TỪ ĐỘNG ĐẤT ĐẾN NỔ LÒ NGUYÊN TỬ.
Du Sinh
1. Thảm họa đắt tiền.
Nước Nhật, cho dù đứng hạng ba về sức mạnh kinh tế trên thế giới, đang trải qua những khó khăn lớn lao về nhân sự, kỹ nghệ, tài chánh… do cơn 'động đất - thuỷ triều - nổ lò nguyên tử' tháng ba vừa rồi gây nên. Quả là 'họa vô đơn chí' ! Cho tới nay con số ước lượng tối thiểu là 28.000 người bị tử vong hoặc bị mất tích. Sức tăng trưởng về kinh tế bị hẫng xuống từ 0,2-0,6 trong tam cá nguyệt thứ nhất của năm 2011. Chính phủ Nhật đã cho biết sự thiệt hại do những tai ương vừa xẩy ra là 209 tỷ euros. Đó là chưa lượng tính được những hậu quả có thể xẩy ra lâu dài, nặng nề và tốn kém do những tai nạn nguyên tử bùng nổ tại Fukushima. Không nguyên chính phủ mà toàn thể dân chúng Nhật Bản đang sống trong nớp sợ. Các cỗ phần hùn trong hãng Tepco, hãng khai thác các lò nguyên tử vùng Fukushima, đã trụt xưống tới 18,10%. Mỗi cỗ phần hiện nay chỉ còn 362 yên (tức 3 euros), tức là mức độ thấp nhất từ 60 năm nay.
2. Vụ động đất chưa từng có trên đất Nhật Bản.
Đúng 14g46, giờ Tokyo (6g46 Paris), tai nạn động đất xẩy ra, làm rung chuyển cửa nhà. Mặc dầu đã được chuẩn bị kỹ càng, dân chúng vô cùng hoảng sợ. Tiếp theo là một loạt sóng thuỷ triều (tsunami) cao hơn 10 mét dâng lên, đổ vào bờ biển vùng Sendai, 350 cây số phía bắc Tokyo, cuốn theo những người đi đường, những chiếc tầu ngoài biển và trong bến, đập sập nhà cửa, cuốn đi cùng với hàng vạn chiếc xe hơi, và cả hai chiếc xe hỏa chở hành khách… Thật khủng khiếp… Tiếp theo là những chấn động, có khi chấn động ở cấp số 6 và 7 xẩy ra vào lúc 20giờ cùng ngày… Đây là vụ động đất thảm hại nhất tại Nhật, kể từ sau năm 1995 với vụ động đất gây 6.000 người chết… Nhiều nước trên thế giới như Hoa Kỳ, Triều tiên, Trung Hoa, Úc, Pháp, Đức, Gia Nã Đại đến giúp đỡ. Đồng thời, nhiều nước lo ngại cho dân chúng của họ sinh sống trong vùng, chẳng hạn Hoa Kỳ có 40.000, Pháp 600 người …
3. Nhận định của ông Vincent Courtillot.
Là giám đốc Học Viện Vật Lý Địa Cầu (Physique du Globe) và là tác giả của cuốn 'Cuộc du ngoạn mới vào trung tâm trái đất' (Nouveau Voyage au centre de la Terre', ông Vincent Courtillot cho biết những chi tiết:
Ngày 11.03.2011 một vụ động đất (séisme) với độ số 9 đã bất thần xẩy ra kéo theo những con sóng thủy triều (tsunami) khổng lồ dâng lên và đổ vào bờ biển Đông Bắc Thái Bình Dương phá hủy hầu như toàn miền dân cư bắc nước Nhật. Tiếp theo là Trung tâm Nguyên Tử Lực Fukushima đã không chống lại được những con sóng cao 14 mét đổ giập vào.
Hậu quả là ngày 12. 03, một tiếng nổ khủng khiếp tại Fukushima làm bay hẳn mái nhà máy phản lực 1 (batiment du réacteur 1). Ngày 14-15. 03, lại hai tiếng nổ khác làm tan vỡ nhà máy phản lực 2 và 3.
Ngày 18. 03, trung điểm phản lực (cœur du réacteur) số 3 bị hư hại. Văn phòng an ninh nguyên tử của Nhật đã báo động tầm số tai nạn từ 4 lên tới 5 (trên 7) theo tiêu chuẩn quốc tế (INES).
