HANG ĐÁ XƯA VÀ NAY
Trinh Nguyên
Dịp Giáng Sinh, ngày nay không đâu mà không có hang đá: nhà thờ, chợ, công viên, cửa tiệm, gia đình. Trưng bày đủ kiểu lớn nhỏ, vật liệu qúi giá hay đơn sơ, muôn màu muôn vẻ. Giáng sinh mà không có hang đá,như thiếu vắng cái gì và không phải Giáng Sinh. Thương mại lấn át sự trang nghiêm kính trọng của tôn giáo. Bên ngoài tưng bừng nhộn nhịp, bên trong tẻ lạnh. Chúa Hài Đồng thấu chăng và cải hóa nhân trần. Theo Thánh Lucas: Chúa Hài Đồng nằm trong máng cỏ, bọc khăn. Có Thiên thần hát mừng, loan báo Tin Mừng .Có những người chăn chiên rủ nhau đến kính thờ. (LC 2, 7-20). Người ta không biết nôi của Chúa Hài Nhi. Qua thời gian, hình thức nôi này diễn tả theo nhiều cách. Lòng sùng kính khiến người ta phác họa kiểu máng cỏ.
Theo Đông Phương : Diễn tả Chúa Hài Đồng sinh ra trong hang đá và qua đời cũng trong huyệt đá. Nơi Chúa nằm giống như quan tài. Chúa sinh ra là khởi đầu làm người. Và trong mồ, Chúa sống lại khởi đầu đời sống cứu độ mới. Theo Tây Phương
Nghệ thuật Tây Phương hang đá máng cỏ như bàn thờ, diễn tả lễ tế tạ ơn, bí tích Thánh Thể. Bethlehem có nghĩa là "nhà làm bánh". Cử hành bí tích Thánh Thể là chúng ta tưởng nhớ Chúa sinh ra trong hang đá ngoài cánh đồng Bethlehem. Trong thánh lễ ta tiếp nhận tấm bánh từ Trời Cao, xưa sinh xuống cánh đồng Bethlehem, "nhà làm bánh mì", lương thực cho tâm hồn.
Hang đá không nhất thiết bằng đá, đa số bằng gỗ. Chúa nằm trên rơm cỏ, có bò chiên thở hơi ấm. Hình ảnh khó nghèo.
Theo Thánh Phanxicô Assisi (1223): theo Phúc Âm, anh em dòng Phanxico làm hang đá ru con trong nôi. Hát ru con là hình thức phổ biến dân gian. Từ thế kỷ XIV, hầu hết các máng cỏ, trình bày : Trẻ Giêsu bọc tã nằm trong máng cỏ. Thánh Giuse và Đức Maria qùi hai bên, xung quanh có mục đồng kính viếng. Cảnh đầm ấm thân tình, chan chứa tình người.
Dù Hang Đá kiểu nào cũng nói lên tình Chúa thương yêu, tình người đáp trả. Bethlehem xưa không ánh đèn, nhưng đầy áng sáng yêu thương. Hang đá ngày nay lỗng lẫy đắt tiền chói lòa ánh sáng, nhưng sao vẫn lạnh lẽo, thiếu ấm cúng, tình người.
Trong đêm thánh xưa có Thiên Thần ca hát vinh Thiên Chúa và cầu cho nhân loại bình an (x. Lc 2,14). Nay những băng nhạc đời, vũ nhạc ăn chơi suốt mùa Giáng Sinh, xóa đi sự ấm cúng trong gia đình và người đồng bàn.
Các mục đồng, Ba vua đến, ra về hân hoan, sống tin như đã gặp (x. Lc 2, 20). Họ là sứ giả Tin Mừng cho nhân loại lầm than. Nay đông người đến với hang đá, qua lại, bàng quang quan sát, xem, như triển lãm. Sẵn sàng chi phí tốn kém, mất giờ cho tiệc tùng. Lại không đến nhà thờ.
Thánh gia trong ngày sinh ra con là gương mẫu. Vai trò cha mẹ trong nhà là quan trọng, nhất là Đức Maria, hằng suy nghĩ trong lòng (x. Lc 2, 19)
Con sinh ra là không là biến chế thể xác, nhưng là qùa tặng Thiên Chúa. Cha mẹ không trốn tránh trách nhiệm nuôi nấng và giáo dục. Cảnh nghèo, thiếu tiện nghi, lại là căn nhà là mái ấm, yêu thương.
Trưa kinh Truyền Tin 16.11.2014, ĐTC nhắc: mỗi người được Chúa trao một hay nhiều nén bạc, không được giữ, cất giấu mà phải kinh doanh gấp đôi, ba...cho có lời. Khủng hoảng kinh tế thì xã hội và gia đình khủng hoảng theo
Việt Nam trước 1975, từ đầu tháng 12, không khí nhộn nhịp, tại cửa nhà thờ lớn Saigon, vùng Gia Định...Có bán bộ tượng Giáng Sinh, hang đá, đèn sao đủ mầu, cây thông giả cuốn giấy tráng kim...Trước nhà, hay phòng khách trưng bày hang đá, cây thông,..mắc tiền. Các gia đình khá giả cũng mở tiệc ăn mừng lễ, như tây phương. Chính đêm lễ, nhà thờ nào cũng chật.
Thời chiến, thay lễ đêm, là lễ tối khoảng 10g. Dù hưu chiến, 24 tiếng, tiếng súng át tiếng chuông. Đâu đâu cũng nghe tiếng kinh cầu hòa bình.
Hà Nội sau 1954, cộng sản bịp các nhà ngoại giao, cho rằng Bắc vẫn tự do tôn giáo. Gần Noel, cán bộ được phái sơn phết nhà thờ Hà Nội. Chính phủ sai cán bộ đi lễ đông nghẹt nhà thờ. Sau mấy ngày, chính phủ gửi văn thư xin thanh toán phí tổn kếch xù sữa chữa. Mấy năm đầu, Đức Cha Khuê, gồng mình trả. Sau này, Đức cha gửi văn thư cho Hồ Chí Minh : Tòa giám mục không yêu cầu nhà nước trang hoàng khu thánh đường. Nên tòa giám mục không thanh toán phí tổn. Kể từ nay, yêu cầu nhà nước đừng cho người đến làm công tác này. Nhưng, dịp Noel, chính phủ vẫn tự động làm đẹp nhà Chúa, vẻ vang đạo Thánh. Chính phủ làm, tòa giám mục è cổ trả.
Thánh ca Đêm Thánh Vô Cùng do linh mục Joseph Mohr sáng tác (1818), nguyên văn tiếng Đức, 3 câu, dịch ra 40 thứ tiếng. Nhạc sỹ Hùng Lân đã phổ nhạc.
Xin dịch 3 câu :
1. Đêm thinh lặng, đêm thánh thiện
Vạn vật yên ngủ, chỉ còn có đôi vợ chồng
Dễ thương, thánh đức đơn côi, tỉnh thức
Một cậu bé tóc vàng thùy mị
Ngủ say trong yên lặng của Thiên Quốc (2 lần)
2. Đêm thinh lặng, đêm thánh thiện
Mục đồng bỗng được báo tin
Qua ti%ng hát Alleluia của các Thiên Thần
Vang dội khắp xa gần
Hỡi Kitô hữu, Đấng Cứu Th% ở đây (2 lần)
3. Đêm thinh lặng, đêm thánh thiện
Con Chúa Trời mỉm cười
Miệng linh thiêng dễ thương
Khi giờ cứu chuộc đã đi Hỡi Kito hữu, trong sinh nhật của ngươi (2 lần)
Trinh Nguyên