LTS : « LỊCH SỬ BIÊN NIÊN GIÁO XỨ VIỆT NAM PARIS 1787-2013 » là tác phẩm thứ 32 mà Ban Tu Thư Giáo Xứ Việt Nam Paris vừa soạn để mừng 30 năm thành lập Hội Đồng Mục vụ Giáo xứ Việt nam Paris, 1983-2013 và 30 năm phát hành báo « Giáo xứ Việt nam », 1984-2014.
Chúng tôi xin được hân hạnh giới thiệu tác phẩm này với quí độc giả.
Xin Thiên Chúa, Đức Mẹ, Thánh Giuse và các Thánh tiền nhân Tử Đạo Việt Nam chúc lành cho tất cả chúng ta.
TÓM KẾT THỜI KỲ III, THỜI KỲ TRƯỞNG THÀNH, 1980-2013
Thời kỳ 3 gồm 33 năm, 1980-2013, với một vị giám đốc là Đức Ông Giuse Mai Ðức Vinh.
Ban Giám Ðốc, vào năm 1980, gồm 3 linh mục và 3 nữ tu
1) Cha Mai đức Vinh
2) Cha Hoàng Quang Lượng (Từ 1985 cha Lượng về hưu, cha Bùi Duy Nghiệp thay ; Từ 1988, Cha Nghiệp về Toulouse, Cha Nguyễn Văn Cẩn thay ; Từ 2005, cha Cẩn về hưu, cha Nguyễn Thanh Ðiển thay ; Năm 2012, Cha Nguyễn Thanh Điển đổi đi xứ khác, cha Vũ Minh Sinh thay)
3) Cha Ðinh Ðồng Thượng Sách
4) Chị Nguyễn Thị Phú (thôi làm việc cho Giáo Xứ từ năm 1986, không có ai thay)
5) Chị Huỳnh Thị Na (mất năm 1999, chị Nguyễn thị Kim Thoa thay từ năm 2000)
6) Chị Thân Thị Kim Liên
Từ năm 1991, Ban Giám Ðốc được tăng cường thêm với Cha Trần Anh Dũng, rồi dần dà với bốn thầy sáu vĩnh viễn Nguyễn Văn Thạch, Phạm Bá Nha, Tạ Ðình Chung và Nguyễn Sơn. Như vậy, hiện nay, ngày 31.12.2013, BGÐ gồm 4 linh mục, 4 thầy sáu vĩnh viễn và 2 nữ tu
1) Ðức Ông Mai Ðức Vinh, từ 1977
2) Cha Ðinh Ðồng Thượng Sách, từ 1977
3) Cha Trần Anh Dũng, Bán thời gian từ 1991, toàn thời gian từ 1997.
4) Cha Nguyễn Thanh Ðiển, từ 2005 đến 2012 ; Cha Vũ Minh Sinh, thay cha Điển, từ 2012
5) Thầy Nguyễn Văn Thạch, từ 1998
6) Thầy Phạm Bá Nha, từ 1998
7) Thầy Tạ Ðình Chung, từ 2003
8) Thầy Gioan Nguyễn Sơn, từ 2009
9) Chị Thân Thị Kim Liên, từ 1980
10) Chị Nguyễn Thị Kim Thoa, từ 2000
Sáu chương trình mục vụ đã được đưa ra thực hiện :
1. 1980-1983 : Xây dựng cơ cấu tổ chức :
1980 : Thành lập Ban Thần Học Giáo Dân để vận động và thành lập các ban đại diện cho các địa điểm và đơn vị mục vụ
1981 : Thành lập và tổ chức các địa điểm mục vụ
1982 : Thành lập và tổ chức các Hội đoàn, Ban, Nhóm mục vụ.
1983 : Thành lập Hội Ðồng Mục Vụ tiên khởi, gồm đại diện các đơn vị mục vụ và bầu Ban Thường Vụ HĐMV.
2. 1984-1989 : Phát triển văn hoá giáo dục :
1984 : Phát hành Báo Giáo Xứ, bộ mới.
