Bài 14 - CHƯƠNG 10 - GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN VÀ TỰ LẬP TÀI CHÁNH, 2002-2007
Trần Văn Cảnh
LTS : « LỊCH SỬ BIÊN NIÊN GIÁO XỨ VIỆT NAM PARIS 1787-2013 » là tác phẩm thứ 32 mà Ban Tu Thư Giáo Xứ Việt Nam Paris vừa soạn để mừng 30 năm thành lập Hội Đồng Mục vụ Giáo xứ Việt nam Paris, 1983-2013 và 30 năm phát hành báo « Giáo xứ Việt nam », 1984-2014.
Chúng tôi xin được hân hạnh giới thiệu tác phẩm này với quí độc giả.
Xin Thiên Chúa, Đức Mẹ, Thánh Giuse và các Thánh tiền nhân Tử Đạo Việt Nam chúc lành cho tất cả chúng ta.
CHƯƠNG 10
GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN VÀ TỰ LẬP TÀI CHÁNH, 2002-2007
Dự án V, sáu năm 2002-2007, Phát triển và tự lập tài chánh. Về việc phát triển tài chánh để xây dựng cơ sở, thì ngay từ đầu năm 1984, trong những phiên họp hàng tháng với cha Giám Đốc, Ban Thường Vụ đã đề cập đến trong ba phiên họp ngày 22.01.1984, ngày 26.02.1984 và ngày 25.03.1984. Sau đó, trong ba tuần lễ liền, các ngày 24.07.1984, ngày 31.07.1984 và ngày 07.08.1984, trên tờ Giáo Xứ Việt Nam, cha Giám Đốc đã trình bày với Cộng Đoàn về «Vấn đề Cơ sở Giáo xứ», đưa ra một chương trình «Gây quĩ căn bản cho cơ sở tương lai». Đến tháng 06.1986, Đại Hội Mục Vụ đã quyết định mở Sổ Vàng gây quỹ xây dựng cơ sở. Sau đó, bảy vị đã biên thơ gởi lên ĐHY Lustiger nói về vấn đề này. Nhiều nhà thờ đã được đề nghị cho Giáo Xứ. Rút cục, năm 1998, Giáo Xứ đã được Tổng Giáo Phận Paris cho xử dụng cơ sở 38, rue des Epinettes, Paris 17. Ngân quỹ thâu được đã được để trong chương mục ở Toà Tổng Giám Mục Paris. Tiền nảy ra tiền. Ngân quỹ Giáo xứ không đủ để mua đất, xây một nhà thờ mới, nhưng đủ để bảo trì và tân trang cơ sở mới nhận. Và trước những khó khăn tài chánh của Tổng Giáo Phận Paris, Ban Giám Đốc Giáo Xứ đã lấy quyết định tự lập tài chánh từ năm 2003. «Lập nhóm đặc trách ‘Tiền giúp Giáo Hội’.
Giáo xứ hoàn toàn tự lập về tài chánh :
1- Không nhận giúp đỡ từ Tổng Giáo Phận Paris nữa ;
2- Tự lập quản trị chi thu : lương bổng cho những nhân viên làm việc cho giáo xứ, bảo trì và tân trang cơ sở cũng như dụng cụ máy móc ;
3- Đóng góp vào quỹ «Tiền giúp Giáo Hội» của Tổng Giáo Phận Paris».
Bên cạnh quyết định chính yếu về tự lập tài chánh, kết quả của 20 năm kiên trì, tiết kiệm, đóng góp, còn nhiều việc quan trọng khác cũng đã được thực hiện trong sáu năm 2002-2007 : lập mạng lưới Giáo Xứ ; xuất bản cuốn 1, cuốn 2, cuốn 3 và cuốn 4 bộ Tân Lịch Sử Giáo Hội, sách Văn Hóa và Đức Tin và sách Văn Hóa Gia Đình ; thành lập Ngày Gia Đình Trẻ ; Thành lập địa điểm mục vụ mới ở Antony ; Tổ chức Năm Hồng Ân, kỷ niệm 60 năm thành lập Giáo Xứ.
2002 : thành lập mạng lưới http://giaoxuvnparis.org/, xuất bản sách « Tân Lịch sử Giáo Hội », cuốn I
1) Ngày 11.02.2002, Lễ Đức Mẹ Lộ Đức, Đầu năm Nhâm Ngọ, ĐC Phêrô Trần Thanh Chung, GM Kontum ghi Sổ Vàng Lưu Niệm : « Tôi sung sướng được dâng thánh lễ giữa cộng đoàn GXVN Paris ngày Tân Niên Nhâm Ngọ. Nguyện chúc cộng đàn là ánh sáng giữa một xã hội ngày càng xuống dốc. Xin Đức Mẹ Lộ Đức hướng dẫn Giáo Xứ luôn sống trong tình thương của Chúa ».
2) Ngày 01.05.2002 : Đại hội liên đới nghề nghiệp lần thứ 3, với chủ đề « Chứng tá đức tin trong nghề nghiệp », cha Ðinh Ðồng Thượng Sách và luật sư Lê Ðình Thông đã dẫn nhập vào câu hỏi « Bạn nghĩ thế nào về vấn đề chứng tá đức tin trong nghề nghiệp ? » để các nhóm thảo luận.
3) Về sinh hoạt của các nhóm :
a) Ngành Xây Dựng đã có những phân công theo từng nhóm chuyên biệt : nhóm điện, nhóm mộc, nhóm ống nước, nhóm thợ nề, … để bảo trì cơ sở. Nhóm có 35 người, trong đó, 15 người sinh hoạt đều đặn và tận tụy. Hàng năm vào mùa hè, nhóm dành 2, 3 ngày để tu sửa cơ sở Giáo Xứ. Hè 2002, đã xem sửa lại hệ thống sưởi, vòi và ống nước, bình nước, nhà vệ sinh, điện, sơn tường ở tầng hầm, vết hầm mỡ ở nhà bếp. Sắp sửa lại căn nhà bên chung cư.
b) Qua Ngành Taxi, ai cũng biết rằng bữa cơm Nhâm Ngọ do các anh tổ chức đã rất thành công. Nhóm có 40 người. Ðã có nề nếp và sinh hoạt đều với 10 người : gặp nhau, ăn cơm mang theo, cầu nguyện. Nhờ vậy, anh em bớt đi tệ nạn đánh bạc, ăn gian với khách hàng. Bữa cơm mừng xuân hàng năm thành công và mang lại kết quả tốt, nhất là liên kết được với các bạn đồng nghiệp Á châu.
