Bài 12 - CHƯƠNG 8 : GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN VĂN HOÁ GIÁO DỤC, 1984-1989
Trần Văn Cảnh
LTS : « LỊCH SỬ BIÊN NIÊN GIÁO XỨ VIỆT NAM PARIS 1787-2013 » là tác phẩm thứ 32 mà Ban Tu Thư Giáo Xứ Việt Nam Paris vừa soạn để mừng 30 năm thành lập Hội Đồng Mục vụ Giáo xứ Việt nam Paris, 1983-2013 và 30 năm phát hành báo « Giáo xứ Việt nam », 1984-2014.
Chúng tôi xin được hân hạnh giới thiệu tác phẩm này với quí độc giả.
Xin Thiên Chúa, Đức Mẹ, Thánh Giuse và các Thánh tiền nhân Tử Đạo Việt Nam chúc lành cho tất cả chúng ta.
CHƯƠNG 8
GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN ĐỜI SỐNG THIÊNG LIÊNG GIA ĐÌNH, 1990-1996.
Dự án II sáu năm1984-1989, Phát triển Văn hóa Giáo dục, đã gặt hái được những kết quả tốt.
Về văn hóa, chính yếu là bốn việc :
1- phát hành báo Giáo Xứ Việt Nam ngày 01.02.1984,
2- tiếp tục những buổi thuyết trình về thần
học, được mở ra về những đề tài văn hóa ;
3- tiệc xuân từ 1986 ;
4- tiếp tục thực hiện những buổi văn nghệ. Nhưng bốn việc này đã làm nền, mở ra những sinh hoạt văn hóa khác về sau, như thư viện từ năm 1990, tu thư tập thể từ năm 1995, Mạng lưới tin học khai trương ngày 01.05.2002.
Về Giáo dục, một sáng kiến mới đã đổi hẳn sinh hoạt giáo dục tại Giáo Xứ Việt Nam Paris, đó là việc thành lập đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể, chính thức ra mất vào ngày 22.06.1986. Nó mở ra một đường hướng mới về giáo dục khởi đầu cho ấu, thiếu, kha, tráng bằng một chương trình nhiều chiều : giáo lý, tiếng việt, sinh hoạt hội đoàn xã hội, bí tích thánh thể với thánh lễ chung. Xoay quanh việc giáo dục khởi đầu và tổng quát này cho ấu thiếu nhi, còn có một loạt những chương trình giáo dục chuyên biệt cho thanh niên, giới trẻ về ca nhạc, cầu nguyện, chuẩn bị hôn nhân, chuẩn bị ơn gọi tận hiến, hoặc giáo dục liên tục cho đủ mọi lớp tuổi về Pháp văn, về cán bộ mục vụ, về hôn nhân gia đình.
Song song với những sinh hoạt văn hóa giáo dục, đặc biệt trong giai đoạn này vẫn tiếp tục những sinh hoạt xã hội sầm uất và đã nhú lên những sinh hoạt khác, như tu bổ và gây quỹ cơ sở, đào tạo nhân sự giáo sĩ, thiêng liêng quan trọng, như tham dự Lễ phong 117 Thánh Tử Đạo năm 1988, và lập Hội Yểm Trợ Ơn Gọi năm 1989.
Dự án III, bảy năm 1990-1966, Phát Triển Thiêng Liêng, Gia Đình. Cũng như những dự án khác, dự án này được sự tham gia tận tình của đủ mọi thành phần trong giáo xứ, từ giáo sĩ, tu sĩ đến giáo dân, đặc biệt những người trong các đơn vị mục vụ và trong Ban Thường Vụ và Ban Cố Vấn.
Bảy việc chính đã được thực hiện :
1- Chương trình Mẹ đến thăm con của Giới Trẻ bắt đầu từ 1990 với Mẹ Fatima và từ 1994 với Mẹ Lộ Đức ;
2- tăng cường nhân viên giáo sĩ, với cha Nguyễn Văn Ziên và Trần Anh Dũng,
3- Đại Hội Mục Vụ Giới Trưởng Thành từ 1991,
4- Đại Hội Mục Vụ Giới Trẻ từ 1992 ;
5- Thành lập Phong Trào Cursillo từ 1993,
6- Thành lập Ban Mục Vụ Hôn Nhân Gia Đình từ 1995 ;
7- Khai trương khánh nhật kỷ niệm hôn nhân từ 1996.
1990 : Thư Viện Giáo xứ chính thức khai trương
1. Với sự giúp đỡ của nhà dòng Visitandines, nhiều người trong cộng đoàn góp sức trang bị lại nhà bếp, hệ thống sưởi, máy hút đồ dơ.
2. Ra tờ "Mission Catholique Vietnamiene" bằng tiếng Pháp, 1 tờ A3, mỗi năm 2 số để gửi cho các ân nhân và bạn hữu ngoại quốc.
3. Chiều chúa nhật, ngày 16.4.1990, thư viện đã chính thức được cha Giám Đốc Mai Đức Vinh cắt băng khánh thành với tên là “Thư Viện Giáo Xứ “. Đó là công lớn của cha Đinh Đồng Thượng Sách và nhóm trẻ tha thiết với nền văn hóa dân tộc và tương lai trẻ em, với cộng đoàn và độc giả xa gần. Rất đông quan khách tham dự với tiệc trà thân mật. Hội đồng mục vụ, qua tay ông Chủ Tịch Nguyễn Văn Hộ, tặng 5.000FF. Trong cuốn sổ vàng của ngày cắt băng khánh thành, cha giám đốc Mai Đức Vinh ghi : « Hoan hô tinh thần văn hóa của người trẻ. Tinh thần hăng say này phải trải rộng như mảnh đất Việt Nam. Sự trường tồn như sức sống dân tộc ». Một khách mời khác ghi : « Đọc sách để mở mang tâm thức mà Thượng Đế ban cho con người, để con người dùng sự hiểu biết của mình mà ca tụng Chúa. Hoan hô thanh niên Giáo Xứ. » (Lộc). Từ đây thư viện Thanh Thiếu Niên được cộng đoàn biết đến. Nhiều sách bắt đầu được gởi tặng hay mua.