1985 : Tu bổ cơ sở, Lập sổ vàng và kế hoạch vận động xin 1 nhà nguyện lớn hơn
1986 : Thành lập Ðoàn Thiếu Nhi Thánh Thể, Phát huy lễ hội văn hoá, khởi xướng bữa tiệc xuân giáo xứ.
1987 : Ðào tạo nhân sự giáo sĩ, đề nghị phong chức phó tế vĩnh viễn cho thầy Girard Xavier thuộc cộng đoàn Sarcelles.
1988 : Tham dự Lễ phong 117 Thánh Tử Đạo Việt Nam tại Rôma
1989 : Lập « Hội yểm trợ ơn gọi tận hiến ».
3. 1990-1996 : Phát triển Ðời sống thiêng liêng gia đình :
1990 : Thư Viện Giáo xứ chính thức khai trương.
1991 : Tăng cường nhân viên giáo sĩ trong Ban Giám Đốc
1992 : Phát triển ơn gọi tận hiến
1993 : Khai trương phong trào CURSILLO.
1994 : Kế hoạch vận động với nhà dòng và Tòa Giám Mục làm lại hai nhà ngoài sân
1995 : Thành lập Ban Mục Vụ Gia Ðình
1996 : Khai trương Khánh Nhật Kỷ Niệm Hôn Nhân
4. 1997-2001 : Phát triển đời sống văn hoá, cơ sở vật chất và liên đới xã hội :
1997 : Tu thư tập thể, viết sách chung.
1988 : Nhận cơ sở mới và dâng thánh lễ đầu tiên tại cơ sở mới ngày 15/08; Chuyển giao cơ sở Boissonade cho cộng đoàn công giáo Triều Tiên ngày 31.08.1998.
1999 : chuẩn bị thành lập Phong Trào Liên Đới Nghề Nghiệp. Khai trương Lễ Mừng Thọ các bậc cao niên.
2000 : Thành lập Liên đới nghề nghiệp trong 5 ngành có nhiều người việt nam : Chuyên Gia, Thân Hữu Taxi, Doanh Thương, Dịch Vụ, Xây Dựng.
2001 : Tu chính Nội Quy Hội Đồng Mục Vụ lần IV.
5. 2002-2007 : Phát triển và tự lập tài chánh :
2002 : Mạng lưới đầu tiên của Giáo Xứ chào đời với tên gọi www.giaoxuvnparis.org trong Đại hội liên đới nghề nghiệp lần thứ 3, ngày 01.05.2002.
2003 : Lập nhóm đặc trách ‘Tiền giúp Giáo Hộĩ’, Giáo xứ hoàn toàn tự lập về tài chánh.
2004 : Năm truyền giáo, xuất bản sách “Văn hóa và Đức Tin’’
2005 : Thành lập điạ điểm mục vụ mới ở Antony.
2006 : Năm Liên đới Tin Mừng, xuất bản “Văn Hóa Gia Đình ’’
2007 : Năm Hồng Ân kỷ niệm 60 năm Giáo Xứ được Giáo Quyền công nhận
6. 2008-2013 : Phát triển hội nhập mục vụ Tổng Giáo Phận Paris
2008 : Tình Liên Đới Tin Mừng : lập Tuần Lễ các bệnh nhân, Tuần lễ Bác Ái, Tuần lễ Truyền giáo, Hội Tobia
2009 : Năm của Linh Mục : Chỉnh đốn lại « Nhóm các em giúp lễ » và « Hội Yểm trợ Ơn gọi », Cổ võ Ơn gọi với những « Chứng từ Ơn gọi »
2010 : Mừng Năm Thánh 2010 với Giáo Hội Mẹ Việt Nam
2011 : Năm « Gia đình và Tuổi trẻ »
2012 : Năm Liên đới Niềm Tin
2013 : Năm Đức Tin và Kim Khánh Lễ Phong ‘117 Hiển Thánh Tử Đạo Việt Nam’ ; Sevran là địa điểm mục vụ thứ 8 của Giáo Xứ
Sinh hoạt căn bản :
1) Những sinh hoạt thiêng liêng giáo huấn : giáo lý, thánh kinh, thánh truyền, đức tin, giáo luật, tuyên xưng đức tin, hội học có mục tiêu truyền giáo,…. Được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau : bài học, kể truyện, bài khảo, diễn tuồng, diễn thuyết, diễn nguyện, bài báo, ca hát, chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm…
2) Những sinh hoạt thiêng liêng thánh hoá qua bí tích, từ rửa tội, thêm sức, thánh thể, thống hối, xức dầu bệnh nhân, truyền chức, đến hôn phối. Được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau : học hỏi, cử hành, diễn tuồng, diễn thuyết, bài báo, ca hát, chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm…
3) Những sinh hoạt thiêng liêng thánh hoá qua phụng tự khác, kinh nguyện, cầu nguyện, giờ chầu thánh, cấm phòng, hành hương, thi hang đá Giáng Sinh, rước kiệu, ngày bệnh nhân, lộc Lời Chúa đầu năm, liên lạc, thăm viếng, truyền giáo, diễn nguyện thánh ca, hoạt cảnh Phục sinh, tuồng thương khó, bó hoa thiêng cho bệnh nhân mùa chay.
