Bài 10b - CHƯƠNG 6 GIAI ĐOẠN XÂY DỰNG CƠ CẤU TỔ CHỨC, 1980-1983
Trần Văn Cảnh
CHƯƠNG 6
GIAI ĐOẠN XÂY DỰNG CƠ CẤU TỔ CHỨC, 1980-1983
Từ ngày Giáo Xứ Việt Nam Paris được nâng lên hàng Giáo Xứ đến nay, 1977-2013, đã có ba cha được bổ nhiệm làm Quản nhiệm. Cha Trương Đình Hoè, 1977-1979, Cha Lương Tấn Hoằng,1979-1980 và Cha Mai Đức Vinh, 1980- hôm nay. Thơ ngày 13 tháng 9 năm 1977 bổ nhiệm cha Trương Đình Hoè, nội dung nói rõ đến sứ mệnh coi sóc các linh hồn, đến mục tiêu ba chiều thiêng liêng, xã hội văn hóa và đến những công việc phải làm là mở ra với mọi kiều bào Việt Nam và sự tham gia của mọi linh mục, tu sĩ nam nữ và giáo dân. Thơ bổ nhiệm cha Lương Tấn Hoằng (ngày 11.09.1979) và cha Mai Đức Vinh (ngày 28.11.1980) vẫn xác định sứ mệnh coi sóc các linh hồn, nhưng sau đó lại chỉ nói đến hai phương tiện là quyền rao giảng và quyền giải tội.
Tác giả luận án tiến sĩ thần học mục vụ về «Hội Dồng Quí Chức», cha Mai Đức Vinh, vừa khi được bổ nhiệm làm Giám Đốc giáo xứ, đã nghĩ ngay đến việc «cùng làm» với các linh mục tu sĩ và giáo dân. Dự án ưu tiên số 1, mà ngài muốn thực hiện là làm sao thực hiện được một cơ cấu tổ chức, có khả năng qui tụ được nhiều người cộng tác, những người cùng chia sẻ những xác tín chung, có thể làm việc chung với nhau và dám dấn thân cho giáo xứ, có phương pháp làm việc tập thể và có phân chia trách nhiệm và công việc rõ rệt. Và để áp dụng tinh thần «cùng làm», cha qui tụ ngay một nhóm linh mục, tu sĩ và giáo dân trong một ban làm việc gọi là Ban Thần Học Giáo Dân.
Ban Thần Học Giáo Dân, sau vài buổi họp, đã xác định mục tiêu phải đạt là thành lập Hội Đồng Mục Vụ, qua ba mục tiêu giai đoạn:
1- qui tụ những người có khả năng lãnh đạo, tạo dịp cho họ gặp nhau, chia sẻ và trao đổi với nhau, nhận ra những xác tín chung,
2- gợi ra những nhu cầu chung của cộng đoàn và giáo xứ, cũng như những việc cần làm,
3- và tìm ra một phương pháp làm việc chung, có phân công rõ rệt bằng văn bản. Để đạt được mục tiêu này, một công việc đã được đề nghị là tổ chức những khóa học hỏi về mục vụ, cần cho giáo dân, gọi là Thần Học Giáo dân, mỗi buổi đều có ba việc :
1- chia sẻ tin tức giáo hội ở ba mức: thế giới và Pháp, giáo hội Việt Nam và các cộng đoàn công giáo Việt Nam hải ngoại;
2- chia sẻ Lời Chúa;
3- và học hỏi về một đề tài chuyên biệt. Ban Thần Học Giáo Dân có đã đạt được mục tiêu mà cha Giám Đốc mong muốn không? Những công việc ghi nhận sau đây, trong bốn năm 1980-1983, sẽ giúp tìm ra trả lời.
1980 : Cha Giuse Mai Đức Vinh được bổ nhiệm Giám Đốc Giáo Xứ Việt Nam Paris, thành lập Ban Thần Học Giáo Dân
1. Chủ nhật 02.11.1980, cha Bernard LE FRANC, thay mặt ĐC PÉZÉRIL, đến chủ tế thánh lễ tại Giáo xứ, loan báo tin theo đó Cha Lương Tấn Hoằng đã đệ đơn xin từ chức Giám Đốc Giáo Xứ vì lý do sức khoẻ, và chính thức công bố việc bổ nhiệm cha Mai Đức Vinh thay thế.
2. Sáng chủ nhật 16.11.1980, Đức cha Daniel PÉZÉRIL đến chủ lễ và bổ nhiệm chính thức cha Giuse Mai Đức Vinh vào chức phận Giám Đốc Giáo Xứ Việt Nam Paris.
3. Kể từ chúa nhật 23.11.1980 mỗi tháng có một lễ riêng vào hồi 11 giờ cho các bạn trẻ, đặc biệt các em lớp giáo lý và lớp tiếng việt.
4. Qua văn thư 28.11.1980, cha Mai Ðúc Vinh được Đức Cha Georges Gilson, Giám Mục Phụ tá Paris bổ nhiệm làm cha sở Giáo Xứ Việt Nam Paris. (Xin xem Bài đọc thêm, Tài liệu lịch sử số 9).
5. 20.12.1980, một Lễ Giáng Sinh cho 500 trẻ em Việt Nam, từ các điểm quanh Paris tụ về, được tổ chức từ 10g00 đến 16g00 tại nhà các cha Dòng Thánh Thể, quận 8, Paris.
6. 24.12.1980, Đêm vọng Lễ Giáng Sinh, Đức cha Émile MARCUS, GM Phụ tá Paris, đến GXVN cử hành thánh lễ và ban bí tích rửa tội cho 15 anh chị em tân tòng. Sau thánh lễ tất cả cộng đoàn đã được mời ở lại nâng ly rượu chào mừng Đức Cha và chia vui với tất cả các Ông Bà Anh Chị Em Tân Tòng.
7. Báo cáo mục vụ 1980 về giáo lý cho biết: 1).Số các em học giáo lý tại Paris là 42 em, chia thành bốn nhóm (Giáo lý viên: chị Mỹ Phước, ông Many hùng, chị Pascale Lài, anh Nguôn Thắng, chi Nguyễn Thị Tuất). 2).Từ nay còn thêm trại tị nạn Sevran với 17 em học giáo lý với chị nữ tu Sophie Phú mỗi chủ nhật lúc 17g. 3).Giáo lý cho 19 thiếu niên 15-17 tuổi vào mỗi chủ nhật thứ 3 trong tháng lúc 17g. 4).Nhóm ‘Sống Đạo’ chào đời với 20 thanh nữ từ 18-25 tuổi, hội học vào mỗi chủ nhật thứ 3, từ 15g30 đến 17g. 5).Nhóm Cầu Nguyện khởi đầu với 15/20 bạn trẻ vào mỗi thứ bảy tuần thứ tư, từ 17-19 giờ.
