Bài 4 - CHƯƠNG 2 : GIAI ĐOẠN NHỮNG TỔ CHỨC SƠ BỘ, 1942-1947
Trần Văn Cảnh
LTS : « LỊCH SỬ BIÊN NIÊN GIÁO XỨ VIỆT NAM PARIS 1787-2013 » là tác phẩm thứ 32 mà Ban Tu Thư Giáo Xứ Việt Nam Paris vừa soạn để mừng 30 năm thành lập Hội Đồng Mục vụ Giáo xứ Việt nam Paris, 1983-2013 và 30 năm phát hành báo « Giáo xứ Việt nam », 1984-2014.
Chúng tôi xin được hân hạnh giới thiệu tác phẩm này với quí độc giả.
Xin Thiên Chúa, Đức Mẹ, Thánh Giuse và các Thánh tiền nhân Tử Đạo Việt Nam chúc lành cho tất cả chúng ta.
bài 3
CHƯƠNG 2 : GIAI ĐOẠN NHỮNG TỔ CHỨC SƠ BỘ, 1942-1947
1942
1. Hội Công Giáo ở Paris đã được thành lập từ đầu năm 1942, mục đích giúp đồng bào Công Giáo về đường thiêng liêng, tinh thần và vật chất. Hội ra tờ báo Hiệp Nhất, mục đích huấn luyện anh em về mọi phương diện : đạo lý, chính trị, công dân, xã hội, và tạo mối liên lạc giữa đồng bào lương và giáo.
1945
1. Hà Nội, ngày 04-11-1945, bốn Giám Mục Việt Nam: Nguyễn Bá Tòng, Giám Mục Việt Nam tiên khởi; Hồ Ngọc Cẩn, Giám Mục Bùi Chu; Ngô Đình Thục, Giám Mục Vĩnh Long; Lê Hữu Từ, Giám Mục Phát Diệm đã gởi "Điện Văn" cho Giáo Hội toàn cầu và hai Nước Anh - Mỹ xin "ủng hộ nền Độc lập của Tổ quốc Việt Nam, kêu gọi lòng quảng đại khắp Giáo Hội đối với nước Việt Nam, và hô hào hai Cường quốc Anh–Mỹ can thiệp cách hiệu quả để Việt Nam khỏi lâm vào nạn binh đao chiến tranh ghê sợ ».
2. Hội Việt Nam Giáo Sĩ, hay Việt Nam Du Học Giáo Sĩ Ðoàn, thành lập năm 1945 với 17 linh mục thành viên, đã góp rất nhiều vào việc thành hình và phát triển tổ chức các sinh hoạt của người Công Giáo Việt Nam tại Pháp. Danh tánh 17 linh mục trong Giáo sĩ đoàn lúc đó là: Lê văn Ấn*, Trịnh quốc Bồng (Thanh Hóa), Bửu Dưỡng, Hoàng văn Đoàn*, Nguyễn văn Hiền*, Đinh văn Hưởng, Nguyễn văn Khiết, Nguyễn văn Lập (Huế), Nguyễn huy Mai* (Hà Nội), Cao văn Luận (Vinh), Lê văn Lý (Hà Nội), Phạm văn Nhân (Hànội), Nguyễn ngọc Quang*, Trần văn Thiện*, Nguyễn hữu Tiến, Nguyễn thế Vinh (Hànội), Trần văn Triệu, (các vị có * sau làm Giám Mục).
3. Vào mùa Đông năm 1945, khi nhận được một Bản Tuyên Ngôn của bốn Giám Mục Việt Nam đòi hỏi nước Pháp phải trao trả độc lập cho Việt Nam, Cha Cao Văn Luận có ý định dựng lên một tổ chức mới lấy danh hiệu là Hội những người Công Giáo Việt Nam tại Pháp (Association des catholiques Vietnamiens de France) để có danh nghĩa và lý do phổ biến cái thông điệp của 4 giám mục Việt Nam [ ].
