Bài 9 - TÓM KẾT THỜI KỲ II, THỜI KỲ THÀNH LẬP VÀ PHÁT TRIỂN, 1947-1980
Trần văn Cảnh
LTS : « LỊCH SỬ BIÊN NIÊN GIÁO XỨ VIỆT NAM PARIS 1787-2013 » là tác phẩm thứ 32 mà Ban Tu Thư Giáo Xứ Việt Nam Paris vừa soạn để mừng 30 năm thành lập Hội Đồng Mục vụ Giáo xứ Việt nam Paris, 1983-2013 và 30 năm phát hành báo « Giáo xứ Việt nam », 1984-2014.
Chúng tôi xin được hân hạnh giới thiệu tác phẩm này với quí độc giả.
Xin Thiên Chúa, Đức Mẹ, Thánh Giuse và các Thánh tiền nhân Tử Đạo Việt Nam chúc lành cho tất cả chúng ta.
Bài 9
TÓM KẾT THỜI KỲ II, THỜI KỲ THÀNH LẬP VÀ PHÁT TRIỂN, 1947-1980
Thời kỳ II gồm 33 năm, 1947-1980, là thời kỳ thành lập và phát triển của Giáo Xứ, với 8 nhiệm kỳ của 8 linh mục, qua 3 giai đoạn, cũng là ba tên gọi: Thành lập với việc Liên đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp được công nhận năm 1947, Lớn lên với Tổ chức Truyền Giáo Việt Nam tại Pháp từ năm 1952, và Phát triển với Giáo Xứ Việt Nam Paris từ 1977.
Liên đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp đã được thành lập ngày 01/04/1946. Bản Ðiều Lệ Liên Đoàn, được toàn thể Đại Biểu làm và chuẩn y tại Toulouse ngày 01.04.1946, đã được sửa đổi tại Fontenay-sous-Bois ngày 05.04.1947. Bản Nội Quy sửa đổi mới tại Fontenay-sous-Bois này đã được ĐC Chappoulie, Tổng Thư Ký Hàng Giám Mục Pháp xem, duyệt y và công nhận ngày 01.10.1947. Sự công nhận này đã được xác nhận qua thư ngày 10.02.1949 của ĐC Henri Chappoulie biên cho cha Trần Văn Hiến Minh, công nhận Liên Đoàn như một Phong trào Công Giáo Tiến Hành. Cha Trần Văn Hiến Minh về nước, Cha Trần Thanh Giản, với tư cách là tuyên úy lâm thời, đã gửi thơ, ngày 07/04/1951, cho Đức Khâm Sứ John DOOLEY ở Hà Nội, trình bày 2 nhu cầu khẩn thiết là: Liên Đoàn cần có một tuyên úy được bổ nhiệm chính thức và cần được yểm trợ tài chánh, đặc biệt về tiền thuê trụ sở. Đáp lời đề nghị khẩn thiết của cha Giản, Đức Khâm Sứ John DOOLEY đã liên lạc với Hàng Giáo Phẩm Việt Nam và các Giám Mục Việt Nam đã lấy 2 quyết định: bổ nhiệm cha Nguyễn Quang Lãm làm tuyên úy của Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp từ ngày 01.07.1951 và cử Đức Cha Hoàng Văn Đoàn, GM Bắc Ninh, làm Đại Diện Hàng Giáo Phẩm Việt Nam để bảo trợ Liên Đoàn từ ngày 09.11.1951.
Khi còn đang làm Tuyên Úy Liên đoàn, trước khi về nước, ngày 20.06.1949 cha Trần Văn Hiến Minh đã cùng hai cha Ðinh Văn Hưởng và Nguyễn Quang Lãm gửi lên Hàng Giám Mục Pháp bản tường trình, trong đó các ngài «Khẩn thiết xin lập Sở Truyền Giáo Việt Nam tại Paris». Năm 1952, Đức thánh cha Piô XII ban hành Tông huấn "Exsul Familia: Gia Đình Xa Cách (1952) «nhắc nhở các Hội Đồng Giám Mục khẩn thiết quan tâm mục vụ đối với làn sóng di dân tị nạn, cần đề ra những hướng đi mục vụ dành riêng cho các thế hệ người ngoại quốc từ giã quê cha đất tổ đến lánh nạn và sinh sống trên miền đất định cư mới». Chính trong tinh thần tông huấn này, các Giám Mục Pháp không những đã nhìn nhận những sinh hoạt sống đạo của "Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam" từ năm 1947; mà còn nâng lên thành "Tổ Chức Truyền Giáo Việt Nam tại Pháp" từ năm 1952, đồng thời bổ nhiệm Linh mục Việt Nam là cha Pacifique Nguyễn Bình An làm "Giám Đốc các Thừa Sai" với năng quyền Cha Xứ (Cura Animarum). Ngày chúa nhật 14/12/1952, cha Nguyễn Bình An đã dâng lễ tạ ơn, nhậm chức Giám Đốc các Thừa Sai và khánh thành Giai Đoạn «Tổ Chức Truyền Giáo Việt Nam tại Pháp». Sau cha An (1952-1955), có nhiệm kỳ của cha Trần Thanh Giản (1955-1971) và nhiệm kỳ của cha Nguyễn Quang Toán (1971-1977).
