MỤC ĐÍCH VÀ ĐẶC TÍNH CỦA HÔN NHÂN
L.m. Mai Đức Vinh
MỤC ĐÍCH VÀ
ĐẶC TÍNH
CỦA HÔN NHÂN
I. Ý NIỆM VỀ BÍ TÍCH
1. Ý niệm chung về các Bí Tích:
• Bí Tích là dấu bên ngoài để chỉ ơn Chúa ban bên trong hầu giúp ta nên thánh.
• Có bảy Bí Tích: Rửa Tội, Thêm Sức, Thánh Thể, Sám Hối, Xức Dầu Bệnh Nhân, Truyền Chức và Hôn Phối.
• Chúa Giêsu là người thiết lập các Bí Tích, Giáo Hội chỉ có quyền ban hành các Bí Tích thôi.
• Các Bí Tích có thể phân biệt: 1) Bí tích kẻ chết (Rửa Tội, Sám Hối, Xức Dầu) và bí tích kẻ Sống (Thêm Sức, Mình Thánh, Truyền Chức, Hôn Phối); 2) Bí tích chỉ chịu một lần (Rửa Tội, Thêm Sức, Truyền Chức) và bí tích được chịu nhiều lần (Mình Thánh, Sám Hối, Xức Dầu, Hôn Phối).
• Bảy Bí Tích quan hệ đến tất cả các giai đoạn và các giờ phút quan trọng của đời sống người kitô hữu: Bí tích thai sinh (Rửa Tội), tăng trưởng (Thêm Sức, Thánh Thể), chữa lành (Sám Hối, Xức Dầu) và trao sứ mạng (Truyền Chức, Hôn Phối). Nhờ lãnh nhận các bí tích, người kitô hữu sống vững và tuyên chứng đức tin.
• Xem GL 834-848; GLCG 1210-1211.
2. Ý niệm riêng về bí tích Hôn Phối
• Hôn phối trước tiên là một giao ước hay một khế ước được tự do ký kết giữa một người nam và một người nữ và có giá trị trọn đời của cả hai người.
• Chúa Giêsu là người đã nâng giao ước hôn phối lên hàng Bí Tích hầu giúp đôi bạn nên thánh. (Ðọc Phúc âm Mt 19, 3-6).
• Hôn phối được định nghĩa là "một cộng đồng đích thực về sự sống và tình yêu đúng như Giáo Hội Công Giáo vì trung thành với Đức Kitô mà chủ trương" (VéritabIe communauté de vie et d'amour, telle que l'entend l'EgIise catholique dans sa fidélité au Christ)
• Xem GL 1055; GLCG 1601-1604.
II. MỤC ĐÍCH CỦA HÔN NHÂN
• Tự bản tính, hôn phối hướng về 1) ích lợi tinh thần và thể xác của đôi bạn - 2) bổn phận sinh dưỡng và giáo dục con cái (GL 1055).
1) Ích lợi tinh thần: Ðể đạt được và làm phát triển dồi dào những ích lợi tinh thần trong đời sống lứa đôi, đôi bạn phải ý thức và xác tin rằng:
1) Tình yêu của đôi bạn là tình yêu thánh thiện (amour Sacré), tình yêu phát xuất từ Thiên Chúa.
2) Bước vào đời sống hôn nhân là đôi bạn tự do chọn lựa một ơn gọi "sống hạnh phúc và thánh thiện trong đời sống gia đình".
3) Sự thánh thiện và hạnh phúc của đôi bạn, của gia đình trực tiếp ảnh hưởng đến hạnh phúc và sự thánh thiện của Giáo Hội và nhân loại.
4) Vì thế Giáo Hội luôn cầu nguyện cho các đôi bạn, đề cao tình yêu và hạnh phúc gia đình, nhắc nhủ đôi bạn sống lương thiện và nên thánh.
5) Yêu nhau là đôi bạn "chịu trách nhiệm về nhau toàn diện" không nghiêng về đời sống thể xác và vật chất, mà cả đời sống tinh thần, đạo đức và luân lý.
6) Chịu trách nhiệm về nhau có nghĩa là mỗi ngày vợ chồng phải cầu nguyện cho nhau, cho tình yêu của hai người; vợ chồng phải biết xây dựng lẫn nhau, sửa lỗi và chỉ dẫn cho nhau, khích lệ nhau làm điều tốt.