c) Ngành Dịch Vụ : thành phần theo nghề nghiệp khác nhau, đa số trẻ tuổi. Ðể dễ sinh hoạt, nhóm đã phân chia làm 4 tiểu ban : Y tá, chuyên viên, thư ký và ngân hàng. Tuy nhiên, chưa đạt được mong muốn. Vì tâm lý , cấp bậc và thực trạng nghề nghiệp, khó gặp gỡ và qui tụ sinh hoạt.
d) Ngành Doanh thương, theo danh sách, được 20 người. Có Ban Ðại Diện là 4 người, nhưng yếu kém, vì nghề nghiệp và giờ giấc không cho phép qui tụ hay tổ chức phiên họp. Qua 2, 3 lần họp, vẫn chỉ có mặt được 4, 5 người trong Ban Ðại Diện. Vì thế, nhóm đề nghị sát nhập vào nhóm khác. Nếu cần, xin đóng góp cho quĩ từ thiện, họp hành thì khó thực hiện.
e) Ngành Chuyên gia : Sinh hoạt đều đặn và ngày càng có nhiều sáng kiến. Mỗi chủ nhật trong tháng, sau lễ 11g 30, đều có nhóm trực và giúp tư vấn về : Tâm lý, tâm bệnh và tâm thần (chủ nhật thứ 1), Vi tính và Internet(chủ nhật thứ 2), Luật pháp (chủ nhật thứ 3), Nha, Y, dược (chủ nhật thứ 4). Hàng năm nhóm chung vui năm mới vào ngày lễ bổn mạng là Lễ Hiển Linh. Ðặc biệt năm nay nhóm chuyên gia đã cho ra mắt Mạng Lưới Internet của Giáo Xứ www.giaoxuvnparis.org và tổ chức Tiệc gây quĩ mua máy in, máy chiếu hình cho Giáo Xứ. Cũng từ năm nay, các nhóm LÐNN đã lấy một sáng kiến mới là quyết định tổ chức tiệc liên đới vào sau Ðại Hội, tại nhà hàng để gây quĩ sinh hoạt, giúp Giáo Xứ, hay giúp truyền giáo, xã hội ở Việt Nam.
4) Từ 29-31.05.02, GXVN tham dự Gặp Gỡ Giới Trưởng Thành VIII, 2002: - tại Acceuil Saint Jean Baptiste, 89 rue Jean Jaurès, 93470 Coubron, - theo đề tài « Từ mọi ngôn ngữ và mọi văn hóa, chúng ta phải cùng nhau sống và trở nên một Giáo Hội có sứ mệnh trình bày Đức tin trên lãnh thổ có nhiều người di cư này » (Tài liệu của UBGMNKV), với 65 tham dự viên thuộc 22 cộng đoàn, trong đó có Paris.
5) Đại hội công giáo vùng Âu Châu từ 02 đến 04.08.2002 tại Lộ Đức. Chung cho các cộng đoàn VN tại Âu Châu, để chuẩn bị cho đại hội Niềm Tin ở Roma, chung với tất cả các cộng đoàn VN trên thế giới. Giáo Xứ VN Paris tham dự tích cực.
6) Cursillo khóa tu huấn 2 ngày 24-25/08/2002 tại GXVN/P cho các cursillistas Pháp và Âu Châu gặp gỡ nhau, sống gần gũi thân mật trong tình huynh đệ và chia sẻ kinh nghiệm sống Ngày Thứ Tư, học hỏi những điều căn bản của Kytô giáo.
7) Ngày 17.11.2002, Đức cha Nguyễn Văn Hòa, Chủ Tịch HĐGMVN, đã ghé thăm và dâng lễ với Cộng Đoàn Giáo Xứ.
8) Ngày 20.11.2002, trong thơ biên cho Cha Giám Đốc Mai Đức Vinh sau chuyến thăm viếng Giáo Xứ VN Paris, Gs Nguyễn Văn Thoan từ Úc Châu ghi : « Trọng kính cha, Rất hân hạnh được gặp cha tại văn phòng GX, dịp chúng tôi qua thăm Paris. Thấy cộng đàn của cha phát triển nhịp nhàng mà tôi thấy thèm. Đọc các bài của cha viết trên báo Giáo Xứ cũng như mấy tác phẩm xuất bản ở Paris, tôi rất khâm phục sức làm việc và óc sáng tạo của cha. Nhìn đến các cộng sự viên của cha, qua các câu chuyện tôi được nghe tại Paris, tôi phải nói đó là một cộng đoàn lý tưởng, hay nói cách khác, một cộng đoàn trong đó cha con một lòng ».
9) Hội Yểm Trợ Ơn Gọi Tận Hiến làm sổ tổng kết 13 năm hoạt động, 1989-2002. Hội đã gửi về giúp các ĐCV Việt Nam với số tiền lên đến 879.252,00 FF, tương đương với 134.041,00 €.
10) Cộng đoàn Giáo Xứ đón Đức Mẹ Lavang vào Giáo Xứ trong hai ngày 12 và 13.10.2002.
11) Ra mắt cuốn I trong bộ Tân Lịch Sử Giáo Hội (gồm 5 cuốn và 10 quyển sách)
12) Tiếp đón 130 bạn trẻ trên tổng số 90.000 bạn trẻ thế giới về họp tại Paris từ 28.12.2002 đến 01.01.2003.
2003 : Lập Nhóm Tiền Giúp Giáo Hội – Giáo xứ hoàn toàn tự lập tài chánh
1. 10.01.2003, Hội Yểm Trợ Ơn Gọi Tận Hiến họp Ban Điều Hành, để cải tổ và tu chính nội quy, chuận bị Đại Hội.
2. Từ 20 đến 27.02.2003, Phái đoàn đại diện 10 dòng nữ tại VN đến sinh hoạt tại Giáo Xứ, và ghi lại lưu niệm : « Chính nơi đây chúng con đã cảm nhận thật sâu sắc những mẫu gương hy sinh phục vụ trong niềm vui và tình yêu thương. Những bài học đó đã in sâu và để lại những dấu ấn rất đẹp trong tâm hồn mỗi người chúng con. Ước gì nó sinh hoa kết quả trong cuộc sống chúng con, để tất cả cũng trở thành hiện thân của Đức Kitô nơi môi trường chúng con hiện diện và phục vụ. Chúng con rất vui mừng thấy được những sinh hoạt đa dạng và sức sống tràn đầy của GXVN. Đó là dấu chứng và sự hoạt động của Chúa Thánh Thần. Tuy vậy, chúng con biết rằng vẫn còn đó những khó khăn thử thách mà Giáo Xứ phải vươn lên để củng cố, phát triển và trưởng thành. Chúng con xin được chia sẻ những nỗi ưu tư trăn trở trong tâm tình cầu nguyện ».
