3. Cộng đoàn gia đình : Làm gì ? Ý nghĩa tôn giáo
Lê Ðình Thông
Tông huấn Familiaris consortio do Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II công bố ngày 22-11-1981 coi hôn nhân và gia đình là báu vật : ‘‘Hôn nhân và gia đình có từ thuở tạo thiên lập địa là do thánh ý Chúa. Hai định chế này là ân sủng Chúa Kitô để chữa lành thương tật tội lỗi, giúp vợ chống về nguồn, hiểu biết thấu đáo và thực hiện thánh ý Chúa’’ . ‘‘Thực hiện trọn vẹn theo thánh ý Chúa’’ nhằm trả lời câu hỏi đặt ra : cộng đoàn gia đình : làm gì ?
Giáo Hội toàn cầu, Giáo Hội Pháp, Giáo Hội Việt Nam và Giáo Xứ không ngừng đưa ra những giáo huấn nhằm hướng dẫn cộng đoàn gia đình hành động cụ thể, lới nói đi đôi với việc làm. Ngoài ra, cộng đoàn Giáo Xứ còn có những việc làm thiết thực giúp các gia đình công giáo.
I - GIÁO HUẤN CỦA ĐỨC THÁNH CHA :
Tông huấn Familiaris consortio gồm 4 phần. Chúng tôi lược trình tông huấn theo bản dịch tiếng Pháp của nhà xuất bản Pierre Téqui :
Phần I : Ánh sáng và bóng tối của gia đình ngày nay
Phần II : Thánh ý Chúa về hôn nhân và gia đình
Phần III : Bổn phận của gia đình công giáo
Phần IV : Mục vụ gia đình : Các giai đoạn, cơ cấu, những ngưới có trách nhiệm, tình trạng
Phần III, mục IV đề cập gia đình như là cộng đoàn đức tin và Tin Mừng, cộng đoàn cầu nguyện và cộng đoàn phục vụ nhân loại.
1) Gia đình công giáo :
cộng đoàn đức tin và Tin Mừng :
Gia đình công giáo tham dự vào sinh hoạt và sứ mệnh của Giáo Hội như người tu sĩ lắng nghe Lời Chúa và rao giảng Lời Chúa với niềm xác tín. Gia đình đảm nhiệm trách vụ tư tế : tiếp nhận và loan truyền Lời Chúa. Mỗi ngày gia đình kiện toàn cộng đoàn đức tin và loan báo Tin Mừng.
Vợ chồng và cha mẹ vâng phục đức tin, đón nhận Lời Chúa. Việc chuẩn bị hôn nhân công giáo được coi là hành trình đức tin, cho phép những người có ý định kết hôn tìm hiểu và đào sâu đức tin vốn lãnh nhận từ lúc rửa tội và được nuôi dưỡng bằng giáo dục công giáo. Thời điểm căn bản tuyên xưng đức tin là lúc cử hành bí tích hôn phối, qua việc loan báo Tin Mừng về tình yêu lứa đôi. Việc tuyên xưng đức tin cần phải được tiếp tục trong suốt đời sống vợ chồng và trong gia đình.
Tìm hiểu và vâng theo thánh ý Chúa phải được thực hiện trong cộng đoàn phu phụ (communuaté conjugale) và cộng đoàn gia đình (communauté familiale). Cũng như đại Giáo Hội, tiểu Giáo Hội tại gia cần phúc âm hóa liên tục và sống động. Đó chính là bổn phận giáo dục đức tin thường xuyên.
2) Gia đình công giáo :
cộng đoàn đối thoại với Chúa :
Gia dình là đền thánh tại gia của Giáo Hội :
Gia đình công giáo là thành phần của Giáo Hội, là dân riêng tư tế (peule sacerdotal). Nhờ bí tích hôn phối, gia đình công giáo được mời gọi đối thoại với Chúa nhờ bí tích Thánh thể, sự dâng hiến đời sống và lời cầu nguyện. Đó là nhiệm vụ tư tế của gia đình công giáo, chỉ có thể thực hiện nhờ sự hiệp thông với Giáo Hội.
Cầu nguyện trong gia đình :
Giáo Hội mời gọi gia đình công giáo sống xứng đáng với ân sủng và nhiệm vụ tư tế, do Chúa Kitô ban cho, vì Chúa là Thầy Cả Thượng tế (Souverain Prêtre). Lời cầu nguyên trong gia dình có đặc tính : chung cho cha mẹ, con cái. Sự hiệp thông trong lời cầu nguyện bắt nguồn từ bí tích rửa tội và hôn phối. Cha mẹ công giáo có bổn phận dạy con cái cầu nguyện để gặp gỡ Thiên Chúa. Gương mẫu của cha mẹ là yếu tố cần thiết dạy con cầu nguyện.