7) Vợ chồng cần biết "dẹp tự ái" để lắng nghe nhau, phải biết nói lời "cám ơn" hay "xin lỗi" nhau...
Tóm lại, hãy sống lời dạy của thánh Phaolô: "Anh chị là những người được Thiên Chúa tuyển chọn, những người thánh thiện và được yêu thương. Anh chị hãy mặc lấy những tâm tình từ bi, nhân hậu, khiêm cung, ôn hòa, nhẫn nại, chịu đựng lẫn nhau và hãy tha thứ cho nhau, nếu người này có chuyện phải oán trách người kia. Như Chúa đã tha thứ cho anh chị, anh chị cũng hãy tha thứ cho nhau. Trên hết mọi sự, anh chị hãy có đức yêu thương, đó là dây ràng buộc mọi điều toàn thiện. Nguyện xin bình an của Ðức Kitô làm chủ trong lòng anh chị, sự bình an mà anh chị đã được kêu gọi tới hưởng thụ để làm nên một thân thể... (Col 3, 12-15)
2. Ích Lợi về thể xác: Tình yêu của đôi bạn là tình yêu thánh thiện, nhưng đồng thời cũng là tình yêu nhân bản (Amour humain), tình yêu giữa một người với một người. Nói khác, tình yêu của đôi bạn phải được bày tỏ ra qua những thể thức của con người bình thường. Vì thế, đời sống sinh lý, và những cử chỉ hôn nhau, vuốt ve nhau, làm tình với nhau... là những điều hợp pháp (légitime), cần thiết (indispensable) và công phúc (méritoire). Ðừng coi thường đời sống sinh lý vợ chồng. Ðây là vấn đề rất quan trọng, rất tế nhị của đời sống lứa đôi. Mỗi người phải đọc một vài cuốn sách nói về "tâm sinh lý" của vợ chồng để biết hiểu nhau, kính trọng nhau, chia sẻ cho nhau và biết hiến thân cho nhau làm sao cho đúng.
Chúng ta hãy đọc ở đây lời giáo huấn của Công Ðồng Vatican II: "Tình yêu vợ chồng cao cả, vì từ một nhân vị hướng đến một nhân vị khác bằng một tình cảm tự nguyện, do đó bao gồm hạnh phúc toàn diện của con người. Nên tình vợ chồng có thể lồng vào những biểu lộ của thể xác và tâm hồn một phẩm giá đặc biệt, và khiến chúng trở nên cao qúy như những yếu tố và dấu hiệu đặc thù của tình yêu đôi bạn. Bởi một ân huệ đặc biệt của ân sủng, và của tình lân mẫn, Chúa đã đoái thương chữa trị, cải thiện và nâng cao tình yêu đôi bạn. Một tình yêu kết hợp yếu tố nhân loại với yếu tố thần linh, như thế phải thấm nhuần vào cả đời sống và hướng dẫn đôi bạn biết tự do trao hiến cho nhau, qua những tâm tình và cử chỉ trìu mến. Hơn nữa, chính nhờ những hành vi quảng đại của mình mà tình yêu giữa hai người được trọn vẹn và lớn thêm. Tình yêu vợ chồng do đó vượt xa xu hướng nhục dục thuần túy, và xu hướng này, nếu được tôn thờ một cách ích kỷ, sẽ mau tan biến và kéo theo những hậu quả thảm hại.
Sự âu yếm trên được biểu lộ và hoàn hảo cách đặc biệt qua những động tác riêng của hôn nhân. Bởi vậy, những hành vi thực hiện sự kết hợp thân mật và thanh khiết của đôi vợ chồng đều cao qúy và chính đáng. Ðược thi hành cách thật sự nhân linh, những hành vi ấy biểu hiện và khích lệ sự trao hiến hỗ tương, nhờ đó hai người làm cho nhau thêm phong phú trong hoan lạc và biết ơn nhau... (MV 49)
3. Sinh dưỡng và giáo dục con cái: Tâm lý bình thường, đôi bạn nào cũng muốn tình yêu của mình là tình yêu phong nhiêu (Amour fécond), nghĩa là muốn có con. Gia đình không con như lồng không chim. Vì thế con cái là kết tinh của tình yêu vợ chồng, là tương lai của lứa đôi, là hồng ân và phúc lộc Chúa ban. Trời có cho mới được. Tuy nhiên không thiếu gì những trường hợp "bất thường", cha mẹ coi con như một gánh nặng, một của nợ, một sự chẳng đặng đừng... Đôi bạn đừng quên rằng, ngay từ đầu Thiên Chúa đã nói với loài người "hãy sinh con cái cho đầy mặt đất" (St 2, 28), và địa vị cao cả của những người theo ơn gọi gia đình là trở thành những người cộng tác với Chúa trong việc truyền sinh, tức là việc tiếp tục tạo dựng con người. Tự nó "việc vợ chồng hiến thân cho nhau phải hướng về mục đích sinh sản con cái". Đó là lý do tại sao Giáo Hội khuyến khích vợ chồng đón nhận con cái (J'accepte les enfants qui pourront naître de notre union).
