HÔN NHÂN DÂN SỰ THEO LUẬT LỆ HIỆN HÀNH CỦA PHÁP
LS. LÊ ĐÌNH THÔNG
HÔN NHÂN DÂN SỰ THEO LUẬT LỆ
HIỆN HÀNH
CỦA PHÁP
(cập nhật hóa ngày 29/06/2013)
Luật hôn nhân (droit du mariage) thay đổi theo sự biến chuyển của gia đình trong xã hội, đáp ứng sự mong muốn của lứa đôi. Hôn nhân dân sự là sự công nhận quan hệ vợ chồng về mặt pháp lý. Ngoài phần nghi lễ cử hành tại tòa thị chính, vợ chồng còn có các quyền lợi và bổn phận trong đời sống hôn nhân. Hôn nhân không chỉ là thủ tục hành chính, nhưng còn là một định chế, là sự cam kết tôn trọng lẫn nhau và sự bình đẳng giữa vợ chồng. ‘‘Một khi không có sự ưng thuận là không có hôn nhân.’’ (điều 146 luật dân sự).
I - Sơ lược về hôn nhân dân sự:
Hôn nhân dân sự tại Pháp được thiết lập theo chỉ dụ của vua Louis XVI, ban hành vào tháng 11/1787, đáp ứng yêu cầu của Hội thánh Tin lành. Trước đó, các linh mục công giáo cấp cho các tín hữu trích lục bí tích hôn phối, ghi trong sổ bộ hộ tịch của giáo xứ. Theo quy chế về tổ chức dân sự của hàng giáo sĩ Pháp (constitution civile du clergé) ngày 17/07/1790, chỉ các giáo sĩ chuyên trách hộ tịch mới có quyền ghi chép vào sổ bộ giáo xứ. Các vợ chồng ngoài công giáo (tin lành, do thái, không tôn giáo…), vì không cử hành bí tích hôn phối, nên không có tên trong sổ hộ tịch.
Ngày 20/09/1792, Quốc hội lập pháp thiết lập hôn nhân dân sự thuộc thẩm quyền của chính quyền cấp quận, huyện (autorités municipales), hôn nhân được coi là hợp đồng dân sự. Ngày 21/08/1793, Hội nghị Quốc ước (Convention nationale) định nghĩa ‘‘hôn nhân là thỏa thuận giữa nam và nữ được chi phối bởi luật pháp. Họ sống chung với nhau và nuôi dưỡng con cái được sinh ra trong hôn nhân.’’ Tháng 08/1792, Quốc hội biểu quyết đạo luật cho phép ly hôn.
Luật lệ về hôn nhân dân sự không cấm việc kết hôn trong mùa chay và mùa vọng. Luật lệ do hoàng đế Napoléon Bonaparte ban hành ngày 21/03/1804 lấy lại các tục lệ về hôn nhân áp dụng tại Paris và luật thành văn tại miền nam nước Pháp. Luật Napoléon đã được sửa đổi dưới thời đệ tam Cộng hòa. Một phần của bộ luật này quy định về luật gia đình và hôn nhân.
Luật pháp hiện hành của Pháp định nghĩa hôn nhân là hành vi pháp lý long trọng, kết hợp hai cá nhân, có hiệu lực pháp lý. Hôn nhân là một định chế, không chỉ là một hợp đồng; vì vậy vợ chồng không thể tự ý sửa đổi được. Họ cũng không thể tự ý hủy bỏ hôn nhân (le mariage est un acte juridique solennel par lequel deux individus s’unissent et dont les effets sont fixés par la loi. Le mariage est aussi une institution et non pas un simple contrat car les époux ne peuvent aménager librement ses effets et ne peuvent le résilier à leur guise). Khi kết hôn, cả hai chấp nhận định chế hôn nhân do luật pháp quy định. Ngược lại, xã hội công nhận và bảo vệ vợ chồng mới cưới.
Viên chức hộ tịch thường là thị trưởng tuyên bố việc kết hôn (déclarer le mariage) qua văn thức như sau: ‘‘Nay tuyên nhận việc kết hôn giữa Anh… và Chị… Cả hai hiểu rõ sống hôn nhân hợp pháp, hôm nay trình diện ở tòa thị chính… để lập lại lời hứa được pháp luật chấp thuận.’’