4. Ngày 02-12-1945 hai mươi lăm nghìn Việt kiều ở Pháp đã cử 105 đại biểu đến dự cuộc Đại hội nghị quốc gia tại trại thợ Việt Nam ở Marseille. Các Đại biểu đã bỏ phiếu bầu cử lên 32 Ủy viên của "Việt Kiều Liên Minh" là cơ quan độc nhất có đủ tín nhiệm và tư cách để bênh vực quyền lợi và thay mặt cho toàn thể người Việt Nam ở hải ngoại."
5. Ngày 03-12-1945, Cha Nguyễn Ngọc Quang (Toulouse) đã được bầu làm Chủ tịch điều hành hội nghị nhằm thảo luận ba đề tài : Tổ chức, Bầu cử các người trách nhiệm và Chương trình hành động.
1946
1. Ngày mồng 04 và 05-01-1946, "Hai mươi bốn Giáo sĩ Việt Nam ở Pháp" nhóm họp nhau đã tuyên bố rằng: "Phận sự hàng giáo sĩ phải ở ngoài các đảng chính trị để mưu cầu ích lợi chung cho quốc gia và đồng bào về các phương diện: vật chất, luân lý và tinh thần: "Đối với Quốc gia, người có đạo Thiên Chúa là dân trong một nước có mọi quyền lợi và phận sự con dân trong nước, nên phải đem hết nghị lực để phụng sự tổ quốc đồng bào, nếu phải hy sinh tính mạng để tròn nghĩa vụ ấy cũng chẳng từ...Ái quốc là một đức tính cao siêu, là luật điều Thiên Chúa dạy, là nghĩa vụ chung của kẻ làm người. Ái quốc là lo cho Nước được tự do độc lập, cường thịnh sinh tồn theo công lý. Chính Phủ Tạm Thời Việt Nam đã tuyên bố nền độc lập tự do cho Nước nhà, ai là người Việt Nam phải trung thành với Chính Phủ Quốc Gia Việt Nam. Các Đức Giám mục Việt Nam, vì nghĩa vụ đối với quốc gia đã đứng lên ủng hộ Chính phủ tạm thời Việt Nam dân quốc và đồng thanh cùng 25 triệu đồng bào yêu cầu độc lập cho tổ quốc. Việt kiều hải ngoại phải noi gương con đường chính đáng ấy chẳng vậy sẽ mắc tội vong gia phản quốc. Dầu tương lai Tổ Quốc phải đảo điên, chúng tôi nguyện sống chết bênh vực nền tự do độc lập Quốc Gia".
2. Ngày 31.01.1946, Hội Công Giáo Việt Nam ở Paris, lấy danh nghĩa là Trung Ương Lâm Thời, gửi cho các Hội Công Giáo đã có từ lâu ở các tỉnh thơ vận động rằng: «Cùng quý đồng bào. Phần đông anh em giáo hữu Việt Nam ở Pháp tỏ ý muốn lập ra một "Hội Công Giáo Việt Nam: Association Catholique Annamite". Theo lời yêu cầu ấy chúng tôi xin gởi "Bổn Điều Lệ" mà chúng tôi đã dự thảo ra để cho các bạn tạm dò theo mà lập ra "Hội Công Giáo" ở vùng mình. Đồng thời mong anh em xem xét bổn điều lệ ấy và cho chúng tôi biết những khoản cần phải sửa đổi hay thêm bớt. Góp xong ý kiến các nơi, lâu lắm trong hạn ba tháng nữa, chúng tôi sẽ cùng anh em tổ chức cuộc hội nghị họp đại biểu các nơi, để: 1- Thảo ra một bộ điều lệ vĩnh viễn; 2- Cử Ban Hội Đồng Quản Trị (Conseil d'Administration) và chọn Ban Trị Sự Trung Ương (Comité Central); 3- Lập ra một chương trình hành động. Chúng tôi xin anh em trả lời bức thư này và luôn tiện góp ý kiến về ngày giờ và nơi họp hội nghị. Xin chúc các anh em bằng an trong tay Chúa và Đức Mẹ. Thay mặt Ban Trị Sự Trung Ương Tạm Thời". Cha Tuyên Úy Cao Văn Luận, 18 rue Ferdinand, Champigny sur Seine và Hội Trưởng Trương Công Cừu, 35 rue de Bellechasse, Paris 7ème».