Tuy nhiên, không phải là quyền hạn hay bổn phận Giáo Hội ấn định cho đôi bạn phải sinh mấy đứa con, hoặc sinh theo nhịp độ hai năm hay ba năm một đứa.
Việc có con hay không, có bao nhiêu đứa, khi nào có con, là quyền lợi và bổn phận của đôi bạn. Giáo Hội chỉ hướng dẫn, nhắc nhở. Ðôi bạn phải lãnh nhận lấy trách nhiệm và quyền lợi của mình với MỘT LƯƠNG TÂM CÓ TRÁCH NHIỆM (une conscience responsable). Nghĩa là để quyết định sinh con hay không sinh con, đôi bạn phải cầu nguyện, cùng nhau suy nghĩ đắn đo, đối chiếu với Giáo Huấn của Giáo Hội và dựa trên những điều kiện thực tế của bản thân, của gia đình và của xã hội mà đôi bạn đang sống.
Trong số 10 của thông điệp "Sự Sống và Con Người" (Humanae Vitae), Đức Phaolô VI nhấn mạnh "lương tâm trách nhiệm" này, và Ngài cắt nghĩa: "Lương tâm có trách nhiệm",
1) theo phương diện sinh lý, là tôn trọng lề luật của các tiến triển sinh lý (nó cũng thuộc về nhân vị);
2) theo phương diện chế ngự các xu hướng bản năng và dục vọng, là biết tự chủ theo lý trí;
3) theo phương diện hoàn cảnh kinh tế, tâm lý xã hội, là quyết định tùy theo hoàn cảnh cho phép thêm con hay không;
4) theo phương diện luân lý, là quyết định và thực hiện quyết định đó một cách thích hợp với nhiệm vụ đối với Chúa, đối với chính mình, đối với gia đình và xã hội.
5) theo phương diện kitô hữu, là cố trung thành với Giáo huấn của Giáo Hội về Hôn nhân. (Xem "Công Ðồng Chung Vatican II", chú thích trg. 804).
Từ đó, hai vấn đề cụ thể phải nói đến:
1. Vấn đề hạn chế sinh sản (contraception): Theo giáo huấn của Công đồng Vatican II trong Hiến chế Mục Vụ "Niềm Vui và Hy Vọng" (Gaudium et Spes) số 51, chúng ta thấy:
1) Công đồng công nhận rằng: vợ chồng muốn sống theo lý tưởng hôn nhân, nhiều lúc sẽ phải hạn chế số con. Nhưng không gần gũi nhau, hay chỉ theo chu kỳ của người vợ, có thể làm hại cho tình yêu nhau, do đó cũng làm hại cho đời sống hôn nhân và cho con cái nữa.
2) Vậy khi cần hạn chế sinh sản, có thể dùng phương pháp nào? Công Đồng chỉ trả lời một cách đại cương mà thôi: Phải loại trừ phương pháp xấu xa như giết người, phá thai và giết trẻ em. Rồi Công Đồng dạy nguyên tắc phải áp dụng trong việc chọn lựa phương pháp.
3) Ðiều kiện để chọn một phương pháp ngừa thai: 1) Vợ chồng phải có ý ngay lành, tức là phải có LƯƠNG TÂM TRÁCH NHIỆM. 2) Phương pháp phải xứng hợp với các quy tắc khách quan về luân lý, nghĩa là phải tôn trọng giá trị của sứ mệnh lưu truyền sự sống và tôn trọng phẩm giá con người. 3) Vợ chồng ý thức rằng "khiết tịnh hôn nhân là cần thiết".
4) Vợ chồng phải cố trung thành với Giáo Huấn của Giáo Hội.
