Bài 11 - CHƯƠNG 7 GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN VĂN HOÁ GIÁO DỤC, 1984-1989
Trần Văn Cảnh
LTS : « LỊCH SỬ BIÊN NIÊN GIÁO XỨ VIỆT NAM PARIS 1787-2013 » là tác phẩm thứ 32 mà Ban Tu Thư Giáo Xứ Việt Nam Paris vừa soạn để mừng 30 năm thành lập Hội Đồng Mục vụ Giáo xứ Việt nam Paris, 1983-2013 và 30 năm phát hành báo « Giáo xứ Việt nam », 1984-2014.
Chúng tôi xin được hân hạnh giới thiệu tác phẩm này với quí độc giả.
Xin Thiên Chúa, Đức Mẹ, Thánh Giuse và các Thánh tiền nhân Tử Đạo Việt Nam chúc lành cho tất cả chúng ta.
CHƯƠNG 7
GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN VĂN HOÁ GIÁO DỤC, 1984-1989
Dự án I cho 4 năm 1980-1983 thành công mỹ mãn, một Hội Đồng Mục Vụ qui tụ chính thức 28 giáo dân để làm việc, đến từ 7 địa điểm mục vụ và từ 10 hội đoàn, ban nhóm, đã được thành lập. Một Ban Thường vụ điều hành công việc đã được bầu. Một Ban Cố Vấn để tư vấn thiết kế chương trình đã được đề nghị. Tất cả cộng tác chặt chẽ với Ban Giám Đốc chỉ đường và lãnh đạo.
Dự án II, cho 6 năm 1984-1989, đã được Ban Giám Đốc đưa ra và Hội Đồng Mục Vụ thiết kế, điều hành và thực hiện, chính yếu để phát triển văn hóa giáo dục. Nhưng những công việc thuộc hai lãnh vực cốt yếu khác là thiêng liêng và xã hội vẫn được thực hiện và phát triển song song. Chi tiết về dự án Phát Triển Văn Hóa Giáo Dục sẽ được tìm thấy trong sáu năm, 1984-1989 sau đây.
1984 : Phát hành nguyệt san “Giáo Xứ Việt Nam”, bộ mới
1. Chúa nhật 22.01.1984, trong số 269, tờ tuần san « Giáo Xứ Việt Nam”, cha Giám Đốc Mai Đức Vinh loan báo vào dịp xuân Giáp Tý 1984, 1- sẽ cho phát hành báo “Giáo Xứ Việt Nam” bộ mới, nguyệt san, số 1, số ra mắt, ngày 01.02.1984 ; 2- sẽ đình bản tờ tuần san “Giáo Xứ Việt Nam”, số cuối cùng, số 269, chúa nhật 22.01.1984.
2. Ngày 01.02.1984, Nguyệt San “Giáo Xứ Việt Nam », đã phát hành số 1, đúng như dự tính. Ngoài tờ nguyệt san chính thức này, Giáo Xứ còn có những tờ báo khác :
a) Báo « Emmau » của Giới trẻ, (1980)
b) Tờ « Mission Catholique Vietnamienne » cho người nói tiếng pháp, (1989)
c) Bản tin liên lạc « Sống Đạo » của Cộng Đoàn Cergy Pontoise, (1990)
d) Tờ « Liên lạc Gia Đình Thiếu nhi Thánh Thể » (1993)
e) Tờ Thông tin liên lạc « Cursillo Việt Nam –Âu Châu », (1995)
f) Từ « Bản thông tin Hội Đạo Binh Đức Mẹ », (1995), đến « Nội San Légio Mariae » (1999)
g) Từ « Bản Tin Cộng đoàn Công giáo Noisy–Le-Grand », (1997) đến « Bản tin Cộng đoàn Công giáo Marne –La – Vallée »
h) Tờ tuần san Thông Báo Mục Vụ (2005)
3. Chủ nhật 06.05.1984, hai ban Giáo Lý Cơ Bản và Giáo Lý Thánh kinh đã hội ý lần thứ hai trong năm để: 1)Duyệt xét lại tình hình các nhóm giáo lý và các nhóm Thánh Kinh. 2)Rút tỉa những kinh nghiệm để giải quyết những khó khăn. 3)Gợi ý cho năm tới về thời giờ, chương trình, và sư phạm…
4. 17.05.1984, thuyết trình hội thảo về « Đi học được trả lương » do giáo sư Trần Văn Cảnh, luật sư Nguyễn Tấn Thọ và cán sự xã hội Huỳnh Thị Na trình bày.
5. Đại Hội Phụ Huynh Giáo Lý được tổ chức tại Giáo Xứ vào chủ nhật 03. 06. 1984 với chương trình như sau: 1)11g: Thánh Lễ Cộng Đoàn mang chủ đề Giáo Lý.