4. Ngày 17.06.1990, Văn nghệ ‘Uống Nước Nhớ Nguồn’, kỷ niệm hai năm lễ Phong Thánh.
5. Ngày 25.06.1990, Đức Cha Pierre Joatton, Giám mục giáo phận Saint Etienne, chủ tịch Ủy Ban Giám Mục Ngoại Kiều gửi thư bổ nhiệm Cha Giuse Mai Đức Vinh làm Đại Diện Quốc Gia cho Tuyên Úy Đoàn Việt Nam tại Pháp và là người có trách nhiệm phối hợp về mục vụ cho người Việt Nam « Délégué National pour les aumôniers vietnamiens en France et responsable de la coordination de la Pastorale des Vietnamiens) (Xin xem Bài đọc thêm, Tài liệu lịch sử số 15).
6. Ba tháng sau, từ 24-28.09.1990, trong Đại Hội XIII của Tuyên Úy Đoàn, tại Maison du Sacré Coeur, Paray le Monial, Cha Tổng Tuyên Úy Mai Đức Vinh trình bày với các Tuyên Úy về chương trình sinh hoạt mục vụ tổng quát gồm bốn điểm chính : 1- Mời các Tuyên Úy cộng tác sinh hoạt, mọi người kể từ Linh Mục Đại Diện đều làm việc có tính cách tự nguyện.
2- Tiền 80.000f (1/2 lương hàng năm của một Linh mục) do Ủy Ban Giám Mục Ngoại Kiều trợ cấp sẽ trở thành quỹ chung của Tuyên Úy Đoàn. Thêm vào đó, mỗi cộng đoàn dành một ngày tiền quyên trong Thánh Lễ góp vào quỹ chung.
3- Thành lập Ban Mục Vụ Trưởng Thành, đặc biệt tổ chức các khóa huấn luyện cho các thành viên của các Ban Đại Diện Cộng Đoàn Việt Nam tại Pháp.
4- Thành lập Ban Mục Vụ Giới Trẻ, đặc biệt tổ chức các Đại Hội Giới Trẻ. Sau nhiều giờ trao đổi, có lúc thật sôi nổi, chương trình bốn điểm đã được Tuyên Úy Đoàn chấp nhận. Ban Mục Vụ Trưởng Thành và Ban Mục Vụ Giới Trẻ được thành hình từ đó ».
7. Ngày 11.11.1990, thuyết trình hội thảo về « Thi sĩ Hàn Mặc Tử » do học giả Thái Văn Kiểm trình bày.
8. Năm 1990, Chương trình Mẹ đến thăm con đáng ghi nhớ trong sinh hoạt của giới trẻ: tượng Đức Mẹ Fatima. Kỷ niệm 75 năm Đức Mẹ hiện ra tại Fatima (1917-1992). Qua năm 1994, rước tượng Đức Mẹ Lộ Đức, cầu cho Đại Hội Hành hương lộ Đức, tháng 8.1995. Gia đình đến đón Đức Mẹ đặt trên bàn thờ sau lễ hàng tháng, hay do hai quân binh trẻ của tiểu đội Nguồn An Vui tháp tùng Đức Mẹ cùng với Cha Tuyên Uùy và khách mời. Chương trình được thực hiện vào tối thứ sáu, thứ bảy hay chúa nhật, từ 20 đến 21g30. Nội dung : một bài hát mở đầu, ít phút cầm trí, 10 kinh dâng Đức Mẹ, Lắng nghe Lời Chúa, chia sẻ và cầu nguyện. Tìm hiểu về Đức Mẹ. Bài hát kết thúc. Trong tuần, gia dình hay bạn trẻ nối tiếp những chuỗi mân côi còn giở, hợp với các chuỗi Môi Khôi của các bạn trẻ khác làm thành ‘Chuỗi Môi Khôi Sống’. Nếu được, bạn cố gắng làm việc bác ái, hy sinh dâng cho Mẹ (Thông báo trong Emmau 1994)». Ngỡ tưởng chiến dịch sẽ ít có người tham gia hưởng ứng, nhưng rồi một nhà, hai nhà, sau đó lan rộng ra đến các vùng ngoại ô Paris xa hun hút, như Epinay sur Seine, Roissy en Brie, v.v. Người ta ghi lại về một chiến dịch như sau: "Ra về ai cũng hài lòng và tình cảm khắng khít với chủ nhà. Chủ nhà có thể là bạn trẻ độc thân, thất nghiệp, sống chung ngoài hôn nhân, sắp lập gia đình hay ly dị, yêu người mà người không yêu, v.v... Nhờ Mẹ đến thăm con, bạn bè an ủi, Cha Tuyên úy gỡ rối tơ lòng, người chủ dường như tìm ra lối thoát an bình". Nhóm nồng cốt phụ tá cha Tuyên Úy Đinh Đồng Thượng Sách trong chương trình này là nhóm Đạo Binh Trẻ - tiểu đội "Mẹ Nguồn An Vui".
9. Tổng kết hoạt động xã hội 1990 của GXVN bớt sầm uất hơn. Thay vì 13 hoạt động trong 10 năm cuối 70 đầu 80, thì trong những năm cuối 80 đầu 90 giảm xuống còn 4 hay 5 hoạt động. 1-Tiếp đón tại phòng xã hội : 8-12 người mỗi ngày ; 2- Học Pháp Văn, với 28 giáo sư và 165 học sinh ; 3- Đi hè ở trại : 50 em, với gia đình Pháp : 28 em ; 4- Đỡ đầu : 11 người ; 5- Nhóm xã hội tham gia : 7 nhóm ; 6- Việc làm kiếm được 97, cho 30 người.