3. Chủ nhật 23.03.2003, Thánh lễ 11g30 tại Giáo Xứ được trực tiếp truyền hình trên đài F2, trong chương trình « Ngày của Chúa » (Le jour du Seigneur). Ước lượng khoảng hai triệu khán giả tham dự qua màn ảnh. Đây là một trong những áp dụng « Tân Phúc Âm Hóa », mà Giáo Xứ « đem chiêng đánh xứ người ». Phản ứng bột phát và nhận xét đầu tiên của các chuyên viên thâu hình là bầu khí nghiêm trang và cung cách kỷ luật của cộng đoàn, rất đáng khen. Cha Jean Corbineau, chuyên giảng lễ cho chương trình này, tỏ vẻ bỡ ngỡ và thán phục : « Làm sao diễn giải Lời Chúa tại Giáo Xứ khi tôi biết rằng đa số anh chị em là những thuyền nhân bất chấp nguy hiểm thoát khỏi chế độ thié lập năm 1975. Anh chị em muốn được tự do sống đạo. Mỗi chúa nhật, cả ngàn người từ khắp nơi trong vùng Paris đến đây dự thánh lễ. Và 250 em học giáo lý. Tôi không quên tán dương tính năng động của Cộng Đoàn Giáo Xứ. Tôi nghĩ đến các giáo hữu hiệp ý cầu nguyện cho anh chị em trong thánh lễ này. Các anh chị em trong Giáo Xứ thân mến, làm sao tôi có thể nói hết lời cám ơn các anh chị đã làm chứng cho hy vọng và niềm tin ? Mong rằng sự gặp gỡ hôm nay khởi dậy nơi chúng ta lời cảnh cáo đừng để xẩy ra cảnh trái ngược giữa việc cử hành thánh lễ chúa nhật và cuộc sống hằng ngày”. Sau đó, trong thư biên cho Đức Ông Giám Đốc Mai Đức Vinh, Ông Charles Eric Hauguel, Giám đốc sản xuất chương trình Ngày Của Chúa viết : « Tôi cảm tạ Đức Ông về sự cộng tác và tiếp đón ân cần. Phần chuẩn bị phụng vụ nghiêm túc, với thiện chí và chu đáo, cũng như tinh thần kỷ luật và tận tâm của mỗi thành phần trong cộng đoàn. Tất cả đã giúp chúng tôi rất nhiều, trong việc thực hiện thánh lễ truyền hình từ 50 năm nay. Giúp cho số đông người Pháp cũng như trên khắp thế giới hiệp thông trong lời cầu nguyện và việc cử hành Thánh Lễ cùng toàn thể Giáo Hội và cách riêng với Giáo Xứ Việt Nam hôm nay ». Ông Rémi Bossard, Giám đốc điều hành chương trình « Ngày Của Chúa » cũng biên thư cám ơn Đức Ông Giám Đốc : « Tôi chân thành cảm tạ Đức Ông đã mở rộng nhà thờ đón tiếp chúng tôi. Các thành viên chương trình « Ngày của Chúa » đều vô cùng cảm động về sự tiếp đón ân cần đầy nhiệt tình. Bởi vì tất cả đều ý thức rằng việc làm của chúng tôi gây nhiều xáo trộn và đòi hỏi chủ nhà phải túc trực nghênh tiếp… Chúng tôi rất hân hạnh hiểu biết thêm về Cộng Đoàn Việt Nam và được dự phần vào hiệp thông cùng Giáo Hội trong Thánh Lễ tại Giáo ứ. Thánh lễ đã được cử hành hoàn hảo và là chứng từ tuyệt đẹp. Xin đa tạ Đức Ông và toàn thể Cộng Đoàn Giáo Xứ ».
4. Ngày 01.05.2003, Đại hội liên đới nghề nghiệp lần thứ 4. Với chủ đề « Liên đới trong đời sống thường ngày, trong cộng đoàn và trong nhóm với nhau », đại hội đã được coi cuộn phim ghi lại những sinh hạt và tiến triển của Phong Trào Liên đới Nghề nghiệp tại Giáo Xứ. Ðược cuốn phim gợi ý, các hội thảo viên mỗi nhóm nghề nghiệp đi vào một phòng họp riêng để cùng trao đổi và thảo luận. Ðức Ông loan báo một công việc mà Liên Ðới vừa thực hiện và phát hành hôm nay. Ðó là cuốn « NIÊN GIÁM LIÊN ÐỚI NGHỀ NGHIỆP 2003 ». Vỏn vẹn trong 78 trang sách, cuốn Nien Giám LÐNN 2003 có một nội dung cô đọng qua ba phần trình bày. Phần một : tài liệu về tổ chức, ý nghĩa và phân chia ngành nghề. Phần hai Danh tánh, ngành nghề, địa chỉ , điện thoại các thành viên của các nhóm. Chuyên gia đếm được 108 người, Dịch Vụ 48, Doanh Thương 19, Thân Hữu Taxi 43, Xây dựng 24. Phần ba : sinh hoạt các nhóm. Cuốn niên giám hy vọng sẽ đem lại lợi ích cho những ai cần đến.
5. Ngày 04.05.2003, thuyết trình hội thảo về « Nhà văn hóa Paulus Huỳnh Tịnh Của » do giáo sư Trần Văn Cảnh.
6. Ngày 09-06-2003, Ban Huấn Luyện PT/TNTT/VN tại Pháp đổi danh xưng thành Ban Nghiên Huấn PT/TNTT/VN tại Pháp. Từ năm 1993 đến nay, mỗi năm đều có sa mạc huấn luyện Dự Trưởng và Huynh Trưởng C1 ; các sa mạc Huynh Trưởng C2, C3 và Đặc Cấp được tổ chức tùy theo nhu cầu. Số các huynh trưởng đã dự sa mạc các cấp lên đến hơn 150, trên toàn nước Pháp
7. Ngày 20.06.2003, bữa cơm liên đới Truyền Giáo đã được tổ chức tại ASIA PALACE gây quĩ giúp việc truyền giáo ở Việt Nam.