2)12g: Dùng Cơm tự túc. 3)13g: Hội tại nhà nguyện nghe thuyết trình và trao đổi : - Chị Mỹ Phước trình bày về các nhóm Giáo Lý. - Chi Thanh Vân trình bày về các nhóm Thánh Kinh. – Chi Maria ‘vài gợi ý cho tương lai’. 4)15g: Bế mạc.
6. Xin nhà dòng Visitandines cho đất, mở rộng sân.
7. Tiểu đội Legio Trẻ ra đời.
8. 26.07.1984, Thần Học Giáo Dân họp tổng kết về 14 lần sinh hoạt đã thực hiện và đề nghị cải tiến tương lai. Các nhân viên nòng cốt đều hiện diện : Lm Mai Đức Vinh, Lm Trần Định, Sh Trần Văn Nghiêm, Ô Nguyễn Văn Hộ, Bs Tạ Thanh Minh, Bs Phạm Văn Anh, Bs Trương Quân Vương, Gs Trần Văn Cảnh, A Hoàng Anh Dũng, CC Thanh Vân, Vũ Thị Lan.
9. 23.11.1984, thuyết trình hội thảo về « Khác biệt giữa Do Thái giáo, Công giáo và Hồi giáo » do cha Trần Định trình bày.
10. Tổng kết hoạt động xã hội 1984 của GXVN rất sầm uất với người tỵ nạn Á châu : Tiếp đón tại phòng xã hội : 10-30 người mỗi ngày ; Xin việc làm nơi các hãng sở : được 700 việc ; cho việc làm : 260 người ; Thăm viếng : 20-30 ; Lễ Noel : 250 người ; Giáo sư Pháp Văn : 30 ; Học sinh Pháp văn : 215 người ; Đi trại hè : 107 người ; Đỡ đầu : 6 người, Nhóm xã hội tham gia : 6 nhóm.
1985 : Tu bổ cơ sở, lập Sổ Vàng Cơ Sở và vận động xin một nhà nguyện lớn hơn.
1. Cha Hoàng Quang Lượng đi hưu, Cha Phêrô Bùi Duy Nghiệp từ Toulouse lên làm việc cho Giáo Xứ, lo giới trẻ và giúp cộng đoàn Sarcelles.
2. Chủ nhật 3.2.85, sau Thánh lễ, các anh chị trong Ban Giáo Lý và Tiếng Việt đã dùng cơm chung với nhau, và tiếp sau là hai tiếng đồng hồ hội ý. Nội dung của buổi hội này:
1) Cha Mai Đức Vinh giới thiệu cha Bùi Duy Nghiệp mới về phục vụ giáo Xứ và sẽ thay cha Vinh lo về Giáo Lý và tiếng Việt cho các em. 2)Nhìn lại các lớp tiếng Việt và Giáo Lý hiện nay. Trao đổi về các khó khăn, các khía cạnh sư phạm, và mấy điều cần bổ sung, …3)Bàn và xác định ngày đại hội các phụ huynh: chủ nhật 10.03.85, từ 9-11 giờ. 4)Bàn và xác định ngày lễ Thêm Sức và Tuyên Xưng Đức Tin cho các em : chủ nhật Lễ Hiện Xuống, 26. 05. 85. 5)Bàn và xác định ngày Rước Lễ lần đầu cho các em: chủ nhật 09.06.85. 6)Bàn và xác định ngày Tết Ất Sửu cho các em Giáo Lý và tiếng Việt: chủ nhật 03.03.85. Không kể cha Vinh, cha nghiệp và 12 anh chị trong Ban Giáo Lý và Tiếng Việt, còn có sự hiện diện của ông Nguyễn Văn Hộ phó chủ tịch HĐMV và đặc trách về các vấn đề tôn giáo.
3. 07.03.1985, thuyết trình hội thảo về « Những chứng bịnh nguy hiểm của xứ Tây » do hai bác sĩ Tạ Thanh Minh và Trương Quân Vương trình bày.
4. 12.05.1985, thuyết trình hội thảo về « Tâm trạng tuổi trẻ Việt Nam tại Pháp » do sư huynh Trần Văn Nghiêm trình bày.
5. Xin nhà dòng cho phép làm nhà kho ngoài sân, làm sân khấu.
6. Ðại Hội Mục Vụ 08.06.1985 : Phúc trình tổng quát của Cha Giám Đốc và của Ông Chủ Tịch, Báo cáo của các đon vị mục vụ. tu chính lần 1, Nội qui HÐMV.
