Bài 5 - TÓM KẾT THỜI KỲ I, THỜI KỲ KHAI PHÁ, 1787-1947
Trần Văn Cảnh
LTS : « LỊCH SỬ BIÊN NIÊN GIÁO XỨ VIỆT NAM PARIS 1787-2013 » là tác phẩm thứ 32 mà Ban Tu Thư Giáo Xứ Việt Nam Paris vừa soạn để mừng 30 năm thành lập Hội Đồng Mục vụ Giáo xứ Việt nam Paris, 1983-2013 và 30 năm phát hành báo « Giáo xứ Việt nam », 1984-2014.
Chúng tôi xin được hân hạnh giới thiệu tác phẩm này với quí độc giả.
Xin Thiên Chúa, Đức Mẹ, Thánh Giuse và các Thánh tiền nhân Tử Đạo Việt Nam chúc lành cho tất cả chúng ta.
Bài 5
TÓM KẾT THỜI KỲ I, THỜI KỲ KHAI PHÁ, 1787-1947
Thời kỳ I gồm 160 năm, với những bước chân khai phá của người công giáo Việt Nam đến Pháp và những tổ chức sơ bộ, được ghi đậm với những nét chính yếu sau đây :
1. Những bước chân khai phá của người Công giáo Việt nam đến Pháp với 5 sứ mệnh hay ý muốn :
a. Sứ mệnh quốc gia: do Nguyễn Vương gửi đi xin viện binh Pháp 1787; do Minh Mệnh gửi đi tìm hiểu thái độ của Pháp đối với Việt Nam 1840; do Tự Đức gửi đi chuộc lại 3 tỉnh Miền Đông 1863, hay tìm mua tài liệu và tuyển mộ giáo sư chuyên viên 1867; do Khải Định gửi đi vận động Pháp trả lại Bắc Kỳ cho Việt nam 1932.
b. Sứ mệnh tham dự thế chiến I/1914-1018 của 50.000 người Việt Nam và tham dự thế chiến II/1939-1945 của 34.000 người Việt Nam do «Mẫu Quốc Pháp» áp đặt.
c. Ý muốn du học do xã hội đưa đẩy: Ông Nguyễn Trường Tộ 1859-1960, hai thầy Nguyễn Ngọc Tuyên và Nguyễn Hữu Thơ 1864-1865, khoảng 1500 sinh viên, học sinh, du học Pháp đầu tiên giữa hai thế chiến, 1919-1940, trong đó có Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy (Bảo Đại) và Marie Thérèse Nguyễn Hữu Thị Lan (Nam Phương Hoàng Hậu).
d. Ý muốn thăm viếng xã giao: Giám mục Việt nam Tiên khởi Nguyễn Bá Tòng 1933.
e. Ý muốn ở lại Pháp dài hạn: của 24 người trong hai gia đình Vannier-Nguyễn và Chaigneau-Hồ 1824; của một số lính thợ Việt Nam sau chiến tranh 1914-1918, tạo thành cả chục Cộng Đoàn Việt Nam ở rải rác trên nước Pháp; của những lính thợ 1939-1945 ở lại Pháp, tạo thành, với những cộng đoàn trước, cả thảy, có tới 47 Cộng Đoàn Việt Nam trên đất Pháp.
2. Từ những cộng đoàn này và với một số sinh viên tu sĩ, linh mục Việt Nam du học tại Pháp, những tổ chức công giáo sơ bộ đã được thành lập, đặc biệt là 3 tổ chức sau đây:
a. Hội Công Giáo ở Paris thành lập năm 1942, với mục đích «giúp đồng bào Công Giáo về đường thiêng liêng, tinh thần và vật chất».
b. Hội Việt Nam Du Học Giáo Sĩ Ðoàn, thành lập năm 1945, với tuyên bố rằng: «Phận sự hàng giáo sĩ phải ở ngoài các đảng chính trị để mưu cầu ích lợi chung cho quốc gia và đồng bào về các phương diện: vật chất, luân lý và tinh thần».
c. và LIÊN ÐOÀN CÔNG GIÁO VIỆT NAM TẠI PHÁP thành lập ngày 01/04/1946, với «Mục đích:
A- Giúp hội viên và đồng bào giáo hữu trong việc chu toàn nghĩa vụ Công giáo và Tông đồ.
B- Huấn luyện chiến sĩ công giáo tiến hành.
C- Gây tình liên lạc với đồng bào chưa công giáo. Liên Đoàn đứng trên và ngoài các đảng phái chính trị, cấm tuyên truyền chính trị trong đoàn».