8. Lập nhóm đặc trách ‘Tiền giúp Giáo Hộĩ’. Giáo xứ hoàn toàn tự lập về tài chánh : 1- Không nhận giúp đỡ từ Tổng Giáo Phận Paris nữa ; 2- Tự lập quản trị chi thu : lương bổng cho những nhân viên làm việc cho giáo xứ, bảo trì và tân trang cơ sở củng như dụng cụ máy móc ; 3- Đóng góp vào quỹ « Tiền giúp Giáo Hội » của Tổng Giáo Phận Paris.
9. Giáo xứ tích cực tham gia đại hội « Hội Ngộ Niềm Tin », chung với các cộng đoàn VN trên thế giới, tổ chức tại Rôma, từ 24 đến 28.07.2003, và góp phần thành hình tập sách « Hội Ðồng Mục Vụ ».
10. Cursillo khóa 17 Nữ : 41 người ; khóa 18 Nam : 18 người.
11. Cha Ðinh Ðồng Thượng Sách thay cha Trần Anh Dũng lo mục vụ giới trẻ, có thầy sáu vinh viễn Ta Ðình Chung phụ tá. Thánh lễ giới trẻ tổ chức vào chủ nhật 01.11.2003 qui tụ trên 300 người tham dự.
12. Thầy sáu Tạ Ðình Chung chịu chức ngày thứ bảy 04.10.2003
13. Ngày 05.10.2003, Đại hội Hội Yểm Trợ Ơn Gọi Tận Hiến. Hiện tình có 431 hội viên trong 30 chi hội. Đại Hội đã tu chính nội qui và bầu Ban Chấp Hành mới. Số tiền đóng góp, từ tháng 08.2002 đến nay thâu được 11.000,00 €, gửi về cho 6 ĐCV ở Việt Nam, mỗi nơi 1500,00€, hết 9.000,00 €. Cha Đũng đã được Ban Giám Đốc đề cử làm tuyên úy cho Hội thay cha Cẩn.
14. Cha Dũng lo mục vụ cộng đoàn Sarcelles, thay cha Nguyễn Văn Cẩn
15. Sau nhiều năm ngưng đọng, chúa nhật 02. 11. 2003, Thánh Lễ đầu tiên của Giới Trẻ lại được cử hành tại Giáo Xứ cho niên khóa 2003-2004. Thánh lễ đã quy tụ trên 300 bạn trẻ tham dự. Cha Đinh Đồng Thượng Sách và Thầy Tạ Đình Chung phụ trách giới trẻ. Ngay đầu tháng 10.03, khi được loan báo, người ta thấy trong giới trẻ đã có sự chuẩn bị, họp bàn và dán quảng cáo… như mời gọi, thúc dục.
16. Ngày 09.11.2003, ĐC Antôn Vũ Huy Chương, GM Hưng Hóa, ghi Sổ Vàng Lưu Niệm : « Một bầu khí hiệp thông tuyệt vời khi dâng lễ với Đức Ông, Quí Cha và cộng đoàn GXVN Paris. Nguyện xin Thiên Chúa giúp tăng cường tinh thần hiệp thông đó trong Giáo Xứ và với mọi người ngoài Giáo Xứ, đặc biệt với Giáo Hội Việt Nam. Xin chân thành cám ơn Đức Ông và toàn thể Cộng Đoàn ».
17. Ngày chủ nhật 16.11.2003, sau khi nhận lãnh mũ áo Hồng Y ở Rôma ngày 21.10.2003, Đức Tân Hồng Y Phạm Minh Mẫn dã ghé thăm và dâng thánh lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam tại Giáo Xứ. Chia sẻ Lời Chúa, ĐHY quảng diễn : « đức tin của Các Thánh Tử Đạo Việt Nam là hồng ân Thiên Chúa. Chúng ta là con cháu phải giữ gìn và phát triển bằng lời cầu nguyện chân thành ». Sau đó, Ngài ghi vào Sổ Vàng Lưu Niệm rằng : « Xin Chúa Thánh Thần thánh hóa và đổi mới mọi người thành sứ giả Tin Mừng và chứng nhân Tình Yêu Thiên Chúa đối với dân tộc Việt Nam chúng ta ».
18. 16.12.2003, thiết trí hệ thống âm thanh mới trong nhà nguyện và hội trường chung với kinh phí 22 000€. Ngoài ra một hệ thống tân trang mới cũng đã được thiết bị : đàn piano numérique, máy chiếu điện tử (vidéo projecteur).
19. Thi hang đá mừng Giáng Sinh. 18 hang đá đã dự thi từ lễ Giáng Sinh 25.12.2003 đến lễ Thánh Gia 28.12.2003. Giải nhất về Marne-La-Vallée.
20. Khánh nhật Hôn nhân tổ chức vào ngày lễ thánh gia 28.12. 2003, có 14 dôi tham dự, kỷ niệm 15 năm, 20 năm, 25 năm, 30 năm, 42 năm và 60 năm hôn nhân.
21. Tổng kết mục vụ năm 2003 ở Giáo xứ có 49 em bé rửa tội, 26 người lớn gia nhập giáo hội, 21 trẻ em rước lễ lần đầu, 26 người lớn và 28 trẻ em chịu phép thêm sức, 14 đôi bạn trẻ lãnh bí tích Hôn Phối, 10 đôi khác học khoá chuẩn bị hôn phối tại Giáo xứ, nhưng làm lễ nơi khác), 256 ấu thiếu nhi và kha tráng, từ 5 đến 17 tuổi đi học giáo lý và tiếng việt tại giáo xứ, 58 000 người rước lễ chủ nhật.
22. Xuất bản Tân lịch sử Giáo Hội, cuốn II : Thời trung cổ, 600-1500, 2 tập, 850 tr.
2004 : Năm truyền giáo, xuất bản sách “Văn hóa và Đức Tin”
1. Tân lịch sử Giáo Hội, cuốn III : Cải cách và chống cải cách, 2 tập, 918 tr. (2004)
2. Văn hoá và Đức tin ; 640 tr. (2004)
3. Kỷ niệm 20 năm tái bản báo Giáo Xứ Việt Nam 1984-2004, Giáo Xứ Việt Nam số đặc biệt, « 20 năm báo Giáo xứ », 200, 01.02.2004, 130 tr. (2004)
4. Lễ thánh Giuse, quan thầy Giáo Hội Việt Nam, 19.03.2004, Ban tu thư giáo xứ phát hành cuốn sách thứ 11 : VĂN HOÁ VA ĐỨC TIN, 640 trang, giá bán 20 euros.
5. Ngày gia đình thảo luận về « Trao truyền văn hoá và đức tin cho con cái » đã được các phụ huynh trẻ tổ chức vào ng0y chủ nhật 28.03.2004, qua 2 nhóm thảo luận về 2 đề tài : 1- Trao truyền văn hoá gia đình Việt Nam cho con cái, 2-Trao truyền đức tin gia đình cho con cái.
