Đến Với Bệnh nhân
DU SINH
Điều mong mỏi nhiều nhất của bệnh nhân là mau lành, mau khỏi. Dù là bệnh thông thường do thời khí. Ít ai để mặc cho bệnh dây dưa kéo dài, chừng nào khỏi thì khỏi, mặc kệ... Sẽ ảnh hưởng lâu dài tới sức khỏe và công ăn việc làm. Vì thế, người ta cần dùng đến thuốc, hay tìm đến bác sỉ.
Đối với những người đau lâu ốm dài, cần điều trị tại nhà thương hay dưỡng bệnh tại nhà. Cơn bệnh dần dần làm người ta nhìn thấy đời sống không mấy vui và hứng thú. Trong khi thấy người khác khỏe mạnh. Mỗi lần đi khám bác sĩ là một lần mong gặp "thầy mát tay" hay có "thuốc thần" đưa mình ra khỏi vòng bệnh tật. Nhà thương, với nắm thuốc mỗi ngày, những bữa cơm kiêng cữ, thật chán ngấy.
Họ mong gì, cho bớt cô đơn !
Một bà nằm nhà thương đã trên 10 năm, gặp nhóm Legio vào thăm, và trao bà ít bánh giò, tưởng bà ăn cho vui. Ngược lại bà nói trong nước mắt : ở đây, tôi cần người hơn bánh trái. Ở lại với tôi ít nữa được không?
Do đó , ngoài thuốc men, y sĩ, dưới mắt công giáo, thiết nghỉ thăm bệnh nhân là điều cần thiết và phải làm.
Tại sao bị bệnh và bệnh có từ bao giờ ?
Các tôn giáo giải thích nguyên nhân bệnh tật khác nhau :
Qua Thánh kinh chúng ta khám phá ra :
- Adam và Evà đã đánh mất sự thánh thiện, sự công chính nguyên thủy mà ông bà nhận từ Thiên Chúa. Mất cho bản thân. Hậu quả là đưa con người đến yếu đuối, bệnh tật, ngu dốt, đau khổ... và thần chết thống trị. (x. St 3, 16-19)
- Chúa Giêsu đã mang lấy các thứ tật nguyền của ta và gánh lấy các bệnh hoạn của ta (Mt 8, 17), Trong khi rao giảng Tin Mừng, chính Chúa Giêsu thương xót và chữa nhiều bệnh hoạn tật nguyền trong dân. Danh Người đồn khắp nơi. Người ta đem đến cho Người mọi kẻ ốm đau, mắc đủ thứ bệnh hoạn tật nguyền... và đã chữa (x. Mt 4, 23-24).
Đau khổ do bệnh không phải là tai họa hay hình phạt của Thiên Chúa, nhưng là do lòng thương xót để làm vinh danh Chúa.
- Các môn đệ hỏi Chúa : Ai đã phạm tội khiến người này mù từ nhỏ, có phải do cha mẹ anh ta. Chúa trả lời : không phải anh ta, cũng không phải cha mẹ. Nhưng chuyện đó xảy ra để việc Thiên Chúa thể hiện nơi anh. (x. Ga 9, 1-3)
- Được báo tin Lazarô bị đau nặng. Chúa nói : bệnh này không đến nỗi chết, nhưng là dịp bày tỏ vinh quang Thiên Chúa. (x. Ga 11, 1-4)
Dù sao đa số đồng ý bệnh tật do thiên nhiên hoặc con người gây ra. Hoặc tổng hợp cả hai. Do thiên nhiên : Những vùng rừng núi, lam sơn chướng khí, nhiều ruồi muỗi, nước độc, khí độc, những vùng thường xuyên bị phong ba bão táp động đất... Dân chúng bị những bệnh sơ đẳng. Đời sống dân chúng ngắn ngủi đầy bệnh tật hơn các nơi khác. ở đô thị, xe cộ bụi bặm, ô nhiễm, chất phóng xạ, hóa chất, công ăn việc làm quá đòi hỏi, đè nén dồn ép...gây nên nhiều bệnh lạ, họa hiếm.
Do con người gây ra như gia đình không an vui. Chế độ ăn uống không điều độ, nhiều chất mỡ, thói xấu, hút xách, nghiện ngập ma túy, uống rượu...đời sống con người gây nhiều đau khổ...
Hoặc do tổng hợp như từ người truyền qua người, như Sida. Do loài chim di chuyển, do súc vật, như cúm Gia Cầm, Cúm Gà (Mexique 2009)...