8. Tổng kết hoạt động xã hội 1980 của GXVN rất sầm uất với người tỵ nạn Á châu: Tiếp đón tại phòng xã hội: 10-30 nggười mỗi ngày; Tiếp tế nhu yếu quần áo: 1000 người trong năm; Giúp lo giấy tờ: 100 ngưới; Xin việc làm nơi các hãng sở: được 1200 việc; Cho việc làm: 250 người; Thăm viếng: 900; Lễ Noel: 500 người, Học sinh Pháp văn: 15 người, Đi trại hè: 90 người; Đỡ đầu: 30 người, Nhóm xã hội tham gia: 10 nhóm.
9. Một chương trình 3 năm, 1980-1983, đã được đưa ra nhằm xây dựng nền tảng cơ cấu tổ chức cho Giáo xứ với những việc chính yếu sau đây: Thành lập nhóm ‘Thần học Giáo Dân’ để đào tạo giáo dân, gồm hai linh mục Mai Đức Vinh, Lm Bùi Đức Tín ; từ đó thành lập các ban nhóm công giáo tiến hành có tổ chức và lãnh đạo ; để đi đến việc lập Hội Đồng Mục Vụ. Nhóm quy tụ 8 thành viên thành lập chính yếu sau đây : Lm Mai Đức Vinh, Lm Bùi Đức Tín, Sh Trần Văn Nghiêm, Bs Vũ Ngọc Hoàn, Bs Tạ Thanh Minh, Gs Trần Văn Cảnh, Chị Thanh Vân, Chị Vũ Thị Lan.
10. Nữ tu Têrêsa Thân Thị Kim Liên vào làm việc cho Giáo Xứ.
11. Ban Giám Đốc Giáo Xứ gồm : Linh Mục Mai Đức Vinh, Giám Đốc, Lm Hoàng Quang Lượng, Lm Đinh Đồng Thượng Sách, Chị Nguyễn Thị Phú, Chị Huỳnh Thị Na và Chị Thân Thị Kim Liên.
1981 : Thành lập và tổ chức các đơn vị mục vụ
1. Ngày 04.01.1981, tuần báo GXVN số 131, cha Giám Đốc Mai Đức Vinh biên thơ ngỏ ý định tổ chức Nhóm THẦN HỌC GIÁO DÂN để học hỏi và trao đổi về «LỜI CHÚA TRONG GIA ĐÌNH»: tổ chức 2 tháng 1 lần ; xoay quanh một chương trình 3 điểm: Thông tin về Giáo Hội hoàn vũ, Việt Nam, Pháp, các Cộng Đoàn CGVN hải ngoại ; Thánh lễ và chia sẻ Phúc Âm; Trao đổi về 1 đề tài thần học, văn hóa, giáo dục, xã hội, … do một người gợi ý.
2. Chúa nhật 11.01.81, bắt đầu lại «Lớp Giáo Lý Thánh Kinh» người lớn, với cha Benoît Lượng.
3. Tăng cường các Nhóm Trẻ Sống Đạo, «ra đời năm 1980 với chủ đích tạo dựng nên một khuôn khổ tại giáo xứ để các bạn trẻ có thể tìm đến, trước hết là học hỏi , đào sâu đức tin công giáo, cầu nguyện và sau đó gặp gỡ các bạn Việt Nam để chia sẻ kinh nghiệm sống và nâng đỡ nhau trong mọi môi trường làm việc cũng như trong gia đình, xã hội. Tuy nhóm không có cha linh hướng nhất định, mỗi buổi họp đều được hướng dẫn bởi một linh mục hoặc một nữ tu do nhóm mời… Thường mỗi năm xoay quanh đề tài do chính Giáo phận hay Tòa Thánh nêu lên làm ‘hướng đi của mục vụ… Không kể buổi họp hai tháng một lần, nhóm còn có một ngày xuất du và cấm phòng mỗi năm…».
4. Thứ tư, 18.02.1981, Nhiều linh mục và giáo dân Việt nam đến nhà thờ Đức Bà Paris dâng lễ từ giã ĐHY Marty.
5. 22.02.1981, từ 16g30 đến 19g00, Nhóm ‘Thần học Giáo Dân 1’ khai trương buổi sinh hoạt đầu tiên «Lời Chúa Trong Gia Đình», về «Đời sống Đức Tin trong Gia Đình» qua 3 phần: 1- Tin tức: Anh Giuse Trần Văn Cảnh, nguyên Giáo Sư Đại Học Sư Phạm Đà Lạt; 2- Lới Chúa: Cha Mai Đức Vinh; 3- Thảo luận về đề tài «Thượng Hội Đồng Giám Mục 1980 về đời sống gia đình», dưới sự trình bày và hướng dẫn của Sư Huynh Pierre Trần Văn Nghiêm, Nguyên Khoa Trưởng Đại Học Sư Phạm Đà Lạt.
6. Thứ sáu, 27.02.1981, nhiều linh mục và giáo dân VN đến nhà thờ Đức Bà Paris dâng lễ nhậm chức của ĐC Lustiger.
7. Chủ nhật 05.04.81, cấm phòng mùa chay GXVN với cha Bùi Đức Tín, Nguyên GĐ ĐCV Xuân Bích Hà Nội, từ 9g15 đến 18g00
8. 20.04.1981, thuyết trình hội thảo về «Giáo dục gia đình Việt Nam tại Pháp» do cha Bùi Đức Tín (P. Gastine) trình bày.
9. Chủ nhật 26.04.81, Sinh hoạt Thần Học Giáo dân 2 «Lời Chúa trong Gia Đình» về chủ đề «Sống Đạo trong Gia Đình» do Nhóm THGD tổ chức. Tin tức Giáo Hội / do Gs Trần Văn Cảnh; Thảo luận về «Có nên và có cần điều hòa sinh sản không» / do Bs Vũ Ngọc Hoàn; Thánh Lễ và Lời Chúa «Sống Đạo trong Gia Đình»/do cha Hoàng Quang Lượng.
10. Thứ bảy và Chủ nhật, 09&10.05.1981: Hai ngày Thân Hữu Giáo Xứ
11. Chúa Nhật Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống, 07.06.81, ĐC Robert FROSSARD đến GX cử hành thánh lễ và ban phép thêm sức cho 36 em trong GX.