4) Những sinh hoạt văn hoá tổng quát : báo chí của giáo xứ và của các đơn vị mục vụ, thuyết trình hội học ở mức giáo xứ và ở mức đơn vị địa phương hay ban nhóm, thư viện, mạng lưới tin học, sáng tác và dịch thuật, xuất bản và tu thư, các buổi văn nghệ ca nhạc kịch. Tìm học nơi người khác và giúp người khác học với mình.
5) Những sinh hoạt văn hóa giáo dục khởi đầu cho các lớp tuổi ấu nhi, thiếu nhi, giới trẻ ; về tổng quát, như giáo lý, tiếng việt, thánh lễ, sinh hoạt ; hoặc về chuyên biệt hay liên tục, như các lớp pháp văn, các lớp chuẩn bị hôn nhân, các lớp đàn tranh, các lớp ca trưởng, các ca đoàn,…
6) Những sinh hoạt văn hóa phương pháp quản trị : xác định rõ rệt đường hướng Phúc Âm Kytô và 8 mối Phúc Thật, tìm ra những điểm chung : một dòng giống, một ngôn ngữ, một niềm tin, một hoàn cảnh ngoại kiều ; tìm hiểu những nguyên tắc quản trị tổng quát ISO 9000, và tổ chức mục vụ chung của Giáo Xứ là Hội Đồng Mục Vụ với văn bản Nội Quy Đơn Giản.
7) Những sinh hoạt xã hội tổng quát và vật chất : tiếp đón người việt tỵ nạn và giúp ổn định về công ăn việc làm, nhà ở ; cứu trợ Việt Nam trong các tai nạn chiến tranh, bệnh tật, lụt lội bão tố ; giúp các quĩ truyền giáo, các đại chủng viện, một số cơ quan giáo dục và xã hội của Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam ; các sinh hoạt xã hội truyền thống : tiếp và giúp đỡ các sinh viên mới từ Việt Nam qua, quán cơm, thăm viếng, chiến dịch giúp người nghèo mùa chay.. ; liên đới nghề nghiệp, hướng nghiệp, tư vấn luật pháp, tài chánh, gia đình, xã hội, sức khoẻ ; tìm kiếm và chỉnh trang cơ sở vật chất.
8) Những sinh hoạt Xã Hội Văn Hóa Việt Nam Công Giáo : các lễ hội dân tộc, các lễ hội công giáo, các lễ hội xã hội Pháp, các lễ hội giáo xứ.
9) Những sinh hoạt Xã hội Gia Đình : Khóa chuẩn bị Hôn Phối, Nhóm Gia Đình trẻ, Ngày Gia Đình Trẻ, Khánh nhật hôn nhân, Khánh nhật thượng thọ, lễ nghi cưới hỏi, tang chế, giỗ chạp, hội Tobia.
10) Những sinh hoạt xã hội quản trị cơ sở vật chất : vệ sinh và an toàn hàng ngày, bảo trì và chỉnh trang hàng tháng, hàng năm.