7. ‘Phúc Trình Của Ban Giáo Lý’ vào ngày Đại Hội Mục Vụ 08.06.1985: 1) Số các em giáo lý là 45 chia làm 7 lớp : Chị Vũ Thị Lan: Lớp Khai Tâm ; Chị Nguyễn Thị Mỹ Phước: Lớp mới Rước Lễ lần đầu ; Anh Hoàng Văn Khoa: Lớp chuẩn bị Rước Lễ lần đầu. Chị Nguyễn Công Thương: Lớp chuẩn bị Thêm Sức. Chị Nguyễn Thị Lài: Lớp Tuyên Xưng Đức Tin. Chị Đào Thị Kim Phượng: Lớp tìm hiểu Tân Ước. Chị Hiếu Thảo: Lớp tìm hiểu Giáo Hội. 2) Chương trình: Lớp 1: cuốn Tuổi Thơ. Lớp 2: cuốn Sống Đức Tin. Lớp 3: cuốn Rước Lễ Lần Đầu. Lớp 4: cuốn Sống Bí Tích. Lớp 5: cuốn Sống Tình Yêu. Lớp 6: Kinh Thánh Phúc Âm. Lớp 7: Sách Công Vụ Các Tông Đồ và các Thánh Thư..3) Kết quả từ 1978 đến 1985 về : Tổng số các em học giáo lý ; Số em rước lễ lần đầu ; và số em chịu phép thêm sức : 1978 : 109, 17, 25 ; 1979 : 98, 22, 44 ; 1980 : 68, 15, 36 ; 1981 : 79, 23, 32 ; 1982 : 99, 18, 28 ; 1983 : 98, 26, 46 ; 1984 : 102, 17, 39 ; 1985 : 103, 18, 24.
8. Ngày 29.06.1985, trình diễn văn nghệ với đề tài ‘Giữ Thơm Quê Mẹ’.
9. Trong năm 1985, Cha Giuse Đinh Đồng Thượng Sách được bổ nhiệm phụ trách Ban Giáo Lý tại Giáo Xứ Việt Nam Paris và vùng phụ cận cho trẻ em (6-17 tuổi). Đi theo với tinh thần tông đồ hiếm có, cha Sách có hai đoàn sủng đặc biệt là ‘lòng thương mến trẻ em’ và ‘tài quy tụ thanh thiếu niên’. Vì thế, từ khi cha Sách lo việc tổ chức các lớp giáo lý, số các em đến học tăng hẳn lên. Cha đã nghĩ ngay đến việc thành lập cho các em thiếu nhi một đoàn thể làm khung cảnh sinh hoạt và học hỏi, bao gồm việt ngữ lẫn giáo lý. Sau khi bàn thảo với Ban Giám Đốc, với một số phụ huynh và gặp gỡ một số bạn trẻ, trong đó có vài cựu huynh trưởng Thiếu Nhi Thánh Thể, thì câu trả lời xác thực nhất chính là Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể Việt Nam.
10. Vào cuối tháng 8/1985, tại Conflans Saint Honorine, Cha Sách cùng với 11 bạn trẻ, đã gặp nhau qua 3 ngày trại, để cùng nhau học hỏi và bàn thảo sâu hơn về PT/TNTT/VN. Việc dậy tiếng Việt cho các em đã được đề cập đến. Cha Sách đã mời Gs Trần Văn Cảnh đến nói truyện về đề tài : «Làm sao dậy tiếng Việt cho có tổ chức và có phương pháp». Trong phần thảo luận, các trưởng hiện diện đều nhất trí đưa ra đề nghị lập một «Thư viện sư phạm tiếng Việt». Quyết định này đã từ từ được thể hiện. Năm 1987, các anh chị Trưởng đã thâu thập được 110 cuốn sách, tạo nên một Thư Viện Sư Phạm nhỏ, và thư viện này đã trở thành Thư Viện GXVN, khánh thành vào năm 1990. Chính nhờ Thư Viện Sư Phạm tiếng Việt này mà các trưởng đã thực hiện được việc dậy tiếng Việt cho các em thiếu nhi một cách tốt đẹp.
11. Tháng 09.1985, Presidium thứ 8, Đức Mẹ Lavang được thành lập. Nhưng mãi đến ngày 05.07.1987, mới chính thức xin gia nhập Curia Nữ Vương Nước Việt Nam, với thành phần nhân sự như sau : Linh Giám : Cha Michel Toán ; Trưởng : chị Chị Lucie Chu Đức Tích ; Phó : Chị Marie Bùi Thị Chi ; Thư ký chị Zébina Hạnh ; Thủ Quỹ : Chị Marie Chalum Vy.
12. 12.10.1985, Presidium thứ 9, Nữ Vương Hòa Bình của Legio Mariae GXVN/P đã được thành lập ở Villepinte, ngoại ô Bắc Paris. Linh Giám : Cha Michel Toán ; Trưởng : anh Anrê Tôn ; Phó : anh Michel Huỳnh ; Thư Ký : Anh Philippe Quan ; Thủ Quỹ : Chị Marie Huỳnh. Ngày 15.09.1991, một ít hội viên còn lại ký tên gừi thư lên Curia xin ngưng hoạt động.
