Những nguời không gia cư (SDF)
Du Sinh
1.Tình hình chung hiện nay,
Mùa đông bắt đầu chưa đầy một tháng, thế mà đã 5 người vô gia cư thiệt mạng trên đất Pháp. Mọi giới đều quan tâm đến vấn đề ‘có nhà ở’ cho số người vô gia cư (SDF). Người ta ước lượng số những người không gia cư (sans-abri) là 100.000 người. Tất nhiên số chỗ cho họ trú ngụ lâu dài, nghĩa là không buộc ‘tối về ngủ và sáng phải ra đi’ cũng phải chừng 100.000 chỗ. Sánh với nãm trước, con số này tãng lên 30%.
Trong số 100.000 người vô gia cư, có 1/3 là những người có nghề làm nhưng sống ngoài phố vì bệnh tâm lý. Vì họ không chịu nằm ở nhà thương, nên hiện nay số người bị bệnh tâm thần chữa trị trong bệnh viện giảm 30%, năm 1994 có 80.000, 2005 chỉ có 57.000. Kể từ 1995, có nhiều tiểu ban chuyên biệt lưu động nhằm giúp những người ‘ngủ ngoài phố’ tìm được chỗ ngủ đêm trong trung tâm ðón tiếp. Tuy nhiên, hầu hết các trung tâm loại này đều thiếu tiện nghi và chưa phát triển đủ.
2. Nhiều bà mẹ trẻ sống cô đõn với đứa con nhỏ
Hội SOS Habitat et Soins đã trùng tu lại khách sạn số 233 phố des Pyrénées, Paris 19, gần Gambetta để đón đặc biệt những người mẹ trẻ. Khách sạn thành trung tâm 18 cãn hộ nhỏ, một phòng hay hai phòng, dành riêng cho những ‘bà mẹ và con nhỏ vô gia cư’. Ông Gaelle Tellier cho biết : Chúng tôi hoàn toàn bất lực, chỉ đáp ứng được gần ¼ số bà mẹ trẻ đến xin ở với đứa con nhỏ, nhiều khi vừa ở nhà hộ sinh ra’.Nghị sĩ Etienne Pinte đã hoàn thành và nộp lên thủ tướng một bản báo cáo về số các ‘bà mẹ trẻ có con nhỏ vô gia cư’ tuyên bố : ‘Trong vùng Yvelines của tôi, mỗi tháng có chừng 20 người mẹ trẻ với con thơ đi tìm chỗ trọ nhờ mà không được i Paris, trong năm 2006, có 2.000 trẻ em dưới 3 tuổi đã được ‘cho trú ngụ khẩn cấp’. Nghị sĩ Etienne Pinte sẽ trình bày trước Quốc Hội về thảm cảnh của ‘những người nữ mang thai và những bà mẹ trẻ với con thõ không nhà ở’
3. Số người trẻ vô gia cư ở Paris
Trong số 10.000 người vô gia cư ở Paris hiện nay, có 2.500 người trẻ dưới 25 tuổi. Con số này mỗi ngày một gia tăng. Giữa những nguời vô gia cư, người trẻ đòi hỏi một sự che chở đặc biệt. Một người đã 35 năm đồng hành với ‘gìới trẻ vô gia cư’ cho biết cảm nghĩ : «Một trung tâm cư trú cấp thời có thể trở thành mối đe da cho người trẻ. Bầu khí hỗn tạp có thể trở thành gây hấn. Bối cảnh không cho người trẻ một cái nhìn lạc quan. Người trẻ cần được cư trú tại một địa chỉ lâu dài. Ðó là lý do khiến hội Corot của giáo xứ Notre Dame d’Auteuil (16e) đã đưa ra dự án tạo một trung tâm cư trú dài hạn : đó là trung tâm Corot Entraide nằm trên đường Gutenberg (15e) với sự giúp đỡ đặc biệt của cơ quan DASS và thị trưởng Paris. Với 31 phòng hoàn toàn mới chỉnh trang, những người trẻ cư trú tại đây được hướng dẫn để ‘hội nhập lại vào đời sống xã hội’. Bởi lẽ đa số những người trẻnày đã mất tình thương gia đình, đoạn tuyệt với gia đình, nhiều khi con hận thù gia đình. Nguyên nhân vì hoàn cảnh khó khăn của cha mẹ, vì bạo lực gia đình, vì vấn đề phái tính, hôn nhân ép buộc… Họ chỉ còn sống qua ngày với món tiền RMI hàng tháng hay với một việc làm nhỏ và không chắc chắn (petit boulot incertain). Đến ở, mỗi người trẻ phải ký một khế ước ‘giữ nội quy của trung tâm’, được theo các lớp huấn luyện : tìm việc làm, giữ việc làm, điều hành ngân quỹ, quân bình trong vấn đề ăn uống, vấn đề vệ sinh, tâm lý … Bắt đầu từ năm 1970, ba giáo xứ Notre Dame d’Auteuil đã lập một hội tương trợ mang danh là ‘Trung tâm Tương trợ Corot Notre Dame d’Auteuil’ (Centre Corot Entraide de Notre Dame d’Auteuil) và kể từ 1980 đến nay đã tiếp đón hàng ngàn người ‘vô gia cư’. Nguyên khách sạn Régis d’Hérouville đã cho cư ngụ 220 người trẻ mà 64% được hưởng chương trình huấn luyện cho có một nghề sống. Trong khách sạn có một gian hàng thực phẩm dành riêng cho người trẻ.. Tất cả công việc đều do những người làm việc tự nguyện đảm trách.