11) Những sinh hoạt xã hội quản trị tài chính : Sổ chi thu hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng và hàng năm, kiểm kê hàng năm và mỗi 3 năm, đồng thời dự án năm tới và ba năm tới, tiền giúp Giáo hội, nguồn tài trợ. Không ỷ lại, nhưng tìm nguồn tài chánh. Đi đến và Giữ độc lập tài chánh, tự quản, tự lo, và có thể giúp Giáo Hội Paris, Pháp, Giáo Hội Việt Nam,…
12) Những sinh hoạt mục vụ hội nhập Tổng Giáo Phận Paris : tổng kết và báo cáo mục vụ và tài chánh hàng năm, tham dự những buổi họp và sinh hoạt mục vụ liên hệ, tham dự chương trình mục vụ hàng năm và ba năm.
Ðơn vị mục vụ căn bản
Sau đây là danh sách đầy đủ, vừa được Ban Giám Đốc cập nhật ngày 25.02.2014. Không kể 3 ban trung ương là Ban Giám Đốc, Ban Thường Vụ và Ban Cố Vấn, còn có 8 Địa điểm Mục vụ và 31 Hội đoàn, Phong trào, Ban, Nhóm.
Ban Giám Đốc 2013
Đức Ông Giuse Mai Đức Vinh, Giám Đốc
Cha Giuse Đinh Đồng Thượng Sách
Cha Giuse Trần Anh Dũng
Cha Gioan V ũ Minh Sinh
Thày Ignace Nguyễn Văn Thạch
Thày Phêrô Phạm Bá Nha
Thày André Tạ Đình Chung
Thày Gioan Nguyễn Sơn
Sơ Têrêsa Thân Kim Liên
Sơ Marie Nguyễn Thị Kim Thoa
Ban Thường Vụ
Ông Antoine Nguyễn Ngọc Đỉnh, Chủ Tịch
Bà Micheline Trần Thị Kim Chi, Phó Chủ Tịch
Anh Phêrô Cao Trọng Nghĩa, Tổng Thư Ký
Anh Gioan Kim Nguyễn Xuân Chương, Phó Tổng Thư Ký
Chị Marie Nguyễn Thị Ngọc Hằng, Ủy Viên Tài Chánh
Ông Giuse Nguyễn Văn Thơm , Ủy Viên Xây Dựng
Anh Francois Nguyễn Nhaty, Ủy Viên Thiếu Niên
Chị Marie Đào Kim Phượng, Ủy Viên Giáo Lý
Anh Jean Baptiste Trương Nguyên Vũ, Ủy Viên Thanh Niên
Anh Thomas Võ Tri Văn, Ủy Viên Phụng Vụ & Thánh Ca
Anh Giuse Giang Minh Đức, Ủy Viên Văn Hoá
Ban Cố Vấn
Ông Nguyễn Văn Ái, Cố Vấn Văn Hoá
Ông Trần Văn Cảnh, Cố Vấn Giáo Dục
Bà Tạ Thanh Minh Khánh, Cố Vấn Gia Đình và Thanh Niên
Ông Nguyễn Văn Hộ, Cố Vấn Mục Vụ Cao Niên
Ông Tạ Thanh Minh, Cố Vấn Y Tế và Xã Hội
Ông Lê Đình Thông, Cố vấn Luật Pháp
TÁM ĐỊA ĐIỂM MỤC VỤ
1. Địa điểm Mục vụ Antony
Cha Vũ Minh Sinh
Ông Charles Hồng
Ông Nguyễn Văn Nghi
Chị Nguyễn Anh Thư
Ông Đỗ Duy Hoàng