Tôn trọng phẩm giá con người.
Tôn trọng phẩm giá bệnh nhân, nhất là những bệnh nhân nan y, họa hiếm khó chữa, kèo dài năm này qua năm khác. Ý thức mạng sống là quan trọng. Bệnh nhân chỉ còn sống bằng dưỡng khí và tiếp tế thức ăn bằng ống. Có người chủ trương cắt dưỡng khí và lương thực, để cho chết êm dịu. Vì không không còn bao lâu, trước sau cũng chết. Giáo Hội chủ trương "sống chết là do quyền năng của Chúa". Bệnh tật không phải là do Chúa phạt, ai cũng là con Chúa, và được Chúa yêu thương. Giáo hội dành quyền tối thiểu cho bệnh nhân vẫn tiếp tục chăm sóc thức ăn và khí thở. Chính Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolo II đã làm gương, cứ chịu đau đớn thể xác những ngày cuối cùng. Và Ngài đã qua đời áp lễ kính Lòng Chúa Thương Xót Chúa, mà Ngài đã đặt năm 1993.
Từ chối bệnh tật đau đớn là tự nhiên, mà không đón nhận lại càng phũ phàng và tàn bạo. Nên mỉm cười đón nhận sẽ phấn khởi vui tươi. Vì Thiên Chúa biết gánh nặng khổ nhân và sẵn sàng ban ơn : Tất cả những ai đang vất vả, và gánh nặng nề, hãy đến, Ta sẽ cho nghỉ ngơi và bồi dưỡng cho. (Mt 11,26)
Tâm lý bệnh nhân
Đau đớn thể xác mà không diễn tả được.
Gặp bất cứ ai nằm bệnh viện hay tại nhà. Bạn thấy trước mắt những đau đớn không chỉ thể xác, mà còn tinh thần và tình cảm rõ trên con người đối diện.
Vào bệnh viện, bệnh nhân nên bỏ hết quần áo nhà, mà mặc áo choàng của bệnh viện đã được sát trùng. Những thử nghiệm máu, chụp hình để tìm bệnh...và mổ xẻ, để chữa trị. Tới đây, ai cũng giống ai, giàu sang, xinh đẹp, có địa vị trong xã hội. Chung quanh toàn là những người xa lạ, bộ mặt nhăn nhó, rên la và tỏ vẻ sợ hãi chờ đợi kết quả và quyết định của bác sĩ. Đau đớn đến khiếp sợ và nhất là thương nhớ gia đình, bạn bè. Khi bệnh kêu la, đừng có phủ nhận, hãy tin là họ nói đúng và còn hơn thế nữa. Không biết nói sao cho hết những đau đớn đang "xé nát" cơ thể và máu huyết. Những cơn đau mà không thể diễn tả ra được. Không muốn dài dòng kể bệnh của mình.
Trừ những vết thương do tai nạn, thì ai cũng thấy trước mắt. Còn những bệnh khác, ai cũng tò mò và hiểu xem mắc bệnh gì, tại sao, nguyên nhân gây bệnh. Chính bệnh nhân cũng không hiểu và biết tại sao và rồi biến chuyển ra sao ! Thì làm sao cắt nghĩa cho người khác được. Chi bằng yên lặng thông cảm bằng sự có mặt bên giường người bệnh. Để người bệnh bớt đi những cô đơn, buồn tủi. Vì phải giam trên chiếc giường lạ, với những mùi sát trùng nồng nực, và dây nhợ chuyền thuốc, tiếp máu, nước biển...trói buộc, giới hạn cử động và di chuyển.
Cảm thấy buồn và cô đơn.
Cô đơn là cảm giác không ai hiểu được, vào những buổi chiều. Người thân đâu hết. Muốn bước đi, muốn ngồi dậy mà không làm nổi. Bất lực hoàn toàn. Vì thế cần được nâng đỡ bởi gia đình, bạn bè và tuyên úy. Sự có mặt của người thân làm bớt tẻ nhạt và hoang vắng của căn phòng. Người thân đến làm ấm cúng và chia sẻ sự cô quạnh. Có thể giúp bệnh nhân ra khỏi thung lũng u tối, bằng đem vào cho họ ánh sáng và mầu sắc rực rỡ tươi tắn hơn không ?