12. Chúa Nhật, Lễ Mình Thánh Chúa Giêsu, 21.06.81, các em rước lễ lần đầu.
13. Thứ hai, 22.06, hạn chót ghi tên các em nghỉ hè trong các gia đình người Pháp.
14. Chủ Nhật 28.06.81 Sinh hoạt Thần Học Giáo Dân 3 «Lời Chúa trong Gia Đình» về chủ đề «Giáo Dục Gia Đình» với Gs Cảnh về Tin Tức GH; với Cha Trần Định thảo luận về «Giáo dục Gia Đình VN xưa qua cuốn Đoạn Tuyệt» ; với Cha Bùi Đức Tín Thánh Lễ và chia sẻ Lời Chúa về «Sống khôn ngoan theo sách Huấn ca và Giáo dục Việt Nam xưa».
15. Thứ bảy, 01.08.81, hồi 11g00, lể Bổn Mạng Thánh Tâm cho các giáo dân Việt Nam ở xứ Thánh Tâm, Lào, do cha Võ Quang Linh từ Metz về chủ tọa.
16. GX Hành Hương Lộ Đức từ 11 đến 17/08/81, do Cha Mai Đức Vinh hướng dẫn.
17. Ngày 13.09.1981, Ðức Tổng Giám Mục Jean Marie LUSTIGER đến thăm giáo xứ, cử hành lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam và ban phép rửa tội cho 16 em nhỏ. Tất cả mọi giáo hữu đều được mời đến tham dự thánh lễ và chào mừng Đức Tân Tổng Giám Mục Paris.
18. Thông báo chúa nhật 20.09.81: Năm nay, chúng ta có lớp giáo lý cho:1-Các Phụ Huynh Trẻ; 2-Người Lớn sắp chịu phép thêm sức; 3- Các Em Nhỏ.
19. 01/10/81: khai giảng các lớp Pháp văn, do Cha Sách và Sơ Phú với 10 học sinh.
20. 15.10.1981, thuyết trình hội thảo về «Hiện tượng giáo phái » do cha Mai Đức Vinh trình bày.
21. 25/10/8 : Legio Mariae đại hội bầu Ban Sĩ Quan Curia.
22. Ngày 08/11/81, khai giảng lớp tiếng Việt, 9g-10g, và lớp giáo lý, 10g-11g cho các trẻ em, vào mỗi sáng chù nhật.
23. Chử Nhật 15.11.81 : khai mạc lớp «Sống Đạo giữa đời1» hàng tháng cho các bạn trẻ, với chị Thanh Vân.
24. Chủ Nhật 22.11.81, khai mạc lớp «Sống Đạo Giữa Đời 2» với thầy Nguyễn Đình Thắng.
25. Chủ nhật 29/11/81: Sinh hoạt Thần Học Giáo Dân 4 «Lời Chúa trong Gia Đình» về chủ đề «Thánh Kinh trong Gia Đình», với cha Nguyễn Chí Thiết.
26. Chủ nhật 13/12/81; Cấm Phòng Cộng Đoàn, chuẩn bị lễ Giáng Sinh, do cha Nguyễn Văn Long giảng phòng.
27. 24.12.1981: Cộng đoàn hân hoan đón mừng 12 anh chị em tân tòng, gia nhập Giáo Hội, lãnh phép rửa tội do Đức cha Daniel Pérézil.
28. Tổng kết hoạt động xã hội 1981 của GXVN rất sầm uất với người tỵ nạn Á châu: Tiếp đón tại phòng xã hộ : 10-31 người mỗi ngày; Tiếp tế nhu yếu quần áo: 1000 người trong năm; Giúp lo giấy tờ: 80 ngưới; Xin việc làm nơi các hãng sở: được 1000 việc; cho việc làm: 200 người; Lễ Noel: 400 người; Học sinh Pháp văn: 10 người. Đi trại hè: 70 người; Đỡ đầu: 10 người, Nhóm xã hội tham gia: 8 nhóm.
1982: Thành lập và tổ chức các Hội đoàn, Ban, Nhóm mục vụ.
1. Chủ nhật 07.02.82, cha Ngô Duy Linh đến Giáo Xứ dâng Thánh Lễ tạ ơn với Giáo Xứ để từ giã, trước khi đi sang Hoa Kỳ làm việc mục vụ.
2. Chủ nhật 14.02.82, Sinh hoạt Thần Học Giáo dân 5 «Lời Chúa trong Gia Đình» về đề tài «Hôn nhân tạp giáo và dị giáo theo giáo luật hiện nay», do cha Benoît Hoàng Quang Lượng trình bày. Thánh Lễ và chia sẻ Lời Chúa về «Vấn đề tội» do cha Bùi Đức Tín (P. Gastine)
3. Chủ nhật 21.02.82: sinh hoạt của hai nhóm bạn trẻ «Sống Đạo giữa đời».
4. Chủ nhật 21.03.82, Ban Thần Học Giáo Dân họp tổng kết sinh hoạt. 1- Thẩm lượng 5 đề tài học hòi, 2- Thảo chương trình mới ; 3- Phân công tổ chức. Không kể 3 việc đã được phân chia từ trước là Gs Cảnh lo phần 1 liên hệ đến những thông tin quan trọng về Giáo Hội; Sư Huynh Nghiêm và Bs Hoàn lo tìm đề tài thảo luận và người hướng dẫn; cha Vinh lo phần Thánh Lễ và chia sẻ Lời Chúa; Hai việc mới đã được phân chia là: chuẩn bị trang trí và tiếp đón do các ÔB Nguyễn Quí Bân, Nguyễn Hữu Thịnh và Vũ Hoàng Dũng; Và ghi biên bản là ÔB Trần Lan Bằng. Ngoài ra, cuộc gặp gỡ sẽ bắt đầu từ 12g30, với việc dùng cơm chung, tự túc.
5. Chủ nhật 28/03/82, Giáo Xứ cấm phòng mùa chay, với cha Võ Quang Linh giảng phòng.
6. Chủ Nhật Phục Sinh, Đức cha Pézéril đến chủ tế và ban phép rửa tội cho 13 tân Tòng ở Giáo Xứ.
7. Thứ bảy và chủ nhật, 08-09/05/82, Hai Ngày Thân Hữu Giáo Xứ, dưới sự bảo trợ của ĐC Daniel PÉZÉRIL, gây quỹ tu bổ cơ sở Giáo Xứ. Năm ngoái thu được 61.375,00 FF.