Đại Hội Mục Vụ 1990 : Hội Đồng Mục Vụ khóa IV (1990-1992).
Chủ Tịch
|
Ông Nguyễn văn Hộ
|
Phó chủ tịch, đặc trách tôn giáo
|
Ông Trần Louis
|
Phó chủ tịch, đặc trách xã hội
|
Nt Christine Nguyễn thị Lan
|
Phó chủ tịch, đặc trách văn hoá và tuổi trẻ
|
Chị Đào Kim Phượng
|
Tổng thơ ký
|
Chị Vũ thị Lan
|
Phó tổng thơ ký
|
Ông Phạm Hoà Hiệp
|
Thủ quỹ
|
Ông Hoàng Minh Trứ
|
Phó thủ quỹ
|
Bà Nguyễn thị Cẩm Tuyết
|
Ban Cố Vấn : Cha Trần Thanh Giản, Sư Huynh Pierre Trần Văn Nghiêm, Bác sĩ Phán, Giáo sư Nguyễn Huy Bảo, Bác sĩ Tạ Thanh Minh, Giáo sư Trần Văn Cảnh, Bà Giáo Sư Tạ Thanh Minh Khánh.
1991 : Tăng cường nhân viên giáo sĩ
1. Ủy ban Giám Mục về Ngoại Kiều can thiệp xin Đức Cha địa phận Nanterre cử Cha Giuse Nguyễn Văn Ziên đến làm việc cho Giáo Xứ một phần tư thời gian trong hai năm.
2. Đại Hội Liên Tu Sĩ III tại Giáo Xứ.
3. Cha Giuse Trần Anh Dũng bỏ Tiểu bang Lousiana, Mỹ, đến Pháp. Cựu học trò ở Đại Chủng Viện Xuân Bích Huế của cha Mai Đức Vinh, cha được nhận làm việc cho Giáo Xứ bán thời gian. Một nửa thời gian khác, cha được Giáo Xứ cho đi học thêm. Cha được phép mở Đắc Lộ Tùng Thư, và xuất bản sách từ năm 1992, với cuốn đầu tiên là « Sơ thảo Thư mục Công Giáo Việt Nam », Paris, 1992, 396 trang.
4. 1991, Presidium thứ 11, Nữ Vương Các Thánh Tông Đồ đã được thành lập tại GXVN/P Paris 14, với thành phần nhân sự như sau : Linh Giám : Cha Michel Toán ; Trưởng : Chị Agnès Phú ; Phó : Chị Maria Quý ; Thư Ký : Chị Thérèse Thúy ; Thủ Quỹ : chị Maria Huyền.
5. 1991, Presidium thứ 12, Đức Mẹ Thông Ơn Thiên Chúa đã được thành lập ở Cergy, ngoại ô Bắc Paris, với thành phần như sau : Linh Giám : Cha Michel Toán ; Trưởng : Chị Maria Phong ; Phó : Chị Lucie Reo ; Thư ký : Chị Anne Dung ; Thủ Quỹ : chị Marie Thúy.
6. Từ 20-22.05.91, Gặp Gỡ I, Giới Trưởng Thành, Các CĐCGVN-P, tại Maison Saint Joseph, Francheville (Lyon) – theo đề tài ‘Vai trò và trách nhiệm của giáo dân dựa trên các văn kiện của Công Đồng Vatican II’ – với 57 tham dự viên thuộc 19 cộng đoàn. Nhiều đại diện GXVN-P đã tham dự.
7. Tổng kết hoạt động xã hội 1991 của GXVN. Năm hoạt động chính yếu : 1-Tiếp đón tại phòng xã hội : 8-12 người mỗi ngày ; 2- Học Pháp Văn, với 27 giáo sư và 240 học sinh ; 3- Đi hè ở trại : 30 em, với gia đình Pháp : 26 em ; 4- Đỡ đầu : 12 người ; 5- Nhóm xã hội tham gia : 5 nhóm.
1992 : phát triển ơn gọi tận hiến
1) Từ 07-10.05.1992, Gặp Gỡ II, Giới Trưởng Thành các CĐCGVN-P, - tại Le Chatelard (Jésuite), Francheville (Lyon) - theo đề tài « Khai tâm và nhận diện thực chất của Giáo dân Việt Nam tại Pháp dựa trên các yếu tố thực tế » - với 65 tham dự viên thuộc 21 cộng đoàn, trong đó có Paris.
2) 15.05.1992, thuyết trình hội thảo về « Vua Quang Trung, nhân dịp kỷ niệm 120 năm trận Đống Đa » do Cư sĩ Trần Đại Sỹ trình bày. Nữ nghệ sĩ Bích Thuận và thi sĩ Hồ Trọng Khôi : « Bình và ngâm thơ Nguyễn Công Trứ, Đinh Hùng và Hồ Trọng Khôi ».
3) Ngày 28.05.1992 : Họp 23 chi trưởng Hội Yểm Trợ Ơn Gọi Tận Hiến, dưới sự chủ tọa của cha GĐ Mai Đức Vinh, cha Tuyên Úy Nguyễn Văn Cẩn và ông Hội Trưởng Phan Quang. Tình trạng hiện tại : 377 hội viên, trong 23 chi hội. Biến chuyển 1989-1992, từ 147 lên 377 hội viên và từ 19 lên 23 chi hội. Tồn quĩ 91 và thâu 92 : 116.888,00 FF. Chi : gửi cho 4 Đại Chủng Viện VN đợt I, cho 5 ĐCV Việt Nam đợt II và cho 50 linh mục về tu nghiệp tại ĐCV thánh Giuse Hà Nội , tất cả hết 115.000,00 FF.