Ông Phạm Văn Chương
2. Địa điểm Mục vụ Cergy Pontoise
Cha Đinh Đồng Thượng Sách
Bà Lâm Văn Đồng
Ông Vũ Văn Châu
Ông Vương Văn Châu
Bà Carlotti Mỹ Dung
Bà Lê Thị Reo
3. Địa điểm Mục vụ Ermont
Cha Mai Đức Vinh
Phó tế André Tạ Đình Chung
Ông Nguyễn Hữu Thủy
Ông Nguyễn Minh Dương
Bà Trần Thị Vân
4. Địa điểm Mục vụ Sarcelles
Cha Trần Anh Dũng
Ông Nguyễn Đức Thiệp
Ông Chea Tâm
Chị Trần An Lập
5. Địa điểm Mục vụ Sevran, Seine–Saint-Denis
Cha Vũ Minh Sinh
Ông Nguyễn Trung Ánh
Bà Marie Dương Yến
Bà Marie Đồng Kim Anh
6. Địa điểm Mục vụ Villiers Le Bel
Cha Mai Đức Vinh
Ông Many Hùng
Ông Huỳnh Jean Pierre
Bà Lê Aubert Anh Đào
Chị Josephine Yagapah
7. Địa điểm Mục vụ Marne–La-Vallée
Cha Trần Anh Dũng
Ông Nguyễn Anh Hải
Anh Nguyễn Maurice
Chị Nguyễn Dominique Lan
Chị Phachan Trần Thị Phước
8. Địa điểm Mục vụ Paris
Đức Ông Mai Đức Vinh
Ông Lê Đình Thông
Anh Võ Thành Nhân
Chị Nguyễn Thị Ngọc Hằng
Anh Giang Minh Đức
Ông Trần Khắc Đạt
Ông Nguyễn Đức Minh
Chị Đào Kim Phượng
Ông Vũ Đình Hảo
BA MƯƠI HỘI ĐOÀN, BAN NHÓM MỤC VỤ
1. Hội Các Bà Mẹ Công Giáo
Bà Nathalie Vũ
Bà Millot Minh Thu
Bà Nguyễn Văn Sâm
2. Hội Đạo Binh Đức Mẹ
Bà Huỳnh Bá Thu Cúc
Ông Trần Huynh
Bà Nguyễn Thị Nhựt Thu
Anh Nguyễn Hoàng
3. Hội Yểm Trợ Ơn Gọi
Ông Nguyễn Xuân Cần
Bà Lê Thị Reo
Ông Nguyễn Veaux
Anh Nguyễn Hoàng
Chị Hình Ngọc Nga
Bà Sundara Tuyết
4. Hội Tobia
Paris : Ông Nguyễn xuân Cần và ông Trần Huynh ;
Antony : Ông Nguyễn Tính Nghĩa ;
Cergy-Pontoise : Ông Vũ Văn Châu ;
Ermont : Ông Nguyễn Hữu Thủy ;
Marne-La-Vallée : Ông Nguyễn Văn Hải ;
Sarcelles : Ông Chea Tâm ;
Villiers-Le-Bel : Ông Huỳnh Jean Pierre
Seine-Saint Denis : Ông Nguyễn Trung Ánh
5. Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Kitô Vua
Anh Nguyễn Nhaty
Chị Nguyễn Vân Thiên
6. Giới Trẻ
Anh Quỳnh
Anh Võ Tri Văn
7. Phong Trào Cursillo
Ông Mai Xuân Thu
Bà Trần Thị Kim Chi
8. Phong Trào Liên Đới Nghề Nghiệp LĐNN
Ông Trần Văn Cảnh
Ông Nguyễn Đình Chiểu
9. Chuyên Gia LĐNN
Anh Nguyễn Toàn
Bà Lê Xuân Phương
10. Dịch Vụ LĐNN
Anh Nguyễn Thành Công
Anh Vũ Trung Thủy