Luật dân sự năm 1804 lấy lại các quy định trong đạo luật 1792 bao gồm các yếu tố cần thiết về hôn nhân dân sự. Áp dụng điều 75 Luật dân sự, khi cử hành hôn lễ, viên chức hộ tịch tuyên đọc các điều khoản của cùng bộ luật liên hệ đến quyền lợi và nghĩa vụ của vợ chồng và quyền hạn của cha mẹ (các điều 212, 213 khoản 1 và 2, 214 khoản 1, 215 khoản 1, điều 220 và 371-1 Luật dân sự).
II - Điều kiện cử hành hôn lễ:
Theo luật hôn nhân cho mọi người (loi sur le mariage pour tous) có hiệu lực kể từ 18/05/2013, hôn nhân kết hợp hai người cùng phái hoặc khác phái, tự do ưng thuận.
2.1.Các điều kiện về nội dung:
a) Điều kiện sinh lý (conditions physiologiques):
- Tuổi thành hôn (nubilité): Luật 2006-399 ngày 04/04/2006 quy định tuổi thành hôn là 18 tuổi. Theo điều 145 Luật dân sự, nếu có lý do chính đáng, Biện lý Cộng hòa có thể cho miễn tuổi, với điều kiện được cha mẹ ưng thuận (sự bất đồng ý kiến được coi như chấp thuận).
b) Điều kiện tâm lý (conditions psychologiques):
Vợ chồng sắp cưới phải tự ý ưng thuận mà không bị ép buộc hoặc bị bạo hành.
Đối với người chưa đủ 18 tuổi mà được miễn tuổi và người đã đủ 18 tuổi mà không có năng lực pháp luật (majeurs incapables) đều phải có sự ưng thuận của gia đình.
c) Điều kiện xã hội (conditions sociologiques):
Vợ chồng sắp cưới phải còn độc thân (chưa kết hôn tại Pháp hoặc nước ngoài), hoặc đã ly hôn.
Hai người không có quan hệ thân tộc trực hệ hoặc quan hệ do hôn nhân. Luật pháp nghiêm cấm việc kết hôn giữa hai người có thân tộc trực hệ, giữa anh chị em họ, cô dì, cháu trai cháu gái.
Nếu không đủ điều kiện luật định mà vẫn kết hôn, việc kết hôn sẽ trở nên vô hiệu (nullité).
2.2. Các điều kiện hình thức (conditions de forme):
Khi làm hồ sơ tại tòa thị chính, mỗi đương sự phải nộp:
- bản sao giấy khai sinh dưới 3 tháng (điều 70 dân luật);
- bản sao thẻ căn cước (carte nationale d’identité) đối với người có quốc tịch Pháp; hoặc thẻ cư trú (carte de séjour) nếu là người nước ngoài;
- giấy chứng nhận địa chỉ (biên nhận EDF, biên lai thuê nhà: quittance de loyer).
Trong một số trường hợp:
- giấy cho phép của gia đình đối với người không có năng lực pháp lý;
- nếu là tái hôn (remariage): bản án ly hôn;
- nếu được miễn tuổi: giấy cho phép miển tuổi (document accordant dispense d’âge au mariage);
- giấy chứng nhận đã chứng nhận công bố kết hôn (ban de mariage) tại tòa thị chính không cử hành hôn lễ.
- giấy chứng nhận của công chứng viên (notaire) nếu làm hợp đồng hôn nhân (contrat de mariage).
- chứng chỉ phong tục (đối với người nước ngoài).
2.3. Ngày và nơi cử hành hôn lễ:
Theo điều 74 và các điều khoản kế tiếp của luật dân sự, bí tích hôn phối phải được cử hành sau hôn lễ dân sự. Theo điều 433-21 luật hình sự, thừa tác viên cử hành bí tích hôn phối trước hôn lễ dân sự có thể bị phạt sáu tháng tù giam và 7 500 euros phạt vạ.