4) Từ 10 đến 13. 07. 1992, Đại Hội Giới Trẻ Công Giáo Việt Nam tại Pháp lần I , tại Athis-Mons (ngoại ô nam Paris) : Đại Hội quy tụ 317 bạn trẻ thuộc 26 Cộng Đoàn Việt Nam rải rác trên đất Pháp, riêng giáo Xứ Việt Nam Paris đã có 97 bạn trẻ đi tham dự. Chủ đề thuyết trình và trao đổi là «NGƯỜI TRẺ CÔNG GIÁO VIỆT NAM TẠI PHÁP».
5) Ngày 01.09.1992, Đức Cha Claude Frikart, thay mặt Đức Hồng y J.M. Lustiger gửi thư cho Cha Mai Đức Vinh triển hạn nhiệm kỳ ‘Cha sở Giáo Xứ’ của Cha đến 31.08.1995 (Xin xem Bài đọc thêm, Tài liệu lịch sử số 16).
6) Làm lại nhà kho.
7) Tổng kết hoạt động xã hội 1992 của GXVN. Năm hoạt động chính yếu : 1-Tiếp đón tại phòng xã hội : 8-12 người mỗi ngày ; 2- Học Pháp Văn, với 21 giáo sư và 220 học sinh ; 3- Đi hè ở trại : 48 em, với gia đình Pháp : 7 em ; 4- Đỡ đầu : 10 người ; 5- Nhóm xã hội tham gia : 8 nhóm.
8) Ðại Hội Mục Vụ 13.12.1992 : tu chính lần 2 Nội qui HÐMV Bầu lại Ban Thường Vụ
Hội Đồng Mục Vụ khóa V (1992-1994).
Chủ Tịch
|
Ông Nguyễn Văn Nghi
|
Phó chủ tịch, đặc trách tôn giáo
|
Nguyễn Ngọc Đỉnh
|
Phó chủ tịch, đặc trách xã hội
|
Bà Huỳnh Thái Ngoạn
|
Phó chủ tịch, đặc trách văn hoá và tuổi trẻ
|
Chị Đào Kim Phượng
|
Tổng thơ ký
|
Nt Christine Nguyễn thị Lan
|
Phó tổng thơ ký
|
Ông Đổ Huy Hoàng
|
Thủ quỹ
|
Ông Đỗ Thượng Hưng
|
Phó thủ quỹ
|
Bà Debonnaire Lộc
|
Ban Cố Vấn : Cha Trần Thanh Giản, Sư Huynh Pierre Trần Văn Nghiêm, Bác sĩ Tạ Thanh Minh, Giáo sư Trần Văn Cảnh, Bà Giáo Sư Tạ Thanh Minh Khánh, Ông Nguyễn Văn Hộ
1993 : Khai sinh Phong Trào Cursillo
1. 15.03.1993, thuyết trình hội thảo về « Alexandres de Rhodes, 400 năm sinh nhật » do giáo sư Nguyễn Khắc Xuyên trình bày.
2. Từ 20-23.05.1993, Gặp Gỡ III, Giới Trưởng Thành các CĐCGVN-P, - tại Maison Saint Joseph, Francheville (Lyon) – theo đề tài ‘Tìm hiểu một số các hội đoàn đang sinh hoạt trong các xứ đạo Pháp‘, với 62 tham dự viên thuộc 22 cộng đoàn, trong dó có Paris.
3. Phong trào Cursillo bắt đầu mở Tuần Tĩnh Huấn tại Rungis với sự giúp đỡ nhân sự và tài chánh của Cursillo Việt Nam bên Hoa Kỳ. Từ 19 đến 22/08/1993 khóa 1, cho 48 khóa sinh nam giới. Từ 26 đến 29/08/1993, khóa 2, cho 62 khóa sinh nữ giới.
4. Cha Dũng nhận cộng đoàn Noisy Le Grand thay Cha Cẩn.
5. Cha Sách nhận lo cộng đoàn Cergy-Pontoise.
6. Ngày 05.06.1993, thành lập Presidium thứ 13, Đức Mẹ Chúa Trời, ở Pontault Combault. Từ 1996, sát nhập vào GXVN/Paris.
7. Năm 1993, dưới sự thúc đẩy của Cha Giuse Vũ Đức Thông cựu Tổng Tuyên Úy PT/TNTT/VN, Đức Ông Francis Phạm Văn Phương Tổng Tuyên Úy PT/TNTT/VN tại Hoa Kỳ và sự nhiệt thành hy sinh giúp sức của một số Huynh Trưởng và Huấn Luyện Viên nồng cốt của Phong Trào bên Hoa Kỳ, nhất là Trưởng Nguyễn Đức Mậu, Phong Trào tại Pháp được tu bổ và bắt đầu lan rộng nơi các Cộng Đồng địa phương. Sa Mạc Huấn Luyện Huynh Trưởng các cấp đã được tổ chức cho các Huynh Trưởng toàn quốc tại Pháp.
8. Tháng 7-1993 Sa mạc Huấn Luyện/Huynh Trưởng TNTT cấp 1-Lửa Hồng 1 và Sa mạc HL/HT cấp 2- Dũng Lạc 1 tại Rungis.
a) Tuyên úy sa mạc C1 : Lm. Đinh Đồng Thượng Sách
b) Sa mạc trưởng SM C1 : Tr. Vincent Nguyễn Đức Mậu
c) Tuyên úy sa mạc C2 : Lm. Giuse Vũ Đức Thơng
d) Sa mạc trưởng SM C2 : Tr. Antony Phạm Ngọc Anh
e) Thành phần tham dự : 49 sa mạc sinh từ các cộng đồng Marseille, Toulouse, Bordeaux, Limoges, Strasbourg, Nantes, Versailles, Cergy và đoàn Kitô Vua - Paris.