Tình hình chiến tranh Việt Nam vào những năm 74-75 trở lên ác liệt và bi thảm. Rồi biến cố 30.04.1975, với sự thống trị của chính thể cộng sản trên toàn lãnh thổ Việt Nam, đã tạo nên một làn sóng di cư tỵ nạn chưa từng thấy của người Việt Nam đến các nước Âu Mỹ. Khoảng 46.000 người Việt Nam đã đến tỵ nạn tại Pháp. Ban Giám Đốc Tổ Chức Truyền Giáo Việt Nam tại Pháp lúc đó, dưới sự điều hành của cha Nguyễn Quang Toán đã tận tình và vui vẻ nhộn nhịp đưa ra một chương trình cứu trợ xã hội đặc biệt cho người Việt Nam tỵ nạn, bất kể lương giáo. Hàng Giám Mục Pháp nhận thấy điều đó, đã muốn áp dụng những giải pháp cụ thể của tự sắc Mục Vụ Di Dân (Pastoralis Migratorum Cura) do ĐGH Phaolô VI ban hành ngày 15.08.1969. Các ngài đã quyết định thành lập một Trung Tâm Mục Vụ Việt Nam tại Pháp, tạo lập một cơ cấu chung cho Các Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp là bổ nhiệm một «Đại Diện của Ủy Ban Giám Mục Ngoại Kiều bên cạnh các Tuyên Úy Việt Nam tại Pháp», trực thuộc Ủy Ban Giám Mục Ngoại Kiều của Hội Đồng Giám Mục Pháp; Đồng thời xác định lại vị trí của Cộng Đoàn Paris giới hạn vào Vùng Paris và trực thuộc Toà Tổng Giám Mục Paris. Cha Trương Đình Hoè đã được bổ nhiệm làm Giám đốc Giáo Xứ Việt Nam Paris theo quy chế mới này. Và ngài đã thành công trong chức vụ. Dưới khía cạnh hành chánh, các linh mục và tu sĩ làm việc cho giáo xứ đều đã được bổ nhiệm, có lương bổng và an sinh xã hội. Sau ngài, có cha Lương Tấn Hoằng.
Để tóm kết Thời kỳ II, 1947-1980: Thời kỳ Thành lập và Phát triển của Giáo Xứ Việt Nam Paris, chúng ta có thể gợi ra những nét chính yếu sau đây :
• Mục đích giúp đồng bào Công Giáo về đường thiêng liêng, tinh thần và vật chất.
• Ba giai đoạn, với 8 nhiệm kỳ giám đốc
1. 1947-1952 : Giai đoạn Thành lập, Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp, với 3 nhiệm kỳ giám đốc của 3 cha Trần Văn Hiến Minh (1947-1950), Trần hanh Giản (1950-1951) và Nguyễn Quang Lãm (1951-1952).
2. 1952-1977 : Giai đoạn Lớn lên, Tổ chức Truyền Giáo Việt Nam tại Pháp, với 3 nhiệm kỳ giám đốc của 3 cha Nguyễn Bình An (1952-1955), Trần Thanh Giản (1955-1971) và Nguyễn Quang Toán (1971-1977).
3. 1977-1980 : Giai đoạn Phát triển, Giáo Xứ Việt Nam Paris, với 2 nhiệm kỳ của 2 cha Trương Đình Hoè (1977-1979) và Lương Tấn Hoằng (1979-1980).
• Năm chương trình mục vụ đã được thực hiện :
1. 1947-1950: Lm Trần Văn Hiến Minh: Xin Giáo Quyền Pháp công nhận LĐCGVN và lập Tổ chức Truyền giáo Việt Nam tại Pháp.
2. 1950-1951: Lm Trần Thanh Giản, Tuyên Úy Lâm thời: Xin Giáo quyền Việt Nam bổ nhiệm tuyên úy và trợ giúp tài chánh Liên Đoàn Công GiáoViệt Nam tại Pháp.
3. 1955-1971: Lm Trần Thanh Giản: Tìm cơ sở, lập Hội Đồng mục vụ linh mục, cải tổ Đoàn sinh viên, làm việc xã hội.