Tha thứ và chấp nhận tất cả
Tha thứ không chỉ cần trái tim mở rộng mà còn cần ý chí cộng tác nữa. Cảm giác đầu tiên của bệnh nhân là muốn quên hết những gì đã qua. Chỉ sống cho lúc này. Và sẵn sàng tha thứ để một mình với cơn bệnh. Khi còn khỏe, trước kia sống cho người khác. Không nghĩ tới năm tháng, tranh chấp, danh lợi và ngay cả tiền bạc. Vì nó không còn ở trong tầm tay. Lúc này, họ sẵn sàng tha thứ và bỏ quên. Nên bạn bè thân thuộc không nên cố chấp mà xa họ. Hãy đến, vì lúc này họ cần bạn. Lúc này, đem vị tuyên úy đến để họ lãnh nhận phép bí tích Hòa Giải là dễ dàng và hợp nhất.
Làm gì khi đến thăm
Không cần quà cáp vật chất, mà bằng cả tấm lòng, an ủi và nâng đỡ tinh thần, nhất là giúp họ những món ăn thiêng liêng. Đem Mình Thánh Chúa, hát hoặc đọc kinh. Chuẩn bị xưng tội. Bệnh nhân mệt mỏi cần tĩnh dưỡng, nên Sách Thánh, Thánh Kinh, đọc kinh cần ngắn gọn, hơn là dài. Đẹp hơn là trao tặng một cuốn sách, để họ đọc. Như trường hợp sau :
- Một nhà truyền giáo kể lại : có một cụ già mới trở lại đạo, ngày nào cũng đến nhà thương đọc Thánh Kinh cho bệnh nhân. Sau một thời gian, ông bị bệnh đau mắt, bác sĩ cho hay, chẳng còn bao lâu, ông sẽ mù. Hay tin ông không đến nhà thương nữa mà lên núi. Bẵng một thời gian, ông trở lại nhà thương. Người ta hỏi : bấy lâu ông đi đâu vắng. Ông trả lời : vì sắp mù, nên ông lên núi học thuộc lòng Thánh Kinh, để khi mù sẽ đọc cho bệnh nhân. (TTĐM. 4.1999. tr. 17)
Linh mục René Laurentin,
Đạo đức thánh thiện,viết nhiều sách về Đức Mẹ thuật lại khi đi thăm một bệnh nhân sắp qua đời, cha thường lần chuỗi mà rất hiệu quả. Lần kia cha đến thăm một người, bị ông này mắng chửi, và xua đuổi như bao người khác. Sau khi bị từ chối hai lần, cha vẫn không nản lòng, cha ngồi ngay xuống góc phòng lần chuỗi. Lần chuỗi như một sức mạnh, cha cầm Thánh Giá giơ lên trước mặt ông, và nói : ông có biết ai đây? Ai hy sinh mạng sống cho nhân loại, trong đó có ông! Vài phút suy nghĩ, bệnh nhân đã ôm Thánh Giá và thưa : Đó là Đức Kitô, Chúa chúng ta. Nước mắt chảy ra từ lòng thống hối. Ông đã xưng tội và lãnh phép Xức Dầu. Ông đẵ trở thành con Chúa và ra đi bình an (Cursillo Âu Châu, số 43. 6.1999)
Đến với bệnh nhân cần lưu ý : Tạì nhà thương hay viện dưỡng lão
Phải biết rõ giờ thăm bệnh mới đến,và cấm trẻ em dưới 10 tuổi. Nếu không bị từ chối hay đợi lâu giờ. Gây rắc rối cho bác sĩ và y tá. Hãy để bệnh nhân giơ tay chào, tức tỏ ý đón mình. Nếu họ mê mệt, không nên đánh thức, mà nhẹ nhàng chờ đợi. Đừng làm mất "chợp mắt" quí báu, vì mệt mỏi này.
Khi cửa phòng đóng, cần hỏi y tá hay gõ cửa hãy bước vào.
Lưu ý khi có dấu hiệu ‘‘không khách thăm’’, thì chờ y tá giúp bệnh nhân xong, họ ra khỏi phòng, mình mới vào.
Không nên ở lâu. Đọ sức khỏe bệnh nhân. Lượng sức có thể giúp gì cho người đau yếu, Đừng làm họ đau hơn khi mình ra về.
Nếu có đọc kinh cần vắn tắt. Tôn trọng sự yên lặng và nghỉ ngơi.
Đến nhà lại càng thận trọng.