9. 18.09.1993, thành lập Presidium thứ 14, Maria Trinh Nữ Vương, tại Saint Marc, Malakoff Nantes, gồm nhân sự như sau : Linh giám : cha René, cha sở St-Marc và tuyên úy CĐVN ở Nantes ; Trưởng : Anh Pierre Thông ; Phó : anh Marc Vinh ; Thư ký : chị Thérèse Minh Hoa ; Thủ Quỹ : Chị Marie Anne Nguyệt ; Hội viên : Anne Vui, Anne Hương, Tán trợ : 8 người , Bảo trợ : 3 người.
10. 17.10.1993, thuyết trình hội thảo về « Văn Sỹ Gheoghiu qua tác phẩm : Từ giờ thứ 25 đến giờ vĩnh cửu » do giáo sư Nguyễn Thị Hảo trình bày.
11. Tổng kết hoạt động xã hội 1993 của GXVN. Năm hoạt động chính yếu : 1-Tiếp đón tại phòng xã hội : 8-12 người mỗi ngày ; 2- Học Pháp Văn, với 27 giáo sư và 262 học sinh ; 3- Đi hè ở trại 35 em ; 4- Đỡ đầu : 9 người ; 5- Nhóm xã hội tham gia : 7 nhóm.
1994 : Kế hoạch vận động với nhà dòng và Tòa Giám Mục làm lại hai nhà ngoài sân
1. Từ 12-15.05.94, Gặp Gỡ IV, Giới Trưởng Thành các CĐCGVN-P-1994, tại Maison Saint Joseph, Francheville (Lyon) – theo đề tài « Giáo dục thanh thiếu niên trong môi trường gia đình Việt Nam tại xã hội Pháp », với 68 tham dự viên thuộc 23 cộng đoàn, trong đó có GXVN Paris.
2. Ngày 23.05.94, Lễ Chúa Giêsu thăng thiên, Đại Hội thường niên Hội Yểm Trợ Ơn Gọi Tận Hiến. Biến chuyển 1992-1994, từ 377 lên 430 hội viên, trong 23 lên 25 chi hội. Tiền gửi về giúp 5 Đại Chủng Viện : Hà Nội, Vinh Thanh, Nha Trang, Sài Gòn và Cần thơ là 100.000,00 FF.
3. Đại Hội Giới trẻ Công Giáo Việt Nam Tại Pháp lần II : Cũng tại Lycée Saint Charles ở Athis-Mons, từ 14-17. 07.1994, từ khắp Nước Pháp, 257 bạn trẻ đổ về dự Đại Hội trong đó có chừng 80 bạn trẻ thuộc Giáo Xứ Việt Nam Paris. Chủ đề của lần Đại Hội này là : «VAI TRÒ NGƯỜI TRẺ CÔNG GIÁO VIỆT NAM TẠI PHÁP».
4. Tháng 7-1994, Sa mạc HL/HT đoàn TNTT cấp 1-Lửa Hồng 2 và Sa mạc HL/HT cấp 2- Dũng Lạc 2 tại Domont
a) Tuyên úy sa mạc C1 : Lm. Đinh Đồng Thượng Sách
b) Sa mạc trưởng sa mạc C1 : Tr. Vincent Nguyễn Đức Mậu
c) Tuyên úy sa mạc C2 : Lm. Francis Phạm Văn Phương
d) Sa mạc trưởng SM C2 : Tr. Antony Phạm Ngọc Anh
e) Huấn Luyện Viên : Tr. Gioan Baotixita Nguyễn Xuân Mai
f) Thành phần tham dự : 40 sa mạc sinh từ các cộng đoàn Marseille, Toulouse, Limoges, Strasbourg, Nantes, Versailles, Cergy và Đoàn Kitô Vua - Paris.
5. Cursillo khóa 3 Nam: 37 người ; khóa 4 Nữ : 62 người.
6. Chuẩn bị vận động với nhà dòng và Tòa Giám Mục làm lại hai nhà ngoài sân.
7. Cha Ziên thôi làm việc cho Giáo Xứ và được Đức Cha giáo phận Nanterre cho đi học.
8. Cha Cẩn thay thế Cha Ziên giúp Cha Vinh ở Sarcelles.
9. Ngày 11.12.1994, ĐHY Giuse Phạm Đình Tụng, sau khi lãnh chức Hồng Y tại Rôma, đã ghé thăm và dâng lễ tại Giáo Xứ. Cùng đến với Ngài, còn có 7 giám mục khác : Lê Đắc Trọng, Nguyễn Quang Tuyến, Nguyễn Văn Yến, Nguyễn Như Thể, Nguyễn Văn Nhơn, Nguyễn Văn Trâm và Phạm Minh Mẫn.
Chiều, ĐHY và các GM Việt Nam đồng tế với ĐHY Lustiger tại Nhà Thờ Đức Bà Paris. Có thêm ĐTGM Nguyễn Văn Thuận, đến từ Rôma, đồng tế và giảng lễ này. Trong đoàn đồng tế còn có 20 linh mục Việt Nam. Đông đảo giáo dân Việt Nam đến tham dự. Ca đoàn Giáo xứ tham dự, hát bài « Xin Vâng », khiến mọi giáo hữu Pháp Việt có mặt bỡ ngỡ và cảm động. Sau thánh lễ, tối đến, ĐHY Tụng và các GM VN được ĐHY TGM Paris mời dùng cơm tại tòa TGM Paris.
10. Tổng kết hoạt động xã hội 1994 của GXVN. Năm hoạt động chính yếu : 1-Tiếp đón tại phòng xã hội : 8-12 người mỗi ngày ; 2- Học Pháp Văn, với 23 giáo sư và 148 học sinh ; 3- Đi hè ở trại 23 em, với gia đình Pháp : 23 em ; 4- Đỡ đầu : 7 người ; 5- Nhóm xã hội tham gia : 7 nhóm.
11. Đại Hội Mục Vụ, bầu lại Ban Thường Vụ
Hội Đồng Mục Vụ khóa VI (1994-1997).