8. Chủ nhật 23.05.82, Thần Học Giáo Dân 6 «Lời Chúa trong Gia Đình» về đề tài «Quan niệm về Trời trong Văn Hóa Việt Nam» do cha Vũ Dư Khánh trình bày.
9. Chủ nhật 30/05/82, ĐC Pézéril đến GX chủ tế và ban phép thêm sức cho 50 ông bà anh chị em trong cộng đoàn GX.
10. 15.06.82, hạn chót ghi tên các em nghỉ hè trong các gia đình người Pháp.
11. Chủ Nhật 20/06/82, 10 em rước lễ lần đầu; Các lớp giáo lý và tiếng việt kết thúc năm học.
12. Cũng chủ nhật 20/06/82, Hội Các Bà Mẹ Công Giáo có Ban chấp hành mới. Hội trưởng: Bà Phạm Văn Nhi. Phó Hội Trưởng: bà Quang và Bà Ngoạn. Thư Ký: Bà Ngoạn. Thủ Quỹ: Bà Lê Bái. Cố vấn BB Hiếu, Thức, Villemin, Quý. Phụng vụ: BB Trượng, Goilie, Quít.
13. Thứ bảy, 26.06.82, Thầy Phêrô Lê Văn Thắng, gốc ĐP Kontum, đã giúp các bạn trẻ GX trong Nhóm «Sống Đạo Giữa Đời» được chịu chức linh mục tại nhà Nguyện Thừa Sai Hải Ngoại Paris do ĐC Paul SEITZ. Cha Thắng sẽ làm lễ mở tay tại GXVN vào chủ nhật 27/06/82. Sau đó, có bữa cơm thân mật dành cho các khách mời của cha mới. Kính mời OBACE đến tham dự đông đảo hai ngày nói trên.
14. Giáo Xứ hành hương Lộ Đức, từ 11 đến 17/08/82.
15. 19/09/82 Loan báo: 1- Chị Têrêsa Na mãn chương trình học «Cán Sự Xã hội», về làm việc lại cho Giáo Xứ, Trách nhiệm Phòng xã hội; 2- Cơ sở mới của Giáo Xứ ở 15, rue Philippe Gérard, 75010 gặp quá nhiều khó khăn; 3-Những đóng góp xây dựng cơ sở được 133.051,00 FF.
16. 17/10/82: khai giảng các lớp tiếng Việt và giáo lý.
17. 18/10/82: Khai giảng các lớp Pháp văn.
18. Nhóm trẻ cầu nguyện bắt đầu từ 30/10/82, vào mỗi thứ bảy cuối tháng, từ 17 giờ.
19. Lễ Các Thánh 01/11/82, chị Marie Rose Phạm Thị Ro khấn trọn đời Dòng Chúa Quan Phòng tại nhà nguyện GXVN, dưới sự chủ tọa của ĐC Pézéril. Chúng ta chia vui và cảm tạ Chúa với chị Ro.
20. Chủ Nhật 14.11.1982: Khai trương bữa cơm chủ nhật tại GXVN, do Sơ Liên phụ trách.
21. 28/11/82, Thần Học Giáo dân 7 «Lời Chúa trong Gia Đình» về đề tài «Thảm cảnh người Việt Nam tại Pháp» do Sư huynh Trần Văn Nghiêm.
22. 14-12-82, họp Mục Vụ Vùng Paris lần đầu tiên được tổ chức, với sự hiện diện của Cha Nguyễn Văn Hiệu (Ermont), Cha Lê Văn Vĩnh (Essonne), Cha Nguyễn Chí Thiết (Versailles) và Ban Giám đốc Giáo Xứ Paris do cha Mai Đức Vinh dẫn đầu. Năm quyết định đã được thỏa thuận: 1- Sẽ họp nhau cứ hai tháng một lần. 2- Tổ chức Hành hương Lourdes chung cho Vùng Paris vào dịp Hành hương toàn quốc. 3- Sẽ tổ chức chung lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam (lần tới vào ngày 04-09-83). 4- Phát hành một tờ báo mục vụ cho Vùng Paris (Cha Thiết nghiên cứu) và 5- Lần họp đến dự trù ngày 22-02-83 tại St. Germain-en-Laye. Và Chúa nhật 18-09-83, lần đầu tiên, Đại lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam chung cho toàn Vùng Paris đã được chính thức tổ chức tại Thánh đường họ đạo Saint Sulpice từ 13g30 đến 17g00.
23. 18.12.1982, một ngày lễ Giáng Sinh Noel được tổ chức tại Giáo Xứ cho các em tị nạn Á châu, đến từ những gia đình nghèo ở Giáo xứ và từ 6 trại tỵ nạn Thorigny, Noisy-le-Grand, Issy-les-Moulineaux, Vanves, Créteil và Quận 9 Paris. Số được đón về dự lễ có 244 em nhỏ và vị thành niên và 21 người lớn đi theo. Các tiêu chuẩn đón các em: thuộc gia đình nghèo, mới tới, không có thân nhân, không phân biệt tôn giáo, quốc tịch Việt Nam, Lào hay Cao Miên. Cộng tác thực hiện có Ban Giám Đốc Giáo Xứ: Cha Mai Đức Vinh, giám đốc, cha Hoàng Quang Luợng, phó giám đốc, cha Đinh Đồng Thượng Sách, lo giới trẻ, chị Sophie Phú lo giới trẻ. Nhóm Xã Hội Giáo Xứ: Sơ Huỳnh Têrêsa, phụ trách Văn Phòng Xã Hội, Bà Perret, bà Planchu, bà Roubert, bà Le Bellec, bà Chín Ngoạn, bà Từ Giác Linh. Nhóm trẻ xã hội, nhóm học sinh trường Paul Claudel, nhóm học sinh trường Saint Joseph. Chương trình: 12g bốn xe ca đón các em từ trại về tới Paris. 12g30 gặp gỡ, cơm chung. 14g Họp mặt: ca hát, chiếu phim, trò chơi do nhóm Hành Động Xã Hội của cha Joseph Sách và chị Sophie Phú. 15g45 các nhóm học sinh tự nguyện đến gặp gỡ và chia sẻ với các nhóm tị nạn: trẻ em, thiếu niên hay người lớn, ăn bánh uống trà, nước ngọt. 16g45 phát quà. 17g30 lên xe về trại.
24. Giáng sinh 25.12.1982, Đức cha Michel Coloni đã đến giáo xứ ban bí tích Thánh Tẩy và Thêm Sức cho 15 anh chị em tân tòng.