2. Vấn đề phá thai (avortement): Phá thai là tội trạng đi ngược với sự sống (MV 51). Giết thai nhi khi chưa thành hình (chừng 6 tuần đầu) có lẽ không phải sát nhân (thần học cũng như khoa học chưa chắc về vấn đề thai nhi ấy đã sống do linh hồn nhân loại chưa), nhưng chắc chắn sự phá thai đó là giết mạng sống đã có đặc tính nhân loại. Hơn nữa, vì có lẽ đã có linh hồn nhân loại rồi, nên phá thai là liều lĩnh giết người và đó là một tội, và sát hại một kẻ không những hoàn toàn vô tội mà còn là đứa con của chính kẻ sát nhân. Dù trường hợp người mẹ lâm nguy, cũng không thể giết thai nhi để cứu mẹ, vì mạng sống của thai nhi cũng như của chính người mẹ là thuộc quyền của Chúa, không ai có quyền cất đi. Không bao giờ được phép làm sự dữ, dù với mục đích tốt lành. Chẳng may vì lý do nhiều vụ phá thai bất hợp pháp và làm trong hoàn cảnh thiếu cẩn thận (nhiều khi do người không phải là bác sĩ và thiếu phương tiện), nên nhiều quốc gia đã lập luật cho phép phá thai với một số điều kiện bảo đảm. Phải hiểu rõ là dù có luật như thế đi chăng nữa, "cho phép" chỉ có thể có nghĩa là luật pháp không coi vụ phá thai đó là tội trạng mà các tòa án phải trừng phạt, chứ không có nghĩa phá thai không phải là tội. Công Đồng khẳng định: "Phá thai là tội ác đáng ghê tởm" (MV 27, 51). Vì thế Giáo Luật hiện nay quy định nghiêm khắc như sau:
Tất cả những ai thi hành việc phá thai và việc phá thai có kết quả, sẽ mắc vạ tuyệt thông tiền kết (Excommunicatio latae Sententiae) (GL 1398) Vạ này không "dành riêng cho tòa thánh", Ðức Giám Mục giáo phận có quyền tha vạ này (GL 1355, 2) và thường Ngài ủy quyền này cho các cha sở.
Những người phạm tội cố sát hoặc phá thai có hiệu quả và tất cả những người cộng tác tích cực vào các tội đó đều bị cấm: 1) không được chịu chức thành (GL 1041, 4; 2) không được hành xử các chức thánh đã lãnh nhận (GL 1044, 3).
Chỉ mình Toà Thánh có quyền miễn chuẩn cho những người đã công khai hay kín đáo "phá thai có hiệu quả hoặc cộng tác tích cực vào việc phá thai" để họ được chịu chức thánh (GL 1047, 2/2). Trong đơn xin miễn chuẩn, đương sự phải khai rõ số lần đã phạm (GL 1049, 2).
III. ĐẶC TÍNH CỦA HÔN NHÂN
Theo Phúc Âm thánh Matthêu, sau khi tuyên bố "Bởi lẽ đó, người đàn ông sẽ bỏ cha mẹ, và luyến ái người vợ của mình, và cả hai sẽ thành nên một huyết nhục, như thế họ không còn phải là hai, nhưng là một huyết nhục", Chúa Giêsu kết luận: "Vậy điều gì mà Thiên Chúa đã liên kết, loài người không được phân ly" (Mt 19, 4-6). Dựa vào đó, Giáo Luật điều 1056 quy định: "Những đặc tính căn bản của hôn phối là sự duy nhất bất khả phân ly. Nhờ tính cách Bí Tích, những đặc tính ấy được kiện toàn trong hôn phối Kitô giáo". Thực tế mà nói "hôn phối duy nhất" là "chỉ có một vợ một chồng" hay "nhất phu nhất phụ", và "hôn phối bất khả phân ly" là không "có vấn đề ly dị".
1. Nhất phu nhất phụ: Thiên Chúa đã ấn định đặc tính này của hôn nhân ngay trong việc sáng tạo loài người. Ngài chỉ dựng nên một Adong và một Eva, chứ không hai Adong và một Eva hay một Adong và hai Eva. Do đó "một vợ, một chồng là quy luật của Thiên Chúa". Luật này đã bị vi phạm rất nhiều lần, kể cả bởi các tổ phụ trong thời Cựu Ước. Đức Kitô đã tái lập lại trật tự của thuở ban đầu và ban ơn thánh để giúp vợ chồng sống chung thủy với nhau. Nghịch với đặc tính "nhất phu nhất phụ" là "đa thê hay đa phu" hiện đang có ở nhiều tôn giáo, nhiều phần đất trên thế giới. Dân luật của nước Pháp chỉ chấp nhận chế độ "nhất phu nhất phụ" (xem bài của Ls Lê Đình Thông).