6. Ngày chủ nhật 18.04.2004 nữ nghệ sĩ Bích Thuận nói truyện và ra mắt cuốn hồi ký « Từ làng Vân hồ đến Unesco ».
7. Cha Huỳnh Ngọc Tiên tạ thế ngày 18.04.2004. Rất nhiều tu sĩ và giáo dân đã đến dự thánh lễ an táng do Ðức Hồng Y Phạm Minh Mẫn chủ tế tại Giáo Xứ, lúc 10 giờ, ngày 24.04.2004
8. 01.05.2004- Ðại hội kỳ 5 của Liên Ðới Nghề nghiệp tại giáo xứ từ 14 giờ và tiệc thân hữu tại Asia Palace từ 20 giờ, thâu được 3774€, để giúp quĩ truyền giáo tại Việt Nam.
9. Hai ngày Thân hữu Giáo xứ thứ bảy và chủ nhật 15-16.05.2004 năm nay có sư tham gia đông đảo hơn của các đơn vị mục vụ và các hộ đoàn.
10. Từ 20-23.05.2004, GXVN tham dự Gặp Gỡ Giới Trưởng Thành IX, 2004, tại Acceuil Saint Jean Baptiste, 89 rue Jean Jaurès, 93470 Coubron – theo đề tài ‘Hôn nhân dị giáo và hôn nhân dị chủng‘, - với 64 tham dự viên thuộc 21 cộng đoàn.
11. Từ 27.05 đến 03.06.2004, Phái đoàn đại diện 18 dònh nữ tại Việt Nam, ghi lưu niệm : « Chúng con sung sướng đã được nhìn tận mắt những điều mà chúng con tưởng là chẳng bao giờ có được trong cuộc sống. Chúng con đã sống qua một tuần lễ tại nơi đây, đầy thánh thiện, vui tươi và tình thương. Chúng con không thể diễn tả được sự cảm mến và xúc động, cũng như lòng biết ơn vô vàn của chúng con đồi với Đức Ông Mai Đức Vinh, Cha Trần Anh Dũng và tất cả các vị thuộc trung tâm GXVN này. Chúng con chỉ biết cầu xin Chúa và Đức Mẹ La Vang, Mẹ Thăm Viếng ban muôn vàn hồng ân và chúc lành Quí Cha, và những người cộng tác trong GXVN Paris này để danh Chúa được cả sáng hơn nơi trời tây đầy ánh sáng và xa hoa này » (Marie-Jacques Lê Thị Thanh, ký thay, Dòng Con Đức Mẹ Thăm Viếng Huế).
12. Ðại diện Hội đồng Mục vụ giáo xứ, Ls Lê Dình Thông và chị Ðào Kim Phượng tham dự các buổi hội thảo của Tổng Ðịa phận Paris về Năm Truyền giáo, đặc biệt trong ngày Ðại Hội 15.05.2004, và các cuộc Hội Luận trong tuần lễ 25-28.10.2004
Trong đại Hội Mục Vụ ngày 13.06.2004, một Ban Thường Vụ mới đã được bầu cho nhiệm kỳ X, 2004-2007.
Chủ Tịch
|
Ông Lê Đình Thông
|
Phó chủ tịch
|
Ông Bùi Trọng Khang
|
Tổng thơ ký
|
Ông Trần Khắc Đạt
|
Phó tổng thơ ký
|
Bà Trần Thị Kim Chi
|
Uỷ viên Giáo lý
|
Chị Nguyễn Thị Mỹ Phước
|
Uỷ viên phụng vụ và thánh ca
|
Chị Huỳnh thị Anh Thư
|
Uỷ viên Tài chánh
|
Ông Ngô Triệu Hùng
|
Uỷ viên Văn hoá
|
Ông Nguyễn Đức Minh
|
Uỷ viên Thiếu Niên
|
Anh Nguyễn Nha Ty
|
Ủy viên Thông tin liên lạc
|
Ông Nguyễn Anh Hải
|
Ủy viên Xây dựng
|
Ông Nguyễn Văn Thơm
|
Ban Cố Vấn : Bác sĩ Tạ Thanh Minh, Giáo sư Trần Văn Cảnh, Bà Giáo Sư Tạ Thanh Minh Khánh, Bác sĩ Nguyễn Văn Ái, Ông Nguyễn Văn Hộ, Bác sĩ Nguyễn Ngọc Ðỉnh
1. Văn thư 24.08.2004 của Cha Chính Michel Pollien, đại diện ĐHY Lustiger, triển hạn nhiệm kỳ của Đức Ông Mai Đức Vinh đến 31.08.2007 trong chức vụ Giám Đốc Giáo Xứ (Xin xem Bài đọc thêm, Tài liệu lịch sử số 21).
2. Tháng 10.2004, Đức Cha Nguyễn Văn Hòa ghé thăm giáo xứ và để lại lưu bút như sau trong Sổ Vàng Giáo Xứ : « Nhân dịp ghé thăm Đức Ông Giuse Mai Đức Vinh, tôi được biết các hoạt động của GXVN trong năm Truyền Giáo 2004, đặc biệt là cuộc triển lãm truyền giáo. Các hoạt động này vừa diễn tả mối hiệp nhất của Giáo Xứ với Tổng Giáo Phận Paris, vừa nói lên sự hiệp thông của Giáo Xứ với Giáo Hội Việt Nam, trong năm Truyền Giáo, kỷ niệm 470 năm (1533-2004) hạt giống đức tin được gieo trồng trên quê hương yêu dấu. Tôi thành thực khen ngợi những cố gắng trên đây và xin Chúa Kitô, nhờ lời bầu cử của của Đức Mẹ Lavang và của các Thánh Tử Đạo Việt Nam, ban nhiều ơn lành cho toàn thể GXVN, đặc biệt trong đạl lễ Truyền Giáo ».
3. Cursillo khóa 19 Nữ : 40 người ; khóa 20 Nam : 22 người.
4. Vào cuối tuần 30-31/10/2004, các bạn trẻ cũng đã tham dự buổi họp mặt Giới Trẻ Việt Nam tại Pháp, do Tuyên Úy Đoàn đặc trách Giới Trẻ tổ chức tại Poitiers. Phái đoàn Giới Trẻ GXVN Paris tham dự khoảng 30 người trẻ. Ghi danh tham dự JMJ 2005 lần 20 tại Cologne với chương trình của địa phận Route de Gaspard khoảng 30 người, tham gia vào các chuyến đi tĩnh tâm hàng năm tại Taizé (2005 và 2006), xuất du ở Autun sinh hoạt và viếng cốt Thánh Lazarô, v.v.