25. Tổng kết hoạt động xã hội 1982 của GXVN rất sầm uất với người tỵ nạn Á châu: Tiếp đón tại phòng xã hội: 10-30 người mỗi ngày; Tiếp tế nhu yếu quần áo: 1000 người trong năm; Giúp lo giấy tờ: 50 ngưới; Xin việc làm nơi các hãng sở: được 800 việc; cho việc làm: 300 người; Lễ Noel: 300 người; Giáo sư Pháp Văn: 15; Học sinh Pháp văn: 120 người; Đi trại hè: 65 người; Đỡ đầu: 8 người, Nhóm xã hội tham gia: 10 nhóm.
1983: Thành lập Hội Đồng Mục Vụ, Bầu Ban Thường Vụ nhiệm kỳ 1, 1983-1985
1) Mở cửa lại ‘Bữa Cơm Chủ Nhật’.
2) Tổ chức hai ngày thân hữu để gây quĩ điều hành và kiến thiết.
3) Xây Xi măng sân trong.
4) Thành lập ban đại diện cho các địa điểm mục vụ Paris, Sarcelles-Garges, Villiers-Le-Bel, Noisy-Le-Grand.
5) Thành lập các nhóm công giáo tiến hành và bầu ban đại diện.
6) Năm 1983, thành lập Presidium thứ 7, Đức Mẹ Sầu Bi của Legio Mariae GXVN/P cho giới trẻ. Linh giám: Cha Giuse Sách ;Trưởng: Anh Prêrô Trường; Phó: Chị Marcel; Thư Ký: Chị Vũ Thị Lan; Thủ Quỹ: Anh Phêrô Chi. Năm 1989, presidium đổi danh hiệu là Mẹ Nguồn An Vui, rồi tháng 06.1991 chính thức gia nhập Curia Nữ Vương Nước Việt Nam, với Thành Phần Ủy Viên nhiệm kỳ đầu là: Linh Giám: Cha Giuse Sách, Trưởng: Anh Phêrô Trường; Phó: Anh Giuse Trần Huynh; Thư Ký : anh Phêrô Tính; Thủ Quỹ: Anh Phêrô Chi.
7) 23.01.83: Cha Giám Đốc Mai Đức Vinh loan báo về «Đại Hội Mục Vụ của Giáo Xứ với 2 chi tiết: 1- Ngày họp sẽ là 27.02.1983; 2- Các đơn vị sẽ được mời gồm 7 địa điểm mục vụ, 2 hội đoàn công giáo tiến hành, 8 ban, nhóm sinh hoạt, một số linh mục và tu sĩ, và Ban Giám Đốc.
8) Ngày 12.02.1983, một Danh sách sơ bộ HĐMV, đã được thiết lập gồm 51 vị, để tham dự Đại Hội Mục Vụ I, ngày 27.02.1983 (Xin xem Bài đọc thêm, Tài liệu lịch sử số 10).
9) 27.02.1983: Danh sách sơ khởi Hội Đồng Mục Vụ được phổ biến, gồm 51 người, thuộc các thành phần mà cha Giám Đốc đã loan báo ngày 23.01.1983. Các vị này đã được mời và đã đến tham dự Đại Hội Mục Vụ 1.
Danh sách sơ khởi Hội Đồng Mục Vụ này như sau :
Các địa điểm mục vụ :
a) Paris: ÔÔ Phạm Văn Phán, Phan Quang, Hoàng Văn Thìn, Nguyễn Văn Hộ, Nguyễn Huy Bảo, Lê Bái, Jean Many Hùng, Bà Nguyễn Tấn Hớn.
b) Goussainville: ÔÔ Nguyễn Tiến Đạt, Vũ Văn Tập.
c) Roissy-en-Brie: ÔÔ Nguyễn Văn Vinh, Nguyễn Phước Lộc, Nguyễn Văn Dũng
d) Sevran: Đỗ Đình Trọng, Henry Nguyễn Tịnh, Chị Đỗ Thị Điệp.
e) Sarcelles: ÔÔ Pageot, Girard, Chị Eliane Anh Đào
f) Villiers-Le–Bel: Anh Nguyễn Văn Ân, Chị Tạ Thanh Minh
g) Villiers-sur-Marne: ÔÔ Lê Văn Hai, Phạm Văn Mai, Nguyễn Minh Hải, Nguyễn Văn Phước.
Các Hội Đoàn:
a) Các Bà Mẹ Công Giáo: BB Phạm Văn Nhi, Phan Quang, Marie Hiếu, Marie Thái, Marie Bái.
b) Đạo Binh Đức Mẹ: BB Virgiti, Vilareal, Madura, Basta, Phạm Văn Phán, Chu Đức Tích, Marie Thìn, Ô Diệp Văn Minh, Ô Trần Louis.
Các Ban, Nhóm :
a) Thần học Giáo dân: Sư Huynh Pierre Nghiêm, Bs Vũ Ngọc Hoàn, Gs Trần Văn Cảnh, anh Vũ Hoàng Dũng, Trần Văn Bằng.
c) Giáo Lý: Chị Jean Many Hùng, Mỹ Phước, Pascal Duệ, Nguyễn Thị Lành.
d) Xã Hội: Bà Marie Thông, Cécile Nhuận.
e) Ban Tình Nguyện: ÔÔ Thân Văn Hân, Phạm Quang Điến, Bà Trần Sen, Chị Anna Hoa.
f) Cầu Nguyện: CC Nguyễn Thị Lan, Trần Thị Nguyệt, AA Nguyễn Văn Thịnh, Ngô Đình Hân, Hoàng Minh Trứ.
g) Ca Đoàn: Chị Mai Ngọc Châu, AA Bùi Văn Triển, Nguyễn Kim Tuấn, Phạm Viết Hùng, Huỳnh Văn Thi.
h) Văn Hóa: AA Giang Trọng Thủy, Huỳng Công Thành, Bà Roubert.
i) Sống Đạo giữa đời: CC Nguyễn Thị Thanh Vân, Nguyễn Minh Thủy, Đỗ Thị Thu Hồng, Nguyễn Thị Kim Lan, Bùi Thị Trang.
Quý Linh Mục và Nữ tu:
a) Linh Mục : Huỳnh Ngọc Tiên, Trần Thanh Giản, Nguyễn Văn Thắng, Bùi Đức Tín, Nguyễn Quang Toán.
b) Nữ Tu: Emmanuel Nghĩa, Denise Hải, Thérèse Nhi, Thérèse Liên, Thérèse Soi.
Ban Giám Đốc:
Mai Đức Vinh, Hoàng Quang Lượng, Đinh Đồng Thượng Sách, Thérèse Na, Sophie Phú.