Nơi cử hành hôn lễ là nơi cư trú của một trong hai người, hoặc nơi tạm trú không gián đoạn từ ít nhất một tháng. Ngoài ra, luật hôn nhân cho mọi người có hiệu lực từ 18/05/2013 còn cho phép cử hành hôn lễ tại tòa thị chính nơi cư trú của cha mẹ của một trong hai người.
Vợ chồng tương lai có thể chọn ngày cưới thuận tiện, ngoại trừ các ngày lễ và ngày chủ nhật. Nhiều người có khuynh hướng chọn ngày thứ bẩy. Giờ cử hành sẽ do Tòa Thị chính ấn định, căn cứ theo đề nghị của các đương sự lúc nộp hồ sơ.
2.4. Hồ sơ
Phòng hộ tịch tòa thị chính sẽ phát các mẫu đơn, tùy theo từng trường hợp: độc thân hoặc đã ly hôn, thành niên hoặc vị thành niên (mineur), người nước ngoài, góa vợ hoặc góa chồng.
Các đương sự phải nộp hồ sơ chậm lắm là bốn tuần lễ trước ngày cử hành hôn lễ.
2.5 Thông báo kết hôn (bans de mariage):
Trước khi cử hành hôn lễ, viên chức hộ tịch dán tờ rao kết hôn trước tòa thị chính nơi cư trú của mỗi đương sự và tòa thị chính nơi sẽ cử hành hôn lễ.
Tờ rao ghi tên họ, nghề nghiệp, nơi cư ngụ của mỗi đương sự và nơi cử hành hôn lễ.
Những người biết đương sự bị ngăn trở có thể làm thủ tục chống đối.
Hôn lễ chỉ có thể cử hành mười ngày sau ngày công bố tờ rao và trong thời hạn một năm.
2.6. Các nhân chứng:
Mỗi đương sự chọn một hoặc hai người chứng. Như vậy, có tối đa là bốn người chứng. Trong ngày cử hành hôn lễ, các người chứng phải xuất trình thẻ căn cước và ký tên vào sổ bộ.
2.7 Các trường hợp đặc biệt:
Trong trường hợp hôn nhân giữa một người có quốc tịch Pháp và người nước ngoài, viên chức hộ tịch có thể tìm hiểu xem có phải là hôn nhân giả (mariage blanc) hay không.
Viên chức hộ tịch không thể từ chối cử hành hôn lễ vì lý do người nước ngoài không có giấy tờ cư trú hợp pháp.
2.8. Nghi thức cử hành hôn lễ:
Theo điều 165 luật dân sự, hôn lễ phải cử hành công khai, có sự hiện diện của từ 2 đến 4 người chứng.
Viên thị trưởng lần lượt hỏi vợ chồng sắp cưới:
‘‘Chị… (họ và tên của vợ) có bằng lòng lấy anh… (họ và tên người chồng) có mặt ở đây làm chồng hay không ?’’(Madame... (nom et prénoms de la future épouse), consentez-vous à prendre pour époux Monsieur ... (nom et prénoms du futur époux) ici présent?)
‘‘Anh… (họ và tên người chồng) có bằng lòng lấy chị… (họ và tên người vợ) có mặt ở đây làm vợ hay không? (Monsieur... (nom et prénoms du futur époux), consentez-vous à prendre pour épouse Madame… (nom et prénoms de la future épouse) ici présente?)
Sau đó, viên chức này long trọng tuyên bố:
‘‘Nhân danh Pháp luật, tôi tuyên bố anh… và chị được kết hợp trong hôn nhân.’’(Au nom de la Loi, je déclare monsieur... (nom et prénoms de l'époux) et madame... (nom et prénoms de l'épouse), unis par le mariage).
Sau đó, viên chức hộ tịch tuyên đọc các điều khoản của luật dân sự về hôn nhân:
Điều 212:
Vợ chồng có nghĩa vụ cùng tôn trọng, trung thành, giúp đỡ nhau về vật chất (secours) cũng như tinh thần (assistance).
Điều 213:
Vợ chồng cùng nhau bảo đảm việc chỉ đạo gia đình về tinh thần cũng như vật chất. Cả hai chung lo việc giáo dục và chuẩn bị cho tương lai con cái.