3. Đáp lời mời gọi của Ban Trị Sự Trung Ương tạm thời "Hội Công Giáo Việt Nam", các tỉnh từ lâu đã có sinh hoạt công giáo đã đến tham dự cuộc Đại Hội Nghị Toulouse tổ chức trong hai ngày 31-03 và 01-04 năm 1946 tại trại Saint Cyprien. Quý Cha Cao Văn Luận, Nguyễn Ngọc Quang, Hoàng Mạnh Hiền, Nguyễn Văn Lập, Đinh Văn Hưởng và Lê Văn Bộ hiện diện tham dự Đại hội.
4. Dịp này, người ta ghi nhận sự hiện hữu của 47 cộng đoàn công giáo Việt Nam sau đây tại Pháp : Agen, Alibi, Angoulème, Arles, Aix en Provence, Badevel, Bedarieux, Bergerac, Bordeaux, Cahors, Carcassonne, Castre, Cazaux, Chadeldon, Constance, Décines, Eysine, Graguignan, Grenoble, Laciotat, Lavoulte, Lyon, Merac, Marseille, Mazagues, Moulins, Neuville, La Roche sur Yon, Moulins, Orange, Oublins, Paris, Pierrefeu, Pont de Chaix, Port de Bouc, Privas, Roanne, St Armand, St Chamas, Sorgues, Sochaux, Tarascon, Toulouse, Tours, Valence, Vence, Villeurbanne.
5. Hơn 30 đại biểu của 17 Hội sau đây đã về dự Ðại Hội: Arles, Badevel, Bergerac, Grenoble, Lyon, Mazagues, St Armand, La Reche/Yon, Moulins, Orange, Paris, Pierrefeu, Port de Bouc, St Chamas, Sorgues, Tarascon, Toulouse,. Vắng mặt vì bận việc không về dự đại hội được, nhưng gửi lời thăm và cáo lỗi, là các Hội của Agen, Alibi, Bordeaux, Angoulem, Roanne,…
6. Trong đó, 19 vị sau đây được quyền bỏ phiếu, đề nghị và bầu Hội Đồng Quản Trị và Ban Quản Trị Trung Ương :
a. Trần Ấm (Orange)
b. Nguyễn Văn Bật (Moulins)
c. Trần Biên (Saint Amand)
d. Phạm Bình (Saint-Chamas)
e. Phan Cậy (Pierrefeu du Var)
f. Nguyễn Văn Đắc (Toulouse)
g. Phạm Văn Đê (La Roche/Yon)
h. Phạm Mạnh Hy (Mazagues)
i. Nguyễn Huyền (Port de Bouc)
j. Vũ Văn Khôi (Bergerac)
k. Nguyễn Minh (Toulouse)
l. Nguyễn Hữu Mưu (Sorgues)
m. Trần Hữu Phương (Paris)
n. Đoàn Sanh (Tarascon)
o. Nguyễn Văn Thuần (Badevel)
p. Nguyễn Văn Thiết (Lyon)
q. Bùi Thùy (Grenoble)
r. Nguyễn Kim Trọng (Paris)
s. và Nguyễn Trú (Arles).
7. Thành quả là ngày 01/04/1946: Tám điều đã được quyết định:
a. Biểu quyết thành lập LIÊN ÐOÀN CÔNG GIÁO VIỆT NAM TẠI PHÁP,
b. Biểu quyết Bản Ðiều Lệ của Liên đoàn gồm 5 khoản, 20 điều (Xin xem Bài đọc thêm, Tài liệu lịch sử số1)
c. Biểu quyết việc tổ chức Liên đoàn gồm 13 Tiểu đoàn,
d. Bầu Ban Quản Trị Trung Ương gồm 13 đại diện của 13 Tiểu Ðoàn Ðịa phương,
e. Bầu Ban Trị Sự Trung Ương gồm 7 vị: Trần Hữu Phương, Nguyễn Long, Nguyễn Kim Trọng, Trương Công Cừu, Cao Văn Phát, Phan Ngọc Phương và Nguyễn Ðạt,
f. Mời các Linh Mục Cố vấn và tuyên úy Nguyễn Văn Thiện, Cao Văn Luận, Nguyễn Ngọc Quang, Hoàng Mạnh Hiền và Ðinh Văn Hưởng,
g. Biểu quyết về báo chí và thông tin,
h. Biểu quyết về chương trình huấn luyện.