10) Cùng ngày 27.02.1983, Đại Hội Mục Vụ 1 đã được tổ chức. Đại hội này là lần đầu tiên mà các đại diện họp nhau, nên phần giới thiệu các địa điểm và đơn vị đoàn nhóm, gồm danh sách 51 quí vị trên đây là cần thiết. Nhưng cần thiết hơn là việc tìm ra những nét đồng tâm chung cho mục vụ cộng đoàn. Ba điểm chung đã được nêu ra và trao đổi. 1- Cha Mai Đức Vinh giới thiệu những nét chính của 2 tài liệu «Tông Đồ Giáo Dân» và của Sắc Lệnh «Ecclesiae Sanctae» : Các linh mục và giáo dân cộng tác với nhau rao giảng Tin Mừng, và họ hợp nhất với nhau để làm tốt và phát triển Cộng Đoàn. 2- Cha Đinh Đồng Thượng Sách trình bày về «Tình hình mục vụ của Cộng Đoàn», gồm nhiều thành phần khác nhau, nhưng cùng có ba điểm chung là cùng là dân Việt, tha hương và cùng là dân Chúa. 3. Gs Trần Văn Cảnh điều hợp 8 nhóm trao đổi về 6 khía cạnh có các câu hỏi dọn sẵn của đề tài «Sống Đạo và Truyền Đạo». Rồi đúc kết chung về các nhận xét và đề nghị chung của 6 khía cạnh của đề tài. Đúc kết Đại Hội, Gs Cảnh ghi nhận ba điểm đồng tâm: 1- Tất cả các thành viên được mời đều đến tham dự, chứng tỏ ý thức mạnh mẽ nhu cầu hiệp nhất và chia sẻ trách nhiệm, làm việc chung, 2- Những đóng góp và đề nghị tích cực về việc «Sống Đạo và Truyền Đạo» chứng tỏ các giáo dân có khát vọng được chia sẻ và cộng tác với giáo sĩ; 3- Trong một bầu khí hăng say, mọi người đều mong mỏi cơ cấu của Hội Đồng Mục Vụ sớm được thiết kế, soạn thảo và thành lập.
11) Ngày 10.04.1983, từ 13g30 đến 16g30, Đại Hội Mục Vụ 2 đã được tổ chức. Ba điểm đã được trình bày: 1. Nhận định lại những đề nghị của các nhóm đã nêu lên ở Đại Hội Mục Vụ 1, ngày 27.02.1983, do Gs Cảnh; 2- Thảo luận về Hội Đồng Mục Vụ do Cha Vinh; 3- Phác thảo một nội quy đơn giản cho HĐMV do Cha Vinh và Gs Cảnh. Qua gợi ý về những đề nghị của các hội thảo viên trong Đại Hội 1, và qua ánh sáng của Công Đồng Vatican II, các hội thảo viên của Đại Hội 2, hôm nay, có rất nhiều ý kiến trong phần ba, khi cha Vinh và Gs Cảnh trình bày nội dung đã được phác thảo và in sẵn cho mọi người về bản nội quy sơ thảo. Hai ý kiến nổi đã được nêu ra và ghi nhận: 1- Gợi ý rút gọn thành viên Hội Đồng xuống khoảng 30 người; 2- Gợi ý cải tiến một vài điểm về cấu trúc và một số từ ngữ.
12) Niên khóa 1982-1983, nữ tu Têrêsa để lại cho chúng ta một bản bá cáo sinh hoạt thường trực và một dự án ngân sách của Văn Phòng Xã Hội như sau:
a) Trực Văn Phòng Xã Hội: Thường trực để tiếp đón các gia đình, người cô đơn, người tị nạn mới tới (Việt Nam hay Á Châu ở Paris hay ngoại ô). Mục đích giúp họ giải quyết những khó khăn trong vấn đề giấy tờ và hội nhập, việc làm, nhà ở, giáo dục con cái, giúp tiền bạc khi khẩn cấp, khi đau yếu, cho quần áo, giúp học tiếng Pháp… Trong trường hợp này, ngân khoản dự trù: Cho cả năm: 6.000f, vậy phải xin Giáo Xứ cho: 3.000f.
b) Hoạt động xã hội bên những người già cả, đau yếu, những người trẻ tật nguyền, mà thường không có gia đình tại Pháp. Nếu Văn phòng xã hội của Giáo Xứ không đáp ứng được thì phải kêu gọi hay giới thiệu đến các cơ quan liên hệ hầu giúp họ về tiền bạc, về giấy tờ hành chánh. Trong trường hợp này, ngân khoản dự trù: Cho cả năm: 4.500f, vậy phải xin Giáo Xứ cho 2.500f.
c) Những hoạt động bên cạnh người trẻ tị nạn Á châu từ 17 đến 25 tuổi (phần đông không có gia đình tại Pháp). Giúp đỡ cả về tinh thần và vật chất khi người trẻ bị khủng khoảng. Cứ hai tháng có một buổi gặp gỡ, trao đổi, giải trí, học hỏi theo nhóm… đặc biệt vào các dịp lễ Giáng Sinh, Tết, Phục Sinh, kỳ hè… Nhiều khi phải giúp người trẻ tìm nhà ở, tìm khóa học nghề… Trường hợp này, ngân khoản dự trù: Cho cả năm: 8.000f, vậy phải xin Giáo Xứ 5.000f.
d) Công tác giúp các trẻ em Á Châu làm quen và hội nhập: Tổ chức những ngày gặp gỡ để trao đổi, gây tình bạn, huấn luyện, giải trí, dùng cơm chung, xem phim, tặng quà… Tổ chức đi hè theo từng nhóm, tham quan Paris hay ngoại ô Paris, học tiếng Việt… Đôi khi tìm gia đình bảo trợ… Trường hợp này, ngân khoản dự trù: Cho cả năm: 10.000f, vậy phải xin Giáo Xứ 5.000f.
e) Phí tổn về di chuyển, bữa ăn, hội hè, điện thoại,… cho một cán sự xã hội và nhân viên Văn phòng. Trường hợp này, ngân khoản dự trù: Cho cả năm: 12.000f (mỗi tháng 1.000f), vậy xin Giáo Xứ cho mỗi lục cá nguyệt 6.000f.
f) Tóm lại: Những sinh hoạt thường trực của Văn phòng Xã Hội trình bày ở trên đòi phải có một ngân qũy 40.000f. Giáo Xứ chỉ cho được 27.500f. Bởi vậy Văn phòng phải hạn chế nhiều sinh hoạt và nhiều giúp đỡ tiền bạc đối với những người tị nạn đến với mình. (ký tên: Nữ tu Têrêsa Huỳnh Thị Na, Cán sự xã hội ).