2. Bất khả phân ly: Ðể trung thành với lệnh truyền của Chúa Giêsu "Ðiều mà Thiên Chúa liên kết loài người không được phân ly", mỗi người trẻ sắp bước vào đời sống hôn nhân xác tín trong tờ "khai chí hướng" (Déclaration d'intention) rằng: "Với sự quyết tuyển tương hỗ này, tôi muốn thiết lập giữa hai chúng tôi một mối dây thánh mà trót đời chúng tôi, không một nguyên nhân nào có thể phá hủy. Tôi quyết tâm làm mọi cách để tình yêu của hai chúng tôi lớn mạnh trong sự chung thủy toàn diện". Nói một cách khác đôi bạn nhất trí chung thủy, sống với nhau trọn đời, không chấp nhận việc ly dị.
Không chấp nhận việc ly dị, đó là điều đã được khẳng định trong Giáo Luật điều 1141: "Hôn phối thành nhận và hoàn hợp không thể bị tháo gỡ bởi một quyền bính nhân loại hay một nguyên do nào khác ngoại trừ sự chết". Hôn phối thành nhận (conclu) là khi đôi bạn đã làm hôn thú, đã lãnh bí tích và hôn phối hoàn hợp (consommé) là sau ngày cưới, đôi bạn đã giao hợp với nhau.
Tại sao Giáo Hội không cho phép ly dị? Có nhiều lý do:
1) Trung thành với luật của Chúa, Ðấng đã dựng nên đôi vợ chồng đầu tiên, chỉ có một ông Adong và một bà Eva (Xem St 2, 21-23), và đã ấn định tính cách vững bền của hôn nhân khi truyền lệnh "Ðiều mà Thiên Chúa liên kết, loài người không được tháo gỡ (Mt 19, 6).
2) Bảo đảm hạnh phúc cho đôi bạn, bằng cách giúp đôi bạn giữ trọn lời đã giao ước với nhau. Quả vậy, sau những ngày tháng tìm hiểu, suy nghĩ và cầu nguyện, đôi bạn đã long trọng và công khai giao ước với nhau trong ngày lễ thành hôn, trước sự chứng giám của linh mục, hai nhân chứng và cả cộng đoàn. Người nam giao ước với người nữ: "Anh nhận em làm vợ và hứa sẽ giữ lòng chung thủy với em khi thịnh vượng cũng như lúc gian nan, khi bệnh hoạn cũng như lúc mạnh khỏe, để yêu thương và tôn trọng em mọi ngày suốt đời anh". Người nữ cũng giao ước với người nam như vậy. Sống trọn lời giao ước đó mỗi ngày là chìa khóa tạo hạnh phúc cho nhau.
3) Bảo đảm hạnh phúc cho con cái của họ. Càng thương nhau, càng chung thủy với nhau, đôi bạn càng chung sức trong trách nhiệm "sinh dưỡng và giáo dục con cái". Kinh nghiệm thực tế minh xác điều đó.
Những điều trên đây được đúc kết trong giáo huấn của Công Ðồng Vatican II: "Bởi giao ước hôn nhân, người nam và người nữ "không còn là hai nhưng là một xương thịt" (Mt 19, 6) phục vụ và giúp đỡ lẫn nhau bằng sự kết hợp mật thiết trong con người và hành động của họ, cảm nghiệm và hiểu được sự hiệp nhất với nhau mỗi ngày mỗi đầy đủ hơn. Sự liên kết mật thiết vẫn là sự tự hiến của hai người cho nhau cũng như lợi ích của con cái buộc hai vợ chồng phải hoàn toàn trung tín và đòi hỏi kết hợp với nhau bất khả phân ly (MV 48).