5. Từ 03.10 đến 28.11.2004, Triển lãm kết thúc năm Truyền Giáo trong 2 tháng, với chủ đề « Ai sẽ cho ta thấy hạnh phúc » (Tv 4,7), qua 4 ngăn : hiện tình truyền giáo trên thế giới, Công cuộc truyền giáo tại Việt Nam, Giáo xứ Việt Nam thể hiện tinh thần truyền giáo và Phim về truyền giáo.
6. Đức Ông Jean Mariot, Cha Chính Địa Phận Paris, đại diện ĐHY Lustiger, đến chủ lễ 11g30 và cắt băng khánh thành Triển Lãm Truyền Giáo. Ngài bày tỏ một cảm nhận : « Niềm vui và hãnh diện là hai tình cảm đến với tôi khi nhận ra những nỗ lực rất đáng khâm phục của GXVN Paris để đóng góp vào đại lễ Các Thánh 2004 và nỗ lực Truyền Giáo của GXVN ».
7. Ngày 06.11.2004 Đức Cha Nguyễn Văn Hòa, Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam gửi thư khen ngợi những hoạt động của Giáo Xứ Việt Nam Paris. (Xin xem Bài đọc thêm, Tài liệu lịch sử số 22)
8. Ðể mở đầu năm Thánh Thể (tháng 10.2004 đến tháng 10-2005), Giáo xứ đã khai trương « Chương trình học hỏi về thánh lễ » trước thánh lễ, kể từ chủ nhật 28.11.2004
2005 : Lập Ngày Gia Đình Trẻ, Địa điểm mục vụ mới ở Antony, cầu nguyện liên tôn
1. Mùa đông 2004-2005 lạnh, các huynh trưởng và nghĩa sĩ đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể tổ chức nhiều ngày “Chủ nhật công tác xã hội”, mang cháo, cà phê nóng cho và thức ăn cho những kẻ không cửa không nhà tại các khu phố nghèo ở Paris.
2. Vào dịp Tết Nguyên Đán, tháng 1, 2005, Giới Trẻ đã tổ chức bữa cơm-ca nhạc trẻ « Xuân JMJ 2005 » nhằm gây quỹ yểm trợ cho các bạn trẻ tham dự JMJ’05 Cologne. Số tiền thu vào được khoảng 2800 euros, trong đó có cắt ra 400 euros để giúp nạn nhân Tsunami qua hội UNICEF.
3. Từ ngày 23.01.2005, Giáo Xứ phát hành hằng tuầnvào mỗi Chủ Nhật tờ “Thông báo mục vụ », 4 trang, với nội dung bố cục như sau : trích các bài đọc, đáp ca, Tin mừng ; gợi Suy niệm, Cầu nguyện ; và Thông tin mục vụ ở trang 4.
4. Cha Trần Ðịnh, sinh hoạt tích cực với Giáo Xứ trong những năm thập niên 80, đặc biệt trong nhóm Thần Học Giáo Dân, đã qua đời ngày 14.02.2005, hương thọ 63 tuổi
5. Hai ngày công quả 28.02 và 17.03.2005 đã được ủy viên xây dựng tổ chức để trùng tu cơ sở Giáo Xứ. Trên dưới 20 thành viên trong nhóm Liên đới Xây dựng đã đáp lời mời của Ông Thơm, để đến làm việc công quả này.
6. Ngày Gia đình cho các gia đình trẻ đã được tổ chức vào ngày 13.03.2005. Gs Tạ Thanh Minh Khánh nói lời dẫn nhập vào đề tài “Hạnh phúc gia đình”, để 4 nhóm thảo luận về: 1-Hạnh phúc vợ chồng : tiền bạc ; 2- Hạnh phúc vợ chồng : sức khoẻ và sinh lý ; 3- Hạnh phúc vợ chồng : danh vọng, nghề nghiệp, đam mê cá nhân ; - Hạnh phức vợ chồng : tôn giáo.
7. Cha Lê Xuân Mừng, trợ bút tích cực của báo Giáo Xứ đã từ trần ngày 27.03.2005, hưởng thọ 94 tuổi.
8. 17.04.2005 là ngày sinh nhật thứ 15 của Thư Viện. Luật Sư Lê Trọng Quát và Giáo sư Vũ Quốc Thúc đã thuyết trình về Quận Công Nguyễn Hữu Bài.
9. Ngày 23.04.2005, tại GXVN, ĐC Pierre d’Ornéllas chủ lễ truyền chức phó tế cho thầy Giuse Nguyễn Thanh Điển. Chia sẻ Lời Chúa, ĐC diễn đạt chức phó tế của Thầy Điển ở GXVN rằng : « Phó tế là người bạn và người phục vụ, được Thiên Chúa gửi đến các bạn trẻ và thiếu nhi GXVN, để làm chứng về Thiên Chúa là Tình Yêu ».
10. Ngày 30.04.2005, tiếp tục truyền thống ngày hội thánh ca của các ca đoàn trong giáo Xứ, ngày gặp gỡ các ca đoàn lần thứ hai đã được tổ chức.
11. 01.05.2005, Ðại Hội Lìên Ðới Nghề nghiệp kỳ VI, hội thảo về kinh nghiệm của các nghiệp đoàn. Gs Trần Văn Cảnh đã thuyết trình về đề tài “Từ quan niệm về liên đới trong hiến chương Âu Châu đến kinh nghiệm Liên đới Nghề nghiệp của các nghiệp đoàn chủ”. Ls Lê Ðình Thông thuyết trình về đề tài “Từ liên đoàn Lao Ðộng đến Liên Ðới Nghề nghiệp”. Ðức Ông Mai Ðức Vinh bổ nhiệm thầy sáu Tạ Ðình Chung và Giáo sư Trần Văn Cảnh làm đại diện cho năm ngành liên đới. Tiệc gây quĩ gửi về Ủy Ban Truyền Giáo của HĐGM/VN giúp truyền giáo ở VN (4000€).
12. Từ 05-08.05.2005, GXVN tham dự Gặp Gỡ Giới Trưởng Thành X, 2005, tại Maison diocésaine, 10 rue de la Trinité, 86034 Poitiers, - theo đề tài ‘Khác biệt giữa các tôn giáo‘ (Đạo nào cũng giống nhau?), - với 68 người tham dự thuộc 23 cộng đoàn.