4. ‘Con gái của chúng tôi đã sống ngoài phố từ 19 năm nay’
Hai ông bà, Marie-Jo và Jean-Jacques (vì danh dự của gia đình, nên tên của họ bị thay đổi) ở Annecy có ba ngươi con, mà người con gái đầu tên là Marion . Cô đã bỏ nhà ra đi lúc còn là sinh viên, đến nay đã 19 năm trời.
Ông bà cho biết : ‘Bỏ nhà ra đi, ban đầu cô lang thang trong các hộp đêm, các khu ăn chơi tại vùng Haute-Savoie, sau đó cô bén bảng lên vùng Lyon và cuối cùng là thủ đô Paris, cô nếm đủ thứ mùi ãn chõi, nha phiến, thuốc lá, rượu mạnh, làm điếm ; cô chịu đựng đủ thứ thử thách, đe dọa, đói, lạnh, bất an ninh… và tin cuối cùng gia đình nhận được là ‘Marion đang sống dưới một mái lều tại một thành phố miền tây-nam nước Pháp’ .
Ông bà còn cho biết : ‘Con gái chúng tôi đã bị mổ tim hai lần. Nó hoàn toàn suy nhược. Chúng tôi không còn ảo tưởng nữa, nhưng chúng tôi sẽ cố làm tất cả những gì có thể để nó trở về dù chỉ một ngày hay một giờ. Con gái chúng tôi rất dịu dàng. Vấn đề là tình trạng hiện nay của nó đừng kéo dài hõn nữa. Chỉ cần một thời gian chạy chữa và tĩnh dưỡng là nó lấy lại được sức khoẻ và phong độ Chúng tôi đã gõ đủ mọi cửa ngõ : tâm lý gia, nhà giáo dục, các hội chuyên giúp ‘người trẻ bỏ nhà’… và đặc biệt với các gia đình ở cùng hoàn cảnh như chúng tôi… Ðã nhiều lần các hội từ thiện đã tìm thuê cho con gái chúng tôi một phòng nhỏ trong chung cư, nhưng vì nó không kính trọng quy luật đối với các gia đình chung quanh, nên bị đuổi khỏi chung cư’ .
Ông Marie-Jo nói thêm : ‘Các trung tâm cho nguời bị bệnh tâm thần không giải quyết được hết … Thú thực, nhiều lúc tôi không hiểu tại sao người ta để cho dân chúng tự do khi họ không đủ khả năng xử dụng tự do và còn gây nguy hiểm cho chính mình và những người thân cận nữa !’.
Bà Jean Jacques nói thêm : ‘Có thể nay mai tôi sẽ đi thăm cháu trong một nhà nghỉ bệnh nào đó… Cũng đã có lần chúng tôi tiếp xúc và đến thãm nó, mà buồn thay, nó làm như nó không còn thuộc về gia đình. Cách nói thật lạnh nhạt và xa lạ !’ …
Gia đình ông Marie-Jo và bà Jean-Jacques rất can đảm và hiệp nhất, không bị rạn nứt hay tan vỡ như nhiều gia đình khác. Cả hai ông bà đều nói : ‘Chúng tôi may mắn, hai vợ chồngvà hai đứa con luôn hiệp nhất, lo lắng, cầu nguyện cho Marion mỗi ngày. Cũng nhờ chúng tôi là người công giáo. Đức tin đã nâng đỡ chúng tôi rất nhiều’.