13. 23.11.1985, thuyết trình hội thảo về « Sức khỏe tiền hôn nhân » do hai bác sĩ Tạ Thanh Minh và Phạm Văn Anh trình bày.
14. Tổng kết hoạt động xã hội 1985 của GXVN rất sầm uất với người tỵ nạn Á châu : Tiếp đón tại phòng xã hội : 10-15 người mỗi ngày ; Xin việc làm nơi các hãng sở : được 560 việc ; cho việc làm : 350 người ; Lễ Noel : 280 người ; Giáo sư Pháp Văn : 28 ; Học sinh Pháp văn : 165 người ; Mở đầu đi hè với gia đình Pháp : 90 em ; Đỡ đầu : 3 người ; Nhóm xã hội tham gia : 8 nhóm
15. Chủ nhật 08.12.1985 : Đại Hội Mục Vụ : Giới thiệu các Đại Diện Mục Vụ và Bầu Ban Thường Vụ mới.
Hội Đồng Mục Vụ khóa II (1985-1987)
Chủ tịch Ông Phan Quang Phó chủ tịch, đặc trách tôn giáo Ông Nguyễn văn Hộ Phó chủ tịch, đặc trách xã hội Ông Trần Louis Phó chủ tịch, đặc trách văn hoá và tuổi trẻ Ông Võ Phước Thiện Tổng thơ ký Bà Tạ Thanh Minh Phó tổng thơ ký Ông Đoàn Ngọc Hưởng Thủ quỹ Bà Nguyễn Đình Thái Phó thủ quỹ Ông Nguyễn Tiến Đạt Ban Cố Vấn : Cha Trần Thanh Giản, Cha Nguyễn Quang Toán, Bác sĩ Phạm Văn Phán, Sư Huynh Pierre Trần Văn Nghiêm, Giáo sư Nguyễn Huy Bảo, Bà Phạm Văn Nhi, Bà Chu Đức Tích, Ông Nguyễn Văn Đồng, Ông ũ Văn Nghi, Ông Thái Văn Hiệp, Ông Phan Đức Sinh, Ông Nguyễn Tấn Hớn, Giáo sư Trần Văn Cảnh, Ông Hoàng Văn Thìn, Ông Nguyễn Văn Huy
1986 : Thành lập Ðoàn Thiếu Nhi Thánh Thể, Phát huy lễ hội văn hoá, khởi xướng bữa tiệc xuân giáo xứ.
1. 16.02.1986, thuyết trình hội thảo về « An ninh xã hội liên quan đến người trẻ » quý anh Nguyễn Hữu Bản, Đoàn Ngọc Hùng, nữ tu Têrêsa Na.
2. 17.04.1986, thuyết trình hội thảo về « Đạo nào cũng giống nhau » do ba cha Bùi Đức Tín, Mai Đức Vinh, Dương Như Hoan trình bày.
3. 24.04.1986, Presidium thứ 10, Đức Mẹ Môi Khôi của Legio Mariae GXVN/P đã được thành lập. Linh Giám : Cha Giuse Sách ; Trưởng : Anh Paul Diệp ; Phó : chị Maria Nguyễn ; Thư Ký : anh Vũ Hữu Thành ; Thủ Quỹ : Chị Sáng.
4. Sa Mạc Huấn Luyện Huynh Trưởng TNTT đầu tiên đã được tổ chức vào cuối tuần 30/04 - 01/05/1986, trong khuôn viên nhà xứ của Cha Nguyễn Chí Thiết tại Saint-Germain-en- Laye. Sa mạc huấn luyện mang tên Lửa Bên Đường 1. Suốt niên khóa 1985-1986, với mọi nỗ lực của Cha Tuyên Úy và các huynh trưởng, những gì cần thiết cho Đoàn (cờ đoàn, cờ đội, đồng phục, …) đã được hoàn tất, kịp cho ngày chính thức hóa giữa Cộng đoàn.
5. Ngày 12/06/1986, cha Claude Frikart gửi thư triển hạn nhiệm kỳ của Cha Mai Đức Vinh thêm ba năm làm Cha sở của Giáo Xứ Việt Nam trong Hạt Ngoại Kiều (Curé de la poroisse Vietnamienne dans le doyenné des Migrants) kể từ ngày 01.09.1986 (Xin xem Bài đọc thêm, Tài liệu lịch sử số 13).