11. Doanh Thương LĐNN
Anh Lương Thành Trung
Ông Đỗ Văn Hòa
12. Thân Hữu Taxi LĐNN
Anh Vũ Hoàng Thanh
Anh Nguyễn Văn Báu
13. Xây Dựng LĐNN
Ông Nguyễn Văn Thơm
Anh Trương Thành Nam
14. Ca Đoàn Giáo Xứ
Chị Nguyễn Thị Ngọc Châu
Anh Nguyễn Xuân Chương
15. Ca Đoàn Triều Dâng
Chị Phạm Lệ Thanh
Chị Phạm Giao Phương
16. Ca Đoàn Trinh Vương
Anh Nguyễn Trung Ánh
17. Ca Đoàn Thiếu Nhi
Anh Bùi Văn Triển
18. Phụng Ca Lê Bảo Tịnh
Bà Phạm Thị Thu
Bà Đặng Sự
Bà Đào Thu Hương
19. Văn Phòng Xã hội
Sơ Nguyễn Thị Kim Thoa
Bà Millot Minh Thu
Bà Nguôn Khánh Huệ
20. Ban Báo Giáo Xứ
Ông Nguyễn Văn Tài
Ông Nguyễn Qúy Toàn
21. Ban Giáo Lý
Chị Trần Kim Chung
Chị Nguyễn Xuân Thảo
22. Ban Tiền Giúp Giáo Hội
Ông Trần Thiệu Đức
Chị Hugon Marcelle
23. Ban Mục vụ Hôn nhân Gia đình
Ông Tạ Thanh Minh
Ông Nguyễn Ngọc Đỉnh
24. Ban Giúp Lễ
Du Hoàn Vũ
Lương Vũ Nghi
Vũ Hoàng Nam
Marie Catherine Thu Vân
25. Ban Tu thư
Ông Trần Văn Cảnh
Bà Tạ Thanh Minh Khánh
Ông Lê Đình Thông
26. Ban Mạng lưới http://www.giaoxuvnparis.org/
Thầy Tạ Đình Chung
Anh Lương Công Bình
Anh Nguyễn Ngọc Cẩn
27. Lớp Tiếng Việt
Anh Đỗ Anh Sĩ
28. Lớp Pháp Văn
Sơ Nguyễn Thị Kim Thoa
Thày Tạ Đình Chung
29. Nhóm Cơm Chúa Nhật
Chị Vũ Thị Nguyệt
Chị Lê Thị Huệ
30. Nhóm Thư Viện
Anh Trần Anh Dũng
31. Nhóm Gia đình trẻ
Anh Giang Minh Đức
Quy chế pháp lý, được Giáo Quyền cộng nhận : Giáo Xứ Việt Nam vùng Paris, từ 1977
Quy chế nhân sự : Tất cả những linh mục hay tu sĩ làm việc cho Giáo Xứ đều được bổ nhiệm trên giấy tờ, được trả lương và bảo hiểm xã hội, từ 1977
Cơ sở vật chất
a) 15, rue Boissonade, 75014, từ 1968 đến 1998
b) 38, rue des Epinettes, 75017, từ 1998 đến nay 2013
Sách Giáo Xứ Việt Nam Paris xuất bản
Do Đức Ông Mai Đức Vinh chủ biên và điều hành
1. Kỷ yếu Giáo Xứ 50 năm ; 112 tr. (1997) (hết)
2. Giáo lý cho người trưởng thành ; 1997, hết
3. Têrêxa vị thánh lớn của thời đại mới ; 1997
4. Hành trang sống thế kỷ XXI ; 1999
5. Chân phước giáo hoàng Gioan XXIII ; 540 tr. (2000)
6. Đường vào tình yêu (chuẩn bị hôn nhân, đời sống gia đình công giáo), 336 tr. (2000) (hết)