4. 1971-1977: Lm Nguyễn Quang Toán : Công Giáo Tiến Hành, Hành hương, Việc xã hội.
5. 1977-1979: Lm Trương Ðình Hoè: Giáo Xứ Việt Nam Paris, trong Tổng Địa Phận Paris. Được qui chế làm việc cho các linh mục ở giáo xứ.
• Sinh hoạt căn bản :
1. Những sinh hoạt thiêng liêng, bí tích, cầu nguyện, cấm phòng
2. Những sinh hoạt văn hoá : báo chí và thuyết trình hội học
3. Những sinh hoạt xã hội vật chất :
a. 1947 : Tiếp đón sinh viên mới từ Việt Nam qua, mở quán cơm, Giúp đỡ cô nhi viện, Cứu trợ các nạn nhân bão lụt, chiến tranh
b. Từ 1975 : Đặc biệt cứu trợ các người lương giáo Việt Nam tỵ nạn tại Pháp
• Hội đoàn căn bản
1. 1947: Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp
Ðoàn sinh viên công giáo (1947)
Đoàn Lao Ðộng (1947)
Ðoàn Phụ Nữ (1947)
Ðoàn Chức Nghiệp ( 1951)
2. 1952: Tổ Chức Truyền Giáo Việt Nam tại Pháp
Ðoàn sinh viên công giáo (1947)
Hội Ðạo binh Ðức Mẹ (1970)
Hội các bà mẹ công giáo (1971)
3. 1977: Giáo Xứ Việt Nam Paris
Ðoàn sinh viên công giáo (1947)
Hội Ðạo binh Ðức Mẹ (1970)
Hội các bà mẹ công giáo (1971)
Nhiều nhóm trẻ chuyên mục (1977) : Ca Đoàn Giáo Xứ, Cầu Nguyện, Sống Đạo, Đạo binh Đức Mẹ trẻ, Xã hội, Văn nghệ, Nhạc động, Trang trí, Thư viện, Hành hương, Thể Thao
• Cơ sở quy chế pháp lý, được Giáo Quyền và Công quyền công nhận
1. 1947: Liên đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp, mà Paris là trung ương
2. 1952: Tổ chức Truyền giáo Việt Nam tại Pháp, mà Paris là trụ sở chính
3. 1977: Giáo Xứ Việt Nam vùng Paris, một thành phần của Tuyên Úy Đoàn của Các Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp
• Cơ sở quy chế nhân sự
1. 1947: Không có tài liệu nào cho biết các linh mục tuyên úy có được sự giúp đỡ tài chánh nào không.
2. 1952: Giám đốc Sở truyền giáo được Toà Tổng Giám mục Paris bổ nhiệm và được Hội Truyền Giáo hay tổ chức «Eglise en détresse» giúp đỡ về tài chánh.
3. 1977: Cha Tổng Tuyên Úy được Hội Đồng Giám Mục Pháp bổ nhiệm, và có ngân quỹ hoạt động.
4. Cũng từ 1977, tất cả những linh mục hay tu sĩ làm việc cho Giáo Xứ Việt Nam Paris đều được bổ nhiệm trên giấy tờ, được trả lương và bảo hiểm xã hội trong Tổng Giáo Phận Paris.
• Cơ sở vật chất
1. 1942: 5, rue Falguière, St Antoine Badou, 75005
2. 80 rue Vaugirard, 75006
3. 52, Bd Lefèvre, 75015 Paris
4. 1946: 106, rue d’Assas, 75006
5. 1950: 36bis, Bd Raspail, 75007.
6. 32 Ave de l’Observatoire,
7. 1968 rời về 15, rue Boissonade, 75014
8. 1977: địa chỉ của Tổng Tuyên Úy và của Giám Đốc Giáo Xứ Paris khác nhau.
• Báo chí :
1. Tờ LIÊN ĐOÀN (1951-1952): Chủ bút của tờ báo này là Linh Mục Lương Kim Định tức triết gia Kim Định và ông Trần Phong.
2. Tờ NHẬN ĐỊNH (1953-1955): Đây là cơ quan ngôn luận của “Tổ Chức Truyền Giáo Tại Pháp”. Chịu trách nhiệm xuất bản là hai Linh Mục Nguyễn Bình An, Trần Thanh Giản và ông Trần Phong.
3. Tờ HỪNG ĐÔNG (1955-1957): Đây là hậu thân của tờ Nhận Định và tiền thân của tờ Giáo xứ do Linh Mục Nguyễn Định Tường tức Thanh Hải đảm trách.