6. Ngày 22-06-1986, Đoàn Kitô Vua đã chính thức ra mắt Cộng đoàn Giáo Xứ Việt Nam Paris, với 11 huynh trưởng và 84 đoàn sinh Ấu – Thiếu – Nghĩa.
a) Tuyên Úy : Cha Giuse Đinh Đồng Thượng Sách.
b) Đoàn Trưởng kiêm Ngoại Vụ : Anh Hoàng Văn Khoa.
c) Đoàn Phó Nghiên Huấn : Anh Đỗ Duy Hoàng
d) Đoàn Phó Nội Vụ : Anh Nguyễn Quang Châu
e) Thư Ký & Thủ Quỹ : Chị Marcelle Hugon
f) Trưởng Ngành Ấu : Chị Nguyễn Kim Lan
g) Trưởng Ngành Thiếu : Anh Nguyễn Văn Châu
h) Trưởng Ngành Nghĩa : Anh Lê Tiến Phi
7. Khóa trình tiếng Việt là một trong những sinh hoạt quan trọng của Đoàn TNTT. Mục tiêu ban đầu, lúc thành lập năm 1986, chỉ nhằm giúp các em biết nói, đọc và viết tiếng Việt, đồng thời có một hiểu biết căn bản về lịch sử, địa dư và văn hóa Việt Nam. Theo mục tiêu này, mỗi chiều sinh hoạt thứ bảy, dẫu chỉ có một giờ dậy tiếng việt, nhưng thực ra các em có 4 giờ học tiếng việt qua 1 giờ học tiếng Việt, 1 giờ sinh hoạt bằng tiếng Việt, 1 giờ giáo lý bằng tiếng Việt, và 1 giờ hát lễ, cầu nguyện, nghe giảng bằng tiếng Việt. Thời kỳ này, đa số các thiếu nhi đều mới từ Việt Nam qua, khả năng nói, đọc, viết tiếng Việt tương đối tốt và sự hiểu biết về lịch sử, địa dư và văn hóa Việt Nam cũng khá.
8. Ðại Hội Mục Vụ kỳ I, tháng 06.1986, quyết định mở « Sổ Vàng » gây quĩ xây dựng cơ sở. Ðồng thời BTV đã quyết định khởi đầu tổ chức « Tiệc xuân hàng năm » để gây thêm quĩ cho Giáo Xứ.
9. Đại Hội Liên Tu Sĩ I tại Giáo Xứ.
10. Chị Sophie Phú xin thôi làm việc cho Giáo Xứ để về lo cho nhà dòng, được nhà dòng gửi đi học y tá.
11. Qua sự gợi ý của BGÐ và BTV-HÐMV, nhiều giáo dân đã biên thơ[ ] cho ÐHY Lustiger, trình bày về nhu cầu cần một cơ sở mới và rộng rãi cho Giáo Xứ, khởi đầu từ 01.10.1986.
12. 10.11.1986, thuyết trình hội thảo về « Mê tín, dị đoan của người Việt Nam » do cha Bùi Duy Nghiệp và ông Trần Louis trình bày.
13. Tổng kết hoạt động xã hội 1986 của GXVN bớt sầm uất hơn với người tỵ nạn Á châu : Tiếp đón tại phòng xã hội : 10-15 người mỗi ngày ; Lễ Noel : 180 người ; Giáo sư Pháp Văn : 25 ; Học sinh Pháp văn : 157 người ; Đi trại hè : 60 người ; đi hè với gia đình Pháp: 70 em ; Đỡ đầu : 12 người, Nhóm xã hội tham gia : 6 nhóm.
1987 : Ðào tạo nhân sự giáo sĩ
1. Chủ nhật 12.04.1987, Đức Cha Nguyễn Văn Bình đến thăm Giáo Xứ và chủ tế Lễ Lá chung cho các Cộng Đoàn Công Giáp vùng Paris, tại Notre Dame des Champs, 91, Bd Montparnasse, 75014-Paris. Chia sẻ Lời Chúa, Ngài nhắn nhủ : «Dù ở hoàn cảnh nào, anh em cũng hãy nhớ và nhớ luôn đến Giáo Hội và quê hương Việt Nam »
2. Thầy Girard Xavier thuộc cộng đoàn Sarcelles lãnh chức Phó Tế Vĩnh Viễn.
3. Tổng kết hoạt động xã hội 1987 của GXVN bớt sầm uất hơn với người tỵ nạn Á châu. Thay vì 13 hoạt động, thì từ nay giảm xuống còn 4 hay 5 hoạt động. 1-Tiếp đón tại phòng xã hội : 8-12 người mỗi ngày ; Giáo sư Pháp Văn : 20 ; Học sinh Pháp văn : 120 người ; Đi trại hè : 50 người ; đi hè với gia đình Pháp : 16 em ; Đỡ đầu : 8 người, Nhóm xã hội tham gia : 7 nhóm.