7. Fatima, hoà bình – tình thương ; 2000
8. Tâm tình tuổi xuân (Hỏi để biết sống) ; 456 tr. (2001)
9. Sống đức tin trong thiên kỷ mới ; 2001
10. Tân lịch sử Giáo Hội, cuốn I : Từ nguồn gốc cho đến thánh Grégoire Cả, 606, 2 tập, 852 tr. (2002).
11. Tân lịch sử Giáo Hội, cuốn II : Thời trung cổ, 600-1500, 2 tập, 850 tr. (2003)
12. Tân lịch sử Giáo Hội, cuốn III : Cải cách và chống cải cách, 2 tập, 918 tr. (2004)
13. Văn hoá và Đức tin ; 640 tr. (2004)
14. Kỷ niệm 20 năm tái bản báo Giáo Xứ Việt Nam 1984-2004, Giáo Xứ Việt Nam số đặc biệt, 200, 01.02.2004, 130 tr. (2004)
15. Tân lịch sử Giáo Hội, cuốn IV : Kỷ nguyên ánh sáng, các cuộc cách mạng và canh tân, 2 tập, 840 tr.(2005)
16. Kỷ yếu Curia Maria Nữ Vương nước Việt Nam, 40 năm thành lập 1965-2005 tại GXVN Paris, 138 tr. (2006)
17. Tặng cho nhau (Kỷ niệm 60 năm Hội LTS/VN/P), 270 tr. , (2006)
18. Kỷ yếu 30 năm hành trình Đức Tin của Các Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp (1976-2006), 150 tr. (2006)
19. Văn hoá gia đình ; 552 tr. , 2006
20. Suy niệm Tin Mừng, Bộ I (A,B,C), (2006)
21. Tân Lịch sử Giáo Hội, cuốn V : Giáo Hội trong thế giới hiện đại, 1848 đến ngày nay, 2 tập, 1202 tr. (2007)
22. Hội Đồng Quý Chức, 444 tr. (2008)
23. Kỷ niệm thành lập : 25 năm Hội Đồng Mục Vụ, 60 năm Giáo Xứ Việt Nam Paris, 96 tr. (2008)
24. Tân Lịch sử Giáo Hội, cuốn VI : Đời sống các Đức Giáo Hoàng qua 2000 năm lịch sử, 308 tr. (2009)
25. Suy niệm Tin Mừng, Bộ II (A,B,C), 2009
26. 60 năm Giáo Xứ Việt Nam Paris, 1947-2007, 2 tập, 1190 tr. (2010)
27. Tân lịch sử Giáo Hội, cuốn VII, Lịch sử các Công Đồng (2010)
28. Điểm nóng gia đình, 464 tr. (2011)
29. Giáo Xứ Việt Nam Paris 63 năm hành trình Đức Tin, 1947-2010, 3 phần, 344 tr. , 330 tr. , 184 tr. (2011)
30. Công Giáo Việt Nam tại Pháp 226 năm hành trình Đức Tin, 1784-2010, 363 tr. (2011)
31. Chân phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô II (2011)
32. Các Thánh Tử Đạo Thăng Hoa Văn Hóa Việt Nam (2013)
33. Đường vào tình yêu, tái bản, (2013)
34. Lịch sử biên niên Giáo Xứ Việt Nam Paris 1787-2013 (2014)
Nguyệt San « Giáo Xứ Việt Nam », bộ mới 298 số đã được biên soạn và phổ biến liên tục từ 1984 đến ngày nay (Đến 31 tháng 12.2013 đã phát hành 298 số) do Đức Ông Mai Đức Vinh giám đốc làm chủ nhiệm
Nguyệt san Giáo xứ Việt Nam phát hành số đầu vào tháng 2 năm 1984. Tính tới tháng 4 năm 2004, tờ Giáo Xứ được tròn 20 tuổi, ra đưọc hơn 202 số báo. Ban đầu bài vở ít, ấn loát đơn sơ, số độc giả khiêm tốn. Dần dần nội dung trở nên phong phú nhờ có nhiều bài khảo cứu sâu sắc, đồng thời kỹ thuật làm báo được điện toán hóa nên đã có tới 1350 gia đình ghi tên mua báo dài hạn. Theo sự ước tính của các giới chức trong Giáo xứ Việt Nam tại Paris có ít nhất 5000 người, tức 1/3 giáo dân tại Paris hàng tháng đọc báo Giáo Xứ Việt Nam. Hiện nay chủ nhiệm báo là Đức Ông Mai Đức Vinh, chủ bút là thầy Phó Tế vĩnh viễn Phạm Bá Nha và ban biên tập gồm nhiều vị thức giả, trong số đó có những vị đã từng nổi tiếng trong nước cũng như ở hải ngoại.