13. http://vietcatholic.net/ : ba ngày 22,23 và 24.06.2005, Gs Nguyễn Long Thao, California, Hoa Kỳ, sau chuyến thăm GXVN Paris trong Tuần thánh 20-27.03.2005, đã cho phổ biến loạt bài về « Mục Vụ Văn Hóa tại Giáo Xứ Việt Nam Paris ». Bài dài 32 trang. Xin trích bốn đoạn.
Cái nhìn mở đầu tổng quát : « Nhân chuyến công tác Âu Châu mới đây, chúng tôi được người em là ông Nguyễn Văn Thơm đưa đến thăm giáo xứ Việt Nam tại Paris mà hồi còn ở Việt Nam chúng tôi đã từng được nghe danh tiếng. Khi đến nơi, cái mà chúng tôi đinh ninh gặp thì không thấy, cái mà chẳng bao giờ ngờ tới thì xuất hiện như một ánh chớp chói lòa làm chúng tôi choáng váng, sững sờ !
Chúng tôi muốn nói đến cơ sở vật chất của GXVN không khang trang rộng rãi bằng giáo xứ của chúng tôi ở Hoa Kỳ. Nhưng sinh hoạt văn hóa ở đây sung mãn đến độ người ta không thể khẳng định một điều mà không mấy sợ bị sai lầm rằng : Mục vụ văn hóa, hay nói khác, sinh hoạt báo chí, xuất bản sách vở và diễn thuyết tại GXVN ở Paris khởi sắc hơn bất cứ giáo xứ VN nào tại quốc nội cũng như tại hải ngoại. Và các sinh hoạt ấy đáng là khuôn mẫu để các giáo xứ khác học hỏi. Với nhận xét này, chúng tôi viết bài « Mục vụ Văn hóa tại GXVN Paris ». Không chủ đích « mặc áo thụng vái nhau ». Mà chúng tôi muốn tìm hiểu nguyên nhân nào mà cộng đồng giáo dân VN « không lớn lắm, không sang giầu » mà đạt được thành quả đáng khâm phục ».
Thành quả đạt được :
1- Về báo chí : 8 tờ báo chình thức của GX đã được liên tục kế tiếp nhau từ 1947 [ ] và 9 tờ báo của các đơn vị mục vụ [ ];
2 : Về xuất bản sách, hai giai đoạn với hai mục đích khác nhau : « Giai Đoạn 1975-1995: Đáp ứng nhu cầu mục vụ khẩn trương: Vào năm 1975 khi có làn sóng người Việt Nam ồ ạt ra nước ngoài tỵ nạn cộng sản thì Giáo xứ Việt Nam tại Paris nghĩ ngay tới việc in lại các sách vở Công Giáo giúp các giáo dân trong lúc chưa biết tiếng nước ngoài, có tài liệu học hỏi để củng cố đức tin. Các tài liệu xuất bản trong thời kỳ này liên quan đến các lãnh vực : Phụng Vụ, Thánh Nhạc, Giáo Lý, Tu Đức. Giai Đoạn 1996 - 2004: Hoạt Động Văn Hóa Tập Thể : Trong giai đoan này, sinh hoạt mục vụ văn hoá .. đi theo một chiều hướng mới. Hướng mới này nhằm ba chủ đích : Tiếp tục phát triển sinh hoạt ‘‘mục vụ văn hóa’’; Quy tụ những người có thiện chí và khả năng làm ‘‘tông đồ văn hóa’’, cùng ngồi lại làm việc chung với nhau : biên soạn, chuyển ngữ, đánh máy, nhuận văn, đọc bản văn, trình bày nội dung, trang trí ngoài bìa; Cùng nhau suy nghĩ và thực hiện một ‘‘việc làm văn hóa có lợi ích tích cực cho mục vụ của Giáo xứ và Giáo Hội’’. Tinh thần làm việc tập thể giữa linh mục, tu sĩ, giáo dân trong và ngoài Giáo xứ, đã được thể hiện tốt đẹp qua việc hoàn thành một số cuốn sách [ ].
3- Về sinh hoạt diễn thuyết : « Nếu thành quả về sinh hoạt báo chí và xuất bản sách làm chúng ta cảm phục Giáo xứ Việt Nam tại Paris, thì sang lãnh vực diễn thuyết, chúng ta càng thấy các vị có trách nhiệm ở đây quả có một ý thức sâu sắc về việc dùng mọi phương cách văn hóa để truyền đạt Tin Mừng và củng cố đức tin. Diễn giả các buổi diễn thuyết này là những thức giả đã được nhiều người biết đến. Chúng ta hãy liệt kê những nỗ lực này từ năm 1949 đến nay ». Rồi Gs Thao nêu ra 8 bài diễn thuyết thời 1949-1954 và 35 bài từ 1981 đến 2003.
Ba nguyên nhân thành công : « Căn cứ theo kết quả phỏng vấn một số giáo dân, dựa trên sự quan sát tại chỗ, và căn cứ vào những phân tích của giới chức có trách nhiệm trong giáo xứ, chúng tôi thiết tưởng 3 nguyên nhân chính sau đây đã giúp giáo xứ Việt Nam tại Paris thành công trong lãnh vực mục vụ văn hóa :
(A) Nội dung mục vụ văn hóa đáp ứng đúng nhu cầu giáo dân.
-(B) Nhiệt tình đóng góp của giáo dân.
-(C) Tinh thần hăng say của ban biên tập và tu thư ».
Hai nhận xét :
1. « Văn hóa được coi là chính sách mục vụ chính của giáo xứ: Trong các bản phúc trình hàng năm gửi về Tòa Tổng Giám Mục Paris để báo cáo về các sinh hoạt mục vụ của giáo xứ, Đức ông Giuse Mai Đức Vinh luôn luôn báo cáo về 3 đề mục: Mục vụ thiêng liêng, Mục vụ xã hội và Mục vụ văn hóa. Như vậy, Giáo Xứ Việt Nam tại Paris đã chọn lựa con đường phục vụ giáo dân một cách toàn diện: về thiêng liêng, về xã hội và về văn hóa.
2. Giáo xứ tạo được sự hợp tác giữa hàng linh mục và giáo dân: Mục vụ văn hóa là một công tác rất cam go, đòi hỏi khả năng tri thức và tinh thần hy sinh. Các linh mục trong giáo xứ không thể, và không đủ khả năng "bao sân" trong vấn đề này vì biển học mênh mông… Nhờ sự tham gia của giáo dân mà mục vụ văn hóa tại đây đã cung ứng được những món ăn tinh thần hữu ích, những kiến thức đa dạng về nhiều lãnh vực, đưa đến kết quả là chương trình mục vụ văn hóa tại đây có kết quả. Hơn nữa, mời gọi giáo dân tham gia vào mục vụ văn hóa là các linh mục đã vận động được mọi thành phần trong giáo xứ tham gia vào việc rao giảng Tin Mừng.