Điều 214:
Nếu hợp đồng hôn nhân không quy định việc vợ chồng đóng góp vào chi tiêu của gia đình, cả hai đóng góp tỷ lệ theo khả năng của mỗi người.
Điều 215:
Vợ chồng có nghĩa vụ sống với nhau trọn đời.
Điều 371-1:
Quyền của cha mẹ là toàn bộ quyền lợi và nghĩa vụ nhằm bảo đảm lợi ích của con cái. Quyền này thuộc về cha mẹ đến khi đứa con đến tuổi thành niên, hoặc được thoát quyền (émancipation), nhằm bảo vệ con cái trong sự an toàn, bảo đảm sức khỏe và đời sống tinh thần cũng như việc giáo dục con cái, cho phép đứa con được phát triển trong sự tôn trọng nhân cách. Cha mẹ cùng với con cái quyết định liên hệ đến con mình, tùy theo lứa tuổi và mức độ trưởng thành.
Điều 220:
Vợ hoặc chồng có thể ký hợp đồng nhằm sửa sang chỗ ở hoặc giáo dục con cái: các khoản nợ này tuy chỉ có một người ký tên nhưng có hiệu lực cho cả hai.
Quy định này không gồm các khoản chi tiêu quá đáng so với mức sống của gia đình hoặc việc mua bán không cần thiết, dù ngay tình hay không.
Vợ chồng cũng không có nghĩa vụ liên đới trả nợ nếu không được sự ưng thuận của cả hai vợ chồng liên hệ đến việc mua trả góp (tempérament) cũng như việc mượn tiền, trừ phi là tiền mượn không đáng kể, cần thiết cho đời sống thường nhật.
III - Hậu quả của hôn nhân:
Hôn nhân dân sự là một hành vi pháp lý được pháp luật bảo vệ về các quyền hạn và nghĩa vụ, nhằm tạo sự vững bền của định chế hôn nhân.
Việc bạo hành trong đời sống hôn nhân là một tội phạm hình sự (délit pénal), bị pháp luật trừng phạt.
Chung thủy là nghĩa vụ đầu tiên của hôn nhân. Vợ chồng có bổn phận giúp nhau về vật chất, đồng thời nâng đỡ nhau trong lúc yếu đau.
Vợ chồng làm tờ khai thuế chung để được hưởng lợi ích về thuế vụ
Vợ hoặc chồng có thể ký hợp đồng nhằm sửa sang nhà cửa hoặc giáo dục con cái. Cả hai liên đới trả các món nợ này.
3.1 Sổ gia đình:
Sổ gia đình được cấp ngay sau lúc cử hành hôn lễ, hoặc sau ngày sinh con đầu lòng (đối với con ngoại hôn).
Sau này, viên chức hộ tịch sẽ ghi việc sinh con, ly thân, ly hôn, từ trần vào sổ gia đình.
3.2. Tên họ (nom) của vợ chồng và các con:
Hôn nhân không phát sinh hiệu lực về tên họ (nom). Tên của mỗi người là tên ghi trên giấy khai sinh.
Tuy nhiên, người vợ có thể mang tên của người chồng thay hoặc thêm vào họ của mình.
Tên thường dùng (nom d’usage) tuy không được ghi trong giấy khai sinh nhưng có thể ghi trong các tài liệu hành chính khác như thẻ căn cước, với điều kiện phải ghi riêng biệt với tên thật.
Từ 01/01/2005, ‘‘vợ chồng có quyền chọn tên họ (nom de famille) cho đứa con: hoặc tên cha, hoặc tên mẹ, hoặc cả hai theo thứ tự do vợ chồng quyết định, với điều kiện đứa con chỉ có một tên họ duy nhất.
Nếu vợ chồng không có ý kiến, viên chức hộ tịch sẽ ghi tên họ của người cha cho đứa con.
Tên họ con đầu lòng sẽ là tên họ các con tiếp theo.
3.3. Chế độ hôn sản:
Vợ chồng tự do lựa chọn chế độ hôn sản bằng cách làm hợp đồng hôn nhân trước công chứng viên (notaire).
Nếu không làm hợp đồng hôn nhân, chế độ hôn sản áp dụng là chế độ pháp định tài sản là của chung hai vợ chồng (régime légal de la communauté réduite aux acquêts).