IV. TÓM KẾT
Như vậy, về phạm vi xã hội, hôn phối là một khế ước giữa một người nam và một người nữ đã tự do kết ước và do đó, có giá trị trọn đời của đôi bạn; về phạm vi giáo lý công giáo, hôn phối là một bí tích Chúa Giêsu đã lập và Giáo Hội ban hành để thánh hiến tình yêu vợ chồng và giúp đôi bạn hưởng trọn vẹn hạnh phúc và đảm nhận mọi trách nhiệm của hôn nhân. Đôi bạn chỉ là vợ chồng thật trước mặt Giáo Hội khi hôn phối của đôi bạn được cử hành đúng theo luật dân sự và luật giáo hội. Theo giáo lý công giáo, mục đích của hôn phối là vợ chồng tương hỗ nhau về mọi phương diện trong đời sống tâm linh và sinh lý, tinh thần và vật chất, để nhờ đó, đôi bạn chung sức sinh, dưỡng và giáo dục con cái. Để đạt tới những mục đích trên, hôn phối công giáo mang hai đặc tính căn bản là "nhất phu nhất phụ" và "bất khả phân ly". Nói một cách khác, nếu tình yêu là yếu tố nền tảng của hôn phối thì tình yêu ấy mang bốn đặc tính căn bản: thánh thiện, nhân bản, chung thủy và phong nhiêu.
BUT ET PROPRIÉTÉS
DU MARIAGE
I. BUT DU MARIAGE
Par nature le mariage est ordonné:
1) Au bien spirituel et physique des conjoints.
2) À la génération et à l'éducation des enfants (D.C.1055).
1. Bien spirituel: Pour obtenir et développer le bien spirituel dans la vie conjugale, les conjoints doivent être conscients et avoir la conviction que:
1) Leur amour est sacré, il a son origine en Dieu.
2) Entrer dans la vie conjugale, c'est librement choisir suivre une vocation, celle de vivre dans le bonheur et la sainteté en famille.
3) Leur sainteté et leur bonheur ont des influences directes sur ceux de l'Eglise et de l'humanité. C'est pourquoi l'Eglise prie toujours pour eux, donne de l'importance à l'amour et au bonheur familial, rappelle aux époux de vivre dans l'honnêteté et la sainteté.
4) Dans l'amour les conjoints sont responsables l'un de l'autre totalement, non seulement de la vie physique et matérielle, mais aussi de la vie spirituelle, religieuse, morale. Cela veut dire que chaque jour les conjoints doivent prier l'un pour l'autre, pour leur amour, doivent savoir s'aider à réparer les fautes ou faire du bien. Chacun des époux doit savoir faire taire son amour propre pour écouter l'autre.
Bref, il faut vivre selon les paroles de Saint Paul: (Col. 3, 12-15).
"Vous donc, les élus de Dieu, ses saints et ses bien-aimés, revêtez des sentiments de tendre compassion, de bienveillance, d'humilité, de douceur, de patience; supportez-vous les uns les autres et pardonnez-vous mutuellement, si l'un a contre l'autre quelque sujet de plainte; le Seigneur vous a pardonné, faites de même à votre tour. Et puis, par-dessus tout, la charité, en laquelle se noue la perfection. Avec cela, que la paix du Christ règne dans vos cœur: tel est bien le terme de l'appel qui vous a rassemblés en un même corps... (Col. 3, 12-15)
2. Bien physique: L'amour conjugal est un amour sacré, mais en même temps c'est un amour humain, l'amour entre une personne et une autre personne. Autrement dit, l'amour conjugal doit se manifester selon le mode humain normal. C'est pourquoi la vie physiologique et les gestes de tendresse sont légitimes, indispensables et méritoire. Il ne faut pas les considérer comme mauvais. Cette question est très importante.
Voici ce que le Concile Vatican II enseigne: "Eminemment humain puisqu'il va d'une personne vers une autre personne en vertu d'un sentiment volontaire, cet amour enveloppe le bien de la personne tout entier; il peut donc enrichir d'une dignité particulière les expressions du corps et de la vie psychique et les valoriser comme les éléments et les signes spécifiques de l'amitié conjugale. Cet amour, par un don spécial de sa grâce et de sa charité, le Seigneur a daigné le guérir, le parfaire et l'élever. Associant l'humain et manifeste par des sentiments et des gestes de tendresse et il imprègne toute leur vie; bien plus, il s'achève lui-même et grandit par son généreux exercice. II dépasse donc de loin l'inclination simplement érotique qui, cultivée pour elle-même, s'évanouit vite et d'une façon pitoyable.