8. Trụ sở tạm thời của Liên Đoàn đặt tại số 106, rue d’Assas, 7506-Paris, nhà của một vị trong Ban Trị Sự.
9. Hệ thống tổ chức hoạt động của Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam gồm nhiều địa phương, mỗi "Địa Phương" họp thành một "Tiểu Đoàn".
Đây là danh sách 13 "Địa Phương" hay "Tiểu Đoàn":
1-Marzagues, Marseille, Pierrefeu, Laciotat, Port de Bouc, Aix en Provence, Vence.
2-Tarascon, Arles, Orange, Sorgues, Saint Cham.
3-Villeurbanne, Lyon, Décines, Neuville, Oublins.
4-Privas, Valence, Lavoulte.
5-Grenoble, Pont de Claix.
6-Moulins, Roanne, Chadeldon.
7-Carcassonne, Castre.
8-Toulouse, Bedarieux.
9-Agen.
10-Albi, Cahors.
11-Bergerac.
12-Bordeaux, Cazaux, Graguignan, Eysines, Merac, Angoulême, La Roche sur Yon.
13-Paris, Badevel, Sochaux, Tours, Saint Amand, Constance.
10. Hội Đồng Quản trị Trung ương, nguyên tắc gồm 13 người. Nhưng vì có nhiều địa phương vắng mặt, nên Đại Hội chỉ bầu 6 người. Danh tính 6 vị trong Hội Đồng Quản trị Trung ương đầu tiên của LĐCGVN-P là: Phạm Mạnh Hy (Marseille), Nguyễn Minh (Toulouse), Nguyễn Hữu Mưu (Tarascon), Trần Hữu Phương (Paris), Nguyễn Văn Thiệt (Villeurbanne) và Bùi Thùy (Grenoble).
11. Ban Trị Sự Trung Ương nhiệm kỳ I, 1946-1949, gồm 7 người đã được Đại Hội bầu :
Chánh Hội Trưởng
|
Trần Hữu Phương
|
Phó Hội Trưởng
|
Nguyễn Long
|
Phó Hội Trưởng
|
Nguyễn Kim Trọng
|
Chánh Thư Ký
|
Trương Công Cừu
|
Phó Thư Ký
|
Cao Văn Phát
|
Chánh Thủ Quỹ
|
Phan Ngọc Phương
|
Phó Thủ Quỹ
|
Nguyễn Đạt
|
12. Các linh mục Cố Vấn và Tuyên Úy : Đại Hội đã mời các linh mục sau đây :
a. Cha Cao Văn Luận : 5 địa điểm : Paris, Moulins, Grenoble, Privas và Villeurbanne.
b. Cha Nguyễn Văn Thiện : 2 địa điểm Marzagues và Tarascon.
c. Cha Nguyễn Ngọc Quang : 2 địa điểm Carcassonne và Toulouse.
d. Cha Hoàng Mạnh Hiền : 2 địa điểm Agen và Albi.
e. Cha Đinh Văn Hưởng : 2 địa điểm Bergerac và Bordeaux.
13. Đại Hội đã đồng ý ra tờ báo HIỆP NHẤT, phổ biến cho cả người công giáo và không công giáo, do cha Nguyễn Văn Lập làm làm chủ nhiệm và anh Nguyễn Mạnh Hy phát hành.