13) Chúa nhật 18-09-83, tại Thánh đường họ đạo Saint Sulpice từ 13g30 đến 17g00, Đại lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam chính thức chung cho toàn Vùng Paris, do Hội Mục Vụ Vùng Paris quyết định ngày 14-12-82, đã được tổ chức lần đầu.
14) Cha Giám Đốc Mai Đức Vinh loan báo trong báo Giáo Xứ Việt Nam, số 255, ngày 09.10.1983, về Đại Hội Mục Vụ 3, dự tính vào ngày 30.10.1983.
15) Rồi ngày 16.10.1983 ngài gửi thơ mời đến 18 vị đại diện của 7 địa điểm mục vụ và 10 vị đại diện của 10 hội, ban, nhóm mục vụ. Tất cả 28 vị đại diện này là thành viên chính thức.
Danh sách chính thức của Hội Đồng Mục Vụ tiên khởi khóa I, 1983-1985, như sau:
Các địa điểm mục vụ :
a) Paris: Ô Phan Quang, Ô Nguyễn Văn Hộ, Bà Nguyễn Tấn Hớn, A Jean Many Hùng, A Trần Văn Cảnh.
b) Sarcelles: Ô Girard, Ô Pageot, C Anh Đào Eliane
c) Villiers-sur-Marne: Ô Lê Văn Hai, Ô Nguyễn Minh Hải, A Nguyễn Văn Phước
d) Sevran: A Đỗ Đình Trọng
e) Villiers-Le–Bel: A Nguyễn Văn Ân, C Tạ Thanh Minh
f) Roissy-en-Brie: Ô Nguyễn Phước Lộc, A Nguyễn Văn Dũng
g) Goussainville: Ô Nguyễn Tiến Đạt, A Võ Phước Thiện
Các Hội, Ban, Nhóm:
h) Hội Các Bà Mẹ Công Giáo: B Nguyễn Đình Thái.
i) Hội Đạo Binh: Ô Trần Louis.
j) Ban Thần học Giáo dân: anh Vũ Hoàng Dũng
k) Ban Giáo Lý: Chị Mỹ Phước
l) Ban Tiếng Việt: A Huỳnh Công Thành
m) Ban Xã Hội: Bà Jeane Nguyễn Thế Ngoạn
n) Ban Tình Nguyện: Ô Thân Văn Hân.
o) Nhóm Sống Đạo: C Thanh Vân
p) Nhóm Thánh Ca: A Phạm Viết Hùng
q) Nhóm Cầu Nguyện: C Nguyễn Thị Lan
(Xin xem Bài đọc thêm, Tài liệu lịch sử số 10).
16) Cũng Chúa nhật 16-10-1983, thánh lễ giới trẻ đầu tiên chính thức ra mắt tại giáo xứ, rất long trọng và sầm uất. Và đã trở thành dấu chỉ khởi đầu cho tất cả các Thánh Lễ GT khác được tổ chức về sau: sống động, trẻ trung, vui tươi mà khơng kém phần trang nghiêm của một Thánh Lễ. Mỗi tháng là một thách đố mới cho những người hy sinh tổ chức và cộng tác với các cha Tuyên Úy.
Vì phải tìm ra những lối trang trí mới, bài ca linh động vừa hấp dẫn về phần nhạc điệu trẻ trung, vừa đánh động được tâm tình các bạn trẻ tham dự Thánh Lễ hầu giúp các bạn trẻ cầu nguyện cách sốt sắng theo các mùa Phụng Vụ. Những năm đầu sinh hoạt từ 77 cho đến năm 94, tất cả các nhóm đều đóng góp cho ngày Thánh Lễ GT đầu tháng: Ca Đoàn lo điều khiển phụng vụ Thánh Lễ. Trang Trí lo trình bày các bức họa tuỳ theo đề tài của hôm ấy. Nhóm Xã hội, lo ẩm thực (bánh mì) cho các anh chị em. Nhóm Emmau lo các việc viết, in, xếp và... biếu báo cho anh chị em. Phải nói rằng, lúc ấy các anh chị thanh niên công giáo đa số là những người đã rời xa quê hương trong tình cảnh rất khó khăn, thậm chí rất bi thương, nên khi sang đến bờ đất định cư, việc đầu tiên là sự cần thiết gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam đồng cảnh ngộ, đồng tín ngưỡng, đồng tôn giáo, để chia xẻ yêu thương tình người, làm điểm tựa mới trên đất người mà vươn lên.
17) Ngày 30.10.1983, tất cả các đại diện đều đến tham dự Đại Hội Mục Vụ 3, mà chương trình xoay quanh 3 điểm chính: 1- Thông qua bản nội quy; 2- Bầu Ban Thường Vụ của Hội Đồng Mục Vụ; 3- Hoạch định chương trình sinh hoạt.
a) Về điểm 1, là thông qua bản nội quy, sau vài nhận xét, các hội thảo viên đã nhanh chóng chấp thuận bản «NỘI QUY ĐƠN GIẢN của Hội Đồng Mục Vụ Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Paris» đã được in sẵn, phát cho mọi người. Bản Nội Quy dài 4 trang, gồm 5 chương và 1 chú giải (Xin xem Bài đọc thêm, Tài liệu lịch sử số 11). Từ ngày 30.10.1983 đến nay, Bản Nội Quy Đơn Giản đã được sửa đổi 4 lần. Lần thứ tư do Chị Phó Chủ tịch Đào Kim Phượng nhận công tác soạn thảo nội quy tu chính, rồi được ban giám đốc và ban thường vụ bổ sung và thông qua trong Đại Hội Mục Vụ ngày 9-12-2001.
b) Về điểm 2, là bầu một Ban Thường Vụ và thỉnh mời một Ban Cố Vấn, thì cả hai việc đã được thực hiện.
18) Ban Thường Vụ tiên khởi của Hội Đồng Mục Vụ tiên khởi, khóa I (1983-1985)
(Xin xem Bài đọc thêm, Tài liệu lịch sử số 12).