Cette affection a sa manière particulière de s'exprimer et de s'accomplir par l'œuvre propre du mariage. En conséquence, les actes qui réalisent l'union intime et chaste des époux sont des actes honnêtes et dignes. Vécus d'une manière vraiment humaine, ils signifient et favorisent le don réciproque par lequel les époux s'enrichissent tous les deux dans la joie et la reconnaissance... (G.3.49)
3. Procréation et éducation des enfants: Normalement tout couple veut que son amour soit l'amour fécond, c'est à dire qu'il veut avoir des enfants. Les enfants sont les fruits de l'amour entre le père et la mère, l'avenir du couple et dons de Dieu. On ne peut les avoir que si Dieu les donne. Il a dit aux hommes: "Soyez féconde, multipliez, emplissez la terre" (G.2, 28), et la noble mission de ceux qui suivent la vocation familiale c'est de devenir des coopérateurs de Dieu dans la transmission de la vie humaine, c'est à dire la continuation de la création de l'homme. En soi, l'acte de se donner l'un à l'autre, entre époux, doit tendre vers le but de la procréation. C'est la raison pourquoi l'Eglise encourage les époux à accepter les enfants (J’accepte les enfants qui pourront naître de notre union).
Cependant le jugement à porter sur le nombre d'enfants à mettre au monde revient aux époux eux-mêmes et non à l'Eglise. L'Eglise ne fait que guider, rappeler. Les époux doivent prendre leur responsabilité et leur droit avec UNE CONSCIENCE RESPONSABLE. C'est à dire pour prendre la décision d'avoir des enfants ou de ne pas les avoir, les époux doivent prier, réfléchir ensemble à la lumière des enseignements de l'Eglise. Ils tiendront compte des conditions personnelles, familiales et sociales réelles.
D'où deux problèmes concrets doivent être abordés:
1. La contraception: D'après l'enseignement du Concile Vatican II dans la constitution pastorale Gaudium et Spes n. 51 nous lisions:
1) Le Concile admet que: Les époux qui veulent conduire harmonieusement leur vie conjugale peuvent se trouver dans une situation où il ne leur est pas possible d'accroitre le nombre de leurs enfants; ce n'est point alors sans difficulté que sont maintenues la pratique d'un amour fidèle et la pleine communauté de vie. Le bien des enfants peut être compromis.
2) Donc, pour la régulation des naissances, quelle méthode peut-on suivre? Le Concile ne répond que d'une manière générale: il faut éliminer les mauvaises méthodes qui conduisent à l'avortement, à l'infanticide, à l'homicide. Puis le Concile donne le principe qu'il faut appliquer dans le choix des méthodes. C'est à dire la conscience responsable. 2/ La méthode doit respecter les critères objectifs de la morale, c'est à dire respecter la valeur de la mission de transmettre la vie et respecter la dignité de l'homme. 3/ Les époux doivent avoir conscience que la chasteté conjugale est indispensable. 4/ Les époux doivent rester fidèles à l'Enseignement de l'Eglise.
2. L'avortement: L'avortement est un crime contre la vie. Même dans le cas où la mère est en danger, on ne peut pas tuer le fœtus pour sauver la mère, parce que la vie du fœtus comme celle de la mère appartient à Dieu, personne n'a le droit de la supprimer. On ne doit jamais faire du mal, même avec un bon but. La loi de certains pays autorise l'avortement avec des conditions garanties. Mais il faut comprendre que cette autorisation signifie seulement que cet acte n'est pas punissable devant les tribunaux de ces pays. Elle ne signifie pas qu'il n'est pas un crime. Le Concile affirme: "L'avortement est un crime abominable" (MV27.51).
• C'est pourquoi le code de Droit Canonique actuel prescrit sévèrement comme suit: Celui qui procure un avortement, si l'effet s'en suit, encourt l'excommunication latae sententiae (Can 1398). Cette peine n'est pas réservée au Siège Apostolique, l'Evêque de diocèse peut la remettre (Can 1355.2) et ordinairement il délègue ce pouvoir aux curés.
• Celui qui a commis un homicide volontaire ou procuré un avortement suivi d'effet et tous ceux qui y ont coopéré positivement. 1) Sont irréguliers pour la réception des ordres (Can.1041, 4. 2). Sont irréguliers pour l'exercice des ordres reçus (Can.1044, 3).
• Au seul Siège Apostolique est réservée la dispense de l'irrégularité provenant du délit public ou occulte dont il s'agit au Can.1041, 4, pour la réception des ordres (Can 1047, 212). Dans sa demande de dispense, l'intéressé doit indiquer le nombre de délits (Can.1049, 2).