Nếu một trong hai người có quốc tịch nước ngoài, cả hai có thể chọn (vào lúc cử hành hôn lễ hoặc trong đời sống vợ chồng) chế độ hôn sản của quốc gia mà một trong hai người có quốc tịch, hoặc chỗ ở của một trong hai người. Nếu không lựa chọn, luật lệ hôn sản áp dụng là luật nơi chỗ ở đầu tiên của vợ chồng.
3.4. Vài chế độ hôn sản thông thường:
a) Chế độ pháp định là chế độ tài sản chung (régime légal de la communauté réduite aux acquêts): tài sản và thu nhập của hai vợ chồng đều là của chung.
Tuy nhiên, tài sản của mỗi người có trước khi kết hôn, di sản (succession) hoặc tài sản tặng cho (donation) sau khi kết hôn vẫn là của riêng. Mỗi người có quyền tự do sử dụng của riêng.
b) Các chế độ cộng đồng do hợp đồng (régimes conventionnels de communauté): Chế độ pháp định có thể được điều chỉnh thông qua hợp đồng hôn nhân (contrat de mariage) như việc vợ hoặc chồng qua đời, người còn sống được hưởng tất cả, trên một nửa hoặc dưới một nửa tài sản chung.
c) Chế độ phân chia tài sản (régime de la séparation de biens): tài sản và thu nhập của mỗi người sau khi kết hôn vẫn là của riêng. Tuy nhiên, vợ chồng có thể ấn định việc mua chung (achats en indivision). Tài sản nào không có giấy tờ chứng minh được coi là của chung, mỗi người được hưởng phân nửa.
Nợ của ai, người đó phải trả mà không liên hệ đến người khác; ngoại trừ các khoản nợ để sửa sang nhà cửa hoặc lo cho con cái học hành.
d) Chế độ tham dự vào của chung (régime de la participation aux acquêts): Chế độ này áp dụng cho vợ chồng trước đây đã chọn chế độ phân chia tài sản. Sau khi ly hôn, tài sản được chia đôi, trừ di sản (succession) và tài sản tặng cho (donation).
e) Việc thay đổi chế độ hôn sản (changement de régime matrimonial): Hai năm sau khi kết hôn, vợ chồng có thể thay đổi hoặc sửa đổi chế độ hôn sản. Công chứng viên sẽ làm thủ tục, sau đó chuyển qua tòa án để được công nhận.
Kết luận:
Theo các số liệu thống kê, tuổi kết hôn trung bình tại Pháp hiện nay là 30 tuổi (nữ) và 32 tuổi (nam) Tỷ lệ kết hôn là 4,3 trên 1000. Luật pháp không những cho phép mà còn khuyến khích việc các đôi tân hôn mặc y phục cổ truyền trong hôn lễ dân sự. Sự việc này nói lên nguồn gốc văn hóa của lứa đôi.
Phòng khánh tiết tòa thị chính cử hành hôn lễ nào cũng có bức tượng bán thân Marianne là biểu tượng của Cộng hòa Pháp. Viên thị trưởng chủ lễ đeo khăn tam tài (écharpe tricolore), tượng trưng cho quyền lực Nhà nước.
Điều 215 Dân luật Pháp nói đến nghĩa vụ ăn đời ở kiếp của hai vợ chồng. Đức chân phước Gioan-Phaolô II từng nói: ‘‘Nếu hôn nhân không phải là suốt đời thì không còn là hôn nhân nữa. Không có hôn nhân, gia đình là nền tảng của xã hội sẽ bị tan hoang.’’ (Si le mariage n'est pas pour la vie, ce n'est pas un mariage, et sans le mariage, le fondement même de la société, la famille, est miné). Từ 20 năm nay, các khóa chuẩn bị hôn nhân được tổ chức đều đặn một năm hai lần tại Giáo xứ nhằm giúp các đôi uyên ương trẻ vững vàng tạo lập mái ấm gia đình, đem lại phúc lợi cho xã hội và Giáo hội vậy.
