de la vie, la pratique de l’hospitalité, le rayonnement de la communion conjugale dans l’Eglise et dans le monde.
La prière.
A travers la louange, la demande et l’action de grâces mettent le foyer chrétien en disposition pour recevoir les dons du Père et mieux Le servir. Il faut que la prière devienne l’élément dominant dans la famille et dans l’Eglise: prière de la famille, prière pour la famille, prière avec la famille. La prière fait que le Fils de Dieu demeure au milieu de nous: «Que deux ou trois soient réunis en mon nom, je suis là au milieu d’eux» (Mt 18, 20).
Les sacrements de l’Eucharistie et de la Réconciliation.
En recourant avec foi à ces deux sacrements, le foyer chrétien participe à la mort et à la résurrection du Seigneur, et leur famille s’en trouve guérie, dynamisée, épanouie, sanctifiée.
Le mal dans le couple est une offense à Dieu: c’est d’abord envers Dieu que les époux sont pécheurs et c’est d’abord avec Lui qu’ils doivent se réconcilier. La tentation du refus de la loi de Dieu et de l’Eglise, comme la tentation de se suffire, de s’idolâtrer, sont des obstacles à surmonter pour parvenir à la réconciliation avec Dieu. La surabondance d’amour exigée par le pardon est au-dessus des forces humaines, mais pas au-dessus des forces de Dieu. C’est là que les époux se rappelleront la fidélité de Celui qui s’est engagé avec eux le jour de leur mariage. Le sacrement du Pardon pour le foyer chrétien est source d’union, de paix et de joie, et aussi de progrès spirituel.
L’Eucharistie est un sacrement vraiment admirable. Dans ce sacrement, c’est lui-même que le Christ nous a laissé comme nourriture et comme source de puissance salvifique. C’est lui-même qu’Il nous a laissé afin que nous ayons la vie, que nous l’ayons en surabondance (Jn 10,10). Le foyer chrétien est invité à participer à l’Eucharistie, non d’une manière simplement extérieure, mais d’une manière profondément intérieure. La dernière Cène et les paroles prononcées de Jésus gardent toute la puissance et toute la sagesse du sacrifice de la Croix. Il n’existe pas d’autre puissance ni d’autre sagesse par lesquelles nous puissions être sauvés et par lesquelles nous puissions contribuer à sauver les autres. Il n’y a pas d’autre puissance ni d’autre sagesse par lesquelles, nous parents, nous puissions éduquer nos enfants et aussi nous-mêmes. La puissance éducative de l’Eucharistie s’est confirmée à travers les générations et les siècles.
«L’avenir est entre les mains de ceux qui auront su donner aux générations de demain des raisons de vivre et d’espérer.»
(Gaudium et Spes n°31)
Ô. VŨ ĐÌNH KHIÊM
B. NGÔ KIM ĐÀO