14. Và tờ THÔNG TIN hằng tuần để huấn luyện về giáo lý và phổ biến tin tức Liên Đoàn, do cha Nguyễn Quang Lãm trách nhiệm, với sự cộng tác của cha Trần Văn Hiến Minh và hai anh Trương Công Cừu, Bùi Xuân Bào.
15. Chương trình huấn luyên : Đại hội nêu ra 3 phạm vi huấn luyện :
a. Đạo giáo và Luân thường : giúp hiểu giáo lý và luật Chúa
b. Chính trị và quốc gia : giúp hiểu bổn phận công dân và chính trị tại Pháp và tại Việt Nam.
c. Xã hội và Giáo dục : giúp phổ biến các Phong trào Thanh niên, Hướng đạo và Nông công.
16. Ngày 01.01.1947 Nam Phương hoàng hậu cùng các con sang Pháp. Những năm cuối đời, bà sống lặng lẽ cùng các con tại Perche, một làng cổ ở Chabrignac, tỉnh Corrèse, vùng Limousin nước Pháp. Bà sống ở đây cho đến khi qua đời năm 1963.
Bài viết khác
BÀI 20 : LỜI PHI LỘ, LỜI CÁM ƠN và MỤC LỤC.
Bài 19 PHỤ LỤC 2 GIỚI THIỆU GIÁO SƯ TRẦN VĂN CẢNH VÀ NHỮNG SINH HOẠT CỦA ÔNG TẠI GIÁO XỨ VIỆT NAM PARIS
Bài 18: PHỤ LỤC 1 ẢNH HƯỞNG SÂU RỘNG CỦA NHỮNG BÀI TƯỜNG THUẬT CỦA GS TRẦN VĂN CẢNH
Bài 17 - LỜI KẾT
Bài 16 - TÓM KẾT THỜI KỲ III, THỜI KỲ TRƯỞNG THÀNH, 1980-2013
Bài 15 - CHƯƠNG 11 - GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN HỘI NHẬP MỤC VỤ TỔNG GIÁO PHẬN PARIS, 2008-2013
Bài 14b - CHƯƠNG 10 - GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN VÀ TỰ LẬP TÀI CHÁNH, 2002-2007
Bài 14 - CHƯƠNG 10 - GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN VÀ TỰ LẬP TÀI CHÁNH, 2002-2007
Bài 13 - CHƯƠNG 9 : GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA, CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ LIÊN ĐỚI XÃ HỘI, 1997-2001
Bài 12 - CHƯƠNG 8 : GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN VĂN HOÁ GIÁO DỤC, 1984-1989
Bài 11 - CHƯƠNG 7 GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN VĂN HOÁ GIÁO DỤC, 1984-1989
Bài 10b - CHƯƠNG 6 GIAI ĐOẠN XÂY DỰNG CƠ CẤU TỔ CHỨC, 1980-1983
Bài 10 - CHƯƠNG 6 GIAI ĐOẠN XÂY DỰNG CƠ CẤU TỔ CHỨC, 1980-1983
Bài 9 - TÓM KẾT THỜI KỲ II, THỜI KỲ THÀNH LẬP VÀ PHÁT TRIỂN, 1947-1980
Bài 8 - Chương 5 : GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN, GIÁO XỨ VIỆT NAM PARIS, 1977-1980
Bài 7 - Chương 4 : GIAI ĐOẠN LỚN LÊN, TỔ CHỨC TRUYỀN GIÁO VIỆT NAM TẠI PHÁP, 1952-1977
Bài 6 - GIAI ĐOẠN THÀNH LẬP LIÊN ĐOÀN CÔNG GIÁO VIỆT NAM TẠI PHÁP, 1947-1952
Bài 5 - TÓM KẾT THỜI KỲ I, THỜI KỲ KHAI PHÁ, 1787-1947
Bài 4 - CHƯƠNG 2 : GIAI ĐOẠN NHỮNG TỔ CHỨC SƠ BỘ, 1942-1947
Bài 3 : CHƯƠNG 1 : GIAI ĐOẠN NHỮNG BƯỚC CHÂN KHAI PHÁ, 1787-1942