Ngoài tờ báo GIÁO XỨ VIỆT NAM trên đây, Giáo xứ Việt Nam tại Paris còn xuất bản những tờ khác :
1. Tờ EMMAU (1980). Tờ này không định kỳ, thường ra vào mỗi cuối tháng khi có thánh lễ dành cho giới trẻ. Tờ EMMAU đầu tiên do ông bà Trần Lan Bằng quán xuyến, sau đó do cha Đinh Đồng Thượng Sách và cha Trần Anh Dũng phụ trách.
2. Ngoài ra, mỗi năm 2 lần, Giáo xứ Việt Nam tại Paris còn xuất bản 2 số báo đặc biệt viết bằng tiếng Pháp có tựa đề là MISSION CATHOLIQUE VIETNAMMIENE (1989) để gửi cho các ân nhân và thân hữu người Pháp.
3. Bản Tin Liên Lạc Sống Đạo của cộng đoàn Cergy Pontoise (1990)
4. Tờ LIÊN LẠC của gia đình Thiếu Nhi Thánh Thể (1993)
5. Tờ Thông Tin Liên Lạc Cursillo Việt Nam Âu Châu (1995)
6. Bản Tin Cộng Đoàn Công Giáo Noisy Le Gran (1997), đổi thành Bản Tin Mục Vụ của Công Đoàn Công Giáo Marne La Vallée,
7. Tờ NỘI SAN của Hội Đạo Binh Đức Mẹ (1999)
8. Tờ tuần san Thông Báo Mục Vụ (2005)
NHỮNG TẤM HÌNH ĐÁNG GHI NHỚ
BÀI 20 : LỜI PHI LỘ, LỜI CÁM ƠN và MỤC LỤC.
Bài 18: PHỤ LỤC 1 ẢNH HƯỞNG SÂU RỘNG CỦA NHỮNG BÀI TƯỜNG THUẬT CỦA GS TRẦN VĂN CẢNH
Bài 16 - TÓM KẾT THỜI KỲ III, THỜI KỲ TRƯỞNG THÀNH, 1980-2013
Bài 15 - CHƯƠNG 11 - GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN HỘI NHẬP MỤC VỤ TỔNG GIÁO PHẬN PARIS, 2008-2013
Bài 14b - CHƯƠNG 10 - GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN VÀ TỰ LẬP TÀI CHÁNH, 2002-2007
Bài 14 - CHƯƠNG 10 - GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN VÀ TỰ LẬP TÀI CHÁNH, 2002-2007
Bài 12 - CHƯƠNG 8 : GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN VĂN HOÁ GIÁO DỤC, 1984-1989
Bài 11 - CHƯƠNG 7 GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN VĂN HOÁ GIÁO DỤC, 1984-1989
Bài 10b - CHƯƠNG 6 GIAI ĐOẠN XÂY DỰNG CƠ CẤU TỔ CHỨC, 1980-1983
Bài 10 - CHƯƠNG 6 GIAI ĐOẠN XÂY DỰNG CƠ CẤU TỔ CHỨC, 1980-1983
Bài 9 - TÓM KẾT THỜI KỲ II, THỜI KỲ THÀNH LẬP VÀ PHÁT TRIỂN, 1947-1980
Bài 8 - Chương 5 : GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN, GIÁO XỨ VIỆT NAM PARIS, 1977-1980
Bài 7 - Chương 4 : GIAI ĐOẠN LỚN LÊN, TỔ CHỨC TRUYỀN GIÁO VIỆT NAM TẠI PHÁP, 1952-1977
Bài 6 - GIAI ĐOẠN THÀNH LẬP LIÊN ĐOÀN CÔNG GIÁO VIỆT NAM TẠI PHÁP, 1947-1952
Bài 5 - TÓM KẾT THỜI KỲ I, THỜI KỲ KHAI PHÁ, 1787-1947
Bài 4 - CHƯƠNG 2 : GIAI ĐOẠN NHỮNG TỔ CHỨC SƠ BỘ, 1942-1947
Bài 3 : CHƯƠNG 1 : GIAI ĐOẠN NHỮNG BƯỚC CHÂN KHAI PHÁ, 1787-1942