3) Gia đình công giáo phục vụ cho nhân loại
Gia đình công giáo kiến tạo Giáo Hội trong bác ái, phục vụ con người và thế giới, để thực hiện sự thăng tiến con người. Một nhiệm vụ khác của gia đình là tạo những người biết yêu thương và sống yêu thương trong tương quan với tha nhân : gia đình đừng khép kín, nhưng phải rộng mở trước xã hội, được thúc đẩy bằng công chính và sự quan tâm đến người khác.
Ngày 25-26/1/2003, Hội đồng Tòa thánh về Gia đình đã tổ chức Đại hội Gia đình Thế giới tại Manilla với chủ đề : Gia đình Công giáo : Tin Mừng cho ngàn năm thứ ba (La famille chrétienne : une bonne nouvelle pour le troisième millénaire), chủ đề do chính Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II đưa ra.
II - GIÁO HUẤN CỦA GIÁO PHẬN PARIS :
Ngày 11/2/2005, Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II bổ nhiệm Đức Cha André Vingt-Trois (sinh năm 1942. Linh mục : 1969, Giám mục : 1988) làm Tổng Giám mục Giáo phận Paris. Từ 1974 đến 1981, ngài là giáo sư Thần học Bí tích (Bí tích hôn phối, Hòa giải và Xức dầu) tại đại chủng viện Saint-Sulpice tại Issy-les-Moulineaux. Từ 1981, ngài chuyên trách về mục vụ gia đình . Năm 1995, ngài là thành viên Hội đồng Tòa thánh về Gia đình. Ngài là tác giả cuốn La Famille : 15 questions à l’Eglise do Plon Mame xuất bản năm 2003. Các sinh hoạt mục vụ của ngài gắn liền với gia đình công giáo. Nhắc lại giáo huấn của Giáo phận Paris về gia đình không gì bằng trích lại bài giảng của Đức TGM André Vingt-Trois ngày 12-10-2003 :
‘‘Gia đình công giáo không phải là một gia đình tự cho mình là công giáo, mà là nơi đức tin là căn bản của sự khôn ngoan và dạy dỗ. Tôi thiết nghĩ các gia đình công giáo ngày nay phải đối đầu với vấn đề :
- Làm thế nào và từ đâu đức tin Công giáo tạo ra cách sống riêng ?
- Đâu là mục tiêu giáo dục con cái ?
‘‘Trong sự biến đổi xã hội và văn hóa từ 30 năm nay, ta thấy những người theo Chúa được mời gọi làm chứng cho sự trung tín trong lời cam kết hôn phối cũng như trách nhiệm dạy dỗ con cái. Là môn đệ của Chúa không phải chỉ tuân theo các điền răn, nhưng phải làm hơn nữa. Làm hơn nữa là nghiêng hẳn về đức tin, là chọn lựa và cam kết theo ánh sáng Phúc âm và nhất là ơn gọi đi theo Chúa.
‘‘Theo Chúa không phải là từ bỏ hạnh phúc hôm nay để được phúc mai sau. Hạnh phúc đích thực đến từ chính Thiên Chúa. Nếu ta từ bỏ vài thú vui chóng tàn, không phải để chìm đắm trong sầu khổ vì coi thường của cải thế gian, nhưng dể đón nhận Thiên Chúa. Hãy đón nhận Lời Chúa : ‘‘Ta nói với các con điều này để niềm vui của Ta ở cùng các con, và niềm vui của các con được trọn vẹn. Đây là giới răn của ta : Các con phải yêu thương nhau như ta đã thương yêu các con’’ (Ga 15, 11-12).
III - GIÁO HUẤN CỦA GIÁO HộI VIỆT NAM :
Chủ đề ‘‘Cộng đoàn gia đình’’ là diểm gặp gỡ giữa Tin mừng Công giáo và truyền thống văn hóa dân tộc. Giáo hộI Việt Việt Nam luôn quan tâm đến cộng đoàn gia đình. Trong Thư Mục vụ ngày 11/10/2002 về Hôn nhân và Gia đình của Hội đồng Giám mục Việt Nam có đoạn như sau :
‘‘Nói đến gia đình Việt Nam, người ta nghĩ ngay tới nền nếp gia phong rất gần gũi vơi giáo lý đức tin.
‘‘Gia đình ấy coi chữ Hiếu làm đầu nên rất sẵn sàng đón nhận ánh sáng Phúc âm, trong đó điều răn thảo kính cha mẹ được xếp ngay sau ba điều răn qui định việc thờ phụng Thiên Chúa’’.
Ta có thể chép thêm vào thư luân lưu của HĐGMVN ca dao ngợi ca chữ Hiếu :
Làm trai nết đủ trăm đường,
Trước tiên điều Hiếu đạo thường xưa nay.