Ngày 21. 03, ngay ở vùng cách xa Fukushima 40 cây số, mức độ chất điển phóng xạ (iode radioactif) trong nước đã ba lần cao hơn giới hạn pháp định
Ngày 23. 03, ngay tại Tokyo và các thành phố phụ cận, chính phủ khuyên đừng cho em nhỏ uống nước. Đồng thời cấm không cho dùng sữa tươi và các thổ sản (trái cây, rau cỏ…) trong vùng Fukushima.
Ngày 29. 03. 2011, Báo động khẩn trương sau khi phát hiện một 'hố sâu thẳm' (plutonium) trong lòng đất Fukushima. Ít ra 19 người đã bị hoàn toàn mạo tử (fortement exposés).
Ngày 31. 03. 2011: Phản đối Văn phòng quốc tế về nguyên tử lực (AIEA), chính phủ Nhật không muốn nới rộng vòng đai di tản dân chúng tới 20 cây số chung quanh Fukushima. Mức độ chất điển phóng xạ (iode radioactif) lên tới 131, nghĩa là cao hơn giới hạn pháp định 10.000 lần, trong một lớp nước (nappe d'eau) sâu 15 mét dưới nhà máy chính (la centrale). Ngoài biển, cách nhà máy chính 300 mét, nồng độ (concentration: làm cho đông sịt lại) đã cao hơn giới hạn luật định tới gần 4.500 lần. Người vẫn liên tục tưới nước vào 4 (trên 6) máy phản lực (réacteur) để làm nguội những nhiên liệu đốt nóng các vạc lớn (cuves) và hồ mương (piscines) đã gây nên những nước thoát (fuites d'eau) có rất nhiều phóng xạ (très radioactives).
Ngày 03. 04. 2011, các thợ chuyên môn tìm cách trét kín một đưòng nứt làm thoát nước đã bị nhiễm độc mạnh (hautement contaminée) đổ thẳng ra biển Thái Bình Dương.
Ngày 04. 04. 2011, nước bị nhiễm độc mạnh đọng lại trong các phòng đặt máy (salles des machines). Các thợ chuyên môn của hãng Tepco, là hãng điều hành nhà máy chính (la centrale), muốn chuyển ra biển 10.000 tấn nước ít bị nhiễm độc.
Đến nay hầu hết những người dân sống 25 cây số cách xa Fukushima đã di tản. Chẳng hạn thành phố Minamisoma có 70.000 dân, thì 1.500 bị mất tích, gần 50.000 người di tản, chỉ còn ở lại dươi 20.000 thôi.
4. Đối chiếu với nấc thang Richter (échelle de Richter).
Xét theo nấc thang thảm họa của ông Richter về các vụ 'động dất thủy triều ' (séisme – tsunami) trong lịch sử thì đây là vụ gây thảm họa thứ nhì: 1) Vụ Sumatra (indonesia), năm 2004, gây 230.000 tử vong với sức mạnh 1340 tấn TNT (mégatonnes TNT) và 9.3 độ. - 2) Vụ Sendai (Nhật), năm 2011, gây 28.000 tử vong với sức mạnh 336 tấn TNT và 8.9 độ. – 3) Vụ San Francisco (Hoa Kỳ) năm 1906, gây hơn 3.000 tử vong với sức mạnh 15 tấn TNT và 6.00 độ. – 4) Vụ Haiti, năm 2010, gây 230.000 tử vong với sức mạnh 0,9 tấn TNT và 7.00 độ. – 5) Vụ bom nguyên tử Hirosima, năm 1950 (không rõ số tử vong) vói sức mạnh 0,015 tấn TNT và 4.00 độ. - Vụ nổ một quả lựu đạn (grenade) chỉ mạnh 84 gram TNT và 0,5 độ.
5. Năm nhận xét của ông Fréderic Mouchon
Các nhà động đất học (sismologues) đã xếp hạng 10 vụ động đất vũ mạnh chưa từng có trên mặt đất này, chỉ một năm sau vụ động đất - thủy triều Haiti và 7 năm sau vụ động đất - thủy triều Indonesia. Riêng nước Nhật nằm trên vùng nhiều núi phun lửa ngầm dưới biển Thái Bình Dương, có một lựợng sức nóng rất mạnh. Khi có chấn động, sức nóng phun lên tạo nên thảm họa động đất - thủy triều.