Động lực mạnh thức đẩy những người công giáo Việt Nam quy tụ lại với nhau vào những năm 40 là tình yêu quê hương, muốn tranh đấu cho độc lập quốc Gia Việt Nam. Rõ rệt họ muốn theo gương của 4 giám mục Việt Nam viết điện văn gửi cho Giáo Hội toàn cầu và hai Nước Anh - Mỹ xin "ủng hộ nền Độc lập của Tổ quốc Việt Nam, kêu gọi lòng quảng đại khắp Giáo Hội đối với nước Việt Nam, và hô hào hai Cường quốc Anh–Mỹ can thiệp cách hiệu quả để Việt Nam khỏi lâm vào nạn binh đao chiến tranh ghê sợ». Rõ rệt họ bị lôi cuốn bởi lời tuyên bố của "Hai mươi bốn Giáo sĩ Việt Nam ở Pháp sau hai ngày nhóm họp mồng 04 và 05-01-1946, rằng: "Phận sự hàng giáo sĩ phải ở ngoài các đảng chính trị để mưu cầu ích lợi chung cho quốc gia và đồng bào về các phương diện : vật chất, luân lý và tinh thần : "Đối với Quốc gia, người có đạo Thiên Chúa là dân trong một nước có mọi quyền lợi và phận sự con dân trong nước, nên phải đem hết nghị lực để phụng sự tổ quốc đồng bào, nếu phải hy sinh tính mạng để tròn nghĩa vụ ấy cũng chẳng từ... Ái quốc là một đức tính cao siêu, là luật điều Thiên Chúa dạy, là nghĩa vụ chung của kẻ làm người. Ái quốc là lo cho Nước được tự do độc lập, cường thịnh sinh tồn theo công lý. Chính Phủ Tạm Thời Việt Nam đã tuyên bố nền độc lập tự do cho Nước nhà, ai là người Việt Nam phải trung thành với Chính Phủ Quốc Gia Việt Nam. Các Đức Giám mục Việt Nam, vì nghĩa vụ đối với quốc gia đã đứng lên ủng hộ Chính phủ tạm thời Việt Nam dân quốc và đồng thanh cùng 25 triệu đồng bào yêu cầu độc lập cho tổ quốc. Việt kiều hải ngoại phải noi gương con đường chính đáng ấy chẳng vậy sẽ mắc tội vong gia phản quốc. Dầu tương lai Tổ Quốc phải đảo điên, chúng tôi nguyện sống chết bênh vực nền tự do độc lập Quốc Gia".
Cha Cao Văn Luận có lẽ đã là một trong những giáo sĩ công giáo Việt Nam tại Pháp lúc đó đã góp phần quan trọng khêu gợi và thúc đẩy động lực này.
Báo chí :
1. Tờ HIỆP NHẤT (1945 - 1947): Đây là tờ báo đầu tiên do các du học sinh và giáo sĩ chủ trương. Linh Mục Nguyễn Văn Lập và ông Nguyễn Mạnh Hy trách nhiệm xuất bản.
2. Tờ tuần san THÔNG TIN (1946-1951): Phụ trách tờ báo này gồm các nhân vật trí thức sau đây: Cha Trần Văn Hiến Minh, Cha Nguyễn Quang Lãm, và hai anh Trương công Cừu và Bùi Xuân Bào.
Chương 1 : Giai Đoạn Những bước chân khai phá, 1787-1947
Đức cha Bá Đa Lộc và Hoàng tử Cảnh
|
Chương 2 : Giai Đoạn Những tổ chức sơ
bộ, 1942-1947
Cha Cao Văn Luận
|
Mộ Nam Phương Hoàng Hậu (1913-1963) tại
làng Chabrignac
|
Mộ Vua Bảo Đại (1913-1997), tại Nghĩa
trang Passy, Paris 16ème
|
Đức Ông Mai Đức Vinh làm phép mộ cựu
hoàng Bảo Đại, ngày 20.05.2006
|
Bài viết khác
BÀI 20 : LỜI PHI LỘ, LỜI CÁM ƠN và MỤC LỤC.
Bài 19 PHỤ LỤC 2 GIỚI THIỆU GIÁO SƯ TRẦN VĂN CẢNH VÀ NHỮNG SINH HOẠT CỦA ÔNG TẠI GIÁO XỨ VIỆT NAM PARIS
Bài 18: PHỤ LỤC 1 ẢNH HƯỞNG SÂU RỘNG CỦA NHỮNG BÀI TƯỜNG THUẬT CỦA GS TRẦN VĂN CẢNH
Bài 17 - LỜI KẾT
Bài 16 - TÓM KẾT THỜI KỲ III, THỜI KỲ TRƯỞNG THÀNH, 1980-2013
Bài 15 - CHƯƠNG 11 - GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN HỘI NHẬP MỤC VỤ TỔNG GIÁO PHẬN PARIS, 2008-2013
Bài 14b - CHƯƠNG 10 - GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN VÀ TỰ LẬP TÀI CHÁNH, 2002-2007
Bài 14 - CHƯƠNG 10 - GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN VÀ TỰ LẬP TÀI CHÁNH, 2002-2007
Bài 13 - CHƯƠNG 9 : GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA, CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ LIÊN ĐỚI XÃ HỘI, 1997-2001
Bài 12 - CHƯƠNG 8 : GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN VĂN HOÁ GIÁO DỤC, 1984-1989
Bài 11 - CHƯƠNG 7 GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN VĂN HOÁ GIÁO DỤC, 1984-1989
Bài 10b - CHƯƠNG 6 GIAI ĐOẠN XÂY DỰNG CƠ CẤU TỔ CHỨC, 1980-1983
Bài 10 - CHƯƠNG 6 GIAI ĐOẠN XÂY DỰNG CƠ CẤU TỔ CHỨC, 1980-1983
Bài 9 - TÓM KẾT THỜI KỲ II, THỜI KỲ THÀNH LẬP VÀ PHÁT TRIỂN, 1947-1980
Bài 8 - Chương 5 : GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN, GIÁO XỨ VIỆT NAM PARIS, 1977-1980
Bài 7 - Chương 4 : GIAI ĐOẠN LỚN LÊN, TỔ CHỨC TRUYỀN GIÁO VIỆT NAM TẠI PHÁP, 1952-1977
Bài 6 - GIAI ĐOẠN THÀNH LẬP LIÊN ĐOÀN CÔNG GIÁO VIỆT NAM TẠI PHÁP, 1947-1952
Bài 5 - TÓM KẾT THỜI KỲ I, THỜI KỲ KHAI PHÁ, 1787-1947
Bài 4 - CHƯƠNG 2 : GIAI ĐOẠN NHỮNG TỔ CHỨC SƠ BỘ, 1942-1947
Bài 3 : CHƯƠNG 1 : GIAI ĐOẠN NHỮNG BƯỚC CHÂN KHAI PHÁ, 1787-1942