Công cha đức mẹ cao dày,
Cưu mang trứng nước những ngày ngây thơ.
Nuôi con khó nhọc đến giờ,
Trưởng thành con phải biết thờ hai thân.
Thức khuya dạy sớm chuyên cần,
Quạt nồng ấp lạnh giữ phần đạo con.
‘‘Gia đình ấy coi chữ Tín làm trọng nên dễ dàng gặp thấy nơi điều răn thứ sáu và thứ chín tiếng nói chung nhằm bảo vệ đời sống hôn nhân một vợ một chồng bất khả phân ly.
‘‘Gia đình ấy gồm có cha mẹ, ông bà, con cái trên Thuận dưới Hòa trong một mái nhà đầm ấm, được xem như một môi trường tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển đức tin, nhất là việc xưng tụng Thiên Chúa là Cha và mọI ngườI như anh chị em’’.
Trước đó một năm, trong Thư Chung, Hội đồng Giám mục Việt Nam ân cần nhắc nhủ các gia đình công giáo :
‘‘Trên thế giớI ngày nay và ngay trong đất nước chúng ta, gia đình đang bị đe dọa bởi nhiều lực hủy diệt của văn hóa sự chết.
‘‘Mối đe dọa từ bên trong là lối sống hưởng thụ ích kỷ, là sự hời hợt trong lời cam kết dấn thân.
‘‘Mối đe dọa từ bên ngoài là nỗi vất vả của đời sống lao động, kinh tế, là sự cuốn hút của những phương tiện truyền thông, là lối sống buông thả đang nhen nhúm trong xã hội. Tất cả những yếu tố bên trong, bên ngoài ấy đang làm cho gia đình trở nên mong manh, đưa dến những hậu quả nặng nề cho các cặp vợ chồng và nhất là cho con cái. Những thống kê chưa đày đủ về ly dị trong những năm qua cho thấy một tỷ lệ gia tăng đáng sợ.
‘‘Trong truyền thống dân tộc thì gia đình là rường cột của xã hội. Giáo huấn của Hội Thánh coi gia đình như chiếc nôi của sự sống và như nhà giáo dục đầu tiên. Như vậy, ta cần tìm mọI phương thế bảo vệ và củng cố sự bền vững của gia đình, trong đó bậc cao niên cần được chăm lo và trẻ em cần được dùm bọc. Các giáo xứ cần chú trọng đến việc giúp các bạn trẻ chuẩn bị hôn nhân kỹ hơn, bằng cách giúp họ hiểu biết về các phương diện tâm sinh lý, dưỡng nhi, giáo dục, và cần tìm những khủng hoảng thường xẩy ra trong những năm đầu của đờI sống hôn nhân.’’
Ngày 28/12/2002, Tổng Giáo phận Saigon đã tổ chức Ngày Thánh hóa Gia đình với chủ đề Thứ tha và Hòa giải trong Gia đình :
‘‘Tại sao phải thứ tha và hòa giải giữa những người trong gia đình và kết quả của việc thứ tha và hòa giải, xét về mặt tự nhiên, là một cuộc sống thuận hòa, đem lại hạnh phúc, bình an và thành công cho gia đình. Ca dao Việt Nam có câu :
‘‘Vợ chồng là nghĩa Tào Khang,
Chồng hòa, vợ thuận nhà thường yên vui.
Sinh con mới ra thân người,
Làm ăn thịnh vượng đời đời ấm no. ’’
Xin giải thích thêm về ý nghĩa ca dao trích dẫn trong tài liệu của Tổng Giáo phận Saigon :
Nghĩa tào khang là nói khác đi của ‘‘Tào Khang’’. Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du có câu thơ :
‘‘Mặn tình cát lũy nhạt tình tao khang’’.
Tao khang có nghĩa là bã rượu và gạo tấm là thức ăn của người nghèo thuở xưa. ‘‘Tình Tao Khang’’ (trong Truyện Kiều) hoặc ‘‘nghĩa Tào Khang’’ (trong ca dao) là nói tình nghĩa vợ chồng từ thuở hàn vi, túng thiếu).
Theo Nữ tu Phạm Thị Oanh, ‘‘nét đặc biệt trong văn hóa gia đình Việt Nam là chăm sóc con cái và phụng dưỡng người già. Vì thế mà ca dao, tục ngữ, truyện cổ Việt Nam luôn đề cao những bậc cha mẹ hy sinh nuôi nấng con cái hiếu thảo với cha mẹ, ông bà, tôn kính những người cao tuổi :
‘‘Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chẩy ra.
Một lòng thờI mẹ kính cha,
Cho tròn chữ Hiếu mớI là đạo con’’.