Vụ động đất thủy triều tại Nhật lần này là ngoại lệ, nó đứng hàng thứ sáu trong những vụ động đất mạnh nhất từ một thế kỷ nay (8.9 độ). Vụ động đất này mạnh tới bảy lần hơn vụ nổ bom nguyên tử năm 1950. Người ta tính rằng vụ động đất Haiti chỉ có sức mạnh 0.9 tấn, còn vụ động đất ở Nhật lại mạnh tới 3.9 tấn (mégatonnes). Nhưng sức mạnh của một vụ động đất không nhất thiết đối ứng với số nạn nhân nó gây nên. Số tử vong trong vụ động đất Haiti nhiều hơn số tử vong trong vụ động đất tại Nhật. Vụ động đất càng gần vỏ trái đất (superficiel) càng gây hại nhiều hơn. Vụ động đất ở Nhật quậy lên từ 25 cây số dưới vỏ địa cầu (la croute terrestre).
Người ta có thể theo dõi hoạt động của núi phun lửa và nhận ra trước những dấu hiệu, trái lại, người ta không dự phòng các vụ động đất 'ngoại lệ' được coi như là sự rạn nứt tàn bạo của vỏ trái đất. Cho tới nay. Theo bà Hélène Hébert, chuyên viên về động đất - thủy triều tại Uỷ Ban Nguyên Tử Lực Quốc Tế (CEA), 'để có thể tiên đoán về một vụ động đất, cần phải theo dõi lớp vỏ địa cầu. Nhưng cho tới nay, chưa có một phương pháp hay một khí cụ hiệu lực nào cho phép khảo sát về một vụ động đất quậy lên từ sâu trong lòng trái đất, như vụ động đất mới đây tại Nhật, sâu tới 25 cây số'.
Nhật là nước có kỹ thuật phòng bị động đất cao nhất thế giới. Từ nhà ở, cầu cống, đường xá đến tinh thần bình tĩnh, can tràng của người dân đều được chuẩn bị kỹ lưỡng. Tuy nhiên vụ động đất vừa qua cũng làm người ta phải kinh hoàng về sức phá hoại, số tử vong, nổ lò nguyên tử…
Không riêng gì Nhật mà tất cả các đảo nằm trên Thái Bình Dương đều kinh hoàng sau vụ động đất - thuỷ triều tại Nhật vừa qua. Nhiều đợt sóng cao trên 3 mét đã đổ vào các đảo Marquises, còi báo động đã rền vang khắp các đảo Polynésie và dân chúng đã bỏ nhà chạy lên các núi đồi, dân chúng vùng đảo Hawai cũng di tản. Kể từ năm 2004, hàng ngàn nạn nhân đã bị các sóng nước cuốn đi, nên các đảo vùng Thái Bình Dương được thiết kế một hệ thống báo động đặc biệt.
6. Vụ nổ lò nguyên tử Fukushima đã thức tỉnh các nước Âu Châu.
Nước Pháp là nước có tới 58 lò nguyên tử sản xuất 80% điện lực. Chính phủ và những cơ quan trách nhiệm đã quan tâm kiểm kê, xét lại tình trạng các lò nguyên tử, và tổng thống Sarkozy đã tuyên bố 'Không có vấn đề bỏ lò nguyên tử, cần duy trì chính sách độc lập điện lực của nước Pháp, duy trì việc phân phối điện lực và việc tiêu thụ điện lực… Nước Pháp có hệ thống lò nguyên tử an ninh nhất…'. Tuy nhiên 83% dân Pháp muốn 'đi ra khỏi chế độ nguyên tử'.
Nước Nga có 32 lò nguyên tử, và đã có một bài học quá đắt về vụ nổ lò nguyên tử Tchernobyl. Chính phủ rất quan tâm bảo trì.
Nước Anh có 19 lò nguyên tử, và chính phủ Anh đang có tham vọng gia tăng vì họ đã múc cạn nguồn khí đốt ở Bắc Đại Dương (mer du Nord).