Paris, ngày 29 tháng 6 năm 2013 (ngày tĩnh tâm của nhóm Mục vụ Gia đình tại dòng Bénédictines)
LE MARIAGE CIVIL
SELON LA LÉGISLATION
FRANCAISE EN VIGUEUR
(mis à jour le 29 juin 2013)
En application de l'article 75 de ce Code civil, lorsqu'il procède au mariage, l'officier d'état civil donne lecture des articles de ce même code concernant les droits et les devoirs respectifs des époux et l'autorité parentale (articles 212, 213 alinéa 1er et 2, 214 alinéa 1er, 215 alinéa 1er, article 220 et 371-1 du Code civil).
I - Les formalités du mariage civil:
1.1. Les conditions:
- Les futurs mariés doivent avoir au moins 18 ans sauf autorisation du procureur.
- Ils doivent être célibataires.
- Ils ne doivent pas être liés par des liens de parenté.
- La loi française interdit formellement de se marier avec un ascendant en ligne directe, ou avec un descendant, ou avec un frère ou une soeur, un oncle ou une tante, une nièce ou un neveu.
1.2. La date et le lieu:
Vous pouvez choisir le jour qui vous convient le mieux, exceptés les jours fériés et les dimanches.
Le samedi est le jour le plus fréquemment choisi. S’agissant du mariage religieux, sachez que le mariage civil doit nécessairement se dérouler avant le mariage religieux. Les dates peuvent être différentes. Tout ministre d'un culte qui procéderait, de manière habituelle, aux cérémonies religieuses de mariage sans que ne lui ait été justifié l'acte de mariage préalablement reçu par les officiers de l'état civil sera puni de six mois d'emprisonnement et de 7 500 euros d'amende (article 433-21 du Code pénal).
L'heure de la célébration du mariage civil sera fixée avec la mairie lors du dépôt de votre dossier.
Le mariage sera célébré dans la commune où l'un des deux époux a son domicile ou sa résidence établi depuis un mois au moins d'habitation continue.
1.3. Le dossier et la publication des bans:
Une série de documents doivent être réunis et constituent votre dossier.
Ces pièces vous seront fournies par le service de l’état civil de la mairie. Les documents sont remis généralement, au plus tard, quatre semaines avant la date du mariage.
Des documents particuliers seront nécessaires si vous êtes divorcé, mineur, étranger ou veuf.
Pour le mariage conclu avec un ressortissant étranger ou entre deux ressortissants étrangers en France, il faut fournir un cdertificat de coutume. Il s’agit d’une attestation d’un juriste étranger relative à l’existence, au contenu et à l’interprétation d’une loi étrangère en la matière.
Dans tous les cas, sachez que toutes ces formalités prennent du temps et qu'il vaut mieux s'y prendre bien à l'avance.
Avant la célébration du mariage, l'officier de l’état civil doit faire une publication annonçant le mariage par voie d'affichage apposé à la porte de la mairie du lieu de mariage et à celle du lieu où chacun des futurs époux a son domicile ou sa résidence.
Cette publication doit énoncer le(s) prénom(s), le nom, la profession, le domicile de chacun des futurs époux ainsi que le lieu où le mariage sera célébré.
Cet affichage a essentiellement pour objet de permettre à ceux qui connaissent les cas d'empêchement de faire opposition à ce mariage. Le mariage peut être célébré dix jours après la publication de cette affiche en mairie. En tout état de cause, il doit être célébré dans l’année qui suit l’expiration de ce délai de dix jours.
1.4. Les témoins:
Chaque marié doit choisir un ou deux témoins adultes (au maximun quatre témoins pour les deux époux). Ils sont obligatoirement présents lors de la cérémonie de mariage munis de leurs pièces d'identité et signent le registre de l’état civil.
1.5. Le livret de famille:
Le livret de famille est délivré aux époux à l'issue de la cérémonie ou automatiquement lors de la naissance du premier enfant d'un couple non marié. Il est ultérieurement et éventuellement complété par les extraits d'actes de naissance des autres enfants, de la séparation de corps, du divorce et du décès des parents. Le livret de famille doit être tenu à jour par les officiers de l’état civil.
1.6. La lecture des articles du code civil:
Conformément à la loi, le maire donne lecture des articles 212, 213, 214, 215, 220 et 371-1 du Code civil.