Chủ Tịch
|
Ông Nguyễn Văn Nghi
|
Phó chủ tịch
|
Nguyễn Ngọc Đỉnh
|
Uỷ viên đặc trách tôn giáo
|
Chị Nguyễn Thị Mỹ Phước
|
Uỷ viên đặc trách xã hội
|
Ông Ngô Triệu Hùng
|
Uỷ viên đặc trách văn hoá và tuổi trẻ
|
Ông Nguyễn Kim Tuấn
|
Uỷ viên đặc trách tài chánh
|
Ông Đỗ Anh Sỹ
|
Tổng thơ ký
|
Chị Đào Kim Phượng
|
Phó tổng thơ ký
|
Ông Đổ Huy Hoàng
|
Ban Cố Vấn : Cha Trần Thanh Giản, Sư Huynh Pierre Trần Văn Nghiêm, Bác sĩ Tạ Thanh Minh, Giáo sư Trần Văn Cảnh, Bà Giáo Sư Tạ Thanh Minh Khánh, Bác sĩ Nguyễn văn Ái, Ông Nguyễn Văn Hộ
1995 : Thành lập Ban Mục Vụ Hôn Nhân Gia Đình
1. Cursillo khóa 5 Nam: 41người ; khóa 6 Nữ : 44 người.
2. Ban ‘Chuẩn Bị Hôn Phối’ bắt đầu sinh hoạt.
3. 10.05.1995, Cha GĐ Mai Đức Vinh gửi thư mời đến 10 vị đã được ngài gặp riêng, để bàn về việc thành lập « Lớp Chuẩn Bị Hôn Nhân ». Buổi họp dự trù vào ngày 27.10.1995.
4. Ngày 02-07-1995, Bản Nội Quy của Đoàn TNTT Kitô Vua đã hoàn thành và được Hội Đồng Đoàn chính thức công nhận và bắt đầu được áp dụng từ đó.
5. 09.07.1995, thuyết trình hội thảo về « Gia đình và luật tài sản » do luật sư Lê Đình Thông trình bày.
6. Đại Hội Lộ Đức Kỳ I, từ 04 đến 09-08-1995, kỷ niệm 35 năm thành lập hàng giáo Phẩm tại VN (1960-1995). GXVN Paris tham dự tích cực và đông đủ.
7. Tháng 8-1995, Sa mạc HL/HT đoàn TNTT cấp 1-Lửa Hồng 3 và Sa mạc HL/HT cấp 2-Dũng Lạc 3, và Sa mạc HL/HT cấp 3-Gia Liêm 1 tại Pau / Lộ Đức.
a) Tuyên úy sa mạc C1,C2,C3 : Lm. Đinh Đồng Thượng Sách
b) Sa mạc trưởng sa mạc C1 : Tr. Maria Đinh Kim Nguyệt
c) Sa mạc trưởng sa mạc C2 : Tr. Vincent Nguyễn Đức Mậu
d) Sa mạc trưởng sa mạc C3 : Lm. Chu Vinh Quang
e) HLV : Tr. Nguyễn Đức Thanh và Tr. Nguyễn Quang Trực
f) Thành phần tham dự : 45 sa mạc sinh từ các cộng đoàn Marseille, Toulouse, Nantes, Versailles, Cergy, Ermont, đoàn Kitô Vua - Paris và đoàn Emmanuel -Texas, Hoa Kỳ.
8. 27.10.1995, 10 giáo dân và giáo sĩ được mời đã đến tham dự buổi họp, trao đổi về vai trò của giáo dân, và về tổ chức « Khóa Chuẩn Bị Hôn Nhân 1, Giáng Sinh 1995 ». Bs Ái được bầu làm Trưởng Ban ; Gs Cảnh làm thư ký của Ban Mục Vụ Hôn Nhân.
9. Thứ sáu, 08.12.1995 khai mạc Khóa 1 Chuẩn Bị Hôn Nhân Giáng Sinh 1995, từ 20 đến 22 giờ, với
a) cha Mai Đức Vinh về « Mục đích và đặc tính của của Bí Tích Hôn Nhân”
b) Ls Lê Đình Thông về “Gia đình với dân luật của Pháp ».
10.Thứ sáu 15.12.95, từ 20 đến 22 giờ, với
a) Gs Trần Văn Cảnh về “Giáo dục gia đình” và
b) Bs Tạ Thanh Minh về “Phương pgáp dưỡng thai nhi ».
11.Thứ sáu 22.12.95, 20-22 giờ :
a) Bs Nguyễn Văn Ái :” Đời sống sinh lý vợ chồng” ;
b) Gs Nguyễn Văn Thạch : “Sống Đạo trong gia đình”.
12.Thứ sáu 12.01.96, 20-22 giờ :
a) Gs Phạm Bá Nha : “Vấn đề tài chánh trong gia đình” ;
b) Bs Nguyễn Ngọc Đỉnh : “Vai trò người chồng”.
13.Thứ sáu 19.12.96, 20-22 giờ :
a) Lm Đinh Đồng Thượng Sách : “Phụng vụ hôn nhân” ;
b) Bà Gs Tạ Thanh Minh : “Vai trò người vợ “.
14. Làm lại nhà ngoài sân.
15. Tham dự Đại Hội Hành Hương Lộ Đức do Tuyên Úy Đoàn tổ chức.
16. Cha Vinh nhận lo cộng đoàn Ermont theo lời yêu cầu của giáo phận Pontoise.
17. Cha Dũng lo giới trẻ thay Cha Sách.
18. Tổng kết hoạt động xã hội 1995 của GXVN. Năm hoạt độngchính yếu : 1-Tiếp đón tại phòng xã hội : 8-12 người mỗi ngày ; 2- Học Pháp Văn, với 23 giáo sư và 158 học sinh ; 3- Đi hè ở trại 35 em ; 4- Đỡ đầu : 10 người ; 5- Nhóm xã hội tham gia : 5 nhóm.