II. PROPRIÉTÉS DU MARIAGE
Selon l'Evangile de Saint Mathieu, après avoir déclaré: "Ainsi donc l'homme quittera son père et sa mère pour s'attacher à sa femme, et les deux ne feront qu'une seule chair" Jésus conclut: "Eh bien! Ce que Dieu a uni, l'homme ne doit point le séparer" (Mat.19, 4-6) Basé sur cette parole, le Code de Droit Canonique prescrit: "Les propriétés essentielles du mariage sont l'unité et l'indissolubilité qui, dans le mariage chrétien, en raison du sacrement, acquièrent une solidité particulière (Can.1056). En réalité, l'unité signifie monogamie et indissolubilité signifie l'absence de divorce.
1. L'unité: Dieu a déterminé cette propriété du mariage dès la création de l'homme. Il ne créa qu'un Adam et qu'une Eve. Ainsi, un conjoint pour une personne est la loi de Dieu. Cette loi a été transgressée plusieurs fois dans l'Ancien Testament. Le Christ a rétabli l'ordre du premier temps et donné aux époux des grâces pour les aider à vivre dans la fidélité conjugale. La loi civique française n'accepte que le régime monogame.
2. L'indissolubilité: Pour rester fidèle à l'ordre donné par Jésus "Ce que Dieu a uni, l'homme ne doit point le séparer", chaque jeune personne qui s'apprête à entrer dans la vie conjugale affirme dans la déclaration d'intention: "Par ce choix réciproque, je veux établir entre nous deux un lien sacré que, durant toute notre vie, aucune cause ne peut détruire. Je m'engage à tout faire pour que notre amour, dont Dieu est la source, grandisse dans un fidélité totale". Autrement dit les époux consentent à rester fidèle l'un à l'autre, à vivre ensemble toute leur vie, à ne pas accepter le divorce.
En effet le Code de Droit Canonique affirme au numéro 1141 que: "Le mariage conclu et consommé ne peut être dissous par aucune puissance humaine ni par aucune cause, sauf par la mort". Le mariage est conclu quand les époux ont déjà signé le contrat de mariage et ont reçu le sacrement de mariage et le mariage est consommé quand, après le mariage, les époux vivent déjà ensemble dans l'intimité leur vie de mariés.
Pourquoi l'Eglise ne permet pas le divorce? Il y a plusieurs raisons: 1) Rester fidèle aux commandements de Dieu, celui qui a créé les premiers époux, Adam et Eve (G.2, 21-23) et a déterminé le caractère solide du mariage avec cet ordre impératif: "Ce que Dieu a uni, l'homme ne doit point le séparer" (Mt 19,6). 2) Garantir le bonheur à leurs promesses. 3) Garantir le bonheur à leurs enfants. Plus les parents s'aiment et restent fidèles l'un à l'autre, plus ils accomplissent mieux leur mission de procréation et d'éducation de leurs enfants. Des expériences de la vie courante ont confirmé cette constatation.
On trouve un résumé de tout ceci dans cet enseignement de Concile de Vatican II: "Aussi l'homme et la femme qui, par l'alliance conjugale ne sont plus deux, mais une seule chair" (Mat 19, 6), s'aident et se soutiennent mutuellement par l'union intime de leurs personnes et de leurs activités; ils prennent ainsi conscience de leur unité et l'approfondissent sans cesse davantage. Cette union intime, don réciproque de deux personnes, non moins que le bien des enfants, exigent l'entière fidélité des époux et requièrent leur indissoluble unité (Gaudium et Spes 48).
III. CONCLUSION
Ainsi, au point de vue social, le mariage est un contrat entre un homme et une femme librement engagés qui est valable toute la vie des mariés. Au point de vue religieux, pour la religion catholique, le mariage est un sacrement que Jésus a établi et que l'Eglise a promulgué pour sanctifier l'amour des époux et les aider à vivre dans le bonheur et à assumer toute responsabilité du mariage. Les couples deviennent de vrais mariés devant l'Eglise lorsque le mariage est bien célébré suivant la loi civile et suivant la loi l'Eglise. D'après l'enseignement catholique le but du mariage c'est l'entraide réciproque des époux à tous les points de vue dans la vie spirituelle, physiologique, matérielle... en vue de l'accomplissement de la mission de procréation et d'éducation des enfants. Pour atteindre ce but, le mariage catholique a deux propriétés fondamentales: l'unité et l'indissolubilité. Autrement dit, si l'amour est l'élément de base du mariage, cet amour doit avoir quatre caractéristiques essentielles: il est sacré, humain, fidèle et fécond.
LM. MAI ĐỨC VINH