Article 212:
Les époux se doivent mutuellement respect, fidélité, secours et assistance.
Article 213:
Les époux assurent ensemble la direction morale et matérielle de la famille, ils pourvoient à l'éducation des enfants et préparent leur avenir.
Article 214:
Si les conventions matrimoniales ne règlent pas la contribution des époux aux charges du mariage, ils y contribuent à proportion de leurs facultés respectives.
Article 215:
Les époux s'obligent mutuellement à une communauté de vie.
Article 220:
Chacun des époux a pouvoir pour passer seul les contrats qui ont pour objet l'entretien du ménage ou l'éducation des enfants: toute dette ainsi contractée par l'un oblige l'autre solidairement.
La solidarité n'a pas lieu, néanmoins, pour des dépenses manifestement excessives, eu égard au train de vie du ménage, à l'utilité ou à l'inutilité de l'opération, à la bonne ou mauvaise foi du tiers contractant.
Elle n'a pas lieu non plus, s'ils n'ont été conclus du consentement des deux époux, pour les achats à tempérament ni pour les emprunts à moins que ces derniers ne portent sur des sommes modestes nécessaires aux besoins de la vie courante.
Article 371-1:
L'autorité parentale est un ensemble de droits et de devoirs ayant pour finalité l'intérêt de l'enfant.
Elle appartient aux parents jusqu'à la majorité ou l'émancipation de l'enfant pour le protéger dans sa sécurité, sa santé et sa moralité, pour assurer son éducation et permettre son développement, dans le respect dû à sa personne.
Les parents associent l'enfant aux décisions qui le concernent, selon son âge et son degré de maturité.
1.7. Echange des consentements:
Lors de la cérémonie, le maire reçoit le consentement des époux:
‘‘Madame... (nom et prénoms de la future épouse), consentez-vous à prendre pour époux Monsieur... (nom et prénoms du futur époux) ici présent ?’’
‘‘Monsieur... (nom et prénoms du futur époux), consentez-vous à prendre pour épouse Madame… (nom et prénoms de la future épouse) ici présente ?’’
‘‘Au nom de la Loi, je déclare monsieur... (nom et prénoms de l'époux) et madame... (nom et prénoms de l'épouse), unis par le mariage.’’
II - Les conséquences du mariage:
2.1. Le mariage civil est un acte social et juridique protégé par les lois de la République Française. Il confère des droits et des devoirs destinés à favoriser la stabilité et la sécurité de la famille.
Contrairement à l'union libre, qui ne comporte aucune obligation, il donne aux conjoints accès à une protection réciproque de leurs droits respectifs.
Les violences conjugales et familiales sont constitutives de fautes et reconnues comme cause de divorce, et sont punies par la loi pénale.
La fidélité est le premier des devoirs posé par le Code civil. La fidélité répond à la force de l'engagement et du projet conjugal.
Les époux se doivent également secours et assistance, c'est-à-dire que chacun doit aider l'autre s'il est dans le besoin, sur un plan financier et matériel mais aussi le soutenir et l'assister s'il est malade.
Dans le cadre du mariage, un époux sans ressource ou en difficulté ne sera pas à la charge de la société mais de son conjoint. En contrepartie de cette obligation, il est concédé aux époux un avantage fiscal de déclaration commune.
Si l’un des époux se trouve hors d’état de manifester sa volonté ou s’il met en péril les intérêts de la famille, l’autre époux peut faire prendre en justice toutes mesures nécessaires ou même se faire transférer l’administration des biens normalement gérés par son conjoint.
2.2. Le choix du régime matrimonial:
Les époux peuvent choisir librement leur régime matrimonial en établissant un contrat de mariage devant notaire.
À défaut de contrat, les époux sont soumis automatiquement au régime légal de la communauté réduite aux acquêts.
Lorsque l’un des conjoints est de nationalité étrangère ou a son domicile à l’étranger, les époux peuvent choisir au moment du mariage ou au cours de l’union la loi applicable à leur régime matrimonial. Cette loi est celle de l'État dont l'un des époux a la nationalité ou celle de l'État sur le territoire duquel l'un des époux a ou aura sa résidence habituelle après le mariage.