Nước Đức có 17 lò nguyên tử, bà thủ tướng Angela Merket mới tuyên bố 'sẽ đóng ngay 7 lò nguyên tử cũ đã xây trước 1980 nội trong ba tháng . Nhiều nhóm biểu tình, nhất là đảng Xanh (Écologiste) đòi đóng tất cả, nhưng bà thủ tướng tuyên bố 'không thể có chuyện đó'.
Nước Thụy Điển có 16 lò nguyên tử, dân chúng, kể cả bộ trưởng Xanh, không quan tâm đến việc đóng các phản lực cũ (anciens réacteurs) mua của Đức, nhưng đòi chính phủ gia tăng bảo trì an ninh các lò nguyên tử.
Ngoài ra, các nước Tây Ban Nha có 9, Bỉ có 7, Cộng hòa Tchèque có 6, Thuỵ Sĩ có 5 lò nguyên tử; Phần Lan Slovaque, Hongrie mỗi nức có 4 lò nguyên tử; - Hòa Lan, Roumanie, Bulgarie mỗi nức có 2 lò nguyên tử; và Hy lạp, Lituanie mỗi nước có 1 lò nguyên tử. Nước nào cũng bắt đầu tỉnh thức lo vấn đề an ninh nguyên tử.
Riêng nước Ý có 4 lò nguyên tử và đã đóng lại từ 1987 sau vụ nổ lò nguyên tử Tchernobyl. Mấy năm qua chính phủ định khai trương chương trình nguyên tử mới, nhưng sau vụ Fukushima phe đối lập vận động chống lại.
Những nước có điện lực mạnh trên thế giới (2008):
Sản xuất điện từ các chất liệu, tính theo %:
Nước
|
Nguyêntử
Nucléaire
|
Khí đốt
Gaz
|
Than đen
Charbon
|
Thuỷđiện
Hydroélec
|
phongđiện
Éolien
|
Dầuhỏa Pétrole
|
Chấtkhác
Aut.matìères
|
Hoa kỳ
|
19,1%
|
20,8%
|
48,6%
|
6,4%
|
0%
|
1,3%
|
2,2%
|
Tâyb.nha
|
18,7%
|
38,7%
|
15,9%
|
8,3%
|
10,2%
|
5,7%
|
2,1%
|
Pháp
|
76,4%
|
3,8%
|
4,7%
|
11,8%
|
0,9%
|
1,01%
|
1,8%
|
Đức
|
23,3%
|
13,7%
|
45,6%
|
4,2%
|
6,3%
|
1,4%
|
5,12%
|
Anh
|
13,4%
|
45,3%
|
32,5%
|
2,3%
|
1,8%
|
0%
|
3,94%
|
Nhật
|
23,8%
|
26,1%
|
26,6%
|
7,6%
|
0,2%
|
12,8%
|
1,9%
|
Trg. Hoa
|
1,9%
|
0,8%
|
79%
|
16,9%
|
0,3%
|
0,6%
|
8,51%
|
7. Thảm họa vụ nổ lò nguyên tử Tchernobyl vẫn còn đó.
Hôm 26. 04. 2011 vừa đúng 25 năm nổ lò nguyên tử của Nga sô tại Tchernobyl. Thảm họa này đã xẩy ra ngày 26. 04. 1986, lúc 1g23. Nhà phản lực (réacteur) số 4 của trung tâm nguyên tử nga sô nằm trên lãnh thổ Ukraine đã nổ vì một trắc nghiệm an ninh với những vận dụng hóa chất sai lầm. Thảm họa này đã gây sức phóng xạ tương đương với sức mạnh hơn 200 lần quả bom nguyên tử nổ ở Hiroshima năm 1950 và đã trùm lên phần lớn các nước Âu châu. Sau 25 năm, ngày nay vùng lân cận 30 cây số quanh Tchernobyl vẫn còn là cấm địa vì phóng xạ. Ban đầu chính phủ Nga giảm thiểu hóa thảm họa và số nạn nhân. Nhưng dần dần con số những người bị bệnh tim, ung thư, nhất là thyoride… được thống kê: 4.000 tử vong ngay tại chỗ vì phóng xạ, trên 5.000.000 nạn nhân với mức độ bệnh tật khác nhau. Hơn thế, 40% lãnh thổ Âu châu bị ảnh hưởng. 1.500.000 tấn phế vật (déchets) còn lại chung quanh trung tâm lò nổ. Hơn 600.000 người đã liều mạng (exposés) để dọn dẹp sau vụ nổ. Năm 2010, Hàn lâm viện khoa học tại Newyork đã ước lượng từ 600.000 - 900.000 người đã chết vì vụ nổ kinh hoàng này. Cho tới nay, sức phóng xạ vẫn còn mạnh. Để giảm thiểu mọi nguy hiểm phóng xạ, cộng đồng qưốc tế đã xuất quỹ 550.000.000e để xây một 'sarcophage' mới vì bao quanh trung tâm, vì 'sarcophage' hiện nay đã bị rạn nứt khiến bột phóng xạ thoát ra làm làm ô nhiễm thiên nhiên.