4. Đại Hội Mục Vụ 1987
Hội Đồng Mục Vụ khóa III (1987-1990).
Chủ tịch Ông Nguyễn văn Hộ
Phó chủ tịch, đặc trách tôn giáo Ông Trần Louis
Phó chủ tịch, đặc trách xã hội Bà Debonnaire Lộc
Phó chủ tịch, đặc trách văn hoá và tuổi trẻ Ông Trương Quân Vương
Tổng thơ ký Ông Nguyễn Ngọc Đỉnh
Phó tổng thơ ký Bà Nguyễn thị Hy
Thủ quỹ Bà Nguyễn Đình Thái
Phó thủ quỹ Chị Đào Kim Phượng
Ban Cố Vấn : Cha Trần Thanh Giản, Sư Huynh Pierre Trần Văn Nghiêm, Bác sĩ Phán, Giáo sư Nguyễn Huy Bảo, Bác sĩ Tạ Thanh Minh, Giáo sư Trần Văn Cảnh, Bà Giáo Sư Tạ Thanh Minh Khánh
1988 : Tham dự Lễ phong 117 Thánh Tử Đạo Việt Nam tại Rôma
1. Báo cáo sinh hoạt mục vụ thanh niên Giáo Xứ 87-88, cha Bùi Duy Nghiệp cho biết : «Nhóm Cầu Nguyện, số người trẻ đến trao đổi và cầu nguyện vào mỗi thứ bảy cuối tháng từ 17g30 đến 21g00 so với năm trước có kém đi về số lượng nhưng về phẩm thì anh chị em hài lòng hơn. Sau giờ trao đổi và cầu nguyện, anh chị em thưởng thức bữa ăn tối chung với nhau : Bàn tiệc Lời chúa, Thánh Thể Chúa và bữa ăn tối chung đã hun đúc tình huynh đệ anh chị em lên cao độ. Mấy chủ đề anh chị em đã trao đổi và cầu nguyện trong niên khóa vừa qua : - Mối tương quan giữa đời sống Đức Tin và nghệ thuật, - Những tín điều về Đức Maria, - Nên Thánh – Huyền thoại và lễ Giáng Sinh, -Ý nghĩa sự Hy sinh, - Sự sống con người dưới cái nhìn của Đức Tin Công Giáo, - thánh Tử Đạo Việt Nam,- Niềm vui Phục Sinh ».
2. Cha Bùi Duy Nghiệp trở về lo cộng đoàn Việt Nam ở Toulouse.
3. Cha Vincentê Nguyễn Văn Cẩn từ ThụySĩ về làm việc cho Giáo Xứ.
4. Ngày 17/04/1988, sau nhiều năm quen biết và học đạo với cha Argomathe, Cựu Hoàng Bảo Đại nhất quyết xin gia nhập Đạo Chúa và chịu phép Thánh Tẩy tại nhà thờ Saint Pierre de Chaillot, với tên Thánh là Jean Robert. Liền sau đó, Cựu Hoàng chịu phép Thêm Sức và cử hành lễ hôn phối với bà Monique Baudot.
5. 19.06.1988, Phái đoàn Giáo Xứ Việt Nam Paris đi Rôma tham dự Lễ phong thánh 117 vị Tử Đạo Việt Nam, trong đó có Nhóm Giới Trẻ Giáo Xứ. Các bạn trẻ đã cố gắng dành dụm tiền của, tìm đủ mọi cách để tham dự ngày đại lễ của Giáo Hội Việt Nam và Giáo Hội Hoàn Vũ. Số bạn trẻ tham gia cùng với đoàn hành hương GX, đã ra công sức tập dợt « Màn vũ kính nhớ các Thánh Tử Đạo Việt Nam » và trình diễn tại Thính đường Paul VI, trong buổi triều kiến cố ĐGH Gioan Phaolô 2. Màn vũ này đã làm vang tiếng thơm của Giới trẻ Công Giáo Paris và của Giáo Xứ Việt Nam Paris.
6. Ngày 02.10.1988, Lễ các Thánh Tử Đạo Việt Nam do Giáo Xứ tổ chức, Đức Cha Phanxicô Nguyễn Văn Sang đã cùng đồng tế với ĐHY Lustiger tại Nhà Thờ Dức Bà Paris.