1996 : Khai trương Khánh Nhật Kỷ Niệm Hôn Nhân
1. Làm lại sân.
2. Chuẩn bị lễ 50 năm thành lập Giáo Xứ.
3. Tuần lễ ‘Đón Đức Mẹ’ là tuần khai mạc năm Tạ Ơn.
4. Thiếu nhi mừng 10 năm thành lập.
5. Ban Thường Vụ của Hội Đồng Mục Vụ được triển hạn lại một năm.
6. Ngày 26.01.1996, Họp tổng kết khóa 1 Chuẩn bị Hôn Nhân, Giáng sinh 1995, giữa Các Giảng Viên và Học Viên, để trao đổi, bổ khuyết, giải thích thêm và rút kinh nghiệm.
7. Ngày 15.02.1996, Họp tổng kết Sư phạm giữa các Giảng Viên để biết cảm tưởng, trao đổi và bồi dưỡng về sư phạm và chuyên môn, và tổ chức khóa tiếp theo, vào Phục Sinh 1996. Các giảng viên thấy cách làm việc và tổ chức tốt, đề nghị áp dụng cho hết các khóa : 1- Họp tổng kết, bồi dưỡng và chuẩn bị sư phạm, 2- Thực hiện khóa học, 3- Tổng kết, trao đổi, bổ khuyết, rút kinh nghiệm về khóa học giữa các học viên và giảng viên. Phương pháp và tổ chức này đã được áp dụng suốt 18 năm qua, 1995-2013.
8. Từ 16-19.05.96, Gặp Gỡ V, Giới Trưởng Thành các CĐCGVN-P-1996:, tại Maison Saint Joseph, Francheville (Lyon) – theo đề tài ‘Vai trò người phụ nữ Việt Nam trong gia đình và cộng đoàn tại xã hội Pháp’ – với 60 tham dự viên thuộc 20 cộng đoàn.
9. Ngày 25.06.1996, Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh chuyển đến Giáo Xứ Sứ Điệp của ĐGH Gioan Phaolô II cho GXVN Paris, nhân dịp mừng 50 Năm thành lập Giáo Xứ 1947-1997 (Xin xem Bài đọc thêm, Tài liệu lịch sử số 18).
10.Ngày 04.08.1996, thuyết trình hội thảo về « Sự nghiệp văn hóa và kiến trúc của cụ sáu Trần Lục » do các ông Trần Trung Lương và Phạm Bá Nha trình bày.
11.Tháng 8-1996, Sa mạc HL/HT của đoàn TNTT cấp 1-Lửa Hồng 4 và Sa mạc HL/HT cấp 2-Dũng Lạc 4, Sa mạc HL/HT cấp 3-Gia Liêm 2, và Sa mạc HLV Sơ Cấp – Sinai 1 tại Domont.
a) Tuyên úy sa mạc C1,C2,C3, HLV-SC : Lm. Đinh Đồng Thượng Sách
b) Sa mạc trưởng sa mạc C1 : Tr. Maria Đinh Kim Nguyệt
c) Sa mạc trưởng sa mạc C2 : Tr. Vincent Nguyễn Đức Mậu
d) Sa mạc trưởng sa mạc C3 : Tr. Nguyễn Đình Mạnh Trường
e) Sa mạc trưởng sa mạc HLV Sơ Cấp : Lm. Chu Vinh Quang
f) HLV : Tr. Gioan Baotixita Nguyễn Quang Trực.
g) Thành phần tham dự : 45 sa mạc sinh từ Hoa Kỳ, Limoges, Marseille, Nantes và từ đoàn Kitô Vua - Paris.
12. Đúng theo thư bổ nhiệm, Cha Vinh hết nhiệm kỳ làm Cha sở Giáo Xứ vào ngày 31.08.1996. Nhưng ngày 21.03.1996, Cha Vinh lên Tòa Tổng Giám Mục gặp Đức Cha Claude Frikart. Đức Cha bảo : ‘Bây giờ không tính số năm, điều quan hệ là Cha còn khỏe (solide) không ? Tôi suy nghĩ và sẽ trả lời cho Cha. Thế rồi ngày 03.06.1996, Cha Yves Mallmann phụ tá của Đức Cha Claude Frikart và là Giám Đốc của SITI (Service Interdiocésain des Travailleurs Immigrants) đến Giáo Xứ báo cho Cha Vinh hay là « Địa phận muốn Cha vui lòng tiếp tục nhiệm vụ làm Cha sở Giáo Xứ Việt Nam, không cần bổ nhiệm lại nữa ». (Xin xem Bài đọc thêm, Tài liệu lịch sử số 17).
13. Cursillo khóa 7 Nữ : 42 người ; khóa 8 Nam : 28 người.
14. Tổng kết hoạt động xã hội 1996 của GXVN. Năm hoạt động chính yếu : 1-Tiếp đón tại phòng xã hội : 8-12 người mỗi ngày ; 2- Học Pháp Văn, với 27 giáo sư và 268 học sinh ; 3- Đi hè ở trại 30 em ; 4- Đỡ đầu : 4 người ; 5- Nhóm xã hội tham gia : 4 nhóm.
15. 01.12.1996, với sự khuyến khích và giúp đỡ của Cha Giuse Mai Ðức Vinh, Giám Ðốc Giáo Xứ Việt Nam, « Nhóm Thân- Hữu Taxi » (THTX) được thành lập, xuất quân với tinh thần trẻ trung hăng hái, mở ra một hướng mới về Mục Vụ Xã Hội : Liên đới nghề nghiệp.