Chủ tịch
|
Ông Phan Quang
|
Phó Chủ tịch, đặc trách tôn giáo
|
Nguyễn Hộ
|
Phó Chủ tịch, đặc trách Xã hội
|
Ông Trần Louis
|
Phó Chủ tịch, đặc trách Văn hoá và tuổi trẻ
|
Ông Võ Phước Thiện
|
Tổng thư ký
|
Ông Trần văn Cảnh
|
Phó Tổng thư ký
|
Bà Nguyễn Đình Thái
|
Thủ quỹ
|
Bà Nguyễn Đình Thái
|
Phó Thủ quỹ
|
Ông Nguyễn Tiến Đạt
|
Ban Cố Vấn đầu tiên : Cha Trần Thanh Giản, Cha Nguyễn Quang Toán, Sư Huynh Pierre Trần Văn Nghiêm, Bác sĩ Phạm Văn Phán, Giáo sư Nguyễn Huy Bảo, Bà Phạm Văn Nhi, Bà Chu Đức Tích, Ông Nguyễn Văn Đông, Ông Vũ Văn Nghi. (Xin xem Bài đọc thêm, Tài liệu lịch sử số 11).
19) Ngày 11/12/1983 Ban Thường Vụ của HĐMV đã được Đức Cha Michel COLONI, phụ tá tổng giám mục Ba-lê, đặc trách Ngoại Kiều Vụ đến Giáo Xứ cử hành thánh lễ và chính thức công nhận Hội Đồng Mục Vụ, Ban Thường Vụ và Ban Cố Vấn.
20) Tổng kết hoạt động xã hội 1983 của GXVN rất sầm uất với người tỵ nạn Á châu: Tiếp đón tại phòng xã hội: 25-30 người mỗi ngày; Tiếp tế nhu yếu quần áo: người trong năm; Giúp lo giấy tờ: ngưới; Xin việc làm nơi các hãng sở: được 30-80 việc; cho việc làm: 20-40 người; Giúp nhà ở, thăm viếng; Lễ Noel: 280 người; Giáo sư Pháp Văn: 30; Học sinh Pháp văn: 200 người; Đi trại hè: 160 người; Đi hè với gia đình Pháp, Đỡ đầu: 25 người, Nhóm xã hội tham gia: 7 nhóm.
21) Báo cáo riêng về mục vụ giáo lý cho trẻ em và thanh thiếu niên 1983-1984:
1) Giáo lý cơ bản: a. Paris: 4 nhóm giáo lý, vào chủ nhật, 10-11giờ, có Thánh Lễ riêng cho các em: Khai Tâm với chị Đỗ Thị Hạnh; -Rước Lễ lần đầu với chị Mỹ Phước; - Thêm Sức với ông bà Nguyễn Công Thương; - Tuyên Xưng Đức Tin với hai nữ tu Têrêsa và Pascale Lài. b. Villiers sur Marne và Noisy le Grand: 3 nhóm với 28 em do cha Sách, nữ tu Denise Hải, và Sophie Phú quán xuyến vào ngày thứ tư từ 10 đến 12 giờ. c. Sevran: 2 nhóm với 28 em vào ngày chủ nhật lúc 17 giờ, do cha Sách và nữ tu Sophie Phú dạy.
2) Giáo Lý Thánh Kinh: 5 nhóm tại Giáo Xứ Paris, cho 52 bạn trẻ từ 15-25 tuổi, chủ nhật thứ hai mỗi tháng từ 13 đến 15 giờ:
a. Khai tâm Kinh Thánh với chị Đào Kim Phượng.
b. Thánh Kinh Cựu Ước với chị Mỹ Phước.
c. Thánh Kinh Tân Ước 1, với Thầy Hà Quang Minh.
d. Thánh Kinh Tân Ước 2, với chị Thanh Vân.
e. Thánh Kinh Tân Ước 3, với cha Bùi Đức Tín (Pierre Gastine).
Bài viết khác
BÀI 20 : LỜI PHI LỘ, LỜI CÁM ƠN và MỤC LỤC.
Bài 19 PHỤ LỤC 2 GIỚI THIỆU GIÁO SƯ TRẦN VĂN CẢNH VÀ NHỮNG SINH HOẠT CỦA ÔNG TẠI GIÁO XỨ VIỆT NAM PARIS
Bài 18: PHỤ LỤC 1 ẢNH HƯỞNG SÂU RỘNG CỦA NHỮNG BÀI TƯỜNG THUẬT CỦA GS TRẦN VĂN CẢNH
Bài 17 - LỜI KẾT
Bài 16 - TÓM KẾT THỜI KỲ III, THỜI KỲ TRƯỞNG THÀNH, 1980-2013
Bài 15 - CHƯƠNG 11 - GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN HỘI NHẬP MỤC VỤ TỔNG GIÁO PHẬN PARIS, 2008-2013
Bài 14b - CHƯƠNG 10 - GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN VÀ TỰ LẬP TÀI CHÁNH, 2002-2007
Bài 14 - CHƯƠNG 10 - GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN VÀ TỰ LẬP TÀI CHÁNH, 2002-2007
Bài 13 - CHƯƠNG 9 : GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA, CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ LIÊN ĐỚI XÃ HỘI, 1997-2001
Bài 12 - CHƯƠNG 8 : GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN VĂN HOÁ GIÁO DỤC, 1984-1989
Bài 11 - CHƯƠNG 7 GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN VĂN HOÁ GIÁO DỤC, 1984-1989
Bài 10b - CHƯƠNG 6 GIAI ĐOẠN XÂY DỰNG CƠ CẤU TỔ CHỨC, 1980-1983
Bài 10 - CHƯƠNG 6 GIAI ĐOẠN XÂY DỰNG CƠ CẤU TỔ CHỨC, 1980-1983
Bài 9 - TÓM KẾT THỜI KỲ II, THỜI KỲ THÀNH LẬP VÀ PHÁT TRIỂN, 1947-1980
Bài 8 - Chương 5 : GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN, GIÁO XỨ VIỆT NAM PARIS, 1977-1980
Bài 7 - Chương 4 : GIAI ĐOẠN LỚN LÊN, TỔ CHỨC TRUYỀN GIÁO VIỆT NAM TẠI PHÁP, 1952-1977
Bài 6 - GIAI ĐOẠN THÀNH LẬP LIÊN ĐOÀN CÔNG GIÁO VIỆT NAM TẠI PHÁP, 1947-1952
Bài 5 - TÓM KẾT THỜI KỲ I, THỜI KỲ KHAI PHÁ, 1787-1947
Bài 4 - CHƯƠNG 2 : GIAI ĐOẠN NHỮNG TỔ CHỨC SƠ BỘ, 1942-1947
Bài 3 : CHƯƠNG 1 : GIAI ĐOẠN NHỮNG BƯỚC CHÂN KHAI PHÁ, 1787-1942