Thảm họa Fukushima nguy hiểm hơn thảm họa Tchernobyl. Tại sao? Bà Natalia Mironova, một chuyên viên nguyên tử nổi tiếng của Nga Sô cho biết: "Vụ nổ của Tchernobyl chỉ ở cấp độ 7 và chỉ một lò phản lực (réacteur) bị nổ và chỉ kéo dài trong hai tuần lễ, đang khi vụ nổ ở Fukushima có tới bốn lò phản lực nổ và kéo dài tới ba tuần lễ'.
8. Những bài học quý giá của dân Nhật Bản.
Qua những biến cố hãi hùng vừa xẩy ra, cả thế giới vô cùng cảm động và cảm phục người dân Nhật Bổn. Hình ảnh xem thấy qua các màn ảnh truyền hình, hay trên báo chí, chứng tỏ rõ ràng:
'Dân Nhật Bản bình tĩnh, can đảm trước biến cố kinh hoàng, không hốt hoảng, không than trời trách đất, không tỏ ra bất lực và thất đảm'. Đó là nhận xét của ông Nichken người Úc đã sống lâu năm tại Nhật.
'Dân Nhật Bản rất kỷ luật, trọng trật tự và tự trọng' đó là nhận xét đăng trên nhiều tờ báo với hình ảnh 'những người đứng nối đuôi nhau đợi mua ét-săng'. Một em bé đã nói 'Em xếp hàng đợi hơn một giờ để mua hai lít săng cho má em mệt ngồi ở ngoài xe'.
'Dân Nhật Bản lương thiện, không lợi dụng tình thế hỗn mang mà trộm cướp, phá phách hay biểu tình chống đối, đòi hỏi… như chúng ta thường thấy ở nhiều nơi khác khi có những thảm họa tương tự. Bà Noel Hugue nói: "Họ có một nền công dân giáo dục tốt" (ils ont une bonne éducation civique) .
'Dân Nhật Bản đặt ích lợi quốc gia lên trên'. Khi được hỏi 'làm việc ngay trong vùng bị phóng xạ nguy hiểm như vậy, ông có có thấy là 'liều mạng' (fortement exposé) không?', một người thợ hãng Tepco (hãng khai thác trung tâm nguyên tử Fukushima) trả lời: "Tôi ý thức những nguy hiểm có thể xẩy ra cho bản thân tôi và cho gia đình tôi, nhưng tinh thần trách nhiệm và sự sống của dân Nhật còn quý trọng và lớn lao hơn nhiều.. ". Một quân nhân được biệt phái đi tìm xác chết trong vùng bị 'phản xạ nguyên tử nặng nề' tại Fukushima cũng đã trả lời: "Tôi biết, nhưng phải làm những gì có thể để cứu quê hương tôi" (Je le sais, mais il faut faire tout le possible pour sauver mon pays).
'Dân Nhật Bản có một niềm tin sâu xa'. 'Hơn cả tinh thần quốc gia, niềm tin đã giúp dân Nhật Bản đứng vững trong thử thách, vượt qua nỗi khó khăn và can đảm xây dựng lại những gì đã mất… Đó là hình thức tích cực thương nhớ những nạn nhân trong biến cố đau thương này". Trên đây là lời phát biểu của Đức Cha Martin Tetsuo Hiraga, giám mục giáo phận Sendai, miền bị cơn động đất thủy triều tàn phá.
Du Sinh