À défaut de cette désignation, le régime matrimonial est soumis à la loi interne de l'État sur le territoire duquel les époux établissent leur première résidence habituelle après le mariage, sous réserve de certaines exceptions, notamment en cas de nationalité commune des époux.
a) Régime légal de la communauté réduite aux acquêts:
Les biens acquis par les époux et les revenus sont communs. Les biens dont chacun des époux était propriétaire avant le mariage et ceux que chacun reçoit par donation ou succession au cours du mariage leur demeurent propres. Les actes d'administration sur les biens communs peuvent être passés par chacun des époux, à l'exception du bail consenti sur un fonds rural ou un immeuble à usage commercial, industriel ou artisanal dépendant de la communauté qui requiert l'accord des deux époux. Les actes de dispositions sur les biens communs peuvent en principe être passés par chacun des époux.
Chaque époux administre et dispose librement de ses biens propres. La communauté est tenue au paiement des dettes contractées par un époux au cours du mariage.
b) Régimes conventionnels de communauté:
Le régime légal de la communauté peut être aménagé par contrat de mariage. Notamment, les époux peuvent prévoir une communauté universelle qui regroupe l'ensemble de leurs biens présents et à venir ou encore prévoir qu'en cas de décès de l'un deux, il sera attribué au survivant une part inférieure ou supérieure à la moitié de la communauté ou même la totalité des biens communs.
c) Régime de la séparation de biens:
Les biens acquis par chaque époux et les revenus qu'ils perçoivent pendant le mariage leur demeurent personnels. Cependant, les époux peuvent effectuer des achats en indivision. Les biens sur lesquels aucun des époux ne peut justifier d'une propriété exclusive sont présumés leur appartenir par moitié.
Les dettes contractées par un époux n'engagent pas son conjoint, à l'exception de celles qui ont pour objet l'entretien du ménage ou l'éducation des enfants.
d) Régime de la participation aux acquêts:
Pendant le mariage, le régime fonctionne comme si les époux étaient mariés sous le régime de la séparation de biens.
Au moment de la dissolution du mariage, les biens qui ont été acquis pendant l'union sont partagés par moitié entre les époux, à l'exclusion de ceux qui ont été reçus par donation ou succession. Les dettes contractées par un époux n'engagent pas son conjoint, à l'exception de celles qui ont pour objet l'entretien du ménage ou l'éducation des enfants.
e) Changement de régime matrimonial:
Quel que soit le régime matrimonial choisi au moment du mariage, les époux peuvent au bout de deux ans, dans l'intérêt de la famille, décider de le modifier ou d'en changer. Un acte notarié, soumis dans certains cas à l'homologation du tribunal, doit être établi à cet effet.
2.3. La solidarité des époux concernant les dettes ménagères:
Chacun des époux a pouvoir de passer seul les contrats qui ont pour objet l'entretien du ménage ou l'éducation des enfants. Les dettes ainsi contractées engagent les deux époux sauf lorsqu'elles sont manifestement excessives.
2.4. Les noms des époux et des enfants:
Le mariage est sans effet sur le nom des époux, chacun continuant à porter le nom figurant sur son acte de naissance.
Toutefois, chacun des époux bénéficie du droit de faire usage du nom de son conjoint en le substituant ou en l’adjoignant à son propre nom. Le nom d’usage ne peut toutefois figurer sur les actes de l’état civil. En revanche, il peut être indiqué dans les documents administratifs tels que les titres d’identité, à condition de figurer de manière distincte du nom de famille. Cet usage prend fin, sauf exception, avec le divorce.
Depuis le 1er janvier 2005, les époux choisissent le nom de famille qui est dévolu à leur enfant commun, soit le nom du père, soit le nom de la mère, soit leurs deux noms accolés dans l'ordre choisi par eux dans la limite d'un seul nom de famille pour chacun d'eux.
En l'absence de déclaration conjointe à l'officier de l’état civil mentionnant le nom de l'enfant, celui-ci prend le nom du père. Le nom dévolu au premier enfant est valable pour les autres enfants communs.
LS. LÊ ĐÌNH THÔNG