Điện thoại báo trước là tối thiểu lịch sự. Không thì làm khó xử của bệnh nhân và gia đình, trong nhà đang bề bộn.
Cả hai nơi tránh những lời vô tình làm nản lòng, mất tinh thần người đến thăm, như : Sao mà xanh xao, gầy yếu quá đi, trông không còn ra hồn nữa ! Dọn mình đi là vừa, tôi nhờ Cha đến xức dầu nhé !
Gương Đức Mẹ đi thăm bà Elisabeth
Con đường từ Nazareth đến Gierusalem nguy hiểm, vắng vẻ, nhiều vụ cướp bóc. Thế mà Đức Mẹ vội vã lên đường ngay, khi hay tin chị mình đang gặp khó khăn trong những ngày thai nghén
Đó là Đức Mẹ quyết tâm dám làm. Vì ơn gọi của Đức Mẹ là yêu thương phục vụ. Ý nghĩa đầu tiên là nghĩ đến người khác, nghĩ đến mình sau. Nếu không sẽ mất đi sự yêu thương
Đức Mẹ đã mang theo quà tặng cho bà Elisabeth món quà quí nhất là chính con người mình. Ngoài trao chính mình, Đức Mẹ còn mang đến cho bà Elisabeth món quà là Chúa Kitô. Ở đây, Đức Mẹ đã giới thiệu Chúa Giêsu cho người khác, gia đình bà Elisabeth. Và được trao cho chăm sóc bào thai Gioan. Qua Mẹ mà gia đình và Gioan đón nhận Chúa Giêsu.
Mới gặp nhau, trong nhà bà Elisabeth. Đức Mẹ đã hát bài Magnificat. Và trong ba tháng lưu lại, hai Người đã sống tinh thần cầu nguyện bác ái yêu thương. Thăm viếng là dịp an ủi và an ủi người kém may mắn trong bệnh viện, cô nhi viện và nhà tù...
Cùng cầu nguyện với bệnh nhân
Cùng cầu nguyện với bệnh nhân vì cầu nguyện là nguồn sức mạnh cậy trông. Nhiều trường hợp, thập tử nhất sinh, bác sĩ đành bó tay, mà nhờ lời cầu nguyện mà bệnh nhân lành mạnh.
Như Mẹ Teresa, Calcutta, đã thực hiện khi chăm sóc bệnh nhân, trong trường hợp sau.
Một cô gái xin nhập Dòng Bác Ái của mẹ Teresa, được trao cho công việc chăm sóc bệnh nhân ghẻ lở. Cô muốn ói và bỏ cuộc. Nhưng cô đã nhìn sang Mẹ đang mải mê băng bó rửa ráy vết thương cho người bệnh với tâm hồn bình tĩnh niếm nở, mặt rạng ngời. Khi về nhà, cô hỏi Mẹ bí quyết làm sao phục vụ người lở loét cách tuyệt vời như vậy? Mẹ nhìn mỉm cười và trả lời : bí quyết duy nhất là cầu nguyện. Chỉ có cầu nguyện mới thấy nhân cách con người tuyệt đẹp của Chúa Kitô nơi phục vụ bệnh nhân .
Ra về và hay lui tới, không gì bằng phó thác và cậy trông vào Mẹ Từ Bi cho bệnh nhân
Mẹ nguồn cậy trông chưa thấy ai xin Mẹ về không.
Hỡi Mẹ Thiên Chúa, xin hãy lắng nghe con nài van.
Mẹ nguồn an vui.
Ôi Nữ Vương là nguồn an vui. Hết tình kêu khấn con tin chắc Mẹ thương nhận lời.
(ĐK. Nguồn Cây Trông - Hoàng Vũ)
Bệnh nhân cần người tâm sự để chia sẻ đau đớn, nhắc lại kỷ niệm vui buồn ngày còn mạnh khỏe, giúp mình tinh thần bình an và thân xác bớt đau đớn. Người ta hãnh diện biết lo cho mình nhưng khi đau yếu thì nên cần sự giúp đỡ của người khác. Gia đình bệnh nhân ao ước được sự cậy nhờ tận tâm hỏi han của cộng đoàn, bất cứ việc gì.
Tuy không là thày thuốc, nhưng gieo vào lòng bệnh nhân niềm hy vọng. Vì hy vọng là điểm hội tụ thay đổi viễn ảnh, dẫn ta tới nẻo đường mới, sự kiện mới ?
Du Sinh