III - GIÁO HUẤN CỦA CộNG ĐỒNG GIÁO XỨ :
Cộng đoàn Giáo Xứ luôn chú tâm đến gia đình qua nhiều công tác : mục vụ (các bài giảng), văn hóa (sách báo). giáo dục (lớp chuẩn bị hôn nhân), sinh hoạt (ngày gia đình) v.v. Vì khuôn khổ giới hạn của bài báo, chúng tôi chỉ trích dẫn ý kiến của Đức Ông Giám Đốc Mai Đức Vinh trong Đường Vào Tình yêu :
‘‘Theo giáo lý công giáo, mục đích của hôn phối là vợ chồng tương hỗ nhau về mọi phương diện trong đờI sống tâm linh và sinh lý, tinh thần và vật chất, để nhờ đó, đôi bạn chung sức sinh, dưỡng và giáo dục con cái. Để đạt những mục đích trên, hôn phối công giáo mang hai đặc tính căn bản là ‘‘nhất phu nhất phụ’’ và ‘‘bất khả ly’’. Nói một cách khác, nếu tình yêu là yếu tố nền tảng của hôn phối thì tình yêu ấy mang bốn đặc tính căn bản : thánh thiện, nhân bản, chung thủy va phong nhiêu.’’ :
Thánh thiện : ‘‘Để chu toàn bổn phận vợ chồng và gia đình, vợ chồng công giáo phải được thánh hóa qua phép bí tích, nhờ được Thánh Linh mang lại đức tinh, hy vọng và lòng bác ái. Nhờ vậy vợ chồng thêm hoàn thiện và thánh hóa để góp phần vinh danh Chúa’’ (Gaudium et Spes, 48).
Nhân bản : ‘‘Gia đình phải mở rộng ra các gia đình khác và xã hộI để hoàn thành chức năng xã hội (Familiaris consortio, 42).
Chung thủy : ‘‘Tình yêu thủy chung của Thiên Chúa là gương mẫu cho tình yêu vợ chồng thủy chung’’ (Familiaris consortio, 12).
Phong nhiêu (Fécondité) : ‘‘Phong nhiêu trong tinh thần trách nhiệm là sinh con, vượt trên bản chất thuần túy sinh vật, bao gồm các giá trị nhân sinh mà sự phát triển hài hòa đòi hởi cha mẹ phải hiệp ý với nhau góp phần vào dạy dỗ con cái’’ (Familiaris consortio, 11).
Trong lãnh vực đạo đức lứa đôi (morale conjugale), Giáo HộI là Thầy và là Mẹ.
- Là Thầy, Giáo HộI theo Chân Lý là Chúa Giêsu Kitô, Giáo HộI giải thích quy luật đạo đức theo Tin Mừng.
- Là Mẹ, luôn gần bên lứa đôi. Giáo HộI thấu hiểu tình trạng gia đình, đôi khi gặp khó khăn trên bình diện cá nhân cũng như xã hội.
Giáo Hội không ngừng rao giảng chân lý và giúp giải quyết các khó khăn gặp phải, phù hợp vớI chân lý. Giáo huấn của Giáo Hội gắn liền với học thuyết. Trong sứ mạng mục vu vừa kể, Giáo Xứ Việt Nam luôn đồng hành vớI các gia đình công giáo nhằm giúp các gia đình trở thành Giáo Hội tại gia, xây dựng nếp sống hòa hợp, thực hiện sứ mạng giáo dục con cái, cung hiến cho Giáo HộI và Xã HộI những phần tử có ích.
Trong thư chung, Hội đồng Giám mục Việt Nam nhắn nhủ. ‘‘Giáo Xứ cần chú trọng đến việc giúp các bạn trẻ chuẩn bị hôn nhân kỹ hơn, bằng cách giúp họ hiểu biết về các phương diện tâm sinh lý, dưỡng nhi, giáo dục, và cần tìm những khủng hoảng thường xẩy ra trong những năm đầu của đờI sống hôn nhân’’
Giáo Xứ Việt Nam đã và đang thực hiện nhiệm vụ đầy khó khăn này. Nhờ tinh thần hiệp nhất giữa Ban Giám đốc, HộI đồng Mục vụ cũng như sự cộng tác vô vụ lợI của các chuyên viên thuộc nhiều lãnh vực khác nhau trong Ban Mục vụ Gia đình, định hướng mục vụ gia đình ngày được củng cố và triển khai nhằm góp phần tạo sự ổn cố cho các gia đình công giáo trong đîa bàn giáo xứ.
Nhiệm vụ xây dựng gia đình là công việc lâu dài. MỗI ngườI trong gia đình và trong Giáo Xứ là ngườI kiến tạo. Giáo Xứ là nơi cung cấp vật liệu cho công cuộc xây cất mái ấm gia đình lầu dài, qua nhiều hoạt động mục vụ khác nhau vậy.
(Viết xong Ngày Gia Đình Giáo Xứ.
13-3-2005)
Lê Đình Thông