5. Liên hệ giữa người vô gia cư với gia đình : thật xa, thật gần…
Hiếm có những người đưọc tiếp trong một trung tâm còn giữ liên lạc với ba mẹ, anh em hay vợ con. Theo kết quả điều tra của cõ quan Insee nãm 2001, thì 25% những người vô gia cư, bỏ nhà đi sống ngoài phố là trưởng gia đình (chef de famille) và 20% bỏ ‘đời sống chung’ với cha mẹ. Ông Thierry Pastou, trách nhiệm việc giáo dục của trung tâm Saint Benoit Labre cho biết : ‘Chỉ gần 1/3 số người họ tiếp đón còn liên hệ với thân nhân. Những liên hệ đó thường không đều đặn và rất xa lạ’ . Vào dịp lễ Giáng Sinh, trung tâm cố tạo dịp để ‘những người vô gia cư được trở về trong gia đình hay đến với bạn bè một chốc lát hay một buổi, nhưng ‘việc trở về đôi khi khó khăn. Họ cảm thấy lo âu và khó chịu khi nói tới việc thăm lại gia đình hay người thân. Mặt khác, chính gia đình không luôn sẵn sàng và có can đảm chịu đựng nỗi cùng cực tâm lý của một người’.
Nhiều người vô gia cư biểu lộ cùng một tâm trạng : ‘Khi nào tìm được công việc làm (un boulot), tôi mới trở về thăm gia đình tôi…’. Ông Jean Yves Lemoign làm việc tự nguyện cho hội Écoute thuộc giáo phận Nantes quả quyết : ‘Những người vô gia cư không thích cho gia đình nhìn ngó đến họ nữa. Đôi khi đối với họ, nghĩ đến gia đình hay gặp lại ga đình chỉ làm nhói thêm bao vết thương’. Tại trung tâm Tannerie có một vài niềm vui : một người cha gia đình liên lạc với đứa con vô gia cư của ông bằng thư từ suốt 20 năm trời; bà Maryline Dennebouy giúp cho một ông hàng xóm 45 tuổi tìm lại được đứa con gái của ông trong một trung tâm. Và nhờ trung tâm tạo điều kiện ông có thể tới đó mỗi cuối tuần thăm con gái. Nhiều trường hợp giống như ông. Bà Maryline nói: ‘Điều qan trọng là họ nhận ra chức vụ làm cha của họ’ Bà Michelle Garry, giám đốc Samu de Loire-Atlantique cho biết : ‘Tôi nhớ đến một người trẻ đã đổi tên. Thà mất mọi giúp đỡ của cõ quan xã hội còn hơn mang tên mẹ trên giấy tờ’. Có nhiều trường hợp, gia đình đoàn tụ khi có một người vô gia cư thân quen từ trần. Bà Michelle Garry kể ‘Mới đây, cả gia đình đã từ xa đến lo an táng cho một anh vô gia cư là người trong gia đình. Bà chị của người quá cố đã nài hỏi những người làm việc xã hội cho biết em bà đã sống như thế nào’ . Riêng cô Chantal Marhadour là y tá của trung tâm Tannerie quả quyết rằng : ’Dù những người vô gia cư không liên hệ với gia đình của họ, họ vẫn luôn nghĩ đến. Tôi nhớ hoài một người đã bỏ gia đình 18 năm, thế mà anh cứ gọi về để mong được nghe tiếng của bà mẹ…’
6. Chương trình từ nay đến 2011
Chính phủ đã thiết lập một văn phòng chuyên lo về việc cho những người vô gia cư cần được cư ngụ và trú nhờ. Một chương trình ‘nhân bản hóa’ (humanisation) các trung tâm đón tiếp và cho trú ngu, với một ngân khoản 50 triệu õrô(euros) trong nãm 2008 và 30 triệu õrô cho mỗi năm trong ba năm sắp tới. Tuần vừa qua, tại Douai, tổng thống Sarkozy đã loan báo những biên pháp mới để giúp đón tiếp và cho người vô gia cư trú ngụ. Chính phủ bỏ thêm ra 160 triệu õrô để thực hiện những biện pháp mới này. Ðặc biệt sẽ tạo thêm 1.000 chỗ, đồng thời trong hai năm 2009-2010, chính phủ sẽ bỏ ra 140 triệu õrô để tiến hành mau lẹ việc ‘nhân bản hóa’ các trung tâm đón tiếp và cho cư ngụ. Ngoài ra trong nãm 2009, sẽ tạo ra 5.000 chỗ ở dành cho những người ‘cư ngụ dưới mức tối thiểu’ (sous-louer ou mal-logés). Hiện nay đã có 5.300 nhà cho ở tạm (maisons relais), chính phủ dự kiến sẽ tãng lên 15.000 nhà từ nay tới năm 2011.
Du Sinh