4. Tờ GIÁO XỨ VIỆT NAM (1968-1975). Ban biên tập tờ báo gồm các Linh Mục Nguyễn Hưng, Phan Đình Thành, Trần Học Hiệu, Đinh Văn Trung và Trần Ngọc Bích. Từ năm 1971 hai cha Hồng Phúc, Đoàn Thanh Dũng và ông Nguyễn Tấn Hớn lo tờ báo.
5. Tờ VÀO ĐỜI và XUYÊN VIỆT (1975-1979) Linh Mục Nguyễn Quang Toán làm Giám Đốc Giáo xứ Việt Nam tiếp tục cho ấn hành tờ VÀO ĐỜI, sau đổi thành tờ XUYÊN VIỆT cho thích hợp với hoàn cảnh của sinh viên và đồng bào tỵ nạn.
6. Tờ TIN, 25/12/1976-1977, do Trung tâm Mục Vụ Việt Nam tại Pháp phát hành.
7. Bán nguyệt san HIỆN DIỆN, Nội san Công Giáo Việt Nam tại Pháp, Bulletin d’information des Catholiques Vietnamiens en France, 1977-1979, Chủ nhiệm: Samuel Trương Đình Hoè, với sự cộng tác của các linh mục tuyên úy và các nữ tu giúp việc mục vụ.
8. Tuần san GIÁO XỨ VIỆT NAM (1977-1984)
NHỮNG TẤM HÌNH ĐÁNG GHI NHỚ
Liên đoàn Công giáo Việt nam triều yết Đức Giáo Hoàng Piô XII, Phục sinh 1950
Chương 3 : Giai Đoạn Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam
tại Pháp, 1947-1952.
Cha Trần Văn Hiến Minh 1947-1950 (Thứ 3 từ trái)
Cha Trần Thanh Giản, 1950-1971
Bài viết khác
BÀI 20 : LỜI PHI LỘ, LỜI CÁM ƠN và MỤC LỤC.
Bài 19 PHỤ LỤC 2 GIỚI THIỆU GIÁO SƯ TRẦN VĂN CẢNH VÀ NHỮNG SINH HOẠT CỦA ÔNG TẠI GIÁO XỨ VIỆT NAM PARIS
Bài 18: PHỤ LỤC 1 ẢNH HƯỞNG SÂU RỘNG CỦA NHỮNG BÀI TƯỜNG THUẬT CỦA GS TRẦN VĂN CẢNH
Bài 17 - LỜI KẾT
Bài 16 - TÓM KẾT THỜI KỲ III, THỜI KỲ TRƯỞNG THÀNH, 1980-2013
Bài 15 - CHƯƠNG 11 - GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN HỘI NHẬP MỤC VỤ TỔNG GIÁO PHẬN PARIS, 2008-2013
Bài 14b - CHƯƠNG 10 - GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN VÀ TỰ LẬP TÀI CHÁNH, 2002-2007
Bài 14 - CHƯƠNG 10 - GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN VÀ TỰ LẬP TÀI CHÁNH, 2002-2007
Bài 13 - CHƯƠNG 9 : GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA, CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ LIÊN ĐỚI XÃ HỘI, 1997-2001
Bài 12 - CHƯƠNG 8 : GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN VĂN HOÁ GIÁO DỤC, 1984-1989
Bài 11 - CHƯƠNG 7 GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN VĂN HOÁ GIÁO DỤC, 1984-1989
Bài 10b - CHƯƠNG 6 GIAI ĐOẠN XÂY DỰNG CƠ CẤU TỔ CHỨC, 1980-1983
Bài 10 - CHƯƠNG 6 GIAI ĐOẠN XÂY DỰNG CƠ CẤU TỔ CHỨC, 1980-1983
Bài 9 - TÓM KẾT THỜI KỲ II, THỜI KỲ THÀNH LẬP VÀ PHÁT TRIỂN, 1947-1980
Bài 8 - Chương 5 : GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN, GIÁO XỨ VIỆT NAM PARIS, 1977-1980
Bài 7 - Chương 4 : GIAI ĐOẠN LỚN LÊN, TỔ CHỨC TRUYỀN GIÁO VIỆT NAM TẠI PHÁP, 1952-1977
Bài 6 - GIAI ĐOẠN THÀNH LẬP LIÊN ĐOÀN CÔNG GIÁO VIỆT NAM TẠI PHÁP, 1947-1952
Bài 5 - TÓM KẾT THỜI KỲ I, THỜI KỲ KHAI PHÁ, 1787-1947
Bài 4 - CHƯƠNG 2 : GIAI ĐOẠN NHỮNG TỔ CHỨC SƠ BỘ, 1942-1947
Bài 3 : CHƯƠNG 1 : GIAI ĐOẠN NHỮNG BƯỚC CHÂN KHAI PHÁ, 1787-1942