7. Ngày 09.10.1988, ĐC Sang ghé thăm Giáo Xứ, dâng lễ lúc 11g30 với Cộng Đoàn. Chia sẻ Lời Chúa, Ngài nhấn mạnh đến việc trung thành với ơn Chúa, với đức tin, với đời sống kytô hữu, ở trong mọi hoàn cảnh và ở mọi chân trời. Ơn trung thành này cần cho giáo hội quê hương cũng như cho các cộng đoàn Việt Nam tại các nước tự do, tại Pháp, Mỹ,… Sau đó Ngài dùng cơm chung với Ban Giám Đốc và Ban Thường Vụ HĐMV. Buổi chiều, cử hành thánh lễ 17 giờ với Hội Liên Tu Sĩ, Ngài chia sẻ Lời Chúa và nhấn mạnh đến sự đáp trả bội hậu của những người được Chúa chọn.
8. Năm 1988, Chương trình Rước Ảnh Chúa đáng ghi nhớ trong sinh hoạt của giới trẻ: ảnh Thánh Tâm Chúa Giêsu được rước đến căn phòng bạn trẻ nào xin. Nội dung gồm thăm hỏi, cầu nguyện, trao đổi học hỏi về Lời Chúa theo Phúc Âm đọc trong lễ Giới trẻ. Nhóm nồng cốt phụ tá cha Tuyên Úy Đinh Đồng Thượng Sách trong chương trình này là nhóm Đạo Binh Trẻ - tiểu đội "Mẹ Nguồn An Vui".
9. Tổng kết hoạt động xã hội 1988 của GXVN bớt sầm uất hơn. Thay vì 13 hoạt động trong 10 năm cuối 70 đầu 80, thì trong những năm cuối 80 đầu 90 giảm xuống còn 4 hay 5 hoạt động. 1-Tiếp đón tại phòng xã hội : 8-12 người mỗi ngày ; 2- Học Pháp Văn, với 20 giáo sư và 130 học sinh ; 3- Đi hè ở trại : 34 em, với gia đình Pháp : 30 em ; 4- Đỡ đầu : 10 người ; 5- Nhóm xã hội tham gia : 6 nhóm.
1989 : Lập « Hội yểm trợ ơn gọi tận hiến ».
1. Ngày 26.02.1989, Dưới sự hiện diện của Ban Giám Đốc, Ban Thường Vụ, Ban Cố Vấn và khoảng trên 50 người tham dự, cha Giám Đốc Mai Đức Vinh đã giới thiệu dự án thành lập Hội « Hội Yểm Trợ Ơn Gọi ». Trong tâm tình « Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt thì ít. Chúng ta hãy xin chủ ruộng sai nhiều thợ gặt đến » (Mt, 9,37), buổi hội đã quyết định : 1- Cha Mai Đức Vinh viết Nội Quy ; 2- Đề nghị 10 ông bà vào Ban Thành Lập, để cộng tác với cha Giám đốc, họp lại vào ngày 12.03.1989. Kết quả, một bản Nội uy đã được chấp thuận, gồm 7 chương, 28 điều. Với tên gọi là « Hội Yểm Trợ Ơn Gọi Tận Hiến », hội nhằm mục đích tương trợ việc đào tạo Đại Chủng Sinh trong các Đại Chủng Viện ở Việt Nam về 2 phương diện vật chất và tinh thần : 1- Cầu nguyện cho ơn gọi trong Giáo Hội hoàn vũ, Việt nam và Cộng đoàn Paris, 2- cho việc thánh hóa các linh mục, chủng sinh và chiến sĩ truyền giáo, 3- cho nhiều người trẻ quảng đại can đảm đáp lại tiếng gọi của Chúa và Giáo Hội, 4- Khuyến khích và cổ võ ơn gọi nơi con cháu và cộng đoàn, 5 gây quỹ yểm trợ để giúp các chủng sinh và tu sĩ thiếu phương tiện, có điều kiện theo đuổi ơn gọi.
2. 16.04.1989, thuyết trình hội thảo về « Việt Nam văn hóa, văn hiến, văn minh và văn chương » do học giả Thái Văn Kiểm trình bày
3. Tháng 06.1989, Hội Yểm Trợ Ơn Gọi Tận Hiến ra đời, bắt đầu hoạt động trong 14 chi hội với 147 hội viên.
4. Ngày 28.08.1989, Đức Cha Claude Frikart, Giám mục phụ tá Paris, thay mặt Đức Hồng Y J.M. Lustiger, gửi thư báo cho Cha Vinh biết : Nhiệm kỳ làm Cha sở sẽ hết vào ngày 31.08.1989, nhưng với sự đồng ý của các bề trên của Cha, theo quy định về đặc quyền mà Bộ Giáo Sĩ ra ngày 23.12.1968, và theo sự biểu quyết của Hội Đồng Giám Mục Pháp công bố ngày 13.06.1984, nhiệm kỳ của Cha được triển hạn đến 31.08.1992 (Xin xem Bài đọc thêm, Tài liệu lịch sử số 14).
5. Tháng 10.1989, số hội viên Hội Yểm Trợ Ơn Gọi Tận Hiến gia tăng lên 220, trong 19 chi hội. Mỗi chi hội mang thánh danh một thánh tử đạo Việt nam.