16. Cuối năm 1996, vì cảm thấy nhu cầu cần thiết về việc duy trì và tổ chức các Sa mạc Huấn Luyện Huynh Trưởng các cấp cho Đoàn TNTT Kitô Vua Paris và các Đoàn vùng phụ cận, cũng như việc giúp đỡ các Đoàn địa phương về sau, Ban Quản Trị Đoàn Kitô Vua đã đề nghị và được sự chấp thuận của Cha Tuyên Úy Giuse Đinh Đồng Thượng Sách, hình thành một Ban Huấn Luyện (BHL), với 1 Trưởng ban và Phó ban; nhiệm kỳ là 2 năm :
a) Trưởng ban : Anh Phanxicô Đỗ Duy Hoàng (Paris)
b) Phó ban : Anh Tôma Nguyễn Minh Đức (Paris)
c) Các Huấn Luyện Viên :
i) Chị Cêxilia Nguyễn Xuân Thảo (Paris)
ii) Chị Anna Tô Thị Thu (Marseille)
iii) Anh Tôma Nguyễn Văn Mẫn (Paris)
iv) Anh Phaolô Đỗ Anh Sĩ (Paris)
v) Anh Anphong Dương Trung Huy (Paris)
vi) Anh Giuse Đỗ Ngọc Hương (Paris)
vii) Anh Gioan Võ Thành Nhân (Paris)
17.Tháng 12 năm 1996, Ban Giám Đốc chấp nhận cho Ban Mục Vụ Hôn Nhân Gia Đình tổ chức Khánh nhật kỷ niệm hôn nhân cho các phụ huynh đã trải qua 10, 15, 20, 25, 30, 40, 50, 60 năm hôn phối vào ngày lễ Thánh Gia mỗi năm. Lần đầu tiên Khánh Nhật Kỷ Niệm Hôn Nhân được tổ chức là dịp Lễ Thánh Gia, 29.12.1996. Trước đó một tuần lễ, ngày 22.12.1996, tất cả các cặp hôn nhân đã ghi tên tham dự đều được mời đến tĩnh tâm chầu Mình Thánh và học hỏi trao đổi về đề tài « Quan Niệm Bình dân Việt Nam về Gia Đình » qua câu ca dao « Gia Đình là nghĩa tào khang, Chồng hòa vợ thuận nhà thường yên vui, Sinh con mới ra thân người, làm ăn thịnh vượng đời đời ấm no » do Gs Trần Văn Cảnh thuyết trình. Rồi chính ngày lễ, 29.12.1996, có phần chứng từ của một số cặp phụ huynh : Hai cụ Ông Bà Nguyễn Tiến Đạt, Ông Bà Nguyễn Xuân Cần, Ông Bà Nguyễn Văn Sâm, Ông Bà Phạm Bá Nha, Ông Bà Vũ Ngọc Hiện, Ông Bà Nguyễn Kết và Ông Bà Lê Văn Bửu. Cuối lễ, các cặp hôn nhân lãnh Phép Lành Tòa Thánh và cùng cả cộng đoàn đọc kinh gia đình. Và để kết thúc, mọi người được mời tham dự tiệc vui, để cùng vui và chúc mừng các cặp phụ huynh đã mừng khánh nhật hôn nhân.
Bài viết khác
BÀI 20 : LỜI PHI LỘ, LỜI CÁM ƠN và MỤC LỤC.
Bài 19 PHỤ LỤC 2 GIỚI THIỆU GIÁO SƯ TRẦN VĂN CẢNH VÀ NHỮNG SINH HOẠT CỦA ÔNG TẠI GIÁO XỨ VIỆT NAM PARIS
Bài 18: PHỤ LỤC 1 ẢNH HƯỞNG SÂU RỘNG CỦA NHỮNG BÀI TƯỜNG THUẬT CỦA GS TRẦN VĂN CẢNH
Bài 17 - LỜI KẾT
Bài 16 - TÓM KẾT THỜI KỲ III, THỜI KỲ TRƯỞNG THÀNH, 1980-2013
Bài 15 - CHƯƠNG 11 - GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN HỘI NHẬP MỤC VỤ TỔNG GIÁO PHẬN PARIS, 2008-2013
Bài 14b - CHƯƠNG 10 - GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN VÀ TỰ LẬP TÀI CHÁNH, 2002-2007
Bài 14 - CHƯƠNG 10 - GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN VÀ TỰ LẬP TÀI CHÁNH, 2002-2007
Bài 13 - CHƯƠNG 9 : GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA, CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ LIÊN ĐỚI XÃ HỘI, 1997-2001
Bài 12 - CHƯƠNG 8 : GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN VĂN HOÁ GIÁO DỤC, 1984-1989
Bài 11 - CHƯƠNG 7 GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN VĂN HOÁ GIÁO DỤC, 1984-1989
Bài 10b - CHƯƠNG 6 GIAI ĐOẠN XÂY DỰNG CƠ CẤU TỔ CHỨC, 1980-1983
Bài 10 - CHƯƠNG 6 GIAI ĐOẠN XÂY DỰNG CƠ CẤU TỔ CHỨC, 1980-1983
Bài 9 - TÓM KẾT THỜI KỲ II, THỜI KỲ THÀNH LẬP VÀ PHÁT TRIỂN, 1947-1980
Bài 8 - Chương 5 : GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN, GIÁO XỨ VIỆT NAM PARIS, 1977-1980
Bài 7 - Chương 4 : GIAI ĐOẠN LỚN LÊN, TỔ CHỨC TRUYỀN GIÁO VIỆT NAM TẠI PHÁP, 1952-1977
Bài 6 - GIAI ĐOẠN THÀNH LẬP LIÊN ĐOÀN CÔNG GIÁO VIỆT NAM TẠI PHÁP, 1947-1952
Bài 5 - TÓM KẾT THỜI KỲ I, THỜI KỲ KHAI PHÁ, 1787-1947
Bài 4 - CHƯƠNG 2 : GIAI ĐOẠN NHỮNG TỔ CHỨC SƠ BỘ, 1942-1947
Bài 3 : CHƯƠNG 1 : GIAI ĐOẠN NHỮNG BƯỚC CHÂN KHAI PHÁ, 1787-1942