14. Trong những tuần lễ tiếp theo, nhiều phản ứng tích cực đã’ được đóng góp : Bà Nguyễn Thị Kim Loan từ Ohio ; Linh mục Văn sĩ Trần Cao Tường ở Louisanna, Giáo sư Trần Vinh ở Texas.
15. Qua lá thơ đề ngày 29.06.2005, Ðức Ông Giám Ðốc Mai Ðức Vinh đã chính thức loan báo với cộng Ðoàn việc thành lập điạ điểm mục vụ mới ở Antony.
16. Ngày 11.08.2005, 36 bạn trẻ Giáo Xứ Việt Nam lên đường tham dự Ngày Giới trẻ Thế giới lần thứ 20 tại Cologne, nước Ðức, về đề tài “Chúng ta cùng đến thờ lậy Ngài”
17. Cursillo khóa 21 Nữ : 44 người ; khóa 22 Nam : 22 người.
18. Thứ bảy 10.09.2005, cùng với các tôn giáo Việt nam khác, Phật giáo, Cao đài, Hoà Hảo, GXVN đã cử hành lễ cầu nguyện liên tôn cho các linh hồn tổ tiên tại crématorium nghĩa trang Père Lachaise Paris. Gs Trần Văn Cảnh điều khiển buổi lễ. Ls Lê Dình Thông cắt nghĩa ý nghĩa của buổI lễ.
19. Thầy Giuse Nguyễn Thanh Ðiển lãnh nhận chức linh mục ngày 01.10.2005 và đã dâng lễ tạ ơn tại Giáo xứ. Tân linh mục sẽ về phục vụ giáo xứ, thay cha Nguyễn Văn Cẩn về hưu.
20. Nữ tu Marie Nguyễn thị Kim Thoa đã làm lễ khấn trọn đời trong tu hội Thánh Tâm Chúa Giêsu theo bậc giáo dân tận hiến ngày 02.10.2005 tại nhà nguyện Giáo Xứ. Chi Thoa là thành viên trong Ban Giám Ðốc Giáo Xứ và phụ trách Lớp Pháp Văn từ nhiều năm nay.
21. Cha Trần Anh Dũng thay thế cha Cẩn lo sổ sách tiền bạc của Giáo Xứ.
22.Chủ nhật 16.10.2005, Giáo xứ cử hành thánh lễ tạ ơn, vinh danh cha Nguyễn văn Cẩn, đã làm việc cho Giáo xứ gần 20 năm, từ 1988 và nay ngài về nghỉ hưu.
23.Trong chương trình hướng đi mục vụ LIÊN ÐỚI TIN MỪNG, ngày 26.11.2005, Ban Giám Ðốc và Ban Thường Vụ đã đồng ý đề nghi với cộng đoàn 3 việc cho năm 2006 : 1-Phổ biến và học hỏi hai văn kiện “Tông đồ giáo dân” và “Truyền giáo”, 2-Tiếp tục cây thông truyền giáo trong mùa vọng và mùa giáng sinh, 3-Cầu nguyện và đọc kinh truyền giáo.
24.Tân lịch sử Giáo Hội, cuốn IV : Kỷ nguyên ánh sáng, các cuộc cách mạng và canh tân, 2 tập, 840 tr.(2005)
Bài viết khác
BÀI 20 : LỜI PHI LỘ, LỜI CÁM ƠN và MỤC LỤC.
Bài 19 PHỤ LỤC 2 GIỚI THIỆU GIÁO SƯ TRẦN VĂN CẢNH VÀ NHỮNG SINH HOẠT CỦA ÔNG TẠI GIÁO XỨ VIỆT NAM PARIS
Bài 18: PHỤ LỤC 1 ẢNH HƯỞNG SÂU RỘNG CỦA NHỮNG BÀI TƯỜNG THUẬT CỦA GS TRẦN VĂN CẢNH
Bài 17 - LỜI KẾT
Bài 16 - TÓM KẾT THỜI KỲ III, THỜI KỲ TRƯỞNG THÀNH, 1980-2013
Bài 15 - CHƯƠNG 11 - GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN HỘI NHẬP MỤC VỤ TỔNG GIÁO PHẬN PARIS, 2008-2013
Bài 14b - CHƯƠNG 10 - GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN VÀ TỰ LẬP TÀI CHÁNH, 2002-2007
Bài 14 - CHƯƠNG 10 - GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN VÀ TỰ LẬP TÀI CHÁNH, 2002-2007
Bài 13 - CHƯƠNG 9 : GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA, CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ LIÊN ĐỚI XÃ HỘI, 1997-2001
Bài 12 - CHƯƠNG 8 : GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN VĂN HOÁ GIÁO DỤC, 1984-1989
Bài 11 - CHƯƠNG 7 GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN VĂN HOÁ GIÁO DỤC, 1984-1989
Bài 10b - CHƯƠNG 6 GIAI ĐOẠN XÂY DỰNG CƠ CẤU TỔ CHỨC, 1980-1983
Bài 10 - CHƯƠNG 6 GIAI ĐOẠN XÂY DỰNG CƠ CẤU TỔ CHỨC, 1980-1983
Bài 9 - TÓM KẾT THỜI KỲ II, THỜI KỲ THÀNH LẬP VÀ PHÁT TRIỂN, 1947-1980
Bài 8 - Chương 5 : GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN, GIÁO XỨ VIỆT NAM PARIS, 1977-1980
Bài 7 - Chương 4 : GIAI ĐOẠN LỚN LÊN, TỔ CHỨC TRUYỀN GIÁO VIỆT NAM TẠI PHÁP, 1952-1977
Bài 6 - GIAI ĐOẠN THÀNH LẬP LIÊN ĐOÀN CÔNG GIÁO VIỆT NAM TẠI PHÁP, 1947-1952
Bài 5 - TÓM KẾT THỜI KỲ I, THỜI KỲ KHAI PHÁ, 1787-1947
Bài 4 - CHƯƠNG 2 : GIAI ĐOẠN NHỮNG TỔ CHỨC SƠ BỘ, 1942-1947
Bài 3 : CHƯƠNG 1 : GIAI ĐOẠN NHỮNG BƯỚC CHÂN KHAI PHÁ, 1787-1942