6. Ngày 19.10.1989, Đức cha Claude Frikart GM Phụ Tá Paris đã biên thư cho Cha Giám Đốc Mai Đức Vinh cho phép lập Sổ Vàng Cơ Sở để gây quĩ cơ sở tương lai của GXVN Paris.
7. Chúa nhật Truyền Giáo, 22.10 .1989, Đại Hội quy tụ toàn thể hội viên Hội Yểm Trợ Ơn Gọi Tận Hiến, để cầu nguyện cho ơn gọi tận hiến và đề cử Ban Điều Hành Trung Ương.
8. Sau vụ nhà thờ ‘Notre Dame de Blanc Manteau’, Ban Giám Đốc lên yết kiến Đức Hồng Y để trình bày về ý chí bảo toàn ‘hằng tính’ (identité) của người Việt Nam.
9. Lưu nhiệm Hội Đồng Mục Vụ thêm một năm.
10. Đại Hội Liên Tu Sĩ II tại Giáo Xứ.
11. Tổng kết hoạt động xã hội 1989 của GXVN bớt sầm uất hơn. Thay vì 13 hoạt động trong 10 năm cuối 70 đầu 80, thì trong những năm cuối 80 đầu 90 giảm xuống còn 4 hay 5 hoạt động.
1-Tiếp đón tại phòng xã hội : 8-12 người mỗi ngày ;
2- Học Pháp Văn, với 27 giáo sư và 189 học sinh ;
3- Đi hè ở trại 66 em, với gia đình Pháp : 29 em ;
4- Đỡ đầu : 10 người ;
5- Nhóm xã hội tham gia : 8 nhóm.
Bài viết khác
BÀI 20 : LỜI PHI LỘ, LỜI CÁM ƠN và MỤC LỤC.
Bài 19 PHỤ LỤC 2 GIỚI THIỆU GIÁO SƯ TRẦN VĂN CẢNH VÀ NHỮNG SINH HOẠT CỦA ÔNG TẠI GIÁO XỨ VIỆT NAM PARIS
Bài 18: PHỤ LỤC 1 ẢNH HƯỞNG SÂU RỘNG CỦA NHỮNG BÀI TƯỜNG THUẬT CỦA GS TRẦN VĂN CẢNH
Bài 17 - LỜI KẾT
Bài 16 - TÓM KẾT THỜI KỲ III, THỜI KỲ TRƯỞNG THÀNH, 1980-2013
Bài 15 - CHƯƠNG 11 - GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN HỘI NHẬP MỤC VỤ TỔNG GIÁO PHẬN PARIS, 2008-2013
Bài 14b - CHƯƠNG 10 - GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN VÀ TỰ LẬP TÀI CHÁNH, 2002-2007
Bài 14 - CHƯƠNG 10 - GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN VÀ TỰ LẬP TÀI CHÁNH, 2002-2007
Bài 13 - CHƯƠNG 9 : GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA, CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ LIÊN ĐỚI XÃ HỘI, 1997-2001
Bài 12 - CHƯƠNG 8 : GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN VĂN HOÁ GIÁO DỤC, 1984-1989
Bài 11 - CHƯƠNG 7 GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN VĂN HOÁ GIÁO DỤC, 1984-1989
Bài 10b - CHƯƠNG 6 GIAI ĐOẠN XÂY DỰNG CƠ CẤU TỔ CHỨC, 1980-1983
Bài 10 - CHƯƠNG 6 GIAI ĐOẠN XÂY DỰNG CƠ CẤU TỔ CHỨC, 1980-1983
Bài 9 - TÓM KẾT THỜI KỲ II, THỜI KỲ THÀNH LẬP VÀ PHÁT TRIỂN, 1947-1980
Bài 8 - Chương 5 : GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN, GIÁO XỨ VIỆT NAM PARIS, 1977-1980
Bài 7 - Chương 4 : GIAI ĐOẠN LỚN LÊN, TỔ CHỨC TRUYỀN GIÁO VIỆT NAM TẠI PHÁP, 1952-1977
Bài 6 - GIAI ĐOẠN THÀNH LẬP LIÊN ĐOÀN CÔNG GIÁO VIỆT NAM TẠI PHÁP, 1947-1952
Bài 5 - TÓM KẾT THỜI KỲ I, THỜI KỲ KHAI PHÁ, 1787-1947
Bài 4 - CHƯƠNG 2 : GIAI ĐOẠN NHỮNG TỔ CHỨC SƠ BỘ, 1942-1947
Bài 3 : CHƯƠNG 1 : GIAI ĐOẠN NHỮNG BƯỚC CHÂN KHAI PHÁ, 1787-1942